Hàn Thủy Thạch (Calcareous spar.) 寒水石

Vị thuốc: Hàn Thủy Thạch
Tên khác: Bạch thủy thạch (Bản Kinh), Lăng thủy thạch (Biệt Lục), Diêm tinh thạch, Nê tinh, Diêm chẩm, Diêm căn (Bản Thảo Cương Mục), Cận thủy thạch, Lănh du thạch, Lănh thạch, Ngưng thủy thạch, Tản thạch, Phương giải thạch
Tên Latin: Calcareous spar.
Tên Pinyin: Hanshuishi
Tên tiếng Hoa: 寒水石

Tính vị: Vị cay, mặn, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh phế, vị, thận

Dược năng: Thanh nhietj, giáng hỏa

Liều Dùng: 5 - 9g

Chủ trị:
- Trị sốt truyền nhiễm, phiền khát, thủy thũng, tiểu ít, nước tiểu đỏ.

+ Trị trúng nắng gặp thấp làm cho ăn quá nhiều, đau đầu, phiền khát, thấp nhiệt bón: Thạch cao, Hoạt thạch, Hàn thủy thạch, Cam thảo, Bạch truật, Phục linh, Trạch tả, Trư linh, Nhục quế, Tán bột uống nóng (Quế Linh Cam Lộ Ẩm - Thương Hàn Tiêu Bản).

+ Bí tiểu tức bàng quang, không tiểu được, dùng hàn thùy thạch 60g, Hoạt thạch 30g, Quỷ tử 1 chén tán bột, sắc với 1 đấu nước c̣n 5 thăng, mỗi giờ uống 1 thăng (Vĩnh Loại Kiềm Phương).

+ Lợi răng, chảy máu có lỗ, dùng Hàn thủy thạch tán bột 90g, Chu sa 6g, Cam thảo, Năo tử mỗi thứ 2 phân, tán bột xức vào (Phổ Tế Phương).

+ Chứng viêm quầng ở trẻ con, người da nóng đỏ, dùng Hàn thủy thạch nửa lượng, Bạch thổ 1 phân tán bột, ḥa với giấm gạo bôi vào (Kinh Nghiệm Phương).

+ Bỏng nóng, dùng Hàn thủy thạch tán bột xức vào (Vệ Sinh Dị Giản Phương).

Kiêng kỵ:
Kỵ Địa du. Tỳ vị hư hàn dùng với sự chỉ định của thầy thuốc.


Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org