Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Bạch Đậu Khấu (Fructus Amomi Rotundus) 白豆蔻

Vị thuốc: Bạch Đậu Khấu
Tên khác: Đậu khấu, viên đậu khấu
Tên Latin: Fructus Amomi Rotundus
Tên Pinyin: Baidoukou
Tên tiếng Hoa: 白豆蔻
Xuất xứ: Bản Thảo Đồ Kinh

Tính vị: Vị cay, thơm, tính ấm
Quy kinh: Vào kinh phế, tỳ, vị

Hoạt chất: Các chất tinh dầu, saponin, starch

Dược năng: Hành khí, táo thấp, kiện vị, chống nôn

Liều Dùng: 3 - 6g

Chủ trị:
- Trị các chứng ăn không tiêu, nôn oẹ, đầy bụng dùng chữa các chứng bệnh về dạ dầy và các bệnh về phổi.

- Đàm ứ ở tỳ vị hoặc khí trệ ở tỳ biểu hiện bụng đầy trướng và biếng ăn dùng Bạch đậu khấu hợp với Hậu phác, Thương truật và Trần b́.

- Bệnh có sốt do đờm nhiệt giai đoạn đầu biểu hiện cảm giác tức nặng vùng ngực, không cảm thấy đói và rêu lưỡi nhờn dính dùng Bạch đậu khấu hợp với Hoạt thạch, Ư dĩ nhân và Sa nhân trong bài Tam Nhân Thang.

- Do thực nhiệt, Bạch đậu khấu phối hợp với Hoàng cầm, Hoàng liên và Hoạt thạch trong bài Hoàng Cầm Hoạt Thạch Thang.

- Nôn do vị hàn dùng Bạch đậu khấu phối hợp với Hoắc hương và Bán hạ.

- Trẻ con nôn trớ do vị hàn dùng Bạch đậu khấu phối hợp với Sa nhân và Cam thảo.

- Khi sắc, cho vào sau, sắc khoảng nửa giờ là được.

Kiêng kỵ:
Âm suy, thiếu máu không dùng

<< Bản Để In >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org