Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Hạnh Nhân (Semen Armeniacae Amarum) 苦杏仁


So sánh Hạnh nhân và Đào nhân

Hạnh nhân còn vỏ

Hạnh nhân đã chà vỏ

Hạnh nhân và Đào nhân còn vỏ

Vị thuốc: Hạnh Nhân
Tên khác: Khổ hạnh nhân (kuxingren)
Tên Latin: Semen Armeniacae Amarum
Tên Pinyin: Xingren
Tên tiếng Hoa: 苦杏仁

Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh phế và đại trường

Hoạt chất: Chất dầu 50 - 60%, amygdalin, albuminoid và các men (emunsin). Sau khi thuỷ phân thành một phân tử acid cyanhydric và hai phân tử glucose

Dược năng: Tả Phế, giải biểu, hạ khí, nhuận táo, tiêu đờm

Liều Dùng: 4 - 12g

Chủ trị:
Trị ho suyễn, ngoại cảm, chữa họng tê đau, táo bón.


- Ho do cảm phong nhiệt: Hạnh nhân hợp với Tang diệp, Cúc hoa trong bài Tang Cúc Ẩm.


- Ho do Phế bị táo nhiệt: Hạnh nhân hợp với Tang diệp, Xuyên bối mẫu và Sa sâm trong bài Tang Hạnh Thang.


- Ho suyễn do phổi có tích nhiệt: Hạnh nhân hợp với Thạch cao và Ma hoàng trong bài Ma Hạnh Thạch Cam Thang.


- Táo bón do trường vị táo: Hạnh nhân hợp với Hoả ma nhân và Đương qui trong bài Nhuận Trường Hoàn.

Chú thích:
Nhiều tiệm thuốc ở thị trường thuốc VN hay hốt lẫn lộn Đào nhân và Hạnh nhân do giá cả 2 loại này khá chênh lệch và lại nhìn rất tương tự. Đào nhân hay bị đổi thành Hạnh nhân hoặc trộn lẫn 2 loại này với nhau. Sau đây là cách phân biệt:
- Đào nhân mỏng mình, hình bầu dục, hai đầu bầu hoặc nhọn ra
- Hạnh nhân dầy mình, một đầu bằng, một đầu nhọn, hình giống như trái tim

Độc tính:
Hơi độc, tránh dùng quá liều

Kiêng kỵ:
Không dùng cho ho do tạng phủ hư nhược, Phế có nhiệt đờm mà không có suyễn.

<< Bản Để In >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org