Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Thăng Ma (Rhizoma Cimicifugae) 升麻


Thị trường thuốc VN

Quảng Đông Thăng ma (Thăng ma nam)

Thăng ma
 

Vị thuốc: Thăng Ma
Tên khác: Thăng ma bắc
Tên Latin: Rhizoma Cimicifugae
Tên Pinyin: Shengma
Tên tiếng Hoa: 升麻

Tính vị: Vị ngọt, cay, tính mát
Quy kinh: Vào kinh đại trường, phế, tỳ, vị

Hoạt chất: Cimicifugine, B-sitosterol, cimigenol, cimigenolsyloside, dahurinol, isodahurinol, dehydroxydahurinol, 25-O-methyliso-dahurinaol, isoferulic acid, ferulic acid, caffein, visnagin, visamminol

Dược năng: Thanh nhiệt giải độc, thăng dương, tán phong nhiệt

Liều Dùng: 1,5 - 9g

Chủ trị:
- Trị chứng dịch thời khí, nhức đầu ở vùng trán, đau cổ họng lên ban sởi, sang lở, tiêu chảy kéo dài, phụ nữ băng huyết, bạch đái.

- Sởi giai đoạn đầu, ban chưa mọc hết: dùng Thăng ma với Cát căn trong bài Thăng Ma Cát Căn Thang.

- Vị có nhiệt thịnh biểu hiện như đau đầu, sưng và đau lợi, đau răng và loét lưỡi và miệng: dùng Thăng ma với Hoàng liên, Sinh địa, Thạch cao và Mẫu đơn bì trong bài Thanh Vị Tán.

- Ðau họng do phong nhiệt biểu: Dùng Thăng ma với Huyền sâm, Cát cánh, Ngưu bàng tử trong bài Ngưu Bàng thang.

- Khí nghịch ở tỳ và vị biểu hiện như tiêu chảy mạn, sa hậu môn, sa tử cung và sa dạ dày: dùng Thăng ma với Nhân sâm, Hoàng cầm và Bạch truật trong bài Bổ Trung Ích Khí Thang.

- Mụn nhọt, hậu bối và bệnh da dùng Thăng ma với Bồ công anh, Kim ngân hoa, Liên kiều và Xích thược.

Chú thích: Quảng Đông Thăng ma có tính thanh nhiệt giải độc, tán phong nhiệt rất tốt nhưng không có tính thăng dương như Thăng ma bắc.

Kiêng kỵ:
- Âm hư hỏa vượng, trên thực dưới hư không nên dùng
- Thăng ma có tính mát, nếu tỳ vị hư yếu, nên dùng chung với các vị có tính ấm để dưỡng tỳ vị

<< Bản Để In >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org