|
Diễn đàn >> Y Học Cổ Truyền >>
<< Đăng Chủ Đề Mới >>
| |
Replied by PhoHVB (Hội Viên) on 2015-11-04 07:30:58 | Chào Vô Thường,
Em bị thừa cân, thích ăn dầu mỡ, chất đàm tích tụ nhiều năm gây ra các triệu chứng khó ngủ, nhức đầu, choáng váng, áp huyết cao. Chất đàm tích tụ rải rác khắp kinh mạch, muốn tiêu đi không nhanh được. Em cần kiêng bớt các thức ăn dầu mỡ, ăn thêm nhiều các loại trái cây có vị ngọt và chua nhẹ như cam, lê, đào, táo, nho, v.v. Hàng ngày cần đi bộ và tập thể dục để giúp khí huyết lưu thông. Toa của em được điều chỉnh như dưới đây. Em hốt 5 thang. Dùng ngày 1 thang trước bữa ăn trưa khoảng nửa giờ.
Trần b́ 4g
Bán hạ bắc 8g
Chích cam thảo 3g
Bạch phục linh 6g
Sài hồ bắc 4g (dùng đúng loại bắc, không dùng Sài hồ nam)
Hương phụ (chế) 3g
Xuyên khung 3g
Bạch thược 8g
Toàn Đương quy 8g
Quế chi 3g (để riêng, cho vào sau khoảng 5 phút cuối)
Đào nhân 3g (thứ thật, giă nát, vị này hay bị giả, xem h́nh bên mục Dược Vị)
Toa này đổ 1 bát rưỡi nước, sắc lửa nhỏ cho sôi khoảng nửa giờ là được. Có thể sắc 2 nước, hoà chung, chia làm đôi uống sáng chiều trước bữa ăn khoảng nửa giờ. Nhớ là Quế chi để riêng cho vào sau, Đào nhân cần giă nát.
Phó | | |
Replied by vô thường (Hội Viên) on 2015-11-04 10:17:34 | Chào thầy Phó
Em sẽ làm theo lời thầy dặn. Tuy nhiên đọc qua nhiều bài viết trên diễn đàn của các thầy và lời dặn của thầy khi hốt thuốc phải chọn loại tốt,đồng thời nắm được t́nh h́nh thuốc cổ truyền trong nước th́ em nghĩ ḿnh khó mà hốt được thuốc loại tốt. Thứ nhất là em thấy nó rẻ, thứ hai là sự cái tâm của người làm thuốc. Dùng thuốc kém chất lượng th́ c̣n đỡ chứ thuốc giả th́ càng khốn, rất tiếc các toa thầy cho v́ số lượng ít quá nên không đặt ở xa được và em cũng không biết phải đặt mua ở đâu mà kỹ như thầy phutudu, đúng là khó cho người ra toa và cả người bệnh khi mà cái xă hội này cứ lẫn lộn thật giả...
Chúc thầy b́nh an! | | |
Replied by Sinh Sinh Tử (Hội Viên) on 2015-11-04 21:22:31 | @vô thường: 04 toa thuốc Lương y PhoHVB đă kê giá thực tế rất rẻ nhé vô thường. | | |
Replied by vô thường (Hội Viên) on 2015-11-07 09:42:57 | Chào thầy Phó và mọi người!
Xin các thầy cho em hỏi ngoài nguyên nhân thầy đă giải thích th́ t́nh trạng bệnh của em là do nguyên nhân nào là chính? Do "huyết ứ", thận âm suy hay thận dương suy? hay là do "tâm thận bất giao"?
Em xin cảm ơn! | | |
Replied by chan-thien-nhan (Hội Viên) on 2015-11-08 21:34:40 | thứ nhất tuyến thượng thận rối loạn(âm thịnh dương suy), thứ hai tuyến phó giáp trạng rối loạn(cường), thứ ba tuyến giáp trạng rối loạn(nhược), thứ tư tuyến tụy rối loạn(cường). đó là nguồn gốc gây bệnh của vô thường, huyễn vựng chẳng qua là một triệu chứng, hăy giữ vững cái gốc th́ chứng tự nó phải tiêu tan. Bệnh nhân có thể không hiểu, nhưng các thầy thuốc không thể không hiểu, nếu không hiểu mà coi như hiểu ắt sẽ hại người. | | |
Replied by PhoHVB (Hội Viên) on 2015-11-10 00:25:06 | Quote: Originally posted by vô thườngChào thầy Phó và mọi người!
Xin các thầy cho em hỏi ngoài nguyên nhân thầy đă giải thích th́ t́nh trạng bệnh của em là do nguyên nhân nào là chính? Do "huyết ứ", thận âm suy hay thận dương suy? hay là do "tâm thận bất giao"?
Em xin cảm ơn! | |
Chào Vô Thường,
Nội Kinh nói "các chứng choáng váng đều thuộc về can", "tinh hư th́ hoa mắt, thận hư th́ tuỷ hải bất túc gây ra chóng mặt". Thầy Trọng Cảnh nói chứng choáng váng là do đàm ẩm. Thầy Chu Đan Khê và thầy Lưu Hà Gian nói "vô phong bất tắc huyễn, vô đàm bất tắc vựng". Như vậy các y gia nhiều đời đều nh́n nhận rằng chứng huyễn vựng là do can (phong, đàm) và thận (tinh, tuỷ) bị suy gây ra.
Trở lại ca bệnh của Vô Thường. Em thừa cân ăn nhiều dầu mỡ, dễ căng thẳng hồi hộp, cực kỳ khó ngủ, ăn uống khó tiêu, đại tiện lỏng, phân sống, thường xuyên căng thẳng. Đây là triệu chứng của can mộc thừa tỳ. Khi phong đàm hoành hành, th́ tỳ bị khắc chế, tỳ bị khắc chế th́ không chế được thuỷ nên gây ra đại tiện lỏng, phân sống. Em cũng có triệu chứng của thận dương suy nhưng tôi cho dùng Bát Vị triệu chứng đại tiện lỏng không cải thiện như vậy là bệnh ở can tỳ nặng hơn bệnh ở thận. Can tỳ được yên th́ thận thuỷ sẽ tự khắc được yên, lúc đó dùng Bát Vị mới có hiệu quả, lúc phong đàm đang vượng cần trị phong đàm trước rồi bổ dương sau. Phác đồ diều trị hiện tại là như vậy.
Phó | | |
Replied by PhoHVB (Hội Viên) on 2015-11-10 00:25:33 | Quote: Originally posted by chan-thien-nhanthứ nhất tuyến thượng thận rối loạn(âm thịnh dương suy), thứ hai tuyến phó giáp trạng rối loạn(cường), thứ ba tuyến giáp trạng rối loạn(nhược), thứ tư tuyến tụy rối loạn(cường). đó là nguồn gốc gây bệnh của vô thường, huyễn vựng chẳng qua là một triệu chứng, hăy giữ vững cái gốc th́ chứng tự nó phải tiêu tan. Bệnh nhân có thể không hiểu, nhưng các thầy thuốc không thể không hiểu, nếu không hiểu mà coi như hiểu ắt sẽ hại người. | |
Chào CTN,
Tôi rất hoan nghênh các lương y, các bạn yêu thích Đông y vào cùng thảo luận về y học nhưng tôi thấy rất khó thảo luận với CTN v́ nhiều lư do.
Thứ nhất là CTN lư luận rất sát với Tây y, thường xuyên xử dụng các từ chuyên môn của Tây y như kháng sinh, khoa học thực nghiệm, tuyến thượng thận, tuyến giáp, tuyến tụy, v.v. Nói tới tạng thận là nói về hệ thống kinh mạch liên quan tới thận, về chức năng của thận theo lư luận của Đông y chứ không nói về các bộ phận của cơ thể theo giải phẫu học của YHHĐ. Điều này cho thấy CTN nghiên cứu về Tây y c̣n nhiều hơn cả Đông y. Cơ sở của Đông y là biện chứng luận trị chứ không phải khoa học thực nghiệm. Tôi th́ không chuyên về Tây y nên không thể thảo luận được.
Cụ Hải Thượng nhắc lại câu nói "bất học Dịch bất khả tri y" (trong Y Tông Kim Giám), không học Dịch th́ không thể hiểu y lư. Các lư luận của CTN về âm dương ngũ hành đều rất xa rời với Dịch Lư và Nội Kinh. Bác VienChi nói CTN chưa bao giờ đọc các sách này, tôi nghĩ là không sai chút nào. Khi tôi thực hành trên lâm sàng, nếu tôi thấy kết quả không đúng như kiến thức của Nội Kinh th́ tôi kiểm điểm lại bản thân ḿnh ngay, phải suy ngẫm nhiều tháng nhiều năm mới ngộ ra được. C̣n CTN đều cho là các sách kinh điển của Đông y là lỗi thời, là sai lầm. Như vậy th́ tôi không thể thảo luận ǵ với CTN được v́ kiến thức của tôi đều từ sách mà ra.
Cuối cùng là khi tham gia thảo luận, CTN đều cho ḿnh là đúng, những lương y khác là "đoạt mạng người", "hại người", "nông cạn", "mù điếc", "không hiểu", v.v. Các từ ngữ này nghe rất nặng nề. Khi đă học Đông y, cần phải đạt được Không tánh. Dẫu có nói chuyện với loài vật tôi cũng không dùng tới những ngôn từ như vậy, đă là người học y sao lại có thể dùng những từ ngữ này với đồng nghiệp, học viên và bệnh nhân được???
Phó | | |
Replied by chan-thien-nhan (Hội Viên) on 2015-11-10 02:14:32 | Rất cảm ơn góp ư của thầy phó, tôi chỉ trả lời thắc mắc của Vô thường thôi, một người bệnh có quyền được hiểu về bệnh tật của ḿnh, thông qua đó lựa chọn con đường để thoát khỏi bệnh tật. Các thầy nói tôi không đọc sách y, như vậy chẳng phải nói tôi mù điếc ngu dốt hay sao? Tôi chỉ dùng các danh từ trực diện là để cảnh tỉnh, xóa tan màn vô minh cho các bạn trẻ mới vào nghề. Tôi hỏi các thầy nhé, tuyến giáp trong cơ thể có phải duy tŕ thân nhiệt, tạo ra sức ấm nóng cho cơ thể không? như vậy đó chẳng phải là đặc tính của mộc Sao? Mộc khắc thổ th́ tánh hay giận, thổ phản mộc th́ tánh hay lo, vậy trường hợp của Vô thường, Mộc khắc thổ hay thổ phản mộc đây?
Cái tên không làm thay đổi bản chất, tôi dùng thuật ngữ tây y cho gần gũi với nhận thức thời đại th́ có ǵ là không thỏa đáng? Cái gọi là tâm bệnh trong nội kinh, chẳng phải là bệnh thuộc về nội tiết theo cách nói của y học hiện đại hay sao? Các thầy xét bệnh chỉ có Can,phế, Thận, Tâm, Tỳ đó mới dừng lại ở phần khí tạng, Chữa bệnh mà quyên thần tạng th́ khác ǵ cầm ngọn cây mà khuấy cho nước thêm động, c̣n nếu các thầy cứ khăng khăng rằng tâm chứa thần, tỳ chứa ư như nội kinh th́ tôi chịu, tôi có thằng em bị cắt lách(tỳ)lúc 12 tuổi mà cái ư của nó chẳng hề mất, ngũ hành của nó chẳng hề khuyết. | | |
Replied by luanle (Hội Viên) on 2015-11-10 04:01:58 | @Chan-thiên-nhan,
1. CTN nói cái tên không làm thay đổi bản chất. Chứ theo tôi th́ cái tên của đông y và tây y có bản chất rất khác nhau. Bởi v́ tuy đông y th́ nói về Can Tỳ Thận,... nhưng lại chỉ cái Khí của tạng, của phủ ấy, c̣n tây y th́ nói về cái phần xác của tạng phủ, tức là phần giải phẫu được. Hai cái rất khác nhau. Một bên là `Hồn`, một bên là Xác, th́ bản chất làm sao tương đương với nhau? Nếu người nào dùng danh từ tây y để nói về đông y th́ coi như họ đă bỏ phần hồn để giữ phần xác, như vậy là phần tinh túy của đông y cũng bị mất.
Cũng giống như vậy, khi nói về dược vị đông y mà không nói về tính qui kinh, về khí lực hàn nhiệt, th́ không thể sử dụng được vị thuốc đó. Không thể nói v́ dược vị đó có chất nọ chất kia theo Biochemistry th́ nó có thể chữa bệnh, đó mới là bỏ gốc theo ngọn.
2. CTN nói về Thần Tạng. Xin CTN giải thích cho biết thần tạng là chỉ cái ǵ trong cơ thể?
3. Cứ tạm cho lá lách là Tỳ của đông y đi (theo tôi th́ Tỳ của đông y c̣n bao gồm vài bộ phận khác nữa chứ không phải chỉ có lá lách mà thôi). Nhưng như tôi đă nói ở phần 1, có thể thằng em của CTN chỉ bị cắt phần vật chất của Tỳ mà thôi, c̣n phần Khí của Tỳ vẫn c̣n ở đó, cho nên cái Tỳ của nó chỉ bị tổn thương một phần nào mà thôi. Chứ nếu mất hết cả h́nh lẫn khí th́ không thể sống được.
Tôi xin lấy một ví dụ để nói rỏ hơn về phần h́nh và phần khí của cơ thể. Có người khi bị cụt mất một cái chân, họ phải mang chân giả để đi. Đôi khi họ cảm thấy trên cái chân giả của họ bị ngứa và họ lấy tay găi vào chân giả cũng cảm thấy đă ngứa. Đó là nói về phần khí lực của cái chân. | | |
Replied by chan-thien-nhan (Hội Viên) on 2015-11-10 05:20:07 | Giả dụ bạn không đặt tên luanle mà là leluan chẳng hạn th́ vẫn là bạn thôi, Nếu tôi gọi là tuyến giáp hay mộc khí th́ vẫn là nó thôi. ư 2 bạn hỏi chẳng phải ḿnh đă nêu rơ rồi sao? các bạn quá mơ hồ về giải phẫu người, thần bí hóa y học. chúng ta c̣n tranh luận dài dài, các bạn khoan vội phản bác hết những quan điểm của tôi như vậy.
Tôi không nói không sử dụng tính vị qui kinh của thuốc, mà tôi nói là không phải vị nào cũng lôi thuyết qui kinh ra mà luận như vậy.
Cái ǵ khác của thổ ngoài lá lách ra đó là điều cần giải mă bằng khoa học hiện đại, c̣n tỳ là lách vốn xưa nay vậy rồi, không cần tranh luận thêm. | | |
<< Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế >>
<< Trả Lời >>
|