Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> Hỏi về ư nghĩa của bài thuốc Lư Trung Hoàn và Tứ Nghịch Thang

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Hỏi về ư nghĩa của bài thuốc Lư Trung Hoàn và Tứ Nghịch Thang - posted by Mai c̣i (Hội Viên)
on October , 15 2015
cháu mới học về đông y nên chưa hiểu rơ, nhờ các thầy chỉ giúp ạ
Các thầy giải thích giúp cháu về ư nghĩa của bài thuốc "Lư trung hoàn", và "Tứ nghịch thang". Tên bài thuốc nói lên điều ǵ ko ạ và Hai bài thuốc này có điểm ǵ giống và khác nhau ạ? Cháu cảm ơn!!!
 
Replied by KHANG TƯỜNG (Hội Viên)
on 2015-10-18 03:12:09.0
1.LƯ TRUNG THANG
( phụ: Phụ tử lư trung thang, Chỉ thực lư trung thang)
- Nguồn gốc và tác dụng: Bài do Trương Trọng Cảnh lập ra có tác dụng trị hàn khách trung tiêu,

- Chủ trị: Thái dương bệnh tự lợi bất khát (chứng bệnh thái dương tiêu chảy mà không khát) lạnh nhiều mà ói mửa, đau bụng, mạch trầm tế (mạch ch́m mà nhỏ, bụng lạnh tiêu chảy, trong dạ dày lạnh nhợn, thường ói ra nước bọt.

- Phương ca:
Lư trung thang chủ lư trung hương
Cam thảo nhân sâm truật hắc khương
Phúc thống âm hàn chi quyết lănh
Hoặc gia phụ tử khả pḥ dương (1)
Nguyên phương gia nhập linh ḥa chỉ
Chỉ thực lư trung danh hiệu lương
Hàn thực kiết hung thống dục tuyệt
Trung hư hiệp đới diệu phi thường (2)

- Phương dược:
Nhân sâm 3g Chích thảo 6g
Bạch truật 9g Hắc khương 4,5g

Lấy nước sắc uống, uống ấm

- Phương nghĩa: Trong phương dùng:
Bạch truật kiện vị táo thấp,
Nhân sâm bổ khí ích tỳ,
Cam thảo ḥa trung ích khí,
Hắc khương ôn vị tán hàn.

Trong bài:
(1) Thêm Phụ tử gọi là Phụ tử lư trung thang
(2) Thêm Chỉ thực, Phục linh gọi là Chỉ thực lư trung thang tác dụng trị thực hàn kết trong bụng, ngực, sườn nhô cao...

Ứng dụng lâm sàng: Bài thuốc chữa các chứng tỳ vị hư hàn, có những triệu chứng bụng đau tiêu lỏng, nôn mửa hoặc đầy bụng, ăn ít, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch “ trầm tế” hoặc “ tŕ hoăn”.

Nếu hàn chứng rơ dùng tăng lượng can khương, tỳ hư rơ ràng tăng lượng Đảng sâm. Trường hợp tiêu chảy nhiều lần, Bạch truật sao khử trổ để tăng tác dụng sáp tràng chit tả. Trường hợp hư hàn nặng, sắc mặt tái nhợt, chân tay lạnh gia Thục phủ tử để tăng cường ôn dương khư hàn, có tên gọi là bài Phụ Tử Lư trung thang (Ḥa tễ cục phương) hoặc gia nhục quế gọi là bài Phụ quế lư trung hoàn. Trường hợp kiết lị măn tính thuộc thể tỳ vị hư hàn dùng bài thuốc gia Hương liên hoàn để lư khí hóa trệ. Trường hợp viêm ruột mạn tính, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng, thuộc thể tỳ vị hư hàn có thể dùng bài thuốc này gia giảm. trường hợp hàn dùng bài thuốc này gia A giao, Ngải diệp, Địa du, Hoa ḥe để tăng thêm tác dụng chỉ huyết. Trường hợp chứng tỳ vị hư hàn do sán lăi đau bụng hoặc nôn ra giun đũa dùng bài thuốc gia thêm hồ tiêu, Ô mai, Phục linh bỏ cam thảo gọi là bài Lư trung an hồi thang (Vạn bệnh hồi xuân).

Trường hợp tỳ vị dương hư, tỳ vận hóa kém sinh ra đàm thấp ảnh hưởng đến phế gây ho đàm nhiều, noăn hoặc nôn nước trong, có thể gia Chế bán hạ, Bạch linh để táo thấp hóa đờm gọi là bài Lư trung hóa đàm hoàn thêm Tô tử có tác dụng giáng khí định suyễn gọi là bài Lư trung giáng hóa đàm hoàn dùng trị đàm suyễn.

2.TỨ NGHỊCH THANG
( Thông mạch tứ nghịch tán, Thông mạch gia đởm chấp thang, Tứ nghịch gia nhân sâm thang, Phục linh tứ nghịch thang)

- Nguồn gốc và tác dụng: Bài do Trương Trọng Cảnh lập ra có tác dụng trị âm chứng quyết nghịch
- Chủ trị: Âm hàn quyết nghịch, đau ḿnh đau bụng đại tiện phân sống, ghét lạnh, miệng không khát.

- Phương ca:
Tứ nghịch thang trung khương phụ thảo
Tứ chi nghịch lănh cấp tiễn thường
Tạng hàn thổ lợi mạch trầm tế
Ẩm tà càn ẩu diệc tương đương
Thân đông thanh cốc tiên ôn lư
Bất luận tam âm dữ thái dương
Biểu nhiệt lư hàn đa hăn xuất
Cánh kiện phiền táo quyết tu pḥng
Quyết nhi mạch tuyệt gia thông bạch (1)
Diện xích yết thống chủ đởm nhương (2)
Diệc hữu gia nhập nhân sâm giả (3)
Vong dương thoát huyết thử phương lương
Cánh ích phục linh liệu thận táo
Phục linh tứ nghịch thang danh chương (4)

- Phương dược:
Càn khương 6g Phụ tử 6g
Cam thảo 9g
Lấy nước sắc uống

- Phương nghĩa: Trong phương dùng:
Càn khương, Phụ tử khu tán hàn tà,
Cam thảo bổ khí ích trung,
Cho nên bài thuốc có thể trị đau nhức ḿnh mẩy, đau bụng, đi cầu phân sống.

(1) Thông mạch tứ nghịch thang tức phương trên thêm Thông bạch (hành trắng) 3 cọng
(2) Thông mạch gia đởm chấp thang tức bài trên thêm nước Mật heo
(3) Tứ nghịch gia nhân sâm thang tức bài trên thêm Nhân sâm 6g
(4) Phục linh tứ nghịch thang tức bài trên thêm Nhân sâm 6g, Phục linh 6g.

Ứng dụng lâm sàng: Bài thuốc dùng để trị các chứng thiếu âm dương khí suy kiệt, âm hàn nội thịnh sinh ra chân tay quyết lạnh, nằm co sợ lạnh, tinh thần mỏi mệt, thích nằm, hoặc đại tiện lỏng, nước trong, bụng đau lạnh, miệng nhạt không khát, lưỡi tái rêu trắng mạch trầm vi khó bắt hoặc do chứng dùng thuốc phát hăn quá mạnh gây nên chứng vong dương, bệnh tuỳ nặng nhẹ mà sử dụng bài thuốc gia giảm. Nếu chân tay quyết lạnh do chứng tiêu chẩy mất nước âm dịch suy vong, nên dùng bài thuốc gia Nhân sâm gọi là bài Nhân sâm tứ nghịch thang để hồi dương cứu âm. Nếu thiếu âm tả lỵ chân tay quyết lạnh, mạch vi khó bắt dùng bài tứ nghịch thang bội Can khương gọi là bài thông mạch tứ nghịch thang để ôn lư thông dương mạnh hơn. Trường hợp thiếu âm hạ lợi, chân tay quyết nghịch, mặt đỏ, mạch vi là chứng âm hàn thịnh ở dưới, bức hư dương xông lên có thể dùng tứ nghịch thang gia Thông bạch bỏ Cam thảo gọi là Bạch thông thang ( thương hàn luận ) để thông dương phục mạch. Hạ lợi không cầm, mặt đỏ nôn khan bứt rứt chân tay, quyết nghịch, mạch không bắt được dùng Bạch thông thang gia thêm nước tiểu người, nước mật lợn gọi là bài Bạch thông gia Chư đởm thang ( Thương hàn luận ).

Sưu tầm


 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org