Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> nhờ giải thích cửu chưng

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
nhờ giải thích cửu chưng - posted by Tàn Dạ (Hội Viên)
on February , 20 2016
tại sao tất cả các vị đều là cửu chưng. lấy số 9 để hoàn thành 1 vị thuốc từ hàn tính ra ôn tính, vậy các số khác sao lại không thể. xin đc cao nhân giải thích giúp
 
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2016-02-21 07:53:10.0
Chào Tàn Dạ,
Số 9 là số Thái dương (hay lăo dương). Số 5 là số Thiếu dương (dương c̣n trẻ). Trẻ th́ không biến (chuyển), lăo th́ biến. Vị Sinh địa cửu chưng thành vị Thục địa. Âm quá thịnh mà dương quá hư là do âm không biến, dùng Thục địa cửu chưng để giúp cho âm được biến. Thục địa dùng trong Bát Vị hoàn có công năng dẫn hoả quy nguyên, bổ hoả trong thuỷ, chuyển âm thành dương. Vị Thục địa trên thị trường thường không được cửu chưng, đa phần chỉ được chưng 1 tới 2 lần. Nhiều khi bị làm giả dùng vị Sinh địa nhúng vào nước Thục (hoặc nước ǵ đó có màu đen) cho đen rồi đem bán. Vị Thục địa loại tốt có màu đen tuyền, mùi thơm vị ngọt, có thể bẻ găy, có màu đen đều từ ngoài vào trong.
Phó
 
Reply with a quote
Replied by Tàn Dạ (Hội Viên)
on 2016-02-21 10:48:59.0
theo hà đồ th́ số 3 cũng là thái dương. cớ sao phải là số 9.và "Đất lấy số 4 mà sinh hành kim, trời lấy số 9 mà làm cho thành" nếu là ngũ hành th́ chẳng phải nó là hành kim trái với thục bổ thủy sao.c̣n nếu nói kim chuyển thành thủy lại càng k hợp lư nếu giải thích theo dịch v́ "Theo Chu Hy “thiên nhất sinh thuỷ, địa lục thành chi. Địa nhị sinh hoả, thiên thất thành chi. Thiên tam sinh mộc, địa bát thành chi. Địa tứ sinh kim, thiên cửu thành chi. Thiên ngũ sinh thổ, địa thập thành chi”, nghĩa là: trời lấy số 1 mà sinh hành thủy, đất lấy số 6 mà làm cho thành. Đất lấy số 2 mà sinh hành hỏa, trời lấy số 7 mà làm cho thành. Trời lấy số 3 mà sinh hành mộc, đất lấy số 8 mà làm cho thành. Đất lấy số 4 mà sinh hành kim, trời lấy số 9 mà làm cho thành. Trời lấy số 5 mà sinh hành thổ, đất lấy số 10 mà làm cho thành."
mong được giải thích chi tiết 1 chút ạ
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2016-02-21 10:57:55.0
Chào Tàn Dạ,
Âm dương và ngũ hành khác nhau. Nếu nói về âm dương th́ chỉ có âm dương, nói về sinh khắc là nói về ngũ hành. Số 6 là số âm, hào âm gọi là hào lục. Số 9 là số dương, hào dương gọi là hào cửu. Các hào hợp lại mới sinh ra ngũ hành. Nếu nói cửu rồi lại đem ngũ hành ra để bàn luận th́ lại đi qua vấn đề khác rồi. Tàn Dạ xem sách nào nói số 3 là Thái Dương mà số 9 là không phải?
 
Reply with a quote
Replied by Tàn Dạ (Hội Viên)
on 2016-02-22 02:01:34.0
Chào Pho
sao lại nói âm dương ngũ hành khác nhau. Dịch viết :"Vô Cực sinh Thái Cực
Thái Cực sinh Lưỡng Nghi
Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng
Tứ Tượng sinh Bát Quái
Bát Quái biến hóa ra vô cùng" "tứ tượng sinh tứ phương mà phân ra ngũ hành"
c̣n tôi đâu nói số e không phải thái dương đâu. t nói số 3 cũng là thái dương. sao k dùng nó.( sách kinh dịch diễn giảng)
c̣n nói hào cửu hay hào lục th́ chẳng liên quan ǵ đến cái cần nói cả. Nếu nói ra th́ dịch nói về thái dương thiếu dương thái âm thiếu âm quá ít. mơ hồ. tự lấy thứ 1 2 3 4 ra để trừ thành thái dương thiếu dương... mà không giải thích cái cần bàn luận với mọi người là tại sao mà thôi
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2016-02-23 09:23:37.0
Quote:
Originally posted by Tàn Dạ
Chào Pho
sao lại nói âm dương ngũ hành khác nhau. Dịch viết :"Vô Cực sinh Thái Cực
Thái Cực sinh Lưỡng Nghi
Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng
Tứ Tượng sinh Bát Quái
Bát Quái biến hóa ra vô cùng" "tứ tượng sinh tứ phương mà phân ra ngũ hành"
Theo tôi thấy th́ Âm Dương và Ngũ Hành khác nhau quá đi chứ. "Vô Cực sinh Thái Cực" là từ "vô" bắt đầu chuyển qua "hữu". Đó là trạng thái bắt đầu của Âm Dương. Rồi "Thái cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái" như vậy phải trải qua mấy tầng nữa mới tới Ngũ Hành. Âm dương là luật tiêu trưởng, ngũ hành là luật sinh khắc. Ngũ hành là 1 học thuyết riêng, đâu thể nào không phân biệt với học thuyết âm dương được?

Quote:
Originally posted by Tàn Dạ
c̣n tôi đâu nói số e không phải thái dương đâu. t nói số 3 cũng là thái dương. sao k dùng nó.( sách kinh dịch diễn giảng)
Người học đông y ngày nay thường không học chữ Hán nên đọc các sách dịch từ Hán ngữ cũng dễ có nhiều sai sót do sách dịch không sát nghĩa. Chữ Thái(太) có nghĩa là lớn nhất, cực nhất, lăo nhất. Ví dụ như mẹ của công chúa gọi là Hoàng Hậu, mẹ của Hoàng Hậu gọi là Thái Hậu. Theo Hà Đồ th́ số 1, 2, 3, 4, 5 là số sinh, trong đó số lẻ là số dương, số chẵn là số âm. Cộng hết các số dương lại (1+3+5=9) ta được số 9 (cửu), đó là số dương lớn nhất hay Thái Dương. Cộng các số âm (2+4=6) ta được số 6 (lục) là số âm lớn nhất hay Thái Âm. Nếu sách nói số 9 là số Thái Dương (số dương lớn nhất) rồi lại gọi số 3 là 1 số dương nhỏ hơn nhiều cũng là Thái Dương nữa th́ cả về mặt toán học, Dịch học và Hán học đều là nhầm lẫn. Tàn Dạ nên học sách Dịch của dịch giả Ngô Tất Tố. Cuốn này dịch sát nghĩa hơn cả.

Quote:
Originally posted by Tàn Dạ
c̣n nói hào cửu hay hào lục th́ chẳng liên quan ǵ đến cái cần nói cả.
Tàn Dạ hỏi về "cửu" rồi lại hỏi tại sao lấy số 9, rồi lại hỏi về Dịch. Nếu không nói đến hào cửu hay hào lục th́ thảo luận về Dịch học bằng ǵ? Làm sao giải nghĩa chữ "Cửu" cho Tàn Dạ được?

Quote:
Originally posted by Tàn Dạ
Nếu nói ra th́ dịch nói về thái dương thiếu dương thái âm thiếu âm quá ít. mơ hồ. tự lấy thứ 1 2 3 4 ra để trừ thành thái dương thiếu dương... mà không giải thích cái cần bàn luận với mọi người là tại sao mà thôi
Đúng là Dịch rất ngô nghê, lủng củng và ... "quá ít". Chỉ vỏn vẹn 2 chữ âm dương đă có thể nói lên bao nhiêu vấn đề. "Nhất âm nhất dương chi vị Đạo" 1 âm 1 dương gọi là Đạo, như vậy nói âm nói dương cũng là quá dài ḍng, chỉ nói 1 chữ Đạo là đủ. Từ thượng cổ tới nay, không có thời đại nào mà không nói tới âm dương tới Đạo, không có thời đại nào mà không có sách vở nghiên cứu về đề tài này. 1 học thuyết có thể chỉ dùng 1 chữ để diễn tả mà bao nhiêu là sách vở, bao nhiêu là học giả trên thế giới đă say mê nghiên cứu. Không có 1 học thuyết nào đạt được tới mức độ như vậy. Nói ít quá cũng là nó mà nói vĩ đại nhất cũng lào nó, tùy theo cái nh́n của mỗi người. Mới đọc th́ thấy ít, nhưng đọc đi đọc lại và suy ngẫm th́ Dịch không ít chút nào. Học Dịch cần hiểu được cái ư của Dịch mới là quan trọng. Các số, các hào, các quẻ chỉ là các kư hiệu để diễn tả cái ư mà thôi.
Phó
 
Reply with a quote
Replied by Tàn Dạ (Hội Viên)
on 2016-02-23 09:40:07.0
chào pho
cảm ơn đă cùng trao đổi. nội kinh và kinh dịch khi đọc mỗi người cảm nhận khác nhau tùy trường phái hay hướng suy nghĩ của từng người. v́ vậy nên mới có nhiều trường phái khác nhau.
 
Reply with a quote
Replied by khoanhsac (Hội Viên)
on 2016-02-27 08:29:59.0
Lướt qua có câu hay thật:
Âm dương khác ngũ hành. Đúng là con chữ th́ khác nhau, v...v...
Thầy tôi có hỏi sao là 5 hành, không phải 6 hay 4 hay số khác. Ko ai trả lời được, thầy bảo thầy trả lời được nhưng không nói cho mọi người biết.
Sau này khi hiểu được th́ đúng là 5 chứ không thể là khác được :).
C̣n số 9 về cơ bản là lấy ư nghĩa nhiều hơn là con số tuyệt đối.
 
Reply with a quote
Replied by gacma143 (Hội Viên)
on 2016-03-19 13:49:36.0
xem mọi người tranh luận mà loạn cả đầu óc. dùng dịch để giải thích về chế sinh địa có khác nào vẽ giun trên giấy Sắc.
Xem vị sinh địa ngọt mà hơi đắng, khi nấu với rượu nhạt cho chín th́ vẫn là vị ngọt hơi đắng. Vậy dựa vào đâu mà nói sinh địa lạnh mà thục địa ôn? Chẳng qua sinh địa hơi trệ, dùng liều cao dễ gây tiêu chảy nên người ta phải nấu với rượu, người không hiểu cho rằng sinh lạnh nên gây tiêu chảy mà thục ôn nên hết gây tiêu chảy.
Lại có thuyết cho rằng sinh địa có tính lưu thông hơn thục địa, là v́ những người này dùng phải thục chế không đúng phép, thục nấu với rượu nhạt cho chín th́ lưu thông bổ khí huyết, dùng lâu nhẹ ḿnh sống lâu, sao nói là trệ được.
Có thuyết lại cho rằng vị sinh địa tính hàn, phơi khô tính b́nh mà sao khô tính ôn.
Riêng tôi cứ ăn thuốc nếm vị là biết khí, tôi nghĩ rằng làm thầy thuốc th́ đầu óc không nên mê chấp vào các luận thuyết mà xa rời bản chất của vấn đề.
 
Reply with a quote
Replied by gacma143 (Hội Viên)
on 2016-03-19 13:58:53.0
Chế sinh địa th́ cắt sinh địa thành miếng, cho vào nồi to, đổ rượu vào(pha loăng rượu ngon với nước lọc), đun nhỏ lửa cho đến khi sinh địa ngả sang màu đen là thành thục, vớt ra phơi ráo, lại tẩm, lại phơi cho đến khi hết nước trong nồi là được..
 
Reply with a quote
Replied by gacma143 (Hội Viên)
on 2016-03-19 15:01:54.0
Âm dương khác ngũ hành, nên hiểu như thế nào?
Ví dụ một đứa bé chào đời, đó là một thực thể của ngũ hành. Nếu là bé trai th́ gọi là dương, nếu là bé gái gọi là âm.
Vậy th́, ngũ hành là vật, âm dương là trạng thái của vật.
Cho nên ngũ hành phân âm dương, âm dương phân tứ tượng, tứ tượng phân bát qoái. (Gương)Bát Quái soi(đoán biết)ngũ hành(nh́n bát qoái biết ngũ hành)
 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org