Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> Xin hỏi thầy và các bạn tính khí vị của rượu?

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Xin hỏi thầy và các bạn tính khí vị của rượu? - posted by dieungoclongvn (Hội Viên)
on March , 03 2016
1.Em ko biết giải thích theo y lý cổ truyền , tại sao uống rượu mạnh vào mặt lại nóng lên, tuy có người thì mặt đỏ, có người mặt ko đỏ.
2.
Có phải do âm ko đủ , không khống chế dc/ ko liễm dc dương mà phát sinh ra hỏa, hỏa này do âm hư nên gọi là hư hỏa?
3. Sách nói, muốn người khỏe, thì khí phải thuận là trước tiên, sau đó là phải đầy đủ.
Vậy khí thuận là " khí dương phải đi xuống ở phía sau lưng theo mạch đốc, khí âm phải thăng lên theo mạch nhâm ?

Xin cảm ơn thầy và các bạn .

 
Replied by luanle (Hội Viên)
on 2016-03-03 19:44:10.0
@dieungoclongvn.
1. Theo danh y Lý thời Trân: rượu, uống ít thì hòa huyết, hành khí, mạnh thần, trừ hàn, tiêu sầu hưng phấn, uống nhiều thì thương thần khô huyết, tổn vị, mất tinh, sinh đàm. Uống rượu vô độ ngày ngày say rượu, nhẹ thì sinh bệnh tật, nặng thì vong gia bại sản, bại vong thân mệnh, tại hại không thể nói hết.
Theo sách dưỡng sinh, rượu có công dụng làm cho huyết mạch lưu thông, khử ứ trệ, khử phong tán hàn, khử tà uế. Những người cao tuổi dương khí suy giảm, mạch máu không thuận, dễ bị ngoại tà xâm nhập và cảm mạo, thì dùng rượu một cách hợp lý có thể làm cho mạch máu lưu thông, nhẹ người, có ích cho tuổi thọ.
Theo tôi thì rượu dẫn hỏa nên khi uống vào người nào có nhiệt thì mặt nóng lên, người nào ít nhiệt thì mặt không đỏ.
2. Hiểu như vậy là đúng rồi.
3. Khí dương trong mạch đốc đi lên, khí âm đi xuống trong mạch nhâm, mới là thuận. Đó là căn bản của khí công.
Thực ra, đối với người bình thường thì khí trong hai mạch nhâm đốc không có lên xuống rỏ rệt mà họ vẫn khoẻ. Sức khoẻ của người bình thường tuỳ thuộc vào khí của ngũ tạng điều hoà, tức là 12 kinh chạy vào tay chân. Chỉ có người tu luyện khi công họ mới chú ý vận chuyển 2 mạch nhâm đốc, hoặc bát mạch.
 
Reply with a quote
Replied by dieungoclongvn (Hội Viên)
on 2016-03-04 08:39:32.0
May quá. Lại dc thầy luân lê cao thủ khí công trả lời.

Cho e hỏi đọc tài liệu nào nói về khí dương đi lên, khí âm đi xuống?

Bữa thầy nói bản chất của thần là ánh sáng. Ko biết có tài liệu nào nói về điều này ko thầy?

Trước đây e cũng có hỏi thầy phutudu về hướng của 2 khí âm dương trong cơ thể. Thầy phutudu cũng trả lời y như thầy vậy. Khí dương thì đi lên, khí âm thì đi xuống.

E thắc mắc là người khỏe mạnh bình thường sẽ có đôi chân ấm và hồng hào , khí đâu huyết đó, e nghĩ muốn chân ấm và hồng thì bình thường khí phải đi xuống chân. Nhưng giờ thầy nói khí dương phải đi lên nên e ko hiểu tại sao chân nó ấm dc?

Nói chung khái niệm khí em nắm chưa rõ.

Em muốn hỏi thêm
Khí dương có tác dụng gì
Khí âm có tác dụng gì
Có thể hiểu khí dương có td làm nóng, khí âm có tác dụng làm lạnh ko ?
 
Reply with a quote
Replied by luanle (Hội Viên)
on 2016-03-05 00:23:03.0
Cho e hỏi đọc tài liệu nào nói về khí dương đi lên, khí âm đi xuống?
Có thể xem trong các sách về khí công, nói về tiểu chu thiên, tức là nhâm đốc mạch.

Bữa thầy nói bản chất của thần là ánh sáng. Ko biết có tài liệu nào nói về điều này ko thầy?
Nếu có hứng thú thì có thể xem sách của Thông Thiên Học, nói về thể Vía, thể Phách.
Những sách nói trên gọi thần là 'hào quang' là một loại ánh sáng mà khoa học còn chưa biết đến nhiều.

E thắc mắc là người khỏe mạnh bình thường sẽ có đôi chân ấm và hồng hào , khí đâu huyết đó, e nghĩ muốn chân ấm và hồng thì bình thường khí phải đi xuống chân. Nhưng giờ thầy nói khí dương phải đi lên nên e ko hiểu tại sao chân nó ấm dc?
Cả chân và tay đều có khí âm và khí dương chạy theo các kinh mạch. Ví dụ kinh túc thái dương bàng quang đi xuống chân là kinh dương do đó chân phải ấm.

Nói chung khái niệm khí em nắm chưa rõ.
Khái niệm về khí học cả đời cũng chưa chắc rỏ hết.

Em muốn hỏi thêm
Khí dương có tác dụng gì
Khí âm có tác dụng gì
Có thể hiểu khí dương có td làm nóng, khí âm có tác dụng làm lạnh ko ?

Khí dương để đem lại sự sống.
Khí âm đi song song với khí dương để khí dương không bị tán. Cũng giống như cung cấp nhà ở cho khí dương cư ngụ, tái tạo.
Khí dương làm cho ấm chứ không nóng, khí dương bị nghẹt mới sinh nhiệt, tức là nóng.
Khí âm làm cho mát chứ không lạnh, khí âm bị nghẹt mới sinh ra hàn.
 
Reply with a quote
Replied by dieungoclongvn (Hội Viên)
on 2016-03-05 07:59:05.0
Em cảm ơn thầy.

Em đã hiểu thêm 1 ít về khí.

Quả là biển học mênh mông.
 
Reply with a quote
Replied by dieungoclongvn (Hội Viên)
on 2016-03-05 08:20:52.0
Em muốn hỏi thầy thêm 1 số vấn đề nữa

1. Ngoài giấc ngủ ra, còn có cách nào để sinh âm ko?

Tác dụng của giấc ngủ là để sinh âm hay dưỡng âm?

2. hỏa khí ( nếu ko có gì sai ) của tỳ do thận dương hay tạng tâm cung cấp vì tâm thuộc hỏa ? . E cũng ko rõ câu hỏi của mình có đúng ko nữa vì e thấy mỗi lần xuất tinh là sức tiêu hóa kém đi, ăn kém ngon, độ ấm áp trong thân thể giảm.
3. Em đọc dc ở đâu đó, vị ngọt làm giảm dương khí, ko biết có đúng ko?
4. Khi bị ho, sách nói 1 trong những nn là do thận ko nạp khí . Em ko rõ lắm tại sao thận ko nạp khí là bị ho, trong khi em thấy phổi hít khí trời mà nó ho nó cũng tống khí trời ra , đâu dính dáng gì đến thận ?



 
Reply with a quote
Replied by luanle (Hội Viên)
on 2016-03-05 22:23:34.0
1. Dưỡng âm thì âm phát triển, tác dụng cũng như là sinh âm. Ngoài giấc ngủ thì có thuốc bổ âm, thức ăn bổ âm, thư giản, nghỉ ngơi, ca hát, thưởng lãm nghệ thuật,.. cũng bổ âm.

2. Hỏa sinh Thổ, cụ thể là Hỏa Mệnh môn ở thận sinh Tỳ dương.
Khi xuất tinh thì thận hỏa tán không giúp được Tỳ dương, mà thận thủy cũng tán không giúp được Can Mộc. Can Mộc yếu thì Phong khí yếu. Phong khí yếu thì các cơ tạng khác đều bị ảnh hưởng. Xin tóm tắt sự quan trọng của Phong khí như sau: "Phế Kim có Phong khí mới bền rắn. Tỳ Thổ có Phong khí mới khỏi ẩm thấp. Tâm Hỏa có Phong khí mới có tính đi lên. Thận Thủy có Phong khí mới có tính lưu động".

3. Vị ngọt làm cho bế và giảm dương khí, nhất là vị ngọt từ đường cát. Sách dưỡng sinh của ông Ohsawa phát triển vấn đề này rất chi tiết.

4. Kim sinh Thủy, có nghĩa là Phế tiếp thu khí từ đất (tỳ) và trời (dưỡng khí), rồi phối hợp lại sanh tinh, đem xuống cho thận cất giữ. Nếu thận không nạp khí thì khí trời đất đó đem chứa ở đâu? Phế sẽ đầy quá và bị uất thì phải ho trở ra.
 
Reply with a quote
Replied by dieungoclongvn (Hội Viên)
on 2016-03-06 03:22:07.0
Thầy vui lỏng giảng cho em thêm về mệnh môn, hỏa của mệnh môn và so sánh với thận dương?

Em thấy trong bài về thủ dâm, thầy phó hay dùng khái niệm thận dương suy sẽ làm tỳ dương suy , ít khi thấy thầy phó đề cập đến mệnh môn.

Hải thượng lãn ông nói hỏa mệnh môn là hỏa của sinh mệnh , ko dc phép làm cụt đi.

Ko biết xoa bóp mệnh môn mỗi ngày có tác dụng gì ? Ko biết có động tác thể dục nào kích thích dc mệnh môn này ko ?

 
Reply with a quote
Replied by luanle (Hội Viên)
on 2016-03-06 05:49:23.0
Nạn kinh thì nói Hỏa Mệnh môn nằm ở thận bên phải.
Hải Thượng Lãn Ông nói Mệnh Môn Hỏa nằm ở giữa hai quả thận.
Theo tôi thì tôi tin ở thuyết thận Hỏa nằm ở bên phải nhiều hơn. Nhưng nằm ở đâu trong hai nơi như nói trên cũng không quan trọng lắm. Quan trọng là ta biết rằng cái Hỏa đó là gốc của dương khí toàn thân, như cụ HTLO đã nói.
Tôi không thể nói xoa bóp mệnh môn có tác dụng gì vì tôi không có tập cái đó. Nhưng theo tôi thì dầu tập môn thể dục nào để kích thích Hỏa mệnh môn này thì cũng cần phải có thầy hướng dẫn rỏ ràng, bởi vì đó là gốc của luồng Hỏa Hậu, rất nóng, không phải dễ làm chủ. Những người tập võ họ có biết những pháp này.
Nhưng không nên lầm với pháp thở để khai mở chân Dương ở quả thận bên trái, nhằm mục đích để cho thận thủy thăng hoa. Ví dụ như thở Pháp Luân Thường Chuyển.
 
Reply with a quote
Replied by dieungoclongvn (Hội Viên)
on 2016-03-06 21:30:30.0
1.Thầy giảng rõ dùm em vấn đề "khai mở chân Dương ở quả thận bên trái" ?
2. Em muốn hỏi thêm về tương quan/mối quan hệ giữa hỏa mệnh môn và thận dương ?
 
Reply with a quote
Replied by vananh (Hội Viên)
on 2016-03-06 21:48:48.0
Kính thưa thầy Luanle ,nhân tiện đây em xin được thầy giải thích giúp em vấn đề này :
- mỗi khi đi uống rượu thì em thường uống thuốc giải rượu. Em biết là không nên dùng thường xuyên, nhưng nếu không tránh được thì em phải uống để khỏi say.
Theo thầy thì dùng thuốc giải rượu có hại như thế nào ạ ?
- hiện tại trên thị trường chỉ có thuốc giải rượu, nếu muốn giải bia thì có thể dùng thuốc gì ạ ?
Em cảm ơn thầy !
 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2024 yhoccotruyen.org