Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức YHCT >> THƯƠNG HÀN LUẬN KHÁI LUẬN (by Quangthong02)

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
THƯƠNG HÀN LUẬN KHÁI LUẬN (by Quangthong02) - posted by justme (Hội Viên)
on May , 30 2016
Up giúp Thầy Quang Thống :)
* * *

Tôi chia sẻ bài viết này cho các bạn trẻ với mục đích hỗ trợ và khích lệ các bạn mạnh dạn bước đi trên con đường ḿnh đă chọn. Bài viết này tôi biên tập từ các tài liệu có uy tín về Thương Hàn Luận, trong đó tư liệu chính là tài liệu giảng dạy của Đại học Trung Y Dược Nam Kinh.

Thường th́ muốn yêu và tiến đến hôn nhân, người ta cần phải t́m hiểu nhau, biết sở thích của nhau, biết nhược điểm - ưu điểm của nhau... rồi mới có thể gắn bó với nhau suốt đời. Nếu học một chuyên ngành mà không hiểu về nó th́ làm sao có thể theo nó và đam mê nó suốt đời được. Nếu không yêu và đam mê th́ trước hay sau cũng rời bỏ nó, giống như yêu nhau qua đường mà không tiến đến hôn nhân, mà có tiến đến hôn nhân th́ không trước rồi sau cũng bỏ nhau. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ thích ngành y, nhưng v́ không có được xuất phát điểm và định hướng hợp lư, cho nên đi được nửa đường th́ hoang mang, tiến thoái lưỡng nan, theo cũng không được mà bỏ cũng không xong. Học ở trường th́ chính người dạy cũng chỉ dạy như cái máy th́ thử hỏi người học làm sao hơn được người dạy? Các vị mang danh là tiến sĩ giáo sư, nhưng lại không hiểu và không tin vào điều ḿnh giảng dạy th́ làm sao người học có thể tin vào điều ḿnh học? Nhưng không phải v́ như vậy mà các bạn rời bỏ đam mê và mơ ước của ḿnh. Cái ǵ nó cũng phải có cái giá của nó. Một khi các bạn đă chọn ngành y là một ngành gai góc th́ lúc đó chính các bạn đă đặt ḿnh vào một sự thử thách đ̣i hỏi một sự quyết tâm cao độ không ngừng nghỉ và một ư chí mạnh mẽ để vượt qua những thử thách, khó khăn đó.

Như tôi đă từng chia sẻ khi được hỏi làm sao để có thể bắt đầu và đi vào Đông y một cách vững chắc, an toàn, và hiệu quả nhất. Điều đầu tiên các bạn cần phải làm là: học Dịch đă. Cần lưu ư Dịch học là sức mạnh và trí tuệ của người thầy thuốc, v́ vậy khi học Dịch học, các bạn cần tránh đi yếu tố mê tín và tâm linh trong đó, nếu không tỉnh táo khi học dịch học, người thầy thuốc dễ thành một ông thầy nửa bói nửa y, lúc đó chỉ có dùng mồm mép để lừa dối người bệnh chứ không c̣n là sự trung thực của một nhà y nữa. Khi đă nắm tinh thần của Dịch học rồi ( không cần thiết phải đi quá sâu vào Dịch học, chỉ cần nắm tinh thần cốt lơi của Dịch học thôi ) th́ các bạn cần phải học qua “Tứ Đại Y Thư” ( c̣n gọi là Tứ Đại Kinh Điển ) và “Tứ Tiểu Y Thư” ( c̣n gọi là Tứ Tiểu Kinh Điển ). Tứ đại y thư gồm: Nội Kinh - Nạn Kinh - Thương Hàn Luận - Thần Nông Bản Thảo. ( Về sau có các cách nhận định khác về Tứ đại y thư gồm: Nội Kinh - Thương Hàn Luận - Kim Quỹ Yếu Lược - Ôn Bệnh Học; hoặc Nội Kinh - Thương Hàn Luận - Thần Nông Bản Thảo - Ôn Bệnh Học. Ngoài ra, c̣n có quan điểm cho rằng trong Đông y có Trung Y Cửu Đại Kinh Điển gồm: Tố Vấn - Linh Khu - Nạn Kinh - Thần Nông Bản Thảo - Thương Hàn Luận - Kim Quỹ Yếu Lược - Ôn Nhiệt Luận - Thấp Nhiệt Luận - Ôn Bệnh Điều Biện ). Tứ Tiểu Y Thư gồm: Y Học Tam Tự Kinh - Dược Tính Phú - Tần Hồ Mạch Học - Thang Đầu Ca Quyết. Các sách trong Tứ Đại Y Thư th́ sách Nội Kinh buộc phải đọc đi đọc lại suốt đời. Các sách c̣n lại th́ thường phải đọc, nghiên cứu. Tứ Tiểu Y Thư là sách lâm sàng, phải đọc cho nhuyễn nhừ. Tôi khẳng định rằng nếu các bạn đi đúng bước như vậy th́ tuy không trở thành một thầy thuốc quá giỏi, nhưng chắc chắn không thể là một thầy thuốc tầm thường được. Hiện nay các sách trên gần như đă có bản tiếng Việt. Chỉ c̣n sách Thần Nông Bản Thảo và Dược Tính Phú là chưa có.

Khi đọc các bài viết này, các bạn không nên nôn nóng, đọc cho qua, v́ sau này c̣n nhiều bài viết khó hiểu hơn, cao hơn nữa, mà nếu chúng ta không bắt đầu từ khái niệm cơ bản nhất để yêu nó và đam mê t́m hiểu về nó th́ các bạn sẽ chán và bỏ dở nửa chừng. Tôi phải viết rất kỹ và rất cẩn thận theo đúng giáo tŕnh để giải hoặc cho một số bạn c̣n tư tưởng “Lĩnh Nam ta không có thương hàn” của một số thầy thuốc xưa. Tư tưởng cực đoan và ấu trĩ đó chính là hàng rào làm chậm lại bước đi của các bạn trên con đường hành y. Hăy cùng nhau t́m hiểu về Thương Hàn Luận để khi có nó các bạn sẽ có thêm cơ sở, sức mạnh để yêu nghề, giỏi nghề, và cũng để hiểu rằng Thương Hàn Luận không chỉ gọi gọn trong phạm vi thương hàn. Làm một thầy thuốc mà chưa biết về Thương Hàn Luận, biện chứng lục kinh th́ là một thầy thuốc không có gốc.

THƯƠNG HÀN LUẬN KHÁI LUẬN

“Thương Hàn Luận” ( 傷寒論 ) có nguồn gốc từ “Thương Hàn Tạp Bệnh Luận” (傷寒雜病論). “Thương Hàn Tạp Bệnh Luận” Được trước tác vào thời Đông Hán ( 東漢 ) ( năm 25 – 220 sau Cn ) bởi Thánh y Trương Trọng Cảnh ( 張仲景 ). Do cuối thời Hán chiến tranh loạn lạc liên miên, đến khi trước tác hoàn thành chưa bao lâu th́ bị mất mát lưu lạc. Đến đời Tây Tấn ( 西晋 ) ( năm 265 – 316 sau Cn ), thái y lệnh Vương Thúc Ḥa ( 王叔和 ) đă tiến hành sưu tập nội dung của một bộ phận trong đó là “Thương Hàn” và đổi tên thành “Thương Hàn Luận”, nhưng sự phổ biến lúc bấy giờ chưa rộng răi. Đến đời Đường ( 唐代 ) ( năm 618 – 907 sau Cn ), danh y Tôn Tư Mạo ( 孫思邈 ) măi nhiều năm sau mới t́m ra bản lưu truyền tương đối hoàn chỉnh, sau khi sắp xếp chỉnh lư “phương” và “chứng” thành từng khoản, từng loại phù hợp với nhau, ông đă chép thành hai quyển 9 và 10 trong bộ “Thiên Kim Dực Phương” ( 千金翼方 ). Y gia Vương Đào ( 王燾 ) viết cuốn “Ngoại Đài Bí Yếu” cũng có trích dẫn các điều văn của Thương Hàn Luận, nhưng nội dung không hoàn toàn giống với “Thiên Kim Dực Phương”. Đến năm Trị B́nh ( 治平 ) đời Tống ( 宋代 ) ( năm 960 – 1279 sau Cn ), Lâm Ức ( 林亿 ), Cao Bảo Hành (高保衡 ) căn cứ vào bản “Thương Hàn Luận” mà tiết độ sứ Cao Kế Xung (高继冲 ) c̣n lưu giữ, đă hiệu chỉnh lại và ấn hành. Sách được phân ra 10 quyển, gồm 22 thiên, có tất cả 397 điều, bỏ đi tổng cộng 112 phương thang lặp lại và không hoàn chỉnh, và đây cũng chính là bản Thương Hàn Luận bản đời Tống được lưu truyền rộng răi cho đến bây giờ. Đến đời Kim ( 金代 ) ( năm 1115 – 1234 sau Cn ), Thành Vô Kỷ ( 成無己 ) bắt đầu chú giải toàn văn Thương Hàn Luận, về sau các y gia chú giải Thương Hàn Luận ngày càng nhiều, cho đến bây giờ tính ra cũng có đến vài trăm bản. Tuy có sự tranh luận rất sôi nổi, nhưng đều có giá trị giúp cho kẻ hậu học có thể cơ sở đi sâu hơn vào vấn đề nghiên cứu và học tập Thương Hàn Luận. Cho đến nay, tính chất của Thương Hàn Luận là ǵ vẫn c̣n nhiều ư kiếu chưa thống nhất. Đa số các học giả về Thương Hàn đều nhấn mạnh rằng nội dung Thương Hàn là luận về Thương Hàn, chủ yếu dựa trên Nội Kinh và Nạn Kinh, như trong thiên “Nhiệt Luận” sách Tố Vấn chép: “Kim phù nhiệt bệnh giả, giai thương hàn chi loại dă” ( 今夫熱病者皆傷寒之類也 – ( bệnh tà ) thuộc nhiệt, đều thuộc vào thương hàn ) ( Câu này ư nói về nhiệt bệnh do ngoại nhân. V́ Thái dương chủ biểu, Dương minh chủ khí cơ. Lục dâm tà khí khi xâm nhập vào cơ thể th́ bắt đầu tổn thương dương biểu, chính v́ hợp với dương khí ở biểu mà hóa nhiệt. V́ vậy mới nói “bệnh nhiệt đều thuộc thương hàn” ). Trong Nạn Kinh chép: “Thương hàn hữu ngũ, hữu trúng phong, hữu thương hàn, hữu thấp ôn, hữu nhiệt bệnh, hữu ôn bệnh” (伤寒有五。有中风。有伤寒。有湿温。有热病。有温病是也 –Thương hàn có năm loại: có trúng phong, có thương hàn, có thấp ôn, có nhiệt bệnh, có ôn bệnh ). Từ đó có thể khẳng định “Thương Hàn Luận” là một bộ sách chuyên luận về các loại ngoại cảm nhiệt bệnh. V́ vậy Thương Hàn Luận so với Ôn Bệnh Học đối lập nhau hoàn toàn. Thật ra, Thương Hàn Luận không chỉ đơn thuần là sách chuyên luận về bệnh ngoại cảm. Đời Minh (明代 ) ( năm 1368 – 1644 sau Cn ), danh y Phương Trung Hành (方中行 ) đề xuất thêm: “Thương Hàn Luận là dùng để luận các bệnh, chứ không phải chỉ luận riêng cho chứng thương hàn”. Y gia Kha Vận Bá ( 柯韵伯 ) cũng xác định rất rơ: “Lục kinh biện chứng của Trương Trọng Cảnh vốn được dùng cho bách bệnh, không chỉ chuyên dùng cho khoa thương hàn, Thương Hàn Tạp Bệnh, phép trị chỉ có một lư, tất cả đều quy vào lục kinh, trong lục kinh, mỗi kinh đều có thương hàn, chứ không phải trong thương hàn chỉ có lục kinh”. Có thể thấy trên lâm sàng, đa số các biến chứng và kiêm chứng trong Thương Hàn Luận thực tế đều thuộc vào tạp bệnh. Đa số các danh phương phối ngũ chặt chẽ cũng đều là phương tễ thường dùng để trị liệu tạp bệnh. Chủ yếu nhất là phương pháp biện chứng phân tích cụ thể rơ ràng trong sách, các phương pháp trị liệu và nguyên tắc trị liệu theo chứng mà trị, cùng với quy luật gia giảm – phối ngũ phương dược… có đầy đủ ư nghĩa trong việc chỉ đạo các khoa trên lâm sàng. Như Vương An Đạo ( 王安道 ) nói: “Đọc sách Trương Trọng Cảnh, nên t́m cầu lấy cái ư lập pháp. Nếu t́m được cái ư lập pháp, th́ đă hiểu hết về sách đó, đủ để lập pháp cho hậu thế. Người đời sau không thể thêm, cũng không thể ngoài ( pháp ) vậy”. Uông Đ́nh Trân ( 汪廷珍 ) nói: “Người học đă thông th́ có thể hiểu hết được các điều văn, thông được nghĩa của nó, biến hóa gia giảm linh hoạt, suy được rộng hơn, có thể trị bệnh lục khí cũng được, nội thương cũng được”. Hay như y gia Chu Đan Khê ( 朱丹溪 ) nói: “Các phương thang của Trọng Cảnh, thật đúng là khuôn vàng thước ngọc cho các thầy thuốc muôn đời sau. Người đời sau muốn vuông – tṛn – bằng – thẳng, cứ theo đó mà làm th́ không sai vậy”. Do đó có thể thấy lư luận của “ Thương Hàn Luận” không chỉ có thể chỉ đạo về luận trị bệnh ngoại cảm, mà c̣n là cơ sở điều trị lâm sàng trong Đông y, bao gồm tác dụng chỉ đạo có tính phổ biến. Thương hàn luận là một trong những bộ sách kinh điển hàng đầu đầy đủ bao gồm về lư – pháp – phương – dược của Đông y. Dựa vào lục kinh phân bệnh tật; lấy bát cương biện chứng, lục kinh và bát cương kết hợp mật thiết, làm rơ được bệnh cơ chủ yếu, tùy cơ mà đưa ra pháp trị và lựa chọn phương dược, do đó khác với bệnh nào phương đó; cũng khác với chứng nào phương đó. “Sự mâu thuẫn không giống nhau về bản chất, th́ phải dùng phương pháp không giống nhau về bản chất th́ mới có thể giải quyết được”, đấy chính là tinh túy của biện chứng luận trị. Nguồn gốc xuất hiện của Thương Hàn Luận là từ thực tiễn, là thành quả của Trương Trọng Cảnh thông qua sự nghiên cứu y văn kinh điển, tuyển chọn kết tập phương thang trong thiên hạ, trải qua sự kiểm nghiệm thực tiễn lâm sàng của hàng ngàn y gia các đời, bổ sung thêm khiến cho phạm vi ứng dụng càng thêm rộng răi phong phú, tập trung thêm các trí tuệ và sáng tạo của nhiều y gia. V́ vậy, giá trị và tác dụng của Thương Hàn Luận khó mà có sách nào có thể so sánh được. Thương Hàn Luận dùng lục kinh để phân bệnh chủ yếu là đối với các chứng trạng tổng quát phản ứng bệnh lư kinh lạc tạng phủ của lục kinh, nắm bắt đặc điểm lâm sàng của bệnh lục kinh, để có thể biết được t́nh trạng hiện tại của bệnh, xác định rơ phương hướng điều trị, tránh đi t́nh trạng rối loạn phương thang. Chính v́ do bệnh lục kinh là tổng quát phản ứng bệnh lư của cơ thể con người, có đầy đủ tính khách quan vật chất, không những quy loại phương pháp, bất luận là ngoại cảm bệnh, mà tạp bệnh cũng đều không tách rời ra khỏi lục kinh. V́ vậy, biện lục kinh bao gồm ư nghĩa phổ biến. Kinh khí Thái dương chủ biểu toàn thân, kinh lạc Thái dương đi ở vùng lưng, cho nên triệu chứng bệnh Thái dương kinh chủ yếu là đầu gáy đau nhức, ghét lạnh. Dương minh chủ về lư, cơ chế bệnh lư chủ yếu của nó có liên quan với Vị và Đại tràng, cho nên khi nói đến bệnh Dương minh thực tế ra chính là nói đến bệnh của Vị và Đại tràng. Kinh lạc Thiếu dương đi ở dọc thân bên, giữa hai kinh Thái dương và Dương minh, bên trong th́ thuộc về Đởm và Tam tiêu, cho nên mới có câu ví von: “Thiếu dương là then cửa” (少陽爲樞 - Thiếu dương vi xu ). Bệnh Thiếu dương đa phần biểu hiện các chứng trạng “xu cơ bất lợi” ( trong lư luận “khai – hợp – xu” (开阖枢- mở - đóng - khóa ) của Thương Hàn Luận, th́ Thiếu âm và Thiếu dương mỗi kinh đều có “Xu cơ” tức là Thiếu dương xu cơ và Thiếu âm xu cơ ( “xu” ( 枢 ) nghĩa là then cửa; “cơ” ( 机 ) nghĩa là bộ máy ). Đa số quan điểm đều không phân biệt “xu cơ” của hai kinh này,v́ vậy thường nói đến chứng trạng “Thiếu dương xu cơ bất lợi” mà không phân biệt âm dương. Tác dụng của Thiếu dương xu cơ và Thiếu âm xu cơ gồm ở các phương diện “xu chuyển tà khí”, “xu chuyển âm dương”, “xu chuyển khí cơ”, “xu lợi thủy đạo”. Tác dụng này giúp cho khí cơ thăng giáng chính thường, từ đó khiến cho âm dương tương thuận tiếp lẫn nhau, âm dương thuận tiếp th́ sẽ giúp cho duy tŕ được công năng sinh lư của khí cơ trong cơ thể, thủy đạo thông lợi, nhờ vậy mà tà khí từ trong có thể được đưa ra ngoài biểu. Bệnh Thiếu dương chủ yếu là xu cơ bất lợi dẫn đến kinh khí và thủy đạo ở Tam tiêu không thông sướng. Khí cơ không thông lợi nếu nhẹ th́ gây uất, nặng th́ gây trệ, lâu ngày th́ sinh kết ). Bệnh tam âm đều chủ lư, nhưng bệnh Thái âm chủ yếu là chứng Tỳ hư hàn thấp; bệnh Thiếu âm chủ yếu là chứng Tâm – Thận dương hư, hàn thịnh, hoặc Thận âm hư, tâm dương thượng kháng; bệnh Quyết âm chứng trạng chủ yếu là Can mộc vũ Thổ, phạm Vị khắc Tỳ. V́ kinh lạc tạng phủ là một chỉnh thể liên quan lẫn nhau không thể chia tách, sau khi mắc bệnh thường hay có sự ảnh hưởng lẫn nhau, mỗi bệnh biến của mỗi kinh thường se ảnh hưởng đến một kinh khác. Nhằm nói rơ về các t́nh trạng khác nhau, nên lại có học thuyết truyền biến lục kinh và các cách gọi như: hợp bệnh ( 合病- hai kinh hoặc ba kinh cùng một bệnh th́ gọi là “hợp bệnh” ); tịnh bệnh ( 并病 – nếu bệnh ở một kinh này chưa khỏi mà lại truyền đến một kinh khác th́ gọi là tịnh bệnh ). Nói chung về lục kinh truyền biến th́ Dương chứng đa phần là bắt đầu từ kinh Thái dương, sau đó truyền vào Thiếu dương hoặc Dương minh. Nếu chính khí bất túc th́ có thể truyền đến tam âm; Tam âm đa phần bắt đầu từ kinh Thái âm, sau đó truyền vào Thiếu âm, Quyết âm, nhưng đôi khi tà khí cũng trực trúng vào kinh Thiếu âm. Dương chứng truyền vào tam âm, lại có truyền biến lẫn nhau giữa biểu – lư, như Thái dương truyền vào Thiếu âm; Dương minh truyền vào Thái âm; Thiếu dương truyền vào Quyết âm, nhưng cũng không tuyệt đối là như vậy. Trong t́nh trạng chính khí phục hồi tà khí suy dần, vừa có thể từ lư đạt ra đến biểu, từ hư truyền đến thực, như trong bệnh Thái âm truyền đến Dương minh, bệnh Thiếu âm truyền đến Thái dương, bệnh Quyết âm truyền đến Thiếu dương v.v… Sự truyền biến phần trước là sự truyền biến của t́nh trạng bệnh đang phát triển dần; sự truyền biến ở phần sau là sự truyền biến của thế bệnh đang giảm, giai đoạn chuyển quy phục hồi, hai sự truyền biến này khác nhau hoàn toàn, có liên quan đến nhiều nhân tố khác nhau. Quy nạp lại th́ chủ yếu có ba nhân tố lớn, một là t́nh trạng thể chất; hai là tính chất của cảm tà; ba là đúng sai hoặc kịp thời trong vấn đề điều trị. Nếu thể chất người bệnh suy nhược, hoặc trị liệu không đúng th́ tuy là dương chứng vẫn c̣n thể chuyển vào tam âm; Nếu điều trị tốt, chăm sóc tốt, tuy là âm chứng vẫn chuyển ra tam dương. Nói chung, sự chuyển biến bệnh t́nh không phải cố định như một công thức, nhưng cũng không rời khỏi phạm vi chứng trạng lục kinh. V́ vậy, chỉ cần phân biện rơ giới hạn bệnh chứng lục kinh, th́ không khó để nắm bắt được quy luật truyền biến bệnh tật lục kinh. Có thể nói “hợp bệnh” là nói đến sự xuất hiện bệnh tật cùng lúc ở hai hoặc ba kinh; “tịnh bệnh” là sự xuất hiện trước sau của bệnh chứng ở hai đường kinh ( đă giải thích ở trên ). Trên thực tế, “hợp bệnh” và “tịnh bệnh” trên lâm sàng thường thấy rất nhiều, “Thương Hàn Luận” đưa ra “hợp bệnh” và “tịnh bệnh” chỉ có 12 điều, ư rằng trong biện chứng cần biết quan sát rơ trọng điểm này, và cũng cần phải nắm chắc phương diện chủ yếu của sự mâu thuẫn trong vấn đề. Ví dụ hợp bệnh của Thái dương – Dương minh, trọng điểm là Thái dương; Hợp bệnh của tam dương th́ trọng điểm chính là Dương minh. Sự phân bệnh lục kinh trong Thương Hàn Luận như đă nêu trên, hoàn toàn coi trọng biện chứng bát cương. Tuy không không nêu ra trực tiếp tên gọi “bát cương”, nhưng tinh thần biện chứng bát cương xuyên suốt toàn bộ nội dung của Thương Hàn Luận. V́ nếu chỉ biện lục kinh mới có thể biết bệnh, mà mỗi kinh đều có sự khác nhau về hàn – nhiệt, hư – thực, nếu không biện bát cương th́ không thể xác định được tính chất bệnh của mỗi đường kinh. Cho nên cùng lúc biện lục kinh, cần phải biện bát cương, chỉ có sự kết hợp mật thiết giữa biện bệnh lục kinh với biện chứng bát cương, tương bổ tương thành cho nhau th́ mới có thể làm sáng tỏ được triệt bản chất và hiện tượng của vấn đề. Có một số thầy thuốc không hiểu hết được giá trị và tầm quan trọng của biện chứng bát cương trong Thương Hàn Luận nên đă loại bỏ biện chứng bát cương ra khỏi Thương Hàn Luận, đó chính là sai lầm trầm trọng. Y gia Đào Tiết Am ( 陶節庵 ) đời Minh ( 明代 ) từ sớm đă có nhận định về vấn đề này, như ông nói: “Phàm, ba trăm chín mươi bảy pháp trong Thương Hàn Luận, không nằm ngoài tám cương lĩnh là biểu – lư; hư – thực; âm – dương; hàn – nhiệt” ( 夫傷寒三百九十七法, 無出於表里虛實陰陽冷热八者 - phù, Thương Hàn tam bách cửu thập thất pháp, vô xuất ư biểu lư, hư thực, âm dương, lănh nhiệt bát giả ). Về sau, Từ Xuân Phủ ( 徐春甫 ) ( Y gia đời Minh ) gọi bát cương là “Cương Lĩnh”, như ông nói: “Tám chữ: biểu – lư; hư – thực; âm – dương; hàn – nhiệt, là cương lĩnh của Thương Hàn Luận” (表里虛實陰陽寒热八字為傷寒之剛領 – Biểu lư, hư thực, âm dương, hàn nhiệt bát tự vi thương hàn chi cương lĩnh ). Tŕnh Giao Thiến ( 程郊倩 ) ( đời nhà Thanh ) xuất phát từ góc độ phương pháp luận đă nhấn mạnh “Thương Hàn Luận chính là quy phạm cho nhà y, trong đó giúp người học y có thể biết cách làm sao để biện rơ âm dương biểu lư; làm sao để kiểm tra được hàn nhiệt hư thực”. Từ đó có thể thấy rơ, bát cương chính xác là một trong những hạt nhân lư luận biện chứng của Thương Hàn Luận, là một bộ phận tạo nên sự quan trọng của hệ thống lư luận Thương Hàn Luận.

Âm – Dương: là sự phân loại có thuộc tính tương đối. Thường, sự phát sinh bệnh tật trong cơ thể con người đều là do sự thiên thắng thiên suy của âm dương trong cơ thể con người gây ra. Dương khí thịnh, sức đề kháng mạnh, th́ sẽ phát nhiệt chứng, thực chứng; Dương khi hư, sức đề kháng yếu, th́ sẽ ra hư chứng, hàn chứng. Bệnh tam âm và tam dương trong bệnh lục kinh, xét về bản chất mà nói th́ không rời khỏi phạm vi của hai cương là Âm và Dương. V́ vậy, trong chẩn đoán bệnh tật lâm sàng, đầu tiên cần phải biện rơ âm dương th́ mới có thể tiến hành các bước chẩn đoán tiếp theo trên lâm sàng. Như trong kinh văn có câu: “Người bệnh có phát nhiệt ố hàn th́ đó là phát từ ( kinh ) dương; không phát nhiệt mà ố hàn, đó là phát ở ( kinh ) âm”. Đấy là dựa trên t́nh trạng bệnh tật có nhiệt hay không nhiệt, có ố hàn hay không, để biện biệt tính chất của bệnh tật là thuộc dương hay âm. Sau đó lại dựa trên cơ sở này để phân tích vị trí biểu - lư của bệnh tật, hàn - nhiệt của bệnh t́nh, hư thực của tà – chính, từ đó mới có thể không bị sai lầm trong điều trị. V́ vậy, Âm – Dương c̣n là tổng cương của bát cương.

Biểu – lư: là nói đến sự nông sâu của vị trí bệnh. Khi tà ở kinh lạc cơ biểu th́ là biểu chứng; tà đi vào tạng phủ th́ là lư chứng. Phát biểu ( giải biểu ) - công lư th́ phải căn cứ vào vị trí nông sâu của vị trí bệnh mà quyết định đưa ra pháp trị thích hợp. V́ vậy Thái dương biểu chứng th́ nên dùng pháp phát hăn giải biểu; Dương minh lư chứng th́ nên dùng pháp thanh tiết lư nhiệt, hoặc công hạ lư thực. Nhưng có lúc biểu hiện lâm sàng như giữa biểu và lư, hoặc biểu - lư chứng cùng lúc, cho nên, vấn đề biện biệt biểu - lư rơ ràng là rất quan trọng. Như trong kinh văn có nói: “Thương hàn không đại tiện 6 – 7 ngày, đầu đau phát nhiệt, dùng Thừa Khí Thang; nếu người bệnh tiểu tiện trong th́ biết đấy không phải bệnh ở lư mà là ở biểu, nên phát hăn”. Lại như kinh văn khác: “Chứng thương hàn dùng nhầm phép “hạ” khiến cho cầu lỏng, cầu phân sống không ngừng, khắp người đau nhức, phải gấp rút cứu lấy lư; sau khi thân ḿnh hết đau nhức, đại tiểu tiện trở lại b́nh thường th́ nên cứu lấy biểu. Cứu lư th́ dùng Tứ Nghịch Thang; cứu biểu th́ dùng Quế Chi Thang”. Phép trị ở kinh văn đầu là căn cứ vào t́nh h́nh tiểu tiện để biện biệt chứng đau đầu thuộc biểu hay lư, rồi quyết định đưa ra pháp trị hoặc là phát “hăn”, hoặc là “hạ”; phép trị ở kinh văn sau là căn cứ vào t́nh trạng đại tiện để biện biệt tính hoăn ( chậm ), cấp ( nhanh ) của biểu lư, rồi quyết định đưa ra nguyên tắc điều trị trước ở lư, sau ở biểu. Đối với chứng ở biểu – lư mà biện biệt không rơ, hoặc không nắm chắc được tính hoăn – cấp của nó tất sẽ dẫn đến trị liệu không thích đáng mà gây ra sai lầm. Nói tóm lại, pháp trị biểu lư đồng bệnh ( Biểu lư đồng bệnh là cùng một lúc tồn tại cả biểu chứng và lư chứng. Đây là hiện tượng bệnh biến ở biểu chưa giải mà ở lư đă phát bệnh, đồng thời đều có biến hóa bệnh lư. Vừa có các biểu hiện biểu chứng như ố hàn, phát nhiệt, đầu thống, lại vừa có các biểu hiện lư chứng như ngực đầy, phúc thống, đau bụng cầu lỏng. Nguyên nhân đa phần là do biểu chứng chưa giải mà bệnh tà đă vào lư, hoặc sẵn có bệnh trong người lại mắc phải cảm mới mà sinh bệnh. Biểu lư đồng bệnh thường có “biểu hàn lư nhiệt”, “biểu nhiệt lư hàn”, “biểu hư lư thực”, “biểu thực lư hư”. Hoặc cũng có biểu lư xuất hiện bệnh chứng cùng tính chất như “biểu lư đều hàn”, “biểu lư đều nhiệt”, “biểu lư đều hư”, “biểu lư đều thực” ) không ngoài ba nguyên tắc chính là: “Tiên biểu hậu lư” ( trước biểu sau lư ); “Tiên lư hậu biểu” ( trước lư sau biểu ); “biểu lư đồng trị” ( biểu lư cùng trị )). Ở người bệnh có biểu chứng lư hư, thí lấy lư hư làm “cấp”, trước là trị lư, sau mới trị đến biểu, như kinh văn trên có nói: “Trước là dùng Tứ Nghịch Thang để cứu lư, sau là dùng Quế Chi Thang để trị biểu” đấy chính là một ví dụ cụ thể. Nếu không chiếu cố trước đến lư hư mà lại giải biểu bừa băi, tà ở biểu chưa chắc đă được giải mà lư hư lại càng nặng hơn. Cho nên trước là cần phải cứu lấy lư, sau khi giúp cho lư hư được khôi phục th́ mới có thể giải cho biểu bên ngoài. Ở người bệnh có biểu bệnh lư thực ( thực tà ), đa phần cần phải giải cho biểu tà trước, sau mới công lư, như vậy mới có thể chặn đứng được biểu tà truyền lư, tránh cho lư thực nặng hơn. Nếu ngược lại với quy tắc này mà công lư trước th́ lư thực chưa chắc được trừ mà biểu tà bị hăm vào bên trong mà sinh ra các bệnh biến khác. Nhưng nếu lư thực nặng hơn, xuất hiện t́nh trạng bệnh t́nh nặng dần th́ tuy có biểu chứng chưa giải cũng có thể công lư trước. Như trong chứng bệnh nặng súc huyết, có dấu hiệu phát cuồng rơ ràng, tuy có Thái dương biểu chứng, nhưng cũng có thể dùng Để Đương Thang ( 抵当汤 ) gấp rút công ngay huyết ứ, đấy chính là biện pháp xử lư trong t́nh trạng “lư thực nhưng gấp rút trị lư”. Nếu biểu lư đồng bệnh mà cần phải chiếu cố đến cả hai th́ có thể “biểu lư đồng trị”. Như trong chứng cảm tà ở hai kinh Thái dương và Thiếu âm, phương trị dùng Ma Hoàng Tế Tân Phụ Tử Thang, pháp trị cùng dùng ôn kinh và giải biểu. Như trong chứng Đại Thanh Long Thang biểu thực, lư nhiệt, không ra mồ hôi, phiền táo, dùng Đại Thanh Long Thang chính là pháp trị cùng dùng giải biểu và thanh lư.

Hàn nhiệt: là nói đến tính chất của bệnh t́nh. Thường các chứng trạng thế bệnh có xu hướng ở thể hưng phấn, dương tà chưng bốc, đa phần thuộc nhiệt; thế bệnh có xu hướng trầm tĩnh đều thuộc về chứng trạng của âm tà thiên thịnh, đa phần thuộc hàn. Ví dụ một người bệnh cầu lỏng không khát là thuộc tạng hàn. Nhưng nếu cầu lỏng mà khát nước muốn uống th́ thuộc chứng lư nhiệt. Mạch hoạt mà sác th́ thuộc nhiệt; mạch trầm mà tŕ th́ thuộc hàn, đây đều dựa trên chẩn đoán hàn nhiệt lâm sàng để làm căn cứ. Nhưng lúc hàn nhiệt cực thịnh đều có thể xuất hiện các hiện tượng phản thường. Như “người bệnh tuy phát sốt cao, nhưng lại muốn mặc áo ấm, đắp chăn, đó là do nhiệt ở b́ phu, hàn ở cốt tủy vậy; người lạnh dữ dội, nhưng lại không muốn mặc áo đắp chăn, đó là do hàn ở b́ phu, nhiệt ở cốt tủy vậy” ( kinh văn 11 ). Đoạn trước của kinh văn là nội chân hàn mà ngoài giả nhiệt; đoạn sau của kinh văn là nội chân nhiệt mà ngoại giả hàn. Khi chẩn đoán những người bệnh ở thể bệnh này, tránh để hiện tượng hàn nhiệt thể biểu của người bệnh đánh lừa, cần căn cứ trên cảm giác thích ghét của người bệnh cùng với lư chứng của người bệnh. Cần kiểm tra chính xác bản chất hàn nhiệt của bệnh tật, mới có thể đưa ra chẩn đoán chính xác.

Hư - Thực: là nói đến sự thịnh suy của tà – chính. Hư là chính khí hư; thực là tà khí thực. Nội Kinh nói: “Tà khí thịnh th́ thực, chính khí bị mất mà sinh hư”. Biện biệt hư – thực là một căn cứ quan trọng để quyết định phù chính hoặc công tà. Như trong kinh văn có nói: “người bệnh sau khi phát hăn mà ghét lạnh, đấy là đă có sẵn hư; người bệnh không ghét lạnh, nhưng lại phát nhiệt, đó là thực chứng”. Đoạn kinh văn đầu cho thấy người bệnh sau khi phát hăn th́ dương đă suy, nên không phát nhiệt mà lại ố hàn; đoạn kinh văn sau cho thấy, người bệnh sau khi dùng phép hăn th́ tà khí thịnh đi vào bên trong, cho nên không ghét lạnh, mà lại thấy nóng. V́ vậy, người bệnh ở trong trường hợp trước th́ dùng Thược Dược Cam Thảo Phụ Tử Thang để trị cho xong cái hư; c̣n người bệnh trong trường hợp sau th́ phải dùng Điều Vị Thừa Khí Thang để công lư thực. Qua phân tích trên, có thể thấy được tầm quan trọng của biện chứng Bát Cương. Nhưng nếu chỉ dựa trên biện chứng bát cương, không xác định được tạng phủ cụ thể, kinh lạc cụ thể, hàn nhiệt ở kinh nào, hư thực ở kinh nào, th́ sẽ không tránh khỏi t́nh trạng lư luận rỗng tuếch không thực tế, kết quả là không có được sự chẩn đoán chuẩn xác trên lâm sàng. V́ lục kinh và bát cương có sự kết hợp mật thiết, mối quan hệ hữu cơ, nên không thể bỏ cái nào cả. Tóm lại, lư luận biện chứng luận trị của Thương Hàn Luận đối với trị liệu lâm sàng có ư nghĩa chỉ đạo phổ quát, không nên câu nệ rằng nội dung Thương Hàn Luận chỉ chuyên về ngoại cảm, như vậy mới có thể phát huy được tác dụng chỉ đạo lâm sàng của lư luận Thương Hàn Luận trên lâm sàng.
 


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org