Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Y Học Cổ Truyền >> Cháu đang rất hoang mang, mong các Thầy chỉ giúp với ạ.

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Cháu đang rất hoang mang, mong các Thầy chỉ giúp với ạ. - posted by amynguyen85 (Hội Viên)
on June , 06 2016
Cháu là nữ, năm nay 31 tuổi, hiện giờ cao 1m58 và cân nặng là 61kg ạ. Vào thời điểm từ cuối tháng 3 vừa rồi cháu bắt đầu làm 2 việc từ sáng đến 9h tối mỗi ngày nên tinh thần luôn ở trong trạng thái stress và mệt mỏi. Thời gian đó cháu luôn thấy mệt nên ăn liên tục các thức ăn fast food và đồ ngọt v́ nghĩ rằng sẽ có nhiều năng lượng hơn. Sau đó đến cuối tháng 4 cháu thấy rất mệt, người nóng bừng, đo huyết áp lên cao nên sợ quá đă cắt giảm toàn bộ khẩu phần ăn, không c̣n ăn đồ fast food và đồ ngọt nữa ạ. Đến 30-4, 1-5 sức khỏe của cháu rất kém, lúc đó cháu không ăn thịt, cá, chỉ ăn cơm gạo lứt và rau. càm thấy chán ăn, không muốn làm việc ǵ cả, dần dần đă nghỉ việc thứ 2, chỉ c̣n duy tŕ công việc văn pḥng.

Từ đó tới nay cháu ăn kiêng để giảm cân v́ cháu rất mập (65kg, hiện giờ đă giảm được xuống c̣n 61kg), tập thể dục gym nhẹ hàng ngày và thấy cũng đỡ mệt hơn. Trước đó khi huyết áp có hôm lên rất cao (140/90), cháu sợ quá, mất ngủ cả đêm, sáng hôm sau đi khám BM th́ bác sĩ đo là 120/80, bảo b́nh thường, xét nghiệm máu th́ bác sĩ nói không vấn đề ǵ, bị rối loạn tuần hoàn năo và cho thuốc topbrain để uống.

Sau đó 1 tuần cháu đi khám ĐÔng Y và được kết luận là rối loạn thần kinh thực vật, cho cháu uống 3 loại thuốc là Hoa Đà, Tứ Đằng và Huyết Phủ trục ứ. Cháu uống được đến hôm nay là 11 ngày.

Trước khi đi khám triệu chứng của cháu như sau ạ:

Đầu đau, nặng đầu, đau lan cả đầu, đau ở gáy, cổ, nhiều lúc thấy choáng, như sắp ngất nhưng không bị ngất.

Mặt lúc nào lo âu, hồi hộp, suy nghĩ tiêu cực th́ nhịp tim đập nhanh, bụng cuộn lên, mặt đỏ bừng, hai bên xương g̣ má bị tê, đau, và toàn bộ vùng gáy, cổ sau cũng nóng bừng.

Bụng trước đó chán ăn nhưng sau đó đă ăn được, ngày đủ 3 bữa, vẫn ăn giảm cân nên tránh thịt, ăn cá, gạo lứt, mè đen, rau và hoa quả.

Huyết áp đợt này cháu đi khám liên tục, 3 lần trong 3 tuần, th́ ở Đông Y có hôm đi khám tối đo là 110/70, có hôm khám sáng th́ vẫn là 110/70, c̣n khám ở bệnh viện th́ sáng hay chiều đều là 120/80.

Cháu luôn có những suy nghĩ tiêu cực, sợ bệnh, sợ bị bệnh tim, sợ đột quỵ, sợ suy thận, sợ tiểu đường, sợ đủ mọi thứ bệnh, v́ thấy triệu chứng nào của những bệnh này ḿnh cũng có một chút.Điển h́nh có hôm nằm ngủ sợ tỉnh dậy mà bị đột quỵ nên ko dám ngủ, mắt nhắm cả đêm nhưng thực ra đầu óc vẫn tỉnh.

Từ bé khi đẻ ra chân tay cháu luôn có mồ hôi và luôn luôn lạnh, ít khi ấm.

Từ lúc bị bệnh mắt cháu không được linh hoạt cho lắm (mọi người nhận xét vậy), cháu cũng thấy ḿnh chậm đi, trí nhớ không tốt, đầu óc chán lắm bác ạ. Hồi trước cháu suy nghĩ nhanh lắm, làm việc ổn, giờ th́ chán thật ạ.

Sau khi sử dụng thuốc Đông Y được 11 ngày ( cho đến hôm nay) th́ t́nh trạng như sau:

- Đầu cháu đă bớt đau, chỉ trừ hôm nắng hay mệt mỏi th́ sẽ bị đau chút ( cháu cũng xin nói thêm là từ bé cháu bị ngă nên phải khâu 12 mũi trên đầu, gần gáy và 4 mũi trước trán ạ:((.

- Hiện tượng đỏ mặt cũng có bớt chút, nhưng vẫn c̣n, đặc biệt khi lo âu, hồi hộp hoặc muốn đi tiểu mà đang bận việc phải nhịn.

- Hôm thứ 7 vừa rồi phần bên má phải của cháu bị sưng, làm mặt hơi lệch, cháu có đến chỗ ĐÔng Y khám v́ sợ quá, th́ bác sĩ bảo yên tâm cứ uống thuốc như vậy, không có ǵ, đến hôm nay th́ vẫn hơi sưng nhưng đă đỡ lệch rồi ạ.

- Người cháu có hôm mệt, hôm không, trước đó xương mỏi ră rời, giờ đỡ hơn chút, nhưng thực sự là không thể thấy khỏe và linh hoạt được, người cứ như mất hồn, chắng muốn nói chuyện với ai cả ạ, cũng không thấy vui vẻ ǵ.

- Đi ngoài th́ trước đó cháu bị táo, nhưng giờ sáng nào cũng uống chanh muối nên đi thường xuyên, mỗi sáng 1 lần vào giờ cố định ạ. Phân th́ không lỏng hẳn, thành khuôn nhưng không cứng.


Cháu xem trên mạng thấy mọi người nói bệnh Rối loạn thần kinh thực vật không khỏi được, phải mang cả đời, lại c̣n dễ gây ra các bệnh nặng khác như tai biến, đột quỵ, v..v làm cháu thấy hoảng sợ quá ạ.

Cháu rất mong các Thầy trên diễn đàn hăy bắt bệnh và bốc thuốc chỉ giúp cho cháu với ạ, không th́ t́nh h́nh này cháu thực sự không làm được việc ǵ, mà cũng c̣n không lấy được chồng và có con nữa ạ huhu.

Cháu xin chân thành cảm ơn các Thầy rất nhiều và rất mong nhận được câu trả lời sớm ạ.








 
Replied by LUONGYVIET (Hội Viên)
on 2016-06-06 03:15:37.0
Tóm lại là - Cô đang cần điều trị thế nào? Trong 4 điều cần yếu của người ta - Ăn - Ngủ - kinh nguyệt (truyền giống, sinh đẻ) - Đại tiểu tiện.
Coi chừng chế độ ăn kiêng để giảm cân - không thích hợp.
Vui ḷng cho biết: Cô có thường thấy buồn ngủ không. Nhưng đến lúc ngủ; th́ lại trằn trọc, khó vào giấc?
Trông chờ phúc đáp.
Trân trọng.
LUONGYVIET
 
Reply with a quote
Replied by LUONGYVIET (Hội Viên)
on 2016-06-06 03:20:28.0
Vui ḷng tham khảo thêm:

Rối loạn thần kinh thực vật do đâu?

Rối loạn thần kinh thực vật (RLTKTV) ảnh hưởng đến chức năng tự động của các cơ quan trong cơ thể như nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa
Rối loạn thần kinh thực vật (RLTKTV) ảnh hưởng đến chức năng tự động của các cơ quan trong cơ thể như nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa... Đây không phải là một bệnh cụ thể mà chỉ là những rối loạn hoạt động hệ thần kinh tự động. Bệnh làm giảm hoạt động hoặc bất thường một hay nhiều chức năng tự động của cơ thể.

Nguyên nhân gây RLTKTV

RLTKTV có thể là một biến chứng của một số bệnh hay tác dụng phụ của một số thuốc. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như: các bệnh tự miễn, các cuộc tấn công hệ thống miễn dịch và thương tổn các bộ phận của cơ thể, dây thần kinh; do sự tấn công hệ miễn dịch của một số bệnh ung thư. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất của RLTKTV, dần dần có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể. Tổn thương dây thần kinh do phẫu thuật vùng cổ hoặc do xạ trị. Tác dụng phụ của một số loại thuốc sử dụng trong điều trị ung thư, thuốc chống trầm cảm và một số thuốc tim mạch. Bệnh mạn tính như bệnh Parkinson. Một số bệnh truyền nhiễm: do virut và vi khuẩn, như ngộ độc thức ăn, bệnh bạch hầu... Rối loạn di truyền. Rối loạn tâm sinh lư: các sang chấn tinh thần, thủ dâm quá nhiều ở cả nam và nữ...
Rối loạn thần kinh thực vật do đâu? 1
Sơ đồ chi phối các cơ quan của hệ thần kinh thực vật.

Biểu hiện bệnh

Hệ thần kinh thực vật gồm hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm. Sự mất cân bằng của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm dẫn đến bệnh lư của hệ thần kinh thực vật. Tùy thuộc vào loại rối loạn mà bệnh biểu hiện thành các triệu chứng khác nhau:

Hệ thần kinh: rối loạn vận mạch gây đau đầu khi thay đổi thời tiết; rối loạn tuần hoàn năo, giảm trí nhớ, giảm tập trung, ngủ kém, lo âu, buồn bực vô cớ.

Tim mạch: chóng mặt và choáng tư thế đứng do tụt huyết áp, hồi hộp, hụt hơi, nhịp tim nhanh hoặc chậm, huyết áp tăng giảm thất thường, đau thắt ngực, thiểu năng mạch vành, khó thích ứng với hoạt động thể lực, nhịp tim thay đổi một cách chậm chạp hoặc không thay đổi để đáp ứng kịp thời với hoạt động thể lực hoặc tập thể dục thể thao.

Hệ tiêu hóa: gây rối loạn tiêu hóa do rối loạn chức năng co bóp của dạ dày, ruột. Gây ra cảm giác nhanh no sau khi ăn, ăn không ngon, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn, khó nuốt và ợ hơi. Kích thích đại tiện khi căng thẳng.

Hệ tiết niệu: rối loạn tiết niệu, gây tiểu khó, tiểu không tự chủ, kích thích tiểu tiện khi căng thẳng và tiểu không hết nước tiểu, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Hệ bài tiết: rối loạn tiết mồ hôi, giảm tiết hoặc tăng tiết quá mức, ảnh hưởng tới khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể, thân nhiệt nóng lạnh bất thường.

Hệ hô hấp: co thắt cơ trơn phế quản gây khó thở, tăng khi thay đổi thời tiết hoặc căng thẳng. Hụt hơi khó thở, tức ngực. Ngạt mũi do giăn cuốn mũi.

Hệ cơ xương khớp: máy giật cơ, buồn bực chân tay, đau nhức xương khớp khi trở trời.

Hệ sinh dục: rối loạn t́nh dục, bao gồm cả vấn đề đạt được hoặc duy tŕ sự cương cứng, xuất tinh sớm ở nam giới và khô âm đạo, khó đạt cực khoái ở phụ nữ. Rối loạn kinh nguyệt.

Hệ lông tóc móng: bệnh có thể gây rụng tóc, da khô, hư móng, co giăn mạch ngoài da...

Triệu chứng toàn thân như: mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, ớn lạnh, đau mỏi vai gáy, đau mỏi cột sống, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn lo âu, có bệnh nhân có cảm giác không sống nổi, như sắp chết. Phản ứng sinh học chậm chạp với ánh sáng, gặp khó khăn khi lái xe vào ban đêm.

Phương pháp điều trị

Điều trị RLTKTV chủ yếu là điều trị các nguyên nhân gây bệnh. Việc điều trị triệt để nhằm thiết lập được sự cân bằng trong hệ thần kinh, sự cân bằng giữa hệ giao cảm và phó giao cảm. Tuy nhiên, đến nay, hầu như các nhà chuyên môn mới chỉ điều trị triệu chứng. Các thuốc thường dùng gồm: thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa mất ngủ và những rối loạn lo âu, thuốc điều chỉnh nhu động ruột; thuốc điều chỉnh cơ thắt bàng quang để chữa rối loạn tiểu tiện; thuốc tim mạch; thuốc làm giảm tiết mồ hôi; Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có thuốc làm tăng tiết mồ hôi đối với trường hợp giảm tiết; thuốc điều trị rối loạn cương dương ở nam giới và thuốc bôi trơn âm đạo cho phụ nữ...

Kết hợp phương pháp vật lư trị liệu: xông hơi thuốc trên huyệt, xoa bóp, bấm huyệt cũng giúp cho kết quả điều trị cao hơn và nhanh khỏi hơn.

Lời khuyên của bác sĩ

Bệnh nhân cần tập suy nghĩ tích cực, duy tŕ thể dục và lối sống lành mạnh, từ bỏ các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào, cà phê, trà đặc...

Bệnh nhân cần tập hít thở sâu; xoa vùng trên rốn hàng ngày có giá trị lớn trong pḥng và điều trị RLTKTV.
Do tác dụng phụ của một số loại thuốc sử dụng trong điều trị ung thư, thuốc chống trầm cảm và một số thuốc tim mạch có thể gây RLTKTV nên bệnh nhân và người khỏe mạnh không nên tự ư dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhiễm virut và vi khuẩn cũng gây RLTKTV nên mọi người cần thực hiện các biện pháp pḥng bệnh như: rửa tay thường xuyên sau khi tiếp xúc với đồ vật, sau khi lao động; đeo khẩu trang khi ra đường hay ở nơi công cộng; luôn thực hiện ăn chín uống sôi. Tránh các sang chấn tinh thần; không nên thủ dâm quá nhiều...

ThS. Nguyễn Hoàng Lan


 
Reply with a quote
Replied by amynguyen85 (Hội Viên)
on 2016-06-06 03:26:19.0
Dạ cháu rất cảm ơn Thầy ạ.

Cháu xin được hỏi đây có đúng là bệnh lư rối loạn thần kinh thực vật không ạ? Cháu chỉ mong là mọi chức năng trong cơ thể đều khỏe, để có đủ năng lượng làm việc và luôn vui tươi, khỏe mạnh thôi ạ.

Cháu xin phép được nói thêm là từ đó đến nay 2 tai cháu bị ù nhưng không nặng, lúc nuốt nước bọt có thể nghe thấy tiếng. Trước lúc uống thuốc bắc th́ cháu đi tiểu nhiều hơn, giờ uống rồi th́ thấy tiểu ít hơn, nên cháu lại sợ ạ.

Đợt trước cháu thấy thường xuyên buồn ngủ, đặc biệt vào buổi sáng. Giờ th́ cháu đỡ hơn, chỉ buồn ngủ khi đêm trước không ngủ được thôi ạ. Lúc vào giấc ngủ th́ trước đó suy nghĩ nhiều nên cũng bị trằn trọc, lúc sau uống thuốc bắc kia th́ mới đầu uống đầu cứ bị hẫng, nhẹ xong sau đó 30' là cháu bắt đầu ngáp liên tục rồi ngủ ạ.

Mong thầy tư vấn giúp hơn về chế độ ăn kiêng ạ.
Sáng: cháu hay ăn cháo yến mạch và chuối, hoặc ăn miến với rau.
Trưa: 1 bát cơm gạo lứt với vừng đen và canh rau hoặc canh cá.
Tối: 1 cốc nước ép rau gồm cần tây, tỏi, cà chua và cà rốt ạ.
Ăn vặt trong ngày bao gồm: 1 quả táo vào buổi chiều tầm 3h và 1 loại quả vào sáng tầm 10h30 ạ.



Cháu rất mong trả lời của Thầy ạ!

Cháu xin chân thành cảm ơn.


 
Reply with a quote
Replied by LUONGYVIET (Hội Viên)
on 2016-06-06 07:04:45.0
Cùng Cô: amynguyen85,

I -. Chế độ ăn kiêng của cô - thiếu đạm (cá, thịt, trứng, đậu phụ). Giảm cân là chế độ ăn giảm chất đường - đường từ: - mía đường và từ bột ngũ cốc.
Ăn rau để giúp cơ thể có nhiều khoáng chất và chất xơ, có lợi cho đại tiện.
Chất đạm từ: cá thịt trứng không làm cho người ăn tăng cân. Tuy nhiên cần loại trừ mỡ và dầu thực vật. (mỡ cá rất có lợi cho cơ thể).
Tuy nhiên: Ăn ǵ th́ ăn. Muốn giảm cân ta cần:
- Ăn vừa đủ calori (năng lượng cho cơ thể hoạt động và làm việc)
- Phần đông, chúng ta ăn thừa calori v́... ít hoạt động hoặc không tập thể dục. Năng lượng thừa - được gan "biến thành" mỡ.
- Cử các chất béo.
II -. Tai ù. Cần đi khám chuyên khoa TMH.
III-. Kinh nguyệt không đều
IV -. Hay có đàm, khạt đàm.

Có chẩn đoán tổng quát: KHÍ TRỆ
Vui ḷng tham khảo:
Khí trệ: Khí trệ là do cơ năng hoạt động của cơ thể hay một bộ phận của cơ thể bị trở ngại, thường do nguyên nhân tinh thần bị sang chấn, ăn uống không điều ḥa, cảm phải ngoại tà.
- Biểu hiện lâm sàng: đầy trướng và đau, tùy theo vị trí cơ quan bị bệnh. Như ở ngực sườn th́ gây đau tức ngực sườn; ở thượng vị (dạ dầy) gây chướng bụng và đau tức cùng thượng vị (vị quản thống); Ở ruột (trung tiêu) gây đau bụng, đầy bụng (phúc thống).
Đặc tính của cơ đau do khí trệ là có thêm đầy trướng, nhưng trướng nặng hơn đau, đau lúc nhiều lúc ít, vị trí không nhất định, ợ hơi, trung tiện th́ giảm đau.

KHUYÊN DÙNG: Bài thuốc - VIỆT CÚC HOÀN

Thương truật, Hương phụ, Xuyên khung, Lục khúc (Thần khúc), Chi tử (các vị thành phần bằng nhau).

Cách dùng: tán bột làm viên nhỏ, ngày uống 8 - 12g với nước ấm có thể dùng thang uống với liều thích hợp.

Tác dụng: hành khí giải uất

Ứng dụng lâm sàng: chữa chứng uất kết do khí, huyết, đàm, hỏa, thấp đồ ăn gây ngực sườn đây tức, ợ hơi, ợ chua, ăn uống không tiêu, nôn mửa v.v...

Chữa các bệnh rối loạn thần kinh chức năng như Hystesria, thông kinh, rối loạn tiêu hóa

Phân tích bài thuốc:
- Hương phụ hành khí giải uất chữa khí uất là quân,
- Thương truất táo thấp kiện tỷ chứa thấp uất,
- Xuyên khung hành khí hoạt huyết chữa huyết uất gây đau,
- Thần khúc tiêu thực hào vị chứa thực uất,
- Chi tử thanh nhiệt trừ phiền chữa hỏa uất là thần, tá, sứ.

Do khí uất đàm sẽ ngưng tụ, bài thuốc hành khí giải uất sẽ làm hết đàm mặc dầu không có thuốc trừ đàm (Bán hạ chế).

LUONGYVIET


 
Reply with a quote
Replied by amynguyen85 (Hội Viên)
on 2016-06-07 02:36:48.0
Cháu xin cảm ơn Thầy rất rất nhiều ạ!

Không biết thuốc thầy kê ở trên th́ cháu có thể mua ở đâu được đảm bảo ạ?


 
Reply with a quote
Replied by amynguyen85 (Hội Viên)
on 2016-06-07 05:03:09.0
Cháu xin bổ sung thêm là cháu có đi nội soi tai mũi họng th́ không có vấn đề ǵ nên cháu cũng lo lắng không rơ tai ù v́ sao, cũng thấy đau cả phần xương bên trong, lan sang cả hàm dưới ạ.
 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org