Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> Gs. Hoàng Bảo Châu - Hàn nhiệt trong y học cổ truyền.

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Gs. Hoàng Bảo Châu - Hàn nhiệt trong y học cổ truyền. - posted by LUONGYVIET (Hội Viên)
on June , 26 2016
Hàn nhiệt trong y học cổ truyền
Gs. Hoàng Bảo Châu
Trong dân gian có kinh nghiệm : khi trong người nóng, thường sắc mặt bừng đỏ, môi khô, khát nước, đại tiện táo bón…,th́ dùng những thức ăn mát như : sắn dây, đậu xanh, rau má để giải nhiệt. Khi trong người lạnh, thường sắc mặt tái xanh, ít khát nước, đại tiện lỏng, thích của nóng th́ dùng những thức ăn hoặc gia vị nóng như tiêu, quế, hồi, gừng, riềng,…hoặc nhai miếng trầu để làm ấm người.
Trong y học cổ truyền, những nhận thức và kinh nghiệm đó đă được nâng cao, khái quát hóa và hệ thống hóa thành khái niệm Hàn-Nhiệt, có nội dung ngày càng phong phú và trở thành hai vấn đề trung tâm của Đông y, định hướng cho phương pháp pḥng bệnh, chữa bệnh và cách sống vệ sinh. Đông y quan niệm…trên bệnh nhân có hai trạng thái bệnh lư đối lập là Hàn và Nhiệt do sự mất cân bằng âm dương cũng như trong thuốc có hai dược tính đối lập là Hàn và Nhiệt.. Do đó, có thể vận dụng tính Hàn-Nhiệt trong thuốc để điều chỉnh trạng thái Hàn-Nhiệt của người bệnh trở về trạng thái b́nh thường. Nguyên lư đó đă được toát lên trong câu : “Hàn giả,nhiệt chi. Nhiệt giả,hàn chi” nghĩa là : trạng thái hàn th́ dùng thuốc nhiệt, trạng thái nhiệt th́ dùng thuốc hàn. Trong các tài liệu kinh điển Đông y, trạng thái Hàn-Nhiệt được xác định trên lâm sàng qua bảng “Tứ chẩn”
VỌNG [nh́n]: Sắc mặt…Trắng xanh là Hàn….Đỏ là Nhiệt
Rêu lưỡi….Trắng nhuận là Hàn…Khô vàng là Nhiệt
Đờm…….Trắng trong là Hàn…..Vàng đặc là Nhiệt
Móng tay chân…….Xanh tím là Hàn……Bầm đỏ là Nhiệt
VĂN [nghe]: Nói khẽ, tiếng yếu ớt là Hàn…….Nói nhiều, tiếng to vang là Nhiệt
VẤN [hỏi] : Miệng …Không khát là Hàn….Khát là Nhiệt
Thích ăn uống……Nóng là Hàn……Mát là Nhiệt
Tiểu tiện………Trong, nhiều là Hàn…..Đỏ ít là Nhiệt
Đại tiện………Lỏng là Hàn………Táo bón là Nhiệt
THIẾT [sờ] : Mạch……Tŕ là Hàn………..Sác là Nhiệt
Thân thể,tay chân……..Lạnh là Hàn……Ấm đều là Nhiệt
Ngoài trạng thái đặc biệt “chân hàn, chân nhiệt” nói trên, đông y laị lưu ư đến trạng thái phức tạp “Hàn -Nhiệt thác tạp” thể hiện :
Theo vị trí không gian : hàn nhiệt, thượng hạ , biểu lư.
Theo thời gian : hàn nhiệt văng lai.
Theo bản chất hiện tượng : hàn nhiệt chân giả.
Phạm trù Hàn-Nhiệt rất rộng, bước đầu chúng tôi chỉ t́m hiểu một vài khía cạnh cơ bản, t́m hiểu sự khác biệt thông qua những chỉ tiêu quan sát lư-hóa-sinh và thu được một số kết quả như sau :
1/ Trên bệnh nhân.
Qua bệnh án lâm sàng thấy :
-- Trị số trung b́nh của số lượng hồng cầu, bạch cầu, huyết sắc tố, urê máu. globulin, huyết áp, nhịp mạch chuyển hóa cơ sở của tập hợp bệnh nhân hàn có xu hướng thấp hơn của tập hợp bệnh nhân nhiệt. C̣n cholesterol toàn phần và hiệu số nhiệt độ nách, đầu ngón tay chân, th́ có xu hướng cao hơn ở bệnh nhân nhiệt.
Sự phục hồi nhiệt độ của ngón tay nhúng vào nước đá của tập hợp bệnh nhân hàn chậm hơn ở bệnh nhân nhiệt. Các thể hiện của trạng thái hàn ứng với hội chứng cường phó giao cảm ; các thể hiện của trạng thái nhiệt ứng với hội chứng cường giao cảm.
-- Liên hệ những chỉ tiêu đă quan sát được về lư-hóa-sinh của hai tập hợp bệnh nhân hàn nhiệt trên đây với những triệu chứng trong bảng “Tứ chẩn” hàn nhiệt cổ truyền thấy có sự phù hợp tương ứng , thể hiện tính hệ thống và cơ sở khoa học của phương pháp chẩn đoán hàn nhiệt cổ truyền. Thí dụ :
-- Số lượng hồng cầu và huyết sắc tố thấp ở bệnh nhân hàn là phù hợp với sắc mặt, môi, da nóng, trắng xanh của hội chứng hàn.
-- Urê máu bệnh nhân hàn thấp có thể v́ quá tŕnh dị hóa prôtit giảm hoặc v́ ở bệnh hàn tiểu tiện nhiều, kéo theo urê làm urê máu giảm xuống.
-- Huyết áp, nhịp mạch ở bệnh nhân hàn thấp là phù hợp với hội chứng mạch trầm tế, tŕ hoăn của trạng thái hàn.
-- Gamma glôbulin ở bệnh nhân hàn thấp hơn ở bệnh nhân nhiệt thể hiện phản ứng chống đỡ thấp hơn.
-- Chuyển hóa cơ sở ở bệnh nhân hàn thấp hơn ở bệnh nhân nhiệt thể hiện quá tŕnh dị hóa kém sút, nhiệt năng không đủ, chân tay lạnh, phù hợp với biểu hiện hàn trong đông y.
Qua các kết quả nghiên cứu trên đây cho thấy có thể biểu diễn trạng thái Hàn-Nhiệt cổ truyền bằng những chỉ tiêu quan sát lư-hóa-sinh hiện đại, như vậy có thể chẩn đoán phân biệt trạng thái Hàn-Nhiệt trên bệnh nhân không những bằng phương pháp tứ chẩn cổ truyền mà c̣n có thể dùng các xét nghiệm theo phương pháp khoa học hiện đại hoặc kết hợp cả phương pháp cổ truyền và hiện đại.
2/ Trong thuốc men
Qua thực nghiệm thấy :
-- Phần lớn thuốc hàn lương có xu hướng ức chế an thần, lợi tiểu, chống dị ứng và tăng cường sức chịu đựng nóng. Cho súc vật uống thuốc hàn lương liều cao và kéo dài có xu hướng làm giảm nhiệt độ, hồng cầu, gamma glôbulin, glucôza, urê,… và gây thoái hóa mô.
-- Phần lớn thuốc ôn nhiệt có xu hướng kích thích, gây hưng phấn làm dăn mạch [đặc biệt là các loại thuốc ôn - thuốc cay ấm có tinh dầu thơm] và tăng cường sức chịu đựng lạnh. Cho súc vật uống thuốc ôn nhiệt liều cao và kéo dài có xu hướng làm tăng nhiệt độ, bạch cầu, urê, gamma glôbulin,…và gây viêm tổ chức.
Hội chứng hàn vừa là hệ quả của dị hóa kém sút mà cũng là đă thích nghi với trạng thái đó. Thuốc hàn là thuốc có thể gây trạng thái hàn trên cơ thể, hoặc có thể làm giảm trạng thái nhiệt trong cơ thể.
Nhiệt là trạng thái cơ thể trong đó dị hóa quá tăng cường, gây hiện tượng thừa năng lượng thể hiện rơ rệt nhất ở nhiệt năng gây rối loạn cho các hoạt động khác, hệ thần kinh ở trạng thái hưng phấn chiếm ưu thế, hệ giao cảm hoạt động chiếm ưu thế, một số tuyến nội tiết làm tăng chuyển hóa hoạt động chiếm ưu thế. Hội chứng nhiệt vừa là hệ quả của dị hóa quá tăng cường, mà cũng là để thích nghi với trạng thái đó. Thuốc nhiệt là thuốc có thể gây trạng thái nhiệt trên cơ thể, hoặc có thể làm giảm trạng thái hàn trên cơ thể.
Sau đây xin giới thiệu bảng phân loại thuốc tân dược theo tính Hàn -Nhiệt dựa trên những quan niệm đă tŕnh bày trên và bảng phân loại thức ăn Việt Nam theo tính Hàn Lương Ôn Nhiệt dựa trên sự tích hợp những tài liệu y học cổ truyền của Tuệ Tĩnh, Lăn Ông, những kinh nghiệm dân gian và một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm.

PHÂN LOẠI THUỐC TÂN DƯỢC THEO HÀN-NHIỆT
1/ Thuốc Hàn Lương [lạnh mát]
Phần lớn các thuốc tân dược trong các nhóm : ức chế thần kinh, thuốc gây mê, gây ngủ, an thần, chống động kinh, liệt thần kinh, giảm đau, giảm sốt, cường phó giao cảm, liệt giao cảm, trợ tim [spatcin-digitalin], kháng histamin, lợi niệu [dẫn chất thủy ngân sunphamit] , nhuận tràng, long đờm, [muối kiềm] kháng sinh [penixilin và họ lactamit], sunphamit kháng khuẩn, sunphamit hạ đường huyết, hóc-môn : corticoit ơstrôgen, vitamin C, thuốc ức chế, miễn dịch, một số chất vô cơ như: borax, magiê sunphát, natribicacbonat, natri bromua, natriclorua, natri sunphát, ôxưt kẽm.
2/ Thuốc Ôn Nhiệt [ấm nóng]
Phần lớn các thuốc tân dược trong các nhóm : kích thích thần kinh trung ương, liệt phó giao cảm, cường giao cảm, trợ tim [nikethamit], kích thích hô hấp [lobelin], lợi niệu [dẫn chất xathin:caphêin], thuốc gây táo bón [amin], long đờm [creôzôt], các tinh dầu kháng sinh [streptomyxin, tetracylin], hócmôn [thyroxin, testosteron], vitamin B12, D,…thuốc kích thích miễn dịch [levamiton], thuốc bổ [pantôcrin], thuốc kích thích tăng bạch cầu [pentoxyl], hợp chất hữu cơ của thạch tín, một số chất vô cơ : asensunfua [hùng hoàng],canxiclorua, thạch tín.

PHÂN LOẠI THỨC ĂN VIỆT NAM theo tính chất HÀN – LƯƠNG – B̀NH – ÔN - NHIỆT [ lạnh , mát , b́nh thường , ấm , nóng ]

1/ RAU CỦ TƯƠI :
HÀN : Rau chua me đất, Rau diếp , Giá đậu xanh, Rau khoai, Rau má, Rau mă đề, Rau mồng tơi, Rau sam.
LƯƠNG : Cải bắp, Cải th́a, Cây chuối non, Măng, Mơ tam thể, Rau diếp, Rau đay, Rau muống, Rau ngót, Su hào, Xà lách, Xương sông.
B̀NH : Cải cay, Cải củ, Hoa chuối, Lá chanh, Rau bí ngô, Súp lơ.
ÔN : Bạc hà, Cà rốt, Diếp cá, Đinh lăng, Hành tây, Kiệu, Húng chanh, Húng quế, Kinh giới, Mùi ta, Ngăi cứu, Nghệ, Rau dăm, Sả, Tía tô, Tỏi tây.
NHIỆT : Gừng, Ớt, Riềng, Tỏi.

2/ CỦ TƯƠI NHIỂU BỘT :
HÀN : Củ tử, sắn dây.
LƯƠNG : Khoai lang, Khoai dong.
B̀NH : Củ mài, Khoai sọ, Khoai tây.
ÔN : Khoai nưa, Sắn.

3/ NGŨ CỐC :
HÀN : Đậu xanh
LƯƠNG : Đậu đen
B̀NH : Đậu trắng, Gạo tẻ, Kê, Ḿ, Ngô, Sen
ÔN : Đậu đỏ, Đậu hà lan, Đậu tương, Đậu ván trắng, Gạo tẻ rang, Gạo nếp.

4/ CHẤT ĐƯỜNG, DẦU, MỠ :
LƯƠNG : Đường, Mật mía, Dầu vừng.
B̀NH : Mật ong tươi, Dầu lạc, Mỡ lợn
ÔN : Mật ong cô đường, nước hàng, Mỡ ḅ , chó, dê

5/ GIA VỊ :
HÀN: Dành dành, Dấm mẹ, Phèn chua.
LƯƠNG : Bằng sa, Dấm thanh, Diêm tiêu, Ḿ chính, Một nhĩ, Muối ăn
ÔN : Cari, Húng ĺu, Tương ớt ,Vỏ cam, chanh, quít.
NHIỆT : Đinh hương, Hạt tiêu, Hồi, Quế, Thảo quả.

6/ QUẢ TƯƠI :

HÀN : Cam chanh, Hoa ḥe
LƯƠNG : Chè xanh, Dừa, hoa ḥe Sao, Mía, thạch.
B̀NH : Chè hương, Chè khô
ÔN : Bia, càphê, Chè hạt nhị sen, rượu ,vôi

Nguồn: http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=1586
 


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org