Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Đông Y Thực Dụng >> “Xông sinh” (xông Lưu Huỳnh Dược liệu): - Thuốc, có gây độc?

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
“Xông sinh” (xông Lưu Huỳnh Dược liệu): - Thuốc, có gây độc? - posted by LUONGYVIET (Hội Viên)
on July , 01 2016
“Xông sinh” là một kỹ thuật cần thiết để bảo quản một số vị thuốc trong y học cổ truyền.

“Xông sinh” là một kỹ thuật cần thiết để bảo quản một số vị thuốc trong y học cổ truyền. Từ bao đời nay, Đông y đă sử dụng phương pháp này để loại trừ sự xâm hại của vi khuẩn, nấm mốc để giữ chất lượng và bảo quản vị thuốc được lâu.

Thuốc “xông sinh” liệu có gây độc? Vấn đề này cần được nh́n nhận khách quan trên cơ sở khoa học để xóa đi những “ngờ vực, u mơ” đă gieo “tiếng ác” cho Đông y.

Sinh chỉ “diêm sinh” là lưu huỳnh (S), vị thuốc lưu hoàng trong Đông y, bào chế bằng phương pháp kết sa tử (thăng hoa) để được tinh khiết. Theo Trung y, thuốc có vị chua, tính ấm, có độc, quy kinh thận và đại tràng. Tác dụng làm ấm ruột, thông đại tiện, đặc biệt chữa táo bón ở người già, sức yếu, thuốc c̣n làm ấm thận, tráng dương, bổ mệnh môn hỏa, dùng khi chức năng thận dương kém gây ra lưng gối đau mỏi, chân, tay lạnh, phụ nữ bạch đới, nam giới di tinh, liệt dương. Dùng ngoài phối hợp với một vài vị thuốc khác để sát khuẩn, chống ngứa, chữa hắc lào, lở loét. Liều dùng uống có thể từ 2-4g, dưới dạng bột hoặc hoàn, dùng ngoài lượng vừa đủ. Tuy nhiên, trong điều kiện ngày nay, với sự phong phú của dược liệu, nhiều thảo dược khác có thể thay thế nên lưu hoàng ít dùng để uống.

Lưu hoàng c̣n có tác dụng tốt trong bảo quản dược liệu. Một số vị thuốc phải qua “xông sinh”mới bảo quản được. Đây cũng là phương pháp phổ biến trong chế biến, bảo quản Đông dược. Các tài liệu bảo quản Đông dược của nhiều quốc gia như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam đều ghi: Bảo quản thuốc bằng cách “xông sinh” định kỳ để chống mối mọt, nấm mốc.

“Xông sinh” là dùng lưu hoàng đốt lấy khói (khí) để xông thuốc. Là một chất dễ cháy, chỉ cần châm lửa vào dúm bột lưu hoàng, sinh sẽ cháy từ từ và tạo ra khói xông lên, khói sinh len lỏi đi qua khối dược liệu và phát huy tác dụng.

Trong Đông y, không phải dược liệu nào cũng phải xông sinh, chỉ một số ít vị thuốc khó bảo quản như cúc hoa, ngưu tất, hoài sơn... người ta mới áp dụng phương pháp này. Thực tế số lượng lưu huỳnh sử dụng không nhiều, thường chỉ khoảng 1,5% so với dược liệu, thời gian xông sinh là 24 giờ. Trong quy tŕnh bào chế Đông dược, một nguyên tắc là sau khi xông sinh dược liệu phải tiếp tục được phơi hoặc sấy cho khô kiệt ở nhiệt độ 50-80C. Hơn nữa khi sử dụng, thuốc c̣n được sắc lên để uống, v́ vậy dư lượng SO2 c̣n lại trong thuốc là hoàn toàn không có. Mặt khác, lượng S tự do tồn tại trong dược liệu với tỷ lệ vô cùng thấp. Theo kết quả nghiên cứu về “Phương pháp xông sinh thích hợp cho dược liệu chất lượng tốt và an toàn cho người sử dụng” của Đại học Dược Hà Nội năm 2013, tỷ lệ lưu hoàng tồn dư chỉ chiếm 0,25% trong thành phẩm ngưu tất bào chế. Nếu dùng 100g dược liệu th́ lượng lưu hoàng chỉ có 0,25g, nhỏ hơn 100 lần so với liều điều trị.

Cho nên dùng thuốc qua xông sinh không bị nhiễm độc như một số người nghi ngại.

Cần chú ư, để đảm bảo an toàn trong bào chế thuốc, xông sinh phải thực hiện ở khu vực riêng, không gian thoáng đăng, có ḷ xông với quy tŕnh kỹ thuật chặt chẽ, xa nơi dân cư, người trực tiếp làm công việc này phải có phương tiện bảo hộ lao động, pḥng độc...

Sử dụng một số vị thuốc thường được xông sinh như cúc hoa, hoài sơn, ngưu tất cần lưu ư kiểm soát chất lượng thuốc bằng cảm quan như thuốc phải khô kiệt, có mùi thơm dược liệu, màu sắc đồng nhất, tỷ lệ vụn nát cho phép theo quy định.

Trong cơ chế mở cửa hiện nay, mặc dù đă có nhiều nỗ lực của các cơ quan chức năng, nhưng thực trạng thị trường dược liệu đang c̣n những bất cập trong vấn đề chất lượng. V́ thế, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, các thầy thuốc Đông y và người bệnh nên sử dụng nguồn thuốc của những cơ sở hợp pháp, có hiểu biết và kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến, cung ứng, bảo quản dược liệu.

TTƯT.DSCKI. Phạm Hinh
 
Replied by LƯƠNG-Y-VIỆT (Hội Viên)
on 2016-07-13 11:14:28.0
Bài thuốc có diêm sinh

Diêm sinh được dùng trong bảo quản thuốc

Một dạo, báo chí, truyền h́nh ồn lên chuyện “xông sinh” ở Nghĩa Trai làm dân làng này xôn xao. Đâu đâu người ta cũng hỏi: Thuốc này có “xông sinh” không? Uống thuốc “xông sinh” có ngộ độc không? Về vấn đề này, c̣n đang để cho các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, gii thích…


Việc dùng Diêm sinh (hay Lưu huỳnh) đă được cha ông ta sử dụng từ ngàn đời nay để chế biến và bảo quản dược liệu. Ngày nay, trong sách Bảo quản Dược liệu của Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên đều có ghi: Bảo quản thuốc bằng cách xông Diêm sinh (lưu huỳnh) định kỳ để chống mối, mọt.

Trong y văn cổ (Ḥa tễ cục phương) có thu thập, ghi chép nhiều nghiệm phương, dưới đây chỉ xin giới thiệu 1 bài thuốc có Lưu huỳnh (Diêm sinh) trong bộ sách nổi tiếng này. Xin lưu ư đây là thuốc uống trong.

Công thức: Bán hạ, ngâm 7 lượt với phèn chua rồi sấy khô tán bột mịn.

Diêm sinh (lưu huỳnh) loại bỏ tạp chất dùng chày gỗ liễu nghiền thật mịn.

Cách làm: Lấy 2 vị thuốc một lượng bằng nhau, dùng nước Gừng làm hoàn nước to bằng hạt đậu xanh (ngày xưa cho thêm bột mỳ chín sấy khô làm hoàn). Ngày uống 8 - 12g vào lúc đói, chia 2 - 3 lần, uống với rượu ấm hoặc nước Gừng, phụ nữ uống với Giấm.

Tác dụng: Chữa người già bị táo bón do hư lạnh, hoặc v́ hàn thấp sinh ỉa chảy.

Phân tích: Bài thuốc sử dụng tính đại nhiệt của Lưu hoàng, nó bổ mệnh môn ho, trợ dương khí, khiến cho đại tràng thông lợi. Bán hạ vị khổ tính ôn, táo thấp có tác dụng hoà vị giáng nghịch. Nước gừng giải độc Bán hạ, lại giúp Lưu hoàng khử hàn. Ba vị tạo ra tác dụng ôn thận trục hàn, thông dương, tả trọc để chữa rối loạn chức năng đại tràng của người già yếu.

Chú ư: Người già khí hư, phụ nữ sau đẻ huyết khô và vị tràng khô táo dẫn đến táo bón: Không dùng. Chỉ dùng cho người già và phụ nữ ỉa chảy do hàn thấp và táo bón do hư lạnh mà thôi.

Vậy đó, xưa người già yếu c̣n uống được Diêm sinh để chữa bệnh vậy nay nếu dùng Diêm sinh để xông sấy dược liệu một cách hợp lư và phù hợp với yêu cầu bo vệ môi trường th́ có ǵ đáng ngại ?

DS. Ong Mật
CTQ 23
 
Reply with a quote
Replied by LUONGYVIET (Hội Viên)
on 2016-07-13 18:35:02.0
Cho Ngu tôi thỉnh giáo: Sao phải dùng gỗ liễu, mà không dùng chày bằng gỗ khác vậy?!


" Diêm sinh (lưu huỳnh) loại bỏ tạp chất dùng chày gỗ liễu nghiền thật mịn ".


Thưa Ngài LƯƠNG-Y-VIỆT?

LUONGYVIET
.
 
Reply with a quote
Replied by LƯƠNG-Y-VIỆT (Hội Viên)
on 2016-07-13 21:09:52.0
Thưa Ngài!
-Phàm những vị thuốc bẩm thụ màu vàng đều qui về Thổ, V́ ở trong Thổ nên ít nhiều có Thổ tánh, năng hút các khí tà độc. V́ vậy, khi dùng các loại thuốc này theo đường uống, ta phải t́m cách tiết các chất tạp bẩn này ra khỏi dược liệu.
- Gỗ liễu được dùng trong bào chế dược liệu không ngoài mục đích đó, ví dụ nữa khi chế Hoàng Liên: Cho Hoàng liên vào trong túi vải, xát cho sạch lông gĩa mát dùng, hoặc ngâm trong nước tương 2 giờ vớt ra, sấy khô bằng gỗ liễu để dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
 
Reply with a quote
Replied by LUONGYVIET (Hội Viên)
on 2016-07-14 18:42:38.0
Đáp như Ngài LƯƠNG-Y-VIỆT thật là lời đáp của hủ nho, mọt sách!

Trong thực hành, ngoài đời sống: CỌ XÁT LƯU HUỲNH với chày gỗ liễu LÀ ĐỂ PH̉NG CHÁY, NỔ đó Ngài mọt sách!

Dân làm pháo ở B́nh Đà hay G̣ Vấp ai cũng biết.


LUONGYVIET
 
Reply with a quote
Replied by giathien123 (Hội Viên)
on 2017-10-13 02:55:54.0
để chữa khỏi bệnh tốt nhất nên đi đến các bệnh viện lớn thăm khám xét nghiệm hẳn hỏi để có kết quả chính xác nhất http://benhvienphuclam.com/
 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org