Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> Viêm gan mạn tính theo đông y | Thuôc chữa trị bệnh.

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Viêm gan mạn tính theo đông y | Thuôc chữa trị bệnh. - posted by LUONGYVIET (Hội Viên)
on July , 19 2016
Viêm gan mạn tính

Thường gặp 2 thể:

1- Can Tỳ Bất Ḥa: bệnh nhân không sốt, da không vàng hoặc vàng nhẹ, gan c̣n sờ được dưới bờ sườn, mạn sườn đầy tức hoặc ấn đau, chán ăn, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, rêu lưỡi dày nhớt, mạch Huyền Hoạt.

Điều trị: Sơ Can, kiện Tỳ. Dùng bài Tiêu Dao Tán gia giảm: Đương quy, Sài hồ, Bạch truật, Bạch linh, Hà thủ ô, Uất kim 12g đều 12g, Bạch thược 20g, Đan sâm, Trần b́, Hậu phác 8g, Cam thảo 4g, Gừng tươi 3 lát, sắc uống.

Bệnh nhân mệt mỏi nhiều thêm Nhân sâm 8g (hoặc Đảng sâm 12g) , huyết kém hay chóng mặt, mắt mờ thêm Tang thầm, Kỷ tử. Sắc da c̣n vàng thêm Nhân trần, Chi tử.

2. Khí Huyết Ứ Trệ: Sắc mặt kém tươi nhuận, môi thâm tím, gan to, ấn đau, mạn sườn đau tức, lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết, rêu vàng, mạch Huyền Sáp hoặc Trầm Khẩn.

Điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ. Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang gia giảm: Đương quy, Sinh địa, Đan sâm, Xuyên Ngưu tất, Bạch truật, Sài hồ, Uất kim đều 12g, Bạch thược, Xích thược đều 10g, Xuyên khung, Đào nhân đều 8g, Hồng hoa 6g, Trần b́, Hậu phác đều 8g.

Gan to cứng thêm Miết giáp, Mẫu lệ; Bụng đầy hơi thêm Mộc hương, Sa nhân; Vùng gan đau nhiều thêm Nhũ hương, Một dược. Trường hợp khí hư thêm Nhân sâm (hoặc Đảng sâm) , Hoàng kỳ.

Bệnh viêm gan siêu vi tuy trên lâm sàng thường gặp các thể trên đây nhưng thường lẫn lộn v́ vậy cần chú ư khi biện chứng luận trị.

Những Điều Cần Chú Ư Trong Điều Trị Bệnh Viêm Gan Siêu Vi

Bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi đầy đủ, không lao động trí óc hoặc chân tay quá sức gây mệt mỏi. Về chế độ ăn, cần dùng các thức ăn dễ tiêu như rau đậu, trái cây, sữa, cá, thịt nạc, cũng không nên ăn nhiều v́ thịt là loại thức ăn khó tiêu đối với người đau gan, rất hạn chế ăn các chất dầu mỡ. Không ăn các chất cay nóng như ớt, tiêu, rượu, thuốc lá... Lúc chức năng gan kém cần thận trọng lúc dùng thuốc trụ sinh hoặc các loại thuốc cổ truyền có độc như Phụ tử, Ô đầu, Nhũ hương, Một dược, Tam lăng, Nga truật...

Bệnh nhân viêm gan siêu vi A thời kỳ cấp tính nên nằm viện cách ly ít nhất 30 ngày sau khi phát hiện vàng da, bệnh chưa khỏi thời gian cách ly dài hơn.

Bệnh nhân viêm gan siêu vi B và không A không B phải chú ư vô khuẩn kỹ các dụng cụ tiêm chích, châm và tốt nhất là các dụng cụ điều trị phải dùng riêng.

Nhân viên y tế phải thực hiện tốt chế độ cách ly để bảo vệ cho bệnh nhân và tự bảo vệ cho ḿnh.

Kinh Nghiệm Dùng Thuốc Điều Trị Viêm Gan Siêu Vi

Vàng da: là triệu chứng thường gặp, trong Y học cổ truyền chia làm 2 loại:

1- Dương Hoàng: thường gặp trong giai đoạn bệnh cấp, màu vàng tươi, thường kèm táo bón. Rêu lưỡi vàng dày thuộc nhiệt chứng, thực chứng. Dùng phép trị thamh nhiệt lợi thấp là chủ yếu.

2- Âm Hoàng: gặp trong viêm gan mạn, màu vàng xạm, thường kèm tiêu lỏng, lưỡi nhợt, rêu dày, thuộc hàn chứng, hư chứng. Dùng phép ôn hóa hàn thấp là chính.

Vàng da thường đi kèm với huyết ứ, khí trệ, âm hư, huyết hư, lúc trị cần chú ư kết hợp hành khí, hoạt huyết, dưỡng âm (dưỡng huyết) . Trị vàng da dùng vị Nhân trần là chủ dược, đối với dương hoàng, lúc bắt đầu dùng liều cao 30-60g, kết hợp với thuốc giải biểu, lợi tiểu, thông tiện, lư khí, thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, phương hương hóa trọc, có kết quả tốt. Sau 1-2 tuần lượng Nhân trần nên giảm và dùng các loại thuốc có vị ngọt, tính hàn để tư âm, thanh nhiệt như Sinh địa, Hoạt thạch, Cát căn, Thạch hộc... kết hợp thuốc lợi tiểu như Bạch linh, Trư linh, Trạch tả có kết quả tốt. Đồng thời tùy t́nh h́nh bệnh nên dùng thêm thuốc ôn dương, kiện tỳ, dưỡng huyết, hoạt huyết, tư dưỡng can âm.

Vùng gan đau và gan to: Vùng mạn sườn đau theo Y học cổ truyền có thể là can khí uất kết, can huyết ứ trệ, can đởm hỏa thịnh, can âm (huyết) bất túc. Nếu vùng gan đau tức lúc đau lúc không là do can khí uất th́ phép trị là sơ can, giải uất. Nếu là vùng đau cố định, ấn vào đau tăng, vùng gan đau tức là do nhiệt độc thịnh, cần thanh nhiệt giải độc. Nếu vùng gan đau như dao đâm, đau cố định là do khí trệ, huyết ứ, cần hoạt huyết, hóa ứ. Nếu vùng gan đau âm ỉ, lúc mệt đau tăng, xoa dễ chịu là do âm huyết hư nên dưỡng can huyết, thường dùng bài Kim Linh Tử Tán (Xuyên luyện tử, Diên hồ sách) .

Trường hợp gan to, Y học cổ truyền cho là chứng Tích Tụ, dùng thuốc hoạt huyết, lư khí, hóa tích, dưỡng huyết, nhuyễn kiên, tán kết như Đan sâm, Xích thược, Đương quy, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Miết giáp, Mẫu lệ, Hạ khô thảo, Khương hoàng, Bối mẫu, Trạch lan, Bạch cương tàm...

Bụng đầy: thường nguyên nhân là ớ can, tỳ, vị. Ăn xong đầy bụng là can vị bất ḥa th́ sơ can, ḥa vị. Bụng đầy liên tục là tỳ hư thấp trệ, cần kiện tỳ lợi thấp.

Sốt nhẹ kéo dài: có thể gặp trong 3 trường hợp sau:

Nếu sốt kèm theo bứt rứt, c̣n vàng da, rêu lười vàng là c̣n thấp nhiệt nên dùng bài Đơn Chi Tiêu Dao Tán.

Nếu sốt vào chiều kèm theo ḷng bàn chân tay nóng, ra mồ hôi trộm, lười thon đỏ là âm hư nên dùng bài Thanh Hao Miết Giáp Thang.

Nếu sốt vào buổi sáng kèm theo hồi hộp khó thở, tự ra mồ hôi, thân lười bệu sắc nhợt là khí huyết hư nên dùng bài Bổ Trung Ích Khí hoặc Bát Trân Thang.

5. Mạch sao (mao mạch dăn h́nh sao) : thường gặp trong 2 trường hợp: nếu là do nhiệt nhâïp phần huyết th́ dùng phép trị lương huyết, thanh nhiệt, lợl thấp như dùng các vị thuốc Sinh địa, Tiểu kế, Mao căn, Đơn b́. Nếu là do khí trệ, huyết ứ th́ phải lư khí, hoạt huyết, hóa ứ dùng các vị Đào nhân, Hồng hoa Đơn b́, Đan sâm…

6. Mất ngủ: là một triệu chứng thường gặp trong bệnh viêm gan mạn tính. Có thể do nhiều nguyên nhân: nếu là can uất hóa hỏa, dùng phép sơ can, tả nhiệt, dùng bài Long Đởm Tả Can Thang. Nếu là đờm nhiệt uất kết, dùng phép hóa đờm, thanh nhiệt, dùng bài Ôn Đởm Thang. Nếu là âm hư hỏa vượng dùng phép tư âm, thanh tâm, dùng bài Hoàng Liên A Giao Thang, Thanh Dinh Thang. Nếu là tâm tỳ lưỡng hư dùng phép bổ dưỡng tâm tỳ, dùng bài Qui Tỳ Thang. Nếu do ứ huyết dùng phép hoạt huyết, lư khí, dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang...

7. Transaminaza tăng cao: Trường hợp viêm gan siêu vi mạn tính, Transaminaza không hạ, tùy t́nh h́nh bệnh có thể chọn các phép trị sau:

Thanh nhiệt giải độc, lợi thủy thông tiện, dùng các vị thuốc như Nhân trần, Sơn chi, Đại hoàng, Long đởm thảo, Hoàng cầm, Bản lam căn, Bồ công anh, Hổ trượng, Thanh đại, Kim ngân hoa, Liên kiều, Bại tương thảo, Lô hội, Hạ khô thảo, Hoạt thạch, Xa tiền tử, Mộc thông...

Phương hương hóa trọc: dùng các vị thuốc Hoắc hương, Bội lan, Khấu nhân, Sa nhân, Cúc hoa...

Lương huyết thông lạc: dùng các vị thuốc: Tiểu kế, Sinh địa, Xích thược, Bạch thược, Đơn b́, Mao căn, Đào nhân, Hồng hoa, Đan sâm...

Dưỡng âm, liễm âm: dùng các vị thuốc Ngũ vị tử, Ô mai, Ngũ bội tử, Mộc qua, Bạch thược, Câu kỷ tử, Mạch môn, Sa sâm, Minh phàn...

8. Đối với tỷ lệ A/G nghịch đảo và điện di protein không b́nh thường: Tác giả Dương Phần Minh (Hồ Nam, Trung Quốc) cho rằng các vị thuốc như Bản lam căn, Hoàng tinh, Bạch truật, Sinh hoàng kỳ, Kê huyết đằng có tác dụng tốt. Bệnh viện thủ đô Bắc Kinh dùng phép ích khí, hoạt huyết với các vị Hoàng kỳ, Phục linh, Đan sâm, Sinh sơn tra, Hổ trượng, Thảo hà xa, Mă tiên thảo đều 15g, Bạch truật, Trạch lan đều 10g, Vương bất lưu hành 12g, Cam thảo 5g, thấy có tác dụng điều chỉnh điện di protein.

9. Đối với kháng nguyên bề mặt viêm gan vi rút B dương tính (HBSAG (+) : Thượng Xuân Hoa, cho là cần kết hợp phép phù chính và khu tà, dùng các vị Đảng sâm 9g, Ngũ vị tử 6g, Hoàng kỳ, Toàn qua lâu, Phục linh, Dương đề căn đều 15g.

Trần Kế Minh th́ dùng phép ích thận, giải độc với các vị Nhục thung dung, Ba kích thiên, Đương qui đều 10g, Thổ Phục linh, Địa hoàng đều 30g, chích Phong pḥng 2g, Thăng ma 10g, Tang kư sinh 12g. Dương hư thêm Tiên linh tỳ 12g, Bạch truật 10g. Âm hư thêm Sa sâm, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo đều 12g, Huyền sâm 18g. Nếu nhiệt độc thịnh dùng Tứ Diệu Dũng An Thang gia vị: Huyền sâm, Ngân hoa, Thổ phục linh, Sinh địa, Bạch hoa xà thiệt thảo, Sừng trâu đều 30g, Sinh cam thảo, Đương quy, Thăng ma đều 10g, Quán chúng 12g, Qua lâu 15g, Đại hoàng than 5g.

Chu Tăng Bánh dùng phép hoạt huyết giải độc, thanh nhiệt với các vị: Hổ trượng 500g, Lộ phong pḥng, Tử thảo, Đởm'thảo, Binh lang đều 100g tán bột, trộn mật làm hoàn, mỗi lần uống 10g, ngày 3 lần, đồng thời uống nuốt bột Minh phàn 0,2g bột Bối mẫu 1g.

Đối với người mang vi rút viêm gan B, bệnh lây, thị xă Hoàng Thạch tỉnh Hồ Bắc (TQ) , dùng phép ôn thận, thanh nhiệt, giải độc. Lấy toa căn bản có Tiên linh tỳ, Sinh hoàng kỳ, Kỷ tử, Nữ trinh tử, Bạch hoa xà thiệt thảo đều 15g, Đổng tật lê, Trần b́ đều 10g, Binh lang 12g, Liên kiều 20g.

Bệnh viện tỉnh Sơn Đông dùng bài Kháng Viêm Gan Siêu Vi B gồm Hoàng Kỳ 180g, Đảng sâm 45g, Sừng trâu 30g, sắc đặc c̣n 500ml, mỗi lần uống 100ml, ngày 2 lần. Dùng liền trong 6 tháng.

Bệnh viện lây số 2 Bắc Kinh dùng bột chống HBV gồm Quế chi, Nhục quế, Can khương, Bạch thược, Đan sâm, Đại táo, Cam thảo, mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần.

Các bài thuốc thường được dùng sau khi mắc bệnh viêm gan siêu vi: Tiêu Dao Hoàn, Ô Kê Bạch Phượng Hoàn, Lục Vị Địa Hoàng Hoàn, Qui Thược Lục Quân Tử Hoàn.

Nguồn: yduochoc.vn
 


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org