Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> Cây chó đẻ ( 珍珠草 )

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Cây chó đẻ ( 珍珠草 ) - posted by LUONGYVIET (Hội Viên)
on July , 20 2016
Cây chó đẻ ( 珍珠草 )
Tên và nguồn gốc

– Tên thuốc: Trân châu thảo (Xuất xứ: Sanh thảo dược tính bị yếu).

– Tên khác: Nhật khai dạ bế (日开夜闭), Thập tự trân châu thảo (十字珍珠草), Âm dương thảo (阴阳草), Giả du cam (假油柑), Chân châu b́nh (真珠苹), Tức ngư thảo (鲫鱼草), Hồ tu tu (胡羞羞), Lăo nha châu (老鸦珠), Dạ hợp trân châu (夜合珍珠) , Lạc địa du cam (落地油柑), Tiểu lợi cam (小利柑), Cốt thảo (蓇草), Dạ hợp thảo (夜合草), San tạo giác (山皂角), Diệp hậu châu (叶后珠), Du cam thảo ( 油柑草), Ngư lân thảo (鱼鳞草).

– Tên Việt Nam: Cây chó đẻ, cỏ chó đẻ.

– Tên Trung văn: 珍珠草 ZHENZHUCAO

– Tên Anh văn: Common Leafflower Herb

– Tên La tinh: Sagina saginoides (L.) Karsten[Sper-gula saginoides L.」

– Nguồn gốc: Là toàn thảo hoặc toàn thảo luôn rễ của Diệp hạ châu thực vật họ Đại kích (Euphorbiaceae).
– H́nh thái thực vật –

Cây thảo sống một năm, cao 10 ~40cm, trụi nhẵn hoặc gần như trụi nhẵn, thân đứng thẳng, phân nhánh thường sắc đỏ, góc dọc h́nh cánh. Lá đơn mọc xen kẽ nhau, thành 2 hàng ngang, h́nh như lá phức; phiến lá h́nh bầu dục, dài 5 ~15mm, rộng 2 ~5mm, đầu nhọn hoặc tù, phần gốc h́nh tṛn, mặt dưới sắc xanh tro; cuống lá ngắn hoặc gần như không cuống, lá kèm nhỏ, h́nh tam giác nhọn. Hoa tính đơn, đực cái cùng gốc, mọc ở nách, bé nhỏ, sắc nâu đỏ; không cuống hoặc có cuống ngắn; đài hoa 6 vấu; tràng hoa khuyết; hoa cái 2 ~ 3 cái mọc chùm, nhị đực 3, chỉ nhị hợp sinh phần đáy, buồng thuốc hở; hoa cái mọc 2 hàng ngang dưới lá, buồng 3 ngăn, quả nang không cuống, h́nh tṛn bẹt, đường kính 3mm, sắc nâu đỏ, mặt ngoài có chổ lồi lên h́nh vẩy. Hạt h́nh trứng dạng tam giác, sắc nâu nhạt, có vân ngang. Thời ḱ ra hoa tháng 7 ~ 8.
Phân bố môi trường sống

Sống ở sườn núi, vệ đường, bờ ruộng.. Các vùng Giang Tô, An Huy, Chiết Giang v.v… Chủ yếu sản xuất ở các vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên v.v…. (Trung Quốc).
– Thu hái và bào chế –

Hai mùa hè thu, thu hái bộ phận trên mặt đất hoặc toàn thảo luôn rễ, rửa sạch bùn đất, bỏ tạp chất, dùng tươi giă nước hoặc giă đắp. Hoặc phơi khô, cắt đoạn, dùng sống.
Tính vị

– Trung dược học: Ngọt, đắng, mát.

– Thực vật danh thực đồ khảo: Tính mát.

– Phúc kiến dân gian thảo dược: Đắng, lạnh.

– Nam Ninh thị dược vật chí: Ngọt, đắng.
Qui kinh

– Trung dược học: Vào kinh Can, Phế.

– Tuyền châu bản thảo: Vào 2 kinh Can, Phế.
Công dụng và chủ trị

B́nh Can, thanh nhiệt, lợi thủy giải độc.

Trị viêm ruột, kiết lỵ, viêm gan truyền nhiễm, thủy thũng Thận viêm, nhiễm trùng đường tiểu, trẻ con cam tích, hỏa nhăn mắt có màng che, miệng đầu sanh nhọt, sưng độc vô danh.

– Sanh thảo dược tính bị yếu: Trị trẻ con cam nhăn, cam tích, nấu thịt ăn hoặc nấu nước rửa. Trị trên đầu sanh nhọt thành đống, đau ngứa khó chạm, sắc nước rửa, nghiền nhỏ dầu sôi thoa cũng được.

– Lâm chứng chỉ nam: Trị trẻ con các chứng cam ốm yếu, mắt muốn mù. Nghiền nhỏ nước sôi trắng uống, hoặc chứng nấu với cá thịt ăn.

– Thực vật danh thực đồ khảo: Trí chướng khí (khí độc ở rừng núi).

– Phúc kiến dân gian thảo dược: B́nh Can, lui hỏa, sáng mắt, trị vết thương rắn cắn.

– Quí Châu dân gian dược vật: Lư khí tiêu sưng.

– Sổ tay Trung thảo dược thường dùng – Bộ đội quảng châu: Thanh Can sáng mắt, sấm thấp lợi thủy. Trị thủy thũng thận viêm, nhiễm trùng đường niệu, kết sỏi đường niệu.
Cách dùng và liều dùng

Sắc uống, 15 ~ 30g. Loại tươi 30 ~ 60g. Dùng ngoài lượng thích hợp.
Kiêng kỵ

– Trung dược học: Phẩm loại đắng mát, người dương hư thể yếu dùng thận trọng.
Nghiên cứu hiện đại

Thành phần hóa học:

– Toàn thảo hàm chứa thành phần tính Phenol, thành phần triterpene và gallotannin (Trung dược học).

– Toàn thảo hàm chứa thành phần tính Phenol, thành phần triterpene (Trung dược đại từ điển).

Tác dụng dược lư: Trân châu thảo đối với khuẩn cầu chùm sắc kim vàng, trực khuẩn lỵ Shigella flexneri có tác dụng ức chế khá mạnh, đối với khuẩn liên cầu tan trong máu, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh đều có tác dụng ức chế. Bổn phẩm có tác dụng điều trị đột xuất đối với viêm gan B (Trung dược học).

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:

Trị kiết lỵ trắng đỏ : Cỏ Diệp hạ châu tươi 1 ~ 2 lượng. Sắc nước, lỵ đỏ thêm đường trắng, lỵ trắng thêm đường đỏ điều uống.

(Phúc kiến Trung Thảo dược)

+ Phương thuốc 2:

Trị Viêm gan truyền nhiễm: Diệp hạ châu tươi 1 ~ 2 lượng. Sắc nước uống, 1 ngày 1 thang, uống liên tục 1 tuần.

(Từ Châu – Đơn phương nghiệm phương tân y liệu pháp tuyển biên)

+ Phương thuốc 3:

Trị trẻ con cam tích, quáng gà: Diệp hạ châu 5 ~ 7 chỉ, gan gà, heo lượng vừa phải. Nấu cách thủy dùng.

(Phúc Kiến Trung thảo dược)

+ Phương thuốc 4:

– Chủ trị: Kiết lỵ vi khuẩn, viêm bàng quang.

– Thành phần: Diệp hạ châu tươi 30g, Lá kim ngân hoa 20g, Đường đỏ 20g.

– Cách dùng: Rửa sạch, giă nát, thêm nước sôi nguội lượng thích hợp, vắt nước thêm đường đỏ, phân 2 ~3 lần uống. Mỗi ngày 1 ~2 thang, uống liên tục 3 ~ 5 ngày.

+ Phương thuốc 5:

– Chủ trị: Viêm thận bể thận thời kỳ cấp tính hoặc mạn tính cấp phát.

– Thành phần: Diệp hạ châu tươi 40g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, Xa tiền thảo 20g.

– Cách dùng: Sắc uống, phân 3 lần uống, mỗi ngày 1 thang.

Tham khảo thêm
CÂY CHÓ ĐẺ RĂNG CƯA

Tên khác: Diệp hạ châu (叶下珠).

Tên khoa học: Phyllanthus urinaria L., họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Mô tả: Cây thảo sống hàng năm hoặc sống dai. Thân cứng màu hồng, lá thuôn hay h́nh bầu dục ngược, cuống rất ngắn. Lá kèm h́nh tam giác nhọn. Cụm hoa đực mọc ở nách gần phía ngọn, hoa có cuống rất ngắn hoặc không có, đài 6 h́nh bầu dục ngược, đĩa mật có 6 tuyến, nhị 3 chỉ nhị rất ngắn, dính nhau ở gốc. Hoa cái



mọc đơn độc ở phía dưới các cành, dài 6 h́nh bầu dục mũi mác, đĩa mật h́nh ṿng phân thùy, các ṿi nhụy rất ngắn xẻ đôi thành 2 nhánh uốn cong, bầu h́nh trứng. Quả nang không có cuống, hạt h́nh 3 cạnh.Cây mọc hoang ở khắp nơi, trong nước cũng như ở các nơi trong các vùng nhiệt đới.

Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba Phylanthi).

Phân bố: Cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta.

Thu hái: vào mùa hè, rửa sạch phơi nắng gần khô, đem phơi trong râm rồi cất dùng.
Tác dụng dược lư:

Điều trị viêm gan:

Tại Việt Nam, khá nhiều công tŕnh nghiên cứu về tác dụng điều trị viêm gan của Diệp hạ châu đă được tiến hành, chẳng hạn: nhóm nghiên cứu của Lê Vơ Định

Tường (Học Viện Quân Y – 1990 – 1996) đă thành công với chế phẩm Hepamarin từ Phyllanthus amarus; nhóm nghiên cứu của Trần Danh Việt, Nguyễn Thượng Dong (Viện Dược Liệu) với bột Phyllanthin (2001).

Tác dụng trên hệ thống miễn dịch:

Vào năm 1992, các nhà khoa học Nhật Bản cũng đă khám phá tác dụng ức chế sự phát triển HIV-1 của cao lỏng Phyllanthus niruri thông qua sự ḱm hăm quá tŕnh nhân lên của virus HIV. Năm 1996, Viện nghiên cứu Dược học Bristol Myezs Squibb cũng đă chiết xuất từ Diệp hạ châu được một hoạt chất có tác dụng này và đặt tên là “Nuruside”.

Tác dụng giải độc:

Người Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc dùng Diệp hạ châu để trị các chứng mụn nhọt, lở loét, đinh râu, rắn cắn, giun. Nhân dân Java, Ấn Độ dùng để chữa bệnh lậu. Theo kinh nghiệm dân gian Malaysia, Diệp hạ châu có thể dùng để trị các chứng viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai, viêm âm đạo,… Công tŕnh nghiên cứu tại Viện Dược liệu – Việt Nam (1987 – 2000) cho thấy khi dùng liều 10 – 50g/kg, Diệp hạ châu có tác dụng chống viêm cấp trên chuột thí nghiệm.

Điều trị các bệnh đường tiêu hóa:

Cây thuốc có khả năng kích thích ăn ngon, kích thích trung tiện. Người Ấn Độ dùng để chữa các bệnh viêm gan, vàng da, kiết lỵ, táo bón, thương hàn, viêm đại tràng. Nhân dân vùng Haiti, Java dùng cây thuốc này trị chứng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa,..

Bệnh đường hô hấp:

Người Ấn Độ sử dụng Diệp hạ châu để trị ho, viêm phế quản, hen phế quản, lao,.

Tác dụng giảm đau:

Kenneth Jones và các nhà nghiên cứu Brazil đă khám phá tác dụng giảm đau mạnh và bền vững của một vài loại Phyllanthus, trong đó có cây Diệp hạ châu – Phyllanthus niruri. Tác dụng giảm đau của Diệp hạ châu mạnh hơn indomethacin gấp 4 lần và mạnh hơn 3 lần so với morphin. Tác dụng này được chứng minh là do sự hiện diện của acid gallic, ester ethyl và hỗn hợp steroid (beta sitosterol và stigmasterol) có trong Diệp hạ châu.

Tác dụng lợi tiểu:

Y học cổ truyền một số nước đă sử dụng Diệp hạ châu làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng. Ở Việt Nam, Diệp hạ châu được dùng sớm nhất tại Viện Đông y Hà Nội (1967) trong điều trị xơ gan cổ trướng. Một nghiên cứu của trường Đại học Dược Santa Catarina (Brazil-1984) đă phát hiện một alkaloid của Diệp hạ châu (phyllan thoside) có tác dụng chống co thắt cơ vân và cơ trơn, các nhà khoa học đă nhờ vào điều này để giải thích hiệu quả điều trị sỏi thận, sỏi mật của cây thuốc.

Điều trị tiểu đường:

Tác dụng giảm đường huyết của Diệp hạ châu (Phyllanthus niruri) đă được kết luận vào năm 1995, đường huyết đă giảm một cách đáng kể trên những bệnh nhân tiểu đường khi cho uống thuốc này trong 10 ngày.

Thành phần hoá học: flavonoid, alcaloid phyllanthin và các hợp chất hypophyllanthin, niranthin, phylteralin.

Công năng: Thanh can, minh mục, thấm thấp, lợi tiểu.

Công dụng: trẻ con cam tích, phù thủng do viêm thận, nhiễm trùng đường tiểu, sỏi bàng quang, viêm ruột, tiêu chảy, họng sưng đau.

Cách dùng, liều lượng: Lợi tiểu, chữa phù thũng. Chữa đinh râu, mụn nhọt (giă nát với muối để đắp). Chữa viêm gan virut B. Ngày uống 20-40g cây tươi, có thể sao khô, sắc đặc để uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Bài thuốc:

+ Chữa suy gan do nghiện rượu, ứ mật: Diệp hạ châu : 10g, Cam thảo đất : 20g Cách dùng : Sắc uống thay nước hàng ngày.

+ Chữa viêm gan do virus B: Diệp hạ châu đắng: 100g Nghệ vàng : 5g.

Cách dùng : Sắc nước 3 lần. Lần đầu 3 chén, sắc c̣n 1 chén. Lần 2 và 3 đổ vào 2 ch n nước với 50g đường, sắc c̣n nửa chén. Chia làm 4 lần, uống trong ngày.

Ghi chú: Cây chó đẻ thân xanh (Diệp hạ châu đắng – Phyllanthus amarus Schum et Thonn.) cũng được dùng với cùng công dụng.

– Chế phẩm Hepaphil lọ 100 viên nang XNDPTƯ 25 chữa viêm gan virut B.
- Chế phẩm NATUREN Z Caps của DHG PHARMA tiêu chuẩn GMP-WHO

Theo: thuocchuabenh.vn
 


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org