Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> Cam thảo và đậu xanh trong giải độc.

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Cam thảo và đậu xanh trong giải độc. - posted by sinhviendaihoc (Hội Viên)
on October , 04 2016
Dạ thưa các thầy em cũng t́m hiểu về đông y học nhưng do em trái ngành chưa có t́m hiểu hệ thống về dược tính và lư thuyết căn bản nên em có thắc mắc từ quan sát của em về dược tính giải độc của đậu xanh và cam thảo, em mong các thầy từ bi giải thích cho em với, cái này th́ em chịu không google nổi:

1. Trong đông y ta hay dùng cam thảo/đại táo để giải độc các vị thuốc đông y khác như phụ tử, ba kích. Cam thảo/đại táo c̣n dùng để điều ḥa các vị thuốc, tức là giảm độ mạnh nồng như quá nóng hoặc quá hàn của các vị thuốc.

2. Ngoài ra th́ đậu xanh cũng giải nhiệt được và giải độc rất tốt, mẹo nhân gian hay khuyên dùng đậu xanh để giải độc thức ăn, kim loại và ngộ độc thuốc tây. Nên mọi người khuyên không nên uống thuốc tây và ăn chè đậu xanh gần nhau trong một khoảng thời gian nếu không sẽ không có tác dụng.

3. Trong tây y cũng có một số thuốc để giảm men gan, thực tế tác dụng của các thuốc này đối với cơ thể giống vị Diệp hạ châu không ạ?

4. có lần em nghe Phó giải thích rằng các thuốc trị cảm cúm/ kháng sinh của tây y rất hàn lạnh, gây tổn thương ty vị nghiêm trọng, vậy ra thuốc tây cũng có tính chất lạnh nóng giống y dược của đông y ạ?

Câu hỏi của em liên quan đến 1 và 2 là:
a. tại sao cam thảo và đại táo lại có thể giải độc dược của các vị thuốc kia theo y lư của đông y ạ? Nếu trong một thang mà ta cho quá nhiều đại táo/cam thảo th́ tác dụng bổ/tả hay chữa bệnh của các vị thuốc có bị giảm không, hay chỉ là các tính như quá nóng/hàn của các vị ấy bị giảm để hợp với cơ thể của bệnh nhân.

b. đậu xanh, đại táo, cam thảo th́ dược tính khác nhau rồi, thế nhưng về cái phần công năng giải độc của 3 vị này th́ thế nào so với nhau ạ, em thắc mắc là nếu đậu xanh giải được thuốc tây th́ cảm thảo/đại táo có làm điều tương tự không? Vậy nếu cơ thể vừa mới uống thuốc đông y xong 15 phút lại ăn đậu xanh th́ chắc đậu xanh sẽ giải hết hoặc làm mất nhiều dược tính quan trọng của các vị thuốc trong bài phải không ạ.? Em lấy ví dụ như em vừa ăn xong món chè 3 thứ đậu xanh, đỏ, đen nấu với đường phen xong 15p mà em vẫn c̣n thấy hỏa bốc nóng bứt sau đó em lại uống thêm 1 gói diệp hạ châu vạn xuân(http://duocvanxuan.com.vn/diep-ha-chau-van-xuan) th́ chắc đậu xanh ảnh hưởng nhiều tới dược tính của gói diệp hạ châu trong cơ thể em nhỉ?

c. Lúc trước có 1 thầy thuốc dặn em là sau khi uống thuốc đông y tuyệt đối không được ăn giá đỗ từ đậu xanh và rau muống tươi, em google th́ thấy người ta nói"Trong “Bản thảo cang mục” viết, đỗ xanh khí vị ngọt hàn, không độc, hóa giải toàn bộ thảo mộc." , vậy c̣n đậu xanh nấu chè th́ thế nào ạ, nó có giải mạnh như giá đỗ không ạ, v́ em cố ư nấu chung để tận dụng bổ lực cho thận và tâm từ đậu đen và đậu đỏ, giờ em nấu ăn chung với đậu xanh trong một nồi nó giải hết rồi th́ tiêu.


 
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2016-10-09 00:23:48.0
Chào sinhviendaihoc,
Cam thảo và đỗ xanh có tính hoà hoăn, giúp tăng cường chức năng thanh lọc của gan và gây lợi tiểu v́ vậy có thể dùng để làm giảm tác dụng của các loại thuốc khác, giúp gan thanh lọc máu và thải các chất thuốc ra khỏi cơ thể qua tiểu tiện. Nếu bị ngộ độc thuốc th́ dùng đậu xanh sống với nước sắc cam thảo có thể làm giảm tác dụng của chất độc và giúp thải chất độc ra nhanh hơn. Các loại bệnh do cơ thể có nhiều độc tố, khi dùng các thang thanh nhiệt giải độc th́ dùng đỗ xanh không sao do có dùng mục đích. Nói là giải độc nhưng chỉ là giải độc nhẹ, mục đích làm giảm tác dụng của các loại thuốc khác. Nếu bị ngộ độc nặng th́ phải tuỳ theo từng trường hợp mà lập toa thuốc giải. Đại táo th́ không có tính giải độc.

Nói chung các loại rau có tính hàn như đỗ xanh, giá, măng, rau muống đều không nên dùng gần với các toa thuốc bổ v́ thuốc bổ thường có tính ôn ấm, dùng các thứ hàn lạnh sẽ phá đi tính ôn ấm của thuốc bổ. Ngược lại các loại rau có tính nhiệt như hành, tỏi, gừng, ớt sẽ phá đi tính mát của các toa thanh nhiệt. Khi dùng thuốc th́ tránh ăn uống các thứ nghịch lại với mục đích của nó.

Dược vị của Đông y được phân tích dựa trên đặc tính âm dương, ngũ hành, ngũ sắc, ngũ vị, rất khác với Tây y dựa trên tính chất hoá học nên nhiều khi rất khó so sánh với nhau. Các loại thuốc kháng sinh thường có vị đắng, chua nên thuộc về hàn. Hơn nữa các loại vi khuẩn thích nóng mà ghét lạnh (ví dụ như thức ăn bỏ vào tủ lạnh th́ không bị vi khuẩn làm cho bị thiu), thuốc trị được vi khuẩn th́ phải có tính hàn chứ không có tính ôn ấm được. Các bệnh nhân dùng kháng sinh lâu ngày thường bị rối loạn tiêu hoá, rối loạn đại tiện tiểu tiện đó là do tánh hàn của kháng sinh gây ra.
Phó
 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org