Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Đông Y Thực Dụng >>

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2021-01-09 11:53:06.0
Bổ sung thêm một số từ mới:

Ẩm = là hơi nước, sự ẩm thấp
Bất túc = không đủ, yếu
Bi = đau buồn, đau thương
Biểu = phần ngoài, da (biểu b́)
B́nh = trung ḥa, không nóng, không lạnh
Bối = lưng
Cam = ngọt
Cách = phân chia, chia cách
Cảnh = cổ
Chỉ = cầm, làm giảm
Chích = tẩm mật rồi nướng hoặc sao vàng
Cố = giữ lại, làm giảm sự thất thoát, cố thủ
Cước = chân, cẳng chân; lạnh, âm u lạnh lẽo
Dịch = chất lỏng (ví dụ: tân dịch); bệnh truyền nhiễm (ví dụ: ôn dịch)
Đại tiện = đi cầu
Đàm = chất nhầy, chất đàm
Đạm = nhạt
Điền = bổ sung, thêm vào, làm cho đầy đủ (ví dụ: điền tinh)
Điền trướng = đầy tức
Động = sự chuyển động, làm di chuyển
Hàm = mặn
Hăm = ngâm trong nước nóng
Hàn = lạnh
Hăn = mồ hôi
Hạng = gáy
Hành = làm cho lưu thông
Hiếp = sườn
Hỏa = nhiệt, phần năng lượng làm ấm cơ thể
Hoạt = làm cho di chuyển dễ dàng
Hư = thiếu, yếu, suy
Hung = lồng ngực
Hữu = bên phải
Huyền = căng cứng
Huyễn vựng = chóng mặt hoa mắt
Huyết = phần chất lỏng có màu đỏ vận hành trong mạch để vận chuyển các chất tinh hoa nuôi dưỡng cơ thể
Hỷ = vui vẻ, sung sướng
Ích = làm lợi ích, làm tăng thêm
Khái = ho
Khí = năng lượng, lực, năng lượng vô h́nh vận hành trong cơ thể
Khổ = đắng
Khu = trừ, loại trừ
Khủng = sợ hăi
Kiên = vai
Kiện = làm cho khoẻ lên (ví dụ: kiện tỳ)
Kiện vong = hay quên
Kinh = kinh hăi, sửng sốt quá mức
Lao = hao, gầy
Liễm = khống chế, kềm chế
Loan = co rút
Lợi = là làm cho dễ dàng (trái ngược với nê trệ)
Lục khí = phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa
Lục phủ = đảm, vị, tiểu trường, đại trường, bàng quang, tam tiêu
Lư = thông (ví dụ lư khí); ở trong, phần trong
Măn = đầy, óc ách
Mao = lông, chỉ sự nhẹ nhàng
Mệnh môn hỏa = chân dương, nguồn của hỏa, tên của 1 huyệt nằm giữa hai quả thận
Nê trệ = tŕ trệ, nặng nề, khó vận chuyển
Ngũ hành = mộc, hỏa, thổ, kim, thủy
Ngũ khiếu = mắt, lưỡi, mồm, mũi, tai
Ngũ sắc = xanh, đỏ, vàng, trắng, đen
Ngũ tạng = can, tâm, tỳ, phế, thận
Ngũ vị = chua, đắng, ngọt, cay, mặn
Nguyên = nguyên thủy, cái nguồn, cái gốc
Nhiệt = nóng
Nhớt = chất nhờn, chất lỏng bị đặc lại
Nhuận = làm điều ḥa, dễ dàng
Nhục = thịt, cơ
Nộ = tức giận
Ố = sợ (ố hàn: sợ lạnh)
Ôn = ấm
Phát = làm cho ra (ví dụ: phát hăn)
Phế = tạng phế (gồm có lá phổi và hệ kinh mạch liên quan đến phổi)
Phong = gió
Quan = bế tắc, đóng giữ
Sao = rang
Sáp = làm săn, se lại
Sôn tiết = ăn vào tả ra
Tà = độc tố, chất độc hại, khí độc
Tả = lấy bớt ra, làm giảm bớt; bên trái
Tân = cay
Tân dịch = chất nước trong cơ thể (không phải huyết)
Tán = làm tan ra (ví dụ: tán kết), nghiền nhỏ
Tàng = chứa
Táo = khô
Thạch = đá, chỉ sự trầm nặng
Thanh = màu xanh (tính từ); làm giảm, thanh trừ (động từ)
Thấp = ẩm
Thất t́nh = 7 thứ t́nh cảm (hỉ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh)
Thống = nhức; điều khiển
Thử = nắng
Thực = dư, thừa, quá; vun đắp lên
Thủy = chất lỏng, chất nước
Thũng = là ứ đọng, ph́nh ra do ứ đọng
Tinh = tinh hoa, tinh túy, phần tinh hoa của vật chất là nền tảng của khí
Tích = đường cột sống
Tiết = làm thoát ra, rỉ ra
Tiểu tiện = đi tiểu
Toan = chua
Trệ = tŕ trệ, không thông
Trọc = chất cặn bă, chất nặng, phần c̣n lại sau khi đă lấy đi phần tinh túy
Trung tiện = đánh rắm, x́ hơi ra đường hậu môn
Trường = dài; ruột (tiểu trường: ruột non, đại trường: ruột già)
Tư = bồi dưỡng, bồi bổ, bổ
Tư = tư lự, lo nghĩ
Tức = hơi thở
Ứ = đóng cục, tắc ngẽn
Uất = tắc nghẽn, không thông
Ưu = u sầu, buồn bă
Yêu cổ = phần ngang thắt lưng và vế
 
Reply with a quote
Replied by lytrieuquocsu (Hội Viên)
on 2021-01-11 08:52:30.0
chào thầy phó
tôi thấy từ
cước=chân,cẳng chân
e rằng chưa thuyết phục lắm
nếu dùng từ cước này trong vơ thuật th́ đúng như cước pháp , bàn long cước hổ vỉ cước,song phi liên hoàn cước........ th́ được
nhưng trong YHCT cước ở đây chỉ sự lạnh như cước khí hoặc miền sơn cước rừng núi âm u lạnh lẽo...
mấy lời góp ư mong thầy vui vẻ
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2021-01-11 13:12:47.0
Chào thầy lytrieuquocsu,
Cám ơn anh đă góp ư rất hay. Tôi đă thêm vào ư nghĩa của chữ cước.
 
Reply with a quote
Replied by lytrieuquocsu (Hội Viên)
on 2021-01-12 07:19:18.0
chào thầy phó
trong y thư của gia đ́nh tôi có 1 bệnh và hai vị thuốc mà đến giờ tôi t́m đủ các sách , lục tung các thư viện quốc gia nhưng không t́m được
1-bệnh phong đại ác
2- vị thuốc kim tiểu tiễn và kim tuế
nguyên văn bệnh và bài thuốc như sau
chữa phong đại ác
dùng kim tuế và kim tiểu tiễn làm hoàn thang uống mẫu đơn
riêng về từ PHONG ĐẠI ÁC tôi vẫn suy luân đó là một chứng về gan-ung thư gan v́ là đại ác
c̣n 2 vị thuốc kia tôi cũng tra cứu đủ cách hỏi những thày thuốc giỏi nhưng không ai biết
hiện nay một số bệnh lư yhct tương đương với yhhđ như
trúng phong=TBMMN
phổi bị tích=khối đông đặc phổi,tràn dịch màng phổi
tiêu khát=tiểu đường.........
rất mong sự uyên bác cũng như học rộng của thày có thể giúp tôi giải đáp những vấn đề trên
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2021-01-15 22:23:35.0
Chào anh lytrieuquocsu,
Anh đă lục khắp nơi như vậy mà không t́m được thông tin th́ tôi cũng chịu. Nếu anh có bản bằng tiếng Hán th́ có thể tra t́m thêm các tài liệu cổ bằng Hán văn. Tôi đă từng gặp 1 số toa gia truyền hay bí truyền dùng những tên vị thuốc rất lạ. Tôi nghĩ các cụ ngày xưa dùng các tên lạ rồi chỉ truyền miệng lại cho con cháu hoặc học tṛ ư nghĩa của các tên đó là ǵ, lâu ngày thành tam sao thất bổn. Có khi vị thuốc trong 1 toa không phải là 1 vị mà là tên của 1 toa khác ví dụ như vị Thần khúc là tập hợp của nhiều vị khăc.

Tên toa này có chữ Phong c̣n các vị đều có chữ Kim như vậy có thể phương pháp điều trị là dùng Kim để trị Phong chăng? Sách Dược Tính Ca Quát có vị "Kim tiết" dùng để trị Phong. Đông y có vị Vạn tuế cũng có khi được gọi là Kim tuế nhưng không biết có phải là vị trong toa này không. Tôi chỉ t́m được 2 vị đó có tên hơi gần như tên trong toa Phong Đại Ác.

Nói về ung thư gan th́ tôi có gặp qua mấy ca. Bệnh nhân thường bị rối loạn tiêu hóa v́ vậy tôi thường dùng thuốc trị Tỳ để trị ung thư gan và thấy có kết quả tốt. C̣n về chứng trúng phong, động kinh, co giật th́ các tiền nhân thường dùng phương pháp Kim khắc Mộc để trị v́ vậy tôi nghĩ có khả năng toa này là toa trị các chứng trúng phong. Có người hễ ra gió là bị trúng phong, lúc nào cũng phải mặc áo trùm khăn kín mít. Thánh Y Trọng Cảnh có toa Phong Dẫn Thang dùng để trị các chứng trúng phong kinh niên khó trị. Toa này dùng nhiều các vị Thạch (các loai đá thiên nhiên) tôi thấy là 1 toa rất độc đáo. Các vị Thạch tuy thuộc Thổ nhưng mục đích không phải là bồi thổ mà là dùng đá nặng để đóng giữ các cửa khiếu cho được vững chắc. Khiếu là nơi thông vào cơ thể và phong cũng theo đường này mà ra vào. Trấn giữ được các cửa khiếu th́ sẽ trị được chứng hay bị trúng phong. Tôi chỉ lạm bàn như vậy để mọi người cùng trao đổi với nhau, không biết có giúp được phần nào trong việc nghiên cứu toa thuốc của anh.
Phó
 
Reply with a quote
Replied by Bất Bại (Hội Viên)
on 2021-01-22 05:50:30.0
Thầy phó tài hoa, y thuật như thần, chỉ có thầy Phó là hay giúp đỡ ngươi bệnh như chúng em
Có mấy từ này các thầy giúp em với:

Dương hư thực hàn
Dương hư hư hàn
thực là thực nguyên âm, hư nguyên dương; cái hư là hư nguyên dương
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2021-01-23 14:13:59.0
Chào Bất Bại,
Chúng ta lên diễn đàn là để học hỏi, chia xẻ kiến thức. Không có ai là thần thánh ǵ cả. Tôi cùng các thầy và các bạn yêu thích Đông y vẫn trao đổi và học hỏi lẫn nhau. Kiến thức của Đông y rất bao la không thể nào học hết được trong 1 đời người nên măi măi chúng ta cũng chỉ là các học viên. Các từ em hỏi đều đă có trong bảng ở trên, em có thể tra nghĩa từng từ rồi ghép lại, suy nghĩ chút đỉnh là hiểu.

Ví dụ: hư có nghĩa là bị thiếu, bị yếu (tra bảng ở trên) như vậy Dương hư là dương bị thiếu, bị yếu. Thực là dư thừa, tràn đầy, thịnh như vậy thực hàn là hàn bị dư thừa, hàn quá thịnh. Từ đó có thể suy ra "dương hư thực hàn" là dương bị thiếu mà hàn th́ dư thừa. Tương tự như vậy "Dương hư hư hàn" là dương không đủ nên sinh ra hàn (hư hàn là hàn do dương bị thiếu, bị không đủ mà sinh ra). Như vậy thực hàn là hàn từ ngoài xâm nhập vào thêm nên bị dư thừa thành ra quá thịnh, hư hàn là v́ dương không đủ nên thành ra hàn ví như 1 cái bàn cân có 2 bên, một bên bị hư (thiếu) th́ bên kia sẽ trở nên nặng hơn nhưng cái nặng hơn đó không phải là do thêm vào mà là do bên kia bị thiếu mà thành ra nặng hơn. Em cứ theo cách đó mà suy ra các từ khác, nếu có thắc mắc th́ có thể hỏi thêm. Cái chính là phải tự ḿnh đam mê t́m hiểu. Em cố gắng nhé.
 
Reply with a quote
Replied by miu (Hội Viên)
on 2021-05-18 05:49:54.0
cho e hỏi kiện cơ nhục có ngĩa là ǵ
 
Reply with a quote
Replied by lytrieuquocsu (Hội Viên)
on 2021-05-18 06:20:34.0
chào miu
kiện có nghĩa là khỏe là tráng kiện
cơ là cơ bắp như ta hay thấy những người lao động hoặc tập ta mà có cơ bắp
nhục là da thịt
nghĩa là khỏe cơ bắp mà muốn khỏe cơ bắp th́ phải bổ tỳ v́ tỳ chủ cơ nhục
tỳ vận hóa tinh ba của thức ăn đi nuôi cơ thể
 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 3 4 5 6 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org