Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Y Học Cổ Truyền >> Uống Bát vị Quế Phụ bị đi ngoài nát lỏng nhiều lần

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Uống Bát vị Quế Phụ bị đi ngoài nát lỏng nhiều lần - posted by LamNguyen (Hội Viên)
on October , 23 2018
Dạ em chào thầy SaiHo và mọi người. Em bị ù tai, tỳ vị yếu, thầy thuốc chẩn đoán thận khí hư, cho bài Bát vị Quế Phụ, 5 thang, sắc uống 3 lần/ngày. Không hiểu sao uống bài thuốc này bị đi ngoài nát, lỏng nhiều lần? Nhất là ăn sáng xong, uống vô 2 tiếng sau đi ngoài 2, 3 lần. Đi hết thì buổi trưa và tối vẫn sôi ở đại tràng, đi thêm lần nữa.
Xin được gửi thang thuốc cho các thầy xem, em đang uống được 2 thang.
Thục địa (40g), Hoài Sơn (18g), Đơn bì (16g), Sơn thù (14g), Phục Linh (10g), Trạch Tả (12g), Quế Nhục (6g), Phụ Tử (4g), Mạch môn (10g), Ngưu Tất (10g).

Hình như em không hợp với Bạch Linh, vì lúc trước có uống TPCN Tràng Phục Linh (thành phần Bạch Linh, Bạch Truật) cũng bị sôi bụng.
Xin kể qua những thuốc đã từng thử (liều mạng):
- Bách hợp cố kim hoàn, uống để bổ phổi là mẹ của thận (uống đại): phân thành khuôn cứng ngắc, ngoài ra không tiến triển gì.
- Quy tỳ hoàn: Uống vào ăn nhiều, nhưng chỉ khỏe sau khi ăn, vẫn yếu sức, tai ù.
Dạ xin thầy giúp xem có cần gia giảm trong toa thuốc đó không, để em uống bớt khó chịu. Xin cảm ơn thầy ạ!
Xin gửi hồ sơ bệnh án cho thầy rõ.
HỒ SƠ BỆNH ÁN
1. LÝ LỊCH:
- Giới tính Nam, 23 tuổi
- Nghề nghiệp Sinh viên mới ra trường
- Gia đình : chưa
- Thành phố: Vũng Tàu
2. MÔ TẢ BỆNH LÝ
Từ nhỏ bị điếc tiếp nhận độ 2, giảm thính dần từ nhỏ tới lớn, không rõ nguyên nhân.
Ba năm trước bị các bệnh: viêm dạ dày, viêm đại tràng, rối loạn tiền đình nhẹ (lâng lâng)
Một năm sau bị thêm suy tĩnh mạch nhẹ ở chân, biểu hiện uống nước nhiều nhức chân, chân dễ lạnh, tĩnh mạch chưa phình.
Nhờ ăn uống và tập thể dục kiên trì nên các bệnh trên không còn đau (chưa khám kiểm tra lại), tiêu hóa cũng ổn, uống ít nước thì chân bình thường.
- Hiện tại: Gan nhiễm mỡ trung bình, mỡ máu cao do ăn nhiều đồ ngọt/nước ngọt.
Cách đây 8 tháng, thường hay nghĩ dâm dục, dương vật hay cương (thủ dâm 1 – 2 lần/tuần), người hơi nóng. Một ngày nọ ăn nhiều canh chua, nước chanh, nên người hơi yếu, huyết áp thấp. Sơ ý tự lấy ráy tai (trái) làm chà xát ống tai gây sưng viêm. Tai trái hết viêm để lại di chứng ù tới bây giờ.
- Các bệnh từ đó biến đổi theo (hội chứng khi mới bị ù tai là: )
+ Tỳ vị yếu, ăn lạnh là sình bụng, ăn chút là no, đi phân nát. Lưng hơi mỏi.
+ Chân nóng (!), không lạnh, không bị mỏi như trước khi bị ù tai.
+ Người nóng, đầu nóng buổi trưa, thời gian càng về sau càng nóng, nên tai phải bị ù theo tới giờ.
+ Tai trái ù to và nghe yếu hơn tai phải. (đo thính lực giảm độ 3 hai tai).
3. CÁC YẾU TỐ, HỘI CHỨNG LIÊN QUAN Ở THỜI ĐIỂM NÀY (8 tháng sau)
- Cân nặng? Chiều cao? Có mắc bệnh mãn tính nào không?
1m61, 65 kg
- Huyết áp (chỉ số đo gần đây nhất)? 108/60/76 (Đo lúc 4h chiều sau ăn trưa 3 tiếng)
- Đầu óc
Thỉnh thoảng mới đau đầu, khi nóng bức buổi trưa hoặc xa bữa ăn. Nếu có thì đau ở các vị trí: phong trì; giữa mé tóc trán và thái dương; đỉnh đầu. Đau nhẹ cùng cảm giác lâng lâng như thiếu máu.
- Chân tay
Tay trái mau mỏi hơn tay phải. Không đau lưng (nhờ tập thể dục thường xuyên). Nhưng hay nhức và mỏi chân, uống nước là nước tụ chân nhức (dù chân không sưng). Chân mau mỏi ở mặt trong đầu gối.
- Ăn uống
Ăn nhiều, ăn vào là khỏe, tiêu được nhưng khoảng 2,3 tiếng sau là yếu sức, tai ù (huyết áp như trên là sau ăn 3 tiếng) dù chưa thấy đói. Nếu đi cầu huyết áp mau tụt hơn, yếu hơn, bụng như không còn thức ăn nữa. Ăn chất xơ bị sình bụng (ngũ cốc, đậu đỏ). Bụng to, ruột hay đánh hơi. Ăn lạnh là bị ấm ách bụng, nên hiện chỉ ăn nóng ấm.
- Thức ăn
Ăn gì cũng được nhưng kiêng mặn và chua vì chua làm hạ huyết áp, mặn làm ù tai hơn
- Ngủ nghỉ
Ngủ tối dễ nhưng hay thức dậy 1, 2 lần giữa đêm. Ngủ trưa vì nóng bức nên không ngủ được lâu, đầu ê ẩm. Ngày ngủ khoảng 8 tiếng tính cả trưa.
- Buổi sáng dậy
Không ho, sáng dậy bị chảy nước mũi, hơi loãng, trong veo. Khịt ra vài lần là hết. Còn trong ngày không bị.
- Miệng họng
Miệng hay khô, hay khát nước. Nhưng mỗi ngày chỉ uống khoảng 1.5 lít nước trắng. Không uống lạnh. Uống nước đá sẽ giải khát nhưng bị nóng hơn, tim đập nhanh hơn.
- Hơi thở
Bình thường, hít sâu.
- Nhiệt độ cơ thể
Trời nắng nóng thì đầu nóng tay nóng, chân bình thường (về nhiệt độ, nhức mỏi vẫn xảy ra). Trời mưa lạnh thì chân lạnh, đi tiểu nhiều còn các phần cơ thể khác bình thường.
- Mồ hôi
Mồ hôi có lượng bình thường. Có vẻ mau đổ mồ hôi khi vận động hơn người khác.
- Sợ nóng, sợ lạnh không?
Sợ nóng và nắng trưa, cơ thể không quân bình nhiệt được. Thích tối mát và mưa.
- Đại tiện
Đại tiện nát, 1-2 ngày/lần. Không thành khuôn (nếu có tập thể dục ép bụng thì phân thành khuôn). Không nhầy.
- Tiểu tiện
Uống nước là mắc tiểu liền. Tiểu rất vàng và hơi nóng, nhất là buổi sáng. Đến trưa nước tiểu nhạt dần, chiều và tối bình thường. Sau tập thể dục nước tiểu cũng khá vàng.
- Sinh lý
Cai thủ dâm đã 6 tháng. Tuy vậy nếu gặp kích thích sinh lý thì dễ cương, nóng từ hòn dái và có thể nóng lên đến tai trái. Nếu không hạ dục, vẫn để cương thì đau hai vị trí hai bên ở mông, dưới thắt lưng một tí.
- Sinh hoạt
Hơi cằn nhằn nhưng biết xả nhanh. Nói chung là ổn.
- Sắc mặt so với những người xung quanh
Sắc mặt hơi đỏ, lúc mệt thì hình như mặt xám đen (không chắc lắm).
 
Replied by VuXQuang (Hội Viên)
on 2018-10-24 00:32:58.0
Chào Cháu! Bệnh của cháu cần uống bài bát vị gia giảm là đúng, nhưng tôi thấy phân lượng của toa thuốc quá lớn, cho tôi hỏi Thầy kê 1 thang uống bao nhiêu ngày
 
Reply with a quote
Replied by LamNguyen (Hội Viên)
on 2018-10-24 00:59:41.0
Dạ 1 ngày 1 thang, sắc ngày 3 lần. Thầy cho 5 thang, uống 5 ngày. Phân lượng trên là cháu ghi từ trong toa thuốc tổng ạ.
 
Reply with a quote
Replied by VuXQuang (Hội Viên)
on 2018-10-24 01:39:02.0
Nếu phân lượng như vậy uống trong 5 ngày thì cũng không phải là nhiều. Tỳ thận dương hư thì hay bị hàn và thấp( ẩm ướt). Pháp trị là bổ thận kiện tỳ, trừ thấp. Toa trên thầy đó gia mạch môn theo tôi càng làm cho tỳ bị lạnh thêm sẽ gây tiêu chảy và sôi bụng, đó là tôi chưa nói đến bài thuốc gốc có vị cần tăng, giảm đôi khi có vị cần phải bỏ đi
 
Reply with a quote
Replied by chocolate_trang (Hội Viên)
on 2018-10-24 04:07:48.0
@LamNguyen

Nếu bạn nói 1 thang bát vị hoàn uống 1 ngày thì tôi nghĩ bạn ghi liều bị nhầm, mỗi vị liều lượng đều ghi bị thừa số 0. Toa thuốc này là bạn chụp lại từ đơn thuốc của thầy?Thuốc là bạn tự sắc hay thầy sắc? Nếu bạn tự sắc thì sắc như thế nào?bạn nấu trong mấy giờ? Bạn đổ thuốc vào vừa ấm ah?Vi với liều này thì 1 lần sắc cũng đã 7 lạng thuốc..Làm gì tìm được nồi nào vừa nhỉ.Nếu còn thuốc ở nhà bạn thử cân xem 1 thang thuốc nặng bao nhiêu lạng?

Còn xét riêng tỉ lệ liều lượng các vị trong thang thuốc bát vị hoàn như vậy, bạn uống vẫn đi ngoài lỏng nát cũng dễ hiểu..
Bạn bị sôi bụng không phải là do vị bạch phục linh!!!!
 
Reply with a quote
Replied by LamNguyen (Hội Viên)
on 2018-10-24 06:13:20.0
Quote:
Originally posted by chocolate_trang
@LamNguyen

Vi với liều này thì 1 lần sắc cũng đã 7 lạng thuốc..

Còn xét riêng tỉ lệ liều lượng các vị trong thang thuốc bát vị hoàn như vậy, bạn uống vẫn đi ngoài lỏng nát cũng dễ hiểu..
Bạn bị sôi bụng không phải là do vị bạch phục linh!!!!

Dear chocolate
Có thể nhầm lẫn về ngôn từ chăng? Mình định nghĩa 1 thang là 1 gói thuốc sắc 3 lần uống hết trong 1 ngày, thầy cho 5 gói = 5 thang. Còn phân lượng thì mình ghi lại từ toa thuốc tính tiền của thầy, 700g bạn nói chắc là tổng 5 gói thuốc, như vậy một ngày mình uống 700/5= 140 gam thuốc. Nếu có gì mình nhầm về ngôn từ thì xin đính chính!

Bạn có thể giải thích cho mình vì sao xét riêng tỉ lệ liều lượng các vị trong thang thuốc thì làm mình đi ngoài lỏng nát không? Mình có thể lấy bớt vị thuốc nào đó trong gói thuốc ra.
Cảm ơn bạn nhiều!
 
Reply with a quote
Replied by chocolate_trang (Hội Viên)
on 2018-10-24 06:21:48.0
Quote:
Originally posted by LamNguyen

Dear chocolate
Có thể nhầm lẫn về ngôn từ chăng? Mình định nghĩa 1 thang là 1 gói thuốc sắc 3 lần uống hết trong 1 ngày, thầy cho 5 gói = 5 thang. Còn phân lượng thì mình ghi lại từ toa thuốc tính tiền của thầy, 700g bạn nói chắc là tổng 5 gói thuốc, như vậy một ngày mình uống 700/5= 140 gam thuốc. Nếu có gì mình nhầm về ngôn từ thì xin đính chính!

Bạn có thể giải thích cho mình vì sao xét riêng tỉ lệ liều lượng các vị trong thang thuốc thì làm mình đi ngoài lỏng nát không? Mình có thể lấy bớt vị thuốc nào đó trong gói thuốc ra.
Cảm ơn bạn nhiều!


@LamNguyen,
Do phần khai bệnh bạn ghi :
"Xin được gửi toa thuốc cho các thầy xem, em đang uống được 2 thang.
Thục địa (200g), Hoài Sơn (90g), Đơn bì (80g), Sơn thù (70g), Phục Linh (50g), Trạch Tả (60g), Quế Nhục (30g), Phụ Tử (20g), Mạch môn (50g), Ngưu Tất (50g)"

Nên dễ làm người đọc hiểu nhầm là liều bạn ghi ở trên này là liều của 1 thang thuốc/uống 1 ngày.
Và nếu cộng các con số ở trên lai là ra 700 gram.
 
Reply with a quote
Replied by LamNguyen (Hội Viên)
on 2018-10-24 06:26:10.0
Vâng để mình sửa lại.
 
Reply with a quote
Replied by LamNguyen (Hội Viên)
on 2018-10-25 01:32:22.0
bây giờ là trưa, sau khi uống thuốc sáng em đi ngoài 2 lần phân nát rồi ạ. Xin được các thầy cho ý kiến ạ.
 
Reply with a quote
Replied by chocolate_trang (Hội Viên)
on 2018-10-25 02:00:39.0
Quote:
Originally posted by LamNguyen
bây giờ là trưa, sau khi uống thuốc sáng em đi ngoài 2 lần phân nát rồi ạ. Xin được các thầy cho ý kiến ạ.

@ LamNguyen
Bạn đang uống thuốc lương y nào thì hỏi lại lương y đấy tại sao vẫn đại tiện phân nát, hỏi có cần thay đổi thành phần liều lượng toa thuốc hay không.Thường nếu bạn đang uống thuốc của thầy khác lên diễn đàn hỏi thì các thầy ít khi trả lời...
 
Reply with a quote
Replied by SaiHo (Hội Viên)
on 2018-10-25 19:23:39.0
Với em tòa này quá nhiều thục địa chỉ nên dùng 10g, đan bì cũng chỉ nên dùng một nửa, mạch môn và ngưu tất là thừa. Hơn nữa nếu sắc thì nhục quế tán bột cho vào sau, tốt nhất cho vào phích hãm. Bát vị dùng ở dạng hoàn mới đúng chuyển sang dạng sắc phải thay đổi hàm lượng
 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org