Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> BÀI THUỐC NAM NGÂM CHÂN TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH 5 ĐỜI CỦA NGỰ Y TRIỀU NGUYỄN

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
BÀI THUỐC NAM NGÂM CHÂN TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH 5 ĐỜI CỦA NGỰ Y TRIỀU NGUYỄN - posted by Túy Lăo (Hội Viên)
on March , 09 2020
Trải qua mấy ngh́n năm thực tiễn, Đông y có rất nhiều phương pháp để trị bệnh cũng như pḥng bệnh, một trong số các phương pháp dưỡng sinh nâng cao chính khí, tăng cường miễn dịch đó là phương pháp ngâm chân. Ngâm chân là một phương pháp trị liệu bên ngoài cơ thể của Đông Y, dùng nước nóng pha thảo dược để ngâm chân, thông qua các huyệt đạo quan trọng ở bàn chân, mà có thể tăng cường sự tuần hoàn của huyết dịch trong ḷng mạch, thúc đẩy quá tŕnh trao đổi chất, cuối cùng là đạt được mục đích dưỡng sinh, nâng cao miễn dịch giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và virus có hại xâm nhập vào cơ thể.

Bàn chân c̣n được gọi là trái tim thứ hai của cơ thể con người. Điều này là do nghiên cứu khoa học đă chứng minh rằng có những vùng phản xạ trên bàn chân con người tương ứng với các cơ quan tạng phủ và kinh lạc. Khi bàn chân được ngâm trong nước ấm, những vùng phản xạ này được kích thích, thúc đẩy lưu thông máu, điều ḥa hệ thống nội tiết, tăng cường chức năng của các cơ quan trong cơ thể, thông qua đó sức khỏe hệ miễn dịch được nâng cao. Mặt khác, nước nóng sẽ làm lỗ chân lông mở ra từ đó kích thích để đẩy nhanh quá tŕnh vi tuần hoàn của bàn chân.

Ngâm chân giúp thúc đẩy lưu thông máu. Đông y cho rằng bàn chân là trái tim thứ hai của cơ thể con người. Từ góc độ của lư thuyết sức khỏe, bàn chân là nơi xa nhất với trái tim con người và là chịu đựng trọng lượng của toàn bộ cơ thể. Do đó, nơi này rất hay xảy ra hiện tượng máu lưu thông kém. Đặc biệt với những người thường xuyên cảm thấy tay chân lạnh, ngâm chân trong nước nóng là một phương pháp trị liệu tuyệt vời.

Trong những thời gian lưu lạc học tập trong dân gian, tôi được theo học lương y Đặng Quang Anh, cháu đời thứ 5 của Cố Ngự y Đặng Trần Ưng thuộc Triều đ́nh Huế. Càng may mắn hơn nữa khi được thầy chân truyền cho bài thuốc Nam ngâm chân gia truyền có tên “DƯỠNG KHÍ BẠT THẤP THANG” . Qua 5 đời gia truyền, bài thuốc đă giúp cho rất nhiều người có một sức khỏe ổn định, chứng minh hiệu quả lâm sàng ưu việt trong việc nâng cao miễn dịch, đẩy khí lạnh (hàn) cũng như hơi ẩm (thấp) ra khỏi cơ thể, mà cụ thể là các bệnh đau cơ – xương – khớp, đau mỏi người khi thay đổi thời tiết, nhức nặng người khi đi đám ma, chân tay lạnh về mùa đông.

Đặc biệt hơn, bài thuốc được Cố Ngự Y Đặng Trần Ưng sáng chế ra từ những vị thuốc Nam, rất phù hợp với thể chất và khí hậu con người Việt Nam, đúng với tâm nguyện của Đại Danh Y Tuệ Tĩnh “Thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt”.



Trong thời buổi dịch bệnh diễn biến phức tạp, với mong muốn được dùng Đông Y sát cánh cùng dân tộc chống dịch, được sự đồng ư của thầy, tôi xin chia sẻ bài thuốc “DƯỠNG KHÍ BẠT THẤP THANG” như sau:

Cỏ Xước - 20 gram
Lá Lốt - 20 gram
Cây Xấu Hổ - 20gram
Địa Liền – 20gram
Gừng già – 20gram
Hoắc Hương – 20gram

Cách sử dụng: Cho tất cả thuốc vào xoong, thêm 3-4 lít nước, đun sôi 30 phút, sau đó vớt bă ra, đổ nước thuốc ra chậu để bắt đầu tắm hoặc ngâm chân.

CÁCH NGÂM CHÂN ĐÚNG

1. Không ngâm chân trước và sau khi ăn một tiếng. Nên chọn thời gian khoảng 4 đến 5 giờ chiều hoặc 9 giờ tối để ngâm chân. Bạn có thể lựa chọn ngâm chân từ 10 đến 15 phút.

2. Tăng dần nhiệt độ từ lúc mới ngâm cho đến khi cơ thể thấy ấm lên. Không nên cho nước ấm ngay từ đầu và nước quá nóng. Sau khi ngâm chân cần lau khô để đảm bảo không có nước đọng lại ở kẽ bàn chân gây ẩm ướt.

3. Nên cho nước vào chậu sao cho mực nước trên mắt cá chân khoảng 10 đến 15 cm. Bạn cũng có thể ngâm đến cẳng chân nếu muốn tăng tuần hoàn máu và pḥng ngừa suy giăn tĩnh mạch.

4. Nên dùng chậu hoặc thùng gỗ thay v́ dùng đồ làm bằng chất liệu khác. V́ gỗ giúp hấp thụ các vị thuốc (như nước lá ngâm chân) hiệu quả hơn.

5. Khi ngâm chân một điều hết sức chú ư là phải ngâm ngập cổ chân, trên mắt cá khoảng 2cm. Đó là v́ ở cổ chân có 3 đường kinh dương (túc thiếu dương đởm, túc dương minh vị, túc thái dương bang quang) 3 đường kinh âm (túc thái âm tỳ, túc thiếu âm thận, túc quyết âm can). V́ vậy phải để nước ngập cổ chân để thuốc tác động lên các huyệt nguyên, huyệt tỉnh, các đường kinh, can, tỳ, thận, bàng quang, kinh đởm, kinh vị… làm cho khí huyết trong kinh mạch này lưu thông. Từ đó tác động lên toàn bộ cơ thể.

 


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org