Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Đông Y Thực Dụng >> HỆ THỐNG THẦN KINH

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
HỆ THỐNG THẦN KINH - posted by Trường Xuân (Hội Viên)
on February , 07 2024
Để tôn trọng ư kiến của tác giả, người dịch sẽ đăng lại lời nói đầu của tác giả trên mỗi chương mục đăng trên trang web này, người dịch mong được người đọc thông cảm cho sự bất tiện này.
Lời nói đầu
Thông thường, mọi người đều sợ hăi bệnh tật.
Theo ư kiến của người viết, thật ra bệnh tật chỉ là một hiện tượng khách quan khi sức khỏe của con người đi chệch hướng b́nh thường, trong đa số trường hợp, việc sớm nhận biết bệnh và điều chỉnh sai lệch kịp thời sẽ khiến sức khỏe con người có rất nhiều cơ hội b́nh phục trở lại. Hoảng loạn và lo lắng chính là những yếu tố không hỗ trợ việc điều trị bệnh, mà c̣n có thể làm cho t́nh trạng sức khỏe tồi tệ hơn, khiến năng lực đề kháng bị suy giảm. Phân tích những căn bệnh phổ biến và loại bỏ sự khó chịu của cơ thể, sự chậm trễ trong việc dùng thuốc hay phẫu thuật không đúng cách, lừa đảo, kéo dài điều trị với mục đích kiếm tiền v.v. Do sự thiếu hiểu biết gây ra, tất cả những điều vừa nêu đă trở thành mục tiêu của người viết khi thực hiện và lưu trữ trang này. Tôi có thể không giúp được bạn, nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức để giúp bạn.
Các bệnh được đề cập ở đây đặc biệt chỉ đề cập đến các bệnh về thể chất. Và được chia thành các hệ thống và khu vực bệnh, như bệnh ở phần đầu, cổ, lưng gáy và tay chân hoặc theo từng hệ thống như: Hệ thống tuần hoàn, Hệ thống tiêu hóa, Hệ thống vận động,….hô hấp… Và với tiêu chí là một trang y học cổ truyền nên phần lớn các trang đều có phần biện chứng luận trị theo YHCT, một số ít trang không có phần biện chứng luận trị và một số bệnh không hoặc chưa có phần biện chứng luận trị (Theo YHCT) cũng không có ở trang này, nhưng với những trang có nội dung về ẩm thực, sinh hoạt thiết thực cho việc điều trị và hồi phục sức khỏe th́ theo thiển ư cũng không hại ǵ khi chúng ta có thêm tài liệu để tham khảo.
Trang này thiên về y học cổ truyền, và nhiều bài viết có thể không áp dụng cho bệnh nhân nói chung mà chỉ hỗ trợ tài liệu để tham khảo. Bạn có thể không nhận được những ǵ bạn muốn từ trang này, nhưng theo ư của người viết những kiến thức ở đây phần nào sẽ giúp chúng ta b́nh tĩnh hơn khi chúng ta có thêm một số hiểu biết về bệnh của chính ḿnh. Phải nói rơ rằng trang này không cung cấp đơn thuốc hoặc chẩn đoán định tính cho các bạn. Điều này cần có trách nhiệm với bệnh nhân. Phương thang điều trị được đề xuất trên trang chỉ là gợi ư, v́ vậy bệnh nhân có thể lấy các kế hoạch điều trị này và yêu cầu thày thuốc xác định cách sử dụng và liều lượng tùy theo t́nh trạng bệnh và điều trị theo triệu chứng cụ thể. Ngoài ra, việc giới thiệu các bệnh khác nhau trong chuyên mục này cũng dựa trên việc thu thập các tài liệu y tế khác nhau. Cảm ơn bạn một lần nữa v́ đă tham khảo trang này.
Trên một phương diện khác, với những điều kiện khách quan, nên người dịch chú trọng nhiều hơn về phần YHCT (Y học cổ truyền) của trang web và những phương pháp điều trị bệnh theo YHCT trên trang này, hầu hết đă được người dịch sử dụng trong thời gian dài và đă thu được những hiệu quả trị liệu nhất định. Các loại bệnh được tŕnh bày dựa theo lâm sàng thực dụng hiện nay, phần lớn đều sử dụng tên bệnh theo y học hiện đại. Ở phần mở đầu, tên bệnh theo đông và tây y đều được sơ bộ liên hệ đối chiếu, đồng thời tŕnh bày ngắn gọn nguyên nhân và bệnh lư theo quan điểm đông y. Chẩn tra các điểm chính yếu trên tinh thần kết hợp biện chứng và biện bệnh, giới thiệu được một số tri thức chẩn đoán của y học hiện đại, tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu và ứng dụng của các bạn muốn t́m hiểu về y học cổ truyền. Các phương pháp trị liệu, trọng điểm chủ yếu là biện chứng luận trị, đồng thời với các loại trị liệu tổng hợp, việc sắp xếp thứ tự và nội dung hạng mục cụ thể (Châm cứu, bấm huyệt…)có sự khác biệt tuỳ theo mỗi khoa hay mỗi bệnh. Đến như vấn đề dự pḥng bệnh, tất cả đều xuất phát từ những t́nh huống thực tế.
Do tŕnh độ hạn chế nên chắc chắn những bản dịch c̣n nhiều thiếu sót, mong nhận được những góp ư của bạn đọc.
Trường Xuân
 
Replied by Trường Xuân (Hội Viên)
on 2024-02-07 19:59:21.0
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH MẠCH MÁU NĂO

Tư liệu tham khảo:
Y học cổ truyền nhận thức như thế nào về bệnh mạch máu năo?
Bệnh mạch máu năo là bệnh cấp tính, triệu chứng hay thay đổi, tỷ lệ tử vong cao, di chứng nặng nề, y gia các thời đại đều rất chú trọng, bàn luận và phân tích nhiều về bệnh này. Ngay từ thời Xuân Thu Chiến Quốc hơn 2000 năm trước, cuốn sách y học “Nội kinh” đầu tiên ở nước Trung hoa có ghi tên bệnh đột quỵ (Trúng phong), và có ghi chép về “Phó kích thiên khô” (仆击偏枯), có nghĩa là một bên của chi đột nhiên không thể tuỳ ư vận động. “Thời bệnh luận” (时病论)cũng chỉ ra: “Trúng phong chi bệnh, như thỉ thạch chi trúng nhân, sậu nhiên nhi chí dă.” (中风之病,如矢石之中人,骤然而至也。) Bệnh đột quỵ như bị tên, đá bắn trúng, nhanh chóng đột ngột, cũng giống như “Phong tính thiện hành nhi số biến” (风性善行而数变), nên gọi là Trúng phong (đột quỵ), là phép ẩn dụ cho sự khởi phát đột ngột và những thay đổi nhanh chóng của nó. Ngoài ra, {Nội kinh} cũng công nhận, sự xuất hiện của chứng bệnh này có quan hệ mật thiết với thể chất và chế độ ăn uống. Như trong {Tố vấn · Thông B́nh Hư Thực Luận}đă chỉ ra rơ ràng: “……Phó kích, thiên khô nuy quyết, khí măn phát nghịch, ph́ quư nhân, tắc cao lương chi tật dă”( “……仆击,偏枯萎厥,气满发逆,肥贵人,则膏粱之疾也。) Đột nhiên ngă ra, liệt nửa người, khí nghịch loạn, người béo tốt phú quư, là bệnh do thực phẩm cao lương. Những cuộc thảo luận này về cơ bản là đúng khi thử nghiệm lâm sàng. Sau đó, nhiều chuyên gia y tế nổi tiếng đă tiến hành các cuộc thảo luận chuyên sâu về căn nguyên của nó. Nhưng trước thời nhà Đường và nhà Tống, hầu hết các thày thuốc đều cho rằng nguyên nhân đột quỵ là do “Ngoại phong” gây ra. Chẳng hạn, “Nội Kinh” viết: “Phong vi bách bệnh chi trưởng, thiện hành số biến, dĩ kỳ năng thống chư phong; Chư huyễn vựng giai thuộc vu phong, tức vô phong bất tác huyễn dă” (风为百病之长,善行而数变,以其能统诸风;诸眩晕皆属于风,即无风不作眩也”) Phong đứng đầu trăm bệnh, thiện hành nhi số biến, thống lĩnh các loại phong, các loại huyễn vựng đều thuộc phong, nếu không có phong th́ không bị chóng mặt (tác huyễn) . {Kim Quỹ Yếu Lược · Trúng Phong Lịch Tiết Bệnh}: “Tà tại vu lạc, cơ phu bất nhân; Tà tại vu kinh, tức trọng bất thắng; Tà nhập vu phủ, tức bất thức nhân; Tà nhập vu tạng, thiệt tức nan ngôn, khẩu thổ tiên.” (邪在于络,肌肤不仁;邪在于经,即重不胜;邪入于腑,即不识人;邪入于脏,舌即难言,口吐涎。) Bệnh ở lạc mạch, da thịt cơ bắp tê dại; Bệnh ở kinh mạch, tứ chi nặng nề khó cử động; Bệnh ở phủ, là kém năng lực nhận thức; Bệnh ở tạng là khó nói năng, miệng có đàm răi.
Vào thời nhà Kim và nhà Nguyên, y học Trung Quốc đă rất phát triển, về căn nguyên của bệnh tai biến mạch máu năo, người ta cho rằng do âm dương mất cân bằng, âm hư dẫn đến can dương thượng kháng (dương của gan thái quá), hỏa quá mạnh hoá thành phong, khí huyết nghịch lên đàm thấp gây tắc nghẽn các các khiếu. Do đó, sau thời Đường và Tống, học thuyết “Nội phong” (内风) ra đời và có nhiều thảo luận, chẳng hạn như Lưu Hà Gian chủ trương “tâm hỏa bạo thịnh” (心火暴盛) Hoả của tạng tâm quá mạnh; Lư Đông Viên cho rằng: “Chính khí tự hư” (正气自虚); Mà Chu Đan Khê th́ cho rằng “Thấp đàm sinh nhiệt” (湿痰生热)đàm thấp sinh nhiệt gây ra bệnh.
Liên quan đến việc điều trị chứng trúng phong (đột quỵ), y gia qua các thời kỳ cũng có khá nhiều luận thuật. Căn cứ theo nguyên tắc biện chứng luận trị, đề xuất các phương pháp điều trị khác nhau như: Tư âm tiềm dương (滋阴潜阳), B́nh can tức phong (平肝熄风), Thanh nhiệt hoá đàm (清热化痰), Hoạt huyết hoá ứ (活血化瘀), Ích khí dưỡng huyết (益气养血), Tư dưỡng can thận (滋养肝肾), đồng thời đề xuất được hệ thống lư luận khá hoàn chỉnh, thể hiện được hai đặc điểm lớn là quan niệm chỉnh thể và biện chứng luận trị của Y học cổ truyền. Vương Thanh Nhậm đời nhà Thanh trong {Y Lâm Cải Thác} đề xuất lư luận phép hoạt huyết hoá ứ để điều trị chứng huyết ứ, và lập ra thang Bổ dương hoàn ngũ, thang Thông khiếu hoạt huyết, hiệu quả rất tốt.
Đối với công tác dự pḥng chứng đột quỵ, Trung y rất coi trọng, như trong{Càn Khôn Sinh Khí luận} đề xuất: “Trúng phong dự pḥng chi lư, đương tiết ẩm, giới thất t́nh, viễn pḥng sự, thử chí yếu giả dă.” (中风预防之理,当节饮,戒七情,远房事,此至要者也.) Đạo lư của việc dự pḥng đột quỵ, tiết giảm uống rượu, từ bỏ thất t́nh (7 loại cảm xúc), tránh xa pḥng sự (hạn chế sinh hoạt tính dục), là những việc cần thiết, là những kinh nghiệm tổng kết của tiền nhân, rất có giá trị tham khảo.

Khoa y học cổ truyền nói ǵ về dấu hiệu báo trước chứng đột quỵ?
Y học cổ truyền từ lâu đă thảo luận về tiên triệu (những dấu hiệu báo trước sớm) của đột quỵ. Ví dụ, Chu Đan Khê đă chỉ ra: “Huyễn vựng giả, trúng phong chi tiệm dă” (眩晕者,中风之渐也。) Huyễn vựng là dấu hiệu của chứng đột quỵ. Thời nhà Minh. Trương Tam Tích nhấn mạnh: “Trúng phong bệnh tất hữu tiên triệu, trung niên nhân đăn giác đại mẫu chỉ thời tác ma mộc bất nhân, hoặc thủ túc thiểu lực, hoặc cơ nhục vi xế, tam niên nội tất hữu bạo bệnh.” (中风病必有先兆,中年人但觉大拇指时作麻木不仁,或手足少力,或肌肉微掣,三年内必有暴病。) Đột quỵ tất có dấu hiệu báo trước, người tuổi trung niên lại có cảm giác ngón tay cái tê dại, hoặc tay chân yếu, hoặc da thịt bị co nhẹ, trong 3 năm sẽ bị bạo bệnh. Đời nhà Thanh · Khương Thiên Tự thông qua quan sát thực tiễn lâm sàng, xác nhận trước khi đột quỵ, mà diễn biến bệnh lư có một quá tŕnh biến hoá tiệm tiến thậm chí biến hoá về chất. Như “Hoặc thập chỉ ma tê, hoặc cơ nhục nhu động, hoặc ngữ ngôn kiển sáp, hoặc chi thể bất toại, hoặc b́nh thời mạch hoạt đại bất hoà, huyền khẩn vô căn, chư đa ẩn vi kiến vu nhất nhị niên tiền, nhân đa bất giác, trực chí nhất thời xúc phát, cấp kinh đảo phó.” (或十指麻痹,或肌肉蠕动,或语言謇涩,或肢体不遂,或平时脉滑大不和、弦紧无根,诸多隐微见于一二年前,人多不觉,直至一时触发,急焉倒仆。) Hoặc mười ngón tay tê b́, hoặc cơ nhục máy động, hoặc nói năng khó khăn ngọng nghịu, hoặc chi thể hoạt động không như ư, hoặc thường ngày mạch hoạt đại bất hoà, huyền khẩn vô căn, phần lớn các triệu chứng đă tiềm ẩn xuất hiện trước đó 1~2 năm, nhiều người không nhận ra, đến khi phát bệnh đột nhiên ngă ra.
Danh y cận đại Trương Tích Thuần đă tŕnh bày rất tường tận trong bài báo “Năo sung huyết khả dự trị” (脑充血可预治) Có thể điều trị dự pḥng chứng năo sung huyết, chỉ ra 5 điểm báo trước của chứng đột quỵ: “ 1/ Kỳ mạch tất huyền ngạnh nhi trường, hoặc thốn thịnh xích hư, hoặc đại vu thường mạch số bội, nhi hào vô hoăn hoà chi ư. 2/ Kỳ đầu mục thời thường huyễn vựng, hoặc giác năo trung hôn hối, đa kiện vong, hoặc thường giác thống, hoặc nhĩ lung mục trướng. 3/ Vị trung thời giác khí thượng xung, trở tắc ẩm thực, bất năng hạ hành, hoặc hữu khí tự hạ tiêu thượng hành tác ách nghịch. 4/ Tâm trung thường giác phiền táo bất ninh, hoặc tâm trung thời phát nhiệt, hoặc thuỵ mộng trung thần hồn phiêu đăng. 5/ ,Thiệt trướng, ngôn ngữ bất lợi, hoặc khẩu nhỡn oai tà, hoặc bản thân tựa hữu ma mộc bất toại, hoặc hành động bất ổn, thời ổn, thời dục huyễn phó, hoặc tự giác đầu trọng túc khinh, cước đê như đạp miên nhứ.” (一、其脉必弦硬而长,或寸盛尺虚,或大于常脉数倍,而毫无缓和之意。二、其头目时常眩晕,或觉脑中昏愦,多健忘,或常觉痛,或耳聋目胀。三、胃中时觉有气上冲,阻塞饮食,不能下行,或有气自下焦上行作呃逆。四、心中常觉烦躁不宁,或心中时发热,或睡梦中神魂飘荡。五、舌胀,言语不利,或口眼歪斜,或本身似有麻木不遂,或行动不稳,时稳,时欲眩仆,或自觉头重足轻,脚底如踏棉絮。)
1/ Mach huyền cứng và dài. Hoặc mạch ở bộ thốn mạnh ở bộ xích th́ mạch hư, mà mạch lớn hơn b́nh thường nhiều lần, và không có một chút hoà hoăn nào.
2/ Đầu mắt choáng váng (huyễn vựng), hoặc có cảm giác trong đầu rối rắm tối tăm, rất hay quên, hoặc có cảm giác đau, hoặc điếc tai, trướng tức mắt.
3/ Có cảm giác khí nghịch lên trong dạ dày, cản trở việc ăn uống, thực phẩm không thể đi xuống, hoặc khí từ hạ tiêu đi lên tạo thành chứng nấc.
4/ Trong ḷng thường có cảm giác bồn chồn không yên, hoặc trong tâm phát nhiệt, hoặc khi ngủ trong mơ thấy hồn phách phiêu đăng.
5/ Lưỡi căng tức, nói năng không thuận lợi, hoặc miệng mắt bị méo lệch, hoặc bản thân tựa như tê dại không như ư, hoặc hành động bất ổn, có lúc ổn, có lúc như muốn ngă, hoặc có cảm giác đầu nặng chân nhẹ, như chân đang đi trên bông.
Các tŕnh bày trên rất phù hợp với thực tế lâm sàng, có ư nghĩa chỉ dạo chẩn đoán và điều trị trọng yếu trên lâm sàng.

Y học cổ truyền biện chứng luận trị chứng trúng kinh lạc, trúng tạng phủ, chứng bế và chứng thoát như thế nào?
Các triệu chứng chính của đột quỵ là đột nhiên ngă ra, bất tỉnh nhân sự, hoặc phát sinh miệng mắt méo lệch, nói năng không thuận lợi, bán thân bất toại (liệt nửa người).
Trên lâm sàng có thể chia làm hai loại lớn là : Trúng kinh lạc và trúng tạng phủ, trúng kinh lạc b́nh thường không có biến hoá về tinh thần, là bệnh nhẹ, trung tạng phủ thường có rối loạn về tinh thần như tinh thần không tốt, là bệnh nặng.
I/ Trúng kinh lạc Các triệu chứng bao gồm miệng và mắt méo lệch, tay chân tê dại, nói năng khó khăn, chảy nước dăi, thậm chí liệt nửa người, hoặc kèm theo sợ lạnh và sốt, tứ chi bủn rủn, đau khớp và các triệu chứng khác. Y học cổ truyền cho rằng do chính khí không đầy đủ, mạch lạc trống rỗng, phần bảo vệ bên ngoài không vững vàng, phong tà lợi dụng hư không xâm nhập lạc mạch làm cho khí huyết tắc nghẽn, dẫn đến miệng mắt méo lệch, ngôn ngữ không thuận lợi, miệng chảy nước răi, thậm chí bán thân bất toại. Ghét lạnh phát sốt, chi thể co quắp, cơ bắp xương khớp đau ê ẩm, mạch phù, chính là phong tà xâm nhập cơ thể, xuất hiện biểu chứng của chính khí và bệnh tà tương tranh.
Nói chung, trúng kinh lạc là bệnh tà xâm phạm cơ thể ở phần bên ngoài (vị trí bệnh nông). Biểu hiện chủ yếu là miệng mắt méo lệch, miệng chảy nước dăi, nói năng không thuận lợi, rất ít khi xuất hiện liệt nửa người. Nếu kinh lạc đều thụ tà, t́nh trạng bệnh khá nặng th́ có thể xuất hiện liệt nửa người, trúng kinh lạc Trung y thường dùng thang Đại Tần giao gia giảm: Tần giao, Pḥng phong, Độc hoạt, Khương hoạt, Bạch chỉ giải biểu khứ phong; Đương quy, Thục địa, Kê huyết đằng, Xuyên khung, Xích thược dưỡng huyết hoà doanh; Phụ tử, Toàn yết khứ phong đàm, thông kinh lạc. Nếu cổ gáy bị đau, chi thể tê dại, gia Cát căn, Tang chi, Thân cân thảo; Nói năng không thuận lợi, gia Đan sâm, Uất kim, Xuyên bối mẫu.
II/ Trúng Tạng phủ Chứng trạng chủ yếu là đột nhiên bị ngă, bất tỉnh nhân sự. Có sự khác biệt giữa bế chứng và thoát chứng. Chứng bế với chủ yếu là thực tà bế tắc ở trong, thuộc thực chứng, nên nhanh chóng khứ trừ bệnh tà. Chứng thoát chủ yếu là dương khí muốn thoát ra, thuộc hư chứng, cần nhanh chóng phù trợ chính khí. Chứng bế và chứng thoát, đều là những bệnh chứng nguy cấp nghiêm trọng, có phương pháp điều trị khác nhau, cần phải phân biệt rơ ràng.
Chứng bế phải căn cứ xem có hiện tượng nhiệt hay không, lại phân thành dương bế và âm bế. Chứng dương bế ngoại trừ chứng trạng đột nhiên ngă ra, bất tỉnh, c̣n có thân thể nóng, mặt đỏ, hơi thở thô miệng hôi, vật vă không yên, rêu lưỡi vàng nhầy, mạch hoạt mà sác, có quan hệ với nguyên nhân **can dương thượng kháng (肝阳上亢), hợp với đàm hoả che lấp thanh khiếu, có thể dùng các loại thuốc như hoàn An cung Ngưu hoàng, hoàn Ngưu hoàng thanh tâm, cục phương Chí bảo đan..., hoà nước ấm, cho uống theo đường mũi, khai khiếu mát khiếu, trừ đàm dịch hồi tỉnh tinh thần để cấp cứu, hoặc dùng dịch tiêm Thanh khai linh truyền tĩnh mạch. Cũng có thể dùng Xạ hương 0.1g, Ngưu hoàng 0.3g, Băng phiến 0.3g, nghiền thành bột uống với nước. Uống thêm thang Linh dương Câu đằng gia giảm, dùng Linh dương giác, Sinh địa, Đan b́, Thạch quyết minh, sinh Bạch thược, Chi tử, Hoàng cầm, Hạ khô thảo, Cúc hoa thanh nhiệt trừ phong, dưỡng âm để cân bằng với dương; Gia Ngưu tất để dẫn huyết đi xuống, Thạch xương bồ, Uất kim khai khiếu. Đồng thời tuỳ theo chứng trạng mà gia thêm Thiên trúc hoàng, Xuyên bối mẫu, Đảm nam tinh, Trúc lịch tươi, để tăng cường lực khai khiếu hoá đàm.
Chứng âm bế cũng có thể thấy bệnh nhân đột nhiên ngă, bất tỉnh, kèm theo sắc mặt trắng, môi ảm đạm, nằm yên không vật vă bực bội, tứ chi không ấm áp, nhiều đàm dăi, rêu lưỡi trắng nhầy, mạch trầm hoạt hoăn. Đây là biểu hiện của đàm thấp nhiều, phong kèm theo đàm thấp, che lấp thanh khiếu, bên trong bế tắc lạc mạch, dùng hoàn Tô hợp hương pha nước cho bệnh nhân uống theo đường mũi. Dùng thêm thang Điều đàm gia vị, dùng các vị thuốc như Nhân sâm, Phục linh, Quất hồng, Cam thảo bổ ích tâm tỳ và hoà vị, thấm thấp táo thổ để triệt nguồn sinh đàm là cách điều trị tận gốc của bệnh; Bán hạ, Đảm nam tinh, Toàn Qua lâu, Chỉ thực giáng đàm hoá ẩm, lư khí phá đàm, tảo trừ bệnh tà để điều trị ngọn; Xương bồ, Trúc nhự, đi thẳng vào kinh mạch của tạng tâm, thanh tuyên tỉnh thần để khai khiếu.
Chứng thoát Bệnh nhân đột nhiên bị ngă, bất tỉnh, miệng mở mắt nhắm, xoè tay, tiểu tiện không tự chủ, xuất mồ hôi, chi thể lạnh, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế dục tuyệt (như không có mạch), nguyên do là tà mạnh chính khí suy, dương quá yếu và âm suy kiệt, âm không liễm được dương, âm dương sẽ chia ly. Dùng thang Tứ nghịch hợp Sinh mạch ẩm gia vị, dùng dược như Nhân sâm, Phụ tử, Can khương, Cam thảo để hồi dương cứu nghịch; Mạch đông, Hoàng tinh, Ngũ vị tử nuôi âm để liễm dương; Hoàng kỳ, Long cốt, Mẫu lệ ích khí củng cố phần bên ngoài (biểu), thu sáp cầm mồ hôi, khiến cho âm dương lại dược hỗ trợ giúp đỡ nhau, chính khí được khôi phục, quyết nghịch tự trừ. Nếu âm huyết hư tổn quá nhiều, hư dương phù vượt (lên trên) khiến mặt đỏ chân lạnh, bồn chồn không yên, mạch đại(lớn) vô căn (không gốc rễ), có thể dùng Thục địa, Sơn thù, Nhục thung dung, Phụ tử, Nhục quế, Ba kích thiên, tư bổ thận âm, ôn bổ thận dương, dẫn hư dương ngược về thận; Phối Viễn chí, Xương bồ, Phục linh bổ ích tâm tỳ, khai mở thanh khiếu, tâm thận giao thông nhau; Phối Thạch hộc, Mạch đông, Ngũ vị tử để tráng thuỷ (thuỷ mạnh mẽ) để chế ước hoả.

Biện chứng luận trị dấu hiệu báo trước của đột quỵ như thế nào?
I/ Loại h́nh khí huyết suy yếu Có các biểu hiện như sắc mặt nhợt nhạt, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp, ngủ ít mơ nhiều, nói ngọng, tay chân tê b́, cơ bắp nhu động, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch huyền tế hoặc trầm tế .
Trị pháp: Ích khí dưỡng huyết tức phong (益气养血熄风).
Phương dược: Dùng thang Dưỡng huyết tức phong gia giảm (Phương kinh nghiệm): Hoàng kỳ 30g, Đương quy, Thục địa, Thục thủ ô, Tang thầm, Câu đằng đều 12g, Bạch thược, Ngưu tất đều 15g, Thiên ma 10g, Cam thảo 3g. Nói năng không thuận lợi gia Xương bồ, Viễn chí, Miệng , mắt méo lệch gia Toàn yết, Cương tàm; Chi thể tê dại gia Tang chi, Kê huyết đằng; Đại tiện táo bón gia Hoả ma nhân, Úc lư nhân; Tiểu tiện không tự chủ gia Ích trí nhân, Tang phiêu tiêu.
II/ Loại h́nh âm hư dương kháng Có các biểu hiện như huyễn vựng, trống ngực bồn chồn, mắt đỏ, ù tai, vội vă dễ cáu giận, chi thể tê dại hoặc run rẩy, lưỡi cứng, nói năng khó khăn, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng nhầy, mạch huyền sác hoặc hoạt sác.
Trị pháp: Tư âm tiềm dương, b́nh can tức phong. ( 滋阴潜阳,平肝熄风)
Phương dược: Thang Chấn can tức phong gia giảm: Bạch thược sống, Long cốt sống, Mẫu lệ sống, Giả thạch sống đều 30g, Mạch nha sống, Nhân trần, Cam thảo đều 6g, Hoàng cầm 10g, Huyền sâm, Thiên đông, Ngưu tất đều 15g. Hiện tượng nhiệt nặng gia Long đảm thảo, Chi tử; Đau đầu chóng mặt nhiều, gia Thiên ma, Câu đằng, Cúc hoa; Đại tiện bí kết gia Đại hoàng sống hoặc Phan tả diệp; Nói năng không thuận lợi gia Uất kim, Xương bồ, Đảm nam tinh.
III/ Loại h́nh phong đàm nghẽn trở lạc mạch
Bệnh nhân cơ thể đầy dặn, mặt nhợt nhạt, vựng đầu hoa mắt, , ngực khó chịu thân thể nặng nề, ức bụng bĩ đầy, chi thể tê dại, nói năng khó khăn, miệng chảy dăi. Rêu lưỡi dầy nhầy, mạch huyền hoạt hoặc nhu.
Trị pháp: Khoát đàm, khứ thấp, tức phong (豁痰、祛湿、熄风).
Phương dược: Thang Điều đàm gia giảm: Trần b́, Chỉ thực, Xương bồ, Câu đằng đều 12g, Bán hạ, Cương tàm đều 10g, Đảm nam tinh, Cam thảo đều 6g, Phục linh, Toàn qua lâu, Địa long đều 15g. Dạ dày ăn không tốt gia Bạch khấu, Sa nhân; Quá nhiều đàm dăi gia Trúc lịch, Xuyên bối; Huyễn vựng nặng gia Thiên ma, Câu đằng; Chi thể tê dại nhiều gia Ti qua lạc, Kê huyết đằng.

Đông y biện chứng luận trị di chứng của đột quỵ như thế nào?
I/ Loại h́nh khí hư huyết ứ Có các biểu hiện như liệt nửa người. Miệng mắt méo lệch, nói năng khó khăn, tinh thần uể oải yếu sức, mặt trắng không tươi, vựng đầu, trống ngực hồi hộp, huyết áp hơi cao hoặc không cao, chất lưỡi nhạt hoặc có điểm ứ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế hoặc huyền tế,
Trị pháp: Ích khí hoạt huyết, khứ ứ thông lạc (益气活血,祛瘀通络)
Phương dược: Thang Bổ dương hoàn ngũ gia giảm: Hoàng kỳ, Đan sâm, Kê huyết đằng đều 30g, Đương quy, Xích thược, Đào nhân đều 10g, Xuyên khung, Quế chi, Hồng hoa đều 12g, Địa long, Ngưu tất đều 15g, Cam thảo 3g. Nếu thiên về khí hư, th́ trọng dụng Hoàng kỳ hoặc Thái tử sâm; Thiên về huyết ứ th́ trọng dụng Tam lăng, Nga truật, Thuỷ điệt, Tam thất; Miệng mắt méo lệch gia Khiên chính tán; Chi thể tê dại, co duỗi không thuận lợi gia Tang chi, Ngô công; Nói năng khó khăn gia Viễn chí, Thạch xương bồ, Uất kim; Tố chất dương hư, tay chân không ấm áp, gia Phụ tử, Nhục quế; Tỳ vị hư nhược, phân lỏng nát gia Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh; Đại tiện táo bón gia Đại hoàng sao rượu hoặc Phan tả diệp; Tiểu tiện không tự chủ gia Thục địa, Sơn thù, Ích trí nhân, Tang phiêu tiêu.

II/ Loại h́nh can dương thượng kháng (lên cao) dương của gan cao Có tiền sử cao huyết áp, thường đau đầu, chóng mặt, bực bội dễ cáu giận, miệng họng khô đắng, mất ngủ hay mơ, sau khi đột quỵ liệt nửa người huyết áp vẫn tiếp tục cao, các chứng trạng nêu trên không giảm, miệng mắt méo lệch, nói năng ngọng nghịu, mạch huyền hoạt hoặc huyền sác, rêu lưỡi vàng mỏng hoặc vàng nhầy.
Trị pháp: Dục âm tiềm dương, b́nh can tức phong (育阴潜阳,平肝熄风).
Phương dược: Thang Trấn can tức phong gia giảm: Giả thạch sống, Long cốt sống, Mẫu lệ sống, Bạch thược sống, Đan sâm đều 30g; Huyền sâm, Sinh địa, Hạ khô thảo, Mạch nha sống đều 15g, Hoàng cầm, Chi tử, Xuyên khung đều 10g, Cam thảo 6g; Đau đầu huyễn vựng gia Câu đằng, Cúc hoa, Bạch tật lê; Nói năng ngọng nghịu gia Xương bồ, Uất kim, Thiên trúc hoàng; Chi thể tê dại, co duỗi khó khăn hoặc run rẩy gia Ngô công, Toàn yết, Bạch hoa xà, đại tiện bí kết gia Đại hoàng sống,
III/ Loại h́nh tâm thận dương hư Biểu hiện ư thức mông lung hoặc si ngốc, hay quên, lưỡi bị cứng, nói ngọng, chi thể hoạt động không như ư, sợ lạnh tứ chi lạnh, tim đập mạnh, thở ngắn, chóng mặt ù tai, huyết áp tiên về thấp, lưỡi hồng và khô hoặc to mềm, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế.
Trị pháp: Tư âm bổ dương, tức phong khai khiếu (滋阴补阳,熄风开窍).
Phương dược: Địa hoàng ẩm tử gia giảm: Sinh địa, Hoàng kỳ đều 30g. Sơn thù, Ba kích thiên, Nhục thung dung, Thạch hộc đều 12g, Viễn chí, Xương bồ, Mạch đông, Ngưu tất đều 10g, Ngũ vị tử, Phụ tử, Toàn yết đều 6g. Thiên về thận âm hư, nóng trong xương gia Tang chi, Miết giáp, Địa cốt b́; Thiên về thận dương hư gia Dâm dương hoắc, Tiên mao; Khí hư gia Nhân sâm hoặc Đảng sâm .
Cơ chế và tác dụng của Thang Ích khí khứ ứ thông mạch trong điều trị bệnh mạch máu năo thiếu máu như thế nào?
Thành phần của Thang Ích khí khứ ứ thông mạch (Phương kinh nghiệm) gồm: Hoàng kỳ sống 30~120g, Đương quy, Xuyên khung, Xích thược, Đào nhân, Hồng hoa đều 12~15g, Địa long 15~20g, Ngưu tất, Đan sâm, Kê huyết đằng đều 30g, Thuỷ điệt, Đại hoàng, Toàn yết đều từ 6~10g, Cam thảo từ 3~6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Nghiên cứu y học hiện đại đă chứng minh, sự xuất hiện của bệnh thiếu máu năo cục bộ không chỉ liên quan đến tổn thương thành mạch, mà c̣n liên quan đến t́nh trạng lưu thông máu bất thường, độ đặc, niêm độ, độ đông máu và độ ngưng tụ là những nguyên nhân chủ yếu h́nh thành huyết thuyên (cục máu h́nh nút chai) và thiểu năng cung cấp máu cho năo. Đông y học cho rằng, doanh huyết lưu thông tuần hoàn trong cơ thể để nuôi dưỡng ngũ tạng lục phủ, tứ chi và các xương khớp, để giúp chúng phát huy công năng sinh lư b́nh thường, đều nhờ vào các tác dụng như lực thúc đẩy, làm ấm, cố nhiếp (bảo vệ, kiểm soát và không chế) và khí hoá*. “Khí vi huyết soái, huyết vi khí mẫu, khí hành tắc duyết hành, khí trệ tắc huyết ứ” (气为血帅,血为气母;气行则血行,气滞则血瘀). Khí là tướng soái của huyết, huyết là mẹ của khí; Khí tuần hành th́ huyết tuần hành, khí đ́nh trệ th́ huyết bị ứ. Nếu người cao tuổi thân thể hư nhược hoặc mệt mỏi tổn háo khí, khí hư nhược không đủ lực thúc đẩy huyết dịch vận hành, huyết dịch bị nghẽn tắc trong mạch lạc, cân mạch không được nuôi dưỡng nên phát bệnh trúng phong (đột quỵ). Biểu hiện trên lâm sàng là liệt nửa người, nói năng ngọng nghịu. Chúng ta từ căn bản của thang Bổ dương hoàn ngũ gia vị thành thang Ích khí khứ ứ thông mạch, trong phương sử dụng một lượng lớn Hoàng kỳ làm chủ dược để bổ khí hành huyết, phối với Đương quy, Xích thược, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Đan sâm, Thuỷ điệt, Kê huyết đằng để hoạt huyết thông mạch, khứ trừ ứ huyết; Địa long, Toàn yết ngừng can phong, thông kinh lạc; Ngưu tất thông kinh tán ứ, hạ huyết áp; Đại hoàng thông phủ tiết nhiệt, hoạt huyết hoá ứ; Cam thảo điều hoà các vị thuốc. Phương thang này trong bồi bổ có tác dụng loại trừ (bổ trung ngụ tán) và trong tác dụng loại trừ có ư bồi bổ (tán trung ngụ bổ) phương thang có kết cấu nghiêm túc cẩn thận, dùng dược đơn giản nhưng dược lực có tính chuyên môn, v́ thế quan sát lâm sàng cho thấy phương thang có tác dụng tốt đối với việc điều trị bệnh thiếu máu năo.
Thành dược điều trị bệnh thiếu máu năo:
Hiện này có rất nhiều loại thành dược (thuốc chế biến sẵn) dùng để điều trị chứng thiếu máu năo, có tác dụng nhất định trong việc pḥng ngừa và điều trị tắc nghẽn mạch máu năo, nhưng một số chế phẩm vẫn thiếu cơ chế nghiên cứu ngẫu nhiên mù đôi nghiêm ngặt.
Trong thời kỳ hồi phục của bệnh nhân bệnh mạch máu năo nên tiến hành xoa bóp như thế nào?
Xoa bóp rất có lợi cho việc hồi phục của liệt nửa người, không chỉ có tác dụng kích thích chức năng dinh dưỡng thần kinh, thúc đẩy tuần hoàn máu ở chân tay, thư giăn cơ bắp, giảm căng cơ, giảm co rút cơ và teo cơ mà c̣n nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng tổng lượng bạch cầu và tăng cường khả năng thực bào. Tăng hiệu giá bổ thể huyết thanh.
Bộ phận và phạm vi xoa bóp: Nói chung, phần chi bị đau có thể xoa bóp chỗ nào th́ nên tiến hành xoa bóp chỗ ấy. Thứ tự có thể bắt đầu từ trên đầu trước, dùng ngón tay cái xoa đầu bệnh nhân 5 lần, dùng hai tay xoa bóp chi trên của bệnh nhân 5 lần, sau đó dùng ngón tay thực hiện phương pháp bẻ gân 1 hoặc 2 lần. Nhào và di chuyển các đốt ngón tay cùng một lúc. Gập chi dưới nhiều lần, đồng thời dùng ngón tay cái xoa mu bàn chân giữa các ngón chân nhiều lần. Thời gian và sức mạnh của massage nên khác nhau tuỳ theo người. Đối với người già yếu, lực xoa bóp nên nhẹ, thời gian xoa bóp ngắn, ngược lại đối với bệnh nhân trẻ tuổi bị liệt nửa người nặng, cường độ xoa bóp nên cao, thời gian xoa bóp kéo dài, mỗi lần xoa bóp thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 20 ~ 30 phút, ngày 1 lần, 15 ngày là một đợt điều trị.
Nếu bệnh nhân bị chóng mặt, tim đập nhanh, đổ mồ hôi lạnh và khó thở trong khi xoa bóp, hăy ngừng xoa bóp và nghỉ ngơi trên giường. Trong giai đoạn cấp tính của bệnh xuất huyết mạch máu năo, để ngăn chảy máu thêm, tạm thời không nên xoa bóp. Bệnh nhân bị tắc mạch năo và suy tim nặng cũng không thích hợp xoa bóp. Bệnh nhân bị huyết khối năo, nếu t́nh trạng của họ trở nên tồi tệ hơn. cũng phải ngừng xoa bóp.

Đông y nhận thức như thế nào đối với bệnh mạch máu năo?
Bệnh mạch máu năo thuộc phạm trù trúng phong (đột quỵ) của y học Trung hoa, c̣n gọi là Thốt trúng. Đầu tiên xuất hiện trong {Nội kinh}, Trước thời Đường Tống chủ yếu gọi là học thuyết “Ngoại phong” (外风), phần nhiều với lập luận “Nội hư tà trúng” (内虚邪中), như {Kim Quỹ Yếu Lược} cho rằng: Mạch lạc trống rỗng (không hư), phong tà thừa hư xâm nhập, đồng thời với vị trí bệnh tà nông sâu, t́nh trạng bệnh nặng nhẹ mà phân thành trúng lạc hoặc trúng kinh hay trúng tạng phủ. Sau đời Đường Tống, đặc biệt trong thời đại Kim Nguyên, nổi bật với lư luận “Nội phong” (内风), chủ yếu phân loại theo góc độ nguyên nhân bệnh, đề xuất “Chân trúng” (真中), “Loại trúng” (类中), Trương Cảnh Nhạc lại đề xướng thuyết “Phi phong” (非风), đề xuất luận điểm “Nội phong tích tổn” (内伤积损), cùng thời có y gia Lư Trung Tử, lại đem chứng Trúng phong minh xác phân thành hai hội chứng : Chứng Bế và chứng Thoát. Diệp Thiên Sĩ lại tiến thêm một bước làm sáng tỏ cơ chế phát bệnh “Tinh huyết suy háo, thuỷ bất hàm mộc ……can dương thiên kháng, nội phong thời khởi” (精血衰耗,水不涵木……肝阳偏亢,内风时起) Tinh huyết suy háo nên (thận) thuỷ không nuôi dưỡng được (can) mộc, v́ thế nội phong khởi phát. Đồng thời đề xuất trên phương diện trị liệu: Thuỷ bất hàm mộc, nội phong thời khởi giả (Thuỷ không nuôi dương được mộc, nội phong khởi phát) dùng trị pháp Tư dịch tức (dập tắt) phong, bổ âm tiềm dương (bồi bổ tân dịch để trị phong, bổ âm để khống chế dương); Nếu âm dương cùng bị hư tổn, điều trị nên ôn nhu nhu nhuận (温柔濡润) ấm áp nhẹ nhàng, ẩm ướt vừa đủ; Với di chứng điều trị nên bổ ích khí huyết, trừ đàm hoả, thông kinh lạc với bế chứng dùng Chí bảo đan, với chứng thoát dùng Sâm phụ để hồi dương, khiến cho phép trị liệu ngày càng hoàn thiện. Mà danh y Vương Thanh Nhậm lại tập trung vào lập thuyết khí hư, thường dùng thang Bổ dương hoàn ngũ để điều trị chứng liệt nửa người, mà đến nay vẫn là phương thang thường dùng hàng đầu trên lâm sàng. Các y gia cận đại như Trương Bá Long, Trương Sơn Lôi, Trương Thọ Phủ tổng kết kinh nghiệm của tiền nhân, bắt đầu kết hợp với kiến thức của y học hiện đại để t́m hiểu sâu hơn về cơ chế phát bệnh, họ nhận ra rằng nguyên nhân chính của căn bệnh này là do can dương hóa phong. khí huyết cùng bị đảo ngược, tấn công trực tiếp vào năo.


Phần chú thích:
*Phong tính thiện hành số biến (风性善行而数变)
“Thiện hành” là chỉ về tính di động của phong, đến vị trí bệnh của phong là luôn du di bất định, điểm đặc trưng là không có điểm cố định. Như ba khí phong, hàn và thấp kết hợp lại gây bệnh, nếu thấy đau di động từ khớp này sang khớp khác, điểm đau không cố định, th́ đó là biểu hiện của phong tà mạnh hơn hàn và thấp, thường được gọi là “Hành tí” hoặc “Phong tí”.

** Huyễn vựng là ảo giác chủ quan mà cơ thể con người cảm nhận được những chuyển động tương đối như xoay tṛn, lên xuống, bồng bềnh, lắc lư, ngă đổ của bản thân hoặc của vật thể xung quanh và của môi trường. Bệnh nhân thường phàn nàn về chóng mặt, trời đấy xoay chuyển mất thăng bằng và rất khó chịu, thường kèm theo buồn nôn, nôn, đổ mồ hôi ban đêm hoặc đi lại khó khăn.

*** Can dương thượng kháng, c̣n gọi là can dương thượng nghịch, can dương thiên vượng, là chỉ về t́nh trạng âm của can thận suy, dương của can nhiễu loạn ở trên, biểu hiện hội chứng thượng thực hạ hư (trên thừa dưới thiếu)

**** “Bế chứng” chủ yếu dựa vào bệnh tà bế tắc bên trong, bệnh tà bế tắc bên trong là chứng thuộc dương, cần khẩn trương thanh trừ bệnh tà, v́ có “dương bế” và “âm bế” nên cách điều trị cũng khác nhau.” Dương bế" là thanh gan tức phong, tân lương khai khiếu (mát gan trị phong, dùng vị cay mát để khai mở khiếu), dùng Chí bảo đan, hoặc An cung ngưu hoàng hoàn, đồng thời dùng thang Linh dương giác để thanh can tức phong, dục âm tiềm dương (nuôi âm để khống chế dương), chứng “Âm bế” nên dùng phương pháp trừ đàm tức phong, tân ôn khai khiếu, táo thấp khoát đàm.
Gọi là “Thoát chứng”, chính là chỉ về trong quá tŕnh bệnh, một lượng lớn âm dương khí huyết bị tổn háo đến mức độ nguy hiểm đến tính mạng. Chứng “thoát” bao gồm nhiều chứng bệnh, trên lâm sàng gọi chung là chứng “thoát” dành cho những người bị đột ngột suy kiệt tinh khí như tai biến mạch máu năo, ra quá nhiều mồ hôi, tiêu chảy, mất máu nhiều, tinh khí dần dần tiêu vong. Chẳng hạn như sốc choáng về cơ bản có thể được bao gồm trong phạm vi này. Nếu là do sinh lực suy yếu, sinh khí dần dần tiêu hao do bệnh tật kéo dài, th́ gọi là “Hư thoát”. Suy chức năng của tim, phổi, gan và thận về cơ bản có thể được bao gồm trong phạm vi của chứng này. Bởi v́ nguyên nhân, bệnh lư và triệu chứng được đặc trưng bởi sự ṛ rỉ tinh khí tiết ra bên ngoài, nên nó c̣n được gọi là "ngoại thoát" thoát ra ngoài.

** Khí hóa là chỉ sự vận động và biến đổi của khí Khí hóa triết học là chỉ sự vận động và biến đổi của khí, nói chung là chỉ sự biến đổi của mọi chất trong tự nhiên Khí hóa của con người là chỉ sự vận động và biến hóa của khí trong cơ thể .Khí hóa bất túc sẽ sinh bệnh.
* Thuỷ bất hàm mộc là thận thuỷ không nuôi được can mộc, xuất hiện âm của can không đầy đủ và bệnh chứng hư phong nội động.
* Tư âm tiềm dương là ǵ? Là bổ âm để khống chế dương, là bồi bổ thận âm để chế ước can hoả, dùng thuỷ khắc hoả, là loại phương pháp dùng ngũ hành tương sinh tương khắc để điều trị bệnh.
Ly Trường Xuân dịch
 
Reply with a quote
Replied by Trường Xuân (Hội Viên)
on 2024-02-07 20:24:30.0
CHẤN ĐỘNG NĂO


Tư liệu tham khảo:
Y học cổ truyền điều trị chứng đau đầu do chấn động năo cấp tính như thế nào?
Đau đầu do chấn động năo cấp tính có tiền sử ngoại thương sọ năo rơ rệt, sau đó là hôn mê hoặc lú lẫn tạm thời ở các mức độ khác nhau sau ngoại thương, kéo dài vài giây hoặc vài phút và hiếm khi vượt quá 30 phút. Sau khi tỉnh dậy bệnh nhân đau đầu kịch liệt, tính chất đau phần lớn là đau trướng, đau âm ỉ, thường kèm theo các chứng trạng như chóng mặt, ù tai, sợ ánh sáng, nôn mửa ..., vài ngày sau khi bị thương, cơn đau đầu trở nên rơ ràng và cải thiện dần trong ṿng 1 đến 2 tuần. Có hiện tượng mất trí nhớ gần, tức là người đó không thể nhớ được t́nh h́nh lúc bị thương và những ǵ đă xảy ra sau khi bị thương, nhưng lại có thể nhớ lại rất rơ ràng những sự việc đă xảy ra trong quá khứ xa hơn.
Theo biện chứng luận trị của y học cổ truyền , đối với những người bất tỉnh sau chấn động, hăy sử dụng phương pháp hồi sức và uống thuốc hoàn Tô hợp hương kịp thời; Đối với những người bị chóng mặt, buồn nôn và nôn, hăy sử dụng phương pháp giáng trọc, dùng thang Sài hồ Tế tân gồm: Sài hồ 10g, Tế tân 6g, Bạc hà 6g, Quy vĩ 15g, Địa miết trùng 4.5g, Đan sâm 30g, chế Bán hạ 10g, Xuyên khung 10g, Trạch lan diệp 10g, Hoàng liên 6g. Nếu chứng trạng chủ yếu là co giật, đau đầu vựng đầu, điều trị dùng phép tức phong (熄风法) là phép dập phong, xử phương: Thang Thiên ma quyết minh. Thiên ma 10g, Thạch quyết minh 15g, Câu đằng 12g, Tang kư sinh 15g, Bạch cương tàm 12g, Tiêu sơn chi 10g, Can sinh địa 15g, Xuyên ngưu tất 6g, Mẫu lệ 30g, Cam thảo 6g. Nếu đau đầu kịch liệt, gia Mạn kinh tử 10g, Bạch chỉ 6g, Cao bản 10g; Đầu vựng rơ rệt, gia Dương sơn giác phiến 12g, Bạch thược sống 10g; Đêm ngủ không yên giấc, gia Toan táo nhân 10g, Dạ giao đằng 12g, Hợp hoan hoa 10g; Tính t́nh vội vă bất an gia Cao lương bắc 15g, Từ thạch 20g; Kèm theo lợm giọng buồn nôn, gia Khương bán hạ 10g, Hoàng liên sao nước gừng 15g, Đạm trúc diệp 10g.
Châm cứu đối với bệnh nhân hôn mê có thể dùng các huyệt như Nhân trung, Thập tuyên, Dũng tuyền kích thích mạnh sau đó có thể lưu kim từ 15~30 phút, đợi đến khi đau đầu giảm nhẹ th́ lại vê kim để kích thích.
Đông y điều trị di chứng chấn động năo như thế nào?
Hầu hết bệnh nhân để lại di chứng sau chấn động đều có triệu chứng điển h́nh nhất là đau đầu, tính chất của cơn đau là đau trướng, đau âm ỉ, đau thắt hoặc đau dạng mạch đập. Đau đầu tăng nặng có thể do các yếu tố như làm việc trí năo, đọc sách, bị chấn động, ngửi mùi đặc biệt, không khí ô nhiễm, đông đúc và ồn ào, căng thẳng về tinh thần v.v., và thường đi kèm với chứng mất ngủ, giảm trí nhớ, mất tập trung, cáu kỉnh, dễ kích động, phản ứng chậm với ngoại giới, đến các chứng trạng như đầu óc tối tăm, chóng mặt, nhiều mồ hôi, suy nhược, trống ngực, thở gấp, buồn nôn, v.v.
Y học cổ truyền cho rằng căn bệnh này là tổn thương lạc mạch ở năo bộ, lâm sàng biện chứng trước tiên cần nắm vững một từ là chữ “ứ” (瘀). Trong đó ứ huyết ở lạc mạch của năo dẫn đến chứng đau đầu có các đặc điểm như điểm đau cố định, đau như bị vật nhọn đâm vào, đau không lúc nào ngừng, đầu hôn ám trướng tức, lúc nhẹ lúc nặng, nặng th́ bệnh nhân hôn mê nhắm mắt, bất tỉnh nhân sự (ngất); Chất lưỡi tím tối hoặc bên cạnh lưỡi có điểm ứ, dùng phương “Thông năo ứ thang”gia giảm, thành phần gồm: Tô mộc 15g, Lưu kư nô 10g, Xương bồ 10g, Hi thiêm thảo 15g, Kê huyết đằng 30g, Trạch lan 10g, Xích thược 10g, Xuyên khung 6g.
Bệnh nhân tuỷ hải trống rỗng có các chứng trạng như đau đầu kèm theo vựng đầu, hay quên, ánh mắt đờ đẫn si ngốc, phản ứng tŕ độn (chậm), bệnh lâu ngày cốt cách yếu nhược, thiên về tàn phế bất dụng. Sử dụng phương pháp: Điền tinh vinh năo, dùng Đại bổ nguyên tiễn gia giảm. Thành phần: Tử hà xa 10g, Long nhăn nhục 15g, Tang thầm 30g, Thục địa 18g, Thái tử sâm 15g, Đan sâm 15g, Xích, Bạch thược mỗi vị 9g, Uất kim 12g, Xương bồ 9g, Viễn chí 9g, Phục linh 9g, Bồ hoàng sống 12g.
Đàm trọc che lấp khiến thần trí ngốc trệ, không thể nói năng, điên giản (癫痫) động kinh, nôn không muốn ăn, rêu lưỡi dày nhờn, mạch huyền hoạt. Điều trị dùng phép hoá đàm khai khiếu, ôn hoá hàn đàm dùng thang Nhị trần; Thanh nhiệt hoá đàm dùng Bối mẫu, Trúc nhự, Trúc lịch, Bạch phàn; Trọng trấn khứ ứ dùng: Mông thạch, Thiết lạc, Chu sa, Từ thạch; Hoá đàm khai khiếu dùng Thạch xương bồ, Viễn chí, Bạch phàn; Tức phong hoá đàm dùng Thiên ma, Đảm nam tinh, Thiên trúc hoàng, Linh dương giác...
Bệnh nhân loại h́nh dương kháng phong động miệng mắt bị méo, lệch, tay chân run rẩy, đau đầu, đầu vựng (头晕) 为头昏、头胀、头重脚轻、脑内摇晃、眼花等的感觉là cảm giác đầu óc không rơ ràng, đầu trướng tức, đầu nặng chân nhẹ, đầu năo không ổn định, hoa mắt, lợm giọng nôn ói, mặt hồng, mắt đỏ, điều trị nên B́nh can tiềm dương, tức phong thông lạc (平肝潜阳,熄风通络), dùng phương thang Thiên ma câu đằng ẩm gia giảm. Thiên ma 12g, Câu đằng 30g, Thạch quyết minh 15g, Trân châu mẫu 30g, Bạch cương tàm 6g, Hoài ngưu tất 20g, Huyền sâm 12g, Cúc hoa 30g. Tỳ vị hư nhược phân dễ lỏng nát có thể gia Sa nhân 6~8g Sinh khương 3 lát.
Khí huyết suy yếu gây đầu vựng, tê chân tay, liệt tay chân tàn phế không thể sử dụng, sắc mặt không tươi, mất ngủ, thường xuyên mộng mị, chán ăn, mệt mỏi, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế. Điều trị nên bồi bổ dùng thang Quy tỳ gia giảm. Thành phần gồm: Đảng sâm 15g, Bạch truật 15g, Hoàng kỳ 10g, Đương quy 10g, Phục thần 15g, Viễn chí 15g, Long nhăn nhục 10g, A giao (nấu chảy) 12g, Liên tử 15g, Hạnh nhân 15g, chích Cam thảo 6g.
Châm cứu: Dùng các huyệt như Thái dương, Ngoại quan phối Phong tŕ, Tứ độc, ấn đường, Hợp cốc phối Thượng tinh, Liệt khuyết, Á môn, Hậu khê phối Côn luân, Khúc tŕ, Dũng tuyền, Á môn phối Túc tam lư, Hợp cốc, nấc cụt không ngừng, gia Trung quản, mất ngủ nghiêm trọng, gia Thần môn, Tam âm giao. Dùng kiêm hai phép bổ tả, mỗi ngày 1 lần.
Thôi nă (Massage): Người bệnh ở tư thế ngồi, bác sĩ đứng phía sau người bệnh, một tay giữ trán, tay c̣n lại di chuyển qua lại từ chân tóc trước ra sau xương chẩm ở phía sau đầu từ 3 đến 5 lần. Sau đó, bấm huyệt Phong tŕ, Năo không, dùng ngón cái của cả hai tay xoa luân phiên các cơ ức đ̣n chũm hai bên cổ trước khi ấn từ trên xuống dưới từ 7 đến 10 lần. Bác sĩ đứng trước mặt bệnh nhân, dùng ngón cái của cả hai tay ấn huyệt Ấn đường, ấn huyệt Tinh minh, ấn Ngênh hương, Thừa tương; sau đó dùng một phần góc của ngón tay cái để ấn huyệt Giác Tôn, lần lượt thay đổi, từ phía trước tai hướng về phía sau tai khoảng 15 lần, sau đó dùng ḷng bàn tay đẩy thẳng từ trước tai ra sau tai khoảng 15 lần, sau đó dùng cườm của cả hai tay ấn vào chẩm, dùng ḷng bàn tay vỗ vào Á môn 3 lần, sau đó chườm nóng ẩm lên đỉnh đầu để kết thúc quá tŕnh điều trị.
Trường Xuân dịch
 
Reply with a quote
Replied by Trường Xuân (Hội Viên)
on 2024-02-15 16:25:38.0
TEO TIỂU NĂO
(Nuy chứng)


Tham khảo tư liệu:
Triệu chứng và cách điều trị teo tiểu năo của Mă Hợp Khuê
Chức năng sinh lư của tiểu năo con người chủ yếu là duy tŕ sự cân bằng của cơ thể và điều phối các chuyển động có chủ ư. Tổn thương tiểu năo gây trương lực cơ thấp,
dẫn đến các chi mềm yếu, nên không đủ sức mạnh cần thiết đối với khoảng cách, tốc độ vận động, và c̣n xuất hiện chân tay run rẩy bất quy tắc.
Hiện nay, mặc dù nguyên nhân gây bệnh chưa thể được khám phá hoàn toàn và các phương pháp điều trị hiệu quả đă được đề xuất nhưng các học giả trên thế giới vẫn đang t́m hiểu nguyên nhân gây bệnh và tích cực t́m kiếm phương pháp điều trị. Lư luận của y học cổ truyền cho rằng bệnh nằm ở năo nhưng định vị ở thận, mấu chốt của việc điều trị chủ yếu ở việc bổ thận, bổ khí, hoạt huyết, bổ năo, trừ đàm và khai khiếu. Bằng chứng lâm sàng nhiều năm cho thấy liệu pháp này có thể kéo dài hiệu quả và thời gian áp lực thiếu oxy của năo, cải thiện vi tuần hoàn màng năo, thúc đẩy sự h́nh thành mao mạch và sự phát triển của sợi thần kinh và phục hồi chức năng tế bào, đồng thời cải thiện hiệu quả các chứng trạng thiếu oxy và thiếu máu ở năo bộ.

Hỗ trợ thận và thúc đẩy quá tŕnh sinh tủy và điều trị teo tiểu năo của Dương Khắc Cần ở thời báo Kiện khang
Teo tiểu năo là một bệnh lư năo tiến triển mạn tính, chủ yếu gây tổn thương tủy sống và tiểu năo, đa phần di truyền trong gia tộc. Do phạm vi và quá tŕnh phát triển của tổn thương khác nhau nên dấu hiệu lâm sàng của teo tiểu năo cũng có nhiều loại, triệu chứng chủ yếu là đi đứng không vững, động tác kém linh hoạt, cầm đồ vật không chắc chắn, nói năng không rơ ràng, có bệnh nhân đầu vưng, nặng đầu, kèm theo phục thị (nh́n 1 vật thành 2) hoặc mờ mắt, nghẹn khi nuốt, tay run khi viết, rối loạn tiểu tiện và đại tiện, v.v.
Chúng tôi đă sử dụng các phương pháp bổ tủy và hỗ trợ thận tái tạo tủy để điều trị căn bệnh này và đă cải thiện hiệu quả triệu chứng mất điều ḥa tiểu năo. Đơn thuốc được sử dụng là thang Phù thận sinh tuỷ kiện năo gồm năo tuỷ, tuỷ sống, xương tuỷ và tạng thận động vật, phối với Nhân sâm, Hoàng kỳ, Thục địa, Nữ trinh tử, Lộc giác giao, Dâm dương hoắc, Bổ cốt chỉ, Đan sâm, Tam thất, Kê huyết đằng, Pháo sơn giáp, Đương quy, Kỷ tử, Ngô công, Toàn trùng... Trong phương có năo tuỷ, xương tuỷ, tuỷ sống, tạng thận là những vật phẩm huyết nhục hữu t́nh, có thể bổ tuỷ kiện năo, sinh tuỷ mạnh xương cốt, bồi bổ củng cố căn nguyên; Nhân sâm, Hoàng kỳ bổ khí sinh huyết, bồi bổ hậu thiên; Thục địa, Nữ trinh, Lộc giác giao, bổ chân âm chân dương trong thận, hoá sinh khí huyết, ,bổ sung nuôi dưỡng tinh tuỷ; Dâm dương hoắc, Bổ cốt chỉ bổ thận thăng dương, khiến thận tạng mạnh mẽ trữ tàng tinh khí, tinh sinh tuỷ, tuỷ hoá huyết để củng cố căn bản; Đan sâm, Tam thất hoạt huyết hoá ứ, thông lợi huyết mạch; Kê huyết đằng, pháo Sơn giáp hoạt huyết sinh huyết, huyết mạch thông sướng th́ nguồn sinh hoá bất tận; Đương quy, Kỷ tử sinh huyết bổ huyết; Ngô công, Toàn trùng khuếch tán thông lạc mạch, có thể giải quyết nghẽn tắc ở những lạc mạch nhỏ. Toàn phương có tác dụng kiêm trị tiêu bản, công bổ kiêm thi (phương pháp sử dụng đồng thời công pháp và bổ pháp), bổ mà không trệ, trong bổ có thông, có thể cải thiện tuần hoàn huyết dịch của tổ chức năo, kích thích hoạt động của tế bào năo, thúc đẩy quá tŕnh sửa chữa và tái tạo tế bào năo, khiến công năng tổ chức năo bị tổn thương được khôi phục.
Người viết cho rằng, bệnh teo tiểu năo thuộc phạm trù “Nuy chứng” (痿证) chứng liệt của y học cổ truyền, thuộc hội chứng chính khí hư tà khí thực, theo lư luận của đông y, thường cho rằng bệnh này có trách nhiệm ở tạng thận. Thận trữ tàng tinh, sinh cốt, sinh tuỷ, thông năo, tạng thận hư yếu th́ năo tuỷ không sung măn, gân xương không được nuôi dưỡng tốt, xương lung lay không vững chắc, chi thể run rẩy. Trong điều trị bệnh này nên bổ thận để kiện năo, bắt đầu bằng bổ âm dưỡng huyết, kiêm trị cả tiêu và bản. Phép điều trị căn bản là nâng cao công năng miễn dịch, bảo đảm vật chất tinh vi cần thiết cho công năng hoạt động của năo, đồng thời trên cơ sở bổ thận sinh tuỷ phải thanh trừ ứ trệ, khiến khí của ngũ tạng vượng thịnh, có nguồn hoá sinh khí huyết tân tinh, sửa chữa bệnh biến của tổ chức năo. Nguyên nhân của bệnh là do tiên thiên thận dương bất túc, hậu thiên không được nuôi dưỡng nên tuỷ hải trống rỗng, tổn hại tinh thần, tổn thương đến cân mạch dẫn đến công năng vận động không điều hoà. Với trị pháp như bồi bổ tuỷ cho tuỷ sung măn, ích thận điền (thêm) tinh, thông điều khí huyết, hoạt huyết hoá ứ, có thể khiến tuỷ hải sung thực, khí huyết toàn thân lưu thông thuận lợi, giúp hoạt động của chi thể nhịp nhàng chắc chắn vững vàng.
Ly Trường Xuân dịch


______
 
Reply with a quote
Replied by Trường Xuân (Hội Viên)
on 2024-02-25 22:31:57.0
Y HỌC CỔ TRUYỀN VỚI CHỨNG LIỆT MẶT


Tham khảo tư liệu:
Các y gia cổ đại đă đặt tên cho bệnh liệt mặt như thế nào?
Liệt mặt, triệu chứng là: Miệng và mắt lệch, không thể khép lại được. Trong “Linh khu”, bệnh được gọi là “Khẩu tịch” (口僻) méo miệng, “Tịch” (僻) méo và “Thốt khẩu tịch” (卒口僻) đột nhiên méo miệng; trong “Kim Quỹ Yếu Lược” nó được gọi là “Khẩu tịch” (口僻) méo miệng; trong “Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận”, có một bài viết về “Phong khẩu tịch hậu”; Thời nhà Tống lần đầu tiên người ta gọi bệnh này là “Khẩu nhỡn oai tà” (口眼歪斜) miệng mắt méo lệch (“Tam nguyên cực nhất bệnh chứng phương luận”) (三因极一病证方论); “Y học cương mục” của nhà Minh gọi bệnh này là “Lệ” (戾) là liệt. Kể từ đó, nhiều tác phẩm đă gọi bệnh này là “Diện than” (面瘫) liệt mặt, “Khẩu nhỡn oa tà” (口眼歪斜) Miệng mắt méo lệch, “Điếu tuyến phong” (吊线风), “Oa chuỷ phong” (歪嘴风), v.v. Hiện nay, nó được gọi chung là “Diện than” (面瘫)liệt mặt hoặc “Khẩu tịch” (口僻) là méo miệng.

Các y gia cổ đại chẩn đoán bệnh liệt mặt như thế nào?
Một bên mặt bị liệt, miệng và mắt méo lệch. Trong “Kim Quỹ Yếu Lược” của Trương Trọng Cảnh viết: Chính khí dẫn tà, tịch bất toại. Cho thấy rằng anh ta không chỉ bị méo miệng mà c̣n bị rối loạn vận động, đồng thời chỉ ra rằng hội chứng này là do bệnh tà gây ra và là chính khí sở dẫn. Lư Đông Viên cho rằng bệnh này do bệnh tà trong huyết mạch gây ra. Trong {Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận} viết: Phong nhập kinh túc dương minh, lại gặp lạnh, v́ thế gây co thắt ở má. Tử Hoà th́ đề xuất trong {Nho Môn Sự Thân} Phong tặc xâm nhập vào dương minh vị kinh, v́ mạch của vị kinh ṿng quanh môi miệng. Và thuyết này được hầu hết hậu thế học tập áp dụng.
Chứng miệng mắt méo lệch, có thể thuộc chứng liệt nửa người, cũng có thể phát bệnh đơn độc. Trong {Y Học Cương Mục} viết: Phàm bệnh liệt nửa người tất nhiên sẽ bị méo lệch miệng và mắt, nhưng cũng có trường hợp miệng mắt bị méo lệch nhưng không liệt nửa người. Người đời sau phân thành bệnh ở gân và bệnh ở mạch, nhưng luận trị th́ không khác biệt nhiều.
Phong tà xâm nhập dương minh vị, chính là nguyên nhân chủ yếu của chứng liệt mặt. Nhưng trong {Trung Tàng Kinh} lại viết: Méo lệch miệng mắt là chứng trạng hàng đầu của con người bị bệnh tà phong hàn thử thấp xâm phạm, nói theo vận khí, phong mộc bất cập, kim thừa chi tắc thổ quả vô uư (phong mộc bất cập, kim khắc mộc nên thổ bớt uư (sợ) mộc); Lại viết; Thường thuộc vị thổ có đàm. V́ thế, nguyên nhân phát bệnh liệt mặt không chỉ có phong tà, các bệnh tà như hàn, thử thấp đàm đều có, mà thuộc mạch dương minh vị, th́ do kim thừa (áp chế) can mộc, nên vị thổ bớt áp lực từ mộc.
Miệng mắt méo lệch, không thấy trong bệnh liệt nửa người mà đơn độc tồn tại th́ gọi là phong xâm nhập vị thổ hoặc bệnh tà trúng huyết mạch, đó chủ yếu là bệnh do phong. Tuy phân thành cân (gân) và mạch, nhưng biện chứng khó phân, mà luận về hàn nhiệt th́ có thể biện chứng oa tà (méo lệch), cân của kinh túc dương minh, gặp lạnh th́ co lại, gặp nóng th́ nới lỏng, bên trái lạnh th́ gân bên trái co lại, có thể làm cho bên phải nới lỏng hướng sang bên trái, ngược lại cũng như vậy, phần nhiều thuộc vị thổ có đàm, hoặc nhiều đàm dăi.
Chứng liệt mặt, người xưa thường liệt bệnh này vào danh mục bệnh trúng phong (đột quỵ).
Thời cổ đại luận thuật về chứng diện than (liệt mặt) như thế nào?
{Linh Khu Kinh Cân} luận về chứng liệt mặt: “Túc chi dương minh, thủ chi Thái dương, cân cấp tắc khẩu mục vi tích, tí cấp bất năng thốt thị. Trị giai như hữu phương dă.” (足之阳明、手之太阳,筋急则口目为噼,眦急不能卒视,治皆如右方也。) Túc dương minh, Thủ thái dương, gân co khiến miệng mắt bị méo lệch, khoé mắt co lại không thể nh́n, điều trị đều như ở bên phải.
{Cảnh Nhạc Toàn Thư Phi Phong}: “Phàm phi phong khẩu nhỡn oa tà, hữu hàn nhiệt chi biện. Kinh viết: Túc dương minh chi cân dẫn Khuyết bồn cập giáp, thốt khẩu tích, cấp giả mục bất hợp, nhiệt tắc cân túng, mục bất khai. Giáp cân hữu hàn tắc cấp, dẫn giáp di khẩu. Hữu nhiệt tắc cân thỉ túng, hoăn bất thắng thu, cố tích. Thử kinh dĩ bệnh chi hàn nhiệt, ngôn cân chi hoăn cấp dă. Nhiên nhi khí huyết vô khuy, tắc tuy nhiệt vị tắc hoăn, tuy hàn vị tất cấp, diệc tổng do huyết khí chi suy khả tri dă.” (凡非风口眼歪斜,有寒热之辨。在经曰:足阳明之筋引缺盆及颊,卒口僻,急者目不合,热则筋纵,目不开。颊筋有寒则急,引颊移口。有热则筋弛纵,缓不胜收,故僻。此经以病之寒热,言筋之缓急也。然而血气无亏,则虽热未必缓,虽寒未必急,亦总由血气之衰可知也。) Chứng méo lệch miệng mắt mà không do phong th́ nên phân hàn nhiệt. Kinh viết: Cân mạch túc dương minh từ huyệt Khuyết bồn đến má, đột nhiên méo lệch miệng, mắt không nhắm lại được, thụ nhiệt nên gân mạch lỏng lẻo, không mở mắt, thụ hàn nên cân mạch ở má bị co lại, ảnh hưởng đến miệng. Có nhiệt nên cân mạch lỏng lẻo, lỏng lẻo không thắng được lực thu nên miệng bị méo lệch. Đó là tính hàn nhiệt của bệnh ở kinh này, cũng là t́nh trạng hoăn cấp của cân mạch. Nhưng nếu khí huyết không suy, th́ tuy có nhiệt nhưng vị tất cân mạch đă lỏng lẻo, tuy có hàn nhưng cân mạch vị tất đă co lại, nói như thế để có thể biết rằng bệnh này căn bản đều do khí huyết suy yếu mà thành.
{Y học Cương mục Khẩu nhăn Oa Tà} viết: “Phàm bán thân bất toại giả, tất khẩu oa tà, dịệc hữu vô bán thân bất toại nhi oa tà giả.” (凡半身不遂者,必口歪斜,亦有无半身不遂而歪斜者。)Phàm nếu liệt nửa người th́ tất sẽ có chứng trạng méo miệng, nhưng cũng có khi không liệt nửa người mà cũng bị méo miệng. Có thể thấy chỉ đơn thuần méo miệng mà không kèm theo liệt nửa người, đó là chứng méo lệch miệng.
{Thần Cứu Kinh Luận} chỉ ra: Méo lệch miệng mắt, nếu miệng méo hướng về bên phải, chính là mạch bên trái trúng phong mà bệnh, nên cứu bên trái, hăm trung 27 tráng; Nếu méo về bên trái, là mạch bên phải cảm thụ phong, nên cứu bên phải, hăm trung 27 tráng, trụ cứu to như hạt mạch.
{Châm Cứu Đại Thành} Chỉ ra những vị trí huyệt châm cứu của chứng liệt mặt méo lệch miệng mắt gồm: Giáp xa, Thuỷ câu, Liệt khuyết, Thái uyên, Hợp cốc, Nhị gian, Địa thương, Ti trúc không.
{Đồ Dực · Châm Cứu Yếu Lăm}; Miệng mắt bị lệch: Giáp xa, Địa thương, Thuỷ câu, Thừa tương. Thiên về phong: Thính hội, Hợp cốc.
{Y Bộ Toàn Lục}: “Phàm bán thân bất toại giả tất khẩu nhỡn oa tà, diệc hữu vô bán thân bất toại nhi khẩu nhỡn oa tà giả, ……đa thuộc dương minh kinh bệnh.” (凡半身不遂者必口眼歪斜,亦有无半身不遂而口眼歪斜者,……多属阳明经病。) Phàm khi bị liệt nửa người tất sẽ bị méo miệng mắt, cũng có khi không bị liệt nửa người nhưng miệng mắt vẫn bị méo lệch, …… Thường thuộc bệnh ở kinh dương minh.
{Y Phương Phát huy Trị Phong Tễ} cũng viết: “Dương minh nội súc đàm trọc, Thái dương ngoại trúng vu phong, phong đàm trở vu đầu diện kinh lạc tắc kinh lạc toại bất lợi hoăn vi cấp giả khiên dẫn cố khẩu nhăn oa tà” (阳明内蓄痰浊,太阳外中于风,风痰阻于头面经络则经遂不利……缓为急者牵引故口眼歪斜。) Bên trong kinh Dương minh tích tụ đàm trọc, bên ngoài kinh Thái dương trúng phong, phong đàm gây tắc nghẽn kinh lạc vùng đầu mặt nên kinh mạch dần dần không thuận lợi …… bên lỏng lẻo bị bên co lại lôi kéo nên miệng mắt bị méo lệch.
{Thánh Tế Tổng Lục} viết: “Túc dương minh thủ thái dương nhị kinh câu thụ hàn khí, cân cấp dẫn giáp linh nhân khẩu tích” (足阳明手太阳二经俱受寒气,筋急引颊令人口僻。) Hai kinh Túc dương minh và thủ thái dương đều thụ hàn khí, cân mạch co thắt trên má khiến miệng bị méo lệch.
{Y Lâm Cải Thác Khẩu Nhăn Oa Tà Biện} viết: “Hoặc viết: Bán thân bất toại, kư nhiên vô phong, như hà khẩu nhăn oa tà? Dư viết: Cổ nhân lập oa tà chi danh, tổng thị lâm sàng bất tế tâm thẩm tra chi cố. Khẩu nhăn oa tà, tính phi oa tà. Nhân thụ bệnh nhân chi bán kiểm vô khí, vô khí tắc bán kiểm súc tiểu. Nhất nhỡn vô khí lực, bất năng viên tranh, tiểu nhỡn giác hạ trừu, khẩu bán biên vô khí lực bất năng khai, thư giác thượng trừu, thượng hạ tương tấu, sạ khác tự oa tà, kỳ thực tính phi tả hữu chi oa tà” (或曰:半身不遂,既然无风,如何口眼歪斜?余曰:古人立歪斜之名,总是临症不细心审查之故。口眼歪斜,并非歪斜。因受病人之半脸无气,无气则半脸缩小。一眼无气力,不能圆睁,小眼角下抽,口半边无气力不能开,咀角上抽,上下相凑,乍看似歪斜,其实并非左右之歪斜。) Hoặc viết: Liệt nửa người, đă không có phong, v́ sao méo lệch miệng mắt? Ta viết: Cổ nhân đặt tên bệnh oa tà (méo lệch), tựu chung là do trên lâm sàng không thẩm tra cẩn thận. Miệng mắt méo lệch, đồng thời không méo lệch. V́ thụ bệnh mà nửa mặt của người này không có khí lực, không có khí lực nên nửa mặt teo nhỏ lại. Một mắt không có khí lực, không thể mở to mắt, khoé mắt không co lại, một bên miệng không có khí lực nên không thể mở miệng, góc miệng kéo xếch lên, khi ngậm miệng lại, thoạt nh́n tựa như miệng bị méo lệch, thực ra là không méo lệch qua bên trái hoặc bên phải.
“Hựu viết: Khẩu nhỡn oa tà, tận thuộc bán kiểm vô khí hồ? Dư viết: Tiền luận chỉ bán thân bất toại nhi ngôn, nhược tráng thịnh nhân, vô bán thân bất toại, hốt nhiên khẩu nhăn oa tà, năi thụ phong tà trở trệ kinh lạc chi chứng. Kinh lạc vi phong tà trở trệ, khí tất bất thượng đạt, khí bất thượng đạt đầu diện, diệc năng bệnh khẩu nhăn oa tà, dụng thông kinh lạc tán phong chi tễ, nhất dược nhi dũ, hựu phi trị bán thân bất toại phương chi sở năng vi dă.” (又曰:口眼歪斜,尽属半脸无气乎?余曰:前论指兼半身不遂而言,若壮盛人,无半身不遂,忽然口眼歪斜,乃受风邪阻滞经络之症。经络为风邪阻滞,气必不上达。气不上达头面,亦能病口眼歪斜。用通经络散风之剂,一药而愈,又非治半身不遂方之所能为也。) Lại viết: Miệng mắt méo lệch, đều chẳng phải thuộc nửa mặt không có khí lực sao? Ta viết: Thảo luận ở trên là nói về trường hợp có kèm theo liệt nửa người, nếu một người khoẻ mạnh, không liệt nửa người, đột nhiên miệng mắt bị méo lệch, là do cảm thụ phong tà gây trở ngại kinh lạc. Kinh lạc bị phong tà gây trở ngại đ́nh trệ, nên khí không thể thông lên trên. Khí không thông lên đầu mặt, cũng có thể gây ra bệnh miệng mắt bị méo lệch. Sử dụng thang tễ tán phong thông kinh lạc, chỉ cần uống một loại thuốc này là khỏi bệnh, nhưng đây lại không phải là loại thuốc có thể dùng để điều trị chứng liệt nửa người.


Điểm giống và khác nhau trong điều trị liệt mặt ngoại biên và liệt mặt trung khu là ǵ?
Như đă đề cập ở trên, liệt mặt ngoại biên và liệt mặt trung khu thuộc về chẩn đoán định vị của bệnh lư thần kinh mặt, cả hai đều có rối loạn vận động cơ mặt nhưng vị trí tổn thương khác nhau và nguyên nhân cũng khác nhau.
Biện chứng luận trị của đông y cũng có điểm chung. Liệt mặt, trong y học Trung Quốc cổ đại, được gọi là “khẩu tích” (口僻)hoặc "khẩu" (口), thường được đưa vào thảo luận về các bệnh thuộc “phong môn” (风门), thậm chí có thể được chẩn đoán là đột quỵ. Tuy nhiên, có những khác biệt cơ bản giữa liệt mặt ngoại biên và liệt mặt trung ương, cũng như liệt mặt và đột quỵ.
Ư nghĩa của đột quỵ trong y học Trung Quốc hiện đại đề cập đến tai biến mạch máu năo trong Tây y, được chia thành đột quỵ xuất huyết (do phong và dương chuyển động lên trên, đàm hoả rối loạn, khí huyết nghịch loạn, hoặc chấn thương đầu, nội sinh u năo, tổn thương tuần hoàn năo…), máu tràn lên năo, các bệnh về năo với các biểu hiện chính như hôn mê đột ngột, đau đầu, mất ngôn ngữ, liệt nửa người…) và đột quỵ do thiếu máu cục bộ (do máu ứ và đờm trong mạch và gây tắc nghẽn tuần hoàn năo. Liệt nửa người, lệch miệng lưỡi, hôn mê, mất ngôn ngữ... là những biểu hiện chủ yếu của các bệnh về thần kinh năo).
Ư nghĩa của liệt mặt trong y học Trung Quốc hiện đại đề cập đến liệt dây thần kinh mặt trong y học phương Tây, tên chính xác trong y học cổ truyền Trung Quốc nên gọi là “Khẩu tích”. Liệt mặt là tên gọi thông thường của co rút miệng, và cả hai đều có cùng một ư nghĩa . Bệnh này phần nhiều là do phong tà xâm nhập vào mặt và đờm làm tắc kinh mạch. Một căn bệnh suy nhược đặc trưng bởi t́nh trạng tê mặt đột ngột và biến dạng miệng và mắt. Mặc dù liệt mặt được xếp vào loại bệnh liệt ở thời hiện đại nhưng người ta cũng chỉ ra rằng nguyên nhân của nó là do phong bên ngoài xâm nhập vào cơ thể nên phù hợp với cách phân loại cổ xưa về liệt mặt là trúng phong (đột quị).
Theo nguyên tắc đặt tên bệnh trong y học cổ truyền Trung Quốc và đối chiếu tên bệnh trong y học cổ truyền Trung Quốc và phương Tây, việc chẩn đoán định vị bệnh liệt mặt, trong đó, hầu hết liệt mặt trung ương (Hạch thượng than) nên được chẩn đoán theo đột quỵ trong y học cổ truyền. Theo y học cổ truyền, liệt mặt ngoại biên nên được chẩn đoán là hạch tính, từ nhân đến đoạn rễ trong tủy. Hầu hết cũng nên được chẩn đoán là đột quỵ. Cả hai đều lập luận theo nội phong, trị liệu bằng phép b́nh can tiềm dương, tức phong thông lạc (平肝潜阳,熄风通络). Liệt mặt ngoại biên do tổn thương bên dưới đoạn trong của dây thần kinh mặt ngoài khung, hầu hết được chẩn đoán là liệt mặt trong y học cổ truyền Trung Quốc, với lập luận là ngoại phong, dùng trị pháp Sơ phong tán hàn, hoá đàm thông lạc (疏风散寒,化痰通络)

Đông y biện chứng luận trị và lư luận bệnh liệt mặt (viêm dây thần kinh mặt) là ǵ?
Liệt mặt (viêm dây thần kinh mặt) phần lớn là do cơ thể con người thiếu năng lượng đề kháng bệnh (chính khí không đầy đủ), kinh mạch trống rỗng (không hư), phong kết hợp với đàm thừa cơ hội thân thể hư yếu xâm nhập hai kinh dương minh và Thiếu dương ở vùng mặt, khiến khí huyết tê liệt trở ngại, cân mạch không được nuôi dưỡng, kinh cân lỏng lẻo không co lại mà phát sinh miệng mắt bị méo lệch, v́ thế mà h́nh thành 4 loại cơ sở bệnh lư cơ bản là hư, phong, đàm, ứ, chính khí hư là gốc (本) của bệnh, phong, đàm, ứ là ngọn (标) và đại pháp cơ bản điều trị bệnh này là khứ phong hoá đam, hoạt huyết thông lạc, bổ hư ích khí (祛风化痰,活血通络,补虚益气). Khứ phong hoá đàm thường tuyển dụng các vị thuốc như Đảm nam tinh, Cương tàm, Toàn yết, Ngô công, Pḥng phong, Kinh giới tuệ, Cát căn, Bạch chỉ, Thiên ma, Bạch phụ tử, Bạch giới tử, Ô tiêu xà...; Hoạt huyết thông lạc nên dùng Đương quy, Xuyên khung, Đan sâm, Địa long, Đan b́, Xích thược, Đào nhân, Hồng hoa, Thuỷ điệt; Bổ hư ích khí nên chọn Hoàng kỳ, Đảng sâm, Thái tử sâm, Bạch truật...Khi khám bệnh có thể căn cứ theo các loại hội chứng khác nhau, cân nhắc nặng nhẹ, hoặc khứ phong hoá đàm là chính, kèm theo hoạt huyết ích khí; Hoặc hoạt huyết hoá ứ là chính, kèm theo khứ phong hoá đàm bổ hư; Hoặc chủ yếu là bổ hư phù tŕ chính khí, kèm theo hoạt huyết hoá ứ khứ phong. Lại căn cứ tính chất bệnh tà khác nhau, thiên về hàn th́ nên tán hàn, thiên về nhiệt th́ thanh nhiệt, nhiệt nặng th́ nên thanh nhiệt giải độc, chứng can uất th́ sơ (tiết) can giải uất (疏肝解郁). Khi điều trị chủ yếu bằng châm cứu, nên dùng biện chứng kinh lạc là chính kết hợp với bệnh nhân biện chứng (病因辨证) là biện chứng nguyên nhân bệnh, ứng dụng xử phương bằng cách phối hợp huyệt vị cục bộ và tuần kinh thủ huyệt xa (viễn huyệt), chú ư ứng dụng các thủ pháp khác nhau theo từng thời kỳ khác nhau của bệnh. Chứng liệt mặt, người xưa thường xếp bệnh này thuộc loại trúng phong (đột quị), v́ đột quị lại phân thành 2 loại gồm: Trúng kinh lạc và trúng tạng phủ, phong trúng kinh lạc th́ miệng mắt méo lệch, phong trúng tạng phủ th́ ngoài miệng mắt méo lệch thường c̣n kèm theo đột nhiên bị ngă, bất tỉnh nhân sự (ngất). Miệng mắt méo lệch của trúng kinh lạc và di chứng của đột quị phân thành các loại h́nh biện chứng gồm: Phong tà ngoại xâm (风邪外侵) phong xâm nhập; Can phong nội động (肝风内动) phong của can động ở trong; Can khí uất kết (肝气郁结) Khí của can uất kết; Khí huyết song khuy (气血双亏) khí huyết đều thiếu; Phong đàm trở lạc (风痰阻络) phong đàm gây trở ngại lạc mạch; Khí hư huyết ứ (气虚血瘀). Như vậy chính là biện chứng luận trị chứng liệt mặt chung làm một với chứng đột quỵ. Y học cổ truyền hiện đại đă chẩn đoán tách biệt hai chứng liệt mặt và đột quỵ; đă minh xác: Bệnh này thuộc loại bệnh liệt, với bệnh biến thuộc kinh dương minh; Lại tuân thủ “Trị nuy độc thủ dương minh ” (治痿独取阳明) xử phương chủ huyệt đều thuộc kinh dương minh.

Đông dược biện chứng luận trị chứng liệt mặt phân kỳ như thế nào?
I/ Sơ khởi phong tà khách lạc (xâm phạm lạc mạch), điều trị nên khứ phong giải độc
Chứng liệt mặt phát sinh thường gặp ở mùa xuân và mùa thu, v́ cảm thụ phong hàn tà độc, bên trên xâm phạm đầu mặt, làm cho kinh lạc bị trở ngại tê liệt, khí huyết uất trệ, ngoại trừ các chứng trạng thường thấy như cơ mặt không thu, miệng mắt méo lệch, đầu vựng, ù tai, một bộ phận bệnh nhân c̣n có thể xuất hiện các chứng trạng điển h́nh như mụn nước ở sau tai, tổn hại trên da có màu hồng đỏ, đau kịch liệt. Bệnh phát sinh và phát triển khá nhanh, phù hợp với đặc tính “Phong thiện hành nhi số biến” (风善行而数变) đặc tính của phong là biến hoá nhanh và nhiều...V́ thế bệnh sơ khởi điều trị chủ yếu là khứ phong giải độc, tá là thông lạc khiên chính (làm cho ngay ngắn). Tuyển dụng Pḥng phong, Kinh giới, Mạn kinh tử, Thân cân thảo, Hải phong đằng, Dă cúc, Ti qua lạc, Địa long, Ngô công, Toàn yết, Bạch giới tử. Nếu kèm theo mụn nước phía sau tai bị đau, có thể gia Bản lam căn, Liên kiều, Bạch chỉ, Tế tân.
II/ Trung kỳ khí huyết ứ trệ, dùng trị pháp hoạt huyết thông lạc
Sau khi liệt mặt 2 tuần lễ, bệnh cơ thường chuyển thành kinh mạch tê liệt trở ngại, khí trệ huyết ứ, vùng mặt của bệnh nhân bị tê không có cảm giác, cơ mặt yếu nhược không có lực, niêm độ của máu tăng. Chất lưỡi tím tối có điểm ứ, mạch tế sáp. V́ thế điều trị nên thiên về hoạt huyết khứ ứ, tá là thông lạc mạnh, khiên chính (牵正)điều chỉnh cho ngay ngắn. Dùng các vị thuốc như Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy, Xích thược, Địa long, Phiến khương hoàng, Xuyên khung, Toàn yết, Ngô công, Bạch giới tử. Nếu chứng trạng ứ huyết rơ rệt, c̣n có thể châm chước dùng 16ml dịch tiêm Đan sâm cho vào 500ml bồ đào đường truyền tĩnh mạch, mỗi ngày 1 lần, liệu tŕnh 7 ngày, để tăng cường hoạt huyết hoá ứ, có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn.

III/ Bệnh lâu ngày trong hư có thực, chú trọng dưỡng huyết thông lạc
Chứng liệt mặt lâu ngày (Bệnh kéo dài từ 2 tháng trở lên), chính khí hư tà khí thực, bệnh nhân ngoài việc có đầy đủ chứng trạng của liệt mặt, c̣n xuất hiện các chứng trạng khí huyết không đầy đủ như rất dễ mệt, ăn kém, tự hăn (tự đổ mồ hôi), ù tai. Nên dùng trị pháp bổ ích khí huyết, sơ thông kinh lạc, dùng Hoàng kỳ chích, Hoài sơn, Xích, Bạch thược, Ư rĩ, Cát căn, Xuyên khung, Thạch xương bồ, Ti qua lạc, Đan sâm. Nếu cơ mặt bị teo, da thịt tê dại nhiều, có thể gia Đương quy 20g, Hồng hoa 6g; Nếu mí mắt nhắm mở không có lực, có thể trọng dụng Hoàng kỳ 30g, đồng thời gia Đảng sâm, Thăng ma mỗi vị 10g.

Các phương kinh nghiệm thường dùng của chứng liệt mặt
Trong nhiều phương dược điều trị chứng liệt mặt phải kể đến Khiên chính tán {Dương Thị Gia Tàng Phương} thành phần gồm Bạch phụ tử, Cương tàm, Toàn yết. Trong phương có vị Bạch phụ tử có thể nhập kinh dương minh, chuyên trị phong đàm ở vùng đầu mặt, Cương tàm có khả năng trừ phong trong lạc mạch, kèm theo hoá đàm. Toàn yết khứ phong hoạt lạc, sở trường trị chứng co kéo. Phối hợp 3 vị thuốc tuy đơn giản nhưng lực thuốc mạnh mẽ, có công dụng khứ phong hoá đàm thông lạc. Phần lớn các phương kinh nghiệm của hậu thế đều căn cứ theo đặc điểm bệnh lư hư, phong, đàm, ứ của chứng viêm thần kinh mặt, trên cơ sở của Khiên chính tán, biến hoá mà thu được hiệu quả điều trị rơ rệt. Các tuyển chọn chủ yếu được giới thiệu như sau:
I/ Bát vị quyên phong thang: Ngưu bàng tử 30g, Bạch chỉ 6~10g, Bạch cương tàm 10~15g, Bạch phụ tử 8~12g, Toàn yết 6~12g, Thiên nam tinh 9~14g, Đan sâm 30g, Hoàng kỳ 30g. Trước tiên sắc vị Ngưu bàng tử trong 1 giờ, sau đó sắc các vị thuốc c̣n lại 3 lần, mỗi lần 20 phút, hoà lẫn nước thuốc 3 lần phân thành 3 lần uống, mỗi ngày 1 thang.

II/ Diện thần kinh viêm nghiệm phương: Độc hoạt 30g, Bạch chỉ 30g, Bạc hà 30g, tán 3 vị thành bột, dùng mật luyện thành hoàn, mỗi hoàn thuốc nặng 3g, mỗi ngày uống 3 hoàn, ngậm trong miệng tan ra nuốt dần.

III/ Bối nhĩ tán: Nhân sâm, Bạch truật, Phục linh, Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, Bạch chỉ, Pḥng phong mỗi vị 40g, Cam thảo, Hương phụ, Ô dược, Thanh b́, Trần b́, Minh thiên ma, Thiên nam tinh, Toàn yết, Bạch phụ tử, Cương tàm, Ngô công, Quảng địa long, Bạch hoa xà, chế Phụ tử, Nhục quế, Ma hoàng, Tô diệp, Tế tân, Mộc qua, Hán pḥng kỷ, Hoàng cầm, Cát cánh mỗi vị 24g, tất cả tán thành bột để sử dụng. Mỗi ngày dùng 80g bột Bối nhĩ tán, cho vào túi vải, gia 300ml nước, đun sôi dùng lửa nhỏ tiếp tục nấu 15 phút, sau khi lọc lấy nước thuốc gia thêm 200ml nước, sau khi đun sôi 10 phút th́ lọc lấy nước thuốc, hoa chung nước thuốc 2 lần rồi phân thành hai lần uống vào buổi sáng và chiều tối. Dùng bă thuốc đắp vào bên mặt bị bệnh, mỗi ngày vài lần, điều trị bệnh 10 ngày là một liệu tŕnh, có thể uống liên tục cho đến khi khỏi bệnh.

IV/Ngô công Chu sa tán: Ngô công 18 con, Chu sa 9g. Tán hai vị thành bột, phân thành 18 bao, mỗi lần 1 bao, ngày 3 lần. Mỗi lần dùng Pḥng phong 15g sắc lấy nước để uống thuốc bột, trẻ em lượng thuốc sử dụng giảm xuống. 6 ngày là 1 liệu tŕnh.

V/ Diện than tán: Bạch phụ tử, Xuyên khung, Đương quy, Câu đằng, Chiết bối mẫu, Pḥng phong mỗi vị 10g, Toàn yết, Khương hoạt, Thuyền thoái, Cam thảo, Địa long mỗi vị 6g, Thiên ma 12g, Ngỗ công 5 con. Tất cả tán bột, mỗi lần uống 5g, ngày 3 lần, hoà nước uống.

VI/ Diện than hoàn: Bạch phụ tử, Cương tàm, Câu đằng, Thuyền thoái, Hải phong đằng, Pḥng phong mỗi vị 30g, Xuyên khung 27g, chế Mă tiền 9g. Tám vị thuốc trên, tán thành bột, dùng mật làm hoàn, mỗi hoàn 6g. Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1~2 hoàn, uống với nước ấm hoặc với rượu, liệu tŕnh từ 10~15 ngày, hai liệu tŕnh cách nhau 1 tuần lễ.

VII/ Diện than nghiệm phương: Pḥng phong, Bạc hà, Tần giao mỗi vị 7,5g, Bạch truật 4,5g, Phục linh, Cam thảo, Cúc hoa, Khương hoạt, Câu đằng mỗi vị 9g, Thiên ma, Kinh giới, Hoàng kỳ, Hắc liêu đậu, Quế chi mỗi vị 6g, Táo nhân, Thiêm thảo, Đương quy mỗi vị 15g, Sinh khương 3 phiến. Mỗi thang thuốc sắc uống 5 lần, ngày thứ nhất uống 2 lần, ngày thứ 2 uống 3 lần, cách hai ngày uống 1 thang, cách uống như trên.

VIII/ Nhị ma tán: Thiên ma, Thăng ma mỗi vị 15g, Đương quy 28g, bắc Tế tân 5g. Cộng chung lại tán bột, mỗi lần 3g, mỗi ngày 3 lần, chia 7 ngày uống hết là 1 liệu tŕnh.

IX/ Gia vị khiên chính tán: Hoàng kỳ 100g, Đương quy 15g, Cương tàm 10g, Toàn yết 10g, sắc với nước, sau khi lọc gia 10ml rượu trắng, mỗi ngày chia 3 lần uống hết.

X/ Ngô công kiều chính ẩm: Ngô công 1 con (bỏ đầu chân), Địa long 12g, Đương quy 12g, Xích thược 12g, Kê huyết đằng 12g, Khương hoạt, Pḥng phong, Bạch chỉ mỗi vị 10g, Xuyên khung 9g, sắc uống ngày 1 thang.

Biện chứng dụng dược điều trị chứng liệt mặt do phong hàn

Biểu hiện lâm sàng: Phần lớn thường có tiền sử vùng mặt bị lạnh, đột nhiên miệng mắt bị méo lệch, mí mắt không khép kín hoàn toàn, kèm theo ớn lạnh phát sốt, đau đầu, ho, chảy nước mũi, chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.
Trị pháp: Sơ phong thông lạc, hoà doanh khiên chính (疏风通络,和营牵正)
Xử phương: Thang Cát căn hợp Khiên chính tán gia giảm. Cát căn 12g, Ma hoàng 6g, Quế chi 6g, Bạch thược 15g, Bạch phụ tử 10g, Cương tàm 10g, Toàn yết 6g, Pḥng phong 10g, Cam thảo 3g, sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Biểu hư tự hăn, khứ Ma hoàng, gia Hoàng kỳ sống 15g, đau đầu gia Bạch chỉ 10g, Khương hoạt 10g, Xuyên khung 12g; Kèm theo đàm trọc, đầu thân nặng nề khó chịu, lồng ngực phiền muộn, rêu lưỡi nhờn bẩn, gia Đảm nam tinh 10g, Bán hạ 12g.

Biện chứng dụng dược điều trị chứng liệt mặt do phong nhiệt

Biểu hiện lâm sàng: Đột nhiên miệng mắt bị méo lệch, mắt khô rít, kèm theo phát sốt đau đầu, khô họng, khớp xương không thoải mái, đầu lưỡi hồng, rêu lưỡi trắng hoặc vàng mỏng, mạch phù hơi sác.
Trị pháp: Sơ phong thanh nhiệt, thông lạc khiên chính (疏风清热,通络牵正)
Xử phương: Thang Sài cát giải cơ hợp Khiên chính tán gia giảm. Sài hồ, Hoàng cầm, Bạch chỉ, Cát cánh, Cương tàm mỗi vị 10g, Cát căn, Bạch thược, Bạc hà (hậu nhập) mỗi vị 12g, Thạch cao sống 24g, Bạch phụ tử, Toàn yết, Cam thảo mỗi vị 6g, sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Phong nhiệt biểu chứng rơ rệt, gia Tang diệp 12g, Thuyền y 10g; Vựng đầu, mắt đỏ, gia Hạ khô thảo 10g, Cúc hoa 12g; Đau họng gia Huyền sâm 30g, Mă bột 12g (bao lại sắc); Sốt cao gia Ngân hoa 24g, Liên kiều 12g; Nhiều đàm dính đặc, ho, gia Xuyên bối mẫu 10g, Qua lâu 12g.

Biện chứng dụng dược điều trị chứng liệt mặt do phong đàm

Biểu hiện lâm sàng: Miệng mắt bị méo lệch, vùng bệnh tê dại và tức trướng, hoặc vùng mặt co giật từng trận kèm theo đầu thân nặng nề khó chịu, ngực phiền muộn, dạ dày bĩ tắc, lưỡi to, rêu lưỡi trắng nhầy, mạch huyền hoạt.
Trị pháp: Khứ phong hoá đàm, thông lạc chỉ kinh (祛风化痰,通络止痉).
Xử phương: Khiên chính tán hợp Ngọc chân tán gia vị. Bạch phụ tử 12g, Cương tàm 10g, Toàn yết 6g, Đảm nam tinh 12g, Pḥng phong 10g, Bạch chỉ 10g, Thiên ma 10g, Khương hoạt 10g, Bạch giới tử 12g, Cam thảo 3g, sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Cơ mặt co giật liên tục, gia Ngô công 2 con, Ô tiêu xà 10g; Thấp trọc gây trở ngại nhiều, gia Ư rĩ 24g, Thương truật 10g, Bán hạ 12g; Bệnh lâu ngày xâm nhập lạc mạch có biểu hiện ứ huyết, gia Đào nhân 10g, Hồng hoa 12g, Xích thược 12g.

Biện chứng dụng dược điều trị chứng liệt mặt do can đảm thấp nhiệt

Biểu hiện lâm sàng: Miệng mắt bị méo lệch, kèm theo phát sốt, khó chịu, vựng đầu hoa mắt, ù tai, miệng đắng họng khô, nặng tai, vành tai mọc mụn nước, khát nước, ngủ không ngon, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng nhầy, mạch hoạt sác.
Trị pháp: Thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết thông lạc (清热利湿,凉血通络).
Xử phương: Long đảm tả can gia giảm. Long đảm, Trạch tả, Đương quy, Sài hồ, Sinh địa, Chi tử mỗi vị 15g, Mộc thông, Xa tiền tử, Cam thảo, Đan b́, Cương tàm mỗi vị 10g, Toàn yết 6g.
Khát nước, gia Mạch đông 10g, Thiên hoa phấn 12g; Họng sưng đau gia Ngưu bàng tử 10g, Bản lam căn 15g; Đau nhiều gia Xuyên khung 12g, Địa long 10g; Đại tiện bí kết gia Đại hoàng sống 10g (hậu nhập).

Biện chứng dụng dược điều trị chứng liệt mặt do can khí uất trệ.

Biểu hiện lâm sàng: Miệng mắt méo lệch, kèm theo cảm xúc ưu uất, ngực khó chịu, hay thở dài, ăn kém, ngực, sườn, vú hoặc bụng dưới đau trướng khó chịu, phụ nữ kinh nguyệt không điều hoà, chất lưỡi hồng, mạch huyền.
Trị pháp: Sơ can giải uất, thông lạc khiên chính (疏肝解郁,通络牵正)
Xử phương: Tiêu dao tán gia giảm. Quy vĩ, Bạch thược, Sài hồ, Phục linh, Bạch truật, Bạc hà, Cương tàm, Hương phụ mỗi vị 12g, Toàn yết, Thổ miết trùng mỗi vị 6g, sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Can uất khá nặng, gia Thanh b́ 10g, Xuyên luyện tử 12g; Can khí thừa (lấn át) tỳ, chán ăn, bụng trướng, gia Đảng sâm 10g, Bạch truật 12g; Nguyệt kinh không điều, gia Mai khôi hoa, Nguyệt quư hoa mỗi vị 6g; Nếu can uất hoá hoả, gia Long đảm thảo 10g, Thanh đại 6g (hoà nước uống).
Can uất lâu ngày, hoá hoả tổn thương âm, xuất hiện eo gối đau mỏi, vựng đầu, ù tai, là biểu hiện của can thận âm hư, can dương thượng kháng th́ thay bằng Thiên ma câu đằng ẩm gia Toàn yết, Cương tàm, Địa long.

Biện chứng dụng dược điều trị chứng liệt mặt do ứ huyết

Biểu hiện lâm sàng: Miệng mắt méo lệch, lâu ngày không khỏi (hoặc có tiền sử ngoại thương), cơ mặt bị cứng, có khi co giật, hoặc đau, chất lưỡi tím tối, có ban ứ, mạch trầm sáp.
Trị pháp: Hoạt huyết khứ ứ, thông lạc chỉ kinh (活血祛瘀,通络止痉).
Xử phương: Thông khiếu hoạt huyết thang hợ Khiên chính tán gia giảm. Xích thược, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Cương tàm mỗi vị 9g, Xạ hương 0,1g xung phục (hoà vào nước thuốc để uống), Lăo thông 3 gốc (thái nát), Toàn yết 6g, Cương tàm 9g, Đan sâm 15g, Bạch phụ tử 10g, Cam thảo 6g, sắc uống, ngày 1 thang.
Nếu thuộc trường hợp đàm ngoan cố, gia Bạch giới tử, Đảm nam tinh 10g; Bệnh lâu ngày không khỏi, châm chước gia Thuỷ điệt, Xuyên sơn giáp để phá huyết trục ứ; Nếu thấy lông mi bị rụng, da dẻ thô sần, gia Đương quy, Thủ ô mỗi vị 15g.

Biện chứng dụng dược điều trị chứng liệt mặt do khí huyết khuy hư

Biểu hiện lâm sàng: Miệng mắt méo lệch, lâu ngày, cơ mặt bị teo hoặc lỏng lẻo, sắc mặt không tươi tắn, kèm theo tiếng nói thấp bé, ngại nói chuyện, yếu sức, tự hăn, hoặc eo gối đau mỏi, chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch hư vô lực.
Trị pháp: Bổ khí dưỡng huyết, hoạt huyết thông lạc (补气养血,活血通络).
Xử phương: Đương quy bổ huyết thang hợp Khiên chính tán gia vị. Hoàng kỳ 60g, Đảng sâm, Kê huyết đằng mỗi vị 15g, Đương quy, Xuyên khung, Bạch truật mỗi vị 12g, Bạch phụ tử, Cương tàm, Địa long, Xích thược mỗi vị 10g, Cam thảo 6g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Tự hăn sợ gió, gia Pḥng phong 10g, Mẫu lệ nung 15g; Thiên về khí hư dương suy, sợ lạnh tay chân lạnh, gia pháo Phụ tử 10g, Nhục quế 6g; Thiên về huyết hư âm khuy, thấy ngũ tâm phiền nóng, eo gối đau mỏi, gia Kỷ tử 10g, Hoài ngưu tất 12g, Địa cốt b́ 10g.

Châm cứu có thể điều trị bệnh liệt mặt không?
Châm cứu điều trị chứng liệt mặt đă có lịch sử hơn 2000 năm, và hiệu quả đă được khẳng định. V́ vậy, đây vẫn là một trong những phương pháp chính của y học cổ truyền để điều trị chứng liệt mặt (chủ yếu là bệnh liệt mặt Bell và hội chứng Hunt) (xem phần thảo luận đặc biệt để biết các phương pháp cụ thể).
Y học hiện đại đă khẳng định điều trị liệt mặt bằng châm cứu, các nghiên cứu lâm sàng cho thấy đối với những bệnh nhân mắc bệnh liệt Bell không cải thiện đáng kể ở giai đoạn cấp tính từ 10 đến 20 ngày sau khi phát bệnh, 85% đă khỏi bệnh và 92,3% được cải thiện rơ rệt sau khi châm cứu. Đối với bệnh nhân có di chứng, tuy không lư tưởng nhưng vẫn hiệu quả. Người ta thường cho rằng cơ chế châm cứu trong điều trị liệt mặt là kích thích dây thần kinh, làm giăn mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm viêm và giảm đau, v.v. Liệu pháp châm cứu đă được đưa vào nhiều ấn bản thần kinh học như một trong những lựa chọn điều trị viêm dây thần kinh mặt.
Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 1998, Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đă chỉnh sửa {Thông Dụng Y Liệu Tŕnh Tự Biên Mă} là mă hoá y tế phổ quát để bao gồm châm cứu, đánh dấu sự xác nhận của cộng đồng y tế phương Tây rằng châm cứu là một phương pháp y tế chính thức và hiệu quả. {Thông Dụng Y liệu Biên Mă} phân loại và mă hóa độc lập tất cả các dịch vụ y tế hiện được cộng đồng y tế công nhận để tạo điều kiện cho nhân viên y tế ở các lĩnh vực khác nhau khai báo chính xác các dịch vụ khác nhau của họ cho các công ty bảo hiểm y tế.
Sự hiểu biết của y học cổ truyền Trung Quốc về châm cứu điều trị liệt mặt có thể được làm rơ từ nguyên nhân và khoa học kinh lạc. Liệt mặt trong y học cổ truyền Trung Quốc thường dùng để chỉ liệt mặt do viêm dây thần kinh mặt, do tà khí gây ra, châm cứu có thể xua tan phong hàn, thông kinh lạc nên châm cứu có thể chữa liệt mặt. Đối với bệnh liệt trung ương vùng mặt (chẳng hạn như bệnh mạch máu năo) do can dương hoá phong và cùng với đàm làm tắc kinh mạch, châm cứu cũng có thể có tác dụng b́nh can tiềm dương, tức phong hoá đàm thông lạc (平肝潜阳,熄风化痰通络), và nó cũng có tác dụng điều trị tốt. Châm cứu thường được sử dụng để điều trị liệt mặt bằng cách ấn vào các huyệt trên kinh Dương Minh, kinh Thiếu Dương và kinh Quyết Âm, đây là ba kinh chạy dọc khuôn mặt, đặc biệt là thủ túc Dương Minh kinh và Quyết âm can kinh phân biệt chạy dọc theo hai bên môi miệng, và Kinh túc dương minh vị chạy từ mặt lên trán, kinh mạch thủ Thiếu dương từ phía dưới má đến Xuất hiệt (biệt danh của kinh huyệt) tuần hành đến má, “Kinh lạc sở thông, chủ trị sở cập” (经络所通,主治所及) kinh lạc thông đến đâu th́ có tác dụng điều trị đến đó. Nói theo học thuyết kinh lạc, châm thích có thể hoà giải kinh khí huyết mạch cục bộ ở mặt, lại có thể điều chỉnh kinh mạch khí huyết, khiến khí huyết sung túc điều hoà không bị trở ngại, từ đó kinh cân được nuôi dưỡng, chứng liệt mặt tự phục hồi.

Châm cứu có thể tác động trực tiếp đến nguyên nhân và vị trí liệt mặt, v́ thế đây chính là phương pháp điều trị liệt mặt hiệu quả.

Thời điểm nào điều trị liệt mặt bằng châm cứu là tốt nhất?
Vấn đề này bao hàm hai ư nghĩa:
① Có thể điều trị liệt mặt bằng châm cứu ở giai đoạn nào của bệnh?
②Có các phương pháp châm cứu khác nhau ở các giai đoạn liệt mặt khác nhau không?
Khi nào châm cứu phù hợp cho người bị liệt mặt? Một số người cho rằng châm cứu ở giai đoạn đầu (giai đoạn cấp tính) có thể thúc đẩy t́nh trạng viêm, phù nề và thoái hóa dây thần kinh mặt, v́ vậy có chủ trương cấm điều trị bằng châm cứu ở giai đoạn cấp tính và nên thực hiện châm cứu ở giai đoạn phục hồi của bệnh. Cũng có người khác lại cho rằng điều trị sớm bệnh liệt mặt bằng châm cứu là ch́a khóa để chữa khỏi căn bệnh này. Điều trị sớm có thể kiểm soát sự phát triển của t́nh trạng viêm, giảm t́nh trạng thần kinh thiếu máu, phù nề và biến chất, đồng thời điều rất quan trọng là ngăn chặn t́nh trạng này phát triển đến mức tổn thương hoàn toàn. Tuy nhiên, cả hai quan điểm hiện chỉ giới hạn ở các tổng kết lâm sàng và thiếu nghiên cứu thực nghiệm. Tác giả cuốn sách này tin rằng châm cứu có thể được sử dụng trong giai đoạn cấp tính của t́nh trạng liệt mặt, việc châm cứu có thể thúc đẩy sự phát triển và biến tính của t́nh trạng viêm và phù nề dây thần kinh mặt hay không c̣n phụ thuộc vào Chủ trị châm cứu, lựa chọn huyệt và kỹ thuật châm cứu. Nếu lúc này Chủ trị dựa vào việc chọn huyệt dọc theo kinh tuyến, không kích thích hay kích thích nhẹ nhàng (khinh thiển) nhẹ và nông ở vùng mặt bị bệnh sẽ không gây ra tác dụng phụ thúc đẩy bệnh tiến triển, đồng thời tạo cơ hội điều trị sớm bệnh liệt mặt.
Châm cứu có thể được sử dụng để điều trị liệt mặt trong toàn bộ quá tŕnh, nhưng ở các giai đoạn khác nhau sẽ có những Chủ trị khác nhau về huyệt đạo và kỹ thuật châm cứu, điều đó có nghĩa là cần phải biện chứng luận trị.

Cáchphân chia các giai đoạn của bệnh liệt mặt?

Hội chứng liệt mặt trong y học cổ truyền Trung Quốc về cơ bản đề cập đến bệnh liệt Bối Nhĩ Thị (贝尔氏) Bell. Hầu hết bệnh nhân bị liệt Bell nhẹ không bị thoái hóa thần kinh và bắt đầu hồi phục sau 2 đến 3 tuần, thời gian khỏi bệnh mất từ 1 đến 2 tháng, thoái hóa thần kinh một phần cần từ 3 đến 6 tháng và 80% bệnh nhân có thể hồi phục trong ṿng 2 đến 3 tháng. .
Một số người chia t́nh trạng liệt mặt thành ba giai đoạn, đó là ① giai đoạn phát triển hay c̣n gọi là giai đoạn cấp tính hoặc giai đoạn tiến triển của chứng phù nề dây thần kinh mặt, kéo dài khoảng 7 ngày (1 tuần). ② Thời gian yên tĩnh là từ 7 đến 20 ngày sau khi phát bệnh. ③Thời gian hồi phục, hơn 20 ngày sau khi khởi bệnh. Một số người c̣n gọi chung thời gian nghỉ ngơi và hồi phục nêu trên là thời gian hồi phục, tức là trong ṿng 1 tháng được gọi là thời gian hồi phục, c̣n từ 3 tháng đến hơn nửa năm sau khi phát bệnh được xác định là giai đoạn giai đoạn để lại di chứng, một số khác chia liệt mặt thành giai đoạn đầu (giai đoạn đầu tiên khởi phát bệnh 1 tuần), giai đoạn giữa (2 đến 4 tuần sau khi khởi phát) và giai đoạn muộn (sau tuần thứ 5 khởi phát).
Mặc dù các bác sĩ phân giai đoạn khác nhau nhưng họ chia liệt mặt thành 3 giai đoạn và có cùng cách hiểu về giai đoạn cấp tính (giai đoạn ban đầu hoặc tiến triển) là khoảng 7 ngày (1 tuần).
Việc xác định giai đoạn liệt mặt nhằm hướng dẫn điều trị hoặc phán đoán tiên lượng. Do các yếu tố nguyên nhân khác nhau, sự khác biệt về thể trạng của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh, qua quan sát lâm sàng, ngoại trừ giai đoạn cấp tính (giai đoạn tiến triển) có thể xác định được khoảng 1 tuần, thời gian hồi phục và thời gian để lại di chứng tùy theo t́nh trạng bệnh và không thể xác định một cách tuyệt đối.
Tác giả cuốn sách này cho rằng t́nh trạng liệt mặt được chia làm 3 giai đoạn sau:
① Giai đoạn cấp tính, khởi phát trong ṿng 1 tuần. Giai đoạn này là giai đoạn tiến triển của t́nh trạng viêm và phù nề dây thần kinh mặt. Trong giai đoạn điều trị châm cứu này, nên chọn ít huyệt ở vùng liệt mặt cục bộ, nên châm nông và kích thích yếu, hoặc không nên chọn huyệt cục bộ mà điều trị chính là tuần kinh viễn thủ huyệt (chọn các huyệt xa dọc theo kinh), có lợi cho việc kiểm soát sự tiến triển của bệnh. Trong giai đoạn này, tránh kích thích mạnh và thận trọng khi sử dụng điện châm (thiết bị gây tê điện).
② Thời gian phục hồi, trong ṿng 1 tuần đến 1 tháng kể từ khi khởi phát bệnh. Điều trị châm cứu trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào việc chọn huyệt tại chỗ, kết hợp với châm cứu huyệt ở xa theo kinh lạc, là giai đoạn quan trọng trong điều trị liệt mặt.
③Giai đoạn di chứng, từ 3 tháng đến hơn nửa năm sau khi khởi bệnh (từ 1 tháng đến 3 tháng kể từ giai đoạn hồi phục, có thể phân loại là giai đoạn hồi phục hoặc giai đoạn di chứng tùy theo t́nh trạng cụ thể của bệnh nhân. Hai giai đoạn không nên câu nệ phân loại thành giai đoạn hồi phục hoặc giai đoạn di chứng được phân chia hoàn toàn chỉ dựa trên thời gian). Trong giai đoạn này, châm cứu sâu, châm thấu huyệt hoặc điện châm để tăng cường kích thích được thực hiện đối với các bệnh nặng và khó chữa, các huyệt được lựa chọn theo di chứng và kết hợp với nhiều liệu pháp khác nhau, nhưng vẫn có tác dụng phục hồi nhất định.

Liệt mặt có liên quan đến kinh thủ Dương Minh đại tràng không?
T́nh huống tuần hoàn trên mặt của kinh thủ Dương Minh đại tràng như sau: Các nhánh của nó đi từ huyệt Khuyết bồn (hố thượng đ̣n) đến cổ trên, đi qua má, đi vào chân răng (nướu), thoát ra khỏi miệng (ṿng quanh đến môi trên), vào nhân trung, trái sang phải, phải sang trái (mạch trái đi sang phải, mạch phải đi sang trái), lên mũi(phân bố lên trên hai bên cạnh mũi).
Điều này cho thấy kinh mạch đại tràng là một trong những kinh và kinh cân chủ yếu phân bố trên mặt. Sự xuất hiện của liệt mặt có liên quan đến sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh vào các kinh mạch đại tràng, dẫn đến tắc nghẽn các kinh, đặc biệt là rối loạn vận động kinh cân và cơ ở môi và má. V́ vậy, khi bị liệt mặt, má bị cứng và tŕ trệ, miệng môi méo lệch, rănh mũi má phẳng, mũi không thể nâng lên, má phồng x́ hơi chảy nước miếng, tiết nước bọt, ăn uống khó khăn, đều có thể sử dụng các huyệt cục bộ và tuần kinh thủ viễn huyệt của kinh đại tràng (như Hợp cốc, Nhị gian) và huyệt của kinh biểu lư với kinh đại tràng như huyệt (Liệt khuyết) của phế kinh.
Chứng liệt mặt có liên quan đến kinh mạch của túc Dương Minh vị kinh không?
Kinh mạch Túc Dương Minh vị chạy dọc theo mặt: bắt đầu gốc mũi, đi qua kinh Thái Dương (Túc Thái dương bàng quang kinh), đi ra ngoài mũi. (ở hai bên mũi, ngay dưới đồng tử) và đi vào răng hàm trên. Ở giữa nướu, nó cũng nhô ra từ môi (phía sau và xung quanh môi), và đi xuống dưới đến Thừa tương nhưng đi qua mép dưới (mép dưới) của má (hàm dưới) để ra khỏi huyệt Đại nghênh (huyệt), và đi dọc theo má (góc của hàm dưới), phía trước tai trên, đi qua khách chủ nhân (huyệtThượng Quan, đảm kinh), dọc theo chân tóc đến trán.
Có thể thấy, Kinh túc Dương Minh vị là kinh tuyến chính chạy khắp khuôn mặt. V́ vậy, kinh dạ dày của túc Dương Minh bị các yếu tố gây bệnh xâm lấn, có thể dẫn đến rối loạn vận động của khí ở mặt, tổn thương cơ toàn diện, rối loạn vận động và tê liệt. V́ vậy, khi xảy ra liệt mặt, các huyệt cục bộ trên kinh vị như Tứ bạch, Địa thương và Giáp xa được sử dụng để điều trị các triệu chứng khác nhau, cũng như các huyệt ở xa dọc theo kinh tuyến (như Túc tam lư), là những huyệt chính được Chủ trị cho châm cứu.

Chứng liệt mặt có liên quan đến kinh mạch Thủ Thiếu âm tâm kinh không?
Thủ Thiếu Âm tâm kinh chạy dọc theo khuôn mặt: các nhánh của nó chạy từ hệ thống tim (phần mà tim được liên hệ với các cơ quan khác), lên đến hầu (phần nối thực quản và cổ họng) và đến hệ thống mắt (phần mà nhăn cầu được kết nối với năo).
Từ đó có thể thấy, tâm kinh chạy bên trong đầu và mặt nên bệnh tà bên ngoài hiếm khi xâm nhập trực tiếp vào tâm kinh và gây liệt mặt. Tuy nhiên, sau khi bị liệt mặt, khí huyết của kinh Dương Minh bị ứ trệ, có thể gây ra bệnh ở tâm kinh, bệnh của con và mẹ (Dương Minh thuộc thổ, kinh tâm thuộc hỏa, hỏa sinh thổ, tức là có mối quan hệ mẹ và con), dẫn đến những rối loạn như phiền muộn do tâm hoả thượng viêm, nôn nóng và rối loạn vị giác ở miệng và lưỡi (tim khai khiếu ở lưỡi). V́ vậy, khi bị liệt mặt, mặt trong của má khó chịu hoặc kèm theo tâm hỏa viêm, khó chịu, rối loạn lưỡi và vị giác th́ có thể sử dụng các huyệt trên Tâm kinh (như huyệt Thông lư, v.v.).

Chứng liệt mặt có liên quan đến kinh Thủ Thái Dương tiểu tràng không?
Kinh thủ Thái dương tiểu tràng tuần hành trên mặt như sau: Các nhánh của nó đi từ Khuyết bồn (hố thượng đ̣n), qua cổ và má trên, đến khóe nhọn (khoé ngoài của mắt), rồi quay trở lại tai. Nhánh của nó vươn ra ngoài má (nhánh ra từ má), đi từ trên xuống (phía dưới hốc mắt), đến mũi, đến khóe trong (góc trong của mắt) và chạy xiên đến g̣ má. (kết nối xiên với phần g̣ má).
Từ đó có thể thấy, kinh thủ Thái Dương tiểu tràng cũng là một kinh quan trọng tuần hành trên mặt, đặc biệt liên quan mật thiết đến cơ mắt, cơ má và tai. V́ vậy, khi bị liệt mặt, t́nh trạng khó chịu ở má, khô hoặc chảy nước mắt, mờ mắt, ù tai hoặc giảm thính lực, có thể sử dụng các huyệt cục bộ trên kinh này, chẳng hạn như xương g̣ má và các huyệt xa dọc theo kinh.

Chứng liệt mặt có liên quan đến kinh túc Thái Dương bàng quang không?
Kinh túc Thái dương bàng quang tuần hành trên mặt như sau: Bắt đầu từ khóe mắt trong (góc trong của mắt, huyệt Tinh minh), lên trán và giao nhau trên đỉnh đầu (hai kinh tuyến bàng quang trái và phải). gặp nhau ở huyệt Bách Hội trên đỉnh đầu).
Tuần hành của kinh bàng quang cho thấy nó có quan hệ cực đại với mắt và cơ trán. V́ vậy, khi bị liệt mặt, có thể bị khô mắt, chảy nước mắt nhiều, nhắm mắt, không thể cau mày hoặc nhướn mày, rối loạn vận động cơ trán, có thể chọn các huyệt cục bộ trên kinh bàng quang (như huyệt Toán trúc) và có thể chọn các huyệt xa dọc theo kinh tuyến. (chẳng hạn như huyệt Thân mạch).

Chứng liệt mặt có liên quan đến kinh thủ Thiếu Dương tam tiêu không?
Kinh thủ Thiếu Dương tam tiêu tuần hành trên mặt như sau: Các nhánh của nó xuất phát từ Chiên trung (giữa ngực), đi đi lên đến Khuyết bồn (hố thượng đ̣n), nối với gáy (sau gáy), ra sau tai và đi thẳng lên (nối với sau tai, đi thẳng lên sau tai), thoát ra từ góc trên tai (góc trán hướng lên), cong (uốn cong) má dưới để thoát ra đầu (dưới hố mắt). Nhánh của nó đi vào tai từ phía sau tai, ra trước tai, đi qua khách chủ nhân trước (huyệt Thượng Quan), đi qua má (giao với tĩnh mạch trước trên má), và đến khóe nhọn (khóe mắt ngoài).
Kinh mạch đi tới đâu th́ có tác dụng chữa trị đến đó. Sự tuần hoàn của kinh tam tiêu có quan hệ rất mật thiết với tai, cơ mắt, cơ má và cơ thái dương, khi phát sinh chứng liệt mặt, kinh Dương Minh và Thiếu Dương thường đồng thời thụ bệnh. V́ vậy, các triệu chứng của liệt mặt thường bao gồm ù tai, đau xương chũm sau tai, lăng tai, thính lực quá mẫn và zona ở tai. V́ vậy, khi bị liệt mặt sẽ xuất hiện cảm giác đau sau tai, thính giác bất thường, rối loạn vận động cơ mặt, khó chịu ở mắt, có thể sử dụng các kinh huyệt này (như Ế Phong, Ngoại Quan, v.v.).

Chứng liệt mặt có liên quan đến túc Thiếu dương đảm kinh không?
Kinh mạch của túc Thiếu dương đảm kinh tuần hành dọc theo khuôn mặt như sau: Bắt đầu từ khóe mắt nhọn (khoé ngoài của mắt), đi lên đến góc đầu (góc trán), đi xuống sau tai, sau đó dọc theo cổ và trước mặt thủ Thiếu Dương......。Nhánh của nó đi vào tai từ phía sau tai, đi ra phía dưới trước tai và vươn ra sau khóe mắt. Các nhánh của nó được tách ra (phân nhánh) từ khóe mắt, từ phần dưới Đại nghênh hợp với thủ Thiếu Dương đến xuất đầu (hố mắt), với Giáp xa ở dưới và phần dưới cổ hợp với Khuyết bồn.
Kinh Thiếu Dương đảm cũng là một trong những kinh mạch chính tuần hành trên mặt, nối với một bên đầu, tai, mắt và cổ, việc xảy ra t́nh trạng liệt mặt có liên quan trực tiếp đến các tổn thương ở kinh tuyến và gân cơ của kinh túc Thiếu Dương đảm. V́ vậy, khi bị liệt mặt, các triệu chứng về tai, rối loạn vận động cơ trán, rối loạn vận động má đều có thể được điều trị bằng các huyệt trên kinh này (như Dương Bạch, Phong Tŕ, Hiệp khê, v.v.).

Chứng liệt mặt có liên quan đến kinh túc Quyết Âm không?
Lộ tŕnh tuần hành trên mặt của Kinh túc Quyết Âm can như sau: Bắt đầu từ vùng lông ngón chân cái..., đi dọc theo cổ họng, đi lên yết hầu (ṿm họng), nối với hệ thống mắt ( mô nối nhăn cầu với năo), và đi lên trán, với Đốc mạch gặp nhau ở phía đỉnh đầu. Các nhánh của nó từ mắt đến má dưới và phía trong môi.
Mối quan hệ giữa Can kinh và khuôn mặt chủ yếu nằm ở các nhánh trên khuôn mặt, các kinh cân bên trong má và bên trong môi thuộc về Can kinh. Trong trường hợp liệt mặt, kinh khí ở đây không lưu thông thuận lợi, khoang miệng không thể chữa khỏi, các phương pháp điều trị liệt mặt bao gồm cắt niêm mạc má và lấy máu, thực ra là để thông khí can kinh ở vùng bị ảnh hưởng; Ngoài ra, can kinh c̣n có quan hệ mật thiết với cơ mắt và cơ trán. V́ vậy, khi bị liệt mặt, các rối loạn vận động cơ vùng trán, lệch mắt, khô mắt, chảy nước mắt nhiều, rối loạn vận động má, khó chịu vùng mũi họng, rối loạn vận động môi đều có thể điều trị bằng các huyệt trên kinh này (chẳng hạn như Thái Xung).

Chứng liệt mặt có liên quan đến mạch Đốc không?
Đường đi của mạch Đốc trên khuôn mặt là: Bắt đầu từ cực dưới của Du... nó đi dọc theo trán đến trụ mũi.
Mạch Đốc tuần hành giữa đầu và mặt, liên quan đến kinh khí cục bộ của trán, mắt, mũi và môi, cũng là biển của dương mạch, có thể điều tiết dương khí của các kinh dương. Khi bị liệt mặt, kinh khí của các kinh Dương Minh, Thiếu Dương và Thái Dương không thông sướng, mạch Đốc có thể điều tiết để hỗ trợ xua tan tà khí, khai thông kinh mạch, lại có thể giải quyết các chứng trạng cục bộ. V́ vậy, khi bị liệt mặt, các rối loạn vận động cơ vùng trán, khô mắt, chảy nước mắt nhiều, mũi vẹo, vẹo nhân trung, cằm môi lệch vẹo đều có thể điều trị bằng huyệt đạo của kinh mạch này (như huyệt Nhân trung).

Chứng liệt mặt có liên quan đến mạch Nhâm không?
Mạch Nhâm tuần hành của trên khuôn mặt bắt đầu từ dưới Trung cực,… đến cổ họng, lên má (vùng hàm dưới, bao quanh môi) và dọc theo mặt (đi qua mặt) đi vào mắt.
Mạch Nhâm là biển của mạch âm, có thể nuôi dưỡng toàn thân. Khi bị liệt mặt, do các kinh mạch, mạch lạc trên mặt trống rỗng, bị các bệnh tà bên ngoài xâm phạm, gây trở ngại mạch lạc nên kinh cân ở miệng, mắt, trên mặt không c̣n được nuôi dưỡng dẫn đến những biến hoá bệnh lư. Kinh Nhâm tuần hành qua miệng, mắt, mặt, có thể nuôi dưỡng tất cả các kinh, v́ vậy khi bị liệt mặt, rối loạn tiết nước bọt, rối loạn vị giác, liệt cơ môi có thể điều trị bằng các huyệt trên kinh này (như Thừa tương).

Cách xác định vị trí và thao tác thực hiện của huyệt Liệt khuyết để điều trị liệt mặt và tŕnh tự giải phẫu của vị trí huyệt như thế nào?
1/ Vị trí: Trên mép quay của cẳng tay, phía trên mỏm xương quay, cách nếp nhăn cổ tay 1,5 thốn, giữa gân cánh tay quay và khe gân cơ
2/ Phương pháp thực hiện: Chọn điểm 1,5 thốn ngay phía trên quy tŕnh hướng tâm. Hoặc miệng hổ khẩu của cả hai tay giao nhau, ngón trỏ của một tay ấn vào quá tŕnh h́nh tṛn hướng tâm phía sau cổ tay kia, và huyệt được chọn trong chỗ lơm nhỏ do đầu ngón trỏ chỉ vào. Phương pháp châm cứu: thẳng 0,3 đến 0,5 thốn. Cảm ứng: đau nhức và sưng cục bộ. Lượng đốt: 3 đến 5 tráng; 5 đến 15 phút ôn cứu.
3/ Tŕnh tự châm kim
①Da: Được phân phối bởi dây thần kinh b́ ngoài của cẳng tay và nhánh nông của dây thần kinh quay. Các sợi thần kinh đến vùng huyệt bao gồm dây thần kinh cổ thứ sáu.
② Mô dưới da: Các nhánh của dây thần kinh da nói trên đi qua. Tĩnh mạch đầu đi phía sau vùng huyệt.
③ Gân cơ triển dài: Cơ dạng cơ dài được chi phối bởi dây thần kinh gian cốt sau, một nhánh của dây thần kinh quay. Các sợi thần kinh đến cơ này bao gồm các dây thần kinh cổ thứ sáu và thứ bảy.
④Cơ quăng kiêu (Brachioradialis): Cơ quăng kiêu (brachioradialis) được chi phối bởi dây thần kinh quay. Các sợi thần kinh của cơ này bao gồm dây thần kinh cổ thứ năm và thứ sáu.
⑤Cơ vuông quay tṛn: Cơ này được phân nhánh do thần kinh chính giữa-----chi phối bởi dây thần kinh gian cốt trước. Các sợi thần kinh của cơ này bao gồm dây thần kinh cổ thứ bảy và thứ tám và dây thần kinh ngực thứ nhất.
(4) Chủ trị: Liệt dây thần kinh mặt, nhức đầu, ho, hen suyễn, nổi mề đay, đau cổ dữ dội, bệnh mô mềm cổ tay, đau răng, đau họng, v.v.

Cách xác định vị trí và thao tác thực hiện của huyệt Hợp Cốc để điều trị liệt mặt và tŕnh tự giải phẫucủa huyệt như thế nào?
(1) Vị trí: Nằm giữa xương bàn tay thứ 1 và thứ 2 trên mu bàn tay, tại điểm giữa mặt quay của xương bàn tay thứ 2.
(2) Phương pháp thực hiện: Chọn một điểm tại điểm giữa cạnh quay của xương bàn tay thứ hai của bàn tay. Hoặc yêu cầu bệnh nhân đưa ngón cái và ngón trỏ lại gần nhau và chọn một điểm ở điểm cao nhất của chỗ ph́nh cơ giữa xương bàn tay thứ nhất và thứ hai ở mặt sau bàn tay. Phương pháp châm cứu: ① Phương pháp châm trực tiếp: đâm kim theo chiều dọc, sâu 0,5 đến 1 thốn. Cảm ứng: đau nhức và sưng cục bộ. ② Phương pháp đâm xiên: Tạo một góc 20° với da và đâm xiên từ 1 đến 1,5 thốn về phía khớp xương cổ tay. Cảm ứng: Đau nhức và sưng cục bộ có thể lan lên trên, đôi khi đến vai và khuỷu tay. Lượng cứu: 3 đến 5 tráng; Ôn cứu 5 đến 15 phút.
(3) Tŕnh tự châm kim:
Phương pháp châm trực tiếp:
①Da: Được phân bố bởi nhánh nông của thần kinh quay. Các sợi thần kinh đến vùng huyệt bao gồm thành phần dây thần kinh cổ thứ sáu.
② Mô dưới da: Các nhánh thần kinh ở da nói trên đi qua. Gần khu vực huyệt c̣n có điểm đầu của tĩnh mạch đầu do mạng lưới tĩnh mạch ở mu bàn tay h́nh thành.
③ Cơ gian cốt lưng thứ nhất: Cơ này xuất phát từ bề mặt xương của khoang đốt ngón tay thứ nhất, bám vào mặt quay của gốc đốt gần ngón trỏ, có chức năng dạng ngón trỏ và hỗ trợ gập khớp đốt ngón tay của ngón trỏ và duỗi khớp ngón trỏ. Cơ này được chi phối bởi nhánh sâu của dây thần kinh trụ. Các sợi thần kinh của cơ này bao gồm dây thần kinh cổ số tám và dây thần kinh ngực thứ nhất.
④Cơ co của ngón tay cái: Cơ này được chi phối bởi nhánh sâu của dây thần kinh trụ. Các sợi thần kinh của cơ này bao gồm dây thần kinh cổ số tám và thành phần dây thần kinh ngực thứ nhất.
Phương pháp đâm xiên:
①~③ giống như ①~③ của phương pháp đâm thẳng.
④Mặt nông (mặt lưng) của kim là gân duỗi ngón cái dài. Cơ duỗi ngón cái dài được chi phối bởi dây thần kinh gian cốt sau, một nhánh của dây thần kinh quay. Các sợi thần kinh của cơ này bao gồm thành phần dây thần kinh cổ thứ sáu và thứ bảy dây thần kinh, mặt sâu của kim Mặt (phía mặt trong) là cơ khép kín, và chi phối của nó là phía trước. Ở phía sau của đầu gần của cơ khép, động mạch quay và tĩnh mạch đi qua.
4/ Biện pháp pḥng ngừa: Phụ nữ mang thai nên tránh châm cứu, nếu không có thể gây sảy thai.
5/ Chủ trị: Liệt dây thần kinh mặt, cảm lạnh, các bệnh về mặt, liệt nửa người, quai bị, nổi mề đay, suy nhược thần kinh và các cơn đau khác nhau, gây chuyển dạ, vô kinh, co giật ở trẻ sơ sinh, v.v. Ngoài ra, huyệt này cũng là huyệt chính để gây mê châm cứu, đặc biệt là đối với phẫu thuật đầu cổ.

Cách xác định vị trí và thao tác thực hiện của huyệt Thái Xung để điều trị chứng liệt mặt và tŕnh tự giải phẫu của huyệt như thế nào?
1/ Vị trí: Ở mặt lưng bàn chân, ở chỗ lơm phía sau khe ngón chân thứ nhất.
2/ Cách thực hiện: Ngồi thẳng, hai chân buông thơng hoặc nằm ngửa, chọn điểm cao hơn mép màng ngón chân thứ nhất và thứ hai 2 thốn. Phương pháp châm cứu: Châm chéo, hướng lên trên, cắm kim vào từ 0,5 đến 1 phân. Cảm ứng: đau nhức và sưng cục bộ. Lượng cứu: 3 đến 5 tráng; ôn cứu: 5 đến 15 phút.
3/ Tŕnh tự châm kim
①Da: Được chi phối bởi nhánh da của dây thần kinh ph́ sâu, các sợi thần kinh đến da của điểm này xuất phát từ dây thần kinh thắt lưng thứ năm.
② Mô dưới da: Chứa các nhánh da của các dây thần kinh trên, dây thần kinh da trong của mu bàn chân và mạng lưới tĩnh mạch lưng.
③Châm đi qua giữa gân cơ duỗi dài các ngón: Cả hai cơ đều được chi phối bởi dây thần kinh ph́ sâu.
④Châm đi ra ngoài gân cơ duỗi ngắn: Được chi phối bởi dây thần kinh ph́ sâu.
⑤Thần kinh ph́ sâu và động mạch và tĩnh mạch xương bàn chân lưng thứ nhất: Dây thần kinh mác sâu xuất phát từ dây thần kinh mác chung, đi từ phía trước khớp cổ chân đến mu bàn chân, đi trong khoang xương bàn chân thứ nhất và các nhánh cuối của nó thành hai nhánh chạm tới mép đối diện của ngón chân thứ nhất và ngón chân thứ hai. Dây thần kinh này là một huyệt ở đây và có thể châm. Động mạch lưng bàn chân thứ nhất là một nhánh của động mạch lưng bàn chân, và tĩnh mạch bàn chân lưng thứ nhất là nhánh của tĩnh mạch lưng bàn chân.
⑥ Cơ gian cốt lưng thứ nhất: Nằm giữa xương bàn chân thứ nhất và thứ hai, được chi phối bởi dây thần kinh gan chân bên, các sợi thần kinh dẫn đến cơ này xuất phát từ dây thần kinh xương cùng thứ nhất và thứ hai.
⑦ Nếu châm tiếp tục xuyên sâu, nó có thể đi qua giữa xương bàn chân thứ nhất và thứ hai đến ḷng bàn chân và xuyên qua các cấu trúc như đầu xiên của cơ khép và cơ gấp ngắn.
4/ Chủ trị: Liệt mặt, nhức đầu, chóng mặt, thoát vị, đau dây thần kinh liên sườn, viêm rễ thắt lưng cùng, đau chi dưới, chảy máu tử cung, viêm tuyến vú, v.v.

Cách xác định vị trí và thao tác thực hiện của huyệt Đầu duy để điều trị chứng liệt mặt, và tŕnh tự giải phẫu của huyệt như thế nào?
1/ Vị trí: Ở một bên đầu, cách chân tóc ở góc trán 0,5 thốn và cách đường giữa đầu 4,5 thốn.
2/ Cách thực hiện: Ngồi thẳng và ngả lưng, chọn huyệt ở các góc nhọn hai bên chân tóc phía trước. Phương pháp châm cứu: Châm vào da khoảng 0,5 đến 1 thốn từ trước ra sau. Cảm ứng: đau cục bộ và sưng tấy lan ra các khu vực xung quanh. Cấm cứu
3/ Tŕnh tự châm kim
① Da: được phân bố bởi dây thần kinh g̣ má và dây thần kinh thái dương. Dây thần kinh thái dương g̣ má là một nhánh của nhánh thứ hai của dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh hàm trên) và phân bố ở da vùng thái dương trước; Dây thần kinh tai thái dương là một nhánh của nhánh thứ ba của dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh hàm dưới) và là một nhánh của dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh hàm dưới). phân bố ở ống tai ngoài, vùng tai và vùng thái dương.
② Mô dưới da: Chứa các nhánh thần kinh nêu trên, nhánh thái dương của dây thần kinh mặt và các nhánh hoặc nhánh của động mạch và tĩnh mạch thái dương nông. Động mạch thái dương nông là một trong những nhánh cuối của động mạch cảnh ngoài, là sự tiếp nối trực tiếp của động mạch cảnh ngoài ở ngang cổ hàm dưới, phân nhánh để nuôi tuyến mang tai và các cơ, da vùng trán, phần đỉnh và phần thái dương. Tĩnh mạch thái dương nông, đi kèm với động mạch cùng tên, nằm dưới da và đổ vào tĩnh mạch sau hàm.
③Bệnh cân cơ ở ŕa trên của cơ thái dương: Cơ thái dương là một cơ phẳng h́nh quạt nằm dưới da hố thái dương. Các sợi cơ có nguồn gốc từ toàn bộ hố thái dương. Mép trên của cơ là thái dương dưới Các sợi cơ tập trung dần xuống dưới và đi sâu qua cung thái dương, bề mặt kết thúc ở mỏm vành hàm dưới. Cơ thái dương được chi phối bởi dây thần kinh thái dương sâu, một nhánh của nhánh thứ ba của dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh hàm dưới). Mạo (giống cái mũ) là một màng mô liên kết dai và dày đặc, phía trước nối với bụng trước của cơ chẩm và phía sau với bụng chẩm của cơ chẩm trán, cả hai bên trở nên mỏng hơn ở vùng thái dương tạo thành màng gân thái dương nông.
④ Mô liên kết lỏng lẻo phía dưới.
⑤Màng ngoài của xương đỉnh.
4/ Chủ trị: Liệt dây thần kinh mặt, nhức đầu, đau nửa đầu, tâm thần phân liệt, co giật mí mắt.

Cách xác định vị trí và thao tác thực hiện của huyệt Giáp xa để điều trị chứng liệt mặt, và tŕnh tự giải phẫucủa huyệt như thế nào?
1/ Định vị: Trên má, ngang một đốt ngón tay (ngón giữa) phía trên và trước góc hàm dưới, khi nhai cơ cắn phồng lên và ấn vào chỗ lơm.
2/ Cách thực hiện: Ở tư thế ngồi hoặc nằm nghiêng, đặt một ngón tay ngang mặt trước và mặt trên của góc hàm dưới, đồng thời chọn một điểm ở chỗ ph́nh ra của cơ cắn khi nghiến răng. Phương pháp châm cứu: ① Châm trực tiếp 0,3 đến 0,5 thốn; Cảm ứng: đau nhức và sưng tấy cục bộ. ② Đâm xiên xuống huyệt Địa thương từ 2 đến 3 thốn để trị liệt mặt. Cảm ứng: Đau nhức cục bộ và sưng tấy lan ra khu vực xung quanh. ③Châm theo hướng răng trên hoặc dưới, có thể sử dụng khi bị đau ở răng trên hoặc dưới. Lượng cứu: Cứu 3 tráng; 5 đến 10 phút ôn cứu.
3/ Tŕnh tự châm kim
①Da: Được phân phối bởi dây thần kinh tai. Dây đại thần kinh tai là nhánh lớn nhất của các nhánh da của đám rối cổ và bao gồm các sợi thần kinh cổ thứ 2 và thứ 3.
② Mô dưới da: Chứa các nhánh của dây thần kinh da nói trên và nhánh biên hàm dưới của dây thần kinh mặt.
③ Cơ cắn: Là cơ phẳng h́nh vuông, nằm dưới da ở mặt ngoài của cạnh hàm dưới, được chia thành hai lớp sợi nông và sợi sâu, chúng cùng chèn vào trong củ cơ cắn bên ngoài cạnh hàm dưới. Cơ này được chi phối bởi dây thần kinh cắn, một nhánh của nhánh thứ ba của dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh hàm dưới).
④Khi đâm thẳng, bề mặt sâu của kim là xương hàm dưới. Khi xuyên qua Địa thương, đầu kim có thể xuyên qua các cấu trúc như cơ cười ( risorius), cơ g̣ má (zygomaticus), cơ hạ khoé miệng (oris) và cơ ṿng miệng (orbicularis oris). Chúng đều là các cơ biểu hiện trên khuôn mặt và được chi phối bởi dây thần kinh mặt.
4/ Chủ trị: Liệt dây thần kinh mặt, co thắt nửa mặt, khít hàm, đau răng và quai bị.

Cách xác định vị trí và thao tác thực hiện của huyệt Dương bạch để điều trị liệt mặt và tŕnh tự giải phẫu của huyệt như thế nào?
1/ Định vị: Trên trán, từ đồng tử thẳng lên, cách lông mày 1 thốn.
2/ Phương pháp thực hiện: Ngồi ở tư thế ngửa hoặc nằm ngửa và chọn một điểm cao hơn điểm giữa của lông mày 1 thốn. Phương pháp châm cứu: Kim châm phẳng (tạo góc 15 độ), từ trên xuống dưới dọc theo da để xuyên vào Ngư yêu, trái và phải xuyên vào Toán trúc không và huyệt Toán trúc, sâu từ 0,5 đến 1 thốn. Cảm ứng: Sưng tấy vùng trán, có khi lan lên đỉnh đầu. Thường không cứu trực tiếp. Có thể sử dụng ôn cứu từ 3 đến 5 phút.
3/ Tŕnh tự châm kim:
① Da: được phân bố bởi nhánh bên của dây thần kinh trên ổ mắt. Dây thần kinh trên ổ mắt là một nhánh của nhánh đầu tiên của dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh mắt), đi qua hố trên ổ mắt hoặc rănh trên ổ mắt đến phần dưới da của trán và phân bố ở vùng da trên trán.
② Mô dưới da: chứa các nhánh thần kinh nêu trên và động mạch, tĩnh mạch trên ổ mắt. Động mạch trên ổ mắt là một nhánh của động mạch mắt và đi cùng với dây thần kinh trên ổ mắt đến trán. Tĩnh mạch trên ổ mắt chạy xiên vào trong từ bề mặt của xương trán và đổ vào tĩnh mạch khoé mắt trong.
③ Bụng của cơ chẩm trán: Nằm dưới da trán, rộng và mỏng, bắt nguồn từ màng mạo trạng, kết thúc ở da trán và được chi phối bởi nhánh thái dương của dây thần kinh mặt.
④Mặt sâu của kim là xương trán và biểu mô của nó.
4/ Chủ trị: Đau dây thần kinh trên ổ mắt, liệt dây thần kinh mặt, sụp mí mắt, bệnh về mắt, nhức đầu, v.v.

Cách xác định vị trí và thao tác thực hiện của huyệt Toán trúc để điều trị liệt mặt và tŕnh tự giải phẫu của huyệt như thế nào?
1/ Định vị: Trên khuôn mặt, khi lông mày lơm xuống, là huyệt ở rănh trên ổ mắt.
2/ Phương pháp thực hiện: Ở tư thế ngồi hoặc nằm ngửa và chọn một điểm ở đầu trong của lông mày, ngay phía trên khóe mắt trong. Phương pháp châm cứu: ① Châm thẳng, sâu 0,3 đến 0,5 thốn. Cảm ứng: sưng cục bộ. ②Châm chéo xuống dưới thấu Tinh minh từ 0,3 đến 0,5 thốn, thường dùng chữa các bệnh về mắt. Cảm ứng: Sưng và đau cục bộ và quanh ổ mắt. ③ Kim ngang, đâm từ 1 đến 1,5 thốn vào huyệt Ngư yêu, dùng chữa liệt dây thần kinh mặt hoặc đau đầu. Cảm giác: Sưng và đau cục bộ và quanh ổ mắt. ④ Châm xiên ra ngoài và hướng xuống dưới vào lỗ trên ổ mắt, sâu 0,5 thốn, thích hợp để điều trị chứng đau dây thần kinh trên ổ mắt. Cảm ứng: Cảm giác tê lan xuống cổ. Cấm cứu.
3/ Tŕnh tự châm kim:
①Da: Được chi phối bởi dây thần kinh trán. Dây thần kinh trán là nhánh của nhánh đầu tiên của dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh mắt) và phân bố đến da trán và mí mắt trên.
② Mô dưới da: Chứa các nhánh thần kinh nêu trên và các động mạch và tĩnh mạch trên ổ mắt.
③ Cơ ṿng mắt: Chi phối bởi các nhánh thái dương và g̣ má của dây thần kinh mặt.
④Cơ Tríu mi: Nằm sâu trong phần quỹ đạo của cơ orbicularis oculi và bụng của cơ chẩm trán, giữa ṿm lông mày hai bên. Các sợi cơ bắt nguồn từ xương trán mũi, đi xiên lên trên và kết thúc ở da lông mày. Được chi phối bởi nhánh thái dương của dây thần kinh mặt.
⑤Mặt sâu của kim là xương trán và biểu mô của nó.
4/ Chủ trị: Liệt dây thần kinh mặt, nhức đầu, cận thị, viêm kết mạc cấp tính, bạch sản giác mạc, chảy nước mắt, run mí mắt.

Cách xác định vị trí và thao tác thực hiện của huyệt Ngư yêu để điều trị liệt mặt và tŕnh tự giải phẫu của huyệt như thế nào?
(1) Định vị: Trên trán, ngay phía trên đồng tử, giữa lông mày.
(2) Phương pháp thực hiện: Ở tư thế ngồi hoặc nằm ngửa, nh́n thẳng lên và chọn một điểm giữa lông mày và bên dưới con ngươi. Phương pháp châm cứu: Châm ngang, dọc theo da sang hai bên, xuyên qua Toán trúc hoặc Ti trúc không, sâu từ 0,5 đến 1 thốn, thường dùng chữa đau dây thần kinh trên ổ mắt và liệt mặt. Cảm ứng: Cảm giác sưng tấy cục bộ, khi lan xuống nhăn cầu có cảm giác sưng tấy. Cấm cứu.
(3) Tŕnh tự châm kim:
① Da: được phân bố bởi nhánh bên của dây thần kinh trên ổ mắt. Dây thần kinh trên ổ mắt là một nhánh của nhánh đầu tiên của dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh mắt), đi qua rănh trên ổ mắt hoặc hố trên ổ mắt đến phần dưới da của trán và phân bố ở vùng da trên trán.
② Mô dưới da: Chứa các sợi thần kinh nêu trên, động mạch và tĩnh mạch trên ổ mắt, cũng như các nhánh thái dương và g̣ má của dây thần kinh mặt. Động mạch trên ổ mắt là một nhánh của động mạch mắt và đi cùng dây thần kinh trên ổ mắt đến trán; tĩnh mạch trên ổ mắt chạy xiên vào trong và đi xuống từ bề mặt của xương trán và đổ vào tĩnh mạch góc trong. Nhánh thái dương của dây thần kinh mặt đi qua mép trên của tuyến mang tai, đi lên phần thái dương và chi phối phần trên của cơ ṿng mắt và bụng trước của cơ chẩm trán; nhánh g̣ má của dây thần kinh mặt cũng đi qua mép trên của tuyến mang tai, đi qua xương g̣ má và chi phối cơ ṿng mắt. Phần dưới của cơ hốc mắt, cơ g̣ má và cơ nâng môi trên.
③ Cơ ṿng mắt: Là cơ phẳng h́nh bầu dục nằm dưới da xung quanh khe mắt, được chi phối bởi nhánh xương thái dương và nhánh g̣ má của dây thần kinh mặt.
④ Cơ trán của cơ chẩm: Nằm dưới da trán, rộng và mỏng, bắt đầu từ vùng da trán và kết thúc ở vùng da trán, được chi phối bởi nhánh thái dương của dây thần kinh mặt. .
⑤Bề mặt sâu của kim là ṿm lông mày của xương trán và màng biểu mô của nó.
4/ Chủ trị: Liệt dây thần kinh mặt, cận thị, đau dây thần kinh trên ổ mắt, viêm kết mạc cấp tính và liệt cơ mắt.

Cách xác định vị trí và thao tác thực hiện của huyệt Ti trúc không để điều trị chứng liệt mặt, và tŕnh tự giải phẫu của huyệt như thế nào?
1/ Định vị: Trên mặt, ở chỗ lơm bên ngoài đầu lông mày.
2/ Phương pháp thực hiện: Ngồi thẳng và chọn một điểm ở chỗ lơm ở đầu ngoài của lông mày. Phương pháp châm cứu: Châm ngang, châm về phía sau từ 0,5 đến 1 thốn hoặc dọc theo Ngư yêu. Cảm ứng: Sưng cục bộ. Cấm cứu.
3/ Tŕnh tự châm kim:
① Da: được phân bố bởi dây thần kinh trên ổ mắt và dây thần kinh g̣ má. Dây thần kinh trên ổ mắt là một nhánh của nhánh đầu tiên của dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh mắt), đi qua rănh trên ổ mắt hoặc lỗ trên ổ mắt đến phần dưới da của trán và phân bố dưới da đỉnh trán. Dây thần kinh g̣ má là một nhánh của nhánh thứ hai của dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh hàm trên), cung cấp cho da má.
② Mô dưới da: Chứa các nhánh thần kinh nêu trên và các nhánh phía trước của động mạch và tĩnh mạch thái dương nông. Động mạch thái dương nông là một trong những nhánh cuối của động mạch cảnh ngoài và là sự tiếp nối trực tiếp của động mạch cảnh ngoài lên trên ngang với hàm. Động mạch thái dương nông chia thành hai nhánh tận cùng, nhánh đỉnh và nhánh trán, khi nó cao hơn cung g̣ má 5cm. Tĩnh mạch thái dương nông là một nhánh của tĩnh mạch sau hàm.
③ Cơ ṿng mắt: Là cơ phẳng h́nh bầu dục nằm dưới da xung quanh khe mắt, được chi phối bởi nhánh thái dương và nhánh g̣ má của dây thần kinh mặt.
4/ Chủ trị: Liệt dây thần kinh mặt, nhức đầu, bệnh về mắt, đau răng, điên cuồng.

Cách xác định vị trí và thao tác thực hiện của huyệt Quyền mậu để điều trị liệt mặt và tŕnh tự giải phẫu của huyệt như thế nào?
1/ Định vị: Trên mặt, ngay dưới khóe mắt ngoài, ở chỗ lơm của mép dưới xương g̣ má.
2/ Phương pháp thực hiện: Ngồi thẳng và ngả lưng, chọn các huyệt dọc theo khóe ngoài của mắt, ngang với chiều cao của huyệt Nghênh hương. Phương pháp châm: Châm thẳng 0,3 đến 0,5 thốn. Cảm ứng: Sưng cục bộ. Không nên cứu trực tiếp.
3/ Tŕnh tự châm kim:
① Da: được phân bố bởi dây thần kinh dưới ổ mắt. Dây thần kinh dưới ổ mắt là nhánh cuối của nhánh thứ hai của dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh hàm trên), đi qua lỗ dưới ổ mắt đến mặt và phân bố đến da mí mắt dưới, sống mũi và môi trên.
② Mô dưới da: Chứa các nhánh thần kinh nêu trên và các động mạch, tĩnh mạch ngang mặt. Động mạch ngang mặt là một nhánh của động mạch thái dương nông, đi về phía trước qua tuyến mang tai, đi qua bề mặt cơ cắn và phân nhánh để nuôi dưỡng tuyến nước bọt mang tai, ống mang tai, cơ cắn và vùng da lân cận; tĩnh mạch ngang mặt là một nhánh của tĩnh mạch sau hàm.
③Cơ g̣ má: Là cơ biểu hiện trên khuôn mặt, bắt đầu từ xương g̣ má, bó cơ chạy xiên vào trong và xuống dưới, kết thúc ở da và niêm mạc miệng khóe miệng, một số sợi di chuyển đến cơ cơ ṿng miệng. Cơ g̣ má được chi phối bởi nhánh g̣ má của dây thần kinh mặt.
④ Cơ cắn: Là cơ phẳng h́nh vuông nằm dưới da ở mặt bên của nhánh hàm dưới, được chi phối bởi dây thần kinh cơ cắn, một nhánh của nhánh thứ ba của dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh hàm dưới).
⑤ Cơ thái dương: Là cơ phẳng h́nh quạt nằm dưới da hố thái dương, bắt nguồn từ đường thái dương dưới và mặt sâu của màng gân thái dương, các sợi cơ tập trung dần xuống dưới, đi qua bề mặt sâu của thái dương. cung g̣ má và tận cùng ở mỏm vành của hàm dưới. Cơ thái dương được chi phối bởi nhánh thứ ba của dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh hàm dưới).
4/ Chủ trị: Liệt dây thần kinh mặt, co thắt nửa mặt, đau dây thần kinh tam thoa, đau răng trên, sưng môi, v.v.

Cách xác định vị trí và thao tác thực hiện của huyệt Nghênh hương để điều trị liệt mặt và tŕnh tự giải phẫu của huyệt như thế nào?
1/ Định vị: Bên cạnh điểm giữa mép ngoài của mũi, ở nếp gấp mũi má.
2/ Phương pháp thực hiện: Ở tư thế ngồi hoặc nằm ngửa, chọn điểm giao điểm giữa mép ngoài của mũi và nếp gấp mũi má. Phương pháp châm cứu: ① Châm kim xuyên vào huyệt mũi, sâu từ 0,5 đến 0,8 thốn, dùng chữa các bệnh về mũi. ②Châm đầu kim sâu 0,5 đến 1 thốn vào huyệt Tứ bạch để điều trị bệnh giun đũa đường mật. Cảm giác: Đau nhức cục bộ, chảy nước mắt và đau nhức, có khi lan xuống mũi.
3/ Tŕnh tự châm kim:
① Da: được phân bố bởi dây thần kinh dưới ổ mắt. Dây thần kinh dưới ổ mắt là nhánh cuối của nhánh thứ hai của dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh hàm trên), đi qua lỗ dưới ổ mắt đến mặt và phân bố đến da mí mắt dưới, sống mũi và môi trên. .
② Mô dưới da: Chứa các nhánh hoặc thuộc nhánh của các dây thần kinh nói trên và các động mạch, tĩnh mạch mặt. Động mạch mặt là một nhánh của động mạch cảnh ngoài, đi sâu vào tuyến dưới hàm và đi qua mép dưới hàm dưới tại mép trước cơ cắn đến mặt, đi qua góc ngoài miệng, đi qua qua mũi đi lên khóe mắt trong, gọi là động mạch mắt trong; Tĩnh mạch mắt xuất phát từ tĩnh mạch mắt trong cùng với động mạch mặt đi xuống phía dưới góc hàm dưới để nối với mặt trước. nhánh của tĩnh mạch sau hàm và rót vào tĩnh mạch cảnh trong.
③Cơ môi trên: Sợi cơ bắt nguồn từ mép dưới ổ mắt đến lỗ dưới ổ mắt, và kết thúc hướng xuống dưới ở vùng da gần môi trên, cánh mũi và nếp mũi má, được chi phối bởi nhánh má của dây thần kinh mặt.
④Mặt sâu của hai bên cạnh mũi là hàm trên. Khi đầu kim xuyên về phía mũi có thể xuyên vào cơ nâng môi mũi, khi đầu kim xuyên về phía huyệt Tứ bạch có thể chạm tới lỗ dưới ổ mắt. Lỗ dưới ổ mắt chứa dây thần kinh dưới ổ mắt, động mạch dưới ổ mắt và tĩnh mạch nên có thể xuyên qua huyệt Tứ bạch, không nên đâm kim quá sâu để tránh làm tổn thương các cấu trúc này.
(4) Chủ trị: Liệt dây thần kinh mặt, viêm mũi, viêm xoang, chảy máu cam, giun đũa và táo bón.

Cách xác định vị trí và thao tác thực hiện của huyệt Hoà liêu để điều trị liệt mặt và tŕnh tự giải phẫucủa huyệt như thế nào?
(1) Vị trí: Ở môi trên, ngay dưới mép ngoài của lỗ mũi, huyệt B́nh thuỷ cấu.
(2) Cách thực hiện: Ngồi hoặc nằm ngửa, chọn điểm giao nhau ngay dưới mép ngoài của lỗ mũi và đường nối của điểm nối 1/3 trên và 1/3 giữa môi trên . Phương pháp châm cứu: đâm theo chiều ngang, đâm vào trong từ 0,3 đến 0,5 thốn. Cảm ứng: Đau cục bộ. Cấm cứu.
(3) Tŕnh tự châm kim:
① Da: được phân bố bởi dây thần kinh dưới ổ mắt. Dây thần kinh dưới ổ mắt là nhánh cuối của nhánh thứ hai của dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh hàm trên), đi qua lỗ dưới ổ mắt đến mặt và phân bố đến da mí mắt dưới, sống mũi và môi trên. .
② Mô dưới da: Chứa các dây thần kinh nói trên và động mạch môi trên. Động mạch môi trên là một nhánh của động mạch mặt gần khóe miệng.
③ Cơ ṿng quanh miệng: Là cơ phẳng h́nh bầu dục nằm bên trong môi xung quanh khe miệng, kéo dài lên ngoài mũi và xuống phía trên củ (结节) cằm, được chi phối bởi nhánh ngoài và nhánh biên hàm dưới của thần kinh mặt.
(4) Chủ trị: Liệt dây thần kinh mặt, viêm mũi, chảy máu cam.

Cách xác định vị trí và thao tác thực hiện của huyệt Ế Phong để điều trị chứng liệt mặt và tŕnh tự giải phẫu của huyệt như thế nào?
(1) Vị trí: phía sau dái tai, ở chỗ lơm giữa mỏm xương chũm và góc của xương hàm dưới.
(2) Cách thực hiện: Ngồi thẳng và chọn một điểm phía sau dái tai ở chỗ lơm giữa mỏm xương chũm và góc xương hàm dưới. Phương pháp châm cứu: ① Châm xiên, từ phía sau, bên ngoài, phía trước, phía trong và phía dưới 0,5 đến 1,5 thốn, thích hợp để điều trị bệnh câm điếc. Cảm ứng: Có cảm giác đau nhức, sưng tấy cục bộ, đôi khi lan xuống họng, khiến họng có cảm giác căng và nóng. ② Đâm trực tiếp từ 0,5 đến 1 thốn, thích hợp cho người bị liệt dây thần kinh mặt và quai bị, cảm ứng: Đau nhức ở phía dưới tai, đôi khi có thể lan ra phía trước lưỡi. Cứu lượng : cứu 3 đến 5 tráng; ôn cứu 5 đến 10 phút.
(3) Tŕnh tự châm kim:
①Da: Được phân phối bởi dây thần kinh đại nhĩ. Dây thần kinh đại nhĩ là một nhánh ở da của đám rối cổ và bao gồm các dây thần kinh cổ thứ 2 đến thứ 3.
② Mô dưới da: Chứa các sợi thần kinh nêu trên.
③Tuyến mang tai: Là cặp tuyến nước bọt lớn nhất, có h́nh hơi tam giác, nằm ở phần trước và phần dưới của ống tai ngoài, mép sau của cơ cắn và hố sau của xương hàm dưới. Bề mặt của tuyến mang tai được bao phủ bởi cơ cắn của tuyến mang tai. Động mạch cảnh ngoài, tĩnh mạch sau hàm, dây thần kinh mặt và dây thần kinh tai thái dương đi qua tuyến mang tai.
④Cấu tạo phía sau châm từ nông đến sâu là:
a/ Cơ ức đ̣n chũm: Là một dải cơ dài nằm xiên hai bên cổ, được chi phối bởi rễ cột sống của dây thần kinh phụ và nhánh trước của dây thần kinh cổ 2 đến 3.
b/ Cơ đầu giáp: Nằm sâu trong cơ ức đ̣n chũm, là một cơ phẳng h́nh tam giác không đều được phân bố bởi các nhánh sau của dây thần kinh cổ thứ 2 đến thứ 5.
c/ Đầu cơ tối trường (cơ dài): Nó là một phần của cơ Để cức ở cột giữa của cơ cùng gai và được chi phối bởi các nhánh sau của dây thần kinh cổ từ 1 đến 8.
d/ Bụng sau cơ nhị phúc: Cơ nhị phúc có bụng trước và bụng sau. Bụng sau xuất phát từ mặt sau và trong của mỏm chũm chạy ra trước và xuống dưới, bụng trước bắt đầu từ hố cơ nhị hàm chạy ra phía sau và hướng xuống, trước và sau, hai bụng được nối với nhau bằng gân giữa. Bụng sau của cơ lưỡng thân được chi phối bởi dây thần kinh mặt, và bụng trước được chi phối bởi dây thần kinh tam thoa.
(4) Chủ trị: Liệt dây thần kinh mặt, ù tai, điếc, quai bị, đau răng, đau mắt và viêm khớp hàm dưới.

Cách xác định vị trí và thao tác thực hiện của huyệt Địa Thương để điều trị liệt mặt và tŕnh tự giải phẫu của huyệt như thế nào?
(1) Định vị: Trên mặt, cạnh ngoài khóe miệng, hướng thẳng vào đồng tử.
(2) Phương pháp thực hiện: Ở tư thế ngồi hoặc nằm nghiêng và chọn một điểm cách khóe miệng 0,4 thốn. Phương pháp châm cứu: ① Châm từ 1,5 đến 2,5 thốn theo hướng huyệt Giáp xa, dùng chữa liệt mặt. ②Châm vào huyệt Địa thương từ 1 đến 2 thốn, dùng chữa đau dây thần kinh tam thoa. Cảm ứng: Đau nhức, sưng tấy một phần hoặc một nửa khuôn mặt. Có thể cứu, nhưng thường không dùng cứu pháp.
(3) Tŕnh tự châm kim:
① Da: phân bố bởi dây thần kinh má và dây thần kinh dưới ổ mắt. Dây thần kinh má là một nhánh của nhánh thứ ba của dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh hàm dưới), giao với nhánh má của dây thần kinh mặt bên của cơ má. Các nhánh của nó phân bố ở da má, niêm mạc miệng và răng hàm trên.Dây thần kinh dưới ổ mắt là nhánh thứ 3 của dây thần kinh tam thoa.Nhánh cuối của nhánh thứ 2 (dây thần kinh hàm trên) đi qua mặt qua hố dưới ổ mắt và phân phối đến da mí mắt dưới, mặt ngoài của lưng của mũi và môi trên.
② Mô dưới da: Các nhánh hoặc nhánh của các dây thần kinh nói trên và các phân chi hoặc thuộc chi của động mạch, tĩnh mạch ở mặt. Động mạch mặt là một nhánh của động mạch cảnh ngoài, chạy từ mép trước cơ cắn qua mép dưới hàm dưới đến mặt, đi qua góc ngoài miệng, đi qua mũi rồi đi lên đến khóe mắt trong. Nó được đổi tên thành động mạch khóe trong. Trên đường đi, nó đưa động mạch môi dưới đến các cơ của môi dưới; Động mạch môi trên đi đến môi trên, phần trước của vách ngăn mũi và cánh mũi, nhánh bên của mũi đi đến cánh mũi và sống mũi.
③ Cơ ṿng miệng: Là cơ phẳng h́nh bầu dục nằm bên trong môi xung quanh khe miệng, kéo dài lên ngoài mũi và xuống phía trên của kết tiết (结节) cằm, được chi phối bởi nhánh má và nhánh biên hàm dưới của thần kinh mặt.
④Cơ má: Là cơ phẳng h́nh vuông nằm sâu trong khuôn mặt và được chi phối bởi nhánh cơ má của dây thần kinh mặt.
(4) Chủ trị: Liệt dây thần kinh mặt, tiết nước bọt, đau dây thần kinh tam thoa, đau răng.

Cách xác định vị trí và thao tác thực hiện của huyệt Thừa tương để điều trị liệt mặt và tŕnh tự giải phẫu của huyệt như thế nào?
(1) Định vị: Trên mặt, ở chỗ lơm giữa của rănh môi dưới.
(2) Phương pháp thực hiện: Ngồi ở tư thế ngửa hoặc nằm ngửa, chọn một điểm ở điểm lơm giữa của rănh môi trong. Phương pháp châm cứu: đâm chéo, đâm 0,3 đến 0,5 thốn từ trước ra sau lên trên. Cảm ứng: Sưng và đau cục bộ. Lượng đốt: 3 đến 5 tráng; 5 đến 10 phút ôn cứu.
(3) Tŕnh tự châm kim:
① Da: được phân bố bởi dây thần kinh cằm, nhánh cuối của dây thần kinh nướu răng dưới. Dây thần kinh nướu răng dưới là một nhánh của nhánh 3 của dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh hàm dưới), đi vào ống hàm dưới qua lỗ hàm dưới và các nhánh ở xương hàm dưới tạo thành đám rối hàm dưới, nhánh tận cùng đi qua lỗ cằm và đi ra Nó được gọi là dây thần kinh cằm và phân bố ở hàm dưới, da và màng nhầy của răng, nướu, cằm và môi dưới.
② Mô dưới da: chứa các dây thần kinh trên,
Động mạch và tĩnh mạch thần kinh và động mạch và tĩnh mạch dưới cằm. Động mạch cằm là nhánh tận của động mạch phế nang dưới, có tĩnh mạch và động mạch cằm đi kèm với nó. Động mạch dưới cằm là một nhánh của động mạch mặt khi đi vào mặt, phân bố ở các cơ và da vùng môi dưới và cằm. Tĩnh mạch dưới cằm là một nhánh của tĩnh mạch mặt.
③ Cơ ṿng miệng: Là cơ phẳng h́nh bầu dục nằm bên trong môi xung quanh khe miệng, kéo dài lên ngoài mũi và xuống phía trên cằm, được chi phối bởi nhánh ngoài và nhánh biên hàm dưới của thần kinh mặt.
④Cơ môi dưới: Là cơ phẳng h́nh tam giác nằm dưới da ở phần dưới khóe miệng và được chi phối bởi nhánh biên hàm dưới của dây thần kinh mặt.
⑤ Cơ cằm: Nằm sâu trong cơ môi lơm, có h́nh nón và được chi phối bởi nhánh biên hàm dưới của dây thần kinh mặt.
⑥Vùng sâu của châm là xương hàm dưới.
(4) Chủ trị: Liệt dây thần kinh mặt, đột quỵ liệt nửa người, đau răng, loét miệng, tiết nước bọt.

Cách xác định vị trí và thao tác thực hiện của huyệt Giáp Thừa tương để điều trị liệt mặt và tŕnh tự giải phẫu của huyệt như thế nào?
(1) Vị trí: Ở chỗ lơm cách huyệt Thừa tương trên khuôn mặt khoảng 1 thốn.
(2) Phương pháp thực hiện: Ở tư thế ngồi hoặc nằm ngửa, mở 1 thốn cạnh điểm Thừa tương, hướng thẳng từ Địa thương xuống và chọn một điểm gần hố cằm. Phương pháp châm cứu: ① Cắm trực tiếp 0,2 đến 0,5 thốn. Cảm ứng: Sưng và đau cục bộ. ② Đâm xiên, đâm kim từ 0,3 đến 0,5 thốn vào trong và hướng xuống để điều trị chứng đau dây thần kinh tam thoa. Cảm ứng: Cảm giác tê lan xuống môi dưới.
(3) Tŕnh tự châm kim:
① Da: được phân bố bởi dây thần kinh cằm, nhánh cuối của dây thần kinh nướu răng dưới. Dây thần kinh răng hàm dưới là một nhánh của nhánh thứ ba của dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh hàm dưới), đi vào ống hàm dưới qua lỗ hàm dưới và tạo thành đám rối răng dưới ở xương hàm dưới. Nhánh tận cùng đi qua lỗ cằm và được gọi là dây thần kinh cằm. Nó phân phối đến răng và nướu răng hàm dưới, da và niêm mạc của cằm và môi dưới.
② Mô dưới da: Gồm các dây thần kinh, động mạch năo, tĩnh mạch và động mạch, tĩnh mạch dưới da nói trên. Động mạch dưới cằm là một nhánh của động mạch mặt khi đi vào mặt, phân bố ở các cơ và da vùng môi dưới và cằm. Tĩnh mạch dưới cằm là một nhánh của tĩnh mạch mặt.
③ Cơ ṿng miệng: Là cơ phẳng h́nh bầu dục nằm bên trong môi xung quanh khe miệng, kéo dài lên ngoài mũi và xuống phía trên củ cằm, được chi phối bởi nhánh ngoài và nhánh biên hàm dưới của dây thần kinh mặt.
④ Cơ môi dưới: Là cơ phẳng h́nh tam giác nằm dưới da ở phần dưới khóe miệng và được chi phối bởi nhánh biên hàm dưới của dây thần kinh mặt.
⑤Vùng sâu của châm là mặt ngoài của lỗ cằm.
(4) Chủ trị: Liệt dây thần kinh mặt, đau dây thần kinh tam thoa và co thắt cơ mặt.

Cách xác định vị trí và thao tác thực hiện của huyệt đạo Thái dương để điều trị liệt mặt và Tŕnh tự giải phẫu của huyệt như thế nào?
(1) Vị trí: Ở phần thái dương, giữa chóp lông mày và khóe ngoài của mắt, ở chỗ lơm về phía sau khoảng 1 thốn.
(2) Phương pháp thực hiện: Ở tư thế ngồi hoặc nằm và chọn một điểm cách điểm giữa của đường nối đầu lông mày và khóe ngoài 1 thốn. Phương pháp châm cứu: ① Châm thẳng 0,5 đến 1 thốn. Cảm ứng: Đau nhức và sưng tấy cục bộ. ②Châm ngang, dọc theo rănh da về phía sau và đâm kim vào từ 1 đến 2 thốn để điều trị chứng đau nửa đầu. Cảm ứng: Đau nhức và sưng tấy lan đến vùng thái dương cùng bên. ③Châm ngang, xuyên từ má xuống dọc theo da rồi đâm kim vào 3 thốn để điều trị liệt dây thần kinh mặt. Cảm giác: Đau nhức và sưng tấy có thể lan tới lưỡi. ④Điểm châm xuất huyết, dùng chữa viêm kết mạc cấp tính hoặc đau đầu. Cấm cứu.
(3) Tŕnh tự châm kim:
① Da: được phân bố bởi dây thần kinh g̣ má. Dây thần kinh g̣ má là một nhánh của nhánh thứ hai của dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh hàm trên) và phân bố đến da má.
② Mô dưới da: chứa các dây thần kinh nêu trên, động mạch và tĩnh mạch thái dương nông. Động mạch thái dương nông là một trong những nhánh tận cùngcủa động mạch cảnh ngoài, là sự tiếp nối trực tiếp của động mạch cảnh ngoài đi lên ngang tầm cổ hàm dưới, các nhánh của nó nuôi dưỡng tuyến mang tai, các cơ và da vùng trán. phần đỉnh và phần thái dương. Tĩnh mạch thái dương nông, đi kèm với động mạch cùng tên, nằm dưới da và đổ vào tĩnh mạch sau hàm.
③ Cơ ṿng mắt: Là một cơ phẳng h́nh bầu dục nằm dưới da xung quanh rănh mắt và được chi phối bởi nhánh thái dương và nhánh g̣ má của dây thần kinh mặt.
④ Màng cân thái dương: Bắt đầu từ đường thái dương trên, có h́nh cân chắc khỏe, mềm mại và dai, bao bọc bề mặt cơ thái dương, chia làm 2 lớp sâu và nông, lớp sâu kết thúc ở phía sâu. bề mặt của cung g̣ má, lớp nông kết thúc ở cung g̣ má. Bề mặt bề ngoài của cung g̣ má, giữa hai lớp, chứa đầy mô mỡ.
⑤ Cơ thái dương: Là cơ phẳng h́nh quạt nằm dưới da hố thái dương, xuất phát từ đường thái dương dưới và mặt sâu của màng gân thái dương, các sợi cơ tập trung dần xuống dưới và đi qua bề mặt sâu của thái dương. cung g̣ má kết thúc ở mỏm vành của hàm dưới. Cơ thái dương được chi phối bởi dây thần kinh thái dương sâu, một nhánh của nhánh thứ ba của dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh hàm dưới).
(4) Chủ trị: Liệt dây thần kinh mặt, đau nửa đầu, mắt đỏ sưng, đau dây thần kinh tam thoa, hoa mắt chóng mặt.

Cách xác định vị trí và thao tác thực hiện của huyệt Hạ Quan để điều trị liệt mặt và tŕnh tự giải phẫu của huyệt như thế nào?
(1) Vị trí: Ở phía trước tai trên mặt, ở chỗ lơm được tạo thành bởi cung g̣ má và rănh hàm dưới.
(2) Phương pháp thực hiện: Ngồi thẳng hoặc nghiêng, chọn một điểm nằm ngang khoảng một ngón tay ở phía trước khí quản và ở chỗ lơm của mép dưới của ṿm xương g̣ má. Chỗ lơm này sẽ biến mất khi há miệng, do đó nên chọn huyệt khi ngậm miệng. Phương pháp châm cứu: ① Trực tiếp đâm kim xuống 1,5 thốn để điều trị chứng đau dây thần kinh tam thoa. Cảm ứng: Đau nhức xung quanh hoặc tê điện lan xuống phế nang dưới. ② Đâm xiên, đâm kim về phía trước và phía sau 0,8 đến 1 thốn, dùng để điều trị viêm khớp hàm dưới. Cảm giác: Đau nhức và sưng tấy lan rộng ra toàn bộ khớp thái dương hàm. ③ Châm ngang dọc theo mặt ngoài hàm dưới, dọc theo răng trên (theo hướng khóe miệng) và răng dưới (theo hướng xương g̣ má), rồi châm kim vào sâu 1,5 đến 2 thốn để điều trị đau răng. Cảm ứng: Đau nhức và sưng tấy lan rộng ra cả hàm trên và hàm dưới. ④ Chèn kim xiên về phía sau và cắm 1,5 thốn để điều trị các bệnh về tai. Cảm ứng: Đau nhức và sưng có thể lan đến vùng tai. ⑤ Đâm chéo từ 1,5 đến 2 thốn xuống dưới để điều trị chứng cơ cắn co thắt. Cảm ứng: Đau nhức và sưng tấy cục bộ. Có thể sử dụng ôn cứu từ 5 đến 10 phút.
(3) Tŕnh tự châm kim:
① Da: được phân bố bởi nhánh thứ ba của dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh hàm dưới).
② Mô dưới da: Chứa các dây thần kinh nêu trên, nhánh g̣ má-quỹ đạo của dây thần kinh mặt, động mạch và tĩnh mạch ngang mặt. Nhánh g̣ má-quỹ đạo của dây thần kinh mặt đi qua mép trên của tuyến mang tai, đi qua xương g̣ má và chi phối phần dưới của cơ ṿng mắt, cơ g̣ má và cơ nâng môi trên. Động mạch ngang mặt là một nhánh của động mạch thái dương nông, đi về phía trước qua tuyến mang tai, đi qua bề mặt cơ cắn và phân nhánh để nuôi dưỡng tuyến mang tai, ống tuyến mang tai, cơ cắn và vùng da lân cận. Tĩnh mạch ngang mặt là một nhánh của tĩnh mạch sau hàm.
③Tuyến mang tai: Là cặp tuyến nước bọt lớn nhất và có h́nh dạng hơi tam giác. Đám rối thần kinh mặt, dây thần kinh tai thái dương, động mạch thái dương nông, tĩnh mạch, động mạch và tĩnh mạch hàm trên đi qua nhu mô tuyến mang tai.
④ Cơ cắn: Là cơ phẳng h́nh vuông, nằm dưới da mặt ngoài của nhánh hàm dưới, được chia làm 2 lớp sợi nông và sợi sâu, chúng cùng bám vào trong củ (phần lồi và thô) cơ cắn nằm ngoài nhánh hàm dưới và được phân nhánh bởi nhánh thứ ba của dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh hàm dưới).
⑤ Phía sau cơ thái dương và rănh hàm dưới: Cơ thái dương có nguồn gốc từ đường thái dương dưới và bề mặt sâu của cân thái dương sâu, kết thúc ở mỏm vành của xương hàm dưới và được chi phối bởi dây thần kinh thái dương sâu, một nhánh của dây thần kinh thái dương. nhánh thứ ba của dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh hàm dưới). Rănh hàm dưới là chỗ lơm giữa mỏm vành và mỏm lồi cầu của xương hàm dưới. Khi châm cứu vào huyệt này, đầu kim đi qua rănh hàm dưới từ phía sau cơ thái dương.
⑥Động mạch và tĩnh mạch hàm trên: Động mạch hàm trên là một trong những nhánh của động mạch cảnh ngoài, tĩnh mạch hàm trên là một nhánh của tĩnh mạch sau hàm.
⑦ Cơ chân bướm ngoài: Nằm ở hố dưới thái dương, có h́nh tam giác và được chi phối bởi cơ chân bướm ngoài, một nhánh của nhánh thứ ba của dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh hàm dưới).
⑧Mặt sâu của kim là dây thần kinh phế nang dưới, dây thần kinh lưỡi và động mạch màng năo giữa. Dây thần kinh phế nang dưới và dây thần kinh lưỡi đều là nhánh của nhánh 3 của dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh hàm dưới), khi các dây thần kinh này bị đâm vào, cảm giác đau nhức hoặc tê xung quanh sẽ lan xuống xương ổ răng dưới. Động mạch màng năo giữa là một nhánh quan trọng của động mạch hàm trên nên không nên châm huyệt này quá sâu để tránh làm thủng động mạch màng năo giữa gây chảy máu nghiêm trọng.
(4) Chủ trị: Liệt dây thần kinh mặt, co giật nửa mặt, đau dây thần kinh tam thoa, đau răng, viêm tai giữa và viêm khớp hàm dưới.

Cách xác định vị trí và thao tác thực hiện của huyệt Thính hội để điều trị liệt mặt và tŕnh tự giải phẫu của huyệt như thế nào?
(1) Vị trí: Trên mặt, ở mép sau lồi cầu hàm dưới, trước rănh liên khoang, có chỗ lơm ở lỗ mở miệng.
(2) Phương pháp thực hiện: Ở tư thế ngồi hoặc nằm nghiêng, chọn huyệt ở phía trước rănh liên màn h́nh và ở chỗ lơm nơi miệng mở ra. Phương pháp châm cứu: Châm thẳng, hơi há miệng về phía sau và đưa kim vào từ 1 đến 1,5 thốn. Cảm ứng: Đau nhức và sưng cục bộ. Có thể ôn cứu từ 3 đến 5 phút.
(3) Tŕnh tự châm kim
①Da: Được phân phối bởi dây thần kinh nhĩthái dương và dây thần kinh đại nhĩ. Dây thần kinh tai thái dương là một nhánh của nhánh thứ ba của dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh hàm dưới). Dây thần kinh đại nhĩ là một nhánh ở da của đám rối cổ và bao gồm các sợi thần kinh cổ thứ 2 đến thứ 3.
② Mô dưới da: chứa các dây thần kinh nêu trên, động mạch và tĩnh mạch thái dương nông. Động mạch thái dương nông là một trong những nhánh tận cùng của động mạch cảnh ngoài và là nhánh tiếp nối trực tiếp của động mạch cảnh ngoài, nuôi dưỡng tuyến mang tai, các cơ và da vùng trán, vùng đỉnh và thái dương. Tĩnh mạch thái dương nông là một nhánh của tĩnh mạch sau hàm.
③Túi tuyến mang tai (vỏ): Lớp nông của gân cổ sâu được chia thành hai lớp nông và sâu ở ŕa sau của tuyến mang tai và được h́nh thành bằng cách che phủ tuyến mang tai.
④Tuyến mang tai: Là cặp tuyến nước bọt lớn nhất và có h́nh dạng hơi tam giác. Đám rối thần kinh mặt, dây thần kinh tai thái dương, động mạch thái dương nông, tĩnh mạch, động mạch và tĩnh mạch hàm trên đi qua nhu mô tuyến mang tai.
(4) Chủ trị: Liệt dây thần kinh mặt, ù tai, điếc, viêm tai giữa, đau răng.

Cách xác định vị trí và thao tác thực hiện của huyệt Tứ bạch để điều trị liệt mặt và tŕnh tự giải phẫu của huyệt như thế nào?
(1) Vị trí: Trên mặt, đồng tử thẳng hướng xuống dưới, khi lỗ dưới ổ mắt ch́m xuống.
(2) Cách thực hiện: Châm thẳng 0,2 đến 0,3 thốn, điểm này hướng vào lỗ dưới ổ mắt, không châm sâu hoặc châm kim thẳng xuống kinh tuyến khoảng 1 thốn.
(3) Tŕnh tự châm kim:
① Da: Mỏng, có sự phân bố của dây thần kinh dưới ổ mắt từ nhánh thứ hai của dây thần kinh tam thoa, dây thần kinh hàm trên.
② Mô dưới da: Chứa các dây thần kinh nêu trên và các nhánh của nhánh g̣ má của dây thần kinh mặt, nguồn cung cấp máu chủ yếu đến từ các nhánh của động mạch dưới ổ mắt. Ngoài ra c̣n có các nhánh của động mạch mặt. Tĩnh mạch đi kèm với động mạch cùng tên.
③ Cơ ṿng mắt và cơ nâng môi trên: Vùng huyệt là nơi giao nhau của các sợi cơ dưới của cơ ṿng mắt và các sợi đầu tiên của cơ nâng môi trên. Cơ ṿng mắt được chi phối bởi các nhánh thái dương và g̣ má của dây thần kinh mặt, và cơ nâng môi trên được chi phối bởi nhánh má của dây thần kinh mặt.
④ Cơ nâng góc miệng: Nằm ở bề mặt sâu của cơ nâng môi trên, điểm xuất phát ở phía dưới huyệt một chút, cơ này có thể đâm chéo xuống theo kinh tuyến.
⑤Lỗ dưới ổ mắt hoặc hàm trên.Ba cơ trên đều là cơ biểu hiện cảm xúc nên châm cứu các cơ này có thể hỗ trợ điều trị chứng liệt cơ biểu hiện trên khuôn mặt.
(4) Lưu ư: Mặt sâu của huyệt này đối diện trực tiếp với hố dưới ổ mắt, là nơi thân chính của động mạch dưới ổ mắt đi qua ống dưới ổ mắt, nếu kim đâm quá sâu sẽ đi thẳng vào ống dưới ổ mắt. Các động mạch và tĩnh mạch khó di chuyển trong ống và có thể dễ dàng bị thủng gây chảy máu.
(5) Chủ trị: Liệt dây thần kinh mặt, co cứng cơ biểu hiện trên khuôn mặt, đau dây thần kinh tam thoa, viêm kết mạc, cận thị, là huyệt thường dùng để châm cứu trong phẫu thuật nhăn khoa.

Cách định vị và thao tác thực hiện của huyệt Phong tŕ để điều trị liệt mặt và tŕnh tự giải phẫu của huyệt như thế nào?
(1) Vị trí: Trên gáy, dưới xương chẩm, huyệt B́nh phong phủ, ở chỗ lơm giữa đầu trên cơ thang và cơ ức đ̣n chũm.
(2) Phương pháp phẫu thuật: Người bệnh cúi đầu cúi xuống bàn hoặc ngồi thẳng. Hướng đầu kim về phía chóp mũi và châm thẳng từ 0,8 đến 1 thốn, hoặc châm thẳng vào huyệt Thấu phong phủ.
(3) Tŕnh tự châm kim:
①Da: dày hơn, có nhiều lông, khi chích th́ dai. Da tại thời điểm này được phân phối bởi dây thần kinh chẩm nhỏ hơn, các sợi của nó đến từ dây thần kinh cổ thứ ba.
② Mô dưới da: dày hơn, bao gồm mô mỡ và mô liên kết dạng sợi. Nó chứa các nhánh da của dây thần kinh cổ thứ ba và các tĩnh mạch dưới da. Khi châm cứu được sử dụng, nó có độ dẻo dai kém hơn da và có cảm giác mềm mại.
③ Mặt ngoài của cơ h́nh thang: Có mô liên kết, độ dai và sức cản khi kim xuyên qua nhỏ hơn da.
④Cơ kẹp đầu: Bề mặt nằm sát cơ ức đ̣n chũm và cơ thang. Cơ này được chi phối bởi nhánh bên của dây thần kinh cổ thứ hai đến nhánh sau của dây thần kinh cổ thứ năm. Khi châm cứu đi qua phần ngoài và phần trên của cơ, lực cản nhỏ.
⑤ Cơ đầu bán gai: Nằm sâu trong cơ lách đầu, được chi phối bởi nhánh sau tương ứng của dây thần kinh ngực. Khi đâm xiên, phần đi qua cơ này dày hơn.
⑥ Cơ delta dưới chẩm: Có h́nh tam giác, nằm ở mặt sâu của cơ bán gai, chứa đầy mô liên kết mỡ, dây thần kinh dưới chẩm từ bề mặt sâu đi vào. Khi châm cứu đi qua điểm giữa mép ngoài của tam giác, có rất ít lực cản và cảm giác mềm mại. Nói chung, khi châm cứu vào huyệt này sẽ an toàn không xâm nhập vào tam giác dưới chẩm.
(4) Tai nạn châm cứu: Các cấu trúc quan trọng nằm sâu trong huyệt này chủ yếu là hành tủy và động mạch đốt sống, lần lượt nằm ở mặt trong và mặt ngoài của bao khớp chẩm - atlanto. Độ sâu của nó thường cách da hơn 1,5 thốn, v́ vậy khi thực hiện châm cứu, sẽ an toàn hơn nếu giữ độ sâu không quá 1,2 thốn. Hướng chèn kim chính xác là bề mặt sâu của nó hướng về phía khớp atlanto-chẩm ở cùng một phía. Nếu châm cứu hướng vào khóe ngoài của mắt đối diện th́ mặt sâu của nó thường hướng về hành năo. Do đó, kim đi qua tam giác dưới chẩm, màng atlanto-chẩm sau, màng cứng, hành năo và các cấu trúc khác theo tŕnh tự nên có cảm giác mềm - cứng - đột phá - mềm trong quá tŕnh đâm kim. Đồng thời, người bệnh xuất hiện các triệu chứng tổn thương hành năo (cảm giác điện giật khắp cơ thể, la hét, rối loạn tâm thần, trường hợp nhẹ gồm đau đầu dữ dội, chóng mặt, hồi hộp, đổ mồ hôi, nôn mửa...); trường hợp nặng gồm khó thở. và hôn mê, thường là do xuất huyết hành tủy..Nếu kim được đâm thẳng về phía khóe mắt trong cùng một bên, bề mặt sâu thường hướng về động mạch đốt sống ở cùng một bên.Do đó, không nên đâm kim quá sâu theo hướng này và không được phép nâng, đưa hoặc xoay đáng kể để tránh làm tổn thương động mạch đốt sống và gây hậu quả nghiêm trọng (các triệu chứng bao gồm kim đập, nhức đầu, chóng mặt và tụt huyết áp sau khi rút kim, v́ vậy nên áp dụng áp lực trong vài phút sau khi rút kim).
(5) Chủ trị: Liệt mặt, đột quỵ, rối loạn thần kinh, động kinh, đau đầu thần kinh, cảm lạnh, viêm mũi, tăng huyết áp, v.v.

Cách xác định và thao tác thực hiện của huyệt Diện than (面瘫穴)
“Diện than huyệt” (面瘫穴) là một kỳ huyệt ngoài kinh, nằm ở giao điểm của kinh Dương Minh đại tràng và kinh túc Thiếu Dương đảm ở vùng vai, tức là cách 1,5 thốn xiên so với 1/3 bên ngoài của xương đ̣n (Tương đương với điểm giao nhau của cơ thang và cơ vân dưới cổ).
Cách thức thực hiện: Bệnh bên trái chọn huyệt bên phải, bệnh bên phải chọn bên trái, chọn huyệt chéo (giao thoa). Trong quá tŕnh phẫu thuật, bệnh nhân được ngồi và các huyệt đạo được khử trùng cục bộ thường quy. Dùng kim 28mm dùng đầu kim chích xiên 1 thốn về phía cổ.Nếu có cảm giác kim (đau và sưng), nó là thích hợp để tiến hành nó vào cổ và mặt. Để kim trong 60 phút, cứ 10 phút hành châm (c̣n gọi là vận châm) một lần, mỗi tuần châm 3 lần, mỗi đợt điều trị 10 lần. Nó có thể được sử dụng với máy phân tích quang phổ, đèn ma thuật, v.v. để chiếu sáng phần bị ảnh hưởng của khuôn mặt.

Cách sử dụng “Điếu tuyến huyệt” (吊线穴) để điều trị liệt mặt?
Điểm chính: Huyệt Điếu tuyến, tức là góc trong của cơ miệng song song với đường kinh tuyến của răng (đường màu trắng hoặc đỏ dày như sợi dây giấy trong miệng chính là điểm này).
Các huyệt tương hợp: Huyệt Địa thương xuyên vào huyệt Hoà liêu, Địa thương xuyên vào Thừa tương.
Thao tác: Khử trùng bông g̣n bằng cồn thường quy, dùng kim tam lăng nhắm vào huyệt Điếu tuyến, dùng lực châm vào huyệt để máu chảy ra, trong khoảng cách 0,5 đến 10cm. Sắp xếp và châm, xuất huyết là mực độ, hoặc dùng kim tam lăng châm vào huyệt Điếu tuyến và song song với huyệt Điếu tuyến, lên xuống, châm từ sau ra trước. Chủ huyệt dùng tả pháp. Phối các huyệt để b́nh bổ.
Sau khi châm, xoa bóp các cơ bên cạnh mặt, khóe miệng, quanh mí mắt, lông mày, trán và má bị ảnh hưởng cho đến khi da ấm lên. Mỗi ngày một lần hoặc cách ngày, 12 lần là một liệu tŕnh.

Chọn huyệt đạo điều trị liệt mặt như thế nào?
Có ba nguyên tắc chọn huyệt để điều trị châm cứu: (1) Chọn huyệt gần: Tức là chọn huyệt ở hoặc gần vị trí bệnh. (2) Chọn huyệt xa: Là chọn huyệt ở xa chỗ đau, nguyên tắc chọn huyệt này được đề xuất dựa trên đặc điểm của các huyệt có tác dụng điều trị từ xa. (3) Lựa chọn huyệt dựa trên phân biệt hội chứng, nghĩa là lựa chọn huyệt theo hội chứng hoặc đáp ứng với hội chứng, chủ yếu được đề xuất dựa trên phân biệt hội chứng và tác dụng điều trị chính của huyệt.
Việc lựa chọn huyệt đạo chữa liệt mặt dựa trên ba nguyên tắc trên, tổng hợp nhiều bài châm cứu lâm sàng chữa liệt mặt chỉ có bốn phương pháp sau:
(1) Biện chứng thủ huyệt: Tức là các triệu chứng liệt mặt được phân loại theo mức độ phân biệt của hội chứng phân h́nh và các Chủ trị huyệt khác nhau được chọn cho các loại hội chứng khác nhau (xem mô tả chi tiết về cách chọn huyệt cho từng hội chứng).
(2) Phân biệt bệnh, phân biệt hội chứng và lựa chọn huyệt: Tức là trên cơ sở chẩn đoán liệt mặt, xác định một hoặc một nhóm huyệt cố định, sau đó phân biệt hội chứng và lựa chọn huyệt dựa trên các biểu hiện hội chứng khác nhau của bệnh nhân.
Ví dụ: Nghênh hương, Dương bạch, Địa thương, Giáp xa, Phong tŕ, Hợp cốc làm chủ huyệt; Nếu phong xâm phạm đến Thiếu Dương, thêm Ngoại quan; Nếu phong xâm phạm đến Dương minh, thêm Trung quản và Túc tam lư; Đối với can đảm thấp nhiệt, thêm Dương lăng tuyền, Hành gian: Can thận suy yếu nên phối Thái xung, Thái khê, v.v.
(3) Chọn huyệt theo các kinh xa và gần: Phương pháp này chọn huyệt dựa trên các kinh xa và kinh gần của bệnh liệt mặt, ví dụ nếu các kinh thường bị liệt mặt là Dương Minh và Thiếu Dương th́ chọn các huyệt như Địa thương, Giáp xa và Hợp cốc được chọn (Dương minh kinh viễn cận kết hợp) và Ế Phong, Phong Tŕ, Thái Xung (Kinh Thiếu dương và kinh biểu lư viễn cận phối huyệt).
(4) Dùng huyệt theo biện bệnh: Phương pháp này dựa trên kinh nghiệm, chỉ cần được chẩn đoán là liệt mặt, một số phương huyệt và huyệt sẽ được chọn để điều trị, dưới dạng một bộ phương huyệt hoặc là hai bộ phương huyệt áp dụng luân phiên, huyệt vị sẽ không được gia giảm.
Ví dụ: Dương bạch, Hạ quan, Giáp xa thấu Địa thương, Phong tŕ, Túc tam lư là một nhóm; Ti trúc không, Nghênh hương thấu Tứ bạch, Thái dương thấu Hạ quan, Hoàn cốt, Hợp cốc là một nhóm. Hai nhóm luân phiên nhau mỗi ngày một lần.
Một ví dụ khác: Phép ngũ thấu trị liệt mặt, lấy huyệt Thái dương thấu giáp xa, Địa thương thấu Giáp xa, Tứ bạch thấu Địa thương, Toán trúc thấu Ngư vĩ, Dương bạch thấu Ngư yêu (hoặc Ngư vĩ, Toán trúc).

Sử dụng nhiệt kế hồng ngoại như thế nào để xác định kế hoạch điều trị châm cứu cho bệnh liệt mặt?
Lư thuyết cơ bản của y học cổ truyền Trung Quốc đă h́nh thành hệ thống riêng của ḿnh sau hàng ngàn năm thực hành y học, có tính thiết thực và hiệu quả. Do sự hiểu biết và nắm vững lư thuyết này có sự khác nhau nên việc lựa chọn phương án điều trị của mỗi thày thuốc lâm sàng trên thực tế rất khác nhau, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Ứng dụng công nghệ chụp ảnh nhiệt y tế hiện đại vào châm cứu điều trị liệt mặt sẽ giúp cho việc điều trị trở nên khách quan và hoàn hảo hơn.

Tại sao “Thái xung tả thần dĩ tốc dũ” (太冲泻唇以速愈) Tả huyệt Thái xung chóng khỏi bệnh liệt mặt?
Trong {Bách chứng phú} viết: “Thái xung tả thần dĩ tốc dũ” (太冲泻唇以速愈), nghĩa là dùng huyệt Thái xung để chữa liệt mặt và dùng tả pháp sẽ có tác dụng nhanh chóng. Nguyên nhân một mặt là sự tổng hợp kinh nghiệm lâm sàng, mặt khác cũng là cơ chế của y học cổ truyền Trung Quốc.
Liệt mặt phần lớn là do kinh mạch trống rỗng, tà khí phong hàn lợi dụng sự hư yếu để xâm nhập vào kinh mạch vùng mặt của hai kinh Dương Minh và Thiếu Dương, dẫn đến kinh khí cục bộ bị tắc nghẽn, kinh mạch và gân không được nuôi dưỡng, từ sự lỏng lẻo không co lại của cân cơ mà thành bệnh.
V́ liệt mặt là do phong tà gây ra nên tất nhiên phải chọn Phong Tŕ, Ế Phong là để điều trị theo nguyên nhân, nhằm sơ tán phong tà; chọn Địa thương, Giáp xa là để điều trị theo vị trí bệnh, để khai thông kinh khí. Sở dĩ huyệt Thái Xung được dùng để chữa liệt mặt c̣n có một cơ chế vi diệu khác, đó là v́ liệt mặt là do ngoại phong gây ra, phong tà xâm nhập vào các tạng, khiến kinh mạch và cơ mặt mất đi chất dinh dưỡng, các cơ bắp cũng yếu đi, chậm lại và không co lại được. Can chủ gân, nên dùng Thái xung, nguyên huyệt của tạng can, để điều chỉnh kinh khí của can kinh, dưỡng gân (kinh cân).
Xét về sự tuần hành của các kinh, kinh Dương Minh ở miệng, ṿng quanh môi nên việc chọn huyệt trên kinh này để điều trị bệnh liệt mặt có ư nghĩa rất lớn; Cũng như vậy, Can kinh “Ṭng mục hệ, hạ giáp lư, hoàn thần nội” (从目系,下颊里,环唇内) chạy từ hệ mắt, xuống bên trong má, ṿng chung quanh bên trong môi, lại nằm ở vị trí liệt mặt. Chọn huyệt dọc kinh (tuần kinh thủ huyệt) cũng hiệu quả không kém huyệt của kinh Dương Minh.
Xét về ngũ hành th́ Dương Minh thuộc Thổ và Quyết Âm thuộc về Mộc. Khi mộc mạnh khắc thổ, kinh Dương minh trống rỗng, nên tránh để quyết âm và can khí quá mạnh, hơn nữa bệnh là do ngoại phong thừa cơ hư tổn mà xâm nhập, với lập luận chứng này thuộc bản hư tiêu thực. V́ thế phù thổ có thể ức chế mộc, ức chế mộc có thể phù thổ, đây chính là hai yếu tố cần thiết để sử dụng tả pháp ở huyệt Thái xung.
Huyệt Thái Xung nằm ở “Túc bối trắc, đương đệ nhất thác cốt gian tỉnh đích hậu phương ao hăm xử” (足背侧,当第一跖骨间隙的后方凹陷处)mặt lưng bàn chân, trong chỗ lơm phía sau khoang bàn chân thứ nhất” và “Vi Xung mạch chi chi biệt xử” (为冲脉之支别处) là một nhánh riêng của Xung mạch, (肝与冲脉,气脉相合而盛大,故曰太冲) Can và mạch xung, khí mạch tương hợp nên lớn mạnh, v́ thế mà gọi là Thái xung.
{Linh khu · Nghịch Thuận Ph́ Sấu} nói rằng “Xung mạch giả, ngũ tạng lục phủ chi hải dă, ngũ tạng lục phủ giai bỉnh yên. Kỳ thượng giả, xuất vu cang tàng. Thấm chư dương, quán chư tinh....” (冲脉者,五脏六腑之海也,五脏六腑皆秉焉。其上者,出于颃颡,渗诸阳,灌诸精……。) Mạch xung là biển của ngũ tạng lục phủ, ngũ tạng lục phủ đều nối theo nhau, cái ở trên xuất từ cổ họng, thấm qua dương, truyền tinh hoa. Chứng liệt mặt, khí dương minh hư yếu, mạch Xung hợp với khí huyết của thập nhị kinh ở cổ họng thấm vào các kinh dương, kinh dương minh khí hư cảm thụ trước tiên. V́ vậy việc châm huyệt Thái xung (là điểm riêng biệt của nhánh mạch xung) có thể thúc đẩy mạch xung thấm tưới khí huyết đối với kinh dương minh trên vùng mặt. V́ thế, huyệt Thái xung có thể thông qua xung mạch để điều tiết khí của kinh Dương minh. Như vậy kinh can “Hạ giáp lư, hoàn thần nội” (下颊里,环唇内) là đi xuống má, ṿng vào trong môi, kinh dương minh “Giáp khẩu hoàn thần” (夹口环唇) kẹp quanh miệng ṿng chung quanh môi, như vậy khí của hai kinh Dương minh và Quyết âm ở trong và ngoài môi miệng, đều được điều chỉnh bằng huyệt Thái xung, đó chính là công năng trị bệnh liệt mặt đặc thù của huyệt Thái xung. V́ thế trên lâm sàng, thường dùng huyệt Thái xung phối hợp với huyệt Hợp cốc là nguyên huyệt của kinh đại tràng để trị chứng liệt mặt, lại gọi là “Tứ quan huyệt” (四关穴) [xem ở Châm cứu đại thành].

Điều trị liệt mặt do phong hàn và chọn huyệt theo biện chứng như thế nào?
Biểu hiện lâm sàng của loại liệt mặt này là: Triệu chứng liệt mặt (ngoại biên) và đặc điểm là phong hàn biểu chứng. Các triệu chứng bao gồm: Miệng và mắt méo lệch, đau đầu hoặc đau nhức cơ thể, các khớp khó chịu, nghẹt mũi hoặc đau sau tai, sợ lạnh và sốt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.
Trị pháp: Sơ phong tán hàn, thông lạc khiên chính (疏风散寒,通络牵正).
Chủ phương gồm các huyệt: Ế phong, Phong tŕ, Địa thương, Giáp xa, Hợp cốc, Thái xung, Khiên chính. Giai đoạn đầu nên châm nông vào mặt, có thể châm sâu sau một tuần. Huyệt Thái Xung nên dùng phép tả, hai huyết Ế phong, Phong tŕ dùng phép tả, các huyệt c̣n lại có thể dùng phép b́nh bổ b́nh tả.
Phối huyệt có thể căn cứ theo chứng trạng để gia giảm, như rănh nhân trung bị lệch phối với Thuỷ câu, rănh cằm môi lệch phối với Thừa tương, mắt không thể nhắm phối Toán trúc, rănh mũi môi lệch phối Tứ bạch, Nghênh hương.
Hội chứng này có thể được chia thành hai loại phụ:
① Loại h́nh Doanh vệ bất ḥa, phong tà xâm phạm lạc mạch:
Có tiền sử diện bộ thụ phong, miệng và mắt méo lệch, sợ ánh sáng và chảy nước mắt, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng và trắng, mạch phù hoăn hoặc phù khẩn.
Các điểm điều trị chính là các huyệt thủ Dương Minh ở bên bị ảnh hưởng và một nhóm các huyệt bao gồm kinh huyệt của kinh túc Thái Dương, kinh túc Thiếu Dương, Toán trúc xuyên thấu Ngư yêu, Địa thương xuyên thấu Giáp xa, Phong tŕ là một nhóm huyệt; Dương bạch xuyên thấu Ngư yêu, Tứ bạch, Quyền liêu, Hợp cốc là một nhóm huyệt khác. Hai nhóm huyệt sử dụng luân phiên mỗi ngày 1 lần, b́nh bổ b́nh tả.
② Loại h́nh khí huyết không đầy đủ, hàn tà gây trở ngại lạc mạch:
Có tiền sử vùng mặt bị lạnh, méo lệch miệng mắt, bên mặt bị bệnh tê dại kèm theo chóng mặt, thở ngắn, mệt mỏi, chán ăn, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hư tế hoặc phù khẩn.
Việc điều trị chủ yếu dựa vào các huyệt trên kinh thủ Dương Minh và túc Dương minh của bên bị bệnh, kèm theo các huyệt của hai kinh thủ, túc Thái Dương và hai kinh thủ, túc Thiếu Dương: Toán trúc xuyên thấu Ngư yêu, Địa thương xuyên thấu Giáp xa, Phong tŕ, Tam âm giao là nhóm huyệt thứ nhất; Dương bạch xuyên thấu Ngư yêu, Quyền liêu, Hợp cốc, Túc tam lư là nhóm huyệt thứ hai. Dùng luân phiên hai nhóm huyệt, mỗi ngày một lần, b́nh bổ b́nh tả.
Châm cứu điều trị liệt mặt loại h́nh phong nhiệt xâm phạm lạc mạch dựa trên biện chứng như thế nào?
Các biểu hiện lâm sàng của loại liệt mặt này được đặc trưng bởi sự kết hợp của các triệu chứng liệt mặt (ngoại biên) và hội chứng phong nhiệt biểu chứng. Triệu chứng: Lệch miệng và mắt, khô mắt, sốt và nhức đầu, khô họng, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, mạch phù sác. Nếu bệnh tà xâm nhập kinh Thiếu Dương, sau tai sẽ đau nhức, tai đỏ sưng nóng, miệng khô đắng, lưỡi đỏ rêu vàng hoặc vàng mỏng, mạch huyền sác.
Trị pháp: Thanh nhiệt, thông kinh khiên chính (清热通经牵正). Chủ yếu chọn các kinh huyệt của hai kinh thủ, túc Thiếu Dương và hai kinh thủ túc Dương Minh, đồng thời cũng chọn các kinh huyệt của các kinh thủ túc Thái Dương và Quyết Âm.
Công thức: Toán trúc xuyên thấu Ngư yêu, Địa thương xuyên thấu Giáp xa, Phong tŕ, Ngoại quan là nhóm huyệt thứ nhất; Dương bạch xuyên thấu Ngư yêu, Tứ bạch, Quyền liêu, Hợp cốc, Thái xung là nhóm huyệt thứ hai, hai nhóm huyệt sử dụng luân phiên, mỗi ngày 1 lần, kinh huyệt của Thiếu dương, kinh huyệt của Quyết âm dùng tả pháp, các huyệt c̣n lạ b́nh bổ b́nh tả.
Căn cứ theo triệu chứng liệt mặt mà có thể thêm hoặc bớt các huyệt tùy theo hội chứng.

Châm cứu điều trị liệt mặt loại h́nh can đảm thấp nhiệt biện chứng chọn huyệt như thế nào?
Biểu hiện lâm sàng của loại h́nh liệt mặt này: Các triệu chứng liệt mặt (ngoại biên) và các triệu chứng thấp nhiệt ở can đảm là những điểm chính trong thẩm định hội chứng. Triệu chứng: Miệng và mắt lệch, chóng mặt, đắng miệng và khô họng, ù tai và lăng tai, mụn rộp ở tai, đau tai, lượng nước tiểu ít và có màu đỏ, rêu lưỡi vàng và nhầy, mạch huyền hoạt. Loại h́nh này thường gặp ở bệnh nhiễm trùng tai và hội chứng Hunter (rối loạn di truyền hiếm gặp).
Trị pháp: Thanh tả can đảm thấp nhiệt, thông lạc khiên chính. (清泻肝胆湿热,通络牵正.)
Xử phương: Trung Chử, Ế Phong, Phong Tŕ, Thính hội, Địa Thương, Giáp xa, Dương Bạch, Hợp Cốc, Khiên chính, Thái Xung.
Các huyệt có thể được lựa chọn theo triệu chứng cục bộ của hội chứng, biện chứng nguyên nhân bệnh có thể gia thêm Dương lăng tuyền, Âm lăng tuyền, Tam âm giao.

Châm cứu điều trị liệt mặt loại h́nh can thượng kháng biện chứng chọn huyệt như thế nào?
Loại h́nh liệt mặt này có đặc điểm là sự kết hợp của liệt mặt (ngoại biên) với can thận âm hư và can dương hoạt động quá mức (can dương thượng kháng). Các triệu chứng bao gồm: Lệch miệng và mắt, đầu trướng đau, chóng mặt và ù tai, nóng nảy dễ cáu giận, mặt và mắt đỏ, eo gối đau mỏi, hồi hộp và hay quên, lưỡi đỏ, mạch huyền sác. Những người mắc hội chứng này thường có tiền sử cao huyết áp và xơ vữa động mạch, khả năng phục hồi khá chậm.
Trị pháp: Tư âm tiềm dương, dưỡng lạc khiên chính (滋阴潜阳,养络牵正).
Xử phương: Thái Xung, Thái khê, Hành gian, Hợp cốc, Khiên chính, Địa thương, Giáp xa, Dương bạch, Tứ bạch. Hầu hết các huyệt đều dùng bổ pháp, và riêng Thái xung dùng phép tả. Các triệu chứng lâm sàng vẫn có thể được gia giảm.
Nếu loại này không đau nhức vùng thắt lưng và đầu gối, chóng mặt, ù tai th́ nên luận trị theo hội chứng can khí uất trệ, trong phương có thể khứ Thái khê, gia Ngoại quan, Nội quan để điều chỉnh khí, sơ tiết can, thư giăn lồng ngực và giải uất.

Cách tuyển chọn huyệt theo triệu chứng liệt mặt?
Không thể cau mày: Toán trúc xuyên thấu Ti trúc không, Dương bạch.
Không thể nhắm mí mắt: Tinh minh, Toán trúc, Ti trúc không, Hăm cốc, Thân mạch, Chiếu hải.
Đường nhăn trên trán biến mất: Dương bạch xuyên thấu Ngư yêu, Mi xung xuyên thấu Toán trúc, Đầu lâm khấp xuyên thấu Ngư yêu, Đầu duy xuyên thấu Ti trúc không.
Mí dưới co thắt: Tứ bạch
Các nếp gấp ở mũi môi phẳng: Cự liêu xuyên thấu Nghênh hương, Địa thương xuyên thấu Nghênh hương
Không thể nhún mũi: Thượng Nghênh hương (Tỵ thông), Nghênh hương xuyên thấu Tinh minh.
Rănh Nhân trung bị lệch : Thuỷ câu, Thừa tương.
Khóe miệng rũ xuống: Thái dương xuyên thấu Giáp xa, Địa thương xuyên thấu Giáp xa, Hạ quan xuyên thấu Địa thương.
Chảy nước dăi: Địa thương, Giáp thừa tương, Thừa tương.
Rănh cằm và môi bị lệch: Thừa tương
Khô miệng và tê lưỡi: Liêm tuyền, Kim tân, Ngọc dịch.
Phù mặt: Hạ quan, Hợp cốc.
Mất vị giác 2/3 phía trước lưỡi: Kim tân, Ngọc dịch, Hải tuyền.
Đau xương chũm và nặng tai: Ế phong, Phong tŕ, Thính cung, Suất cốc, Hoàn cốt, Ngoại quan.

Chọn huyệt theo giải phẫu và định vị thần kinh để điều trị liệt mặt như thế nào?
(1) Liệu pháp châm cứu thân dây thần kinh mặt:
Dùng huyệt Hoàn cốt bên mặt bị bệnh, Ế phong và bên dưới dái tai (khoảng 3 phân đi thẳng xuống từ điểm giao nhau của dái tai và da má), dùng đầu ngón tay cạo lên xuống một vật giống như sợi dây có đường kính khoảng 3mm khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, sưng tấy, đó chính là dây thần kinh mặt. ).
Đối với những bệnh nhân diễn biến bệnh trong ṿng nửa tháng (2 tuần), phương pháp chủ yếu là cứu bằng phương pháp cứu ôn hoà, mỗi lần từ 10 đến 20 phút, ngày hai lần.
Đối với những bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trên nửa tháng th́ châm là phương pháp chủ yếu, mỗi lần châm một huyệt và luân phiên sử dụng. Khi châm xiên vào huyệt phía dưới dái tai, chỉ cần vê kim không nhấc lên và cắm vào, lưu kim trong 20 phút.
(2) Phương pháp chẩn đoán định vị thần kinh mặt và chọn huyệt:
Trong phương pháp này, các phương huyệt khác nhau được lựa chọn tùy theo vị trí tổn thương thần kinh mặt.
① Liệt mặt trên nhân (trung tâm): Hội chứng này chủ yếu gặp ở đột quỵ trong y học cổ truyền Trung Quốc, nhưng liệt mặt không được chẩn đoán, triệu chứng liệt mặt chỉ bao gồm miệng và mắt mà không nheo mắt, hoặc có thể kèm theo liệt nửa người và tổn thương thần kinh. Để châm cứu loại liệt mặt này, chọn Đoái đoan xuyên vào Cự liêu, Địa thương xuyên thấu Giáp xa, và Thừa tương xuyên thấu Đại nghênh, Ế phong, Hợp cốc; Đồng thời, áp dụng châm cứu da đầu vào các huyệt. 2/5 phía dưới của đường đỉnh thái dương và cơ chéo trước (tức là vùng vận động của khuôn mặt), chụp về phía đối diện của phần bị ảnh hưởng. Mỗi huyệt đạo trên mặt dùng phép b́nh bổ b́nh tả. Lưu kim trên da đầu trong 30 phút. Trong thời gian này, kim được vê hai lần trong 0,5 phút. Xoay kim sang trái và phải trong 2 ṿng và 100 lần.
② Tổn thương từ dưới lỗ chũm đến phần tận cùng: Hội chứng này chỉ biểu hiện liệt ngoại biên vùng mặt, lúc này chọn Đoái đoan xuyên thấu Cự liêu, Địa thương xuyên thấu Giáp xa, Thừa tương xuyên thấu Đại nghênh, Dương Bạch xuyên thấu Ngư yêu, Toán trúc xuyên thấu Ti trúc không, Tứ bạch thấu Thừa khấp, Ế phong, Hợp cốc.

③ Tổn thương từ ống thần kinh mặt đến nhân thần kinh mặt: Hội chứng này có biểu hiện liệt ngoại biên vùng mặt và triệu chứng phức tạp, bài thuốc cơ bản là dùng Đoài đoan xuyên thấu Cự liêu, Địa thương xuyên thấu Giáp xa, Thừa tương xuyên thấu Đại nghênh, Dương bạch xuyên thấu Ngư yêu, Toán trúc, xuyên thấu Ti trúc không, Tứ bạch xuyên thấu Thừa khấp. Tái phối huyệt như sau:
a/ Đoạn rễ ngoài tủy: Các triệu chứng bao gồm mất vị giác ở 2/3 phía trước của lưỡi, giảm tiết nước mắt và nước bọt, có thể kết hợp với Kim tân, Ngọc dịch, Hải tuyền, Tinh minh, Toán trúc.
b/ Đoạn trong cùng của xương thái dương: Trên cơ sở chọn huyệt ở a, nếu có chóng mặt, mất điều ḥa, suy giảm thính lực th́ châm Vựng thính khu ở vùng đầu, đối với người bị herpes ống tai ngoài, gia Nhĩ môn xuyên thấu Thính hội, hoặc Thính hội, Hoàn cốt.
c Đoạn rễ trong tuỷ: Các triệu chứng bao gồm liệt ngoại biên vùng mặt, thường kèm theo liệt dây thần kinh dạng liệt, liệt nửa người, v.v. ở bên bị ảnh hưởng. Điều trị có thể dựa trên tổn thương trung tâm.

Chọn huyệt theo nhánh thần kinh mặt để điều trị liệt mặt như thế nào?
Dây thần kinh mặt đi qua tuyến mang tai và được chia thành năm nhánh để điều khiển các cơ biểu hiện trên khuôn mặt.
(1) Nhánh xương thái dương
Giải phẫu: Tuyến mang tai của con người tách ra và đi lên, trước và sau điểm nối 1/5 sau và 4/5 trước của cung g̣ má, đi qua ṿm này một góc khoảng 70 độ và đi lên vùng thái dương, nơi nó điều khiển các cơ ṿng mắt, cơ trán và cơ siêu mi, cơ tai, v.v.
Triệu chứng: Không thể nhăn trán hoặc cắt lông mày, đường nhăn trên trán biến mất hoặc nông hơn, không thể nhắm mắt hoặc nhắm mắt không chặt, nước mắt tràn ra, phản xạ giác mạc biến mất.
Chọn huyệt: Dương Bạch, Thái Dương, Toán trúc, Hạ Quan.
(2) Nhánh xương g̣ má
Giải phẫu: Nó được tách ra khỏi tuyến mang tai, trước và sau điểm giữa của cung g̣ má, đi về phía trước hoặc phía trên cung g̣ má khoảng 1cm với góc 45 độ, chi phối cơ g̣ má, cơ ṿng mắt, cơ môi trên, cơ ức chế lỗ mũi, v.v.
Triệu chứng: Không thể nhắm mắt hoặc nhắm mắt yếu, mất hoặc giảm phản xạ giác mạc, không thể bĩu môi, nếp mũi phẳng hoặc nông.
Lựa chọn huyệt: Quyền liêu, Hạ quan, Nghênh hương, Tứ bạch
(3) Nhánh má
Giải phẫu: Nó đi về phía trước theo hướng nằm ngang khoảng 1 cm trên và dưới ống mang tai, chi phối cơ má, cơ g̣ má, cơ ṿng miệng và các cơ quanh miệng khác.
Triệu chứng: không thể huưt sáo, ṛ rỉ nước và không khí, khóe miệng trễ xuống, hạn chế để lộ răng, thức ăn đọng lại giữa các răng má.
Chọn huyệt: Điạ thương, Cự liêu, Nhân trung, Quyền liêu xuyên thấu Hạ quan, Khiên chính.
(4) Nhánh hàm dưới
Giải phẫu: Khoảng 1cm trên và dưới góc của xương hàm dưới, tiến về phía trước dọc theo mép dưới của hàm dưới và phân phối đến cơ cười, cơ môi dưới, cơ delta và cơ mặt.
Triệu chứng: Không thể bĩu môi, hạn chế lộ răng, môi dưới vẹo, chảy nước dăi.
Lựa chọn huyệt: Khiên chính, Địa Thương, Thừa tương, Giáp xa, Đại nghênh.
(5) Nhánh cổ
Giải phẫu: Nó chạy khoảng 1cm phía sau góc hàm dưới, hướng về phía trước và hướng xuống, và phân bố sâu đến cơ da cổ.
Triệu chứng: Cơ cổ ở bên bị bệnh không co, khi kiểm tra dấu hiệu platysma, bệnh nhân cúi đầu mạnh về phía trước, bác sĩ dùng lực cản lên trán nhưng không có hiện tượng co cơ platysma. Dấu hiệu này có thể xảy ra ở cả liệt mặt ngoại biên và trung ương.
Chọn huyệt: Ế Phong, Thiên Dung, Phù Đột.

Áp dụng phương pháp Tí ngọ lưu chú (phương pháp Nạp giáp) để điều trị liệt mặt như thế nào?
Dùng phương pháp châm cứu h́nh chỉ, trước tiên châm vào các huyệt chính, sau đó châm các huyệt tương hợp, b́nh bổ b́nh tả, một đợt điều trị là 10 ngày.
Các huyệt chính: Theo phương pháp Tí ngọ lưu chú, các huyệt mở ra khi bệnh nhân điều trị đều được tính toán và lấy từ cả hai phía. Ví dụ, tôi đi khám lúc 9 giờ ngày 25 tháng 4 năm 1992, là giờ ngày tân, giờ tị theo phương pháp Nạp giáp, các huyệt Nhiên cốc và Âm cốc được khai mở là các huyệt chính. Khi tôi đi khám vào lúc 9 giờ ngày 26, lúc đó đă là ngày Nhâm nên huyệt Thái Xung được khai mở là huyệt chính (và tương tự, xem khai huyệt Nạp Giáp biểu).
Phối huyệt: Ế phong, Giáp xa, Địa thương, Nghênh hương, Hạ quan, Thuỷ câu, Thừa tương, Dương bạch, Toán trúc, Tứ bạch, Cự liêu. Mỗi lần chọn từ 1~3 huyệt tuỳ theo t́nh trạng bệnh.
Lư luận của y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng liệt mặt là do kinh mạch trống rỗng, tà khí phong hàn thừa cơ hội này để xâm nhập vào các kinh mạch, khiến kinh mạch bị trở ngại, kinh mạch không được nuôi dưỡng, và cân cơ không thể co theo chiều dọc mà phát bệnh, nên điều trị bằng cách sơ thông kinh mạch và khứ trừ tà khí. Phương pháp châm cứu Tí ngọ lưu chú dựa trên quy luật thịnh suy của khí và lưu lượng máu trong cơ thể con người, nắm bắt thời gian khai mở đúng lúc của Ngũ Du huyệt, nghĩa là châm theo quy luật đóng mở của khí huyết, theo đó thúc đẩy lưu thông khí huyết, có tác dụng đào thải các yếu tố gây bệnh, là liệu pháp tổng thể cho toàn thân. Đây chính là ư nghĩa của câu “Phu khai giả châm chi tất trừ kỳ bệnh” (夫开者针之必除其病) Châm kim vào huyệt mở sẽ chữa khỏi bệnh. Một số người cho rằng phương pháp này có ưu điểm lâm sàng là thời gian điều trị ngắn, ít huyệt, tỷ lệ khỏi bệnh cao, giảm co thắt nửa mặt và di chứng.

Sử dụng châm pháp Đốn thoái Lục bộ để điều trị chứng liệt mặt đă lâu như thế nào?
Phương pháp châm cứu gọi là Đốn thoái lục bộ bằng cách kết hợp các phương pháp nâng, chèn, bổ tả truyền thống và phương pháp cửu lục bổ tả truyền thống, đồng thời thay v́ vê châm đổi thành thoái châm, mỗi bộ đều nâng châm và không chèn, mục đích chính là tả mạnh tà khí. Phương pháp châm này thích hợp với chứng liệt mặt đă lâu có quá tŕnh bệnh khá dài, tà khí xâm nhập sâu, thiên về thực chứng, không tả mạnh th́ không đủ lực để khứ tà.
Dùng huyệt: “Diện than tam châm”, tức là Giáp xa, Ế phong, Dương bạch với Ti trúc không nối với trung điểm (huyệt kinh nghiệm)
Phương pháp: Lấy một chiếc kim h́nh sợi 28 #, 3,5 thốn, Giáp xa xuyên thấu về phía Địa thương, Điểm giữa Dương bạch và Ti trúc không xuyên thấu hướng về Hạ quan, Ế phong châm thẳng (khoảng 2 thốn). Sau khi mỗi điểm được đâm đầu tiên đến độ sâu cần thiết, thao tác được chia thành sáu phần, đầu tiên là sâu và sau đó là nông, đầu tiên kim được giữ ở mỗi bộ phận, sau đó kim được kéo lại, đưa vào và nâng lên, và tay cầm cán kim liên tục được giữ chặt hướng ra bên ngoài. Sau khi hoàn thành sáu quy tŕnh, đầu kim sẽ được đưa từ lớp bề mặt đến lớp sâu (hoặc từ huyệt đến điểm xuyên thấu), thao tác được thực hiện cứ sau 5 phút và rút kim sau 20 phút.
“Diện than tam châm” (面瘫三针), các huyệt của nó nằm ở những vùng trọng điểm mà dây thần kinh mặt phân bố, việc kích thích những vùng huyệt này có lợi cho hoạt động của các dây thần kinh thần kinh.

Dùng diện tam châm để điều trị chứng liệt mặt đă lâu như thế nào?
Diện tam châm là phương pháp điều trị liệt mặt của Giáo sư Thịnh Xán Nhược, có tác dụng tốt đối với chứng liệt mặt đă lâu không lành trong ṿng ba tháng đến sáu tháng.
Phương pháp định vị và diện tam châm:
① 1 thốn ngay dưới khóe ngoài của mắt, chích theo chiều ngang của da, đi qua huyệt Tứ bạch và đưa kim vào 1,5 thốn.
② Địa thương thẳng xuống 1 thốn, đâm dọc theo da về phía Giáp xa và châm kim 2,5 đến 3,0 thốn.
③ Châm huyệt Đại nghênh theo đường chéo hướng lên trên, xuyên qua huyệt Quyền liêu thẳng đến huyệt Tứ bạch và đưa kim vào từ 3,0 đến 3,5 thốn.
Lưu kim vào mỗi huyệt trong 30 phút, sau khi rút kim ra, thực hiện giác hơi trên huyệt Quyền liêu và điều trị cách ngày.
Chứng liệt mặt lâu ngày, do bệnh tŕnh kéo dài, tà khí tuy đă hết nhưng khí huyết không đủ, là hội chứng suy nhược, lúc này không cần chữa trị hàng ngày, cũng không nên châm quá mạnh và nên thường dùng bổ pháp. Tốt hơn nên kết hợp vê xoắn và nâng. Diện tam châm thực sự là một phương pháp châm xuyên thấu nhiều huyệt, và việc chọn huyệt chính xác là điểm độc đáo đặc biệt của phương pháp này.

Sử dụng điện châm điều trị liệt mặt như thế nào?
Điện châm được sử dụng để điều trị liệt mặt, chủ yếu được sử dụng trong giai đoạn hồi phục và giai đoạn để lại di chứng, các huyệt đạo nói chung là châm giống như thể châm.
Lựa chọn huyệt:
(1) Thời kỳ phục hồi: Địa thương, Đại nghênh, Giáp xa, Dương bạch, Tứ bạch, Thái dương, Ế phong, Hợp cốc.
(2) Giai đoạn di chứng: Trên cơ sở các huyệt nêu trên, môi trên vẹo dùng huyệt Hoà liêu, Nhân trung ; Môi dưới vẹo dùng huyệt Giáp thừa tương, Thừa tương; Mũi không thể nâng lên dùng huyệt Nghênh hương; Không thể cau mày dùng huyệt Ngư yêu và Toán trúc.
Cách làm: Dùng kim số 28 hiệu 2 thốn đâm nhanh vào da, theo đường thẳng hoặc xiên, sao cho g̣ má và điểm diang trong suốt, chích thẳng các điểm c̣n lại khoảng 1 thốn, để nguyên kim cho đến khi c̣n lại cảm giác đau nhức và sưng tấy. Sử dụng thiết bị gây mê bằng điện 70IDM-B, một bộ được đặt trên các điểm Địa thương và Giáp xa, và bộ c̣n lại được đặt trên các điểm Dương bạch và Tứ bạch. Cường độ đầu ra được đo khiêu động nhẹ ở mặt và cấp nguồn liên tục trong 30 phút, mỗi ngày một lần và 7 lần là một liệu tŕnh điều trị.

Sử dụng phương pháp ôn châm cứu để điều trị liệt mặt như thế nào?
Lựa chọn huyệt: Huyệt chính là huyệt Hạ Quan. Các huyệt có thể tùy theo triệu chứng mà lựa chọn, ví dụ như nếu nhắm mắt chưa tốt th́ Tứ bạch xuyên thấu Nghênh hương, Thái Dương xuyên thấu Quyền liêu, Méo miệng th́ Địa thương xuyên thấu Giáp xa và Cự liêu xuyên thấu Giáp xa. Tê nặng, gia Hợp cốc. Các huyệt trên đều được chọn từ bên bị đau.
Phương pháp: Để bệnh nhân ở tư thế ngồi hoặc nằm ngửa, lấy kim h́nh sợi 2 thốn số 30 và đâm kim 1,5 thốn vào huyệt Hạ Quan ở bên bị ảnh hưởng. Để lại kim sau khi đă đắc khí. Đốt một que ngải dài một thốn rồi nhét vào cán kim, cách da khoảng một thốn, cảm giác ấm áp là mức độ, chỉ có thể rút kim ra sau khi que ngải đă cháy hết. Sau khi rút kim, bệnh nhân nghỉ ngơi mười phút trước khi rời pḥng châm cứu. Một lần một ngày, bảy lần tạo thành một quá tŕnh điều trị. Thông thường bệnh sẽ khỏi sau 7 đến 15 lần. Nếu t́nh trạng không khỏi sau đợt điều trị đầu tiên, bạn có thể nghỉ ngơi ba ngày trước khi bước vào đợt điều trị thứ hai.
Lưu ư: (1) Tư thế cơ thể phải chính xác, muốn thực hiện phương pháp châm cứu ở tư thế ngồi th́ phải ở tư thế thẳng đứng, muốn thực hiện phương pháp châm cứu ở tư thế nằm th́ nên ở tư thế nằm ngửa. Không di chuyển vị trí của bạn trong quá tŕnh đốt ngải để tránh lửa rơi xuống và vô t́nh làm bị thương các bộ phận và quần áo khác. Để đảm bảo an toàn, lửa ngải có thể được đặt trên một thứ có thể chịu được nhiệt. (2) Khoảng cách giữa thanh ngải được đưa vào cán kim và da phải tùy thuộc vào sự thoải mái của bệnh nhân. Đốt cháy bằng que ngải dài một thốn trong khoảng 20 phút có thể gây đỏ da cục bộ.

Sử dụng châm cứu da đầu để điều trị liệt mặt do chấn thương như thế nào?
Theo phác đồ châm cứu da đầu chuẩn quốc tế, chọn đường rạch thái dương trước ở phía bên đầu bệnh nhân (nằm trong phạm vi thái dương, tức là một đường vạch từ phần dưới góc trán đến thái dương trong trước tai, dọc theo Thiếu Dương đảm kinh, từ huyệt Hàm yêm đến huyệt Huyền Li). Chèn kim từ trên xuống dưới, 1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới và tiếp tục từ 3 đến 5 kim.
Các thủ pháp bổ tả, dựa trên các kỹ thuật bổ tả châm cứu truyền thống như thở, nghênh tuỳ, tật từ, nâng và đẩy, đă phát triển thành hai loại: phương pháp trừu khí và phương pháp tiến khí. Phương pháp trừu khí là phép tả, c̣n phương pháp tiến khí là phép bổ . Hoạt động của phương pháp trừu (hút) khí là sử dụng sức mạnh bạo phát của châm, tức là sau khi đắc khí, nhanh chóng nhấc kim dưới da lên, sau đó đưa kim vào vị trí ban đầu. Lặp lại thao tác này từ 3 đến 5 lần và ngược lại, đó là phương pháp tiến khí. Để kim trong ṿng 2 đến 24 giờ, khi rút kim ra dùng bông g̣n khô vô trùng ấn vào lỗ kim để tránh chảy máu. 10 lần tạo thành một đợt điều trị. Hàng ngày hoặc cách ngày. Đợi 7 đến 10 ngày cho đợt điều trị thứ hai.
Người ta đă báo cáo rằng phương pháp này có hiệu quả 90%.

Sử dụng trệ châm pháp điều trị liệt mặt như thế nào?
Châm cứu tŕ trệ là một trong những kỹ thuật hỗ trợ bằng kim chỉ, được sử dụng để điều trị chứng liệt mặt, c̣n được gọi là “Quải câu pháp” (挂钩法) phương pháp móc và “Suư châm pháp” (甩针法) phương pháp lắc kim. Đó là một loại phương pháp châm cứu gây ra hiện tượng trệ kim một cách nhân tạo.
Lựa chọn huyệt: Hạ quan, Dương bạch, Tứ bạch Giáp xa xuyên thấu địa thương. Trong quá tŕnh thao tác, chọn kim dạng sợi 26 # ~ 28 #, đâm thẳng các điểm xuyên vào lớp cơ và liên tục vặn kim theo một hướng để tạo thành trệ kim, lưu kim. Khi lưu kim, yêu cầu người bệnh cầm cán kim và kéo ngược lên trên nhiều lần và liên tục, khi tháo kim th́ vê kim theo hướng ngược lại rồi lấy kim ra.
Phương pháp này có tác dụng tốt trong việc phục hồi các cơ bị liệt và phù hợp với những người bị liệt mặt từ trung b́nh đến nặng và lệch nặng ở miệng, mắt. Khi áp dụng, lưu ư không dùng lực quá nặng hoặc lực quá mạnh, khi tháo kim nên vặn ngược chiều với vị trí ban đầu trước khi tháo kim.

Sử dụng phương pháp châm kim trong da để điều trị liệt mặt như thế nào?
Châm kim trong da điều trị liệt mặt là phương pháp châm cứu chôn, các huyệt được lựa chọn như sau:
Sụp mí mắt: Toán trúc và Ti trúc không, đâm ngang sang bên đối diện.

Áp dụng liệu pháp châm cứu da cho người bị liệt mặt như thế nào?
Châm cứu ngoài da là phương pháp châm nông bằng chùm kim, người xưa gọi là “Bán thích” (半刺) châm nửa, “Phù thích” (浮刺) châm nổi, và “Mao thích” (毛刺) Lông châm, dùng châm da ấn vào da có thể kích thích, Sơ thông kinh khí, khứ tà thông lạc. Để điều trị liệt mặt, nên gơ nhẹ cổ tay cho đến khi da mặt hơi ửng đỏ và người bệnh không c̣n đau đớn.
Vị trí gơ: ① Đi theo đường kinh của túc Dương Minh vị trên mặt, gơ nhẹ từ dưới hốc mắt bên bị ảnh hưởng đến giữa trán và hộp sọ. ② Châm gơ huyệt: dùng Dương Bạch, Toán trúc, Thái Dương, Hạ Quan, Địa Thương, Giáp xa, Ế phong, Phong tŕ.,. Hai phương pháp này có thể được sử dụng luân phiên, mỗi ngày một lần.

Dùng chày châm cứu điều trị liệt mặt như thế nào?
Châm cứu bằng chày là một liệu pháp châm cứu nguyên bản do bác sĩ y học Trung Quốc nổi tiếng Lư Trọng Ngu sáng tạo ra, nó sử dụng một công cụ đặc biệt và một số kỹ thuật nhất định để kích thích các huyệt đạo và điều ḥa âm dương của các tạng phủ kinh lạc mà không xuyên qua da. Kim chày được làm bằng sừng, gỗ cứng, ngọc bích, kim loại và các vật liệu khác.
1 Chày Thất diệu hỗn nguyên
2 Chày Ngũ tinh trị
3 Chày kim cương
4 Bút Khuê tinh
(1) Chày Thất diệu hỗn nguyên: dài 10,5 cm, một đầu dùng để vận chuyển và đầu c̣n lại dùng để phân ly.
(2) Chày năm sao: dài 11,5cm, dùng để điểm, vận chuyển và phân ly.
(3) Chày Kim cương: dài 10,5cm, dùng để gơ, nâng, đóng mở và xoay.
(4) Bút Khuê tinh: dài 8 cm, dùng để gơ, nâng giáng, mở và đóng.
Chày châm cứu trị liệt mặt bằng cách trừ gió lạnh, tán gió thanh nhiệt, thông kinh, điều ḥa khí huyết.
Đơn thuốc: Phong Phủ Bát Trận.
Hà xa lộ: đoạn từ Năo hộ đến Đại chuy, Địa thương, Giáp xa, Hợp cốc, Thái xung. Thủ pháp: Chuỳ châm dùng phép tả, phép b́nh bổ b́nh tả, phong hàn gia cứu.

Phong phủ bát trận là huyệt vị đặc thù của chuỳ châm, một trong bát trận huyệt. Bát trận huyệt lấy một huyệt làm trung cung, vẽ một ṿng tṛn có khoảng cách nhất định với cung giữa làm bán kính, chia thành tám phần bằng nhau và chia thành tám trận bên ngoài, sau đó chia đều vào trong. tám hành ở giữa và tám hành ở trong.
Phong phủ bát trận
[Định vị] Lấy huyệt Phong phủ làm trung cung, và chiều dài từ huyệt Phong phủ đến mép của đường chân tóc phía sau làm bán kính, tạo thành Phong phủ bát trận
[Chủ trị] Đột quỵ, liệt mặt, nhức đầu, mất ngủ, v.v.
[Phương pháp] Điểm, nâng, mở và đóng, xoay, phân trị.
Hà xa lộ cũng là một huyệt đạo đặc biệt để chuỳ châm, bao gồm Hà xa lộ trên đầu, Hà xa lộ trên thắt lưng, và Hà xa lộ trên ngực và bụng. Trong điều trị liệt mặt, việc điều trị được thực hiện từ đầu đến đoạn Đại chuy. Tại Hà xa lộ này có 7 huyệt,
đó là huyệt mắt, huyệt mũi, huyệt tai, huyệt miệng, huyệt môi và răng, huyệt lưỡi và huyệt cổ họng. Bảy huyệt này nằm ở 1/7 tuyến đường sông từ Năo hộ đến Đại chuy.
[Chủ trị] Các bệnh tật trên khuôn mặt, ngũ quan, mất ngủ, tim đập nhanh và chóng mặt.
[Thủ pháp] Chạm, nâng hạ, mở và đóng, xoay, phân trị.
Phương pháp châm cứu bằng chày không xâm nhập vào du huyệt đạo, không gây chấn thương hay tụ máu, chọn huyệt chính xác nên người bệnh dễ dàng chấp nhận.

Những phương pháp cứu nào thường được sử dụng cho bệnh liệt mặt?
Điều trị liệt mặt bằng phép cứu (viêm dây thần kinh mặt) có lịch sử lâu đời, kinh nghiệm phong phú và hiệu quả lâm sàng tốt. Các sách y học cổ xưa như {Thiên kim phương}, {Trửu hậu phương}, {Đồng nhân du huyệt châm cứu đồ kinh}, {Biển Thước Tâm Thư}, {Châm cứu Tư sinh kinh}, {Bản thảo cương mục} đều được ghi lại. Các phương pháp điều trị bằng liệu pháp cứu hiện đại thường được sử dụng như sau:
Tuyển huyệt:
Các huyệt chính: Phong tŕ, Giáp xa, Địa thương, Quyền liêu, Tứ bạch, Dương bạch, Hợp cốc, A thị.
Phối huyệt: Thái dương, Hạ quan, Ế phong, Nghênh hương, Túc tam lư, Thái xung, Nội đ́nh, Ngoại quan.
(1) Cứu ôn hoà bằng điếu ngải: Mỗi lần chọn từ 3 đến 5 huyệt, cứu mỗi huyệt từ 5 đến 15 phút, 1 đến 2 lần một ngày, một đợt điều trị từ 5 đến 7 ngày, mỗi liệu tŕnh cách nhau từ 1 đến 2 ngày.
(2) Điếu ngải cứu chim mổ (mổ c̣): việc lựa chọn huyệt và thời gian điều trị bằng phương pháp cứu giống như trên.
(3) Châm cứu h́nh trụ ngải và gừng: Mỗi lần chọn 3 đến 5 huyệt, mỗi huyệt sử dụng 3 đến 7 tráng. Nón ngải to bằng hạt táo tàu hoặc đậu tằm. Thực hiện một lần một ngày hoặc cách ngày, với liệu tŕnh từ 5 đến 7 ngày.
(4) Châm cứu bằng trụ ngải và tỏi: Nghiền tỏi tươi thành hỗn hợp sệt, lấy một lượng nhỏ tỏi dán lên các huyệt đạo, đặt nón ngải lên đó để cứu, mỗi lần dùng 2 đến 3 huyệt, mỗi huyệt cứu 1 tráng , trụ ngải cứu giống như hạt đậu nành (có thể trộn một ít xạ hương vào), sau khi đốt ngải cứu sẽ bị sưng đau cục bộ, tự khỏi mà không cần điều trị.
(5) Châm gia thêm cứu: Mỗi lần chọn 2 đến 4 huyệt đạo, châm cứu vào mỗi huyệt từ 1 đến 2 huyệt, hoặc trong 5 đến 15 phút, mỗi ngày một lần hoặc cách ngày, liệu tŕnh từ 5 đến 7 ngày.
Dữ liệu cho thấy tỷ lệ chữa khỏi bệnh liệt mặt bằng phương pháp cứu ngải là từ 64% đến 93%. Tổng tỷ lệ hiệu quả có thể đạt tới 95%, những người sử dụng phương pháp điều trị bằng phương pháp cứu ngải trong ṿng nửa tháng có tỷ lệ khỏi bệnh cao. Nói chung, tác dụng tốt đối với bệnh viêm dây thần kinh mặt, nhưng tác dụng kém đối với bệnh nhân mắc bệnh do bệnh ở tai.
Trong quá tŕnh cứu, có thể sử dụng đồng thời 1 hoặc 2 phương pháp, nhưng vùng mặt phải cẩn thận không để bị gió hoặc cảm lạnh sau khi đốt.

Loại liệt mặt nào phù hợp với liệu pháp cứu trực tiếp?
Nếu viêm dây thần kinh mặt không được điều trị sớm và kéo dài từ 3 tháng đến hơn nửa năm sẽ trở thành liệt mặt dai dẳng (ngoan cố), tức là giai đoạn di chứng của bệnh liệt mặt. Trong giai đoạn này, việc điều trị bằng thuốc Đông, Tây và châm cứu khó khăn hơn. Sự khác biệt của hội chứng y học cổ truyền Trung Quốc được đặc trưng bởi khí hư, đờm và ứ huyết gây tắc nghẽn lạc mạch. Theo nguyên tắc “Châm sở bất vi, cứu chi sở nghi” (针所不为,灸之所宜) Châm không được th́ nên cứu hay cứu phù hợp với những ǵ châm không thể làm được, phương pháp cứu bằng gừng trên mặt và phương pháp cứu trực tiếp trên các huyệt trên cơ thể có thể cũng đạt được hiệu quả thần kỳ.
Nhóm A, Khiên chính, Ế phong, Giáp xa, Địa thương, Thái dương, Dương bạch, Túc tam lư, Hợp cốc.
Nhóm B Quan nguyên, Khí hải, Trung quản, Tỳ du, Can du.
Phương pháp: Thoa một ít dầu vạn hoa vào các huyệt đạo trên mặt, cứu bằng nón ngải cách gừng to bằng hạt tiểu mạch, 5 đến 7 tráng/lần, tùy theo độ nóng của vùng bị bệnh, sau đó bôi một ít dầu vạn hoa sau khi chườm để không bị bỏng và phồng rộp. Đối với các huyệt khác trên cơ thể, dùng nón cứu hạt tiểu mạch để cứu trực tiếp, 5 đến 7 tráng mỗi lần. Nhóm A và B được dùng luân phiên, mỗi ngày một lần, trong 2 tuần là một liệu tŕnh.
Xông hơi bằng gừng trên mặt có thể xua tan kinh phong, ấm áp, khai thông kinh mạch và kích hoạt tuần hoàn máu. Xông trực tiếp tại các huyệt Tổ Tam Lư, Hợp Cô, Trung Loan trên cơ thể có thể cường tỳ, tiêu đờm, bổ khí và kích hoạt tuần hoàn máu, làm ấm kinh mạch và thông kinh. và dưỡng huyết, bồi bổ cơ thể, củng cố cơ thể.

Sử dụng phương pháp đốt ống sậy để điều trị liệt mặt như thế nào?
Chữa bệnh bằng ống sậy là một loại phương pháp chữa bệnh cổ xưa, chủ yếu được sử dụng để điều trị viêm dây thần kinh ở mặt. Ngay từ thời nhà Đường, “Bài thuốc Qian Jin Yao” của Sun Simiao đă ghi lại: “Khi nét ra khỏi miệng, hăy dùng một ống sậy dài năm thốn, nhét một đầu vào lỗ, rồi nhét chặt ḿ vào. bốn phía để khỏi nản chí. Một đầu sẽ có đậu nành. Kết hợp với việc đốt ngải cứu, có bảy khác biệt mạnh mẽ trong ngải cứu. "Nó cũng được ghi lại trong "Châm cứu Dathành" của Yang Jizhou thời nhà Minh và "Bộ sưu tập Châm cứu và Châm cứu" của Liao Runhong thời nhà Thanh.
(1) Làm ống sậy
Lấy một đoạn sậy dài từ 6 đến 7 cm, có đường kính lỗ 0,5 đến 0,7 cm, cắt một đầu ống sậy thành h́nh xiên, đầu c̣n lại có lỗ nhẵn để có thể nhét vào trong. tai để chữa bệnh. Lấy một miếng kim loại mỏng khác dài 5cm, rộng 3,5-4cm, nhét một đầu song song với đáy của đầu vát của ống sậy sao cho sâu khoảng 1,5cm, miệng ống lộ ra sao cho miếng kim loại lọt vào trong. kết nối với ống sậy. Cắt đầu c̣n lại của tấm kim loại thành h́nh bán nguyệt và uốn cong cả hai mặt của tấm kim loại lên trên để giống với mỏ vịt, để có thể đặt moxa trong quá tŕnh đốt moxibush.
(2)Phương pháp đốt
Đầu tiên nhét đầu nhẵn của ống sậy vào tai, đặt một cây moxa lớn lên miếng kim loại h́nh mỏ vịt rồi châm lửa, sau vài phút bạn sẽ cảm thấy ấm trong tai. Nếu không có cảm giác ấm áp, có thể điều chỉnh góc của ống sậy để khói moxa truyền vào tai.
(3) Lượng moxib phỏng
Thông thường, giai đoạn cấp tính xảy ra trong ṿng 2 đến 3 tuần sau khi bị bệnh và giai đoạn hồi phục xảy ra sau 3 tuần. Việc điều trị ở giai đoạn cấp tính chủ yếu là xua phong, trừ hàn, kết hợp châm cứu và ngải cứu. Phương pháp đốt bằng ống sậy chủ yếu được sử dụng để điều trị liệt mặt trong giai đoạn này, phương pháp đốt phương pháp đốt được thực hiện mỗi ngày một lần, mỗi lần dùng 3 đến 5 cây moxa, trong khoảng 30 đến 40 phút và trong 2 đến 3 tuần. Trong thời gian hồi phục chú trọng nạo vét các kinh trên mặt, thường dùng châm cứu kết hợp giác hơi, cũng có thể dùng châm cứu bằng ống sậy, mỗi lần dùng 1 đến 2 cây moxa khoảng 10 đến 15 phút, mỗi ngày một lần. hoặc cách ngày.

Sử dụng phương pháp tạo bọt (moxibustion thiên) để điều trị liệt mặt như thế nào?
Đơn thuốc: 3 củ lớn (bóc vỏ), 3 cantharide (bỏ vây), 6 gam gừng tươi (bóc vỏ).
Phương pháp: Nghiền tất cả các vị thuốc thành dạng bùn rồi trải đều lên 6 đến 8 lớp gạc cỡ 4x5cm2, vùng bôi thuốc có kích thước 2,5x2,5cm2, bôi bên ngoài theo huyệt Hạ Quan ở bên bị bệnh. trung tâm và cố định nó bằng băng dính. Tháo gạc và thuốc mỡ sau 3 đến 4 giờ. Lúc này các vết phồng rộp có thể xuất hiện. Theo phương pháp vô trùng, dùng ống tiêm hút chất lỏng dọc theo mép dưới của vỉ để tránh nhiễm trùng. Theo dơi từ 2 đến 3 tuần, nếu không lành th́ lặp lại phương pháp trên một lần, tối đa hai lần.

Sử dụng phương pháp nhúng để điều trị liệt mặt như thế nào?
(1) Phương pháp chôn thuốc
Lựa chọn điểm: Yangbai, Taiyang, Zygomatic, Sibai, Jingming, Pupil, Dicang, Daying, Qianzheng, Xiaguan, Jieche, Yifeng và Renzhong ở phía bị ảnh hưởng.
Bài thuốc: xạ hương 2g, bọ cạp nguyên hạt 1,5g, tiêu trắng 1,5g, bạch xà 1g, rết 1g. Nghiền thành bột mịn và đóng chai để sử dụng sau.
Phương pháp: Sau khi sát trùng da định kỳ, bác sĩ nhéo da từng huyệt, cắt nhẹ huyệt thành h́nh chữ “X”, ép ra một lượng máu nhỏ, sau đó dùng Thuốc mỡ giảm đau Shangshi để lấy một ít bột. , dán vào huyệt, dùng tay nén chặt, xoa bóp các huyệt 3 lần một ngày.
(2) Phương pháp chôn sợi
Chọn huyệt: Thái Dương, Dương Bạch, Thiên Chính (5 phút trước mép dưới dái tai)
Cách làm: Sau khi khử trùng huyệt và gây tê tại chỗ, dùng 1cm catgut số 0 đến số 3 vào đầu kim chọc ḍ thắt lưng số 9 rồi đưa vào huyệt. Châm thái dương chéo về phía sau, huyệt Dương Bạch thẳng về phía thắt lưng cá, huyệt thẳng chéo về phía trước, đâm vào dưới da 1,5 cm, sờ thấy kim th́ ấn lơi kim vào rồi tiêm ruột mèo vào lỗ. Cứ 10 ngày một lần, thường là 3 lần.

Sử dụng xông hơi trị liệt mặt như thế nào?
Phương (1):
Công thức: Thấu cốt thảo 45g, Pḥng phong 30g, Giới tuệ 30g, rượu trắng 250ml.
Cách làm: Nghiền ba vị thuốc trên thành bột mịn, lọc qua rây 60 lưới, đóng chai để dùng dần. Sử dụng 45 gram lần đầu và dùng 60 gram c̣n lại chia làm hai phần. Khi sử dụng, trước tiên hăy đổ rượu trắng vào bát, đặt bát vào nồi đổ đầy nước, đun nhỏ lửa cho đến khi rượu nóng, đổ thuốc vào bát, khuấy đều bột thuốc và rượu. Mặt cách mặt nồi khoảng 20 cm, đối diện với bát rượu thuốc, xông bằng hơi nóng, dùng chăn bông che đầu, mặt và phần trên ngực, khoảng 30 đến 40 phút, cho đến khi phần thân trên đổ mồ hôi mới ngừng xông. Trong quá tŕnh điều trị, người bệnh cần được thăm khám thường xuyên để tránh hư thoát. Điều trị một lần một ngày, và 3 lần là một quá tŕnh điều trị. Bệnh nhân mắc bệnh tim và hen suyễn nên thận trọng.
Phương (2):
Đơn thuốc: Thuốc: Ba đậu 3 đến 5 hạt
Lựa chọn huyệt: Huyệt Lao cung bên bị ảnh hưởng
Cách làm: Nghiền Ba đậu thành bột mịn, cho vào nồi nhôm hoặc chai thủy tinh, thêm cồn 55% hoặc 500ml rượu trắng, đun nhỏ lửa, đặt huyệt Lao cung vào ḷng bàn tay ở bên mặt bị liệt. miệng nồi (hoặc miệng chai) để xông thuốc. Mỗi lần từ 1 đến 2 giờ, trường hợp nặng có thể điều trị trong 4 giờ, mỗi ngày một lần, một đợt điều trị 5 lần. Trong quá tŕnh điều trị, thuốc có thể được hâm nóng lại khi thuốc nguội. Phương pháp này được ghi trong { Thái B́nh Thánh Huệ Phương } và có tác dụng kích hoạt tuần hoàn máu, thông lạc mạch khứ phong.

Áp dụng phương pháp cắt (châm cứu berili) để điều trị liệt mặt như thế nào?
phương pháp 1)
Vị trí: Có thể sờ thấy nốt sần trên niêm mạc miệng bên bị bệnh, cách khóe miệng khoảng 1 thốn (giống như thân cun) trên và dưới đường cắn. Bệnh khởi phát ban đầu thường có kích thước bằng quả táo tàu. Trong một số trường hợp riêng lẻ hoặc những trường hợp có thời gian khởi phát lâu hơn, nó có thể xuất hiện dưới dạng các nốt sần giống như dây hoặc bong tróc. Biểu hiện ban đầu chủ yếu là màu đỏ sẫm, trong quá tŕnh phát bệnh có thể chuyển sang màu tím hoặc xám nhạt, một số trường hợp các nốt sần và sự thay đổi màu sắc không rơ ràng. màu sắc sẽ dần biến mất.
Sau khi bệnh nhân há miệng, quan sát và sờ vào nốt mụn, dùng bông g̣n chứa cồn 75% sát khuẩn tại chỗ mà không cần gây tê. Bác sĩ phẫu thuật dùng một tay lật niêm mạc miệng ra, một ngón tay giữ ở phía ngoài má, tay kia cầm dao, rạch một đường h́nh dấu “+” hoặc “#” lấy nhân làm trung tâm. . Chiều dài và chiều rộng không được vượt quá kích thước của nốt sần, độ thường khoảng 1cm, độ sâu thường là 2-4mm, dùng một con dao sắc và một con dao làm tiêu chuẩn, sau đó, bác sĩ phẫu thuật giữ dụng cụ đè lưỡi lên trên. niêm mạc miệng bằng một tay, tay kia đặt phẳng trên má và ép tương đối với nhau. Cạo về phía vết mổ và lặp lại quá tŕnh này nhiều lần. Mục đích là để đẩy máu ứ đọng trên má ra khỏi vết mổ, máu ứ càng sạch th́ càng tốt. Sau khi rạch, vết mổ sẽ không được khâu lại, bạn có thể bôi một ít đường lên vết mổ và dùng băng ép lại trong vài phút. Sau khi rạch, nếu khe mắt to ra và khả năng hồi phục chưa đạt yêu cầu, bạn có thể sờ vào niêm mạc môi trên bên bị ảnh hưởng xem có nốt sần nào không, nếu có th́ có thể thực hiện rạch và điều trị để đạt kết quả tốt hơn.
Phương pháp (2)
Trước khi mổ, để bệnh nhân há miệng, sát trùng niêm mạc miệng bên bên bị bệnh bằng iod 2% và cồn 75%, sau đó dùng dao phẫu thuật rạch một đường dọc dài khoảng 1cm, sâu 2mm trên má bị bệnh khoảng 4cm. ra khỏi khóe miệng, nhổ một lượng nhỏ máu ứ, dùng bông g̣n khô đă tiệt trùng khử trùng, hướng dẫn bệnh nhân ngậm miệng, nhịn ăn từ 2 đến 3 giờ, giữ vệ sinh răng miệng, pḥng ngừa nhiễm trùng. Cắt và xử lư 5 đến 7 ngày một lần.
Phương pháp (3)
Sau khi khử trùng định kỳ, dùng dao cắt niêm mạc miệng bên bị bệnh, dài khoảng 1 đến 1,5 cm, sâu 0,1 đến 0,3 cm, dùng dụng cụ đè lưỡi cạo máu, dùng ngón tay bóp và xoa bóp bên bị bệnh, đồng thời sau đó dùng bông g̣n chứa nước muối 5% ḥa thêm đường rồi bôi lên vết mổ hàng ngày hoặc 2 đến 3 ngày một lần.
Bộ phận cần điều trị: tổn thương trên (cơ trán, cơ mắt), phần sau - niêm mạc răng hàm lớn; tổn thương giữa (dưới mắt, cạnh mũi, môi trên), phần giữa - niêm mạc miệng. răng hàm nhỏ; tổn thương dưới (khóe miệng và môi dưới) Cắt phần trước và phần trên và dưới của mặt trước - niêm mạc của răng trên và dưới ở khóe miệng; cắt môi dưới phía trước - Niêm mạc các răng cửa dưới khi há miệng, cắt các cục cứng, vùng tê ở người bệnh mới mắc bệnh.

Sử dụng phương pháp nhét thuốc vào mũi điều trị liệt mặt như thế nào?
Phương (1)
Đơn thuốc: Xuyên ô, Xuyên khung, Ô phụ phiến, mỗi vị 3g, Tế tân và Thảo ô mỗi vị 2g.
Cách làm: Sao năm vị thuốc trên, xay thành bột trộn đều, dùng gạc sạch quấn rồi cho vào lỗ mũi bên bị bệnh, thời điểm trời nắng gắt (3 giờ chiều~ 5 giờ) là phù hợp và thay thế sau mỗi 24 giờ. Nếu mũi có cảm giác nóng rát hoặc tê, có thể thay bằng cách cho thuốc vào ở bên mũi khỏe mạnh, thời gian điều trị là nửa tháng.
Phương (2)
Đơn thuốc: Nga bất thực thảo 10 phần và Băng phiến 1 phần.
Cách làm: Trước tiên rửa sạch Nga bất thực thảo, ngâm vào nước lạnh để thuốc không ngấm hết, thêm Băng phiến vào, giă nhuyễn thành hỗn hợp sệt, đồng thời lấy hai lớp gạc khử trùng để bọc thuốc, nhét vào lỗ mũi bên bị ảnh hưởng và thay thế 24 giờ một ngày.

Những phương pháp điều trị vật lư nào thường được sử dụng cho chứng liệt mặt?
Vật lư trị liệu cho bệnh liệt mặt có thể được thực hiện ở giai đoạn đầu. Các phương pháp thường được sử dụng như sau:
(1) Liệu pháp laser:
Chọn điểm: Bên bị bệnh chọn Dương bạch, Hạ quan, Giáp xa, Địa thương; Huyệt Hợp cốc ở bên khỏe mạnh.
Phương pháp: Sử dụng tia laser helium-neon công suất thấp được trang bị thấu kính hội tụ, có bước sóng 6328 angstrom, công suất 0,6 đến 3 miliwatt, khoảng cách 0,2 đến 0,5 cm, điểm 0,1 đến 0,2 cm2 và khoảng cách từ 0,2 đến 0,5 cm. độ xuyên qua mô từ 10 đến 15 mm. Mỗi huyệt được chiếu xạ trong 5 phút. Cách ngày một lần, 12 lần là một liệu tŕnh.
(2) Vật lư trị liệu sóng siêu ngắn:
Máy trị liệu bằng sóng siêu ngắn đặc trưng trên khuôn mặt trong nước được sử dụng, công suất 40W, bước sóng 6μm, điện cực h́nh đĩa, đường kính 8cm, khe hở điện môi 1cm, đặt xiên trước mặt bệnh nhân. tai và ở xương chũm phía sau tai, phát ra hơi nóng, mỗi ngày một lần, mỗi lần 15 phút, 12 lần là một liệu tŕnh.
Loại vật lư trị liệu này có thể được sử dụng cho nhiều loại bệnh liệt mặt (phong hàn, phong nhiệt).
(3) Vật lư trị liệu đèn thần (TDP):
Sử dụng đèn ma thuật gia dụng (TDP), công suất 250W, bước sóng 2 ~ 25μm, làm nóng trước trong 30 phút, chiếu xạ vùng dây thần kinh mặt theo chiều dọc, khoảng cách 30 ~ 40 cm, chỉ cần cảm thấy ấm áp, mỗi ngày một lần, mỗi lần 40 phút, 1 ~ 2 lần là một đợt điều trị.
TDP có thể phát ra các tia hồng ngoại tương tự như các đỉnh sóng phát ra từ cơ thể con người, khiến chúng cộng hưởng, có thể làm giảm đau dây thần kinh cục bộ, tăng lưu lượng máu ở các cơ và hàm lượng glycogen, giảm tiêu hao lượng protein của cơ, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa cơ bắp. co thắt và đẩy nhanh quá tŕnh tổn thương thần kinh. Phương pháp này đặc biệt thích hợp cho vật lư trị liệu liệt mặt dophong hàn, có thể bổ sung TDP trong quá tŕnh châm cứu để đạt hiệu quả tốt hơn.
(4) Vật lư trị liệu toàn diện: Đầu tiên, sử dụng máy điều trị sóng siêu ngắn cho các đặc điểm trên khuôn mặt, đưa một điện cực tṛn số 2, tần số 40,68 mHz vào trước tai bên bị ảnh hưởng và đặt cạnh vùng trâm chũm, có khe hở là 1 đến 2 cm, áp dụng nhiệt độ ấm, 15 phút, mỗi ngày một lần, 20 1 đợt điều trị; sau đó, sử dụng thiết bị trị liệu hủy thần kinh hoàn toàn KT-T do Nhà máy Thiết bị Y tế Phục hồi chức năng Bắc Kinh sản xuất, ḍng xung, sóng h́nh vuông; độ rộng xung 10ms, tần số 1-15Hz, ba bộ điện cực được đặt trên Yangbai-Sun, hướng các điểm ─Dicang và Shuanghegu, ngưỡng vận động 20 phút, mỗi ngày một lần, 20 lần mỗi đợt điều trị, 2 đến 3 đợt liên tiếp, trong 1 tuần khoảng thời gian giữa các khóa học. Một số người đă báo cáo lâm sàng rằng hiệu quả của phương pháp này tốt hơn đáng kể so với vật lư trị liệu sóng siêu ngắn đơn.

Cách xác định vị trí điện trị liệu liệt mặt?
Khi thực hiện liệu pháp điện trị liệu tại chỗ để điều trị liệt nhân thần kinh mặt, nên đặt một cực ở phía trước xương chũm ở bên bị ảnh hưởng, và cực c̣n lại đặt ở vùng chiếu bề mặt cơ thể tương ứng của năm nhánh của cơ thể. dây thần kinh mặt.Đặc biệt đối với các phương pháp điều trị bằng điện và kích thích điện, cực âm nên được đặt ở phía trước và bên dưới xương chũm.Cực dương có thể được đẩy theo chiều ngang dọc theo khu vực chiếu nhánh của nó, và các cơ ṿng hố mắt và cơ ṿng miệng có thể được trị liệu đẩy theo h́nh tṛn hoặc theo h́nh bán nguyệt.

Dán Mă tiền tử có thể dùng để điều trị liệt mặt được không?
Mă tiền tử có vị đắng, tính lạnh và độc. Nghiên cứu dược lư cho thấy thành phần chính của nó có chứa kiềm mộc miết, người lớn uống 5 đến 10 mg có thể bị ngộ độc, 30 mg là liều gây chết người. Về độc tính của nó, cuốn "Original Materia Medica" ghi lại: "Những con chim bị nhiễm độc sẽ bị tê, co giật và chết; những con chó bị nhiễm độc sẽ bị đau tim và chết."
Các bác sĩ trong các thời đại trước đây đă sử dụng độc tính của nó để điều trị liệt mặt, kết quả lâm sàng nhanh chóng và hiệu quả, v́ độc tính nên nó thường được áp dụng bên ngoài. Cách sử dụng cụ thể như sau.
(1) Dán miếng dán vị thuốc đơn lẻ:
Sau khi làm ẩm Mă tiền tử, cắt nó thành từng lát mỏng và đắp lên vùng mặt bị liệt, thay đổi 2 đến 3 ngày một lần. Hoặc gĩa Mă tiền thành bột trong 1 đến 2 phân, rắc lên băng dính, sau đó dán lên các huyệt Hạ Quan, Thái Dương, Dương Bạch và các huyệt khác (tuỳ theo bệnh chọn huyệt). Thay băng 5 đến 7 ngày một lần.
(2) Đắp tổng hợp:
Thuốc mỡ điều trị của Quách thị: Mă tiền tử, Xuyên khung, Nhục quế, Kinh giới, Pḥng phong, Tế tân, Ma du, Hoàng đan chế thành cao và bôi vào huyệt của vùng bị ảnh hưởng.
Mă Tỳ tán của Vương thị: Mă tiền tử, T́ ma tử (hạt thầu dầu) .
Cao liệt mặt của Hà thị: Chế Mă tiền tử 6g, Tế tân 15g, Bạch giới tử 9g, sinh Thảo ô 9g, xay nhuyễn, làm thuốc mỡ với 50g Vaseline và 20ml dầu Tùng tiết để bôi ngoài da.
Thuốc mỡ trị liệt mặt của Trần thị: Bột Mă tiền, bột Long năo 0.3g 1g, bột long năo 0,3g, thuốc mỡ 4g.
Cách sử dụng: Đun nóng thuốc và trộn kỹ, sau đó bôi lên một miếng vải có kích thước phù hợp và đặt sang một bên. Khi sử dụng, hăy làm hơ nóng miếng cao cho đến khi mềm rồi dán lên vùng thân thần kinh phía trước dái tai bên bị ảnh hưởng (huyệt Khiên chính). Thay thuốc 4 ngày một lần.
Cao Khiên chính: Nghiền 10g hạt thầu dầu và 30g nhựa thông thành bột mịn và đặt sang một bên. Lấy 500g nước sạch đun sôi, sau đó cho bột đậu thầu dầu vào, đun sôi khoảng 5 phút th́ cho nhựa thông vào đun nhỏ lửa khoảng 3 đến 4 phút, đổ vào chậu nước lạnh đă chuẩn bị sẵn (500g nước) trộn đều thành một hỗn hợp cao, cắt thành khối (khoảng 3g) và để dùng.
Khi bôi, lấy một miếng thuốc, trụng với nước nóng cho đến khi mềm, trải lên một miếng vải tṛn nhỏ, đắp lên huyệt Hạ Quan hoặc huyệt Giáp xa ở bên bị bệnh, cố định bằng băng dính và thay băng 5 ngày một lần. .

Phương pháp dán Ba đậu có chữa được bệnh liệt mặt không?
Ba đậu có vị cay, tính nóng và độc.Nghiên cứu dược lư:Ccó chứa dầu Ba đậu, có tác dụng kích ứng mạnh trên da và niêm mạc, nhỏ 20 giọt dầu Ba đậu có thể gây bỏng niêm mạc miệng, đường tiêu hóa và dẫn đến tử vong.
Sử dụng dầu Ba đậu bên ngoài có thể gây kích ứng da, khiến da đỏ lên, nhanh chóng phát triển thành áp xe hoặc thậm chí hoại tử.Phương pháp này thuộc về liệu pháp chữa bệnh thần thánh của y học cổ truyền Trung Quốc. Các phương pháp cụ thể được giới thiệu như sau:
(1) Lấy dầu Ba đậu, Nhũ hương, Một dược, T́ ma tử, Băng phiến và Xạ hương làm thuốc mỡ, bôi lên thái dương bên bị ảnh hưởng ba ngày một lần, thường là 1 đến 5 lần, với tỷ lệ hiệu quả 95%. .
(2) Lấy 1 củ Ba đậu (đă loại bỏ dầu), 1 con Ban miêu (đă bỏ đầu và chân), 0,2g xạ hương, Xuyên ô, Thảo ô, Bạch phụ tử mỗi vị 0,5g, 7 hạt Bạch giới tử, xay thành bột mịn. rồi rắc lên băng y tế, dán lên các huyệt Thái Dương, Nghênh hương, Giáp xa và Điạ thương ở bên bị bệnh, sau 5 đến 7 ngày sẽ tự bong ra và lành sau 1 đến 2 lần.

(3) Lấy 3 củ Ba đậu (đă gọt vỏ), 3 con Ban miêu (bỏ đầu và chân), gừng tươi (gọt vỏ), giă thành bột nhăo, trộn đều rồi bôi lên Thương thấp chỉ thống cao hoặc cao Xạ hương Hổ cốt, đắp lên huyệt Khiên chính từ 3 ~5 giờ, đắp từ 1~2 lần với những bệnh nhân mắc bệnh dưới 1 tháng, 2 đến 3 lần đối với bệnh nhân mắc bệnh từ 2 đến 3 tháng và 3 đến 5 lần cho bệnh nhân từ 4 đến 6 tháng. Nếu bệnh kéo dài quá 6 tháng th́ hiệu quả chữa bệnh sẽ kém. Mụn nước cục bộ nên đề pḥng nhiễm trùng.

Máu lươn có chữa được bệnh liệt mặt không?
Máu lươn dùng để trị liệt mặt. {Thế Y Đắc Hiệu Phương} giải thích phương pháp điều trị: “Đại thiện ngư nhất điều, dĩ châm thích đầu thượng huyết, tả tà đồ hữu, hữu tà đồ tả, dĩ b́nh chính tức tẩy khứ” (大鳝鱼一条,以针刺头上血,左斜涂右,右斜涂左,以平正即洗去): Lấy một con lươn lớn, dùng kim chích máu trên đầu nó,lệch bên trái th́ bôi bên phải, lệch bên phải th́ bôi bên trái, khi hết lệch th́ rửa sạch ngay. Cho thấy bôi máu lươn là một trong những phương pháp được y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng để điều trị chứng liệt mặt từ xa xưa.
Thời hiện đại, có người lấy máu lươn làm thuốc cao huyết để bôi lên bên miệng bị bệnh, 3 đến 5 ngày thay băng một lần, bệnh thường lành sau một lần khám. Lưu ư: Về nguyên tắc, mỡ máu nên được bóc ra và không nên chỉnh sửa quá độ.
Phương pháp truyền máu trực tiếp:
(1) Bôi máu lươn vào vùng bị bệnh và rửa sạch sau 30 phút, thực hiện lần điều trị thứ hai sau 3 ngày.
(2) Đầu tiên cho bột ḿ với nước vào, nhào thành sợi ḿ, vo thành h́nh tṛn, đặt lên phía mặt bị ảnh hưởng, dùng kim đă khử trùng đánh dấu "+" trên điểm Địa thương bên trong h́nh tṛn bột, và đo lượng máu rỉ ra, cuối cùng lấy một con lươn, cắt đầu cho máu nhỏ vào ṿng tṛn bột. Lau sạch sau 2 ngày, 2 đến 5 ngày một lần.
Người ta thường tin rằng: máu lươn hoạt huyết sưu phong thông lạc và khi bôi tại chỗ, sau khi khô, có thể co kéo cơ mặt, kích thích dây thần kinh và thúc đẩy sự phục hồi công năng của các cơ bị tê liệt.

Có thể bấm huyệt xa để điều trị liệt mặt được không?
Đối với liệu pháp ứng dụng huyệt liệt mặt, ngoài huyệt trên mặt, huyệt từ xa cũng có thể được sử dụng. Thông thường, người ta sử dụng huyệt rốn hoặc huyệt Lao cung ḷng bàn tay để đắp thuốc.
Ví dụ: Ở Hà Nam, Bột Tề chính được bôi vào rốn để điều trị liệt mặt, v́ da ở huyệt Thần khuyết của rốn nông, có khả năng thẩm thấu mạnh, hấp thu nhanh và rất nhạy cảm với thuốc.
Một ví dụ khác: Dùng 7 hạt đào, 7 hạt dành dành, và 0,3g xạ hương, xay thành bột mịn, thêm một lượng rượu trắng thích hợp tạo thành hỗn hợp sệt, thoa lên ḷng bàn tay, bên tả cho nam giới. và bên hữu dành cho phụ nữ, rồi cố định nó bằng băng dính ở bên ngoài.
Thông thường, bấm huyệt được sử dụng để điều trị liệt mặt, v́ thuốc có tác dụng kích thích nên một số để lại sắc tố, ngay cả khi bệnh liệt mặt được chữa khỏi, những đốm sắc tố c̣n lại thường phải mất nửa năm đến một năm mới biến mất và cản trở vẻ ngoài. Điều này có thể tránh được bằng cách chọn huyệt từ xa để áp dụng. Đây là một phương pháp điều trị tốt cho các đốm sắc tố c̣n sót lại trên khuôn mặt.

Cách điều trị liệt mặt bằng massage?
(1) Các phương pháp thường dùng: Khi điều trị liệt mặt bằng massage, người bệnh có thể nằm ngửa trên giường, bác sĩ ngồi ở một bên.
① Đầu tiên dùng phương pháp Nhất chỉ thiền để day huyệt Ấn đường, Toán trúc, Ngư yêu, Ti trúc không, Nghênh hương, Địa thương, Hạ quan, Giáp xa lặp đi lặp lại từ 3 đến 5 phút.
② Sau đó áp dụng nhu pháp với huyệt Ngư tế, và lên các bộ phận trên, tập trung vào bên bị bệnh.
③Tiếp theo ấn huyệt Tinh minh, Tứ bạch, Dương bạch và Thượng quan. 3 đến 5 phút.
④ Cách chà xát vùng bị ảnh hưởng: Từ đầu lông mày xuống dưới và trước tai, sau đó từ gốc lông mày lên trên và từ ngoài huyệt Địa thương ra trước tai trong khoảng 3-5 phút.
⑤ Bệnh nhân chuyển sang tư thế ngồi, bác sĩ đứng sau lưng, dùng một ngón tay ấn hoặc xoa bóp để chọn các huyệt Phong Tŕ, Thiên Trụ và cổ trong 3-5 phút.
⑥ Thực hiện nă pháp (cầm véo) lấy Phong tŕ và Hợp cốc, 3 đến 5 phút.
(2) Phương pháp massage (thôi nă) ngũ tuyến
Chọn điểm ①Bắt đầu từ điểm Thừa tương → Giáp xa → Hạ quan → huyệt Đầu duy.
②Bắt đầu từ Huyệt Thừa tương → Địa thương →Quyền liêu → Đồng tử → Thái dương → huyệt Đầu duy.
③Bắt đầu từ điểm Nghênh hương ở phía đối diện→Nhân trung→ Nghênh hương →Thừa khấp→Đồng tử→Thái dương→Đầu duy.
④ Bắt đầu từ phía đối diện của Địa thương → Thừa tương → Giáp xa → Ế phong → Phong tŕ.
⑤ Bắt đầu từ huyệt Thừa khấp ở phía đối diện → Nghênh hương →Nhân trung→ Nghênh hương → Quyền liêu → Hạ quan → huyệt Ế phong → huyệt Phong tŕ.
Phương pháp: Dùng ngón tay cái miết theo năm đường hướng huyệt (① ② ③ ④ ⑤) ở bên bị ảnh hưởng, đồng thời sử dụng luân phiên các phương pháp đẩy trực tiếp và xoay luân phiên để điều trị, tốc độ không quá nhanh, lực vừa phải chỉ mạnh đến mức bệnh nhân có thể chịu đựng được. Sau 5 phút, phương pháp trên có thể được lặp lại một lần. Điều trị mỗi ngày một lần, mỗi lần 30 phút, 10 lần là một liệu tŕnh.
(3) Phương pháp xoa bóp du huyệt
Lựa chọn điểm: Ấn đường, Dương bạch, Tinh minh, Tứ bạch, Nghênh hương, Quyền liêu, Hạ quan, Giáp xa, Địa thương, Phong tŕ, Hợp cốc, Túc tam lư.
Phương pháp: Thày thuốc dùng đầu ngón tay cái, mặt cạnh hoặc đỉnh lệch tâm tập trung vào vùng điều trị, hạ thấp vai, treo khuỷu tay, treo cổ tay và dùng động tác xoay cổ tay để điều khiển động tác gấp, duỗi một cách linh hoạt của khớp ngón cái tạo ra chuyển động nhẹ, nặng trên các kinh và huyệt. Cho bệnh nhân nằm ngửa, bác sĩ đứng bên bị bệnh, tập trung vào mặt bên bị bệnh, bổ sung cho mặt bên khỏe mạnh, dùng kỹ thuật nhất chỉ thiền xoa nhẹ nhàng các huyệt Ấn đường, Dương bạch, Tinh minh, Tứ bạch, Nghênh hương, Quyền cốt liêu, Hạ quan, Giáp xa, Địa thương. Sau 15 đến 20 phút điều trị tới lui các huyệt, bệnh nhân chuyển sang tư thế ngồi, bác sĩ đứng bên cạnh và áp dụng phương pháp tương tự cho huyệt Phong tŕ và cổ trong 5 phút. Cuối cùng, thực hiện liệu tŕnh nă (cầm véo) Phong tŕ và Hợp cốc, Túc tam lư và kết thúc điều trị. Mỗi ngày một lần, 10 lần là một liệu tŕnh.
(4) Phương pháp ấn huyệt:
① Phương pháp Nhất chỉ thiền: Dùng ngón cái của một tay bắt đầu từ huyệt Tinh minh, dọc theo mép trên của hốc mắt đến các điểm Thái dương, Ti trúc không, Dương bạch, Ngư yêu, Toán trúc, Nghênh hương, Địa thương, Thừa tương, Giáp xa đến huyệt Hạ quan mất nhiều thời gian hơn một chút để ấn vào huyệt, v.v., trong khoảng 10 phút.
② Phương pháp ấn huyệt bằng một ngón tay: Làm theo phương pháp trước, dùng phần đệm của ngón trỏ hoặc ngón giữa để ấn vào các huyệt dọc theo đường đi theo các vị trí huyệt, đồng thời cộng thêm các huyệt ở bên khỏe mạnh như Hợp cốc, nếu cần thiết có thể thêm huyệt Nhân trung, trong khoảng 3 phút.
③Phương pháp rung bằng một ngón tay: Chườm rung lên các huyệt trên trong khoảng 3 phút.
④ Phương pháp chà xát bằng một tay: Thày thuốc chà xát ngón cái và ngón trỏ của một tay lên hốc mắt và mép trên và dưới của môi, đồng thời chà mí mắt với cường độ thích hợp trong khoảng 5 phút. Toàn bộ quá tŕnh kỹ thuật đẩy kéo dài 20-25 phút, mỗi ngày một lần và 12 lần là một liệu tŕnh.
(5) Phương pháp đẩy hệ thống treo:
Dùng ngón tay cái của bạn đẩy lên từ một bên mặt bị bệnh của bệnh nhân bắt đầu từ trước tai, đi qua Thượng Quan, Hạ Quan, Đại Nghênh, Địa Thương, Nghênh hương, Nhân trung, Thừa tương, đẩy hàng chục lần đến phần tương ứng của bên bị bệnh, và sau đó dùng xạ hương Thuốc mỡ xương hổ (hoặc thuốc mỡ giảm đau thấp khớp, thuốc mỡ cẩu b́, v.v.) dùng để đ́nh chỉ các cơ bị chảy xệ hướng lên trên, đẩy và xoa bóp mỗi ngày một lần, liệu tŕnh điều trị là 15 ngày.

Sử dụng châm cộng với cứu để điều trị liệt mặt như thế nào?
Phương pháp châm có thể được sử dụng để điều trị liệt mặt cho những bệnh nhân vẫn c̣n di chứng sau hơn nửa năm điều trị bằng các phương pháp khác.
Lựa chọn huyệt: Huyệt chính: Thái Dương, Tứ Bạch, Địa Thương
Huyệt phối hợp: Hợp cốc, Thái xung
Thao tác: ① Kỹ thuật kết hợp xoa và xoa các huyệt chính trên ở bên bị bệnh:
Phương pháp nhào: Đặt ngón cái (ngón trỏ) lên vùng da huyệt và xoa bóp theo chuyển động tṛn, đảm bảo các ngón tay cùng với da và mô dưới da tạo thành chuyển động tṛn. Nhào 1 ṿng tṛn nhỏ một lần, Mỗi lần 40 đến 60 lần, bằng đầu ngón tay. Không rời khỏi tâm huyệt.
Phương pháp ấn: Dùng ngón tay ấn vào các huyệt, dùng lực ngón tay ấn sâu vào da và mô dưới da, sau khi đắc khí th́ giảm dần lực, mỗi lần ấn 2 phút.
② Phương pháp ấn huyệt: Hướng đầu ngón tay vào huyệt rồi ấn thẳng xuống, dùng phương pháp b́nh bổ b́nh tả, lực đều, không nâng tay ngay sau mỗi lần ấn mà ấn vào cùng một chỗ trong thời gian dài hơn. Chủ yếu sử dụng bên bị bệnh và có thể thực hiện luân phiên trái phải, mỗi huyệt kéo dài từ 1 đến 2 phút, kỹ thuật tập trung vào bên bị bệnh và nhẹ nhàng vào bên khỏe mạnh.
Trong quá tŕnh điều trị bằng ngón tay phối hợp với cứu cách gừng, các huyệt được chọn như trên và phương pháp đốt được thực hiện ngay sau khi điều trị bằng ngón trỏ. Cắt gừng tươi thành từng lát có độ dày từ 0,2 đến 0,3 cm, diện tích lớn hơn đáy điếu ngải. Châm vài lỗ nhỏ ở giữa lát gừng để xuyên thấu nhiệt. Đặt một nón ngải đậu to bản lên trên gừng cắt lát rồi châm lửa.Đốt ngải liên tiếp trong 4 đến 6 tráng. Nếu lát gừng bị khô và co lại, hoặc người bệnh cảm thấy nóng rát th́ có thể thay thế lát gừng mới để đảm bảo hơi ấm thấm vào da và vùng da cục bộ trở nên ửng đỏ.
Bấm ngón trỏ cộng với cứu ngải cách gừng, mỗi ngày một lần, 10 lần mỗi liệu tŕnh, tổng cộng là 3 liệu tŕnh.

Khi sử dụng phương pháp điện châm điều trị liệt mặt giai đoạn cấp tính cần lưu ư những ǵ?
Sở dĩ điện châm không được sử dụng trong giai đoạn cấp tính của liệt mặt ngoại biên đơn giản là v́ chúng ta sợ điện châm sẽ khiến t́nh trạng trở nên trầm trọng hơn. Mối lo ngại này không phải là không có lư do, bởi dây thần kinh mặt đang trong giai đoạn viêm cấp và phù nề, nếu kích thích quá mức có thể khiến tổn thương dây thần kinh trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu đưa vào lúc này một kích thích lành tính yếu, dây thần kinh sẽ bị kích thích, sự co bóp của các sợi cơ tăng lên, quá tŕnh tuần hoàn máu được đẩy nhanh, quá tŕnh trao đổi chất tăng lên và các dịch tiết viêm sẽ được hấp thụ, nhờ đó cải thiện được t́nh trạng. Việc truyền các xung thần kinh thúc đẩy quá tŕnh tái tạo các sợi thần kinh và phục hồi chức năng thần kinh điều khiển sự co cơ.
Khi áp dụng điện châm, nên chọn loại sóng tốt nhất là mật độ sóng thưa và sóng ngắt quăng. Sóng mật độ là sóng điều chế tần số với biên độ không đổi. Tần số của nó thay đổi phụ thuộc vào tín hiệu FM. Tần suất là 5 đến 50 lần/giây, sơ mật suất là 10 đến 20 lần/phút. Độ thưa sóng ≤ 4HZ và mật độ sóng ≥70HZ.Sóng gián đoạn là sóng h́nh thước gấp có biên độ không đổi, có tần số nhất định, h́nh thành không liên tục, tần số 0-50 lần/giây, tốc độ chu kỳ ≥70HZ và tốc độ ngắt quăng 10-20/phút . Ḍng xung tần số thấp như vậy hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sinh lư thần kinh cơ và một trong những chức năng chính của ḍng điện này là kích thích mô thần kinh và cơ, cải thiện lưu thông máu và dinh dưỡng, thúc đẩy sự hấp thu của dịch tiết và tŕ hoăn sự teo cơ. và sự thoái hóa của các cơ bị bệnh. . V́ vậy, việc ứng dụng điện châm trong giai đoạn cấp tính của liệt dây thần kinh mặt là có cơ sở khoa học.
Về kỹ thuật châm cứu, nh́n chung phải sử dụng phương pháp châm phẳng và không nên quá sâu v́ dây thần kinh mặt nông, huyệt Dương Bạch có thể xuyên vào huyệt Ngư yêu, Thái dương có thể xuyên vào góc ngoài của mắt, Hạ quan có thể xuyên vào huyệt Giáp xa, Địa thương có thể xuyên qua Giáp xa. Quyền liêu thấu qua Nghênh hương, v.v.
Đối với những người có dây thần kinh không bị thoái hóa, cường độ ḍng điện phải sao cho có thể nh́n thấy sự co bóp yếu của cơ mặt, trong một số trường hợp, cơ mặt không thể co bóp khi điện châm và nên giới hạn ở mức bệnh nhân không đau
Thời gian điện khí hóa ban đầu cho mỗi nhóm không quá 1 phút, có thể tăng lên 2 phút khi t́nh trạng được cải thiện, không bao giờ được phép điện khí hóa cơ mặt trong thời gian dài chỉ v́ cơ mặt đang co bóp tốt. cường độ kích thích và thời gian điện khí hóa được làm chủ th́ dây thần kinh mặt sẽ không bị biến tính.

"Đảo ngược" liệt mặt là ǵ?
Hiện tượng liệt mặt “Đảo ngược” thường xảy ra ở giai đoạn cuối của liệt mặt, ở những bệnh nhân có triệu chứng kéo dài, các cơ bên bị liệt sẽ co giật và co cứng một cách có ư thức, hoặc các cơ bị liệt sẽ co thắt và khóe miệng sẽ co giật. nghiêng về bên bị ảnh hưởng, đây gọi là “Đảo ngược”. Theo biện chứng y học cổ truyền, bệnh này là do bệnh kéo dài, can huyết hư tổn, cân mạch không được nuôi dưỡng mà thành bệnh.

Cách điều trị “Đảo thác”?
Y học cổ truyền Trung Quốc khuyên nên dùng trị pháp dưỡng can nhu cân, dùng Nhất quán tiễn gia Xích thược, Hồng hoa, Kê huyết đằng, Thân cân thảo. Đối với châm cứu, các huyệt Địa thương, Giáp xa (Mậu thích) ở bên khỏe mạnh kết hợp với các huyệt Tứ Quan, đồng thời dùng Túc Tam Lư và Tam Âm Giao để sinh huyết dưỡng can và dùng Dương Lăng Tuyền làm mềm gân. Tại chỗ trong khoang miệng, niêm mạc miệng ở bên bị ảnh hưởng được điều trị bằng vết rạch.

Liệt mặt “Liên động chứng” (联动症)là ǵ?
“Liên động chứng” sau liệt mặt cũng giống như co thắt nửa mặt sau liệt mặt, là một trong những di chứng của liệt mặt. "Hội chứng liên kết" xảy ra khi môi trên của bệnh nhân ở bên bị bệnh run nhẹ khi chớp mắt, và mí mắt ở bên bị bệnh vô t́nh khép lại khi nhe răng, hoặc cơ trán ở bên bị bệnh co lại khi cố nhắm mắt lại; cũng là trường hợp bên mắt bị bệnh xuất hiện khi ăn nhai th́ chảy nước mắt (dấu hiệu nước mắt cá sấu), hoặc da thái dương đỏ bừng, nóng cục bộ, tiết mồ hôi,… (dấu hiệu tai thái dương).
Sự xuất hiện của liên kết có thể được gây ra bởi sự tái tạo của các sợi thần kinh thành các con đường tế bào vỏ thần kinh lân cận thuộc các chức năng khác sau khi bị tổn thương.
Việc pḥng ngừa hội chứng liên kết nên bắt đầu từ việc điều trị ở giai đoạn cấp tính, chống viêm kịp thời, kỹ thuật châm cứu không nên quá nặng hoặc quá mạnh (chú ư đến loại sóng và cường độ khi sử dụng điện châm).

Cách pḥng ngừa và điều trị “Liên động chứng ”?
Việc điều trị hội chứng liên kết khó khăn hơn và các huyệt có thể được lựa chọn trên con đường xảy ra liên kết. Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng hội chứng liệt mặt là do nhiệt độ dạ dày gây ra cho hệ thống gan. Xét theo hướng của các kinh th́ kinh túc Dương Minh vị (bắt nguồn từ khóe mắt trong, chạy ra ngoài mũi, đi vào hàm răng trên) có quan hệ mật thiết với nhau.
Trong quá tŕnh điều trị có thể tiêm huyệt ổn định, nếu khóe miệng của người bệnh vô t́nh nhếch lên khi người bệnh nhắm mắt lại th́ người bệnh nên ấn huyệt Cự liêu ở bên bị ảnh hưởng, nếu người bệnh có phản xạ chảy nước mắt sau khi ăn, sử dụng vị trí tiêm ở huyệt Địa thương cùng bên, nếu bệnh nhân có cả hai th́ sử dụng cả hai huyệt. Phương pháp: Lấy 2ml (10mg) thuốc tiêm tiêm dịch An định (diazepam), sát khuẩn thường quy trên da, chích thẳng từ 0,3 đến 0,5 thốn, sau khi có cảm giác đau nhức và sưng tấy dưới kim th́ rút ra không thấy máu, tiêm từ từ dung dịch vào. Tiêm 1ml (5mg) vào mỗi điểm, sau khi rút kim ra, để người bệnh nghỉ ngơi một lúc, quan sát t́nh trạng sưng tấy cục bộ hoặc liệt mặt có nặng thêm hay không, nếu xảy ra các hiện tượng trên th́ không cần điều trị, bệnh sẽ tự hồi phục. trong 3 đến 4 ngày. Điều trị 5 ngày một lần, tổng cộng 5 lần, hiệu quả có thể đạt 90% và khả năng phục hồi có thể đạt 50%.
Cơ chế của liệu pháp này ngoài tác dụng bấm huyệt, kinh lạc c̣n liên quan đến việc làm giăn cơ khi dùng liều nhỏ an định. Sự hấp thu qua đường tiêm bắp của diazepam không đều, đặc biệt khi tiêm vào mặt, vùng tại chỗ sưng lên nhanh chóng, do đó chèn ép các mô xung quanh và ngăn chặn sự tái phát triển của các sợi thần kinh, cơ chế chi tiết cần được nghiên cứu sâu. Ngoài ra, phương pháp truyền thống là châm cứu tả pháp, cũng có thể sử dụng phương pháp điều trị bằng điện châm cao tần, sau đó là liệu pháp xoa bóp.

Điều trị liệt mặt bằng y học cổ truyền như thế nào?
Đối với liệt mặt ngoại biên được chẩn đoán là viêm dây thần kinh mặt và herpes hạch thể gối theo y học phương Tây và liệt mặt được chẩn đoán bằng y học cổ truyền, phương pháp điều trị chủ yếu là châm cứu, kết hợp y học cổ truyền và tây y, hiệu quả chữa bệnh tốt. như sau:
①Giai đoạn cấp tính (giai đoạn đầu)
Điều trị châm cứu: Châm cứu nông cục bộ tại Phong tŕ, Ế phong, Địa thương, Giáp xa, Hợp cốc, Thái xung, Khiên chính, chủ yếu chọn các huyệt xa dọc theo kinh tuyến và châm thấu vào các huyệt trên khuôn mặt sau một tuần.
Kết hợp với đèn tần phổ TDP chiếu xạ vào xương chũm sau tai.
Những điểm mấu chốt trong giai đoạn châm cứu này là: Châm các huyệt trên mặt phải châm nông tránh châm sâu; Kỹ thuật châm nên nhẹ nhàng không được mạnh; Các huyệt cục bộ nên dùng bổ pháp và không nên tả; Người bệnh không được nói chuyện khi đang lưu kim.
Điều trị bằng y học cổ truyền Trung Quốc: Uống 5g bột Khiên chính, ba lần một ngày hoặc dùng thuốc sắc theo biện chứng (như đă đề cập ở trên)
Điều trị bằng Tây y: prednisone đường uống, thuốc kháng sinh cho người có huyết tượng cao và thuốc kháng vi-rút cho người có lượng bạch huyết cao (xem ở trên).
Chăm sóc điều dưỡng: Trong giai đoạn cấp tính, bạn nên nghỉ ngơi ít nhất một tuần, giữ ấm mặt, tránh gió, bảo vệ mắt bằng thuốc nhỏ mắt (thuốc mỡ) để tránh nhiễm trùng.
②Thời gian phục hồi
Điều trị châm cứu: Dùng phương huyệt trên khứ Phong tŕ, Ế phong. Căn cứ theo chứng trạng gia các huyệt như Dương bạch, Toán trúc, Ngư yêu, Thái dương, Tứ bạch, Nghênh hương, Thừa tương, Giáp thừa tương, có thể châm xuyên thấu, thủ pháp trong nhẹ có nặng. Phối hợp TDP, án luyên (xoa day) trị liệu.
Điều trị bằng y học cổ truyền: Kê đơn theo triệu chứng, lưỡi và mạch, biện chứng dụng phương
Điều trị bằng Tây y: Dùng thuốc kích thích thần kinh dạng bôi và bổ sung dinh dưỡng, tiêm huyệt (xem ở trên) hoặc dùng đường uống.
③Giai đoạn di chứng
Điều trị châm cứu: Dùng phương ở trên, có thể dùng điện châm, cục bộ cần có đối chứng, chọn huyệt có mục tiêu và vẫn kết hợp chọn huyệt xa theo kinh (tuần kinh thủ viễn huyệt). Tăng cường độ massage và các bài tập chức năng.
Điều trị y học cổ truyền Trung Quốc: Biện chứng dụng dược, tập trung vào việc củng cố cơ thể, kích hoạt tuần hoàn máu, giải quyết đờm và thông mạch lạc.
Điều trị bằng Tây y: Vẫn có thể sử dụng các yếu tố tăng trưởng thần kinh và các chất kích thích thần kinh ngoại biên.
Nói chung, điều trị ở giai đoạn cấp tính cần kịp thời và phù hợp (không nên quá mức), điều trị ở giai đoạn hồi phục phải liên tục, không gián đoạn, điều trị ở giai đoạn di chứng cần kiên nhẫn và tỉ mỉ (kiên nhẫn chọn huyệt và châm cứu theo từng triệu chứng). Nếu kiên tŕ, nh́n chung bạn có thể đạt được kết quả khả quan.
Trường Xuân dịch



________________________________________
 
Reply with a quote
Replied by Trường Xuân (Hội Viên)
on 2024-02-27 01:29:12.0
ĐAU THẦN KINH TAM THOA

Dây thần kinh tam thoa là một trong những dây thần kinh sọ chính điều khiển các chức năng cảm giác và vận động của vùng hàm mặt. Đau dây thần kinh tam thoa là cơn đau dữ dội giống như điện giật xảy ra ở vùng phân bố của dây thần kinh tam thoa, kéo dài vài giây hoặc vài phút và không có triệu chứng trong từng đợt. Diễn biến của bệnh có tính chu kỳ và cơn đau có thể xảy ra tự phát hoặc do kích thích ở các điểm kích hoạt. Bất kể thời gian mắc bệnh, bệnh nhân đau dây thần kinh tam thoa nguyên phát đều không có dấu hiệu dương tính khi khám thần kinh. Điều trị bằng carbamazepine đường uống có hiệu quả. Đau dây thần kinh tam thoa cần được phân biệt với các bệnh sau: Đau răng và các bệnh về răng khác, viêm xoang cạnh mũi, đau nửa đầu, hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm, đau dây thần kinh thiệt hầu và đau dây thần kinh mặt không điển h́nh.

Tư liệu tham khảo:
Đau dây thần kinh tam thoa được chia thành hai loại: Nguyên phát và thứ phát. Đau dây thần kinh tam thoa nguyên phát là t́nh trạng đau dữ dội, tái phát trong thời gian ngắn ở vùng phân bố dây thần kinh tam thoa trên mặt mà không có dấu hiệu tổn thương dây thần kinh tam thoa, nguyên nhân của nó vẫn chưa được hiểu đầy đủ.
Bệnh này phổ biến hơn ở phụ nữ và thường xảy ra ở độ tuổi trên 40. Phần lớn là phát bệnh ở một bên, và một số trường hợp là hai bên. Cơn đau khởi phát đột ngột, thường bắt đầu ở má, ṿm miệng hoặc phía trước lưỡi và nhanh chóng lan rộng. Cơn đau kịch liệt và không thể chịu đựng được, có thể có cảm giác như bị kim đâm, bị dao cắt, bị điện giật hoặc bị rách. Các cơn nặng có thể kèm theo các triệu chứng như co giật cơ mặt, chảy nước mắt, chảy nước miếng nên gọi là đau co giật. Thời gian của mỗi lần phát tác rất ngắn, chỉ vài giây, dài nhất là 1 đến 2 phút và có thể xảy ra nhiều lần liên tiếp. Khoảng thời gian giữa các cơn phát tác có thể hoàn toàn không đau đớn. Thông thường, số lần phát tác tăng vào ban ngày hoặc sau khi mệt mỏi, triệu chứng khá nặng, số lần lên cơn giảm khi nghỉ ngơi hoặc vào ban đêm, và triệu chứng cũng nhẹ. Môi, mũi, má, khóe miệng, răng nanh và lưỡi của bệnh nhân đặc biệt nhạy cảm, chỉ cần chạm nhẹ cũng có thể gây ra cơn đau, gọi là “Xúc phát điểm” (触发点) là điểm kích hoạt. Ở giai đoạn đầu của bệnh, số lần phát bệnh ít, thời gian gián đoạn kéo dài, về sau số lần phát bệnh tăng lên, thời gian gián đoạn ngắn lại, bằng cách này, các đợt phát lặp lại có thể kéo dài vài tháng, sau đó thuyên giảm một thời gian rồi lại phát tác, khả năng tự lành hiếm khi xảy ra. Cơn đau thường xảy ra trong thời tiết lạnh.
Chẩn đoán cần phân biệt với các bệnh như đau răng (đau âm ỉ dai dẳng, có thể gặp ở răng bị bệnh), viêm xoang cạnh mũi (sưng và đau dai dẳng, thường đau ở các xoang cạnh mũi), bệnh tăng nhăn áp (đau trán, sưng và đau dai dẳng, khi nghi ngờ nên đo lường áp lực nội nhăn) để xác định. Khi đau dây thần kinh tam thoa kèm theo các dấu hiệu tổn thương dây thần kinh tam thoa hoặc các dấu hiệu tổn thương dây thần kinh sọ và rối loạn chức năng chi khác th́ gọi là đau dây thần kinh tam thoa thứ phát, biểu thị tổn thương nội sọ nghiêm trọng và bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.
Đau dây thần kinh tam thoa nguyên phát trước tiên nên được điều trị bằng thuốc, bao gồm Tongshangning, phenytoin, chlorpromazine, diazepam, Aescin và các loại thuốc giảm đau khác nhau. Đối với những bệnh nhân điều trị bằng thuốc lâu dài không hiệu quả hoặc có phản ứng sau khi dùng thuốc th́ có thể cân nhắc điều trị bằng phẫu thuật; đối với những người bị cơn nặng và điều trị bằng thuốc không hiệu quả, những người không muốn phẫu thuật hoặc sức khỏe không thể chịu đựng được phẫu thuật, có thể xem xét điều trị phong bế dây thần kinh tam thoa.

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tam thoa nguyên phát và thứ phát là ǵ?
Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tam thoa nguyên phát vẫn chưa rơ ràng, nhưng có một số giả thuyết sau:
(1) Lư thuyết chèn ép mạch máu:
Năm 1920, Cushing đề xuất rằng t́nh trạng liệt dây thần kinh sọ không rơ nguyên nhân có thể do chèn ép các động mạch gần thân năo. Các mạch máu bị nén có thể là động mạch năo nền và động mạch tiểu năo trên.
(2) Lư thuyết áp suất cơ học:
Năm 1937, Lee đề xuất rằng chứng đau dây thần kinh tam thoa là do rễ đá bị chèn ép bởi mào đá (vùng dốc đá là vùng được bao quanh bởi xương bướm, xương thái dương và xương chẩm). Một số người nhận thấy rằng vị trí của mỏm răng ở bệnh nhân đau dây thần kinh tam thoa nh́n chung thấp hơn b́nh thường. Sự chèn ép nền sọ là nguyên nhân chính gây ra chứng đau dây thần kinh tam thoa.
(3) Lư thuyết thiếu máu cục bộ:
V́ đau dây thần kinh tam thoa phổ biến hơn ở người già trên 50 tuổi và dễ kết hợp với xơ vữa động mạch và thiếu máu năo nên một số người cho rằng đau dây thần kinh tam thoa là do thiếu máu cục bộ lặp đi lặp lại của các tế bào thần kinh trong hạch tam thoa.
(4) Thuyết căn nguyên trung tâm:
Một số người giải thích chứng đau dây thần kinh tam thoa là hội chứng đồi thị, tương tự như cơn động kinh. Trọng tâm không phải ở rễ dây thần kinh tam thoa, hạch bán nguyệt hoặc các nhánh ngoại vi, mà là do rối loạn chức năng vỏ năo-đồi thị và sự bất thường của nhân dây thần kinh tam thoa cột sống, sự thoái hóa của các tế bào thần kinh trung gian trong nhân ống sống tam thoa, dây thần kinh đệm Rosch và chức năng cửa trung tâm. Sự ức chế được giảm bớt và gây ra các cơn đau.
(5) Các lư thuyết khác:
Một số người tin rằng đau dây thần kinh tam thoa là do nhiễm trùng khu trú hoặc do virus và đưa ra giả thuyết nhiễm trùng; những người khác tin rằng đau dây thần kinh tam thoa là do bệnh nhân giảm độ axit dạ dày và khó tiêu protein, tạo ra các chất giống histamine hoặc loại histamine, gây phù nề dị ứng dây thần kinh tam thoa, lư thuyết về dị ứng.
Đau dây thần kinh tam thoa thứ phát là do các khối u, viêm, tổn thương mạch máu và tổn thương hộp sọ dọc theo đường đi của dây thần kinh tam thoa.
(1) Tổn thương thân năo:
Các tổn thương ở tiểu năo và cầu năo như bệnh tuỷ sống, bệnh mạch máu, viêm, đa xơ cứng, khối u, v.v. Cơn đau không điển h́nh và kèm theo tổn thương cấu trúc ở thân năo.
(2) Bệnh thân dây thần kinh tam thoa:
Đa số là u góc cầu tiểu năo, viêm màng nhện,… Với rối loạn cảm giác và vận động trong sự phân bố của dây thần kinh tam thoa.
(3) Bệnh hạch tam thoa:
Các khối u nền sọ, u màng năo thùy thái dương dưới, di căn hoặc viêm màng nhện nền sọ có thể xâm lấn hạch bán nguyệt. Herpes zoster trong sự phân bố của dây thần kinh tam thoa là đặc điểm chính của nó.
(4) Bệnh rễ thần kinh tam thoa:
Các khối u trong ổ mắt, hội chứng nứt ổ mắt trên và tổn thương xoang hang đều có thể xâm lấn rễ thần kinh tam thoa và gây đau dây thần kinh tam thoa.
Sự mất myelin cục bộ của dây thần kinh tam thoa do các nguyên nhân nguyên phát hoặc thứ phát nêu trên gây ra hoạt động điện tái phát ngoại vị ngoại biên và mất khả năng ức chế từng đoạn của nhân tam thoa, dẫn đến sợi hướng tâm nguyên phát Tăng hoạt động, dẫn đến giải phóng kịch phát các tế bào thần kinh trung gian tam thoa khi có sự hiện diện của dây thần kinh tam thoa. tổn thương các cơ chế ức chế kiểm soát hoạt động hướng tâm trong nhân tam thoa b́nh thường, do đó, khi các tế bào thần kinh chuyển đổi đồi thị tam thoa dễ bị tổn thương của dây thần kinh tam thoa có liên quan. Đau dây thần kinh tam thoa xảy ra khi xảy ra các đợt bùng phát hoạt động thần kinh kịch phát.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh đau dây thần kinh tam thoa là ǵ và cách thực hiện điều trị bằng thuốc, điều trị phong bế ( đóng) và điều trị bằng phẫu thuật như thế nào?
Đau dây thần kinh tam thoa có độ tuổi khởi phát rất đa dạng, theo y văn, độ tuổi khởi phát trẻ nhất là 10 tuổi và lớn nhất là 89 tuổi, tuy nhiên, độ tuổi khởi phát phần lớn là người trung niên và người cao tuổi.Theo một số thống kê , độ tuổi trung b́nh là 51 tuổi. Khi chứng đau dây thần kinh tam thoa xảy ra ở độ tuổi từ 20 đến 40, cần coi đó là tổn thương mất myelin ở cầu năo do bệnh đa xơ cứng. Tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn một chút so với nam giới và người ta thường tin rằng tỷ lệ nam/nữ là 2:3.
Cơn đau thường giới hạn ở vùng phân bố của dây thần kinh tam thoa ở một bên, nhiều nhất là nhánh thứ 2 (chủ yếu là má, môi trên và nướu trên) và nhánh thứ 3 (môi dưới và nướu dưới) cùng bị ảnh hưởng. lần, tiếp theo là nhánh thứ 2 và riêng nhánh thứ 2. Đến nhánh thứ ba, ba nhánh lại bị ảnh hưởng cùng một lúc. Cơn đau thường là những cơn đau từng cơn như tia chớp, thời gian ngắn và cực kỳ dữ dội, biểu hiện dưới dạng điện giật, dao cắt, đau rát hoặc đau châm cứu. Cơn đau chủ yếu ở bề mặt, bắt đầu từ một điểm đau nhất định tập trung và lan tỏa đến vùng phân bố của cơ thể. Dây thần kinh bị ảnh hưởng cũng có thể di chuyển từ nhánh này sang nhánh khác hoặc lan ra cả 3 nhánh, thậm chí đôi khi lan đến chẩm hoặc vai, nhưng không bao giờ vượt qua đường giữa và sang bên đối diện. Đôi khi cơn đau có thể kèm theo chảy nước mắt, chảy nước mũi, do đau dữ dội, người bệnh thường dùng tay xoa lên vùng đau khiến da bị trầy xước, dày lên, thậm chí rụng lông mày ở bên mặt bị ảnh hưởng. Khi một số bệnh nhân cảm thấy đau, họ liên tục mút môi, nhai và thực hiện các hành động khác để giảm đau. Các cơn đau tái phát ngắn và nhanh là một đặc điểm quan trọng của chứng đau dây thần kinh tam thoa. Cơn đau xảy ra đột ngột mà không báo trước và cơn đau lại bắt đầu trong ṿng vài giây mỗi lần. Một số người vẫn đau âm ỉ trong mỗi cơn đau và không thuyên giảm hoàn toàn, v́ vậy bệnh nhân thường phàn nàn rằng cơn đau kéo dài hàng giờ, thậm chí nhiều ngày. Cơn đau có thể xảy ra theo từng đợt, đặc biệt trong vài năm đầu sau khi phát bệnh, mỗi đợt có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, sau đó cơn đau đột ngột thuyên giảm không rơ nguyên nhân, sau đó tái phát sau vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí năm. Thông thường, bệnh thuyên giảm vào mùa đông và mùa hè, tái phát vào mùa xuân và mùa thu.
Thuốc điều trị đau dây thần kinh tam thoa bao gồm: (1) Carbamazepine: c̣n được gọi là carbamazepine, carbamazepine và Tongshangning, hiện được coi là loại thuốc tốt nhất để điều trị đau dây thần kinh tam thoa. Khi bắt đầu điều trị, dùng 0,1 đến 0,2 gam uống, 1 đến 2 lần một ngày. Tăng dần liều lượng cho đến khi cơn đau biến mất, duy tŕ trong khoảng 2 tuần, sau đó giảm dần liều lượng. Liều dùng chung hàng ngày là 0,4 đến 0,6 gam và liều tối đa không vượt quá 1,2 gam/ngày.
(2) Phenytoin: Đối với người lớn, bắt đầu điều trị với liều 0,1 g mỗi lần, uống 3 lần một ngày, tăng dần đến tối đa không quá 0,8 g/ngày, sau đó giảm dần liều lượng sau khi hết đau trong một tuần. . Tiêm 0,125 đến 0,25 gam vào cơ hoặc tĩnh mạch một lần, tổng liều hàng ngày không quá 0,5 gam, ḥa tan tạm thời bằng nước muối đẳng trương trước khi sử dụng. Tác dụng phụ bao gồm chóng mặt, buồn ngủ và mất điều ḥa.
(3) Axit ambutyric: có thể dùng thay thế cho 2 loại thuốc trên. Liều dùng là 10 mg mỗi lần, 3 lần một ngày và tăng liều hàng ngày lên 60-80 mg mỗi ngày. Tác dụng phụ bao gồm buồn ngủ, buồn nôn hoặc nôn.
(4) Clonazepam: Liều khởi đầu uống là 1 mg/ngày, chia làm 3 lần để đạt hiệu quả điều trị, sau đó điều chỉnh liều lượng từ 0,5 đến 1 mg mỗi ba ngày cho đến khi đạt được hiệu quả điều trị thỏa đáng, và liều duy tŕ là 3 ~ 12 mg/ngày. Thuốc này rất khác nhau tùy theo từng cá nhân, với liều tối đa là 20 mg/ngày. Nên giảm liều dần dần khi ngừng thuốc.
(5) Mafenosheng: Uống mỗi lần 1 gam, ngày 3 lần, nếu dung nạp được th́ tăng dần liều lượng lên 3 gam mỗi lần, ngày 3 đến 5 lần cho đến khi hết đau. Hoặc ḥa tan 4 gam phenol trong 500 ml glucose 5%, nhỏ giọt trong ṿng 12 giờ và chuyển sang dùng đường uống sau 2 đến 3 ngày giảm đau.
(6) Vitamin B12: Cách dùng: Mỗi lần 100 microgram, ngày 1 lần, tiêm bắp, trong 10 ngày, sau đó 2 đến 3 lần/tuần trong 3 tuần. Nó thường được kết hợp với carbamazepine hoặc phenytoin.
(7) Anisodamine: cụ thể là "6542", uống 5 đến 10 mg mỗi lần, 3 lần một ngày. Tiêm bắp mỗi lần 10 mg, ngày 2 đến 3 lần, sau khi giảm đau th́ đổi thành 10 mg, mỗi ngày một lần.
(8) Aesculus: mỗi lần 3 viên, ngày 4 lần. Tiêm bắp 4 ml mỗi lần, 1 đến 2 lần một ngày. Có thể dùng kết hợp với các thuốc khác.
(9) Wintergreen: mỗi lần 2 đến 4 viên, ngày 3 lần. Đối với các triệu chứng nghiêm trọng, có thể tiêm bắp 2 ml mỗi lần, hai lần một ngày.
Liệu pháp phong bế là tiêm trực tiếp rượu tuyệt đối hoặc các loại thuốc hóa học khác vào các nhánh ngoại vi, thân dây thần kinh hoặc hạch bán nguyệt của dây thần kinh tam thoa, gây hoại tử đông máu của mô thần kinh tại chỗ tiêm, ngăn chặn chức năng dẫn truyền thần kinh và gây tổn thương cho các dây thần kinh. vùng phân bố thần kinh, mất khả năng liên kết, từ đó loại bỏ bệnh tật.
Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để điều trị khép kín là rượu tuyệt đối, tiếp theo là glycerin, vitamin B12, prednisolone, v.v.
Vị trí chọc phải là một điểm đâm cố định tương ứng với khu vực xảy ra chứng đau dây thần kinh tam thoa, chẳng hạn như lỗ trên ổ mắt của nhánh thứ nhất, lỗ dưới ổ mắt của nhánh thứ hai và lỗ thần kinh của nhánh thứ ba.
Nếu các phương pháp điều trị toàn diện như phong tỏa bằng thuốc và rượu không hiệu quả, nếu t́nh trạng nghiêm trọng và t́nh trạng thể chất cho phép th́ có thể cân nhắc điều trị bằng phẫu thuật.
Hiện nay, điều trị phẫu thuật có thể được chia thành bốn loại sau:
(1) Cắt cụt nhánh ngoại vi dây thần kinh tam thoa;
(2) Cắt bỏ rễ cảm giác dây thần kinh tam thoa hiện là phương pháp phẫu thuật được ưa chuộng;
(3) Phẫu thuật cắt bỏ dây thần kinh tam thoa bằng tủy chỉ phù hợp với những người bị đau nhánh đầu tiên nghiêm trọng hoặc khi chọn một bên để thực hiện phẫu thuật này khi bị đau dây thần kinh tam thoa hai bên;
(4) Giải nén hạch bán nguyệt và rễ sau, thích hợp cho người trẻ bị đau nhánh đầu tiên hoặc đau dây thần kinh tam thoa hai bên

Các phương pháp điều trị đau dây thần kinh tam thoa nguyên phát là ǵ?
Đau dây thần kinh tam thoa được chia thành đau dây thần kinh tam thoa nguyên phát và đau dây thần kinh tam thoa thứ phát. Đau dây thần kinh tam thoa thứ phát nên được điều trị theo nguyên nhân (chẳng hạn như cắt bỏ khối u, v.v.). Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tam thoa nguyên phát vẫn chưa rơ ràng và có nhiều phương pháp điều trị. Điều trị bằng thuốc, điều trị bằng châm cứu, điều trị bằng phương pháp phong bế (tắc nghẽn), vật lư trị liệu, điều trị bằng mô, điều trị nhiệt độ kiểm soát nhiệt độ bằng tần số vô tuyến hạch bán nguyệt và liệu pháp phẫu thuật đều có thể được sử dụng trong điều trị đau dây thần kinh tam thoa. Tuy nhiên, nên ưu tiên những phương pháp ít gây tổn hại cho cơ thể hơn.
Điều trị bằng thuốc là lựa chọn đầu tiên cho bệnh đau dây thần kinh tam thoa nguyên phát. Carbamazepine (c̣n gọi là Tongshangning hoặc carbamazepine) 100 mg, uống, hai lần một ngày. Nếu không giảm đau, hăy tăng thêm 100 mg mỗi ngày cho đến khi cơn đau được kiểm soát. Liều tối đa hàng ngày không được vượt quá 1,2g. Phenytoin natri 100 mg cũng có thể dùng bằng đường uống, 3 lần một ngày và liều tối đa hàng ngày là 600 mg. Ngoài ra, vitamin B120,5~1mg có thể tiêm bắp, liệu tŕnh điều trị kéo dài 2 tuần. Bạn cũng có thể uống 3 viên thuốc sáng chế Trung Quốc Aesculus aesculus, 4 lần một ngày. 654-2 (Anisodamine) 5 ~ 10 mg, 3 lần một ngày, v.v.
Khi châm cứu nên chọn các huyệt tiếp giáp với các dây thần kinh để người bệnh có cảm giác châm kim mạnh. Đối với đau dây thần kinh mắt, Hạ quan, Thái dương, Ti trúc không, Đầu duy, thường phối với huyệt Hợp cốc; Đau thần kinh hàm trên có thể chọn Hạ quan, Nghênh hương, Giáp xa, Thính hội, Tứ bạch phối huyệt Hợp cốc; Đau thần kinh hàm dưới tuyển Hợp cốc, Hạ quan, Đại nghênh, Địa thương, Giáp xa.
Liệu pháp phong bế đối với chứng đau thần kinh tam thoa cũng có hiệu quả nhất định, có thể dùng 1%~2% Procaine với vitamin B12 có thể được sử dụng để gây tê nhánh dây thần kinh bị đau phong bế huyệt, mỗi ngày một lần, trong 10 ngày là một liệu tŕnh. Trong quá tŕnh vật lư trị liệu, vitamin B1 hoặc vitamin B12 và Procaine có thể được đưa vào vùng đau hoặc huyệt bằng ion để giảm đau. Liệu pháp mô là chôn 1 cm ruột catgut đă khâu gần lỗ thần kinh của nhánh bị ảnh hưởng hoặc tại huyệt Cách du, cũng có thể tiêm 2~3ml dịch mô lạnh vào mô hoặc cơ dưới da bụng mỗi tuần một lần. Liệu pháp tiêm thường sử dụng cồn tuyệt đối để tiêm vào thân dây thần kinh hoặc hạch bán nguyệt tại vùng bị ảnh hưởng để làm thoái hóa các sợi thần kinh tại chỗ và phong bế (cắt đứt) dẫn truyền thần kinh. Phương pháp đông nhiệt kiểm soát nhiệt độ tần số vô tuyến của hạch bán nguyệt có tác dụng giảm đau tốt, tỷ lệ tái phát thấp và có thể sử dụng nhiều lần, sử dụng nguồn nhiệt và máy phát tần số vô tuyến, có thể kiểm soát chính xác nhiệt độ và điện cực điều chỉnh nhiệt độ phù hợp và kim cách điện số 19 để chèn kim. Lỗ bầu dục đến hạch bán nguyệt và sử dụng ḍng điện tần số vô tuyến để tạo ra nhiệt trong mô. Theo khả năng chịu nhiệt độ của các sợi thần kinh khác nhau, các sợi dẫn truyền cơn đau bị phá hủy có chọn lọc, trong khi các sợi xúc giác có khả năng chống chịu tốt hơn nhiệt không bị ảnh hưởng nhưng thao tác phải chính xác và khử trùng nghiêm ngặt.
Khi tất cả các phương pháp điều trị khác đều thất bại, phẫu thuật có thể được sử dụng. Nếu chụp X-quang cho thấy khoang xương bệnh lư th́ có thể nhổ bỏ, nếu nghi ngờ răng khôn bị ảnh hưởng là răng bị bệnh th́ nên nhổ bỏ. Khi cần thiết, việc cắt bỏ các nhánh ngoại vi của dây thần kinh tam thoa được thực hiện, và dây thần kinh nướu răng dưới và dây thần kinh dưới ổ mắt thường bị cắt bỏ; phẫu thuật nội sọ cũng có thể được thực hiện để loại bỏ một phần của rễ dây thần kinh tam thoa và thực hiện giải nén vi mạch.

Y học cổ truyền điều trị đau dây thần kinh tam thoa như thế nào?
Đau dây thần kinh tam thoa có đặc điểm là kịch phát, sốc điện, đau ngắn và dữ dội ở một bên mặt, lâm sàng có thể chia thành hai loại: Nguyên phát và triệu chứng. Đau dây thần kinh tam thoa nguyên phát phổ biến hơn ở những người trên 40 tuổi. Xảy ra nhiều hơn thường gặp ở phụ nữ.
Y học cổ truyền cho rằng, tuy có nhiều nguyên nhân gây bệnh nhưng bốn yếu tố gồm phong, nhiệt, đàm, hư là gây bệnh nhiều nhất, và biện chứng luận trị cụ thể như sau:
Loại h́nh phong hàn xâm phạm: Bệnh khởi phát nhanh, cơn đau khá dữ dội hơn hoặc có cảm giác căng cứng ở má, có thể thuyên giảm bằng cách chườm ấm, cơn đau phát tác hoặc tăng nặng khi gặp gió lạnh, hoặc bệnh nhân có các chứng trạng kèm theo như đau đầu, chảy nước mũi trong, không khát, rêu lưỡi hoặc trắng mỏng hoặc trawsngt nhầy, mạch phù khẩn hoặc huyền khẩn.
Trị pháp: Sơ phong tán hàn (疏风散寒)
Xử phương: Xuyên khung trà điều tán gia giảm. Xuyên khung, Kinh giới, Khương hoạt, Bạch chỉ mỗi vị 12g, Pḥng phong 9g, Bạc hà, Cam thảo mỗi vị 6g, Tế tân 3g.
Loại h́nh vị hoả thượng công: Má và nướu răng đau rát, gặp nóng đau hơn, bệnh nhân mặt hồng, mắt đỏ, khát và thích uống nước, bực bội, táo bón, nước tiểu màu đỏ, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, cạnh lưỡi có màu hồng, mạch hoạt sác.
Trị pháp : Thanh tả vị hoả (清泻胃火)
Xử phương: Thanh vị tán gia giảm: Đương quy 15g, Hoàng liên 12g, Sinh địa 20g, Đan b́ 12g, Thăng ma 9g, Thạch cao sống 30g, Tri mẫu 12g, Bạch chỉ 9g.
Loại h́nh can đảm uất nhiệt: Bên mặt bị bệnh đau rát từng trận, đau nối với góc đầu, khi phát tác gây co giật, cơn đau thường phát tác khi t́nh chí bị kích thích căng thẳng, bức bối dễ cáu giận, mặt hồng mắt đỏ, miệng đắng, đầu lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.
Trị pháp: Thanh can lợi đảm (清肝利胆)
Xử phương: Đương quy long hội hoàn gia giảm. Đương quy 12g, Long đảm 15g, Chi tử 9g, Hoàng liên 9g, Hoàng cầm 9g, Đại hoàng 6g, Lô hội 9g, Thanh đại 1g, Sài hồ 12g, Bạch thược 30g, Câu đằng 12g, Địa long 9g.
Loại h́nh âm hư động phong: Vùng mặt đau trướng, co giật cơ mặt hoặc tê dại, khi tức giận th́ chứng trạng tăng nặng, vựng đầu hoa mắt, bực bội dễ cáu giận, mặt nóng bừng, mất ngủ hay mơ, eo gối đau mỏi, ve kêu trong tai, họng khô mắt đỏ, chất lưỡi hồng, ít rêu, mạch huyền tế nhi sác.
Trị pháp: Tư bổ can thận, b́nh can tức phong (滋补肝肾、平肝熄风)
Xử phương: Thiên ma câu đằng ẩm gia giảm. Thiên ma 9g, Câu đằng 12g, Thạch quyết minh 18g, Chi tử 9g, Sơn du nhục 15g, Bạch thược 30g, Ngưu tất 15g, Đỗ trọng 9g, Ích mẫu thảo 15g, Tang kư sinh 20g, Dạ giao đằng 20g, Phục thần 12g.
Khí huyết suy yếu, thường xuyên đau đầu và mặt, đau âm ỉ, đau có cảm giác trống rỗng, đứng lên đau nhiều, nằm nghỉ ít đau, gắng sức dễ phát bệnh, sắc mặt nhợt nhạt, chân tay mệt mỏi, hơi thở ngắn, ngại nói chuyện, ăn ít, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch tế nhược.
Trị pháp: Ích khí dưỡng huyết (益气养血).
Xử phương: Bổ trung ích khí hợ thang Tứ vật.
Hoàng kỳ 15g, Đảng sâm 12g, Thăng ma 3g, Sài hồ 6g, Đương quy 15g, Trần b́ 9g, Bạch truật 12g, Xuyên khung 9g, Thục địa 15g, Bạch thược 20g, Chích thảo 6g. Dễ đầy bụng, phân lỏng nát gia Sinh khương 3 lát, Sa nhân 6~8g.
Loại h́nh ứ huyết gây trở ngại lạc mạch, mặt bị đau liên tục, điểm đau cố định hoặc đau như kim châm, đau lâu ngày không khỏi, ban ngày đau nhẹ, ban đêm đau nặng, sắc mặt đờ đẫn ảm đạm, chất lưỡi tím tối, mạch huyền sáp hoặc tế sáp.
Trị pháp: Trục ứ thông lạc (逐瘀通络).
Xử phương: Thông khiếu hoạt huyết thang gia giảm. Xích thược 15g, Xuyên khung 15g, Đào nhân 15g, Hồng hoa 9g, Xạ hwowng0.1g (hoà nước uống), Toàn trùng 9g, Ngô công 2 con, Sinh khương 6g, Thông bạch (hành) 3 chủ, Táo 7 quả, rượu trắng vừa đủ.
Loại h́nh phong đàm nghẹt tắc lạc mạch
Phong đàm gây nghẹt tắc lạc mạch, gây đau mặt má, đau kèm theo chán nản và khó chịu, đông y gọi là muộn thống (闷痛), hoặc tê, chóng mặt và buồn nôn, hoặc thỉnh thoảng khạc đờm và nước dăi, tức ngực và vùng thượng vị, nặng nề chân tay và cơ thể mệt mỏi, rêu lưỡi trắng và nhờn, mạch huyền hoạt.
Trị pháp: Khứ phong hoá đàm (祛风化痰)
Xử phương: Khiên chính tán hợp Bán hạ bạch truật thiên ma thang gia giảm. Bạch phụ tử 5g, Cương tàm 12g, Toàn trùng 5g, Bán hạ 12g, Bạch truật 15g, Thiên ma 9g, Phục linh 12g, Quất hồng 15g, Cam thảo 6g, Sinh khương 6g, Táo 4 quả, Bạch chỉ 9g, Màn kinh 6g.

Châm cứu: Đau ở nhánh thứ nhất chọn Dương Bạch, Toán trúc và Thái Dương; đau ở nhánh thứ hai chọn Tứ bạch và Nghênh hương; Đau ở nhánh thứ ba chọn Đại nghênh, Giáp thừa tương, Hạ quan. Phối với các huyệt là Hợp cốc và Nội đ́nh; nếu do phong nhiệt th́ có thể sử dụng Phong tŕ và Ngoại quan; Nếu đau đầu do can dương th́ có thể sử dụng Thái xung, Thái khê và Phong tŕ; Nếu âm hư hỏa vượng, có thể phối Phục lưu, Thái khê. V́ bệnh kéo dài nhiều năm không khỏi nên châm cứu thường được thực hiện mỗi ngày một lần hoặc 3 ngày một lần, và 30 lần là một liệu tŕnh điều trị.
Thôi nă (Xoa bóp): Bệnh nhân nằm ngửa và áp dụng các kỹ thuật như Nhất chỉ thiền, gơ, ấn, nhào, xoa và đẩy trực tiếp vào huyệt A thị, Dương bạch, Ngư yêu, Thái dương, Thượng quan, Hạ quan, Quyền liêu, Giáp xa, mỗi huyệt 2 phút, sau đó cho bệnh nhân ngồi dậy và nă (cầm nắm) các huyệt Phong tŕ, Thiên trụ, Hợp cốc trong 2 phút. Nếu thuộc phong nhiệt

Nếu là phong nhiệt th́ xoa theo đường dưới khuỷu tay kinh Thủ Dương Minh và thủ Thiếu Dương; Nếu can dương thượng kháng (bốc lên) th́ xoa vào kinh túc Quyết Âm phía dưới đầu gối; Nếu là hư hỏa thượng viêm, xoa bóp kinh túc thiếu âm vùng dưới đầu gối, nhằm mục đích làm tản nhiệt.

Chải tóc có thể chữa đau dây thần kinh tam thoa
Đối với bệnh nhân đau dây thần kinh tam thoa, hàng ngày sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ có thể dùng lược gỗ để chải từ trán qua da đầu đến sau gáy, lúc đầu nên chải khoảng 25 lần mỗi phút và tăng dần tốc độ sau 5 phút. Dùng lực đều, không làm xước da đầu, mỗi lần chải 10 phút, sau một tuần cơn đau sẽ giảm dần, sau một tháng về cơ bản sẽ khỏi.
Ly Trường Xuân dịch
 
Reply with a quote
Replied by Trường Xuân (Hội Viên)
on 2024-02-29 18:29:44.0
ĐAU THẦN KINH TAM THOA

Dây thần kinh tam thoa là một trong những dây thần kinh sọ chính điều khiển các chức năng cảm giác và vận động của vùng hàm mặt. Đau dây thần kinh tam thoa là cơn đau dữ dội giống như điện giật xảy ra ở vùng phân bố của dây thần kinh tam thoa, kéo dài vài giây hoặc vài phút và không có triệu chứng trong từng đợt. Diễn biến của bệnh có tính chu kỳ và cơn đau có thể xảy ra tự phát hoặc do kích thích ở các điểm kích hoạt. Bất kể thời gian mắc bệnh, bệnh nhân đau dây thần kinh tam thoa nguyên phát đều không có dấu hiệu dương tính khi khám thần kinh. Điều trị bằng carbamazepine đường uống có hiệu quả. Đau dây thần kinh tam thoa cần được phân biệt với các bệnh sau: Đau răng và các bệnh về răng khác, viêm xoang cạnh mũi, đau nửa đầu, hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm, đau dây thần kinh thiệt hầu và đau dây thần kinh mặt không điển h́nh.

Tư liệu tham khảo:
Đau dây thần kinh tam thoa được chia thành hai loại: Nguyên phát và thứ phát. Đau dây thần kinh tam thoa nguyên phát là t́nh trạng đau dữ dội, tái phát trong thời gian ngắn ở vùng phân bố dây thần kinh tam thoa trên mặt mà không có dấu hiệu tổn thương dây thần kinh tam thoa, nguyên nhân của nó vẫn chưa được hiểu đầy đủ.
Bệnh này phổ biến hơn ở phụ nữ và thường xảy ra ở độ tuổi trên 40. Phần lớn là phát bệnh ở một bên, và một số trường hợp là hai bên. Cơn đau khởi phát đột ngột, thường bắt đầu ở má, ṿm miệng hoặc phía trước lưỡi và nhanh chóng lan rộng. Cơn đau kịch liệt và không thể chịu đựng được, có thể có cảm giác như bị kim đâm, bị dao cắt, bị điện giật hoặc bị rách. Các cơn nặng có thể kèm theo các triệu chứng như co giật cơ mặt, chảy nước mắt, chảy nước miếng nên gọi là đau co giật. Thời gian của mỗi lần phát tác rất ngắn, chỉ vài giây, dài nhất là 1 đến 2 phút và có thể xảy ra nhiều lần liên tiếp. Khoảng thời gian giữa các cơn phát tác có thể hoàn toàn không đau đớn. Thông thường, số lần phát tác tăng vào ban ngày hoặc sau khi mệt mỏi, triệu chứng khá nặng, số lần lên cơn giảm khi nghỉ ngơi hoặc vào ban đêm, và triệu chứng cũng nhẹ. Môi, mũi, má, khóe miệng, răng nanh và lưỡi của bệnh nhân đặc biệt nhạy cảm, chỉ cần chạm nhẹ cũng có thể gây ra cơn đau, gọi là “Xúc phát điểm” (触发点) là điểm kích hoạt. Ở giai đoạn đầu của bệnh, số lần phát bệnh ít, thời gian gián đoạn kéo dài, về sau số lần phát bệnh tăng lên, thời gian gián đoạn ngắn lại, bằng cách này, các đợt phát lặp lại có thể kéo dài vài tháng, sau đó thuyên giảm một thời gian rồi lại phát tác, khả năng tự lành hiếm khi xảy ra. Cơn đau thường xảy ra trong thời tiết lạnh.
Chẩn đoán cần phân biệt với các bệnh như đau răng (đau âm ỉ dai dẳng, có thể gặp ở răng bị bệnh), viêm xoang cạnh mũi (sưng và đau dai dẳng, thường đau ở các xoang cạnh mũi), bệnh tăng nhăn áp (đau trán, sưng và đau dai dẳng, khi nghi ngờ nên đo lường áp lực nội nhăn) để xác định. Khi đau dây thần kinh tam thoa kèm theo các dấu hiệu tổn thương dây thần kinh tam thoa hoặc các dấu hiệu tổn thương dây thần kinh sọ và rối loạn chức năng chi khác th́ gọi là đau dây thần kinh tam thoa thứ phát, biểu thị tổn thương nội sọ nghiêm trọng và bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.
Đau dây thần kinh tam thoa nguyên phát trước tiên nên được điều trị bằng thuốc, bao gồm Tongshangning, phenytoin, chlorpromazine, diazepam, Aescin và các loại thuốc giảm đau khác nhau. Đối với những bệnh nhân điều trị bằng thuốc lâu dài không hiệu quả hoặc có phản ứng sau khi dùng thuốc th́ có thể cân nhắc điều trị bằng phẫu thuật; đối với những người bị cơn nặng và điều trị bằng thuốc không hiệu quả, những người không muốn phẫu thuật hoặc sức khỏe không thể chịu đựng được phẫu thuật, có thể xem xét điều trị phong bế dây thần kinh tam thoa.

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tam thoa nguyên phát và thứ phát là ǵ?
Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tam thoa nguyên phát vẫn chưa rơ ràng, nhưng có một số giả thuyết sau:
(1) Lư thuyết chèn ép mạch máu:
Năm 1920, Cushing đề xuất rằng t́nh trạng liệt dây thần kinh sọ không rơ nguyên nhân có thể do chèn ép các động mạch gần thân năo. Các mạch máu bị nén có thể là động mạch năo nền và động mạch tiểu năo trên.
(2) Lư thuyết áp suất cơ học:
Năm 1937, Lee đề xuất rằng chứng đau dây thần kinh tam thoa là do rễ đá bị chèn ép bởi mào đá (vùng dốc đá là vùng được bao quanh bởi xương bướm, xương thái dương và xương chẩm). Một số người nhận thấy rằng vị trí của mỏm răng ở bệnh nhân đau dây thần kinh tam thoa nh́n chung thấp hơn b́nh thường. Sự chèn ép nền sọ là nguyên nhân chính gây ra chứng đau dây thần kinh tam thoa.
(3) Lư thuyết thiếu máu cục bộ:
V́ đau dây thần kinh tam thoa phổ biến hơn ở người già trên 50 tuổi và dễ kết hợp với xơ vữa động mạch và thiếu máu năo nên một số người cho rằng đau dây thần kinh tam thoa là do thiếu máu cục bộ lặp đi lặp lại của các tế bào thần kinh trong hạch tam thoa.
(4) Thuyết căn nguyên trung tâm:
Một số người giải thích chứng đau dây thần kinh tam thoa là hội chứng đồi thị, tương tự như cơn động kinh. Trọng tâm không phải ở rễ dây thần kinh tam thoa, hạch bán nguyệt hoặc các nhánh ngoại vi, mà là do rối loạn chức năng vỏ năo-đồi thị và sự bất thường của nhân dây thần kinh tam thoa cột sống, sự thoái hóa của các tế bào thần kinh trung gian trong nhân ống sống tam thoa, dây thần kinh đệm Rosch và chức năng cửa trung tâm. Sự ức chế được giảm bớt và gây ra các cơn đau.
(5) Các lư thuyết khác:
Một số người tin rằng đau dây thần kinh tam thoa là do nhiễm trùng khu trú hoặc do virus và đưa ra giả thuyết nhiễm trùng; những người khác tin rằng đau dây thần kinh tam thoa là do bệnh nhân giảm độ axit dạ dày và khó tiêu protein, tạo ra các chất giống histamine hoặc loại histamine, gây phù nề dị ứng dây thần kinh tam thoa, lư thuyết về dị ứng.
Đau dây thần kinh tam thoa thứ phát là do các khối u, viêm, tổn thương mạch máu và tổn thương hộp sọ dọc theo đường đi của dây thần kinh tam thoa.
(1) Tổn thương thân năo:
Các tổn thương ở tiểu năo và cầu năo như bệnh tuỷ sống, bệnh mạch máu, viêm, đa xơ cứng, khối u, v.v. Cơn đau không điển h́nh và kèm theo tổn thương cấu trúc ở thân năo.
(2) Bệnh thân dây thần kinh tam thoa:
Đa số là u góc cầu tiểu năo, viêm màng nhện,… Với rối loạn cảm giác và vận động trong sự phân bố của dây thần kinh tam thoa.
(3) Bệnh hạch tam thoa:
Các khối u nền sọ, u màng năo thùy thái dương dưới, di căn hoặc viêm màng nhện nền sọ có thể xâm lấn hạch bán nguyệt. Herpes zoster trong sự phân bố của dây thần kinh tam thoa là đặc điểm chính của nó.
(4) Bệnh rễ thần kinh tam thoa:
Các khối u trong ổ mắt, hội chứng nứt ổ mắt trên và tổn thương xoang hang đều có thể xâm lấn rễ thần kinh tam thoa và gây đau dây thần kinh tam thoa.
Sự mất myelin cục bộ của dây thần kinh tam thoa do các nguyên nhân nguyên phát hoặc thứ phát nêu trên gây ra hoạt động điện tái phát ngoại vị ngoại biên và mất khả năng ức chế từng đoạn của nhân tam thoa, dẫn đến sợi hướng tâm nguyên phát Tăng hoạt động, dẫn đến giải phóng kịch phát các tế bào thần kinh trung gian tam thoa khi có sự hiện diện của dây thần kinh tam thoa. tổn thương các cơ chế ức chế kiểm soát hoạt động hướng tâm trong nhân tam thoa b́nh thường, do đó, khi các tế bào thần kinh chuyển đổi đồi thị tam thoa dễ bị tổn thương của dây thần kinh tam thoa có liên quan. Đau dây thần kinh tam thoa xảy ra khi xảy ra các đợt bùng phát hoạt động thần kinh kịch phát.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh đau dây thần kinh tam thoa là ǵ và cách thực hiện điều trị bằng thuốc, điều trị phong bế ( đóng) và điều trị bằng phẫu thuật như thế nào?
Đau dây thần kinh tam thoa có độ tuổi khởi phát rất đa dạng, theo y văn, độ tuổi khởi phát trẻ nhất là 10 tuổi và lớn nhất là 89 tuổi, tuy nhiên, độ tuổi khởi phát phần lớn là người trung niên và người cao tuổi.Theo một số thống kê , độ tuổi trung b́nh là 51 tuổi. Khi chứng đau dây thần kinh tam thoa xảy ra ở độ tuổi từ 20 đến 40, cần coi đó là tổn thương mất myelin ở cầu năo do bệnh đa xơ cứng. Tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn một chút so với nam giới và người ta thường tin rằng tỷ lệ nam/nữ là 2:3.
Cơn đau thường giới hạn ở vùng phân bố của dây thần kinh tam thoa ở một bên, nhiều nhất là nhánh thứ 2 (chủ yếu là má, môi trên và nướu trên) và nhánh thứ 3 (môi dưới và nướu dưới) cùng bị ảnh hưởng. lần, tiếp theo là nhánh thứ 2 và riêng nhánh thứ 2. Đến nhánh thứ ba, ba nhánh lại bị ảnh hưởng cùng một lúc. Cơn đau thường là những cơn đau từng cơn như tia chớp, thời gian ngắn và cực kỳ dữ dội, biểu hiện dưới dạng điện giật, dao cắt, đau rát hoặc đau châm cứu. Cơn đau chủ yếu ở bề mặt, bắt đầu từ một điểm đau nhất định tập trung và lan tỏa đến vùng phân bố của cơ thể. Dây thần kinh bị ảnh hưởng cũng có thể di chuyển từ nhánh này sang nhánh khác hoặc lan ra cả 3 nhánh, thậm chí đôi khi lan đến chẩm hoặc vai, nhưng không bao giờ vượt qua đường giữa và sang bên đối diện. Đôi khi cơn đau có thể kèm theo chảy nước mắt, chảy nước mũi, do đau dữ dội, người bệnh thường dùng tay xoa lên vùng đau khiến da bị trầy xước, dày lên, thậm chí rụng lông mày ở bên mặt bị ảnh hưởng. Khi một số bệnh nhân cảm thấy đau, họ liên tục mút môi, nhai và thực hiện các hành động khác để giảm đau. Các cơn đau tái phát ngắn và nhanh là một đặc điểm quan trọng của chứng đau dây thần kinh tam thoa. Cơn đau xảy ra đột ngột mà không báo trước và cơn đau lại bắt đầu trong ṿng vài giây mỗi lần. Một số người vẫn đau âm ỉ trong mỗi cơn đau và không thuyên giảm hoàn toàn, v́ vậy bệnh nhân thường phàn nàn rằng cơn đau kéo dài hàng giờ, thậm chí nhiều ngày. Cơn đau có thể xảy ra theo từng đợt, đặc biệt trong vài năm đầu sau khi phát bệnh, mỗi đợt có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, sau đó cơn đau đột ngột thuyên giảm không rơ nguyên nhân, sau đó tái phát sau vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí năm. Thông thường, bệnh thuyên giảm vào mùa đông và mùa hè, tái phát vào mùa xuân và mùa thu.
Thuốc điều trị đau dây thần kinh tam thoa bao gồm: (1) Carbamazepine: c̣n được gọi là carbamazepine, carbamazepine và Tongshangning, hiện được coi là loại thuốc tốt nhất để điều trị đau dây thần kinh tam thoa. Khi bắt đầu điều trị, dùng 0,1 đến 0,2 gam uống, 1 đến 2 lần một ngày. Tăng dần liều lượng cho đến khi cơn đau biến mất, duy tŕ trong khoảng 2 tuần, sau đó giảm dần liều lượng. Liều dùng chung hàng ngày là 0,4 đến 0,6 gam và liều tối đa không vượt quá 1,2 gam/ngày.
(2) Phenytoin: Đối với người lớn, bắt đầu điều trị với liều 0,1 g mỗi lần, uống 3 lần một ngày, tăng dần đến tối đa không quá 0,8 g/ngày, sau đó giảm dần liều lượng sau khi hết đau trong một tuần. . Tiêm 0,125 đến 0,25 gam vào cơ hoặc tĩnh mạch một lần, tổng liều hàng ngày không quá 0,5 gam, ḥa tan tạm thời bằng nước muối đẳng trương trước khi sử dụng. Tác dụng phụ bao gồm chóng mặt, buồn ngủ và mất điều ḥa.
(3) Axit ambutyric: có thể dùng thay thế cho 2 loại thuốc trên. Liều dùng là 10 mg mỗi lần, 3 lần một ngày và tăng liều hàng ngày lên 60-80 mg mỗi ngày. Tác dụng phụ bao gồm buồn ngủ, buồn nôn hoặc nôn.
(4) Clonazepam: Liều khởi đầu uống là 1 mg/ngày, chia làm 3 lần để đạt hiệu quả điều trị, sau đó điều chỉnh liều lượng từ 0,5 đến 1 mg mỗi ba ngày cho đến khi đạt được hiệu quả điều trị thỏa đáng, và liều duy tŕ là 3 ~ 12 mg/ngày. Thuốc này rất khác nhau tùy theo từng cá nhân, với liều tối đa là 20 mg/ngày. Nên giảm liều dần dần khi ngừng thuốc.
(5) Mafenosheng: Uống mỗi lần 1 gam, ngày 3 lần, nếu dung nạp được th́ tăng dần liều lượng lên 3 gam mỗi lần, ngày 3 đến 5 lần cho đến khi hết đau. Hoặc ḥa tan 4 gam phenol trong 500 ml glucose 5%, nhỏ giọt trong ṿng 12 giờ và chuyển sang dùng đường uống sau 2 đến 3 ngày giảm đau.
(6) Vitamin B12: Cách dùng: Mỗi lần 100 microgram, ngày 1 lần, tiêm bắp, trong 10 ngày, sau đó 2 đến 3 lần/tuần trong 3 tuần. Nó thường được kết hợp với carbamazepine hoặc phenytoin.
(7) Anisodamine: cụ thể là “6542”, uống 5 đến 10 mg mỗi lần, 3 lần một ngày. Tiêm bắp mỗi lần 10 mg, ngày 2 đến 3 lần, sau khi giảm đau th́ đổi thành 10 mg, mỗi ngày một lần.
(8) Aesculus: mỗi lần 3 viên, ngày 4 lần. Tiêm bắp 4 ml mỗi lần, 1 đến 2 lần một ngày. Có thể dùng kết hợp với các thuốc khác.
(9) Wintergreen: mỗi lần 2 đến 4 viên, ngày 3 lần. Đối với các triệu chứng nghiêm trọng, có thể tiêm bắp 2 ml mỗi lần, hai lần một ngày.
Liệu pháp phong bế là tiêm trực tiếp rượu tuyệt đối hoặc các loại thuốc hóa học khác vào các nhánh ngoại vi, thân dây thần kinh hoặc hạch bán nguyệt của dây thần kinh tam thoa, gây hoại tử đông máu của mô thần kinh tại chỗ tiêm, ngăn chặn chức năng dẫn truyền thần kinh và gây tổn thương cho các dây thần kinh. vùng phân bố thần kinh, mất khả năng liên kết, từ đó loại bỏ bệnh tật.
Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để điều trị khép kín là rượu tuyệt đối, tiếp theo là glycerin, vitamin B12, prednisolone, v.v.
Vị trí chọc phải là một điểm đâm cố định tương ứng với khu vực xảy ra chứng đau dây thần kinh tam thoa, chẳng hạn như lỗ trên ổ mắt của nhánh thứ nhất, lỗ dưới ổ mắt của nhánh thứ hai và lỗ thần kinh của nhánh thứ ba.
Nếu các phương pháp điều trị toàn diện như phong tỏa bằng thuốc và rượu không hiệu quả, nếu t́nh trạng nghiêm trọng và t́nh trạng thể chất cho phép th́ có thể cân nhắc điều trị bằng phẫu thuật.
Hiện nay, điều trị phẫu thuật có thể được chia thành bốn loại sau:
(1) Cắt cụt nhánh ngoại vi dây thần kinh tam thoa;
(2) Cắt bỏ rễ cảm giác dây thần kinh tam thoa hiện là phương pháp phẫu thuật được ưa chuộng;
(3) Phẫu thuật cắt bỏ dây thần kinh tam thoa bằng tủy chỉ phù hợp với những người bị đau nhánh đầu tiên nghiêm trọng hoặc khi chọn một bên để thực hiện phẫu thuật này khi bị đau dây thần kinh tam thoa hai bên;
(4) Giải nén hạch bán nguyệt và rễ sau, thích hợp cho người trẻ bị đau nhánh đầu tiên hoặc đau dây thần kinh tam thoa hai bên

Các phương pháp điều trị đau dây thần kinh tam thoa nguyên phát là ǵ?
Đau dây thần kinh tam thoa được chia thành đau dây thần kinh tam thoa nguyên phát và đau dây thần kinh tam thoa thứ phát. Đau dây thần kinh tam thoa thứ phát nên được điều trị theo nguyên nhân (chẳng hạn như cắt bỏ khối u, v.v.). Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tam thoa nguyên phát vẫn chưa rơ ràng và có nhiều phương pháp điều trị. Điều trị bằng thuốc, điều trị bằng châm cứu, điều trị bằng phương pháp phong bế (tắc nghẽn), vật lư trị liệu, điều trị bằng mô, điều trị nhiệt độ kiểm soát nhiệt độ bằng tần số vô tuyến hạch bán nguyệt và liệu pháp phẫu thuật đều có thể được sử dụng trong điều trị đau dây thần kinh tam thoa. Tuy nhiên, nên ưu tiên những phương pháp ít gây tổn hại cho cơ thể hơn.
Điều trị bằng thuốc là lựa chọn đầu tiên cho bệnh đau dây thần kinh tam thoa nguyên phát. Carbamazepine (c̣n gọi là Tongshangning hoặc carbamazepine) 100 mg, uống, hai lần một ngày. Nếu không giảm đau, hăy tăng thêm 100 mg mỗi ngày cho đến khi cơn đau được kiểm soát. Liều tối đa hàng ngày không được vượt quá 1,2g. Phenytoin natri 100 mg cũng có thể dùng bằng đường uống, 3 lần một ngày và liều tối đa hàng ngày là 600 mg. Ngoài ra, vitamin B120,5~1mg có thể tiêm bắp, liệu tŕnh điều trị kéo dài 2 tuần. Bạn cũng có thể uống 3 viên thuốc sáng chế Trung Quốc Aesculus aesculus, 4 lần một ngày. 654-2 (Anisodamine) 5 ~ 10 mg, 3 lần một ngày, v.v.
Khi châm cứu nên chọn các huyệt tiếp giáp với các dây thần kinh để người bệnh có cảm giác châm kim mạnh. Đối với đau dây thần kinh mắt, Hạ quan, Thái dương, Ti trúc không, Đầu duy, thường phối với huyệt Hợp cốc; Đau thần kinh hàm trên có thể chọn Hạ quan, Nghênh hương, Giáp xa, Thính hội, Tứ bạch phối huyệt Hợp cốc; Đau thần kinh hàm dưới tuyển Hợp cốc, Hạ quan, Đại nghênh, Địa thương, Giáp xa.
Liệu pháp phong bế đối với chứng đau thần kinh tam thoa cũng có hiệu quả nhất định, có thể dùng 1%~2% Procaine với vitamin B12 có thể được sử dụng để gây tê nhánh dây thần kinh bị đau phong bế huyệt, mỗi ngày một lần, trong 10 ngày là một liệu tŕnh. Trong quá tŕnh vật lư trị liệu, vitamin B1 hoặc vitamin B12 và Procaine có thể được đưa vào vùng đau hoặc huyệt bằng ion để giảm đau. Liệu pháp mô là chôn 1 cm ruột catgut đă khâu gần lỗ thần kinh của nhánh bị ảnh hưởng hoặc tại huyệt Cách du, cũng có thể tiêm 2~3ml dịch mô lạnh vào mô hoặc cơ dưới da bụng mỗi tuần một lần. Liệu pháp tiêm thường sử dụng cồn tuyệt đối để tiêm vào thân dây thần kinh hoặc hạch bán nguyệt tại vùng bị ảnh hưởng để làm thoái hóa các sợi thần kinh tại chỗ và phong bế (cắt đứt) dẫn truyền thần kinh. Phương pháp đông nhiệt kiểm soát nhiệt độ tần số vô tuyến của hạch bán nguyệt có tác dụng giảm đau tốt, tỷ lệ tái phát thấp và có thể sử dụng nhiều lần, sử dụng nguồn nhiệt và máy phát tần số vô tuyến, có thể kiểm soát chính xác nhiệt độ và điện cực điều chỉnh nhiệt độ phù hợp và kim cách điện số 19 để chèn kim. Lỗ bầu dục đến hạch bán nguyệt và sử dụng ḍng điện tần số vô tuyến để tạo ra nhiệt trong mô. Theo khả năng chịu nhiệt độ của các sợi thần kinh khác nhau, các sợi dẫn truyền cơn đau bị phá hủy có chọn lọc, trong khi các sợi xúc giác có khả năng chống chịu tốt hơn nhiệt không bị ảnh hưởng nhưng thao tác phải chính xác và khử trùng nghiêm ngặt.
Khi tất cả các phương pháp điều trị khác đều thất bại, phẫu thuật có thể được sử dụng. Nếu chụp X-quang cho thấy khoang xương bệnh lư th́ có thể nhổ bỏ, nếu nghi ngờ răng khôn bị ảnh hưởng là răng bị bệnh th́ nên nhổ bỏ. Khi cần thiết, việc cắt bỏ các nhánh ngoại vi của dây thần kinh tam thoa được thực hiện, và dây thần kinh nướu răng dưới và dây thần kinh dưới ổ mắt thường bị cắt bỏ; phẫu thuật nội sọ cũng có thể được thực hiện để loại bỏ một phần của rễ dây thần kinh tam thoa và thực hiện giải nén vi mạch.

Y học cổ truyền điều trị đau dây thần kinh tam thoa như thế nào?
Đau dây thần kinh tam thoa có đặc điểm là kịch phát, sốc điện, đau ngắn và dữ dội ở một bên mặt, lâm sàng có thể chia thành hai loại: Nguyên phát và triệu chứng. Đau dây thần kinh tam thoa nguyên phát phổ biến hơn ở những người trên 40 tuổi. Xảy ra nhiều hơn thường gặp ở phụ nữ.
Y học cổ truyền cho rằng, tuy có nhiều nguyên nhân gây bệnh nhưng bốn yếu tố gồm phong, nhiệt, đàm, hư là gây bệnh nhiều nhất, và biện chứng luận trị cụ thể như sau:
Loại h́nh phong hàn xâm phạm: Bệnh khởi phát nhanh, cơn đau khá dữ dội hơn hoặc có cảm giác căng cứng ở má, có thể thuyên giảm bằng cách chườm ấm, cơn đau phát tác hoặc tăng nặng khi gặp gió lạnh, hoặc bệnh nhân có các chứng trạng kèm theo như đau đầu, chảy nước mũi trong, không khát, rêu lưỡi hoặc trắng mỏng hoặc trắng nhầy, mạch phù khẩn hoặc huyền khẩn.
Trị pháp: Sơ phong tán hàn (疏风散寒)
Xử phương: Xuyên khung trà điều tán gia giảm. Xuyên khung, Kinh giới, Khương hoạt, Bạch chỉ mỗi vị 12g, Pḥng phong 9g, Bạc hà, Cam thảo mỗi vị 6g, Tế tân 3g.
Loại h́nh vị hoả thượng công: Má và nướu răng đau rát, gặp nóng đau hơn, bệnh nhân mặt hồng, mắt đỏ, khát và thích uống nước, bực bội, táo bón, nước tiểu màu đỏ, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, cạnh lưỡi có màu hồng, mạch hoạt sác.
Trị pháp : Thanh tả vị hoả (清泻胃火)
Xử phương: Thanh vị tán gia giảm: Đương quy 15g, Hoàng liên 12g, Sinh địa 20g, Đan b́ 12g, Thăng ma 9g, Thạch cao sống 30g, Tri mẫu 12g, Bạch chỉ 9g.
Loại h́nh can đảm uất nhiệt: Bên mặt bị bệnh đau rát từng trận, đau nối với góc đầu, khi phát tác gây co giật, cơn đau thường phát tác khi t́nh chí bị kích thích căng thẳng, bức bối dễ cáu giận, mặt hồng mắt đỏ, miệng đắng, đầu lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.
Trị pháp: Thanh can lợi đảm (清肝利胆)
Xử phương: Đương quy long hội hoàn gia giảm. Đương quy 12g, Long đảm 15g, Chi tử 9g, Hoàng liên 9g, Hoàng cầm 9g, Đại hoàng 6g, Lô hội 9g, Thanh đại 1g, Sài hồ 12g, Bạch thược 30g, Câu đằng 12g, Địa long 9g.
Loại h́nh âm hư động phong: Vùng mặt đau trướng, co giật cơ mặt hoặc tê dại, khi tức giận th́ chứng trạng tăng nặng, vựng đầu hoa mắt, bực bội dễ cáu giận, mặt nóng bừng, mất ngủ hay mơ, eo gối đau mỏi, ve kêu trong tai, họng khô mắt đỏ, chất lưỡi hồng, ít rêu, mạch huyền tế nhi sác.
Trị pháp: Tư bổ can thận, b́nh can tức phong (滋补肝肾、平肝熄风)
Xử phương: Thiên ma câu đằng ẩm gia giảm. Thiên ma 9g, Câu đằng 12g, Thạch quyết minh 18g, Chi tử 9g, Sơn du nhục 15g, Bạch thược 30g, Ngưu tất 15g, Đỗ trọng 9g, Ích mẫu thảo 15g, Tang kư sinh 20g, Dạ giao đằng 20g, Phục thần 12g.
Khí huyết suy yếu, thường xuyên đau đầu và mặt, đau âm ỉ, đau có cảm giác trống rỗng, đứng lên đau nhiều, nằm nghỉ ít đau, gắng sức dễ phát bệnh, sắc mặt nhợt nhạt, chân tay mệt mỏi, hơi thở ngắn, ngại nói chuyện, ăn ít, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch tế nhược.
Trị pháp: Ích khí dưỡng huyết (益气养血).
Xử phương: Bổ trung ích khí hợ thang Tứ vật.
Hoàng kỳ 15g, Đảng sâm 12g, Thăng ma 3g, Sài hồ 6g, Đương quy 15g, Trần b́ 9g, Bạch truật 12g, Xuyên khung 9g, Thục địa 15g, Bạch thược 20g, Chích thảo 6g. Dễ đầy bụng, phân lỏng nát gia Sinh khương 3 lát, Sa nhân 6~8g.
Loại h́nh ứ huyết gây trở ngại lạc mạch, mặt bị đau liên tục, điểm đau cố định hoặc đau như kim châm, đau lâu ngày không khỏi, ban ngày đau nhẹ, ban đêm đau nặng, sắc mặt đờ đẫn ảm đạm, chất lưỡi tím tối, mạch huyền sáp hoặc tế sáp.
Trị pháp: Trục ứ thông lạc (逐瘀通络).
Xử phương: Thông khiếu hoạt huyết thang gia giảm. Xích thược 15g, Xuyên khung 15g, Đào nhân 15g, Hồng hoa 9g, Xạ hương 0.1g (hoà nước uống), Toàn trùng 9g, Ngô công 2 con, Sinh khương 6g, Thông bạch (hành) 3 chủ, Táo 7 quả, rượu trắng vừa đủ.
Loại h́nh phong đàm nghẹt tắc lạc mạch
Phong đàm gây nghẹt tắc lạc mạch, gây đau mặt má, đau kèm theo chán nản và khó chịu, đông y gọi là muộn thống (闷痛), hoặc tê, chóng mặt và buồn nôn, hoặc thỉnh thoảng khạc đờm và nước dăi, tức ngực và vùng thượng vị, nặng nề chân tay và cơ thể mệt mỏi, rêu lưỡi trắng và nhờn, mạch huyền hoạt.
Trị pháp: Khứ phong hoá đàm (祛风化痰)
Xử phương: Khiên chính tán hợp Bán hạ bạch truật thiên ma thang gia giảm. Bạch phụ tử 5g, Cương tàm 12g, Toàn trùng 5g, Bán hạ 12g, Bạch truật 15g, Thiên ma 9g, Phục linh 12g, Quất hồng 15g, Cam thảo 6g, Sinh khương 6g, Táo 4 quả, Bạch chỉ 9g, Màn kinh 6g.

Châm cứu: Đau ở nhánh thứ nhất chọn Dương Bạch, Toán trúc và Thái Dương; đau ở nhánh thứ hai chọn Tứ bạch và Nghênh hương; Đau ở nhánh thứ ba chọn Đại nghênh, Giáp thừa tương, Hạ quan. Phối với các huyệt là Hợp cốc và Nội đ́nh; nếu do phong nhiệt th́ có thể sử dụng Phong tŕ và Ngoại quan; Nếu đau đầu do can dương th́ có thể sử dụng Thái xung, Thái khê và Phong tŕ; Nếu âm hư hỏa vượng, có thể phối Phục lưu, Thái khê. V́ bệnh kéo dài nhiều năm không khỏi nên châm cứu thường được thực hiện mỗi ngày một lần hoặc 3 ngày một lần, và 30 lần là một liệu tŕnh điều trị.
Thôi nă (Xoa bóp): Bệnh nhân nằm ngửa và áp dụng các kỹ thuật như Nhất chỉ thiền, gơ, ấn, nhào, xoa và đẩy trực tiếp vào huyệt A thị, Dương bạch, Ngư yêu, Thái dương, Thượng quan, Hạ quan, Quyền liêu, Giáp xa, mỗi huyệt 2 phút, sau đó cho bệnh nhân ngồi dậy và nă (cầm nắm) các huyệt Phong tŕ, Thiên trụ, Hợp cốc trong 2 phút. Nếu thuộc phong nhiệt

Nếu là phong nhiệt th́ xoa theo đường dưới khuỷu tay kinh Thủ Dương Minh và thủ Thiếu Dương; Nếu can dương thượng kháng (bốc lên) th́ xoa vào kinh túc Quyết Âm phía dưới đầu gối; Nếu là hư hỏa thượng viêm, xoa bóp kinh túc thiếu âm vùng dưới đầu gối, nhằm mục đích làm tản nhiệt.

Chải tóc có thể chữa đau dây thần kinh tam thoa
Đối với bệnh nhân đau dây thần kinh tam thoa, hàng ngày sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ có thể dùng lược gỗ để chải từ trán qua da đầu đến sau gáy, lúc đầu nên chải khoảng 25 lần mỗi phút và tăng dần tốc độ sau 5 phút. Dùng lực đều, không làm xước da đầu, mỗi lần chải 10 phút, sau một tuần cơn đau sẽ giảm dần, sau một tháng về cơ bản sẽ khỏi.
Ly Trường Xuân dịch
 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2024 yhoccotruyen.org