Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Y Học Cổ Truyền >>

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Replied by Dinh Dong (Hội Viên)
on 2015-08-28 13:33:19.0
Em cám ơn Bác Phó về bài thuốc Nhị Long Ẩm thật đơn giản.
Chúc Bác luôn an mạnh.

Kính
Đinh Đông
 
Reply with a quote
Replied by Dinh Dong (Hội Viên)
on 2016-02-07 17:09:55.0
Kính chúc Bác Phó cùng các Thầy trên Diễn Đàn YHCT một năm mới Bính Thân an khang, khỏe mạnh, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn.

Kính
Đinh Đông
 
Reply with a quote
Replied by Dinh Dong (Hội Viên)
on 2016-03-17 15:55:27.0
Kính Bác Phó,

2 tuần trước em bị đau họng (dịch thời tiết toàn nước Anh) như bị viêm họng vậy, đi gặp bác sĩ gia đ́nh soi họng th́ bác sĩ bảo mới chớm rồi bảo về nhà nghỉ ngơi mà không cho thuốc kháng sinh như mọi người (5,6 năm nay em không hề uống thuốc tây). Về nhà nhớ ra xưa kia Bác có cho em thang thuốc chữa viêm họng, liền lấy thang thuốc ấy ra dùng đến thang thứ 4 th́ ngưng v́ thấy không c̣n ngứa họng hầu nữa, giảm ho rơ rệt (ngưng không uống nữa v́ trước đây bác dặn rằng “hết viêm th́ ngưng”). Lư do em viết thư này gởi Bác v́ có những dấu hiệu rất tốt sau khi dùng thang này:

1. Thấy phần hạ tiêu mát mẻ hơn, ruột gan cũng thấy nhẹ nhơm hơn, cảm giác tức vùng gan không thấy nữa hoặc có nhưng rất nhẹ.
2. Đi tiểu không thấy giắt nữa, nước tiểu trong hơn, nhạt màu hơn nhiều.
3. Đại tiện phân vón cục và đi ra ngoài rất dễ chịu (mà hơn chục năm nay đi đại tiện sáng nào phân cũng mềm dài và như đi không hết vậy).
4. Toàn thân thấy nhẹ nhàng sảng khoái hơn, mắt sáng hơn, ở phần trung tiêu cảm giác đầy tức ngực sườn giảm đi rất rơ rệt hầu như không thấy nữa. Phần eo lưng cũng không thấy đau mỏi nữa?
5. Có điều hơi mệt một chút chắc là do vị Bạc Hà làm hao tổn dương khi? (Hoặc là mệt do chính viêm họng gây ra)
6. Chân cũng thấy nhẹ nhơm hẳn đi.

Lâu rồi em luôn thấy nóng trong người, nhất là phần trung tiêu trở xuống, phần hạ tiêu cũng nóng và có lúc lở ngứa bộ hạ, lở ngữa phía trong 2 bắp đùi trên, nóng và bứt rứt buổi buổi sớm lúc 5 giờ sáng cho đến gần 7 giờ. Đọc sách thuốc và cảm nghiệm bản thân th́ rơ ràng em bị âm hư nhiều nên hỏa không nơi nương tự mà phát tán khắp nơi thiêu đốt làm khô kiệt tân dịch trong cơ thể khiến các tạng phủ khô kiệt theo, v́ cơ thể khô kiệt mà sinh bứt rứt. Cụ thể gan em cũng thấy nóng (em không biết là can âm hay can dương hư) khiến hay nổi quạu, phổi nóng khô (phế âm hay phế dương hư?) khiến ho khan không đàm hoặc húng hắng, v́ phổi khô không chất nhờn nhuận nhă nên không đàn hồi tốt nên thở kém làm thiếu nguồn khí cung cấp cho thận, rồi bản thân thận cũng bị nhiệt (thận âm hư) nên lại không nạp được khí từ phế (dù em đă uống khá nhiều thang Kim Quỹ Thận Khí),

Qua đợt uống thang trị viêm họng kỳ này mà em cảm nhận rơ ràng cơ thể em bị nhiệt hun đúc bên trong bao lâu nay do âm hư là chính (âm hư sinh nội nhiêt) v́ rơ ràng trong thang thuốc trị viêm họng toàn những vị thuốc mang tính lương và hàn nên khi uống th́ thấy người mát mẻ dễ chịu hẳn đi. Đành rằng em cũng đă uống Lục Vị Địa Hoàng nhưng có lẽ vị Thục Địa không đủ liều (hoặc phải thay Thục Địa bằng Sinh Địa?) hoặc cả thang thuốc Lục Vị không đủ mạnh, hoặc thời gian uống thuốc Lục Vị chưa đủ lâu để có thể trị chứng âm hư của em (em cũng uống xen kẽ Bát Vị nữa).

Cảm nhận rơ ràng rằng ḿnh bị âm hư mà uống Lục Vị không thấy thay đổi là mấy, vậy có phương thang nào mạnh hơn Lục Vị để trị chứng âm hư không.
Em báo Bác Phó chuyện này như 1 chủ đề, một bệnh án đưa lên Diễn Đàn để Bác và mọi thành viên hội thảo làm phong phú kinh nghiệm chữa bệnh của Bác và các thầy khác.

Để biết thang chữa viêm họng gồm những vị ǵ, em copy lại để mọi người cùng t́m hiểu:

Tang diệp 12g
Cúc hoa 12g
Hạnh nhân 12g
Liên kiều 6g
Cát cánh 8g
Lô căn 8g
Cam thảo 4g
Bạc hà 4g
(Vị Bạc Hà để riêng, cho vào sau khoảng 5 phút cuối)

Chúc Bác Phó luôn an mạnh và may mắn.
Kính
Đinh Đông

 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2016-03-18 00:35:29.0
Chào Đinh Đông,
Đinh Đông đă thành thầy thuốc của chính ḿnh rồi. Toa trị viêm họng mà Đinh Đông dùng là Tang Cúc Ẩm. Đây là toa nổi tiếng của danh y Ngô Cúc Thông. Toa này là toa để trị bệnh, không phải toa bổ nên chỉ dùng khi có bệnh, hết bệnh th́ ngưng. Lục Vị và Kim Quỹ Thận Khí hoàn cần dùng liều lượng ít và dùng lâu dài. Khi dùng 2 toa này dù là dùng dài hạn nhiều người cũng nói là không thấy ǵ cả. Nhưng có 1 điều mà ḿnh không để ư là những người xung quanh bị bệnh tật trong khi ḿnh rất ít khi bị bệnh, lâu lâu có bệnh cũng khỏi rất nhanh.
Phó
 
Reply with a quote
Replied by Dinh Dong (Hội Viên)
on 2016-03-19 11:48:41.0
Em cám ơn Bác Phó.
Tṛ chuyện với mấy ông anh, có ông xúi em thử uống Tri Bá Địa Hoàng thang xem có bớt nóng trong không, nhưng em bảo để tính đă nhưng thật ra là để hỏi Bác Phó xem có nên hay không v́ Bác đă biết bệnh t́nh của em lâu nay rồi. Đây là thuốc chứ không phải là nước ngọt hay nước súp mà muốn uống là uống. Em cũng không biết Tri Bá Địa Hoàng gồm những vị ǵ nhưng từ lâu rồi khi đi mua vị thuốc, ông bán thuốc có giới thiệu hộp thuốc ghi chữ Tàu rồi có phiên âm là Zhi Bai Dia wan... ǵ đấy bảo uống thử tốt lắm, h́nh như dịch ra là Tri Bá .... Bác Phó ơi, thang TBDH này chữa ǵ ạ?

Chúc Bác luôn an mạnh và may mắn.
Kính
Đinh Đông
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2016-03-19 21:02:19.0
Chào Đinh Đông,
Những toa này bên mục Toa Thuốc đều có cả. Đinh Đông có thể tham khảo thêm để biết công dụng và thành phần. Tri Bá Địa Hoàng Hoàn (c̣n có tên khác Lục Vị Tri Bá) dùng để trị can và thận nhiệt, trường hợp nhiệt nặng mới dùng tới và chỉ dùng ngắn hạn. Đông y dùng bổ để cân bằng lại âm dương, thuốc tả chỉ dùng cho thực chứng và cấp chứng. Tả là lấy ra, bỏ bớt đi, dương khí trong cơ thể rất quư, nếu dương vượng chỉ cần bổ âm cho cân bằng lại, nếu dùng thuốc tả nhiệt th́ sẽ làm hao phí đi chính khí của cơ thể. Ví như cái cân không được cân bằng, chỉ cần thêm vào bên bị thiếu (bổ) là sẽ được cân bằng lại và 2 bên đều được sung túc. Nếu không thêm vào bên bị thiếu mà lại lấy bớt (tả) bên bị dư ra th́ tuy cũng làm cho cân bằng lại nhưng lại làm 2 bên đều bị thiếu, trước khi chữa thiếu (hư) 1, sau khi chữa thiếu (hư) cả 2. Thuốc Tây thường bị khuyết điểm này (chỉ tả mà không bổ) nên loại trừ được triệu chứng nhanh chóng nhưng bệnh hay bị tái lại v́ cơ thể càng uống thuốc lâu càng suy yếu.

Ở trường hợp 1 người khoẻ mạnh b́nh thường th́ có thể dùng Lục Vị 6g, Kim Quỹ 3g mỗi ngày. Nếu đại tiện lỏng nhăo th́ ngưng Lục Vị, nếu bị bón th́ ngưng Kim Quỹ. Cứ như vậy mà dùng, dùng lâu sức khoẻ sẽ bền bỉ, chắc răng, đen tóc, ít bệnh tật.

Phó
 
Reply with a quote
Replied by Dinh Dong (Hội Viên)
on 2016-03-21 04:48:28.0
Em cám ơn Bác Phó nhiều,

Giải thích cặn kẽ và h́nh tượng dễ hiểu của Bác lại bổ xung kiến thức về cách dùng thuốc cho em (và cho mọi người) rất nhiều. Thế th́ em vẫn cứ uống Lục Vị và Kim Quỹ để bổ từ từ. Và đúng vậy, từ khi uống thuốc Đông Y em thấy ít khi bị bệnh vặt lắm, thiên hạ th́ đau ốm nhưng em vẫn thấy cơ thể ḿnh chống chọi bệnh tật khá hơn và có bị nhưng nhẹ hơn mọi người nhiều và cũng chóng b́nh phục hơn.

Chúc Bác Phó luôn an mạnh và gặp nhiều may mắn.
Kính
Đinh Đông

 
Reply with a quote
Replied by Dinh Dong (Hội Viên)
on 2016-06-06 11:46:52.0
Em chào Bác Phó và các Thầy,

Tuần trước ngồi uống cà phê với bạn cũ, ông bạn biết em hay uống thuốc ta và đọc mấy cuốn sách thuốc, nhân tiện ông bạn ấy mang toa thuốc ra hỏi, nhưng khổ nỗi toa thuốc chỉ ghi tên vị thuốc, tính chất, vào kinh can thận hay phế ..., mà không ghi tên toa là ǵ và phân lượng mỗi vị là bao nhiêu. Về nhà em loay hoay lục lọi hết cuốn sách thuốc này đến t́m trên trang web kia nhưng cuối cùng chịu thua không thể t́m được tên của toa nên đành chịu thất hứa với anh bạn là sẽ nói cho biết toa thuốc tên ǵ và hàm lượng ra rao. Nay em phải cầu cứu Bác Phó và các thầy trên Diễn Đàn xin cho em biết tên toa này là ǵ? Chũa ǵ và hàm lượng ra sao?

Thành phần toa thuốc như dưới đây:

1. Thục Địa (ôn) – Can, Thận.
2. Sơn Thù (hơi ôn) – Can, Thận.
3. Hoài Sơn (b́nh) – Tỳ, Phế, Thận.
4. Phục Linh (b́nh) – Tâm, Tỳ, Phế.
5. Câu Kỷ Tử (ôn) – Can, Thận, Phế.
6. Nhục Thung Dung (ôn) – Thận, Đại Trường.
7. Xà Sàng Tử (ôn) – Thận, Tam Tiêu.
8. Tiên linh tỳ (Dâm Dương Hoắc) (ôn) – Can, Thận.
9. Bạch Nhân Sâm (ôn) – Phế, Tỳ, thông 12 kinh.
10.Ba Kích (ôn) – Can, Thận.
11.Cữu Thái Tử (Hạt Hẹ, Cửu Tử ?) (ôn) – Can, Thận.
12.Ngủ Vị Tử (ôn) – Tâm, Phế, Thận.

Kính mong Bác Phó và các Thầy vui ḷng cho biết tên thang và phân lượng ạ.

Chúc Bác và các thầy luôn an mạnh.
Kính
Đinh Đông
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2016-06-07 04:55:34.0
Chào Đinh Đông,
Toa này tôi nghĩ là toa Đô Khí Hoàn gia giảm để ngâm rượu (bỏ Đơn b́ và Trạch tả v́ 2 vị này không dùng trong thuốc rượu). Vị 1, 2, 3, 4, 12 là thành phần của Đô Khí Hoàn. Các vị c̣n lại đều là vị bổ dương. Nếu dùng để ngâm rượu th́ có thể bỏ Ngũ vị tử hoặc dùng liều nhỏ v́ vị này sẽ làm cho rượu có vị chua. Thục địa có thể dùng 30g, các vị c̣n lại 8-10g. Toa này rất nóng, không phải bị dương hư th́ không dùng.
Phó
 
Reply with a quote
Replied by Dinh Dong (Hội Viên)
on 2016-06-08 03:09:14.0
Em cám ơn Bác Phó nhiều.
Thang này rất nóng, vậy là nó bổ thận tráng dương phải không? Và nó có thể thay thế cho bài Bát Vị Quế Phụ được không ạ?

Chúc Bác luôn an mạnh.
KÍnh
Đinh Đông.

 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org