Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Y Học Cổ Truyền >>

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Replied by quangthong02 (Hội Viên)
on 2012-06-22 23:58:31.0
Chào Triok!
Bây giờ đến lượt thầy Phó bận nên tôi thay thầy giải thích cho em.
Em kiểm tra xem có đúng là "金锁固精丸" hay không. Các vị bao gồm:(1)沙苑蒺藜 (sa uyển tật lê), (2)芡实(khiếm thực),(3)莲须 (liên tu),(4)龙骨(long cốt),(5) 牡蛎 (mấu lệ),(6) 莲子(liên tử).
Nếu đúng như vậy thì tốt. Còn không thì có thể do lỗi in ấn. Vì bài này không thể thiếu Sa Uyển Tật Lê. Em cứ yên tâm dùng, vì nhà sản xuất chắc chắn sẽ không bỏ sót vị này.
Hai loại trên em dùng chung với nhau. Liều lượng vẫn giữ nguyên, không giảm xuống.
Trần Quang Thống.
 
Reply with a quote
Replied by Triok. (Hội Viên)
on 2012-06-23 00:55:26.0
Chào bác quangthong va bác Phó. Trước hết con xin chân thành cám ơn hai bác. Đã bỏ thời gian giúp cháu. Cháu xem lại thì dúng là tên tiếng hoa như bác ghi ở trên. Trong thành phần chỉ có sa uyển tử. Bác chưa trả lời cháu là uống ngày 2 lần được không bác? Hay chỉ cộng hai thứ uống ngày một lần.
 
Reply with a quote
Replied by quangthong02 (Hội Viên)
on 2012-06-23 01:15:09.0
Chào Triok!
Sa uyển tử còn có các tên: Sa uyển tật lê, Đồng tật lê, Mạn hoàng kỳ, Hạ hoàng thảo, Đồng châu bạch tật lê, sa uyển bạch tật lê, Sa uyển tật lê tử, Sa tật lê (mình phải dài dòng vậy để mọi người cùng tham khảo mà).
Ngày em uống ngày 2 lần. Mỗi lần uống kết hợp cả hai loại, uống lúc bụng đói.
Buổi sáng em ngồi quay lưng về hướng Đông khoảng 15 - 30 phút; buổi chiều cũng vậy, nhưng quay lưng về phía tay. Hít thở sâu, nhẩm trong đầu một bài hát thật vui, hoặc tốt nhất là tưởng tượng một đoạn nhạc cổ điển (thường thì của J.S Bach sẽ dễ nhớ và du dương hơn); hoặc một bài thơ mà em thích. Đó là phương pháp thiền cho bất cứ ai, rất hiệu quả. Hướng ngồi thì có ý nghĩa là đón dương khí. Sau một thời gian tập, em có thể khống chế được cả tình trạng xuất tinh sớm, di tinh (Âm nhạc điều trì bệnh cực kỳ hiệu quả nếu biết cách).
Tôi thường nghe hai bản này khi thiền, bạn tham khảo nhé:
Serenade (Schubert)(bản này thì ai cũng biết. Dùng để thiền bất cứ lúc nào): http://www.youtube.com/watch?v=ZpA0l2WB86E
Love Goes Gracefully (Yuhki Kuramoto) (thiền những lúc căng thẳng, về ban đêm): http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=DlGlSx1wuV
Trần Quang Thống.
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2012-06-23 01:26:21.0
Serenade của Schubert là bản thích nhất của tôi đấy, tôi vẫn tập piano bản này ở nhà. Cái link youtube của thầy cũng là link mà tôi thường nghe. Bản này có âm điệu rất du dương, chỉ cần nghe tiếng nhạc trổi lên là tôi quên hết tất cả xung quanh.
 
Reply with a quote
Replied by Triok. (Hội Viên)
on 2012-06-23 04:52:59.0
Chào hai bác. Con sẽ down cái bản trên đem vào cái mp3 của cháu. Để ngồi thuyền như bác chỉ. Bác giải thích tên sa uyển tật lê còn gọi là sa uyển tử thì đúng là các vị điều đúng rồi. Chúc 2 bác dòi giàu sức khỏe.
 
Reply with a quote
Replied by Triok. (Hội Viên)
on 2012-06-24 09:47:25.0
Chào bác quang Thống. Cho con hỏi thêm cái này ạ. Bài kim tỏa cố tinh, có vị sa uyển tử là chủ dược vậy bài này bổ dương nhiều hơn bổ âm phải không bác? Vì sa uyển tử bổ thận dương. Xin cám ơn bác.
 
Reply with a quote
Replied by quangthong02 (Hội Viên)
on 2012-06-24 14:17:38.0
Chào thầy Phó!
Hóa ra thầy phó cũng chơi Piano. Vậy là em có thêm đồng nghiệp rồi. Hiii! Không biết đến bao giờ mới có dịp ngồi lại với nhau, làm một đêm đại nhạc rượu nhỉ (sau đó thì Trà đạo, vì thầy Phutudu không uống rượu được, mà thầy Phutudu thì lại mang rượu Phụ tử đến thì phải đãi lại rượu chứ. Hehe!).
Chào Triok!
Trong bải Kim Tỏa Cố Tinh Hoàn thì Sa uyển tử là chủ dược (quân)dùng để bổ thận cố tinh; Khiếm thực, Liên tử là "Thần", có tác dụng ích thận cố tinh, lại bổ cho tỳ khí. Đồng thời liên nhục có công năng thông giao cho Tâm Thận; Long cốt, Mẫu lệ là "Tá", có tác dụng có sáp chỉ di (trị di tinh); Liên tu cũng là "Tá", có tác dụng thâu liễm cố tinh. Trong sách Bản Kinh Phùng Nguyên nói: "bài này tính giáng mà bổ, ích Thận, trị thắt lưng đau mỏi, là thuốc chủ yếu để sáp tinh và trị hư lao, là phương cố tinh tốt nhất.
Các vị trong bài hợp dùng có tác dụng vừa bổ thận dương, lại cố tinh, mạnh cho ngọn và gốc, là phương trị ngọn là chính (trị triệu chứng. Chính vì vậy, nó thường dùng kết hợp với các phương thang khác). Vì phương này vừa có công năng kín đáo cho thận khí, cố tinh, lại chuyên trị Thận hư hoạt tinh. Vì vậy mà gọi là "Kim Tỏa Cố Tinh Hoàn" (Kim tỏa là ổ khóa vàng).
Chào thân ái!
Trần Quang Thống.
 
Reply with a quote
Replied by Triok. (Hội Viên)
on 2012-06-25 19:22:49.0
Chào bác quangthống. Cám ơn bác đã giải thích cho cháu rất cặn kẽ, như thế là bác kết hợp bài kim tỏa cố tinh hoàn và lục vị hoàn để vừa bổ âm và bổ dương luôn. Con có thể uống thêm quy tỳ hoàn vào buổi trưa để củng cố việc ăn uống và dưỡng tâm vì con hay bị hồi hợp tim đập nhanh. Xin bác xem dùm. Cám ơn bác.
 
Reply with a quote
Replied by Triok. (Hội Viên)
on 2012-06-30 00:50:20.0
Chào bác Phó. Sau khi con uống KTCTH + lục vị hoàn con bị thở hụt hơi quá. Bây giờ con con uống KQTKH+KTCTH Mỗi thứ nửa liều buổi sáng, tối lục vị hoàn như bác hướng dẫn lúc trước và con uống thêm quy tỳ lúc trưa thì thấy hiện tượng hụt hơi có giảm. Xin bác xem giúp uống như thế có được ko? Cám ơn bác.
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2012-06-30 19:50:07.0
Chào Triok,
Em có thể dùng thêm Quy Tỳ vào buổi trưa. Lục Vị và KTCTH vẫn dùng theo thời biểu bình thường. Em có còn triệu chứng mộng tinh và di tinh không?
 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org