Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Y Học Cổ Truyền >>

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2012-05-09 17:55:13.0
Chào thầy Phutudu,
Pháp trị thanh nhiệt, giải độc, lương huyết của thầy rất hợp ư với tôi. Độc tố là ngoại nhân từ ngoài vào gây bệnh nên ngoài uống thuốc tôi thường dặn các bệnh nhân phải ăn uống kiêng cữ. Tôi đă chữa được khá nhiều ca bệnh vẩy nến. Có 1 vài ca bệnh uống thuốc hoàn toàn không có biến chuyển ǵ như trường hợp một em làm ở xưởng gỗ, bị nổi sần khắp chân và ḿnh mẩy, uống hơn 1 trăm thang đă được gia giảm nhiều lần mà vẫn không suy xuyển. Tôi cho rằng em ấy bị dị ứng với các loại gỗ và hóa chất tại xưởng làm (chính tôi cũng rất dị ứng với gỗ sồi). V́ không loại trừ được nguyên nhân gây dị ứng và tránh được độc tố nên uống thuốc chỉ bớt được chút ít rồi lại nặng lại. Nghĩ lại tôi vẫn thấy buồn v́ em ấy đă kiên tŕ uống thuốc rất lâu.
 
Reply with a quote
Replied by Thiện Nhân (Hội Viên)
on 2012-05-09 21:22:56.0
chào thấy phutudu

thầy thiết sự say mê với bài viết của ḿnh quả là yêu nghề nghiệp.
bác pho có o diễn đàn từ lúc trang web bắt đâu hoạt động tới nay .bác vân dử vửng tính kiên tŕ và âm thầm giúp đỡ bệnh nhân.
nạy thêm thầy phutudu nủa quả là hay,có người tâm sự.chia sẻ,thảo luận trao đổ về kinh nghiệm chữa bệnh.
để t́m ra bài thuốc chữa có hiệu quả nhanh mà giảm chi phí cho người bệnh quả là hữu hiệu.

Về pháp chữa trị, giai đoạn đầu ngoài thanh nhiệt giải độc lương huyết, tôi c̣n cho hoạt huyết hóa ứ, ở giai đoạn sau tôi cho bổ thêm khí huyết, nhuận huyết. Với pháp đồ nay tôi đă điều trị khá thành công nhiều ca vẩy nến có thâm niên.

thầy phutudu nên nói ra liều tŕnh của bài thuốc uống bao nhiêu ngày th́ 1 liêu tŕnh.v́ cháu thấy bài này rất mát.nếu uống lâu sẻ hao tổn nguyên khi.làm tỳ vị suy yếu.
thầy có thể nói rỏ hơn cho cháu biết được không a.
cháu chân trọng cảm ơn
thiện nhân





 
Reply with a quote
Replied by phutudu (Hội Viên)
on 2012-05-11 13:31:57.0
Kính chào các thầy và mọi người!
Hôm nay tôi xin được tiếp tục trao đổi thêm với các thầy và mọi người về kinh nghiệm lâm sàng của tôi đối với bệnh vảy nến á sừng.
Bài thuốc thanh nhiệt giải độc lương huyết hoạt huyết hôm trước tôi kê toa liều lường là dành cho người có sức khỏe tốt, đối với người mà có sk yếu và hư nhược th́ cần phải tùy cơ mà ứng biến gia giảm thêm vị hoạc liều lượng cho phù hợp với từng người cụ thể trên lâm sàng , Trong quá tŕnh điều trị cũng cần phải linh động gia giảm theo sự biến đổi của cơ thể và t́nh trạng bệnh của mỗi bệnh nhân để thu được hiệu quả cao nhất.
về thời gian là số thang thuốc trong liệu tŕnh đầu th́ cũng tùy thuộc vào từng bệnh nhân và mức độ bệnh. mỗi lần cắt thuốc th́ tôi thường cắt 3- 5 thang, thời gian th́ thường bệnh nhân uống khoăng 20-25 thang là hết liệu tŕnh đầu ( lúc này hầu như bệnh của bệnh nhân đă đi vào ổn định trên lâm sàng bệnh nhanan hết ngứa, các vết bong vẩy ko c̣n bong tróc nữa mà đă ổn định và dang liền sẹo.
C̣n về bài thuốc th́ đúng là như Thiện Nhân dự đoán, bài thuốc này rất mạnh, liều lại cũng hơi cao, nhiều vị thuốc mát, nếu uống nhiều sẽ làm hao tổn nguyên khí và tỳ vị , làm cho bệnh nhân ăn uống ko thấy ngon miệng nhiều, có người c̣n sụt kư. Tuy nhiên đối với những người có sức khở tốt th́ ko sao cả, họ sẽ phục hồi lại nguyên khí ở liệu tŕnh tiếp theo, c̣n với người có sức khỏe yếu cần phải kim bổ và kim tả cho họ tùy theo từng t́nh trạng của bệnh nhân để ḿnh nên gia thêm thuốc bổ như thế nào cho phù hợp mà vẫn đạt được hiệu quả về chữa bệnh .
Giai đoạn này độc tố của bệnh nhân sẽ xổ và đào thải ra ngoài rất nhiều, ( ai mà đào thải ồ ạt ra nhiều th́ tiên lượng người đó sẽ nhanh hết bệnh và ngược lại), tùy từng nguwoif mà h́nh thức dào thải khác nhay, có người đào thải banwngf đường đại tiện (đại tiện lỏng, hôi thối), hoặc tiểu tiện (đục hoặc vàng, hoặc tiểu trong mà nhiều), có người th́ đường Kinh nguyêt (kinh nhiều, xấu, có trường hợp kịn xuống như nước cà phê đen hoặc cà fee sữa đặc, mùi rất hôi),hay gặp nhất là độc tố lần lượt trổ ra khắp người và rất ngứa, có người ngứ muốn phát điên người luôn, các vảy nến -á sừng mọc lên khắp người và có thể thành 2-3-4 đợt, mức độ sẽ giảm dần và hết, ko thấy phát lên nữa và hết ngứa. Chính v́ vậy mà trong giai đoạn này ngaoif uống thuốc cần phải kết hợp với thuốc ngâm, tắm rửa và bôi bên ngoài th́ bệnh mới nhanh hết và giảm cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.
thuốc ngâm rửa th́ thôi dùng nước sắc xuyên tiêu (Xuyên tiêu 20g tán nhỏ cho vào túi vải và đun sôi 10-15', ngâm rửa khi nước c̣n ấm), nước xuyên tiêu có tác dụng sát khuẩn, giảm đau -ngứa, và có tác dụng làm săn các vết thương rất tốt. Cao bôi th́ tôi tâm đắc nhất là Tử Vân Cao do chính tay tôi chế ( thành phần: Tử căn, đương quy, dầu vừng, hoàng lạp, đồn chi( mỡ heo)), thực tế lâm sàng cho thấy Tử vân cao có tác dụng với rất nhiều bệnh ngoài da, đặc biệt là đối với nững thể bệnh mà có hiện tượng da khô ráp, sần sùi, ngứa trầy xước chảy máu, bỏng, trĩ, mụn nhọt... Cao này có tác dụng giảm đau tiêu độc và làm lành sạo phải nói là cực hay, bản thân tôi đă sử dụng nó và thấy hiệu quả th́ vô cùng lợi hại.Lần đó khi tôi đang dùng chiếc cưa máy để xẻ gỗ th́ do vô ư tôi đă bị lưới cưa xẻ dọc vào ngón trỏ tay trái( vết tương do lưỡi cưa máy nên rất rộng và sâu phạm vào 1/2 phần móng tay, hôm đó tôi lại vừa mới chế xong nồi cao hôm trước nên tôi liền lấy đắp vào vết thương và băng lại ngay, ( dây là lần đầu tôi thử nghiệm, sau đó tôi vẫn làm b́nh thường mà ko thấy đau nhức ǵ cả, tôi nghĩ chắc tối nay nó mới đau (v́ thông thường là vậy mà), nhưng đến tối tôi thay bằng một lần nữa(lần thứ 3) rồi ngủ 1 mạch đến sáng hôm sau mà vẫn ko thấy đau, tôi ko tin vào cảm nhận của ḿnh nữa, tôi liền lấy thử ngón tay đau gơ gơ xuống bàn (gơ cũng khá mạnh) mà ko thấy đau đớn ǵ cả, sau ít hôm vết thương lành lại và ko để lại vết sẹo nào dù là nhỏ, lúc đó tôi chỉ biết thốt lên Thật là ko thể tin nổi, thời gian sau tôi lại bị bỏng ở tay, vết bỏng đang dau rát khi tôi bôi cao vào chỉ khoăng 5' sau là thấy hết đau hết rát ngay, và sau khi vết bỏng lành th́ cũng ko để lại tư sạo nào.Nhiều năm nay tôi đá dùng nó và thấy hiệu quả th́ thực sự là tuyệt vời. Về cách chế cao này nếu mọi người muốn tôi sẽ viết và hướng dẫn cách chế cũng như công dụng của nó cho mọi người biết.), với các mảng vẩy nến-á sừng dù cứng và dày đến bao nhiêu nhưng khi bôi cao lên là ngay lập tức vết vảy sẽ mềm và bong ra, rất hay.
khi thấy các vết vảy nến ko phát ra nữa th́ lúc đấy độc tố đă gần như đă được đào thải ra hêt khỏi cơ thể, thang thuốc trên sẽ giảm bớt liều luongj và một số vị như bỏ liên kiều, ké đầu ngựa,bạch cương tàm, chỉ xác,, hoàng bá nam,, thổ phục linh, nguu tất, bồ công anh(bỏ hoạc giảm liều) gia vào thêm mấy vị bổ huyết nhuân huyết và bổ khí như: Đương quy 20g, Bạch thược 15g, Hà thủ ô 15g, long nhăn 15g, bạch truật 12g đảng sâm 15g, Hoàng kỳ 15g, hạt sen 15g, cám lụa gạo 30g( bọc túi vải mỏng), có thể uống thêm 7-10 thang này nữa là khỏi bệnh, thang thuốc có thể gia giảm linh hoạt tùy theo sự biến đổi và tiến triển của bệnh nhân. Cho phù hợp từng nguwoif. Sau khi cho bệnh nhân ngưng thuốc phải dặn bệnh nhân chưa nên ăn đồ biển , những thức ăn mà có thể gây dị ứng cho bệnh nhân trước đây, sau khoăng 1tháng -2 tháng theo dơi nếu thấy b́nh thường mới ăn ít và ăn thử để xem phản úng của cơ thể như thế nào , nếu thấy b́nh thường mới được ăn tiếp ¿
tôi xin chia sẻ cùng các thầy và mọi người một số kinh nghiệm của tôi về chẩn đoán và điều trị căn bệnh khó trị này ,mong có thể cùng các thầy có thể mang lại được niềm vui ¿ niềm hạnh phúc, cho những bệnh nhân đang mắc phải, giúp họ trở vui vẻ trở lại với cuoc sống hang ngày mà họ luôn mong ước.
Thân ái !
Phutudu

 
Reply with a quote
Replied by Thiện Nhân (Hội Viên)
on 2012-05-11 23:31:27.0
chào thầy phutudu
thật sự cảm ơn thấy phutudu đả chia se kinh nghiệm quư báu của minh cho mọi người được biết, được tham khảo và được học hởi ơ những bậc thầy bậc tiền bối thật sự vinh hạnh khi đọc được bài của thầy.
tối hôm qua cháu đi mua 1 quyển sách Y Học cổ truyền với giá 250 VND cháu đọc được những suy nghỉ mà người soạn sách nêu cao nền y học cổ truyền đưa nền y học lên cao,khi nói không có đê cập đến nền y học hiện đại phân tích thấu đáo.
học được 9 đều luật của hai thượng lăng ông để lại,thật là hạnh phúc
nhưng củng thiệt bất ngờ một điều rằng,nền y học cổ truyền nước ta đang đi xuống chăng,
cháu đi trên dường tới nhà sách thấy tiệm thuốc tay y mọc nên như nấm, bệnh viện nhà nước và tư nhân cháu đếm được 6 cái từ nha tới nhà sách chưa tới 10 cây số.
chưa tính biết bao nhiêu tiệm thuốc tay mọc lên như nấm .nghĩ trong người không lẽ con người ơ đây bệnh tật nhiều thế chăng,nghề tay y kiếm tiền dể vấy,làm ăn nên vậy.
sung quanh đó bói ra một tiệm thuốc bắc cửng chẳng có,vậy là sao...

đúng như thầy quangthông02 nói người trong ngành đọc c̣n không hiểu được huống chi là người khác phải có lư luận phân tích rỏ rang dể hiểu th́ người ta mới tin ở ḿnh.chứ không phải chém gió,hay một cái thùng rổng kêu to.
để cao nên y học cổ truyền lên cần sự bày tỏ viết rỏ ràng phân tích tỷ mỉ,
trước đây ít ngày gia nhập diễn đàn này thật sự cháu rất CẨU THẢ nhờ thầy quang thống làm cho cháu tỉnh ngộ,thầy chỉ dạy cho cháu nhiệt t́nh phân tích hướng dẫn mọi thứ,học theo thái độ của phép tắc của một người lương y.
hải thượng lăng ông có nói
nếu không làm được tướng giỏi th́ cũng làm được một ông thầy lang giỏi giúp dân

cháu cảm ơn thầy quangthong02-thầy phó-bác noidat-và thầy phutudu -đả nâng đở cho cháu trong những thời gian qua

thật sự một ngày làm thầy cả đời làm thầy cháu luôn luông học theo y nguyện và đạo đức của thầy quang thông-thấy pho-thầy phutudu lương y như từ mẫu

thiện nhân

 
Reply with a quote
Replied by phutudu (Hội Viên)
on 2012-05-12 12:36:41.0
Thân chào Thiện Nhân!
Tôi thấy bạn là người ham học hỏi, chịu khó t́m ṭi nghiên cứu và cũng rất có tâm với nghề, bạn cứ cố gắng lên tôi tin bạn sẽ được đền đáp, bạn c̣n trẻ nên chịu khó Học - Đọc _và Làm thật nhiều, đối với bạn bây giờ th́ cần t́m bệnh mà chữa chứ đùng để bệnh t́m đến ḿnh, có thể bạn sẽ có nhiều thất bại trên lâm sàng, nhưng bạn đừng nản, chính những thất bại đó sẽ là người thầy của bạn trong sự nghiệp cao cả mà bạn đă lựa chọn.
Chúc bạn thành công và chung thủy sắc son với nghề hay nói đúng hơn là với sự nghiệp của bạn!
Thân ái!
Phutuddu
 
Reply with a quote
Replied by Thiện Nhân (Hội Viên)
on 2012-05-12 20:19:07.0
chào buổi sáng thầy phutudu:

hề hề mấy hôm nay không thầy thầy lên diễn đàn tra lời bài ,sang hôm nay cháu đậy sớm lên diễn đàn kiểm tra thông tim ma tin nhăn của ḿnh rồi,
hề cháu sẻ cố gắng,nhưng cháu tin là không có sự thất bại đâu bác phutudu a,
bởi v́ xung quang cháu đả có những người tùng trải âm thầm giúp đỡ cháu,
-thầy phó
-thầy quang thông
-thầy phutudu
-bác noidat
cháu nghỉ trước đây các vị tiền bối đi trước đả hiểu và củng đả thấu hiểu va củng rút ra được nhiều khinh nghiệm trong cuộc sống và cháu sẻ học kinh nghiệm từ sụ thất bại cảu đó trên lâm sàn va thục tế,
cháu nghỉ họ sẻ không ngần ngại chia sẻ kiếm thức quư báu đó cho người khác.
và thấy cửng chia sẻ kinh nghiệm của thầy rút ra cho minh lên diễn đàn đó thôi.
và cháu sẻ học từ điều đó.
hề hề
thân chào thầy,chúc thấy 1 ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ và hạnh phúc,
với cháu th́ rất là hạnh phúc v́ cháu có tới 4 người thầy luôn
hề hề may mắn quà,có duyên mới gặp nhĩ
hề hề
cảm ơn thầy

thiện nhân
 
Reply with a quote
Replied by quangthong02 (Hội Viên)
on 2012-05-15 01:30:44.0
Chào thầy Phutudu!
Các quan sát của thầy hoàn toàn đúng với kinh nghiệm lâm sàng của tôi vậy. Tôi thấy tôi và thầy có nhiều quan điểm và phương pháp lâm sàng giống nhau, tôi có cảm nhận chúng ta c̣n nhiều điểm giống nhau nhưng chưa bộc lộ hết. Đúng như thầy nói, đến thời điểm nhất định trong chứng vẩy nến, người bệnh sẽ xuất hiện ngứa mạnh và có hiện tượng đào thải đặc thù. Thầy Phó ở nước ngoài nên thường thận trọng với t́nh trạng này, hơn nữa, người ở các nước phương tây, khi uống thuốc vào mà thấy ngứa th́ cho là dị ứng, và nghi trong thuốc có thành phần độc tố cao. Chính v́ vậy, tôi quan sát các bệnh án do thầy Phó chữa, cho thấy bệnh nhân giảm rất nhanh, rất hiệu quả, thông qua t́nh trạng đào thải, ngứa tăng, nhưng bệnh nhân thường sợ hăi và phàn nàn.
Điều tôi muốn nói hôm nay là tôi xin bổ sung thêm một số thông tin về Tử Vân Cao mà thầy đă quảng đại phổ biến.
Trong sách Y Học Tập Thành (Lưu Thanh Thần ¿ năm 13 ¿ thời Đồng Trị - đời Thanh trước tác), quyển 3 ¿ mục ¿Y Gia Bị Dụng¿ (những phương thuốc buộc phải có sẵn của người làm y) gồm có các bài Thốn Kim Đơn (寸金丹), Phổ Tế Đơn (普济丹), Đỗ Linh Đơn (杜灵丹), Tử Kim Đĩnh (紫金锭), Ngộ Tiên Đơn (遇仙丹), Thông Quan Tán (通关散), Bách Thuận Hoàn (百顺丸), Bị Cấp Hoàn (备急丸), Khống Diên Đơn (控涎丹), Lạp Phàn Hoàn (蜡矾丸), Lục Vân Cao (绿云膏), Tử Vân Cao (紫云膏), Hồi Sinh Đơn (回生丹), Thất Ly Tán (七厘散), Bát Ly Tán (八厘散), Chế Ngải Nhung Pháp (制艾绒法). Bài ¿Tử Vân Cao¿ trong sách này gồm: ¿Đương quy, Xích thược, Khương hoạt, Độc hoạt, Bạch cập, Bạch liễm, Thương lục, Mă tiền tử, Bế ma nhân (hạt thầu dầu), Sinh đại hoàng, mỗi vị 1 lạng; tóc đàn ông 1 nắm, dầu vừng 2 cân. Dùng dầu vừng ngâm các vị thuốc trong 3 ngày, sau đó nấu cao, cho đến khi dầu và thuốc c̣n 1 cân, dùng 8 lạng sao Hoàng đơn ḥa đều với cao, sau đó trát đều lên giấy làm cao dán. Có tác dụng trị lở loét, chó cắn, dao chém, té ngă tổn thương, các chứng độc gây u nhọt, rất thần hiệu.
Bài ¿Tử Vân Cao¿ mà thầy Phutudu nói là bài chép trong sách ¿Ngoại Khoa Chính Tông¿ (tác giả là Trần Thực Công (陈实功), người đời Minh, trước tác năm 1617). Thành phần gồm: Tử thảo 50g, Địa du 50g, Đương quy 50g, Băng phiến 5g. Các vị trên, Băng phiến th́ nghiền mịn; Tử thảo ngâm tẩm với 250g dầu Vừng, mỗi ngày đảo đều 1 lần, cho đến khi dầu vừng đổi thành màu đỏ thẫm, lọc sạch, lại dùng 250g dầu vừng khác, cho Đương quy, Địa du vào ngâm cho thấm, sau đó nấu cho đến khi chuyển sắc vàng, lọc sạch, nhân lúc c̣n nóng th́ dùng 100g Hoàng lạp (sáp Ong) ḥa vào dầu, đảo cho tan, lọc sạch, chờ đến khi ấm th́ cho dầu Tử thảo vào ḥa đều, tiếp theo cho Băng phiến vào đảo tiếp cho đều, để nguội cất đi mà dùng. Riêng về công dụng của bài này th́ phạm vi rất rộng, thường làm sẵn để dùng trong gia đ́nh. Có tác dụng giải thai độc, trừ phong thấp, trị trẻ em hăm da, lở loét, chốc lở vùng đầu, côn trùng cắn đốt. Trị các bệnh ngoài da, viêm da dị ứng, bệnh vẩy nến, phỏng lửa phỏng nước, trầy trụa rách da, mụn nhọt đinh nhọt¿ nhưng để điều trị các chứng bệnh ngoài da hoặc vẩy nến, th́ lại cần phải gia giảm thêm các vị khác nữa mới có hiệu quả cao. V́ vậy, trên lâm sàng, các phương này thường được thầy thuốc đặc chế riêng cho mỗi bệnh nhân dùng.
Trên đây là một số thông tin tôi bổ sung thêm, để giúp phân biệt hai loại Tử Vân Cao khác nhau. Nếu có thêm kinh nghiệm ǵ, th́ thầy Phutudu lại tiếp tục chia sẽ thêm nhé.
Chào thân ái!
Trần Quang Thống.

 
Reply with a quote
Replied by phutudu (Hội Viên)
on 2012-05-15 11:36:55.0
Thân chào thầy Q.Thống!
Cảm ơn thầy về những chia sẻ về quan điểm trong thực tế lâm sàng cũng như về 2 bài Tử vân cao mà thầy đă đề cập ở trên. Tôi cũng xin có đôi lời sơ qua về Tử vân cao bài thuốc mà hiện tại tôi đang dùng:
Bài thuốc Tử vân cao này c̣n có tên là "Nhuận cƠ cao", được ghi trong phần Ngoại khoa chính tông của cuốn " Các bài thuốc gia truyền" của Hanaoka Seishu người nhật ,và được một số vị lương y người Nhật trọng dụng và đánh giá rất cao về tác dụng nhuận cơ và tiêu viêm giảm đau ở các bệnh ngoài da, thành phần bài thuốc gồm Tử căn (ko phải Tử thảo), ĐƯƠng quy, hoàng lạp, dầu vừng, mỡ heo, về công thức và cachs chế biến cũng như công dụng của nó trên lâm sàng tôi sẽ cố gắng viết một bài riêng để các thầy tham khảo và ứng dụng.
thầy cứ yên tâm, nếu có duyên với nhau tôi và thầy (cũng như thầy Phó, Thiện Nhân, và các thầy tham ra diễn đàn) sẽ dần dần hiểu nhau và chia sẻ với nhau nhiều hơn, cái duyên của tôi đến vơi nghề cũng như điều kiện hoàn cảnh của tôi cũng rất khác với thầy, nên có thể thầy chưa hiểu tôi nhiều (mà ngược lại tôi cũng vậy), tham gia diễn đàn tôi cũng như thầy và bao người thầy tâm huyết khác. chỉ mong được học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm để mở rộng thêm kiến thức về y học cũng như có thể góp một phần nhỏ bé nào đó giúp cho những bệnh nhân thoát khỏi sự khổ đau về thể xác cũng như tinh thần khi mang bệnh tật trong người. Tôi hy vọng chúng ta sẽ làm được điều đó một cách thật trọn vẹn và hạnh phúc!
Chúc cho diễn đàn ngày càng là niềm tin và điểm tựa vững chắc cho nhiều Thầy thuốc cũng như bệnh nhân yêu nền Y học cổ truyền Việt Nam.
Chào thân ái!
Phutudu
 
Reply with a quote
Replied by quangthong02 (Hội Viên)
on 2012-05-15 13:41:26.0
Chào thầy Phutudu!
Những vấn đề tôi muốn nói cũng chính là vấn nạn của việc dịch sách vô tội vạ của Việt Nam.
Tử thảo c̣n có các tên khác là Tử thảo căn, Tử căn, Sơn tử thảo, Hồng thạch căn, Nha tử thảo... và nhiều tên khác. Trong Đông y, thường dùng nhất là Tử thảo.
Thật ra, cuốn "Các Bài Thuốc Gia Truyền" của Hanaoka Seishu mà thầy Phutudu nói, chính là cuốn "漢方治療の実際" (Hán Phương Trị Liệu Thực Tế) Do tác giả là Danh y người nhật là "華岡青州" (Hanaoka Seishu 1780 - 1835)tập trung các bài thuốc cổ phương lại, đặc biệt là các bài trong Thương Hàn Luận. Nhưng khi vào Việt Nam, th́ lúc th́ lại dịch thành "200 bài thuốc gia truyền Nhật Bản", lúc th́ "200 bài thuốc gia truyền nhật bản". Riêng ở mục "漢方軟膏"(Hán Phương Nhuyễn Cao) của sách này, có nói là Tử Vân Cao là cổ phương, được trích trong sách "Ngoại Khoa Chính Tông" (Trần Thực Công), chứ không phải như sách tiếng Việt viết thành: "PHẦN "Ngoại khoa chính tông" trong cuốn Các bài thuốc gia truyền của Hanaoka Seishu thuốc c̣n có tên là Nhuận cơ cao". Bài này vốn là của Trần Thực Công, chứ không phải của Hanaoka Seishu. Cách chế th́ trong sách tiếng Việt ghi như sau: "Trước hết cho dầu vừng đun sôi rồi cho mật lạp (sáp ong), mỡ lợn đun cho tan đều, sau đó cho Đương quy vào. Đến độ Đương quy nổi màu, cho Tử cǎn đun sôi 2-3 lần, cho đến khi màu tía tươi nổi lên th́ nhanh chóng hạ lửa, dùng vải để lọc thuốc có màu tía tươi là thuốc tốt. Nhiệt độ khi cho Tử cǎn vào đạt khoảng 140 là tốt. Mật lạp cho nhiều vào mùa hè, mùa đông giảm đi." C̣n trong sách nguyên bản ghi như sau: Đầu tiên, đun nóng dầu vừng đến khoảng 180 độ, kéo dài thời gian đến 1 tiếng, cho đến khi dầu quánh lại, thử nhỏ một giọt dầu vào trong nước, nếu hạt dầu không tan ra là được. Tiếp theo, hạ nhiệt độ dầu xuống ở mức 120 độ, sau đó từ từ cho Đương quy vào, đồng thời bỏ Sáp ong, Mỡ lợn vào theo. Sau khi Đương quy chuyển thành màu vàng xém, nổi lên mặt trên, th́ trút dầu qua màng lọc và lọc bỏ bả. sau đó đun sôi dầu lên độ 142 độ, rồi từ từ bỏ Tử thảo căn vào. Tiếp theo hạ nhiệt độ của dầu xuống c̣n 80độ, rồi trút hỗn hợp ra một cái cối, hoặc cái nồi, dùng chảy thủy tinh hoặc chày đá đánh xơ các vị ra như sợi tơ, sau đó lọc bỏ bả.
Công thức bài thuốc theo nguyên bản như sau:
Tử thảo căn 120g
Đương quy 60g
Mật lạp (sáp ong) 340g
Dầu vừng 1000g
Mỡ lợn 20g
Trên đây là những thông tin chính xác, tôi đưa ra để thầy Phutudu cùng quư vị tham khảo.
Chào thân ái!
Trần Quang Thống.
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2012-05-15 15:08:46.0
Chào thầy Quang Thống và thầy Phutudu,
Rất cám ơn 2 thầy đă bàn luận rất nhiệt t́nh, chia xẻ những kiến thức và kinh nghiệm quư báu của ḿnh. Tuy 2 thầy chỉ nói chung chung về ca bệnh và các loại thuốc nhưng tôi nh́n thấy được ư tứ giúp đỡ và hỗ trợ nên tôi rất cảm kích. Bản thân tôi, các đồng nghiệp, học viên và bệnh nhân đều rất cám ơn sự nhiệt tâm của 2 thầy.
 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 3 4 5 6 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org