Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Y Học Cổ Truyền >>

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Replied by Thiện Nhân (Hội Viên)
on 2012-05-16 05:27:07.0
con chào 3 thầy:

đúng là 1 kiên thức sau rộng và chúng em được học nhiều hơn kinh nghiệm và sách cổ để lại
Nhưng cháu thây là
Tú vân cao-Nhuận cơ cao- c̣n gọi là tam hoàng cao
xuất xứ: nghiệm phương;
tác giă:sa đồ mục tô
-hoàng kỳ sống
-hoàng lạp
-hoàng đơn (ḥa vớ nước chắt đi phơi khô )
-hương du
-đương quy tẩm rượu phơi khô
nấu chung với dàu mè cho đặc làm thành cao ma bội.
đó là thông tin cháu có.
c̣n nhưng vị thuốc trên th́ con xin chịu

thiện nhân
 
Reply with a quote
Replied by phutudu (Hội Viên)
on 2012-05-16 07:33:51.0
Thân chào thầy Q.thống và thầy Phó!
_Tôi thấy thầy Q.Thống giống như là cuốn từ điển sống của Đông y vậy, chính xác bài Tử vân cao mà tôi muón nói ở đây là bài cổ mà thầy giới thiệu ở trên (tuy liều lượng có thay đổi chút xíu so với bài cổ). Thực ra tôi biết bài thuốc này khi tôi c̣n đang là sinh viên, tôi có mượn của người bạn một cuốn sách về ứng dụng thực tế lâm sàng của một tác giả người Nhật bản mà bây giờ tôi cũng ko nhớ tên chính xác tác giả này (h́nh như là của Gs-Ts:Thỉ Số Đạo Minh , ko biết tôi nhớ có chính xác ko. Tôi đọc thấy hay hay nên chép ra cuốn sổ tay để sau này có đk thử ứng dụng xem sao. Sau này tôi đă chế và ứng dụng trong lâm sàng th́ thấy rất hiệu quả ( đặc biệt là với các trường hợp bỏng, da khô ráp), quá tŕnh ứng dụng tôi thấy nó có tác dụng rất rộng với các bệnh ngoài da và mụn nhọt, chính v́ vậy mà tôi mới có ư định viết bài và giới thiệu rộng dăi cho các thầy và mọi người tham khao và ứng dụng nếu có điều kiện, bởi tôi thấy nếu như trong tủ thuốc của mỗi gia đ́nh nếu có hộp cao này sẽ rất tốt. Nay nhờ thầy Thống đă giới thiệu trước rồi nên tôi chắc cũng ko cần viết bài riêng nữa mà tiện đây tôi xin chia sẻ thêm một số kinh nghiệm lâm sàng của bản thân về bài thuốc cao này .
Bài thuốc đó có công thức như sau:
Tử căn: 100 khắc (k) (1 khắc =4g)
Đương quy: 100k
Hoàng lạp (sáp ong): 380k (mùa đông: 350k, mùa hè: 400k)
Dầu vừng: 1000k.
Đồn chi (mỡ lợn): 25k.
Cách chế:
Dầu vừng đun nóng 1-2h, khi giọt dầu vừng đem nhỏ vào trong nước lập tức ngưng kết thành du châu tức là đạt tới ôn độ thích hợp, lúc đấy cho mỡ lợn vào, rồi cho hoàng lạp vào trong dầu vừng, khi 2 vị trên đă ḥa tan hoàn toàn th́ cho Đương quy đă thái nhỏ vào và khuấy đều,, nhẹ nhàng, đợi khi nào màu của đương quy hơi có màu vàng xém th́ nhanh chóng dùng lưới kim loại vớt Đương quy ra, sau đó mới cho chủ dược là Tử căn vào (khi dầu nóng khoảng 140 độ th́ cho Tử căn vào là thích hợp nhất).
Khi thấy Tử căn có trạng thái xém (tiên hóa) và màu của dầu vừng chuyển sang màu nâu đỏ tươi sáng bóng th́ lập tức vớt bả tử căn ra và triệt hỏa, dùng lụa hoặc 4-5 lần vải thưa lọc dầu ấy vào một b́nh chứa, ngày hôm sau dung dịch dầu lạnh đi sẽ trở thành cao dược có độ cứng thích hợp màu tím, lại vừa tươi sáng vừa có chất lượng tốt nhất.
Tác dụng của Tử vân cao theo tài liệu mà tôi tham khảo trên mạng sau này như sau:( http://www.thaythuoccuaban.com/thuoc_chua_benh_viem_dau_images/bgsingly.gif)
Công dụng: Dùng để bôi nẻ, nứt, cước, chai, rôm sẩy, loét, ngoại thương, bỏng, đau do trĩ ngoại, rách hậu môn, viêm da do dị ứng_thuốc. Thuốc dùng khi bị khô, ráp da, lở loét và những t́nh trạng da dị thường_dạng tǎng thực, nhưng thuốc không chỉ dùng cho những người bị khô_da, c̣n làm nhuận và chữa da, làm ngang bằng thịt chỗ bị lồi lơm hoặc bôi lên chỗ da bị biến mầu.
Thuốc rất có hiệu quả đối với bệnh eczema, ghẻ khô, ghẻ, chai chân, mụn nhọt, trứng cá, phỏng nước, mụn cóc, nứt nẻ da, viêm da do dị_ứng thuốc, bỏng, viêm lỗ chân lông, bệnh favus, các loại ngoại thương (xây xước, rách da, bầm tím da), cước, mảng mục (do nằm lâu một_phía), bỏng, lở loét, lở chân trĩ, trĩ lậu, ḷi rom, và những bệnh dưới da. Theo các tài liệu tham khảo như Thực tế ứng dụng, Thực tế trị liệu, v.v...: Nếu dùng để rịt những vết ngoại thương th́ thuốc có tác dụng_cầm máu, giảm đau, đối với những vết thương tổn da th́ thuốc có tác_dụng làm cho lành da nhanh (lên da non). Nếu dùng để chữa các vết xây xát th́ thuốc làm cho da nhanh chóng hồi phục. Nếu dùng để chữa_vết bỏng th́ lập tức hết đau, nếu vết bỏng không nặng th́ nó không để_lại môt tí vết sẹo nào. Nhưng, khi dùng thuốc để chữa bỏng, điều quan_trọng là phải rịt thuốc đủ rộng để trùm hết chỗ bị thương tổn. Khi dùng_để chữa trĩ và ḷi rom th́ phải rửa sạch vết thương rồi mới bôi thuốc. Thuốc dùng để chữa ngoại thương, nứt nẻ da, cước, bỏng, loét da, eczema, rôm sảy, trĩ ngoại, xuất huyết trĩ, ḷi rom, rách hậu môn, lở_loét, khô ráp da mặt. Thuốc dùng để trị hư chứng, các loại bệnh da ngoại thương mang tính chất thiếu máu và khô, ngoài ra, thuốc cũng c̣n có tác dụng chống thối thịt, kích thích lên da non, v.v... Thuốc nhằm chữa cho các vết thương chưa thành mủ, chất bài tiết ra không nhiều, vết thương không sâu. Thuốc cũng c̣n được ứng dụng_để chữa cho những người phụ nữ da khô ráp (cách điều trị cơ bản là_phải uống thuốc trừ ứ huyết).
Thưa thầy Thống, ngày trước khi lần đầu tiên tôi có ư định chế bài cao này (lúc mới ra trường), tôi đi khắp phố HT. Lăn Ông Ở Ha Nội t́m mua vị Tử căn (Lúc này tôi cũng chưa biết mặt mũi vị thuốc nó h́nh dáng ra làm sao cả, bởi tra trong sách th́ tôi chẳng thấy sách nào vẽ hay chụp h́nh vvij thuốc này lên cả thậm chí sách để nói rơ về vị này cũng rất ít (trong các tài liệu mà tôi có). Nhưng đi tới đâu họ cũng lắc đầu," Ko có tử căn, chỉ có tử thảo thôi!", tôi nghĩ tử căn với tử thảo là 1 (theo một số tài liệu nói), nên tôi mua đại 1 kg về, nhưng loại tử thảo nàyko phải là loại tử căn mà ḿnh đang cần, v́ nó là cây thảo nhỏ, ko cố màu tím mà lại màu trắng, h́nh giáng th́ hơi giống vị nhân nhân trần bắc, v́ vậy mà tôi cất đi ko giám dùng, măi đến gần 2 năm sau, tôi chuyển công tác vào miền nam, có dịp tôi mới ghé vào Q5 Tphcm hỏi vị thuốc này, nhưng đi hết tiệm này đén tiệm khác trên con phố LĂN Ông, chỗ nào họ cũng bảo chỉ có Tử thảo ko có Tử căn, và vị Tử thảo mà họ đưa ra giống đúng là vị mà tôi đă từng mua ngoài HN, tôi đang phân vân ko biết giờ phải thế nào th́ thật may mắn tôi gặp được một tiệm họ nói họ biết vị này, ở đây c̣n gọi là Tử căn nhung,( theo mô tả mà sắc của tôi), nhưng hiện tại ko có phải đặt hàng mấy ngày sau mới có, tôi mừng quưnh như vớ được vàng và đặt hàng ngay, mấy ngày sau tôi lại lấy th́ đây có lẽ mới chính là vị Tử căn mà ḿnh t́m bấy lau nay, nó ko có cành lá giống như vị tử thảo mà tôi đă từng mua, toàn vị nó là một màu tím biếc, nó giống như là một miếng vỏ cây màu tím được xếp lên nhau bởi rất nhiều lớp mỏng như lá vậy (ngoài ra tôi thấy bên trong bịch thuốc thỉnh thoảng vẫn có lẫn một ít vị Tử thảo mà tôi đă mua trước đây, v́ vậy mà tôi suy luận có lẽ vị hôm trước đúng là vị Tử thảo, c̣n vị này mới là Tử căn). Sau này khi ứng dụng thấy kết quả tốt tôi mới cho công thức cho bạn tôi làm ngoài HN để chế, nhưng khi đưa mẫu thuốc ra th́ ko có tiệm thuốc nào ở Lăn ông cũng như bên Ninh hiệp có, về sau anh bạn tôi có nhờ người bạn bên Trung quốc mua và gửi về nới có dược liệu để nấu cao. anh ban tôi (và một số đồng nghiệp) sau một thời giian sử dụng cho bệnh nhân bị bệnh ngoài da tthif cũng tấm tắc khen hay.
Riêng về bản thân tôi sau lần nấu cao đầu tiên, lần thứ 2 tôi đă tăng liều lượng vị Tử căn lên và bỏ vị mỡ lợn mà[ thay bằng mỡ trăn (nếu ko có mỡ trăn th́ dùng mỡ gà sẽ tốt hơn mỡ lợn), tôi thấy tác dụng của bài thuốc tăng lên rât nhiều .
về kinh nghiệm lâm sàng th́ tôi thấy đúng như những ǵ trong tài liệu đă nói về công dụng của Tử Vân Cao, tôi thấy nó có tác dụng giảm đau rất hiệu quả mà chính bản thân tôi đă trải nghiệm (như tôi đă nói ở phần trước), các vết bỏng, các tổ chức da bị sừng hóa, (như á sừng vảy nến....), mụn nhọt trứng cá, da khô nứt nẻ, các vết lở ngứa ngoài da, mảng mục, tổ chức da bị biến màu....th́ cao này có công dụng rất hay.
Đấy là những thông tin mà tôi biết và trải nghiệm về loại cao này, xin chia sẻ với mọi người cùng tham khảo và ứng dụng trên lâm sàng nếu có điều kiện!
Chào thân ái!
Phutudu
 
Reply with a quote
Replied by quangthong02 (Hội Viên)
on 2012-05-16 12:56:48.0
Chào thầy Phutudu!
Hôm nay mọi người nhận được sự chia sẽ rất là xương máu của thầy, thật sự thỏa măn. Bên cạnh đó, tôi cũng cảm ơn thầy đă mở thêm một vấn đề nữa để tôi bàn đến, mục đích là để trông người mà ngẫm đến ta trong thực tế hiện trạng Đông Y của Việt Nam. Đó là đề tài về Giáo Sư Thỉ Số Đạo Minh.
Trước tiên, tôi xin cung cấp thêm một số thông tin về Tử Thảo Căn, v́ tôi biết, thông tin về vị này ở Việt Nam rất hạn chế.
1)Tử thảo (紫草) là cách gọi chung. Phân bố ở các vùng Hắc long giang, Cát lâm, Liêu ninh, Hà bắc, Hà nam, An huy, Quảng tây, Quư châu, Giang tô¿
2)Tân tàng giả tử thảo (新藏假紫草). Thường mọc ở các vùng núi cao, hoặc sườn núi. Phân bố chủ yếu ở Tân cương, Tây tạng, Cam túc.
3)Điền tử thảo (滇紫草). Thường mọc ở sườn núi. Phân bố chủ yếu ở Vân Nam, Tây Tạng, Tứ Xuyên, Quư Châu.
Tử thảo được phân ra thành:
-Ngạnh tử thảo (硬紫草), là rễ khô của Tử thảo, h́nh trụ, xoắn, hoặc h́nh thùy nhọn, dài từ 7 ¿ 15 cm, dễ bẻ găy, da rễ đỏ tía. Loại này thường có xuất xứ từ Đông bắc, Hồ bắc, Hồ nam.
-Nhuyễn tử thảo (软紫草). Là rễ của Tân tạng giả tử thảo. Có độ dài từ 7 ¿ 20 cm, ngoài mặt vỏ có màu đỏ tía, chất nhẹ mà mềm, dễ găy, ở giữa có có h́nh giống như ống tủy, màu đỏ tía. Loại này có xuất xứ từ Tân cương.
-Điền tử thảo (滇紫草). Là rễ của Điền tử thảo. Có chiều dài khoảng 15 cm. Có màu đỏ tía tối (v́ vậy mới gọi là Tử thảo nhung), loại này cũng được gọi là Ngạnh tử thảo, thân màu vàng trắng mà hơi tím. Điền tử thảo b́: là vỏ của rễ Điển tử thảo. Loại này có xuất xứ từ Vân Nam.
-Ngoài ra c̣n nhiều loại như: Thiên sơn tử thảo, cũng gần cùng loại như Tân tạng giả tử thảo; Nội mông tử thảo; Trường hoa điền tử thảo;
Tính vị quy kinh: cam, hàn. Vào kinh Tâm bào lạc, Can, huyết phận.
Công năng chủ trị: Lương huyết, hoạt huyết, thanh nhiệt, giải độc. Trị ôn nhiệt ban chẩn, thấp nhiệt hoàng đản, tử điến; thổ, nục, niệu huyết; lâm trọc, nhiệt kết tiện bí, bỏng da, thấp chẩn, đơn độc, ung loét.
bấm vào Link để xem h́nh tử thảo: http://koneko81.pixnet.net/blog/post/37450835-%E7%B4%AB%E8%8D%89-%E7%B4%AB%E8%8D%89%E6%A0%B9
Bây giờ, tôi xin nói về vấn đề Tử Vân Cao. Vị Giáo Sư Thỉ Số Đạo Minh mà Thầy Phutudu nhắc đến là một danh y Nhật Bản cận đại nổi tiếng. Ông sinh năm 1905, mất ngày 21 tháng 10 năm 2002, hưởng thọ 97 tuổi. Cuộc đời và sự nghiệp của ông gần như chỉ có đóng góp cho nền học thuật của Đông Y.Trước tiên xin nói sơ về xuất xứ và nội dung của một số lưu phái Đông y, trong đó có lưu phải ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc đời và sự nghiệp của Gs Thỉ Số Đạo Minh.
Vào cuối thế kỷ 15, Điền Đại Tam Hỷ (田代三喜) du nhập y học của các lưu phái đời Kim Nguyên Trung Quốc vào Nhật Bản, th́ từ đó xuất hiện nhiều lưu phái ở Quốc Gia này. Có 3 lưu phái lớn nhất là ¿Hậu Thế Phương Phái¿, ¿Cổ Phương Phái¿, ¿Triết Suy Phái¿. Gs Thỉ Số Đạo Minh là nhân vật tiêu biểu thuộc đời thứ tư của lưu phái ¿Hậu Thế Phương Phái¿.
Cơ sở lư pháp phương dược của Hậu Thế Phương Phái như sau:
-Mở rộng ¿Nội Kinh¿, Nghiên cứu ¿Bản Thảo¿.
-Mạch chẩn th́ lấy ¿Mạch Kinh¿ của Vương Thị (Vương Hy ¿ tức là Vương Thúc Ḥa) làm chủ.
-Xử phương th́ theo Thương Hàn Luận của Trương Trọng Cảnh.
-Dụng dược th́ theo Lư Đông Viên, và Trương Khiết Cổ (tức Trương Nguyên Tố).
-Biện chứng th́ theo Chu Đan Khê, và Thiên Dân (Ngu Thiên Dân, người đời Minh, trước tác sách Y Học Chính Truyền)
-Ngoại cảm th́ theo Trương Trọng Cảnh
-Trị nội thương th́ theo Lư Đông Viên
-Trị nhiệt bệnh th́ theo Lưu Hà Gian
-Trị tạp bệnh th́ theo Chu Đan Khê
Đọc qua lư lịch cuộc đời của Gs Thỉ Số Đạo Minh, cho thấy không có năm nào là ông không tạo ra kỳ tích trong trước tác cũng như trong nghiên cứu. Riêng các tạp chí chuyên ngành, ông có đến 1713 bài luận; 395 lần giảng chuyên đề; trước tác hơn 20 tác phẩm giá trị cao về Đông Y; 138 bài kư sự trên các báo; xuất hiện hơn 40 lần trên truyền h́nh trong chương tŕnh nói về Đông y . Năm 1950, ông kết hợp với các đồng nghiệp sáng lập "Nhật Bản Đông Dương Y Học Hội", hội viên ban đầu chưa đến 100 người, sau phát triển lên đến hơn 9000 người. Đến năm 1987, ông phụ trách hội nghị nghiên cứu y học truyền thống WHO ở Bắc Kinh.
Ngoài các tác phẩm cá nhân, ông c̣n 8 tác phẩm kết hợp với các đồng nghiệp; 19 tác phẩm dịch thuật. trong các tác phẩm của ông, tôi may mắn có được 3 cuốn là : ¿Hán Phương Trị Liệu bách Thoại¿, ¿Hán Phương Lâm Sàng Trị Nghiệm Tinh Túy¿, ¿Hán Phương Biện Chứng Trị Liệu Học¿. Cuốn sách mà thầy Phutudu nói đến chính là cuốn : ¿Các Bệnh Ngoài Da¿. Là một phần của cuốn ¿Hán Phương Lâm Sàng Trị Nghiệm Tinh Túy¿ (cách chế Tử Vân Cao mà tôi tŕnh bày bên trên chính là trong sách này).
Tôi cố ư khái quát sơ qua về cuộc đời của Giáo Sư Thỉ Số Đạo Minh, đó là v́ qua quan sát tôi thấy vào thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa ở Trung Quốc (1966 ¿ 1976), trí thức Trung Quốc bị tận diệt, trí thức bị bắt xuống ruộng làm việc, nông dân được đưa vào trường đại học để giảng dạy cho sinh viên, lúc đó Đông y cũng không phải ngoại lệ, tất cả các sách vở tài liệu đều bị đốt sạch. V́ vậy, sách Nội Kinh cũng không c̣n được bao nhiêu bản, những bản Nội Kinh giá trị gần như mất hết. May thay, có một thầy thuốc người Nhật tên là Đan Ba Nguyên Giản (1755 ¿ 1810) có rất nhiều nghiên cứu về sách kinh điển Trung Quốc (cuốn nào tôi thấy cũng hay vô cùng), trong đó có hai tác phẩm cực kỳ giá trị là ¿Tố Vấn Thức¿, và ¿Linh Khu Thức¿ (Tố Vấn và Linh Khu là hai phần của sách Nội Kinh). Về sau, thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa kết thúc, Đông y Trung Quốc lâm vào t́nh trạng thiếu thốn tài liệu trầm trọng, nên khi phục hồi và nghiên cứu về sách Nội Kinh th́ đều phải dựa trên bộ sách này để nghiên cứu về nội kinh (tất nhiên là vẫn c̣n nhiều tác phẩm nhất, nhưng không có bộ nào giá trị hơn bộ này. Tôi đọc đi đọc lại vẫn thấy mê mẩn. Chính bản dịch Nội Kinh của lương y Lăo Mai Nguyễn Trung Ḥa cũng ảnh hưởng bản sách này đến 80%). Rồi các danh y nổi tiếng như Hanaoka Seishu, Thỉ Số Đạo Minh, Thang Bản Cầu Chân¿ trước tác nhiều tác phẩm về Đông y, khiến cho cả Trung Quốc phải khâm phục, và ứng dụng các nghiên cứu, trước tác của họ trên lâm sàng. Nh́n lại Việt Nam ta, đến một trung tâm nghiên cứu đỉnh cao về Đông Y cũng không có; xu hướng phát triển và ứng dụng Y Học Cổ Truyền cũng chỉ là làm theo thành tích; Báo chí và truyền h́nh th́ thẳng tay đàn áp Đông y không thương tiếc một khi nắm được một thông tin bất lợi cho Đông y mà không có chứng cứ rơ ràng; các vị lănh đạo có chức năng bảo vệ ngành Đông y Việt Nam th́ ngại động chạm, không dám bảo vệ ngành khi bị báo đài tấn công, như vậy th́ làm sao mà phát triển được di sản y học truyền thống đến một mức độ mà cách đây vài trăm năm người Nhật đă đạt được?!
Mong rằng những người trẻ, những người c̣n lương tâm, nếu không học chuyên ngành về Đông y th́ ít ra cũng t́m hiểu về đông y. Người xưa có câu: ¿vô tri bất mộ¿ (Không biết th́ không thể yêu thích). Nếu không biết, không yêu thích th́ dễ dẫn đến chống đối mù quáng. Như vậy, vô t́nh đào hố chôn lấp một di sản y học vị nhân sinh, một nền y học đầy tính nhân văn.
Trần Quang Thống.

 
Reply with a quote
Replied by CaoXanh (Hội Viên)
on 2012-05-16 23:24:19.0
Chào bác phó và các thầy cùng các đồng bệnh trên diễn đàn
cháu cũng là1nguời mang trên minh căn bệnh vẩy nến.năm ngoái cháu cũng có vào diễn đàn 1thời gjan nhưng vi điều kiên chưa thể uống thuốc của bác phó kê cho hiện tại cháu đang dùng thuốc của hợp tác xã chùa bộc chua biết thế nao cả.tuy chưa dùng thuốc nhung cháu vẫn thường xuyên ghé thăm diễn đàn để nắm bắt tình hình bệnh của mọi người cháu rất vui khi thay anh haison và vokuty đã khỏi bệnh và anh kimquoc cũng đang có tiến triển tốt mỗi người khỏi bệnh sẽ góp thêm tia hi vọng cho những bệnh nhân vnến như cháu
 
Reply with a quote
Replied by Trinhnghien (Hội Viên)
on 2015-06-23 07:20:21.0
Cám ơn thầy Phutudu và thầy Quang Thống đă cho biết những thông tin và kiến thức thật quư giá!

 
Reply with a quote
Replied by Jena nguyễn (Hội Viên)
on 2017-07-07 07:52:50.0
Chào các thầy, cho em hỏi dầu mù u em thấy cũng có tác dụng điều trị các sang thương, kích thích lên da non dùng,liền các vết thương lâu lành, có tính kháng khuẩn cũng dùng trong trường hợp lở ngữa vảy nến, chàm, trĩ ngoại, bỏng v....v. Vậy tác dụng của dầu mù u này so với cao tử vân có điểm ǵ khác nhau không ạ. Ai đă dùng thử trên lâm sàng chia sẻ cho em với.
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2017-07-07 20:37:18.0
Chào Jena,
Tôi chưa dùng qua dầu mù u nên không biết tác dụng tốt như thế nào. Đọc các tài liệu trên mạng thấy cũng rất tốt. Tử Vân Cao làm bằng dầu mè (vừng). Dầu mè được sử dụng trong Đông Y đă từ lâu đời và công thức toa Tử Vân Cao được rất nhiều quốc gia sử dụng. Tác dụng dưỡng da, trị thương của Tử Vân Cao đă được rất nhiều người biết đến. Cao này cũng rất dễ làm, thầy Phutudu đă chia xẻ cách làm trong bài viết trên.
Phó
 
Reply with a quote
Replied by phutudu (Hội Viên)
on 2017-07-08 10:07:10.0
chào jenna, bác Phó!
dầu mù u tôi cũng chưa sử dụng bao giờ (v́ thấy tác dụng tử vân cao hay quá nên toàn dùng tử vân cao), nhưng theo tôi biết tác dụng của nó cũng khá hay trong trị bỏng v́ hiện tại có khá nhiều bệnh viện trong khu vực phía nam sử dụng để điều trị bỏng, tôi cũng gặp 1 số bệnh nhân vào tôi trị bệnh có kể cho tôi biết là đă từng bị bỏng (có người cũng khá nặng, bỏng cồn do giác hơi, đổ nguyên chén cồn vào lưng nó chảy cả xuống bụng và ngực, vậy mà vào viện họ đắp dầu mù u có 1 tuần -10 ngày là lành vết thương , thành sẹo lên da non.
về Tử vân cao dùng cũng rất hiệu quả, nhưng nó có 1 ngược điểm là màu của nó màu tím đỏ rất đậm, khi bôi ở vùng da kín th́ ko sao, nhưng bôi trên da mặt th́ rất mất thẩm mỹ và mỹ quan khiến bệnh nhân thấy mất tự tin khá nhiều. tôi vẫn chưa nghiên cứu được cách khủ bớt màu của nó v́ màu nó là do màu của vị tử căn tạo ra nên chắc phải chấp nhận nhược điểu này của nó.
Hôm rồi cậu đệ tử của tôi bị bỏng nước sôi ở chân do bất cẩn đổ nước sôi từ cẳng chân xuống bàn chân, sau đó cậu ấy thấy chỗ nào da ửng đỏ lên là lấy cao tử vân bôi ngay vào, đến sáng hôm sau ngủ dậy th́ tháo băng ra th́ thấy chỗ nào da ửng đỏ hôm qua được đắp cao th́ da trở lại b́nh thường ko c̣n đau rát, c̣n chỗ nào ko đắp cao th́ da lại bị phồng dộp lên đau rát, điều đó chứng tỏ tác dụng trị bỏng của tử vân cao quá tuyệt vời.

phutudu
 
Reply with a quote
Replied by Jena nguyễn (Hội Viên)
on 2017-08-12 06:59:11.0
Chào thầy phutudu, thầy phó, rất trân trọng những chia sẻ của các thầy. Như thầy phutudu đă nói,màu sắc của tử vân cao đối với những bệnh nhân bị cần bôi diện rộng như viêm da cơ địa hay vảy nến khá là phiền phức. Hiện nay trên làng đông dược vó nhiều loại thuốc bôi không màu gia truyền dùng để điều trị các bệnh lư về da có vẻ ưu điểm hơn. Em đang t́m hiểu sự khác biệt của tử vân cao vs những thuốc khác. Xin thầy phutudu cho em hỏi qua quan sát vết sẹo do mù u trị lành và sẹo do cao tử vân trị lành có khá nhau không ạ? Em nghĩ màu sắc của cao không nên loại bỏ v́ nó cũng có ư nghĩa riêng
 
Reply with a quote
Replied by vuthientam (Hội Viên)
on 2020-02-26 23:11:33.0
Dạ chào thầy Quang Thống ạ.
Cháu cũng đang nghiên cứu về Tử Vân Cao để tự làm chữa vẩy nến cho em trai cháu.
Cháu th́ ko học ngành Y DƯợc nhưng có sở thích nghiên cứu các bài thuốc cả Đông Y và Nam Dược.
Cháu rất thắc mắc 1 điều là Tử Thảo (Tử Căn theo thầy phutudu viết) dùng để nấu Tử Vân Cao chính xác tên tiếng Trung viết như nào ạ ?
Có phải là:紫草 ko ạ. V́ cháu thấy thầy viết 3 loại Tử Thảo nhưng cháu ko biết chính xác cái nào mới đúng. V́ cháu cần tên để t́m mua cho chuẩn ạ.
Dạ xin cảm ơn thầy ạ :)
 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 3 4 5 6 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org