Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức YHCT >>

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Replied by justme (Hội Viên)
on 2012-05-04 23:40:35.0
Quote:
Originally posted by Thiỿn Nhân
cảm ơn quang thông;

...

bài viết thây rất hay,và lý giải cũng rất dể hiểu tôi nghĩ là tôi là người có duyên với đông y vậy,
vì người lên đây chỉ có hỏi về bệnh tật,rồi đọc tin thui không có ai hỏi cài gì hết,
chỉ thây có 3 người trên diễn đàn vậy"
-bác phố thì tư vấn về bệnh ít khi nói về chuyện này:
-bác NOIDAT thi lý luận bác rất hay.mà đọc được củng hiếm.vì bác không có viết bài:
-còn thấy quangthong thì nhiệt tình,phân tích rất rỏ và tỉ mỉ.
mình cảm thấy hổ thẹn với bản thân vì không làm được những điều đó.
...

Nguyễn thiện nhân:


hihi, Thiện Nhân nói chuẩn quá! Đúng là xem cả diễn đàn này hình như chỉ có 3-4 người trên diễn đàn vậy. Hi vọng mọi người sẽ tích cực ủng hộ diễn đàn hơn và có nhiều Lương Y tham gia nhiệt tình như Thầy Phó và Thầy Quang Thống để các Lương Y hay các học viên có nhiều cơ hội cọ xát, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm của mình với đồng nghiệp. Nhưng làm thế nào để kêu gọi các lương y khác nếu đa phần các lương y không (thạo) dùng đến máy tính hay internet?! Thật là thiệt thòi cho diễn đàn quá!

Thế mới thấy công sức của 2 Thầy thật là bền bỉ và lớn lao biết bao nhiêu để duy trì diễn đàn này còn tồn tại!

 
Reply with a quote
Replied by Thiện Nhân (Hội Viên)
on 2012-05-05 00:30:50.0
hề hề bạn nói quả ko sai chút nào
trên diễn đàn chỉ có 5 người thui a.

-lảo làng là thầy pho-và quang thong
-cựu làng là bác noidat
-tiểu hậu bối là Mình
-cả tiểu bối là bạn:


hề hề.uh học hỏi được nhiều điều lắm

 
Reply with a quote
Replied by quangthong02 (Hội Viên)
on 2012-05-05 11:22:38.0
Chào mọi người!
Sau khi đọc bài của Lương Y Đỗ Đức Ngọc, tôi có một số ý kiến phản biện và tranh luận để thanh minh lại cho Đông y, đồng thời để làm trong sáng lại y ý và y lý của Đông y. Tôi không có ý phản đối, hoặc nói là LY Ngọc sai, nhưng, bài viết có một số quan điểm đã rời xa với Đông y. Nay tôi viết bài này để làm sáng tỏ những đặc điểm, đặc thù của Đông y, nhằm giúp mọi người nhìn nhận Đông y với thái độ thân thiện và dễ hiểu hơn.
Xin cảm ơn Justme đã đăng bài để có đề tài cho mọi người tranh luận và chia sẻ.
Nếu có điều kiện, xin Thầy Ngọc vào diễn đàn để cùng chia sẻ với mọi người.
Trong bài viết của thầy Ngọc, thầy có nói ¿3000 năm trước, các thầy thuốc Đông y cũng mổ xẻ, thử nghiệm thuốc trên thân sống của những tử tội được nhà vua cho phép¿. Những câu nói này được phổ biến gần như trong các trường dạy về Đông y ở Trung Quốc và Việt Nam. Họ còn nói rằng: Huyệt vị trong châm cứu của Đông y được hình thành nhờ qua quá trình con người bị tên bắn, đá gai đâm vào một số vùng cơ thể, sau đó có một số bệnh trong người được tiêu trừ, và huyệt vị từ đó hình thành¿ Như vậy, nếu xét lại những câu nói đó, ta có thể thấy cách nói thật ấu trĩ. Vì người đi săn bắn và các chiến bình thì không thể là thầy thuốc, và ngược lại, đã là thầy thuốc thì không thể là chiến binh hay người săn bắn. Vậy thì người bị thương làm sao có thể lý luận, quan sát, để khẳng định rằng sự tổn thương nơi này có thể làm mất đi sự tổn thương nơi khác. Và cứ chờ đợi theo cái kiểu: ¿có bị thương thì mới tìm ra huyệt¿ thì đến bao giờ hệ thống huyệt đạo và kinh lạc mới hình thành? Còn nếu nói rằng cách đây 3000 năm con người mổ xẻ cơ thể sống để phân tích nội tạng và cơ thể¿ thì bây giờ, Đông y sẽ có hai vấn đề: thứ nhất, nền tảng của học thuật Đông y được đặt trên tính phi nhân, phi đạo đức, và tàn bạo; thứ hai, qua 3000 năm mổ xẻ như vậy, chắc chắn Đông y phải có một kinh nghiệm tột đỉnh về phẫu thuật, mà không có một nền y học nào vượt qua được. Bên cạnh đó, các thầy thuốc nếu sẵn sàng mổ sống một con người để nghiên cứu, thì họ không có nhân tính, không có nhân tính thì sao có thể làm thầy thuốc được, làm gì có lòng trí thanh cao để nghiên cứu y thuật?
Những lập luận trên của các nhà y học Trung Quốc cận đại đã ảnh hưởng đến các thầy thuốc Đông y Việt Nam, khiến họ cũng có cách nghĩ hệt như vậy. Tôi nghĩ, bản thân những thầy thuốc này chưa từng đọc qua sách Dịch, hoặc Sách Nội Kinh, vì vậy, họ chỉ lập luận qua loa chiếu lệ, để rồi khiến cho người ta nhìn Đông y với con mắt xem thường và không tin tưởng.
Sách Nội Kinh ra đời trước Công Nguyên mấy ngàn năm, sách này được xem như là linh hồn của đông y, từng chữ từng câu như vàng như ngọc, không thừa không thiếu, ý nghĩa uyên áo thâm sâu cùng cực, khiến cho những ai càng đi sâu thì càng giỏi. Hòa Đà và Biển Thước (và các y gia đời sau), sẽ không có ai biết đến nếu không học từ sách này. Ngay cả sách Nạn Kinh của Biển Thước (Tần Việt Nhân) cũng được đẻ ra từ Nội Kinh, Thương Hàn Luận cũng từ đây mà ra. Các sách châm, cứu, mạch học, dược học, lý luận¿ cũng từ đây mà ra (xin lưu ý, có nhiều bản dịch tiếng Việt làm cho ý nghĩa và tinh thần của Nội Kinh bị mờ nhạt và mất đi giá trị của nó, vì vậy, không ai muốn đọc Nội Kinh, vì thấy nó chẳng mang lại cho họ được điều gì cả). Trong sách này, nội dung đã nêu rõ lên phương pháp nghiên cứu về con người là được dựa trên cơ sỡ là vũ trụ, là dịch học, là ngoại cảnh, là ngũ hành. Trong sách này, và thậm chí trong kho tàng y văn Đông y, cũng chưa hề thấy Đông y đặt cơ sở nghiên cứu và lý luận bằng cách mổ xẻ con người, hay vô tình mà phát hiện và phương pháp điều trị. Thiên ¿Thượng Cổ Thiên Chân Luận¿ (上古天真论) sách Nội Kinh (Tố Vấn) có đoạn: vua Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: Ta nghe nói, người thời thượng cổ, có thể sống lâu trăm tuổi trở lên, nhưng động tác không hề chậm chạp suy giảm; người thời nay, mới sống đến tuổi năm mươi, mà động tác đã biểu hiện rõ dấu hiệu của sự già lão suy giảm. Đấy có phải là do thời thế khác nhau chăng? Hay là do con người không biết phép tắc giữ gìn sức khỏe (dưỡng sinh)? Kỳ Bá Đáp: Người thời thượng cổ, có nhiều bậc trí giả biết đạo(4) dưỡng sinh (phép giữ gìn sức khỏe), họ tuân thủ quy luật Âm Dương Thiên Địa, thích ứng với sự thay đổi của bốn mùa (hòa vu thuật số)(5), ăn uống có tiết chế, làm việc có chừng mực, không lao tâm, lao lực thái quá (bất vọng tác lao)(6). Nhờ vậy mà tinh thần và thân thể mới có thể thống nhất hài hòa, (tinh thần và thể xác) cùng tồn tại mà không bị tổn hại. Từ đó hưởng tận tuổi trời(thiên niên)(7) sống ngót trăm tuổi mới chết. Con người ngày nay thì không như vậy, (họ) trong bữa ăn dùng rượu thay cho canh, cuộc sống thường ngày gấp gáp, gò bó, sau khi say rượu thì phòng sự bừa bãi; vì ham muốn mà khô kiệt tinh khí, vì không biết giữ gìn, để hao tổn sức lực mà tổn hại đến chân nguyên. Không biết gìn giữ bảo vệ tinh khí trong cơ thể cho đầy đủ (bất tri trì mãn)(8); thường vận dụng tinh thần không điều độ mà không tiết chế, nghỉ ngơi, chỉ biết đạt được những khoái lạc mà mình mong muốn, rời bỏ mất cái đạo lớn có thể khiến cho con người đạt được niềm vui chân chính. Làm việc, nghỉ ngơi không có quy luật, cho nên sống đến năm mươi tuổi thì đã già lão suy yếu.. . (đây là bản dịch của tôi). Như vậy, qua cuộc đối đáp đó, cho thấy vài ngàn năm trước Công Nguyên, đời sống con người cũng đã đi xuống, cũng đã rối loạn. Trong đoạn đối đáp, vua Hoàng Đế có hỏi ¿Người Thượng cổ¿, và Kỳ Bá nói ¿thời thượng cổ có nhiều Trí Giả, Thánh Nhân¿. Vậy là đã rõ, thời Thượng cổ lại chính là thời kỳ huy hoàng và đỉnh cao của trí tuệ, đó là thời kỳ con người sống ¿Pháp vu âm dương, Hòa vu thuật số¿ (thuận theo quy luật âm dương vũ trụ), thời kỳ này là thời kỳ đẹp đẽ nhất của nhân loại. Trong thời điểm này, dịch học đã ở đỉnh cao, vì trí tuệ con người lúc đó quá cao siêu, nên người ta dùng mật mã (dưới hình tượng Bát Quái) để làm ngôn từ cho trí tuệ, tinh thần dịch học không thể dùng chữ viết và cách giải thích thông thường để diễn giải về nó. Dựa trên dịch học, con người có thể ngồi dưới đất tính sao trên trời, rồi đặt tên cho nó, rồi tính ra quy luật vận chuyển để biết được một chu kỳ 60 năm sẽ diễn biến như thế nào; khí hậu trong một năm sẽ diễn biến như thế nào, rồi áp dụng vào Nông họ, đánh bắt, chính trị, tâm lý, văn chương, hội họa, võ thuật, ẩm thực, và đặc biệt là Y học. Dựa trên cơ sở của Dịch học, họ đã quy nạp, tính toán ra được cái nào gọi là tạng, cái nào gọi là phủ, tại sao gọi như vậy, công năng của nó như thế nào, tương quan giữa tạng phủ cơ thể với ngoại cảnh, vũ trụ, mỗi tạng phủ có bao nhiêu huyệt, mỗi huyệt mang tính âm dương như thế nào, bệnh tật xuất phát từ đâu, có tương quan đến khí hậu bốn mùa, ẩm thực, sinh lý ra sao¿ Rồi cũng dựa trên Dịch học mà đưa ra phương pháp tầm soát bệnh khi chưa phát bệnh, điều trị bệnh khi đang phát bệnh, phòng bệnh sau khi khỏi bệnh. Một nền y học thuận với tự nhiên, có tính triết lý cao độ, có quy nạp rõ ràng và khoa học như vậy, tại sao lại chỉ có vài câu nói cộc lốc là giải thích xong? Tại sao người xưa biết được con gà mang tính Kim, Kim thuộc vị cay, nên lấy phân gà bón cho ớt thì sẽ khiến ớt cay hơn? (điều này đã được khoa học chứng minh); tại sao trong nhân sâm có độc tố cực mạnh, chiết xuất chất độc của 1 lạng Nhân sâm là đủ để giết chết một con voi, nhưng dựa trên Dịch học người ta quan sát và thấy Nhân sâm là thuốc cực quý, vì nó trồng nơi rừng sâu, chỗ ẩm ướt, bởi âm thủy sinh ra, lúc sinh ra thân có 3 nhánh, là có 5 chét, 3; 5 là số dương, dựa trên số mà bàn thì Nhân sâm sinh ra ở âm, mà thành ở dương, giống như khí trong cơ thể là dương, được sinh ra từ Thận là âm. Vì vậy Nhân sâm được gọi là Thánh dược để bổ khí sinh tân; hoặc như Tam thất, lá của nó một là có 3 lá, hai là 7 lá (nên gọi là Tam thất). Vì được mộc khí nuôi dưỡng nên có số 3, có hỏa khí nuôi dưỡng nên có số 7, phù hợp với số của Mộc hỏa trong Hà đồ. Tạng mộc hỏa thuộc Can và Tâm, hai tạng này chủ quản huyết dịch trong cơ thể. Lá tam thất xanh, gân là hồng, cũng là màu của Mộc và Hỏa, cho nên rễ của nó có công năng hóa ứ hành huyết, khiến cho Tâm hỏa sinh huyết; Can mộc tàng huyết¿ đó là về dược tính, trong Châm Cứu Học thì được ứng dụng huyền diệu vô cùng, có kinh âm, có kinh dương, có giờ âm, giờ dương, giờ mở giờ đóng, lại còn lập ra Tý Ngọ Lưu Chú, Linh Quy Bát Pháp¿nói như vậy để thấy, muốn nói về Đông y, thì phải học hiểu về nó, phải yêu nó, phải xem nó chính là dòng máu đang chảy trong người, phải thấy nó quý hơn những gì thuộc về vật chất. Nếu không thì mở miệng ra là sai, mở miệng ra là ngụy biện.
Trong mạch học và bệnh học Đông y, các tài liệu và y văn đều tuân thủ một quy tắc là : Y phải đi từ ý; Y phải đi từ lý. Vì tư tưởng của Đông y uyên áo khó hiểu, nên y văn chỉ dùng ý, chứ không nói rộng đến từng chi tiết. Về sau, có các sách viết chi tiết về phân mạch đối bệnh, như các sách ¿Sát Bệnh Chỉ Nam¿ (察病指南) (do y gia Thi Phát, viết vào đời Tống, năm 1241), ¿Đồ Chí Mạch Quyết¿ (图注脉诀) (do y gia Trương Thế Hiền, viết vào đời Minh, ¿Nhân Chi Mạch Ảnh Quy Chỉ Đồ Thuyết¿ (人之脉影归指图说) (do y gia Thẩm Tế Phi, viết vào đời Minh), và gần đây nhất, vào năm 1976, Lưu Quán Quân đã viết cuốn Mạch Chẩn (脉诊) rất đầy đủ (các sách trên đều tiếng Trung. Nếu ai có nhu cầu đọc thì tôi sẽ gửi qua Email). Các sách này cũng chỉ nói đến ý, đến lý, chứ không chi tiết hóa ra bệnh. Vì nếu nói chi tiết ra theo cách nói bình dân, thì sẽ khiến cho người mới học bị đi lệch và đi mông lung. Thường bắt mạch thì xếp theo tổng cương mạch, chủ mạch, bát cương mạch, chủ bệnh mạch.
Ví dụ trong chứng khí hư huyết ứ thì mạch sẽ là trầm, sáp. Khi thấy mạch này thì biết ngay biểu hiện của người bệnh sẽ là sắc mặt tối ám, hoặc trắng bệch (đôi khi phụ nữ đánh phấn sẽ không thấy được, vì vậy phải căn cứ vào mạch mà biết), người mệt mỏi vô lực, thiểu khí ít nói, người đau châm chích, đa số đau ở ngực sườn, vùng đau không di chuyển, đau cự án. Nếu có các chứng theo bát cương thì sẽ có thêm mạch trì, hoặc khẩn, hoặc sác¿ đi theo; nếu là có bệnh tạng phủ thì mạch sẽ hiển thị mạch của tạng phủ đó. Như vậy với mạch trầm sáp, thì thuật ngữ chuyên môn chỉ cần nói đây là chứng ¿Khí hư huyết ứ¿, vì có diễn tả ra thêm thì chỉ làm rối thêm tình hình, mất trọng tâm. Còn nếu chỉ viết cho người ngoại đạo học, nếu họ không hiểu được Trầm, sáp là gì, thì có viết ra ngàn lời họ cũng không hiểu, nhưng một khi đã hiểu được Trầm, Sáp là gì, thì họ không cần phải đọc rộng ra nữa mà sẽ tự hiểu. Do đó, trong khuôn khổ y văn của Đông y, cần phải giữ gìn sự trong sáng của thuật ngữ đông y, tránh không nên dùng những từ của y học hiện đại xen vào (ví dụ như thừa Cholesterol, huyết áp thấp, huyết áp cao¿), như vậy là góp phần bóp méo đi hình ảnh nghiêm túc của Đông y. Mọi người sẽ nhìn nhận Đông y là một nền y học chắp và và vay mượn.
Ở phần mạch bệnh đông y đúc kết bệnh thành 257 bệnh của thầy Ngọc, tôi xin được nói lại cho sáng tỏ một chút. Ở Thiên thứ nhất, điều 13, sách Kim Quỹ Yếu Lược giải thích phần bàn về bệnh của sách Nội Kinh Tố Vấn, chép rằng (tôi nói gọn):
- Dương bệnh gồm có 18 loại gồm: đầu thống (đau đầu), gáy, thắt lưng, cột sống, tay, chân đau co rút.
Giải thích: Ba kinh dương bên ngoài, 6 bệnh kể trên tuy là ở cả trên lẫn dưới, nhưng đều là bệnh thuộc bên ngoài cơ thể, nên được gọi là dương bệnh. Bệnh bên ngoài gồm có doanh bệnh, vệ bệnh, doanh vệ kiêm bệnh. Vì vậy tuy một bệnh mà là 3; 6 bệnh nhân cho 3 thành 18 bệnh.
- Âm bệnh gồm có 18 loại gồm: ho, khí nghịch, thở suyễn, nôn mửa, nghẹn, sôi ruột, trướng đầy, tâm thống, co quắp.
Giải thích: 3 kinh âm chủ về bên trong cơ thể. 9 bệnh kể trên là bệnh của tạng phủ, thuộc bên trong cơ thể, nên gọi là âm bệnh. Bệnh ở lý thì có bệnh hư bệnh thực, vì vậy 1 bệnh mà lại là 2; 9 bệnh nhân cho hai thành 18 bệnh.
Bệnh ngũ tạng có 18 loại, tất cả hợp thành 90 bệnh.
Giải thích: ngũ tạng gặp phải lục dâm gồm: phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa, mà thành bệnh. Bệnh phân ra khí phận, huyết phận, khí huyết kiêm bệnh, 3 thể này nhân với lục dâm thành 18 loại. 18 bệnh ở mỗi tạng nhân cho 5 thành 90.
Con người lại có Lục vi, Vi có 18 loại bệnh. Hợp lại tất cả là 108 bệnh
Giải thích: Lục vi tức là tà của lục dâm trúng vào tạng phủ, bệnh ở phủ nhẹ hơn bệnh ở tạng, nên gọi là ¿lục vi¿ (微 - tức là nhẹ, nhỏ). Lục vi cũng có phân ra khí phận, huyết phận, khí huyết tương kiêm, 3 thể này nhân cho lục dâm thành 18 bệnh. 6 lần 18 bệnh thành 108 bệnh.
Ngũ lao thất thương lục cực và 36 bệnh phụ khoa, vì không thuộc vào lục khí ngoại cảm, nên không nằm trong sự quy nạp này.
Giải thích: Ngũ Lao gồm: Nhìn lâu hại huyết, nằm lâu hại khí, ngồi lâu hại cơ thịt, đứng lâu hại xương, đi lâu hại cân (gân); Thất Thương gồm: no quá (tổn) thương tỳ, giận quá khí nghịch thương Can, Phòng lao quá độ, ngồi lâu nơi ẩm thấp thương thận, ăn nhiều độ lạnh thương phế, ưu sầu tư lự thương tâm, giầm mưa giải nắng thương hình thể, thường hay lo sợ thương để chí; Lục Cực gồm: Khí cực, Mạch cực, Cân cực, Cốt cực, Nhục cực, tinh cực (cực ở đây đã suy vi đến mức cùng cực).
Năm loại tà trung vào cơ thể con người thì sương gió thuộc thanh khí, khi vào cơ thể sẽ ở thanh khiếu, ở phần bên trên; trọc tà tức là thủy thấp, khi vào cơ thể thì ở bên dưới. Đại tà, tức là phong tà, có tính tán và chậm, đa phần là ở ngoài biểu; tiểu tà, tức là hàn tà, tính thúc bó, thường đi theo kinh lạc mà vào trong lý. Kinh mạch ở lý thuộc âm, lạc mạch ở ngoài thuộc dương, Hàn khí thì theo âm, cho nên cực hàn tổn thương kinh; nhiệt khí theo kinh dương, nên cực nhiệt tổn thương lạc (câu này thầy Ngọc viết sai thành: Hàn làm tổn thương kinh mạch âm, nhiệt làm tổn thương kinh mạch dương. Thực ra trong Đông y cũng có câu: hàn tổn thương dương, nhiệt tổn thương âm. Chứ không bao giờ hàn tổn thương âm, nhiệt tổn thương dương cả). Còn đúc kết thành bao nhiêu bệnh thị mọi người cộng lại là ra.
Từ những minh chứng sơ bộ trên, đã cho thấy, nền học thuật của Đông y là một nền học thuật mang đầy tính nhân văn và uyên thâm. Chúng ta cần mổ xẻ, tranh luận, và chứng minh, để Đông y luôn được nhìn nhận là một nền y học chân chính, trí tuệ, và có bề dày lịch sử.
Có lẽ khi tôi viết bài này, sẽ khiến nhiều người hiểu lầm tôi muốn vạch lá tìm sâu, muốn chỉ cái sai người khác. Nhưng xin mọi người hiểu cho, Đông y là một ngành luôn đồng hành với người Á châu chúng ta trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại và phát triển, cho đến bây giờ nó vẫn sáng chói. Để duy trì và gìn giữ điều này, những người có liên quan đều phải ra sức nhổ cỏ, nhặt sạn, để làm trong sáng, và bảo tồn di sản Đông y. Khi tôi viết bài này, mục đích chỉ có như vậy, và tôi xin khẳng định rằng, tôi rất tôn trọng thầy Đỗ Đức Ngọc, và nếu thầy có đọc được bài của tôi, thì xin thầy hiểu cho: nếu trong ngành nghề với nhau, mà không nghiêm túc với nhau, thì không thể phát triển được. Bài học của Đông y Việt Nam đã cho thấy điều đó, trải qua mấy ngàn năm, nhưng thuốc Nam ta vẫn giẫm chân tại chỗ, vì không có nền tảng lý luận, trong khi thuốc Nam tà cực kỳ kỳ diệu. Hy vọng trong tương lai, sẽ có những thầy thuốc giỏi Việt Nam noi gương Nam Y Dược Vương Tuệ Tĩnh, và Giáo Sư Đỗ Tất Lợi, làm sáng tỏa cho nền y học của nước nhà.


 
Reply with a quote
Replied by justme (Hội Viên)
on 2012-05-06 04:57:31.0
Hi Thiện Nhân,

Biết Thiện Nhân rất mong muốn học hỏi về mạch học nên copy trang này vào đây để Thiện Nhân tìm hiểu, nếu có gì không hiểu thì nhờ các Thầy giải thích giùm nhé để mọi người cũng được mở mang tầm mắt

http://www.yhoccotruyen.htmedsoft.com/

Just
 
Reply with a quote
Replied by quangthong02 (Hội Viên)
on 2012-05-06 13:45:06.0
Cái này Thiện Nhân đã có nguyên một Bộ đĩa rồi justme à.
 
Reply with a quote
Replied by justme (Hội Viên)
on 2012-05-07 00:15:09.0
hehe, em cảm ơn Thầy Quang Thống. Nếu Thiện Nhân đã có hẳn 1 bộ sưu tập như thế thì cái trang web này chhắc Thiện Nhân không cần rùi :D
 
Reply with a quote
Replied by Thiện Nhân (Hội Viên)
on 2012-05-07 23:09:33.0
hề hề.học nửa học mãi.học riết tào hỏa nhập ma luôn....
cảm ơn moi người nhé....
mình chỉ học theo thầy pho và thầy quang thống mà mình đả xách dép chạy không kịp nữa rùi.
nói chung là học hỏi được rất nhiều điều..
 
Reply with a quote
Replied by bach nhan thanh kim (Hội Viên)
on 2012-11-06 02:21:44.0
xin chào các thầy và các anh chị em
xin cho em hỏi:mạch bất ứng là mạch gì vậy, khi nào có mạch bất ứng.
có người nói xem mạch phải biết thuyết ngũ vận lục khí, nói vậy có đúng không?
xin các thầy và các bạn chỉ dạy cho
 
Reply with a quote
Replied by nguyenvankhoa (Hội Viên)
on 2012-11-08 01:50:23.0
thật là ngưỡng mộ thầy quangthong02 quá đi."trong khuôn khổ y văn của Đông y, cần phải giữ gìn sự trong sáng của thuật ngữ đông y, tránh không nên dùng những từ của y học hiện đại xen vào (ví dụ như thừa Cholesterol, huyết áp thấp, huyết áp cao¿), như vậy là góp phần bóp méo đi hình ảnh nghiêm túc của Đông y. Mọi người sẽ nhìn nhận Đông y là một nền y học chắp và và vay mượn".câu này thầy nói nghe thật sướng,hiện nay có rất nhiều người lầm lẫn vấn đề này.à,thầy cho em xin các thầy liệu thầy nói nhé.email của em là: ******** hoặc *******.em cảm ơn thầy nhiều lắm.

 
Reply with a quote
Replied by quangthong02 (Hội Viên)
on 2012-11-17 05:07:41.0
Chào Nam!
Nếu Nam có phần mềm đọc file có đuôi pdg thì mình sẽ gửi cho Nam. Vì đây là bản Scan qua sách photo, nên sử dụng phần mềm này chứa được nhiều sách cho tiện.
Chào Nguyenvankhoa!
Các tài liệu trên không có tiếng Việt Khoa à. Nếu Khoa muốn, mình sẽ tranh thủ dịch một số từ ngữ thông dụng để Khoa tham khảo.
Thân mến!
Quang Thống.
 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 3 4 5 6 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org