Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Y Học Cổ Truyền >> Bệnh dị ứng phấn hoa

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Bệnh dị ứng phấn hoa - posted by thanhminh (Hội Viên)
on May , 09 2012
Kính chào các thầy.

Tôi mạo muội xin được các thầy tư vấn thêm một bệnh nữa, đó là bệnh dị ứng phấn hoa.
Châu Âu bây giờ là mùa xuân, phong cảnh rất đẹp, nhưng rất khổ cho nhiều người. Gia đình tôi có 4 người thì 3 người mắc bệnh này, bạn bè tôi cũng vậy.
Mỗi sáng ngủ dậy cả nhà thi nhau hắt hơi, hắt hơi liên tục 30-40 lần là chuyện thường,ngứa mắt mũi và cổ họng, mắt ngứa và đỏ, sổ mũi như bị cúm.
Nhưng hết mùa xuân là hết bệnh. hôm nào trời mưa thì đỡ, hôm nào nắng hanh khô thì còn thêm khó thở.
Không có thuốc tây nào chữa khỏi bệnh.
Theo đông y thì bệnh này là do đâu ạ? do thời tiết khí hậu hay do lục phủ ngũ tạng? Bệnh này mà cứ ở VN qua mùa xuân thì không bị, thế là thế nào ạ?
Đông y có khả năng chữa khỏi bệnh này không?

Trân trọng cảm ơn Thầy Quang Thống, Thầy Phó và diễn đàn.
Hoàng An

 
Replied by quangthong02 (Hội Viên)
on 2012-05-09 13:11:55.0
Chào anh An!
Trong Đông y, chứng viêm mũi dị ứng thuộc phạm vi chứng ¿Tỵ Cừu¿ (鼻鼽). Theo như anh An diễn tả, thì chứng này thuộc vào thể ¿Phế khí hư¿. Phế chủ bì mao (da lông). Phế khi hư hàn, vệ khí (kháng thể) không đủ, khiến da lông không kín đáo, thì phong tà nhân lúc hư xâm nhập vào, theo kinh lạc mà đi lên mũi. Phế khí thông lên mũi, nếu Phế tạng hàn thì hàn sẽ theo khí mà đến mũi, khiến tân dịch thành chất trọc (nước mũi) không liễm lại được.
Anh cho dùng phương sau:
Nhân sâm 12g (nếu là Đảng sâm thì 16g) (人参 hoặc 党参)
Kinh giới 12g (荆芥)
Tế tân 4g (细辛)
Kha tử 10g (诃子)
Phòng phong 10g (防风)
Cát cánh 10g (桔梗)
Hoàng kỳ 18g (黄芪)
Ngũ vị tử 8g (五味子)
Bạch truật 12g (白术)
Ngư tinh thảo 12g (鱼腥草)
Cam thảo 6g (甘草)
Anh cho sắc uống khoảng 10 đến 15 thang, ngưng khoảng 15 đến 20 ngày thì uống lại. Khoảng 3 liệu trình như vậy là ổn. Khi dùng, anh cho tôi biết triệu chứng riêng của mỗi người để tôi gia giảm. Vì trong Đông y phân chứng này ra thành: "Phế khí hư", "tỳ hư", "Phế Tỳ lưỡng hư", "Thận hư". Vì vậy, muốn điều trị cho hiệu quả thì cũng phải theo triệu chứng riêng của từng người mà gia giảm sẽ hiệu quả.
Trần Quang Thống.
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2012-05-09 15:20:22.0
Chào thầy Quang Thống, thầy Phutudu và anh Hoàng An,
Bệnh dị ứng phấn hoa rất phổ biến tại các quốc gia Âu Mỹ nhiều hơn là ở VN. Thầy Quang Thống định ra bệnh này do phế khí hư hàn, tỳ hư, thân hư thật chính xác. Thời khóa biểu uống thuốc cũng chính xác. Tôi ở Hoa Kỳ và đã trực tiếp đối đầu với bệnh này nên tôi xin bổ xung thêm một vài đặc tính của bệnh dị ứng phấn hoa mà tại các vùng Á châu có thể không gặp hoặc ở mức độ nhẹ hơn rất nhiều để mọi người tham khảo.

Ở Hoa Kỳ và các nước Âu châu, bệnh này phát mạnh vào mùa xuân. Bình thường thì không khí rất ít bụi, không khí từ ngoài vào nhà cũng được qua hệ thống lọc bụi trước nên cơ thể đã quen với không khí trong sạch. Khi mùa xuân đến, phấn hoa từ các cây cổ thụ (oak, maple, ...) và cây cảnh nở rộ khắp nơi khiến lượng bụi trong không khí tăng vọt lên gấp 20 tới 30 lần mức bình thường gây nên bệnh dị ứng phấn hoa. Vì tôi không có nhiều tài liệu về Đông y nên dưới đây là quan sát và cách chữa trị theo kinh nghiệm cá nhân.

Theo YHHĐ: bệnh dị ứng phấn hoa là do lượng bụi phấn hoa trong không khí xâm nhập vào phổi quá nhiều. Hệ thống miễn nhiễm của cơ thể lập tức phản ứng bằng cách sản xuất thêm chất kháng sinh (histamine) để chống lại các tế bào lạ này. Chất kháng sinh được đưa đến những vùng có phấn hoa xâm nhập (phổi, mũi và mắt) để phòng thủ và vì lượng phấn hoa tiếp tục xâm nhập hàng ngày nên lương kháng sinh sản xuất càng nhiều gây phản ứng phụ làm sưng tấy các nang phổi, sưng bít phế quản và làm sưng đỏ mắt gây ra các triệu chứng như xuyễn cấp, hắt xì liên tục, sổ mũi, ngẹt mũi, đỏ mắt, đàm đặc. Bệnh nhân đang bị dị ứng phấn hoa rất kỵ hơi lạnh (ví dụ như trong nhà mở máy lạnh cao) vì sẽ làm cho triệu chứng nặng thêm. Phấn hoa gây ra các triệu chứng trên rất tương ứng với các triệu chứng của phế bị hư hàn.

Theo YHCT: Tạng phế thuộc hành kim, tiết xuân chí thuộc thủy, kim sinh thủy nên tạng phế bị suy vì ở thế sinh xuất. Thủy sinh mộc nên vào mùa xuân mộc khí rất vượng. Kim khắc mộc nên tạng phế bị suy vì ở thế khắc xuất. Tuy kim khắc mộc nhưng vì mộc quá vượng nên khiến cho phế kim bị hư tổn nặng (phế hư). Tạng tỳ thuộc thổ cũng bị thủy (khắc xuất) và mộc (khắc nhập) làm tổn hại không kém. Mạch tượng của tỳ phế thường có dạng phù hoặc phù khẩn.

Từ những bệnh chứng trên, tôi nhận thấy phấn hoa xâm nhập phế tạng gây ra triệu chứng tương tự như hàn tà tuy nhiên trị hàn tà thì cần trục hàn, giải phong để hàn tà không xâm nhập sâu vào lý. Bệnh dị ứng phấn hoa thì hàn tà không đi vào lý mà cố định ở phế và không có triệu chứng của phong nên tôi lập toa chỉ trú trọng ôn phế thận, thông khiếu, trừ đàm. Trừ đàm phải là chủ lực của toa thuốc vì đàm đóng đặc trong phế gây chứng xuyễn cấp (bệnh cấp tính trị ngọn trước), rất nhiều bệnh nhân phải đi cấp cứu vì không thở được. Mỗi đợt thuốc bệnh nhân dùng 10 toa, khi đàm tiêu hết thì khiếu được thông và bệnh gần hết hẳn, khoảng 20 ngày sau thì các triệu chứng bắt đầu trở lại thì uống thêm một đợt nữa. Cứ như vậy cho đến hết mùa phấn hoa. Bệnh này chữa vào triệu chứng là chính, thêm ôn phế thận, kiện tỳ, dưỡng phế. Tôi chưa nghĩ được cách trị cho hết luôn vì vậy mỗi năm tới mùa lại phải uống thuốc. Bệnh này cần kiêng tối đa rượu bia (kể cả rượu thuốc), thuốc lá và cafe.

Phó
 
Reply with a quote
Replied by thanhminh (Hội Viên)
on 2012-05-10 09:17:06.0
Chào Thầy Phó và Thầy Quang Thống.

Tôi thật ngưỡng mộ và cảm tạ tấm lòng của hai thầy. một thầy tận bên Mỹ, một thầy tận Việtnam, phối hợp luôn ăn ý và giúp được biết bao nhiêu người bệnh.

Tôi sẽ làm theo thầy dặn và luôn thông báo tình hình để được hai thầy tư vấn ạ.

Trân Trọng
Hoàng An
 
Reply with a quote
Replied by phutudu (Hội Viên)
on 2012-05-11 11:38:40.0
Thân chào thầy Phó, thầy Quang Thống và bạn Hoàng An!
Đúng như thầy Q.Thống và thầy Phó nói, đây là một thể bệnh thuộc về hội chứng của Dị ứng cơ địa mà ở Việt Nam thường ít gặp hơn ở các nước phương tây, thể nầy có thể quy nó về bệnh viêm mũi quá mẫn hay viêm mũi dị ứng, ngoài những kiến thức mà hay thầy đã đề cập ở trên tôi xin bổ sung thêm một số vấn đề liên quan đến bệnh và bài thuốc để điều trị như sau.
Viêm mũi dị ứng thường có 2 thể là thể Phong hàn( thể này thường gặp nhiều trên lâm sàng chiếm khoãng 60%) và thể phong nhiệt (trên lâm sàng ít gặp hơn khoãng 40%).
Nguyên nhân thường gặp nhất là do Vệ khí hư yếu (80%), Phế khí -thận khí hư 70%), Tỳ thận dương hư (50%)và do Phế thận âm hư (60%). Trên thực tế lâm sàng thì bệnh có thể do 1 nguyên nhân gây ra hoặc thường kết hợp hai hoặc ba nguyên nhân ( thể nặng).
Phương thuốc điều trị thì tùy theo nguên nhân mà ra toa thuốc và gia giảm, Tuy nhiên trên kinh nghiemj lâm sàng thì có một toa thuốc có thể có tác dụng và đạt hiệu quả ở cả hai thể (Phong hàn và phong nhiệt). bài thuốc gồm các vị sau:
Kim ngân hoa 12-15g
Ké đầu ngựa: 12-15g,
Tân di 12g
Bạch chỉ 12g,
Bạc hà 6-8g,
Phòng phong 10g
Bạch truật 12g
Hoàng Kỳ 12-20g
Ngũ vị 10g
Kinh giới 12g
cát cánh 10g
Tùy theo nguyên nhân cụ thể có thể gia giảm thêm một số nguyên nhân đẻ cho phù hợp với từng bệnh nhân( gia thêm nhân sâm(hoặc đảng sâm), tăng liều hoàng kỳ ngũ vị nếu Vệ khí hư, Phế khí- thận khí hư. gia sa sâm 12g, mạch môn 12-15g nếu phế thận âm hư. gia phá có chỉ 10-12g, can khương 8g, tăng liều ngũ vị 12g nếu có tỳ thận dương hư)
Ngoài ra có thể kết hợp với bà thuốc kinh nghiệm dùng ngoài:
Cúc hao sắc nước đặc trọn mật ong, trong thì nhỏ(mũi), ngoài thì bôi dọc hai bên cánh mũi xuống và khu vực xoang sàng, xoang mũi, xoang hàm, xoang trán (nhất là lúc đi ngủ).
Đói với bệnh này nói chung và các bệnh thuộc dị ứng cơ địa thì cần phải điều trị lâu và kiên trì (liệu trình điều trị thì cũng gần giống với liệu trình mà thầy Thống đã đề cập, Uống 15-20 thang nghỉ 7-10 ngày, uống liên tục 2-3 liệu trình)tháng bởi khi uống thuốc thì cơ thể sẽ dần dần thay đổimôi trường nội môi trong cơ thể bà dần đáp ứng và thích nghi được với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, lúc đó cơ thể mới thực sự hết bệnh
Vài dòng xin chia sẻ cùng các thầy và ban Hoàng An cùng mọi người trên diễn đàn, mong sẽ giúp íh được phần nào đó vói mọi người về căn bệnh dị ứng khó trị này.
Thân ái!
Phutudu

 
Reply with a quote
Replied by phutudu (Hội Viên)
on 2012-05-11 11:46:55.0
tôi xin đính chính vị Cúc hoa ( sắc đặc trộn mật ong) chứ ko phải Cúc hao ( tôi sory vì đánh máy sai mà ko kiểm tra lại... hehe.. cái này tôi giống thầy Thống, nguy hiểm quá...!!!)
Phutudu

 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org