Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Y Học Cổ Truyền >> mat ngu

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
mat ngu - posted by lamthien (Hội Viên)
on May , 29 2012
chào các thay..em có đứa bạn năm nay 21 tuoi,là sinh viên bi mất ngủ khá lâu,ngủ không ngon giấc giật ḿnh tỉnh dậy là không ngủ được,người không lo âu nhưng cứ bồn chồn khó ngủ,người khó chịu,không ra mồ hôi,nhưng ḷng bàn chân nóng nhưng ngươi lại thấy lạnh,nươc tiểu vàng,ăn uông b́nh thường..do mất ngủ nên rất ảnh hưởng đến sức khoe,người gầy . mong các thầy chỉ dùm cách chữa,,em xin cảm ơn..
 
Replied by quangthong02 (Hội Viên)
on 2012-05-29 09:10:25.0
Chào Lenovo!
Em cho biết thêm thông tin:
Mất ngủ bao nhiêu lâu? có thói quen thức khuya trước khi mất ngủ hay không? có bị biến động tâm lư trước mất ngủ hay không?
Trong thời gian mất ngủ có dùng thuốc tây nhiều không?
Có tiền sử dùng các chất kích thích hay không?
Đại tiểu tiện như thế nào?
có hồi hộp khó thở, choáng váng, mỏi chân tay không? tóc có rụng không?
Rêu lưỡi như thế nào?
Trần Quang Thống.
 
Reply with a quote
Replied by lamthien (Hội Viên)
on 2012-05-30 00:39:11.0
vâng!.mất ngủ đc 1 tháng rôj ạ..rêu lươj bjnh thường ,nuơc tiêu hơj vàng,đại tiên hơi tao,thương 11h.12h đj ngủ,ko dùng thuốc tây,người mỏj chân tay,choáng vang,ko hồj hôp khó thở,khj ngủ suy nghĩ vẫn vơ..ko dùng chất kich thjch gj,toc dụng cũng nhiều..
 
Reply with a quote
Replied by quangthong02 (Hội Viên)
on 2012-05-30 01:16:28.0
Chào Lenovo!
Như vậy th́ đây là giai đoạn đầu của chứng mất ngủ nguyên nhân do Tỳ huyết bất túc. Đến giai đoạn hồi hộp, mồ hôi dễ ra là giai đoạn tương đối, giai đoạn của Tâm Tỳ lưỡng hư. Em chỉ cần dùng nguyên phương Quy Tỳ Thang cho uống th́ hết nhanh (cần phải uống nhanh, không th́ chuyển qua giai đoạn giảm trí nhớ, sẽ khó phục hồi). Nếu không có điều kiện sắc thuốc, th́ em ra ngoài tiệm mua Quy Tỳ Hoàn làm sẵn của các công ty dược cũng được. Nhớ không được dùng các loại thuốc an thần, dù là của Đông y.
Trần Quang Thống.
 
Reply with a quote
Replied by lamthien (Hội Viên)
on 2012-05-31 23:14:45.0
Vâng,thầy giải thích thang thuôc cho em học hỏi đc ko ạ,,cả lư luận về bệnh này nữa ạ..em thấy thang thuốc có nhân sâm thay bằng Đẳng Sâm đc ko ạ....
 
Reply with a quote
Replied by NoiDat (Hội Viên)
on 2012-06-01 00:40:55.0
Chào Lenovo,
Thầy Quang Thống rất bận, chưa lên diễn đàn được nên tôi xin trả lời thay. Khi thầy lên th́ sẽ bổ túc thêm nếu thấy cần thiết. Nếu bạn thay Nhân sâm bằng Đảng sâm th́ tăng liều lượng thêm 1/3 nữa. Ví dụ như Nhân sâm 8g th́ thay bằng Đảng sâm 12g. Nhân sâm là vị đại bổ nguyên khí, không có vị thuốc nào có thể thay nó nổi. Bệnh của bạn như thầy Quang Thống đă giải thích là mới ở giai đoạn đầu nên tôi nghĩ bạn có thể dùng Đảng sâm được. Bác Phó vừa mới giải thích thang Quy Tỳ Thang bên chủ đề của bạn Tichban, bạn xem thử. Nếu vẫn c̣n thắc mắc th́ thầy Quang Thống sẽ giải thích thêm.
Quote:
Originally posted by lenovo_s10
Chào love4u_hp,
Khi em dùng 1 toa thuốc th́ nên dùng nguyên phương không nên thay đổi trừ những trường hợp đặc biệt. Các toa thuốc cổ phương do các danh y lập thành đă được trải qua kinh nghiệm lâm sàng rất lâu dài mới thành toa cố định truyền lại cho hậu thế. Mỗi dược vị có tính năng riêng của nó nhưng khi đứng chung trong 1 toa thuốc, các vị thuốc sẽ tương tác, hỗ trợ hoặc khắc chế lẫn nhau tạo thành tính năng chung của toa thuốc.

Cấu tạo thành phần của mỗi toa thuốc rất tinh tế và phức tạp, đ̣i hỏi kiến thức về dược học rất vững chắc, kinh nghiệm lâm sàng dày dặn mới có thể thay đổi thành phần của một toa thuốc mà vẫn duy tŕ đúng tính năng và đồng thời phát huy thêm công năng của nó. Theo Hoàng Đế Nội Kinh th́ các vị thuốc trong một toa thuốc được chia làm 4 nhóm là Quân, Thần, Tá, Sứ. Vị thuốc nào trị chủ bệnh là Quân dược, vị thuốc nào giúp sức cho vị Quân là Thần dược, vị thuốc khắc chế hoặc dung ḥa với vị Quân để giảm bớt độc tính, phản ứng phụ hoặc tính mạnh gắt của vị Quân là Tá dược, vị thuốc giúp điều ḥa và dẫn các vị thuốc tới chổ có bệnh là Sứ dược.

Khi muốn gia giảm toa thuốc phải hiểu rơ tính năng và cấu thành của toa thuốc. Quân dược th́ không bao giờ nên thay đổi, Thần, Tá và Sứ dược có thể thay đổi tùy theo từng trường hợp. Trong 1 toa thuốc, Quân dược th́ bắt buộc phải có, nhưng Thần, Tá và Sứ dược th́ không bắt buộc. Có những toa chỉ có Quân dược, có toa có Quân Thần, hoặc Quân Tá, v.v. Khi lập toa, những lương y có kinh nghiệm có thể kết hợp nhiều toa thuốc lại. Trong trường hợp này, nguyên một toa thuốc có thể coi như một đơn vị của một toa lớn. Ví dụ như dùng Kim Quỹ Thận Khí Hoàn làm Quân dược, thêm Kim Tỏa Cố Tinh Hoàn làm Thần dược để hỗ trợ cho KQTKH.

Trở lại câu hỏi của em về vị Mộc hương trong toa Quy Tỳ Thang (归脾丸). Trước hết chúng ta cần biết về tính năng và cấu thành của Quy Tỳ Thang, kế đó cần phải phân tích chức năng của các nhóm dược vị.

1. Tính năng: dùng để trị các chứng Tâm Tỳ lưỡng hư. Bệnh sinh chủ yếu là phát xuất từ tỳ suy, dẫn đến công năng tiêu hóa dưỡng trấp suy giảm, lâu ngày dẫn đến tinh huyết bất túc. Tâm chủ huyết, khi tinh huyết bất túc sẽ dẫn đến tâm âm hư thành ra chứng Tâm Tỳ lưỡng hư. V́ vậy gốc bệnh là ở tỳ, kế đến mới là tâm.

2. Cấu thành:
Bạch truật 10g
Nhân sâm 10g
Hoàng kỳ 10g
Bạch linh 8g
Đương quy 4g
Long nhăn 10g
Toan táo nhân 4g
Viễn chí 4g
Mộc hương 2g
Cam thảo 2g

3. Phân tích:
- Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật dưỡng tỳ dùng làm Quân dược
- Long nhăn, Đương quy, Toan táo nhân, Viễn chí dưỡng tâm âm, định chí, an thần dùng làm Thần dược
- Mộc hương để hành khí, làm thăng tỳ khí. Vị thuốc này giúp phát huy công năng của vị Bạch truật, Nhân sâm dùng làm Tá dược
- Cam thảo để điều ḥa các vị thuốc, dẫn thuốc vào tỳ dùng làm Sứ dược

- Trong thang này Phục linh là vị thuốc linh động. Phục linh là vị trong nguyên phương dùng làm Thần dược của nhóm thuốc dưỡng tỳ, nếu thay bằng Phục thần th́ vị này trở thành Thần dược của nhóm thuốc bổ tâm

Như vậy theo phân tích như trên, nếu em bỏ Mộc hương ra th́ toa thuốc sẽ thiếu mất Tá dược. Tỳ khí không thăng được, liên kết mẫu tử của tâm tỳ sẽ yếu hẳn làm giảm đi công năng dưỡng tâm tỳ của toa thuốc

Nói tóm lại, khi bắt đầu học thuốc, em nên dùng nguyên phương. Khi kiến thức về dược vị và kinh nghiệm lâm sàng dày dặn hơn (ít nhất cũng phải đạt được 1/10 kiến thức của thầy Quang Thống và thầy Phutudu) th́ em sẽ nh́n thấy được cần phải thay đổi như thế nào cho hợp lư. Trong tương lai, các quư thầy sẽ có những bài chuyên đề về cấu tạo và cách thiết lập của các toa thuốc. Đề tài này rất sâu và rất chuyên môn nên có lẽ phải mất 1 thời gian lâu quư thầy mới viết được, em chờ nhé. Thầy Quang Thống và thầy Phutudu, nếu có cao kiến xin bổ xung thêm.

Phó

 
Reply with a quote
Replied by lamthien (Hội Viên)
on 2012-06-01 06:05:11.0
vâng!rất cảm ơn các thầy..hi
 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org