Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> VĂN CHẨN

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
VĂN CHẨN - posted by love4u_hp (Hội Viên)
on June , 02 2012
1.Văn chẩn: Xem xét bệnh (khám bệnh) bằng cách lấy tai nghe, thêm vào đó lấy mũi, lấy mắt mà nghe, lấy tinh thần ư tứ mà nghe.

Nghe là thầy thuốc nghe tiếng nói, nghe hơi thở, nghe cách ăn uống nằm ngồi v.v¿ của người bệnh để biết bệnh mà trị.

2.Gốc của tiếng nói:

Tiếng nói của người ta do Ngũ tạng phát ra. V́ ngũ tạng ứng hợp với ngũ âm và ngũ hành (mỗi tạng thuộc một âm, một hành).

 




























Ngũ tạng


Phế


Can


Tâm


Tỳ


Thận


Ngũ âm


Thương


Giốc


Chủy


Cung




Ngũ hành


Kim


Mộc


Hỏa


Thổ


Thủy



            -Phế thuộc Thương, Thương thuộc Kim phát ra thanh âm vang vang.

            -Can thuộc Giốc, Giốc thuộc mộc phát ra âm dài dài.

            -Tâm thuộc Chủy, Chủy thuộc hỏa phát ra âm khàn khàn.

            -Tỳ thuộc Cung, Cung thuộc thổ phát ra thanh âm ồ ồ.

            -Thận thuộc âm Vũ, Vũ thuộc thủy phát ra âm thanh thanh.

Đó
là kể theo lẽ chính phát ra tiếng nói. Tuy nhiên, không nhất định như
vậy. C̣n có người tiếng nói vang vang mà lại có lúc ồ ồ, hay có người
tiếng nói khàn khàn mà lại có lúc thanh thanh v.v¿ Bởi âm thanh pha trộn
mà lại cũng c̣n tùy theo sức khỏe mỗi lúc của họ nữa.

Tiếng nói phát ra từ ngũ tạng, nhưng bắt đầu từ Phế trước. Vậy Phế là chủ việc phát thanh. V́ Phế thuộc Kim, Kim có âm thanh nên đứng đầu.

            -Trước tiên từ Phế phát ra tiếng có vẻ thương buồn như tiếng khóc, tiếng thở dài. Tại sao?. Bởi Phế thuộc kim, kim có tính nghiêm khắc sát phạt, sinh buồn thảm.

            -Phế truyền vào Can, Can phát ra tiếng gọi ơi ới, Tại sao?.Bởi Phế kim khắc Can mộc, Can mộc sợ mà phải kêu gọi.

            -Phế truyền vào Tâm, Tâm phát ra tiếng nói. Tại sao? Bởi Tâm hỏa muốn khắc lại Phế kim, Tâm phải nói ra.

            -Phế truyền vào Tỳ, Tỳ phát ra tiếng hát, tại sao? Bởi Tỳ thổ sinh Phế kim, Tỳ thổ gặp Phế kim, Tỳ mừng như mẹ gặp con mà phát ra lời ca tiếng hát.

            -Phế truyền vào Thận, Thận phát ra những tiếng rên rỉ, tại sao? Bởi Phế kim sinh Thận thủy. Thận thủy gặp Phế kim, Thận thủy uốn éo như con gặp mẹ mà than van rên rỉ.

            -Tiếng
khóc, tiếng cười, tiếng gọi, tiếng nói, tiếng ca và tiếng rên tuy mỗi
tạng một tiếng khác nhau, nhung nói chung là ở cả Ngũ tạng mà trước là
Phế, sau cùng là Thận.

            3.Nghe tiếng nói, hơi thở của người bệnh.

            3.1.Nghe rên rỉ.

                        -Rên rỉ hầm hừ là lên cơn lạnh.

                        -Rên rỉ xuưt xoa hẵn là đau bụng hay đau xương đau ḿnh.

                        -Rên rỉ mà g̣ người lại là đau bụng.

                        -Rên rỉ mà nhăn mặt cau mày hẵn là răng lưỡi bị đau.

                        -Rên rỉ mà chân không bước đi được hay đi rề rề từng bước hẳn là đau chân, đau lưng mỏi gối.

                        -Rên rỉ không trở ḿnh được hẳn là đau eo lưng.

                        -Rên rỉ lắc đầu, giựt tai xoa môi hẵn là đau nhức răng.

                        -Trẻ em nhắm mắt gục đầu vào mẹ mà rên li b́ là Tỳ hàn lănh. (nếu không cho thuốc ôn Tỳ gấp sẽ thành ¿màn kinh¿.).

            3.2.Nghe tiếng nói:

                        -Tiếng nói chậm rải nhỏ nhẹ là trong người hàn và có phong đàm.

                        -Tiếng nói ồm ồm như nói trong kín vọng ra là Tỳ có Thấp khí.

                        -Nói sắp hết câu lại nói trở lại không nói luôn đi được là thiếu hơi.

                        -Ngồi nói lảm nhảm một ḿnh, câu đầu câu cuối không ứng tiếp nhau là tư lự quá tổn thương thần khí.

                        -Nói
năng quát tháo chửi bới cuồng loạn không kể kẻ thân người sơ, lại quần
áo hở hang không biết, là không c̣n thần khí trong người
. Bệnh này tên chữ gọi   ¿Cuồng ngôn¿. Bệnh cuồng ngôn cũng có trường hợp bởi hậu hoạn của Thương hàn.

                        -Tiếng nói nhút nhát ngại ngùng, trước nhẹ nhẹ sau dần dần rơ hơn là tà khí nội thương.

                        -Tiếng nói mạnh dạn, trước âm ẩm sau lại nhỏ đi là ngoại cảm.

                        -Miệng kêu gào lại lấy tay đè ngực hẵn là đang đau bụng tức ngực.

                        -Tiếng nói rè rè là bệnh mất máu đă lâu ngày khó trị.

                        -Nói nhảm, nói càn trong lúc mắc bệnh thương hàn đă nhập lư gọi là ¿Thiềm ngữ, trịnh thanh¿. (Thiềm ngữ:
nhắm mắt nói chuyện trước kia của ḿnh hay mở mắt nói chuyện người ở
đâu đâu, khi nói một ḿnh hay khi ngủ mà vẫn lảm nhảm rên rỉ. Nếu bệnh
nặng hơn c̣n quát tháo cuồng loạn. Bệnh này bởi Vị nhiệt nhập Tâm, tức
là tà nhiệt đă vào dương minh hay vào thiếu âm.

                              (trịnh thanh:
Nói mơ màng không đâu, nói đi nói lại hoài hoài lại có khi nói trọ  
trẹ ng̣ng ngọng không như tiếng nói b́nh thường. Bệnh này bởi biểu lư hư
tuyệt và tinh khí suy bại mà tinh thần tối tăm và lưỡi rụt ngắn lại.).

            3.3.Nghe hơi thở

                        -Lấy hơi mà thở hù hù và hù hù là khí bị ưất kết.

                        -Cứ ngồi rít hơi lên để thở là bệnh hen.

                        -Rít hơi lên mà thở kḥ khè như kéo cưa trong cổ là hen thuộc Thận suy.

                        -Đau ốm lâu ngày mệt nhọc phải rít hơi lên mà thở là bệnh thuộc loại hư.

                        -B́nh thường không có nóng lạnh ǵ mà phải rụt cổ g̣ vai để thở là bệnh đàm hỏa thuộc nhiệt.

            3.4.Nghe tiếng á thanh

                        -Tự nhiên tắt tiếng nói
(á thanh) là phong đàm mà có hỏa tiềm phục ở trong hay khi cơn nóng
giận có gào thét quá làm khô chất nhựa cổ họng mà khan cổ tắc tiếng.

                        -Ngứa trong cổ mà á thanh là bệnh lao và khái, khó trị.

                        -Bệnh thương hàn khi đă nhập lư mà lại á thanh, khó trị.

            3.5.Nghe tiếng nấc cụt

                        Tiếng nấc cụt có 2 loại

                        -Bệnh mới phát mà nấc cụt là bởi hỏa nhiệt hay đàm khí nghịch. Tiếng nấc nghe khá mạnh.

                        -Bệnh đă lâu mà nấc cụt là Vị khí sắp hết có thể nguy, tiếng nấc nghe yếu.

                        -B́nh thường tự nhiên nấc vài ba tiếng chỉ là cái khí thăng giáng không điều ḥa trong nhất thời mà thôi.

            3.6.Nghe tiếng ho

                        Ho có nhiều loại

                        -Mới ho mà tắt tiếng khan cổ, rát cổ họng là phong nhiệt hay phong hàn.

                        -Ho khàn khàn không có đàm là phế khí nóng khô.

                        -Ho nhổ ra đàm nhiều là đàm thấp.

                        -Ho ngấc ngấc từng cơn là phong nhiều, thường gọi ho gà.

            3.7.Nghe tiếng ụa mửa

                        Bệnh ụa mửa (ẩu thổ) có phân loại :

                        -Há miệng thổ có tiếng kêu ọe ọe mà không có vật ǵ ở trong họng theo ra là ụa khan (Can ẩu-hữu danh vô vật).

                        -Há miệng thổ ra tiếng kêu ọc ọc mà ở trong họng thổ ra nhiều cơm nước dăi nhớt là bệnh thuộc nhiệt (nhiệt thổ).

                        -Há miệng thổ không có tiếng kêu mà ở trong họng tuồn tuột chảy ra lại là bệnh thuộc hàn (hàn thổ-vô thanh hữu vật).

                        -Thổ ra ngữi thấy mùi chua là thực tích.

                        -Thổ ra ngữi thấy tùi tanh là thực tích có trùng.

            3.8.Nghe tiếng tiết tả (ỉa chảy)

                        Bệnh tiết tả có phân loại:

                        -Bệnh tả, nước phân ở giang môn chảy ra lại c̣n phỉ hơi ra kêu phè phè là nhiệt tả.

                        -Nước phân tuồn tuột chảy ra là hàn tả.

                        -Phân tả ra có mùi tanh là trùng tích tả.

Vọng chẩn, văn chẩn c̣n nhiều linh tinh không cẩn thiết kể hết nơi đây, v́ có thể suy biết.

 


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org