Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức YHCT >> Chương II - BÀI 1) CƠ SỞ TRIẾT HỌC ĐÔNG Y - KHÍ NHẤT NGUYÊN LUẬN

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Chương II - BÀI 1) CƠ SỞ TRIẾT HỌC ĐÔNG Y - KHÍ NHẤT NGUYÊN LUẬN - posted by quangthong02 (Hội Viên)
on June , 03 2012
Trong bài 2 này, các bạn (nhất là các bạn học chuyên ngành) cần cẩn thận đọc kỹ hơn, không được đọc cho xong là được. Sau khi đọc xong, những từ ngữ hoặc nội dung nào không hiểu th́ lập tức hỏi ngay. Muốn mở rộng phần nội dung nào th́ cho biết ngay. Có điều ǵ muốn phản biện th́ lập tức phản biện. Cảm nhận được nội dung bài trong cuộc sống thực tế, trong tạng phủ cơ thể, trong y học nói chung th́ viết bài thể hiện để chúng ta cùng chia sẻ với nhau. Nếu ai c̣n khúc mắc, hoặc chưa thông suốt, th́ chúng ta sẽ phân tích bài này cho đến khi không c̣n khúc mắc nữa mới chuyển sang bài khác. Xong phần này, đến phần Âm Dương Khí Huyết là bài quan trọng nhất, là ch́a khóa để các bạn mở cửa vào nhà y. V́ vậy, bài này đ̣i hỏi các bạn tính nghiêm túc và trách nhiệm trong việc học tập

CƠ SỞ TRIẾT HỌC ĐÔNG Y HỌC

Triết học là quan điểm căn bản và hệ thống của con người, đối với toàn thể thế giới (tự nhiên, xă hội và tư duy), đây là môn học nghiên cứu về thế giới quan, tổng kết, và khái quát tri thức xă hội và tri thức tự nhiên. Khoa học là hệ thống tri thức tự nhiên, xă hội và tư duy. Khoa học không thể tách rời khỏi tư duy lư luận, không thể tách rời khỏi sự chỉ đạo của thế giới quan. Cho nên, giữa triết học và khoa học tồn tại một sự nương tựa lẫn nhau, một mối liên hệ mật thiết ảnh hưởng lẫn nhau. Y học một hệ thống khoa học nghiên cứu về quá tŕnh sự sống của con người và đưa ra phương pháp đấu tranh với bệnh tật. Y học thuộc phạm trù khoa học tự nhiên. Mối liên hệ giữa khoa học tự nhiên với triết học là mối liên hệ biện chứng đặc thù và phổ thông. Y học nghiên cứu đặc thù quy luật vận động sự sống, mà triết học th́ nghiên cứu về quy luật phổ thông của sự phát triển tự nhiên, xă hội và tư duy. Muốn nghiên cứu t́m hiểu về bí mật của sự sống và sức khoẻ, cùng với quy luật vận động của tật bệnh, y học cần phải có một tư duy triết học tiên tiến để kiến lập một phương pháp luận và thế giới quan hệ thống lư luận của riêng ḿnh. Đông y học thuộc phạm trù khoa học tự nhiên cổ đại Á đông, lấy duy vật luận thô sơ cổ đại và tư tưởng phép biện chứng tự phát là Khí Nhất Nguyên Luận, và học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành để làm cơ bản cho triết học, nhằm tạo nên một hệ thống lư luận, đồng thời khiến cho nó trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống lư luận Đông y học.
Khí là một hệ thống thuộc phạm trù trong triết học cổ Á đông, là một phạm trù cơ bản nhất, quan trọng nhất, là phạm trù phổ biến đặc thù của người Á đông. Khí nhất nguyên luận, c̣n gọi là "Nguyên Khí Luận, đối với văn hóa truyền thống Á đông, có một sự ảnh hưởng cực kỳ sâu sắc, trở thành một nhăn quan tự nhiên về nhận thức thế giới của người Á đông cổ đại.
Học thuyết Âm Dương là một học thuyết được xây dựng trên cơ sở Khí Nhất Nguyên Luận, là nhận thức của người Á đông cổ đại đối với quy luật đối lập và thống nhất. Khí là thể thống nhất của sự đối lập Âm Dương. Thế giới vật chất dưới tác dụng hỗ tương của hai khí Âm Dương, không ngừng vận động, biến hóa.
Học thuyết Ngũ Hành là một hệ thống luận thô sơ phổ thông của người Á đông cổ đại, cùng giống với học thuyết Âm Dương, chú ư vào tác dụng mâu thuẫn của sự vật, chú ư vào sự biến hóa và vận động của sự vật, từ mối quan hệ kết cấu của sự vật cùng với phương thức hành vi của nó, t́m hiểu nghiên cứu về động thái vận động thăng bằng của vật vật chất trong tự nhiên giới. Triết học cổ Á đông cho rằng: Khí là nền tảng của sự thống nhất vạn vật Thiên Địa, là nguồn gốc của thế giới. (Nó) lấy khí làm phạm trù cao nhất của triết học, dựa trên hệ thống logic của Khí, Âm Dương, Ngũ Hành, nêu lên bản chất bao quát sự sống của vạn vật thế giới, làm sáng tỏ được sự biến hóa vận động của thế giới.
Đông y học kế thừa và phát triển tư tưởng Khí Nhất Nguyên Luận, học thuyết Âm Dương, học thuyết Ngũ Hành của triết học cổ đại Á đông, dùng để làm sáng tỏ mối quan hệ của hoạt động sự sống con người với hoàn cảnh ngoại giới, sự phát sinh, phát triển tật bệnh, cùng với quy tắc pḥng trị bệnh, cùng với các biện pháp tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và nâng cao sức lao động, tạo nên một học thuyết Khí Nhất Nguyên Luận, học thuyết Âm Dương và học thuyết Ngũ Hành của Đông y học.
Đông y học là một chuyên ngành của người Á đông cổ đại, có tính hệ thống khoa học. Trong lúc nghiên cứu quy luật vận động sự sống con người, mang lư luận triết học tiên tiến hiện đại và lư luận y học dung ḥa với nhau, trở thành một chỉnh thể không thể tách rời, thuộc h́nh thái triết học tự nhiên. Đông y học, tại thời điểm cổ đại, so với các nền lư luận y học cổ như Hy Lạp, Rô-Ma th́ hoàn thiện hơn, đă có một nền triết học tự nhiên của một nền y học cao, nó lấy tư tưởng Khí Nhất Nguyên Luận, học thuyết Âm Dương và học thuyết Ngũ Hành làm nền tảng triết học cho riêng ḿnh, vận dụng tổng hợp tư duy phương thức để phân tích và giải quyết lư luận y học và thực tiễn trị liệu, thể hiện đặc điểm văn hóa truyền thống Á đông. Từ đó đến nay, không thể dùng các phương pháp phân tích để khiến cho nó rời khỏi triết học tự nhiên mà thành một thực chứng y học tồn tại độc lập. V́ vậy, muốn học tập và nghiên cứu Đông y học, th́ cần phải hiểu biết sự bao hàm của nội dung triết học trong Đông y học. Làm được như vậy, mới có thể hiểu biết sâu sắc bản chất và đặc điểm của lư luận Đông y học.

1. KHÍ NHẤT NGUYÊN LUẬN

Vật chất quan của triết học cổ đại Á đông, từ đa nguyên luận của Ngũ Hành, đến nhị nguyên luận của hai khí âm dương, sau cùng thống nhất với nhau ở nhất nguyên luận của khí. Như trong sách "Hà Lạc Nguyên Lư" có chép: "một khí thái cực sinh ra Âm Dương, Âm Dương hóa hợp sinh Ngũ Hành, Ngũ Hành đă manh nha, dần dần chứa đựng vạn vật."
Toàn bộ học thuyết Âm Dương Ngũ Hành được đặt trong phạm trù khí cao nhất và căn bản nhất của triết học cổ đại Á đông, dù trong thời điểm cực thịnh của học thuyết Ngũ Hành, Âm dương, cũng không trở thành chủ thể của vũ trụ quan, mà là bộ phận cấu thành của vũ trụ quan Khí Nhất Nguyên Luận. Cho nên, Ngô Trừng (thời Tống), trong sách "Đáp Nhân Vấn Tính Lư" có nói: "Gốc của Thiên Địa vạn vật là nhất khí, chia ra mà nói th́ đấy là Âm Dương, lại trong Âm Dương chia nhỏ ra th́ là Ngũ Hành. Ngũ khí tức là nhị khí, nhị khí tức là nhất khí". Gốc của Thiên Địa vạn vật là ở Khí, con người cũng được sinh từ khí. Khí là vật chất cội nguồn của tập hợp cấu thành Thiên Địa vạn vật cùng sự sống con người. Sự sống chết của con người, thịnh suy của vật, đều là kết quả biến hóa, tụ tán của Khí. Trang Tử có nói trong thiên Tri Bắc Du: "sinh ra con người là nhờ khí tụ. Tụ th́ là sinh; tán là tử. - nên vạn vật là một". Con người và Thiên Địa thông thành nhất khí. Ngô Trừng, trong sách "Đáp Điền Phó Sứ Đệ Nhị Thư" có nói: "Con người sinh ra nhờ khí Âm Dương, Thiên Địa mà có h́nh. Trong h́nh c̣n có lư của Âm Dương, Ngũ Hành, từ đó tạo nên trật tự của Ngũ Thường". Các sự vật trên thế giới, đều là h́nh thái khác nhau của vật chất (khí); các hiện tượng trên thế giới đều có nguồn gốc bởi vật chất (khí), đây là lư luận cơ bản của tư tưởng triết học duy vật Á đông cổ đại.
Nói chung, Khí Nhất Nguyên Luận là tư tưởng triết học quan trọng nhất, căn bản nhất, là một loại động thái, là vũ trụ quan hữu cơ. Tập trung phản ánh đặc thù truyền thống của văn hóa Á đông.

I) KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA KHÍ
Khí nhất nguyên luận của triết học cổ Á đông, ứng dụng trong lănh vực Đông y học, trở thành thế giới quan và phương pháp luận của nhận thức thế giới và vận động sự sống trong Đông y học, kết hợp với khoa học y học, mà h́nh thành Khí Nhất Nguyên Luận trong Đông y học.

1) Hàm nghĩa triết học của khí
Khí, là phạm trù cơ bản của biểu thị tồn tại vật chất trong triết học cổ đại Á đông, là vận động, là thực thể vật chất tinh vi nhất, là nguyên tố cơ bản nhất của cấu thành vạn vật vũ trụ, và là cội nguồn thế giới, biểu hiện rơ tồn tại khách quan của năng lực vận động và sự chiếm hữu không gian. Khí là nhận thức căn bản của Á đông cổ đại đối với nguồn gốc thế giới, từ vận khí, thủy khí đến lượng tử, không ǵ là không được hàm chứa.
Nhưng trong triết học cổ đại Á đông, khí lại là một phạm trù triết học, hàm chứa tinh thần với vật chất, tự nhiên với xă hội. Trong sự hàm chứa đó, vừa là thực thể tồn tại khách quan, lại vừa là tinh thần đạo đức chủ quan, chứa đựng tất cả, đan xen phức tạp.
Khái niệm về vật chất của triết học là phạm trù triết học của tiêu chí thực tại khách quan, là khái quát cao nhất của đặc tính căn bản tất cả các hiện tượng trên thế giới (xă hội và tựnhiên), là nói về một cảm giác thực tại khách quan, tồn tại mà không dựa vào con người. Vận động là thuộc tính căn bản của vật chất. các hiện tượng của xă hội và thế giới tự nhiên, đều là biểu hiện h́nh thái khác nhau của vật chất bởi sự vận động. Ư thức là sản vật cao nhất bởi sự phát triển cao độ của vật chất. Khái niệm vật chất trong triết học là một khái niệm trừu tượng, không thể xếp nó với học thuyết của h́nh thái và kết cấu, thuộc tính đặc thù của vật chất trong khoa học tự nhiên. Khái niệm vật chất của triết học là thường hằng, vừa kông cũ, lại không thay đổi, chỉ có thể theo sự phát triển của thực tiễn và khoa học mà không ngừng phong phú. Nhưng, đối với nhận thức về khái niệm, thuộc tính, kết cấu và h́nh thái vật chất của khoa học cụ thể, th́ theo sự phát triển của khoa học và thực tiễn mà không ngừng thay đổi và biến hóa sâu sắc.
Khí trong phạm trù triết học, là khái quát cao độ của con người đối với bản chất vật chất thế giới và hiện tượng của nó, là nền tảng của sự thống nhất vạn vật trong Thiên Địa, là nguồn gốc của sự sinh thành vạn vật, là căn cứ của sự tồn tại vạn vật trong Trời đất. Nó không phải một h́nh thái vật chất cụ thể nào đó, mà là một sự trừu tượng, là phạm trù của đa số. Hạn chế trong mức độ phát triển khoa học của Á đông cổ đại, triết học cổ đại của người Á đông không tránh khỏi nhận thức đặc tính trực quan thô sơ, lấy thể khí của h́nh thái vật chất cụ thể làm mô h́nh, h́nh dung h́nh thức vận động tụ tán, un đúc, thăng giáng, chấn động của khí, lại mang khí quy định thành thực thể khách quan của công năng động thái, Khí lại trở thành một h́nh thái đặc chất cụ thể. Từ đó, hợp dùng cả khái niệm vật chất cụ thể của khoa học tự nhiên với khái niệm vật chất của triết học. V́ vậy, phạm trù khí gồm có hai ư nghĩa quan trọng là trừu tượng với cụ thể, đa số với cá biệt. Đó là một trong những đặc điểm quan trọng của phạm trù khí trong triết học cổ đại Á đông. Ngoài ra, phạm trù khí là một loại khái niệm về tính nguồn gốc của chỉnh thể mà không là khái niệm vật chất của kết cấu tính, đây lại là một đặc điểm khác của nó.
Học thuyết Khí Nhất Nguyên Luận của triết học cổ đại Á đông, theo sự phát triển của xă hội mà không ngừng hoàn thiện, phong phú và phát triển. Sau thời cận đại và chiến tranh nha phiến, theo sự du nhập của tây học, sự phát triển phạm trù khí trong triết học Á đông (đại diện là Trung Hoa), có biểu hiện khác với đặc thù của khái niệm cổ đại, phạm trù khí bị trao cho sự giải thích và quy định của khoa học cận đại, khí được xem là ánh sáng, điện, chất điểm, nguyên tử, lượng tử, sóng rung v.v" Lư luận Vật lư hiện đại lại giải thích theo xu hướng sóng rung. V́ vậy, khí, từ khái niệm vật chất trừu tượng, càng ngày càng có xu hướng trở thành một tồn tại cụ thể của một loại đặt định. Giá trị tính trừu tượng, tính phổ biến của nó, ngày càng thấp dần. Mâu thuẫn nội tại của tính trừu tượng với tính cụ thể, tính phổ biến với tính cá biệt mà nó bao hàm càng thêm rơ ràng. Sự biến hóa này, phản ánh công năng triết học của phạm trù khí trong Đông y học ngày càng mờ nhạt dần, đồng thời, có khuynh hướng được thay thế bởi học thuyết âm ương ngũ hành.

2) Hàm nghĩa y học của khí
Đông y học lấy Khí Nhất Nguyên Luận là vũ trụ quan và phương pháp luận, v́ vậy, hệ thống lư luận Đông y học cũng tất nhiên thể hiện đặc điểm của phạm trù khí trong triết học cổ đại Á đông. Đông y học, trong lúc thuyết ḿnh về quy luật vận động sự sống của Đông y học, khái niệm triết học trừu tượng và khái niệm khoa học cụ thể thường thường được dùng với nhau, chú trọng nghiên cứu của công năng sinh lư chỉnh thể mà không xem trọng việc nghiên cứu đến kết cấu nội bộ con người, gồm có tính thực tế cụ thể và tính mơ hồ.
Khí trong Đông y học, gồm có hai ư nghĩa quan trọng là phạm trù triết học trừu tượng và khái niệm khoa học cụ thể. Khí Nhất Nguyên Luận trong Đông y học, Khí được mang hàm nghĩa phạm trù triết học như đă nói trên, là khái niệm vật chất khoa học cụ thể trong khoa học y học. Trong hệ thống lư luận Đông y học, nếu nói đến hệ thống vật chất Khí, Huyết, Tinh, Tân, Dịch th́ khí là vật chất cấu thành và duy tŕ hoạt động sự sống con người, sức sống mạnh mẽ, vận động không ngừng, cực kỳ tinh vi, là sự thống nhất của vật chất sự sống với cơ năng sinh lư. Trong khái niệm vật chất về các h́nh thức cụ thể của hệ thống vật chất sự sống th́ Khí là khái niệm lớn nhất.

II) NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KHÍ NHẤT NGUYÊN LUẬN
Khí Nhất Nguyên Luận là hệ thống tự nhiên quan của văn hóa truyền thống Á đông, nội dung hàm chứa của nó cực kỳ phong phú. Ở đây, có thể tóm lược mỗi liên hệ mật thiết của nó với Đông y học như sau:

1) Khí là cội nguồn cấu thành vạn vật:
Trong triết học truyền thống Á đông, vũ trụ c̣n gọi là Thiên Địa, Thiên hạ, Thái Hư, Hoàn Vũ, Càn Khôn, Vũ Không v.v. Khí thông thường là nói về vật chất cực kỳ tinh vi, là nguồn gốc của cấu thành vạn vật thế giới. Thời Đông Hán, Vương Sung nói: "khí Thiên Địa hợp với nhau, vạn vật tự sinh"(Luận Hành - Tự Nhiên). Thời Bắc Tống, Trương Đới cho rằng: "Thái Hư không thể không có Khí, Khí không thể không tụ mà thành vạn vật" (Chánh Mông - Thái Hoà). Khí là một loại vật chất vô cùng nhỏ bé, vô cùng tinh vi mà mắt thường không nh́n thấy được. Khí và vật thống nhất với nhau, nên thiên Khí Giao Biến Luận Đại Luận sách Tố Vấn chép: "muốn nói đến khí, th́ phải rơ về vật". Khí là cội nguồn của thế giới, là vật chất nguyên sơ cấu thành vũ trụ, là nguyên tố cơ bản nhất của cấu thành Thiên Địa vạn vật. Thiên "Thiên Nguyên Kỷ Đại Luận" sách "Tố Vấn" dẫn sách "Thái Thỉ Thiên Nguyên Sách" chép: "vũ trụ hư không, bắt đầu sinh hóa, vạn vật nhờ đó mà sinh, ngũ vận đă đủ ở Thiên, khí phân bố khắp con người và vạn vật, bao bọc vũ trụ, cửu tinh soi sáng bên trên, ngũ tinh và nhật nguyệt chiếu soi, có Âm có Dương, có nhu có cương, tối sáng định vị, lạnh nóng níu kéo nhau, sinh sinh hóa hóa, vật được tạo thành" (Thái hư liêu khuếch, triệu cơ hóa nguyên, vạn vật tư thỉ, ngũ vận chung Thiên, bố khí chân linh, tổng thống khôn nguyên, cửu tinh huyền lăng, thất diệu chu tuyền, viết Âm viết Dương, viết nhu viết cương, u hiển kư vị, hàn thử thỉ trương, sinh sinh hóa hóa, phẩm vật hàm chương - 太虚寥廓,肇基化元,万物资始,五运终天,布气真灵,总统坤元,九星悬朗,七曜周旋,曰阴曰阳,日柔曰刚,幽显既位,寒暑弛张,生生化化,品物咸章 ). Sách Nội Kinh gọi vũ trụ là Thái Hư. Trong khoảng không vũ trụ vô tận, tràn đầy nguyên khí của năng lực sinh hóa vô cùng vô tận. Nguyên khí ( bao gồm cả ư nghĩa khí bản nguyên ) bao bọc Vũ Trụ, thống nhiếp mặt đất, quy luật vũ trụ ( Thiên đạo) được h́nh thành Quy luật mặt đất (Địa đạo) được sinh ra. Tất cả các thể hữu h́nh, đều phải dựa vào nguyên khí mà sinh thành. Nguyên khí là sự sinh ra đầu tiên của vũ trụ, là khởi nguyên và kết thúc của thế giới vạn vật. Khí là vật chất đầu tiên cấu thành vũ trụ. Khí vốn là một, phân làm Âm Dương, Khí là thể thống nhất và mâu thuẫn của hai khí Âm Dương. Thiên "Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận" sách "Tố Vấn" chép: "Thanh dương là Thiên, trọc Âm là Địa; Khí Địa lên trên mà thành mây, khí Thiên đi xuống mà thành mưa; Mưa từ Địa khí mà có, Mây từ Thiên khí mà có". "Thiên khí" là khí thanh dương của tự nhiên giới; "Địa khí" là khí trọc Âm của tự nhiên giới. Âm khí đục nặng, giáng mà ngưng tụ thành vật thể hữu h́nh, cấu thành muôn màu khắp mặt đất; Dương khí trong nhẹ, thăng mà phát tán, là khí vô h́nh, h́nh thành vũ trụ vô tận. Khí Âm Dương Thiên Địa, trên thăng, dưới giáng, hai bên cùng giao cảm với nhau mà h́nh thành vạn sự vạn vật ở giữa Thiên Địa. Thiên "Chí Chân Yếu Đại Luận" sách "Tố Vấn" chép: "Gốc sinh ra ở Trời là Thiên khí. Gốc sinh ra ở Đất th́ là Địa khí. Khí Thiên Địa kết hợp, lục lúc khí phân chia, mà khiến cho vạn vật được sinh". Nói chung, Khí là thực thể của vật chất tính, là nguyên tố cơ bản của sự cấu thành vạn vật tự nhiên.
Con người là một nhóm bộ phận đặc thù của toàn thể thế giới, là sản vật của tự nhiên. Con người và tự nhiên có mối liên hệ mật thiết. Trong lịch sử triết học Trung Hoa, thời Chu, Tần thường gọi tự nhiên là "Thiên" hoặc "Thiên Địa". Trong "Hoài Nam Tử" trong quan niệm về vũ trụ có nói "cổ kim xưa nay gọi là trụ (宙), bốn phương trên dưới gọi là vũ (宇) (Hoài Nam Tử - Tề Tục Huấn). Vũ trụ vừa là thế giới vật chất, vừa là tự nhiên giới. Vậy nên Vũ Trụ quan tức là Thế Giới quan. Vấn đề quan hệ Thiên Nhân là triết học đặc biệt của Trung Hoa cổ đại, là một trong những vấn đề lớn của sự tranh luận trong lănh vực triết học vào thời "Nội Kinh". Đông y học, xuất phát từ tính thống nhất Thiên Nhân của tiểu vũ trụ trong thân thể, đại vũ trụ trong Thiên Địa, dùng phạm trù khí để giải thích về quy luật biến hóa vận động của sự sống và tự nhiên Thiên Địa.
Đông y học bắt đầu xuất phát từ quan điểm "Khí" là nguồn gốc của vũ trụ, là yếu tố cấu thành Thiên Địa vạn vật, cho rằng Khí cũng là nguồn gốc của sự sống, là vật chất cơ bản cấu thành sự sống. Vậy nên thiên Bảo Mệnh Toàn H́nh Luận sách Tố Vấn chép: "con người sinh ra ở Địa, mệnh là ở Thiên, khí được hợp thành bởi Thiên Địa, được gọi là Người"(Nhân sinh ư Địa, huyền mệnh ư Thiên, Thiên Địa hợp khí, mệnh chi viết Nhân - 人生于地,悬命于天,天地合气,命之曰人 ); hoặc như nạn thứ 8 trong sách Nạn Kinh có chép: "Khí là gốc rễ của con người" ( Khí giả, Nhân chi căn bản dă - 气者,人之根本也 ). Cơ thể con người là một cơ thể không ngừng thăng giáng xuất nhập nhờ tác dụng của khí hóa. Quá tŕnh sinh, trưởng, tráng, lăo, dĩ, cùng với sức khỏe và bệnh tật của con người, đều bắt nguồn từ khí. Vậy nên sách "Y Quyền Sơ Thiên" chép: "Sự sống chết của con người, đều dựa vào Khí. Khí tụ th́ sống, khí tráng th́ khỏe, khí suy th́ nhược, khí tán th́ chết" ( Nhân chi sinh tử, toàn lại ư Khí. Khí tụ tắc sinh, Khí tráng tắc khang, Khí suy tắc nhược, Khí tán tắc tử - 人之生死,全赖乎气.气聚则生,气壮则康,气衰则弱,气散则死 ).
Khí hun đúc cho sự vận động, là vật chất tinh vi nhất (chí tinh chí vi), là vật chất cơ bản nhất cấu thành và duy tŕ hoạt động sự sống của con người. Về mặt này của khí, so với khí của Thiên Địa mà nói, th́ khí của cơ thể được gọi là "Nhân Khí". Con người chỉ cần nhận biết về quy luật biến hóa vận động của khí, th́ có thể nhận biết được quy luật vận động của sự sống. Vậy nên thiên Khí Giao Biến Đại Luận sách Tố Vấn chép: "sự biến hóa theo khí của con người th́ gọi là Nhân sự". Huyết, Tinh, Tân dịch v.v. cũng là vật chất cơ bản của sự sống, nhưng chúng đều do sự hóa sinh của khí, vậy nên gọi khí là vật chất cơ bản nhất cấu thành và duy tŕ hoạt động sự sống con người.
Ngô Đ́nh Hàn (吴廷翰) trong "Cổ Trai Mạn Lục"(古斋漫录) có nói: "Sự sinh của con người, chỉ là nhất khí mà thôi" khí thành tính, mà bên trong th́ có tâm, bên ngoài th́ có thể. Thể th́ do khí sung, mà tâm là phần linh của khí". H́nh thể và tinh thần tư tưởng của con người đều là sản vật của khí. Đông y học, trên cơ sở Khí luận triết học cổ đại, từ góc độ khoa học sự sống, cho rằng "sự sống chết của con người là do Khí", "duy chỉ có Khí thành h́nh, khí tụ th́ h́nh c̣n, khí tán th́ h́nh mất" (Y Môn Pháp Luật), như vậy cho thấy, h́nh thể con người là do khí cấu thành, mà hoạt động tư duy ư thức, tinh thần của con người cũng là do hoạt động của một loại vật chất cơ thể là Khí sản sinh ra, nên thiên "Bệnh Cơ Khí Nghi Bảo Mệnh Tập" sách "Tố Vấn" chép: "H́nh là nhà của sự sống, Khí là nguồn của sự sống, Thần là cai quản sự sống. H́nh lấy Khí để sung dưỡng, Khí hao th́ h́nh bệnh, Thần dựa vào Khí, Khí đi vào th́ Thần c̣n". Hay như thiên "Thiên Nguyên Kỷ Đại Luận" sách Tố Vấn chép: "Con người có ngũ tạng hóa ngũ khí, mà sinh hỷ, nộ, bi, ưu, khủng". Sách "Tỳ Vị Luận" lại chép: "Khí, ấy là là gốc rễ của tinh thần".
Nói chung, Khí là một loại vật chất tồn tại có tính liên tục, tràn đầy khắp toàn thể Vũ Trụ, là nguồn gốc cấu thành thế giới, là vật chất cơ sở của tính thống nhất thế giới. Khí là yếu tố vật chất cơ bản nhất cấu thành vạn vật, vạn vật là h́nh thức hữu h́nh tồn tại có thể nhận biết được của khí. Khí quy định bản chất vạn vật. Nội hàm của khí nêu lên tính phổ biến và tính vật chất, tính vô hạn và tính vĩnh hằng của khí.

2) Vận động là thuộc tính của Khí:
Khí Thiên Địa động mà không ngưng nghỉ, vận động là thuộc tính căn bản của khí. Khí bao gồm thực thể khách quan của công năng động thái, sự khởi đầu và kết thúc của Khí là ở trong sự biến hóa của vận động, hoặc động tĩnh, tụ tán, hoặc tràn đầy, thanh trọc, hoặc thăng giáng, co duỗi, lấy biến hóa vận động để làm điều kiện hoặc h́nh thức tồn tại của chính ḿnh. Khí vận động trong trời đất, tụ lại mà sinh ra vạn vật. Nội Kinh gọi sự vận động của khí là "biến", "hóa". Thiên "Thiên Nguyên Kỷ Đại Luận" sách Tố Vấn chép: "Vật sinh ra gọi là hóa, vật đến cực điểm gọi là biến" ( Vật sinh vị chi hóa, vật cực vị chi biến - 物生谓之化,物极谓之变 ), hay như thiên "Lục Vi Chỉ Đại Luận" sách "Tố Vấn" chép: "sự sinh của vật là do hóa; cực điểm của vật là do biến. Biến hóa đấu tranh với nhau, thành bại từ đó mà có". Sự biến hóa của tất cả sự vật, bất kể là sự phát triển sinh sôi của động thực vật, hay là sự sinh, hóa, tụ tán của các vật thể vô tri vô giác, sự sinh thành, phát triển và biến hóa, điêu tàn của Thiên Địa vạn vật, không có ǵ là không bắt nguồn từ sự vận động của khí. Thiên "Lục Vi Chỉ Đại Luận" sách Tố Vấn chép tiếp: "Khí có thắng phục , tác dụng của thắng phục, có đức có hóa, có dụng có biến". Khí có tác dụng thắng phục, tức là bản thân của khí đă có khả năng khắc chế và khắc chế ngược (phản khắc chế). Tác dụng thắng với phục, khắc chế với phản khắc chế của khí, là nguồn gốc của vận động tự thân của khí. Khía chia Âm Dương, Âm Dương ḥa quyện (thương thác) lẫn nhau mà biến có từ đó. Âm Dương ḥa quyện, c̣n gọi là Âm Dương giao thác, Âm Dương giao cảm, tức là tác dụng tương hỗ của Âm Dương. Âm Dương tương thác là nguyên nhân căn bản của sự biến hóa vận động Khí. Nói cách khác, sự thống nhất, đối lập của Âm Dương là tổng quy luật vũ trụ và căn nguyên của biến hóa vận động khí. Vậy nên thiên "Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận" sách Tố Vấn chép: "Âm Dương là đạo của Thiên Địa, là cương kỷ của vạn vật, là cha mẹ của biến hóa, là nguồn gốc của sự sinh sát". Sự vận động thống nhất, đối lập của Âm Dương trong khí, biểu hiện qua sự giao cảm lẫn nhau của trên dưới, thăng giáng, xuất nhập, động tĩnh, tụ tán, thanh trọc trong Thiên Địa, đây là h́nh thức biểu hiện cụ thể của vận động khí. Nội Kinh lấy bốn chữ "thăng giáng xuất nhập" để khái quát về khí, vậy nên thiên Lục Vi Chỉ Đại Luận sách Tố Vấn chép: "sự thăng giáng của khí, là cái dụng của Thiên Địa. Thăng để mà giáng, giáng gọi là Thiên, giáng để mà thăng, thăng gọi là Địa, Thiên khí hạ giáng, khí tuôn tràn nơi Địa, Địa khí thượng thăng, khí chuyển ở Thiên. Cao thấp giao với nhau, thăng giáng kết hợp mà sinh biến, xuất nhập mất đi th́ thần cơ bị diệt; thăng giáng ngưng nghỉ, th́ khí bị cô tuyệt. V́ vậy không có xuất nhập, th́ không có sinh, trưởng, tráng, lăo, dĩ; không có thăng giáng th́ không có sinh, trưởng, hóa, thâu, tàng".
Khí là cơ sở vật chất cấu thành vũ trụ, khí tụ mà thành h́nh, tán mà thành khí. H́nh và khí là h́nh thức cơ bản của sự tồn tại vật chất, mà chuyển hóa lẫn nhau của h́nh và khí là h́nh thức cơ bản của sự vận động vật chất. Sự sinh ra của vật là bởi hóa, hóa là hóa của khí, tức là khí hóa. Sự chuyển hóa lẫn nhau giữa h́nh và khí là biểu hiện cụ thể của tác dụng khí hóa. Khí sinh h́nh, h́nh theo khí, khí tụ th́ h́nh sinh, khí tán th́ h́nh mất. Sự tồn vong của h́nh là ở sự tụ tán của khí. Khí tràn đầy ở khoảng giữa thái hư (vũ trụ), sự biến hóa và sinh thành cho đến tiêu vong của các vật hữu h́nh, không ǵ là không bởi tác dụng khí hóa của Khí. Cho nên thiên "Ngũ Thường Chính Đại Luận" sách Tố Vấn chép: "Khí bắt đầu mà có sự sinh hóa, khí kết thúc mà có dấu hiệu biến". Nội Kinh không chỉ trên cơ sở lư luận khí hóa đề xuất tư tưởng chuyển hóa lẫn nhau giữa h́nh và khí, mà c̣n dùng học thuyết Âm Dương để nêu rơ lên căn nguyên của chuyển hóa h́nh khí. Thiên ¿Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận¿ sách Tố Vấn chép: "Dương hóa khí, Âm thành h́nh". Dương động th́ tán mà hóa khí, Âm tĩnh th́ ngưng mà thành h́nh. Tác dụng hỗ tương của động tĩnh Âm Dương là h́nh tán và thành h́nh của khí, là nguyên nhân căn bản của quá tŕnh vận động hai loại phương hướng tương phản. Khí chí đại vô ngoại, chí tế vô nội. Đại là giữa vật hữu h́nh với khí của thái hư (vũ trụ); tiểu là mỗi mặt bên trong của vật hữu h́nh, đều tồn tại h́nh hóa là khí và khí hóa, là tác dụng khí hóa của h́nh. Lư luận chuyển hóa h́nh khí của Đông y học, đối với lịch sử triết học cổ đại Á đông, có một sự ảnh hưởng rất sâu sắc.
Nói chung, khí là thể mâu thuẫn thống nhất của Âm Dương. Âm Dương là hai loại yếu tố đối lập cố hữu, mà không phải là hai bộ phận tạo thành khác nhau, tức như Trương Tử Chính nói: ¿Âm Dương có định tính mà không có định chất¿. Sự mâu thuẫn và đối lập của Âm Dương h́nh thành sự vận động biến hóa có quy luật vĩnh hằng của Khí. Động tĩnh thống nhất là tính chất vận động. Vận động khí hóa là sự thống nhất của động với tĩnh, tụ tán, thống nhất là h́nh thức tồn tại của khí. Tán mà trở về với thái hư, là bản thể vô h́nh của Khí; tụ mà sinh ra mọi vật, là tác dụng hữu h́nh của khí. Tụ chỉ là tạm thời, mà tán là lâu dài, tụ tán trên b́nh diện chất và lượng đều thống nhất với khí. Tụ tán, thống nhất nêu lên tính thống nhất của khí vạn vật vũ trụ. Âm Dương thống nhất nêu lên tính chất nội tại của khí, động tĩnh, thống nhất diễn tả t́nh trạng tồn tại của khí, mà thống nhất, tụ tán là quy định h́nh thức tồn tại của khí.

3) Khí là trung giới giữa vạn vật
Khí xuyên suốt trong vạn vật Thiên Địa, bao gồm khả nhân tính, thẩm thấu tính, và cảm ứng tính. Khí chưa tụ th́ vi tế mà vô h́nh, có thể chuyển hóa lẫn nhau, và tác dụng lẫn nhau với khí của mọi vật chất hữu h́nh và vô h́nh, có thể sinh sản và tiếp nạp vật hữu h́nh, thành trung giới giữa vạn vật trong Thiên Địa, liên kết vạn vật trong Thiên Địa thành một chỉnh thể thống nhất hữu cơ.
Cảm ứng, tức là cách nói về hiện tượng giao cảm tương ứng. Có cảm th́ sẽ ứng, ảnh hưởng lẫn nhau, tác dụng lẫn nhau. Khí có hai là Âm và Dương, hai trạng thái đó tồn tại trong một. Khí là thể đối lập thống nhất của Âm Dương, hai mặt đối lập của âm dương dùng nhau tạo thành thể thống nhất của khí, chúng là căn nguyên của tất cả biến hóa vận động. Hai đầu mối của khí Âm Dương cảm ứng lẫn nhau mà sản sinh ra mối liên hệ phổ biến giữa vạn vật. Có sự sai biệt, th́ có sự thống nhất, có sự khác nhau th́ có cảm ứng. Sách ¿Trương Tải Tập¿ ¿Chính Mông Càn Xưng ¿ thiên 17¿ chép: ¿Lấy vạn vật làm một, nên một cái có thể hợp được những cái khác nhau; lấy cái có thể hợp mọi cái, gọi đó là cảm. ¿ Âm Dương, v́ cả hai có cảm, gốc là một nên có thể hợp nhau.Thiên Địa sinh vạn vật, cái nó tạo ra tuy khác nhau, nhưng không có ǵ là không cảm, dù chỉ chốc lát¿. Cảm ứng lẫn nhau và liên hệ phổ biến là quy luật phổ biến của vạn vật vũ trụ. Sự cảm ứng lẫn nhau giữa hai khí Âm Dương, sản sinh ra mối liên hệ phổ biến giữa vạn vật Thiên Địa, khiến cho vạn vật thế giới không ngừng vận động biến hóa. Tư tưởng hai khí Âm Dương cảm ứng lẫn nhau bao gồm có nhân tố phép biện chứng thô sơ, lấy con người với tự nhiên, xă hội, xem là một chỉnh thể hữu cơ của mối liên hệ phổ biến. Đông y học đặt trên nền tảng tư tưởng cảm ứng lẫn nhau của Khí, cho rằng, tự nhiên giới và con người, các hiện tượng và sự vật của tự nhiên giới, công năng sinh lư với ngũ tạng lục phủ con người, cùng với giữa vật chất sự sống với hoạt động tinh thần, dù có ngàn vạn sự khác biệt, nhưng không hề có một mối liên hệ nào bị cô lập cả, mà lại có sự ảnh hưởng lẫn nhau, tác dụng lẫn nhau, liên hệ mật thiết, trong cái khác biệt lại có tính thống nhất, đều tuân theo quy luật cộng đồng, là chỉnh thể hữu cơ thống nhất. Vậy nên thiên ¿Chí Chân Yếu Đại Luận¿ sách ¿Tố Vấn¿ chép: ¿cái kỷ (giềng mối) của Thiên Địa, thông ứng với cái Thần của con người¿; thiên ¿Kinh Thủy¿ sách Linh Khu chép: ¿Con người với Thiên Địa cùng tương hợp với nhau¿.

III) ỨNG DỤNG CỦA KHÍ NHẤT NGUYÊN LUẬN TRONG ĐÔNG Y HỌC
Đông y học dùng lư luận Khí Nhất Nguyên Luận vào phương diện y học, cho rằng con người là sản vật của tự nhiên Thiên Địa, cơ thể con người cũng là bởi sự cấu thành của Khí. Cơ thể con người là một thể hữu cơ vận động, không ngừng phát sinh tác dụng khí hóa, xuất nhập, thăng giáng của chuyển hóa h́nh khí, đồng thời cũng nhờ đó mà nói rơ được quy luật của vận động khí hóa trong nội bộ cơ thể con người, luận thuật một cách sâu sắc quy luật cơ bản của hoạt động sự sống, trả lời được vấn đề cơ bản về khoa học sự sống. Nếu như nói, lư luận Đông y học được xây dựng trên Khí Nhất Nguyên Luận th́ cũng không phải là quá.

1) Nói rơ được công năng sinh lư của tạng phủ
Thay cũ đổi mới là đặc trưng cơ bản của sự sống. Sự sống chết của con người là nhờ ở khí, khí là cơ sở vật chất của sự duy tŕ hoạt động sự sống. Trong vật chất cơ bản của sự sống, khí là loại vật chất thường không ngừng tự làm mới, phục hồi, thay cũ đổi mới. Kiểu vận động biến hóa này của Khí cùng với quá tŕnh chuyển hóa năng lượng song song với nó được gọi là "Khí Hóa". Thiên "Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận" sách Tố Vấn chép: "Vị theo h́nh, h́nh theo khí, khí theo tinh, tinh theo hóa, tinh được nuôi dưỡng bằng khí, h́nh được nuôi dưỡng bằng vị, hóa sinh tinh, khí sinh h́nh, tinh hóa khí", đó là sự khái quát đối với quá tŕnh khí hóa. Khí hóa thành h́nh, h́nh hóa là quá tŕnh chuyển hóa h́nh khí của Khí, bao quát quá tŕnh sinh thành, chuyển hóa, lợi dụng và bài tiết của Khí, Tinh, Huyết, Tân, Dịch cùng các loại vật chất. Thiên "Lục Tiết Tạng Tượng Luận" sách Tố Vấn chép: "Thiên nuôi con người bằng ngũ khí, Địa nuôi con người bằng ngũ vị", đấy là nói đến cơ thể con người cần phải thâu nhận những vật chất cần thiết cho hoạt động của sự sống từ môi trường chung quanh, nếu không, sẽ không thể duy tŕ được sự sống. Vậy nên thiên ¿B́nh Nhân Tuyệt Cốc¿ sách ¿Linh Khu¿ chép: ¿Con người không ăn uống trong 7 ngày sẽ chết, thủy cốc, tinh khí, tân dịch đều cạn tuyệt¿. Tạng phủ kinh lạc, tổ chức châu thân, của con người, đều ở góc độ, phạm vi và mức độ khác nhau, tham gia sự vận động khí hóa này, đồng thời, từ đó đón nhận được năng lượng và vật chất dinh dưỡng cần thiết, mà bài xuất ra ngoài các sản vật có hại hoặc không cần thiết. Sự vận động khí hóa của cơ thể con người diễn ra không ngừng, tồn tại trong sự khởi đầu và kết thúc của quá tŕnh sự sống, không có khí hóa th́ không có sự sống. Từ đó có thể thấy, sự vận động khí hóa là đặc trưng cơ bản của sự sống, bản chất của nó là vận động mâu thuẫn của chuyển hóa, tiêu trưởng, âm dương trong nội bộ cơ thể.
Thăng giáng, xuất nhập là h́nh thức cơ bản của vận động khí hóa trong cơ thể con người. Sự vận động của Khí trong cơ thể con người được gọi là ¿Khí cơ¿. Mà, sự thăng giáng, xuất nhập của vận động khí hóa, cần phải thông qua công năng hoạt động của tạng phủ để thực hiện, vậy nên lại có thuyết thăng giáng khí cơ tạng phủ. Cơ thể con người, thông qua sự vận động xuất nhập thăng giáng của khí cơ tạng phủ, đem không khí và thủy cốc đi vào cơ thể, biến thành Khí, Huyết, Tân, Dịch, Tinh v.v¿ hoàn thành quá tŕnh trao đổi năng lượng và vật chất của ¿vị theo h́nh, h́nh theo khí; khí theo tinh, tinh theo hóa; tinh nhờ khí nuôi dưỡng, h́nh nhờ vị nuôi dưỡng; hóa sinh tinh, khí sinh h́nh¿. Các loại Khí (Nguyên khí), Tinh (chất tinh vi thủy cốc), Vị (vật chất dinh dưỡng), H́nh ( kết cấu h́nh thể) quan hệ tác dụng lẫn nhau, nói rơ lên hoạt động sinh lư chính thường của con người, được xây dựng trên cơ sở của vận động chuyển hoán vật chất. Công năng thăng giáng khí hóa tạng phủ chính thường, xuất nhập có thứ tự, mới có thể duy tŕ hoạt động sinh lư chính thường: ¿thanh dương đi ra thượng khiếu, trọc âm đi xuống hạ khiếu; thanh dương phát ra tấu lư, trọc âm đi vào ngũ tạng; thanh dương làm mạnh mẽ tứ chi, trọc âm đi vào lục phủ¿, khiến cho cơ thể và hoàn cảnh ngoại giới không ngừng thay cũ đổi mới, bảo đảm cho cơ sở vật chất của hoạt động sự sống.
Khí đối với con người, nếu hợp th́ là chính khí, không hợp th́ là tà khí. Vậy nên, sinh lư của Khí, quư nhất là ở ¿ḥa¿. Thiên ¿Lục Tiết Tạng Tượng Luận¿ sách Tố Vấn chép: ¿khí ḥa mà sinh, tân dịch tương thành, thần mới tự sinh¿. Nguyên khí sung thịnh, th́ mới có thể tuyên phát khắp châu thân, thúc đẩy vận hành khí huyết, chủ tể các hoạt động công năng tạng phủ con người, khiến tinh, khí, huyết, tân, dịch sinh hóa không ngừng. Khí cơ kinh lạc tạng phủ vượng thịnh, từ đó mà duy tŕ sự b́nh hoành tương đối sự hoạt động giữa các hệ thống, khí quan nội bộ trong cơ thể, cùng với b́nh hoành động thái của cơ thể với hoàn cảnh chung quanh. Từ đó có thể thấy, gốc rễ công năng sinh lư của con người là ở Khí. Vậy nên thiên ¿Nhiếp Sinh Loại¿ sách Loại Kinh chép: ¿sự sống con người, hoàn toàn nương tựa vào Khí¿.

2) Nói rơ biến hóa bệnh lư của con người:
Ngũ tạng lục phủ đều dựa vào cái dụng của khí. Cái quư của khí là ở ¿ḥa¿, lại thích tuyên thông. Vậy nên thiên ¿Sinh Khí Thông Thiên Luận¿ sách Tố Vấn chép: ¿Khí huyết phải lưu thông, tấu lư phải kín đáo¿; thiên ¿Mạch Độ¿ sách Linh Khu chép: ¿Khí không thể không lưu hành, như ḍng nước phải chảy, như chu kỳ của mặt Trời mặt Trăng không ngưng nghỉ¿; chương Lục Uất trong quyển Nhất, sách Kim Quỹ Cấu Huyền chép: ¿Khí huyết sung măn, hài ḥa th́ vạn bệnh không sinh, một khi có uất, th́ các bệnh từ đó sinh ra¿. Phàm, sự thuận nghịch hoăn cấp, hư thực biểu lư của tật bệnh, không ǵ là không ngoài nguyên nhân do Khí đưa đến. Cho nên thiên ¿Cử Thống Luận¿ sách Tố Vấn chép: ¿Trăm bệnh sinh ra bởi khí¿. Mục ¿Chư Khí¿ sách Cảnh Nhạc Toàn Thư chép: ¿Phàm bệnh th́ có hư có thực, có hàn có nhiệt. Đến khi biến bệnh th́ th́ có nhiều danh trạng, muốn t́m ra tận gốc, th́ chỉ cần t́m đến khí là có thể đủ để biết tường tận. Khí nếu có chỗ không điều ḥa, th́ gốc bệnh cũng sẽ ở tại không điều ḥa ấy¿. V́ vậy, tất cả sự phát triển và phát sinh của bệnh với sự sinh thành và vận hành thất thường của Khí đều có quan hệ mật thiết với nhau.

3) Chỉ đạo chẩn đoán và trị liệu:
a) Phương diện chẩn đoán:
Trong chẩn đoán học Đông y, nói về tứ chẩn, th́ không có ǵ là không có tương quan mật thiết với với Khí. Sách ¿Đan Khê Tâm Pháp¿ chép: ¿ có bên trong th́ mới hiện ra bên ngoài¿. Thẩm sát bệnh h́nh của ngũ tạng, có thể biết hư thực của chân khí. V́ vậy, sự thịnh suy của chính khí có thể biểu hiện ra từ các phương diện như: sắc mặt, h́nh thái, âm thanh, thần chí, mạch tượng. Trong đó, thường quan trọng nhất là thần chí và mạch tượng. Sự tồn vong của thần khí là tiêu chí của hoạt động sự sống. Thần lấy tinh khí làm cơ sở vật chất, là sự biểu hiện ra bên ngoài của sự thịnh suy khí huyết, tạng phủ. Vậy nên sách ¿Tứ Chẩn Mạch Quyết¿ mới chép: ¿Thần, ấy chính là chính khí¿; thiên ¿Hư Thực¿ ở phần ¿Truyền Trung Lục¿ sách Cảnh Nhạc Toàn Thư có chép: ¿Thần khí chính là nguyên khí. Nguyên khí vững chắc, th́ tinh thần mạnh mẽ. Nếu nguyên khí sui y nhẹ, th́ thần khí sẽ suy ít; nguyên khí đại hư, th́ thần khí hoàn toàn mất, thần mất th́ sự vận hành của cơ thể sẽ ngưng ngay¿. V́ vậy, nh́n khí sắc, th́ sẽ biết được sự thịnh suy của tạng phủ, hư thực của khí huyết, sâu cạn của tà khí.
Nạn thứ nhất sách Nạn Kinh có chép: ¿Thốn khẩu là nơi gặp nhau lớn nhất của mạch¿. Thiên ¿Kinh Mạch Biệt Luận¿ sách Tố Vấn chép: ¿khí của mạch lưu chuyển trong kinh lạc, kinh khí đi về phế, phế là nơi trăm mạch đổ về¿ Khí về th́ b́nh, b́nh th́ thăng bằng, khí tụ ở thốn khẩu, lấy đó mà biết được sự sinh tử¿. Vậy nên sự thịnh suy của khí, được phản ánh ra trên mạch thốn khẩu. Nguyên khí của con người là gốc rễ của mạch, nên nạn thứ 14 sách Nạn Kinh có chép: ¿Mạch có gốc rễ, con người có nguyên khí, nhờ đó mà biết là c̣n sống¿. Trong chẩn đoán học Đông y, thường thẩm tra xem Vị khí ra sao, để quyết định sự thuận nghịch của khí, sự quyết định sinh tử. Có vị khí th́ sống, mất vị khí th́ chết.

b) Phương diện trị liệu: Đông y học cho rằng, sự phát sinh của bệnh tật được quyết định bởi sự mâu thuẫn, đấu tranh giữa hai mặt Chính khí và Tà khí. Chính khí, trong quá tŕnh phát bệnh, có vai tṛ chủ đạo. Vậy nên Nội kinh mới chép: ¿chính khí mạnh bên trong, tà khí không thể xâm phạm¿, ¿nơi nào có tà khí, nới đó đó khí đă hư¿. V́ vậy, quy tắc cơ bản trong điều trị bệnh, không ngoài phù chính khu tà. Khu tà tức là phù chính, phù chính tức là khu tà. Sách Nạn Kinh chép: ¿Khí là gốc rễ của con người¿.Mục đích trong điều trị là ở lưu thông khí huyết, khiến cho b́nh ḥa. Khí có được cái ḥa th́ là chính khí, mất đi cái ḥa th́ là tà khí. Trị khí quư là ở chỗ ¿điều¿, ¿điều¿ ở đây có ư là điều ḥa, không chỉ là dùng thuốc lư khí để điều ḥa khí cơ, mà thông qua nhiều phương pháp, để điều chỉnh sự mất thăng bằng âm dương tạng phủ, phục hồi lại động thái thăng bằng công năng thăng giáng xuất nhập của âm dương, đó là cái ư ¿quan sát hiểu rơ nội tại âm dương để điều ḥa, thăng bằng¿. Từ đó có thể thấy, Khí Nhất Nguyên Luận có một ư nghĩa chỉ đạo quan trọng trong việc điều trị bệnh tật của Đôngy.

4) PHÁN ĐOÁN DỰ PH̉NG TRONG BỆNH TẬT
Ứng dụng khí nhất nguyên luận, từ quan hệ h́nh khí để phán đoán thuận nghịch, nặng nhẹ và dự pḥng của bệnh tật, là nội dung quan trọng trong chẩn đoán học Đông y. H́nh để ngụ khí, khí để sung dưỡng cho h́nh; như thiên ¿Ngọc Cơ Chân Tạng Luận¿ sách Tố Vấn chép: ¿h́nh khí có được nhau, có thể trị được¿, ¿h́nh khí mất nhau, khó mà trị được¿. Thiên ¿Tam Bộ Cửu Hậu¿ sách Tố Vấn chép: ¿h́nh mập mạp mà mạch tế, khí ngắn không đủ để thở th́ đó là nguy chứng. H́nh gầy mạch đại, trong hung bộ (lồng ngực) nhiều khí, sẽ chết¿¿ da thịt đều nhăo (thoát), cửu bộ tuy điều ḥa, cũng sẽ chết¿. Cho nên, Nguyên khí là gốc rễ của thuận nghịch bệnh tật.
Đông y học căn cứ trên quan điểm ¿h́nh thần hợp nhất¿, nhấn mạnh đến nh́n thần sắc để quyết định sống chết. Thiên ¿Bát Chính Thần Minh Luận¿ sách Tố Vấn chép: ¿huyết khí là thần của con người¿; thiên ¿Di Tinh Biến Khí Luận¿ sách Tố Vấn chép: ¿phàm, sự biến hóa của sắc, là ứng với mạch bốn mùa¿ để hợp với thần minh¿, ¿sự quan trọng nhất trong điều trị, là phải nắm được sắc mạch¿; thiên ¿Tà Khí Tạng Phủ Bệnh H́nh¿ sách Linh Khu chép: ¿sắc và mạch không tương ứng nhau, nếu có sự tương thắng th́ sẽ chết; nếu có sự tương sinh th́ sẽ sống¿ (theo lời chú của Trương Chí Thông th́ ư nói sắc và mạch phải tương ứng với nhau như dùi với trống, nếu ngược lại th́ sẽ chết). Có thần th́ sống, mất thần th́ chết.
Khí của mạch chủ yếu là Vị khí, là căn cứ chủ yếu để phán đoán và dự pḥng. Thiên ¿Phương Thịnh Suy Luận¿ sách Tố Vấn chép: ¿quan sát sự thông biến trên dưới, hiểu biết mạch tượng. Nếu h́nh thể suy nhược mà khí hư th́ chết; nếu h́nh thể hữu dư mà mạch khí bất túc th́ chết; nếu mạch khí hữu dư mà h́nh thể bất túc th́ sống¿. Đó là nói rơ về vị khí trong mạch.


Hội An 3 - 6 - 2012
Trần Quang Thống.
 
Replied by Thiện Nhân (Hội Viên)
on 2012-06-03 09:13:54.0
chào thầy quang thống:

thật là cảm ơn thầy em đọc mà muốn xíu chắc thầy viết mệt lắm nhỉ,cảm ơn thầy v́ tất cả,
dạ vâng em se đọc thuộc và copy xuống in ra sau này sẻ cần tới nó cho thế hệ con trẻ,

một lần nưa em cảm ơn sâu sắc tới thầy bài viết thật là co y nghĩa.
cảm ơn thầy
thiện nhân

 
Reply with a quote
Replied by justme (Hội Viên)
on 2012-06-06 05:53:53.0
Chào Thầy Q.Thống,

Cảm ơn Thầy đă rất dành thời gian công sức để đăng 1 bài khái quát rất đầy đủ về gốc rễ của Đông Y.

"khí tụ th́ h́nh c̣n, khí tán th́ h́nh mất": Em hiểu nôm na rằng Khí =
Âm + Dương (2 mặt của 1 vấn đề). Khi nói đến Âm Dương là nói đến Khí, khi nói đến Khí nghĩa là đang nói đến Âm và Dương. Đây là điều cốt lơi của Đông Y


Trong bài có chỗ đề cập đến "hệ thống vật chất Khí, Huyết, Tinh, Tân, Dịch", vậy xin Thầy giải thích 3 chữ Tinh, Tân, Dịch để hiểu cho rơ hơn ah.

Just.




 
Reply with a quote
Replied by dieumy (Hội Viên)
on 2012-06-06 07:57:00.0
Chào Thầy và các bạn.

Xin Thầy cho phép em được trả lời câu hỏi của Just trước nhé, rồi có ǵ sai Thầy sửa luôn giùm em ạ

Tinh gồm có tinh tiên thiên và tinh hậu thiên. Tinh tiên thiên là do bố mẹ truyền cho, có thể nói như là di truyền của bố mẹ cho con. Bố mẹ mạnh khỏe th́ đứa trẻ sinh ra có được tinh thiên tiên tốt. Tinh hậu thiên là chất dinh dưỡng của thức ăn tạo thành, có thể nói như là điều kiện nuôi dưỡng.
Tinh thiên tiên và tinh hậu thiên cùng nhau góp phần vào việc phát triển của cơ thể.

Tân và dịch cùng là chất lỏng trong cơ thể.
Những chất trong và loăng gọi là tân. Như là mồ hôi, nước bọt, nước mắt và thành phần nước trong huyết. Nhiệm vụ của tân là nuôi dưỡng và giữ ẩm cho cơ nhục cũng như giữ cho huyết không bị cô đặc mà gây ra ứ huyết.
Những chất đục và đặc hơn gọi là dịch. Như là chất nhầy trong các khớp, dịch dạ dầy, dịch trong vỏ năo..

Tinh, khí, thần, huyết, tân và dịch là những vật chất cơ bản cho sự sống của con người.



 
Reply with a quote
Replied by quangthong02 (Hội Viên)
on 2012-06-07 01:26:43.0
Justme và DieuMy đều đă nói hết sức đầy đủ và bao quát rồi. Tốt lắm. Như vậy là ổn, các em đọc lại, nghiền ngẫm từng phần thêm một lần nữa rồi sang bài mới. Bài này có nền tảng bắt nguồn từ khí nhất nguyên luận, và ảnh hưởng của nó bao trùm xuyên suốt lên tất cả những ǵ thuộc về đông y. Đó là bài viết về Âm, Dương, Khí, Huyết, Tinh, Tân Dịch (như vậy là đáp ứng luôn câu hỏi của Justme, và mở rộng thêm câu trả lời của DieuMy). Khi nắm được cốt lơi của Âm, Dương, Khí, Huyết, Tinh, Tân Dịch, th́ điều c̣n lại các em cần phải làm là học thuộc nằm ḷng những bài học bắt buột phải thuộc của đông y thôi, c̣n nội dung của nó không nằm ra ngoài các phạm trù của Â, D ,K, H, T, TD.
Chào thân ái!
Trần Quang Thống.

 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2012-06-09 09:09:38.0
Chào thầy Thống,
Bài viết của thầy rất hay và rất ... dài :), thật là vất vả cho thầy. Hôm nay tôi mới có th́ giờ đọc tới cuối. Bài viết tuy dài nhưng cái ư th́ rất đơn giản và rơ ràng "Khí là cội nguồn cấu thành vạn vật". Đây là điều cốt lơi và rất quan trọng của Đông y. Tôi thấy từ cổ đại tới hiện đại, đă tồn tại nhiều học thuyết có nội dung rất tương tự nhau như:
- Học thuyết Khí Nhất Nguyên Luận: Khí là cội nguồn cấu thành vạn vật
- Học thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể: vạn vật đều phát sinh từ 1 nguồn
- Thuyết Không của Phật giáo: h́nh tướng của sự vật đều là giả
- Thuyết Nguyên Tử của Democritus: tất cả vật chất đều cấu tạo bởi những những hạt nguyên tử mang điện tích âm và dương hợp thành
- Thuyết Lượng Tử của Albert Einstein: năng lượng và xung lượng giữa các nguyên tử âm và dương của các vật chất

Như vậy đă trải qua nhiều thời đại, các bậc Thánh nhân, đại trí giả, đại bác học tuy cách nói có khác nhau đều nh́n nhận quan điểm vạn vật đều cấu thành bởi khí (năng lượng). Khí được hợp thành bởi khí âm và dương và tạo ra h́nh tướng hữu cơ của vạn vật. Nếu ta xem xết các sự vật mà chỉ nh́n vào h́nh tướng của nó th́ rất dễ bị sai lầm. H́nh tướng có muôn h́nh muôn vẻ nhưng chỉ là bề ngoài của khí mà khí th́ có quy luật nhất định không thay đổi. Các bậc đại danh y ngày xưa như Biển Thước được người đời tôn là Thần y và cho rằng ông có tài nh́n thấu nội tạng của người bệnh. Tôi nghĩ các bậc đại danh y không nh́n vào h́nh tướng giả tạo của người bệnh mà nh́n vào cái khí năng, cái vũ trụ của người bệnh và môi trường xung quanh đó như vậy mới có thể thấy được rất rơ ràng sự sai lạc của nó mà điều chỉnh lại. Bệnh nặng hay nhẹ, ở biểu hay lư, thực hay hư, chữa được hay không đều là kết quả quy nạp, luận trị của Khí, Âm Dương và Ngũ Hành, muôn bệnh như một là vậy. Các bậc trí giả của thời cổ đại đă t́m ra được những nguyên lư cao siêu như vậy mà con cháu của nhiều ngàn năm sau muốn lănh hội được hết không phải là dễ, phải chăng v́ khoa học hiện đại coi nặng về vật chất hữu h́nh quá nên khiến cho việc lănh hội được những nguyên lư cao siêu này càng trở nên khó hơn.
Phó
 
Reply with a quote
Replied by justme (Hội Viên)
on 2012-06-09 10:29:53.0
Chào Thầy Q.Thống, Thầy Phó, Diệu My & Thiện Nhân,

Just đă nghiền ngẫm thêm nhưng chắc ngộ tính không cao nên chưa nắm bắt được nhiều lắm. Em rất mong chờ bài tiếp theo của Thầy, hi vọng có thể đọc bài 3 vào dịp cuối tuần hihi

Cảm ơn Diệu My nhiều nhé. Diệu My thật có căn bản, nhờ em giải thích mà Just thấy đỡ ngu ngơ ra nhiều :)

Thầy Phó nêu rất đúng, chỉ đơn giản so sánh Đông Y và Tây Y, chúng ta sẽ thấy sự khác biệt, Đông Y nh́n vào tổng thể và không bao giờ rời xa nguồn cội (Khí)<= không phân ra chuyên khoa, Tây Y chia cơ thể ra từng phần và nghiên cứu chuyên sâu vào từng chi tiết một <= có rất nhiều chuyên khoa!

Điều này đă phản ánh cách nh́n nhận và phương pháp tiếp cận vấn đề rất khác biệt của 2 bên. Một bên chú trọng vào tổng thể của một bức tranh (nh́n toàn cảnh) <= xem xét gốc rễ vấn đề, bên kia xé nhỏ bức tranh ra thành từng miếng nhỏ để nghiên cứu (nh́n từng mẩu rời rạc mà không có sự gắn kết), đặt nặng việc phân tích <= kết luận trên từng phần nhỏ lẻ một và không có sự liên hệ.

Đông Y trọng tinh thần, Tây Y trọng vật chất (yêu cầu phải có chứng cứ chứng minh, kết quả xét nghiệm mới đi đến kết luận). Thế mạnh của Đông Y là ở sự tinh tế (biết bệnh từ khi bệnh c̣n đang ở giai đoạn khởi phát), thế mạnh của Tây Y là thực nghiệm (có chứng cứ nên dễ thuyết phục). Điểm yếu của Đông Y là khó truyền đạt v́ chính tính tinh tế của ḿnh , điểm yếu của Tây Y là chỉ phát hiện bệnh khi đă trầm trọng (bệnh đă thực sự phát triển mới có chứng cứ để chứng minh/kết luận)

Just

Ps: Thiện Nhân có thể chia sẻ link tài liệu Huyết luận (?) được không? Just t́m măi mà không ra :(


 
Reply with a quote
Replied by dieumy (Hội Viên)
on 2012-06-09 11:42:30.0
Just à.

My thấy trang này cũng hay nè.

http://www.yhoccotruyen.htmedsoft.com/

trong đó có sách thương hàn luận, tố vấn, nạn kinh. Trong lúc chưa mua được sách th́ lên đây đọc đỡ cũng được.

c̣n Thiện Nhân có trang nào nữa th́ chia sẻ đi nhé.

My cũng đang mong bài mới của Thầy đây.

chúc học giỏi nha.

DMy
 
Reply with a quote
Replied by lamthien (Hội Viên)
on 2012-06-11 06:57:57.0
vâng!cảm ơn thầy nhiều..thầy ơi em đọc nhưng khó hiểu và dài ..vậy thầy có thể hương dẫn em học và cần hiểu chổ nào,nắm những ư chính mục tiêu đạt được trong bài này ạ..
 
Reply with a quote
Replied by quangthong02 (Hội Viên)
on 2012-06-11 13:08:12.0
Chào Lenovo!
Ḿnh sẽ chia từng đoạn ra để rút ư lại sau. Em đọc thêm bài b́nh luận trên của thầy Phó, để nh́n học thuyết này dưới nhiều khía cạnh hơn nữa. Bài b́nh luận của thầy Phó độc đáo lắm.
Trần Quang Thống.
 
Reply with a quote
Replied by lamthien (Hội Viên)
on 2012-06-17 02:16:21.0
vang a...khi´ la cuoi nguô´n cua van vat..nhưng Khi´ xuât hjen rat nhjêu trong đôg y,ca´c thâ´y phăn tjch gju´m e..cam on thăy a.
 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 3 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org