Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> Các phương pháp quy tông của mạch chẩn ?

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Các phương pháp quy tông của mạch chẩn ? - posted by 6c33c (Hội Viên)
on September, 06 2012
Kính chào các Thầy .
Thưa các thầy , nhà cháu mới khám phá ra diễn đàn YHCT này .Đă đọc lướt vài topic thấy quá bổ ích . Nhà cháu cũng mới lạc vô rừng Đông Y nên kiến thức mới lĩnh hội c̣n nhỏ nhoi lắm so với các thầy ở đây . Hiện nhà cháu đang muốn nghiên cứu về tứ chẩn và đang cảm thấy rất băn khoăn về phần quy tông mạch chẩn ( tạm viết lại cho gọn - xin các thầy bỏ qua không bắt lỗi câu chữ kẻ hậu bối) thấy rất nhiều tư tưởng , mỗi tư tưởng lại quy tông teo một quan điểm riêng của tiền bối . Xem nhanh cũng thấy có 3,4 cách quy tông mạch chẩn .
1. Tứ tông mạch chẩn . ( Lư Sĩ Tài )
2. Thất biểu bát lư , cửu đạo , tam mạch ( của ai không rơ )
3. Âm dương mạch ( Hải Thưỡng Lăn Ông - Y gia quan miện )
4. Lục mạch ( Trung Y tân biên )Phù , Trầm , Tŕ, Sác, Hư Thực .
5. Lục mạch khác ( Ko rơ của cụ nào ) Phù, Trầm, Tŕ, Sác , Sáp , Đại .

....

Vậy nhà cháu mạo muội nhờ các thầy giải dùm quan điểm , phương pháp chia nhóm tông mạch của cổ nhân và theo kinh nghiệm thực tế của các thầy th́ phương pháp quy tông nào hữu dụng nhất .

Kính các Thầy .
 
Replied by quangthong02 (Hội Viên)
on 2012-09-11 14:21:36.0
Chào 6c33c!
Nếu bàn về mạch th́ trong phạm vi một lần nói không thể hết. V́ vậy, tôi chỉ chia sẻ vấn đề nằm trong nội dung mà bạn đă đặt ra.
Thật ra th́ Tứ Tông Mạch, Âm Dương Mạch, Lục Mạch, không phải của các tác giả mà bạn đă nêu ra. Sách mạch được ghi chép tập trung đầy đủ nhất lúc mới bắt đầu là quyển: "Mạch Kinh", được viết vào năm 280 sau Công nguyên, do Vương Hy (Vương Thúc Ḥa) viết, có nêu ra 24 loại mạch. Đến đời nhà Minh th́ sách "Cảnh Nhạc Toàn Thư" (tác giả là Trương Giới Tân (Trương Cảnh Nhạc)) nêu ra 16 loại mạch; đến năm 1564 (đời nhà Minh), Lư Thời Trân có ghi trong "Tần Hồ Mạch Học" là 27 loại mạch. Cũng trong thời Minh, Lư Sĩ Tài có nêu ra 28 loại mạch, trong sách "Chẩn Gia Chính Nhăn".
Tất cả cách gọi như: Âm Dương mạch, Tứ Tông Mạch, Lục Mạch, Thất Biểu Mạch, Bát Lư Mạch,Tam Biệt Mạch, Cửu Đạo Mạch, Thất Quái Mạch, Tương Kiêm mạch... đều là kết tinh kinh nghiệm qua nhiều đời.
Đầu tiên, phải xác định rằng cả trăm mạch đều không nằm ngoài Âm Dương, v́ vậy, mạch Âm Dương là tổng cương cho các loại mạch. Từ mạch này đi ra, rồi cũng tập trung hết về đó.
Tứ Tông Mạch (có nhiều sách Việt Nam có thói quen gọi là tứ tổng mạch) Chính là Phù, Trầm, Tŕ, Sác. Phù Trầm để phân biệt vị trí của bệnh ở nông hay ở sâu, ở biểu hay ở lư, âm dương là ở đó; Tŕ sác là nói về tốc độ nhanh chậm, giúp thầy thuốc biết được hàn nhiệt, hư thực. Âm Dương cũng ở đó vậy.
Lục mạch chính là Phù, Trầm, Tŕ, Sác, Hư, Thực.
Trong đó:
1)Nhóm mạch Phù gồm: Phù, Hồng, Nhu, Tán, Khâu, Cách (6 mạch).
2)Nhóm mạch Trầm gồm: Trầm, Phục, Nhược, Lao (4 mạch).
3)Nhóm mạch Tŕ gồm: Tŕ, Hoăn, Sáp, Kết (4 mạch)
4)Nhóm mạch Sác gồm: Sác, Tật, Súc, Động (4 mạch)
5)Nhóm mạch Hư gồm: Hư, Tế, Vi, Đại, Đoản (5 mạch)
6)Nhóm mạch Thực gồm: Thực, Hoạt, Huyền, Khẩn, Trường (5 mạch)
Các mạch trong Tứ Tông Mạch, Âm Dương Mạch c̣n được gọi là "đơn nhất mạch"(mạch đơn lẻ), hay "chủ bệnh mạch" (mạch chủ bệnh), sự phản ánh bệnh tật của nó không toàn diện, vậy nên phải dùng các mạch khác đă nêu lên trong nhóm các mạch trên, các mạch này được gọi là mạch phức hợp. Ví dụ mạch Nhu là do ba mạch là Hư, Trầm, Tiểu, hợp lại mà thành; hay như mạch Lao, là do các mạch Trầm, Thực, Đại, Huyền, Trường, hợp lại mà thành; nếu mạch Phù Đại có lực th́ là mạch Hồng... Về sau này, Từ Linh Thai (Từ Đại Xuân, 1693 - 1771)tổng hợp các kinh nghiệm của tiền nhân mà đúc kết thêm mạch "tương kiêm", gồm "nhị hợp mạch", "tam hợp mạch", "tứ hợp mạch", là các mạch kết hợp để nói rơ lên tính biện chứng trong chẩn đoán. Ví dụ: mạch Phù, Khẩn là biểu hàn, phong tư; Huyền, Hoạt, Sác là Can hỏa có đàm, đàm hỏa uẩn chứa bên trong.
Các mạch bên trên, có suy luận ǵ cuối cùng cũng phải kết luận rút lại là thuộc Âm hay Dương mạch, v́ vậy mới gọi là "quy tông mạch chẩn".
Vài ḍng chia sẻ. Nếu c̣n ǵ chưa thỏa măn hoặc thắc mắc, bạn có thể nêu lên thêm nhé.
Chào thân ái!
Trần Quang Thống.
 
Reply with a quote
Replied by 6c33c (Hội Viên)
on 2012-09-12 12:55:53.0
Rất cảm ơn thầy Quang Thống đă khai sáng cho nhà cháu .
Vấn đề mạch chẩn luôn là thách thức lớn đối với người làm đông y . Nhà cháu có t́m hiểu một số sách quốc ngữ về mạch thấy có một vấn đề là nhiều nguồn sách , nhiều thầy biết về mạch nhưng không có một quy chuẩn nào để hậu bối đi sau có thể áp dụng kiến thức để học và thực hành mạch chẩn một cách tôt nhất được .
Các tài liệu chuyên đề về mạch nhiều vô kể, đó là chỉ mới nói đến sách quốc ngữ, chưa bàn đến sách viết bằng ngôn ngữ khác .
Mỗi thầy khi dồn tâm huyết ra một cuốn đều cũng cân nhắc kỹ lắm , cộng với kinh nghiệm thực tế trong chẩn trị mà đúc kết ra kinh nghiệm riêng rồi viết thành sách . Nhưng mỗi cuốn sách nhà cháu đọc lại thấy có độ "kênh" về kiến thức do mỗi thầy viết ra , thật ḷng thấy hoang mang không biết nên bắt đầu từ đâu ? nên theo quan đểm lư thuyết của ai . Hiện nhà cháu có sở hữu mấy cuốn sách về mạch sau :
1. Mạch chẩn của ĐH Y do GS Trần Thúy chủ biên .
2. Tần Hồ mạch học của Lư Thời Chân .
3. Chẩn đoán học giảng nghĩa - Trung y học khái yếu -Do học viện quân y Quảng Châu ấn hành .
4. Định Ninh tôi học mạch của cụ Lương Y Định Ninh - Lê Đức Thiếp - Hội Đông Y SG.
5. Mạch học tổng hợp của Lương Y Nguyễn Trung Ḥa - nguyên PCT hội Đông Y Việt Nam.

Bỏ công cầy xới nhà cháu tự nhận thấy người học mạch muốn dùng được mạch chẩn phải nắm vững - nguyên lư - gốc rễ- lư thuyết - thực hành một cách nghiêm túc mới mong sử dụng được mạch chẩn .
Nếu người học không quy tông được loại mạch th́ sẽ khó phân loại để ra được vấn đề . Theo sở học c̣n nông cạn , nhà cháu thấy có ít nhất 2 vấn đề trong quan điểm quy tông của thầy Quang Thống đó là mạch Huyền và mạch Nhu , Nhược được thầy sắp xếp như vậy đă ổn chưa ? Nếu ổn th́ lấy nguyên lư ǵ thầy lại sắp xếp như vậy ? Thầy có thể giải thích thêm cho nhà cháu và mọi người cùng thấm thía không ạ ?
Rất vui được cũng trao đổi với thầy . Cám ơn thầy đă reply .


 
Reply with a quote
Replied by quangthong02 (Hội Viên)
on 2012-09-12 14:00:29.0
Chào 6c33c!
Nếu tôi không lầm th́ bạn đang là sinh viên của một trường y nào đó. Rất vui mừng v́ bạn học tập rất có trách nhiệm và khảo cứu kỹ.
Mạch nhu mà tôi xếp vào nhóm mạch trầm là do bị đánh thừa (đây là do viết bài khuya quá, buồn ngủ nên đánh nhầm đây. hehe!). Mạch huyền nằm trong nhóm mạch thực là do mạch Huyền biểu hiện cho thực chứng. C̣n sự sắp xếp không phải do tôi, mà là đó là do đúc kết tinh hoa nhiều đời mà có Lục mạch. Trên thực tế lâm sàng th́ tôi lại càng thấy không thể sai được nữa (không phải tôi cho rằng không sai, nhưng thực tế lâm sàng đă chứng minh điều đó).
Nếu đọc sách về mạch th́ cuốn đầu bảng bạn nên chọn vẫn là "Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa" (Học Viện Quân Y Quảng Châu. Người dịch Nguyễn Thanh Giản. Hiệu đính L.Y Nguyễn Trung Ḥa. in năm 1991). V́ cuốn này viết súc tích, sáng sủa, rơ ràng, tổng hợp nhiều tài liệu giá trị. Bên cạnh đó, không thể không đọc thông suốt "Tần Hồ Mạch Học" (Lư Thời Trân. Cụ L.Y Trần Văn Quảng Dịch), cuốn này là sách gối đầu của người làm y. Ngoài ra, theo tôi nhận thấy th́ sách Mạch Chẩn của Đại Học Y HN giống như một cái áo được ghép lại từ nhiều miếng vải, ư tứ gượng ép, không có giá trị cho người học. Cuốn "Định Ninh Tôi Học Mạch" (của cụ Lê Đức Thiếp, viết năm 1983, tái bản 1985) th́ sai quá nhiều do chủ kiến cá nhân. Tôi không có ư xúc phạm đến cụ, nhưng làm y mà không dám nói thẳng cái sai th́ ḿnh sai một, hậu thế sai đến cả trăm. Tôi lấy ví dụ, ở mạch hoạt, là loại mạch mà trơn tru, như bi lăn, cái này th́ rơ rồi, nhưng cụ th́ tả "...nếu mạnh th́ nổi lên từng đợt như lớp sóng, nếu mạch hơn th́ đánh phừng phựt, nếu nhẹ th́ như luồn khói qua tay...". Tả vậy th́ chết con cháu mất, mạch mà như lớp sóng th́ chỉ là mạch hồng, nếu phừng phựt th́ c̣n ǵ là hoạt, nếu tuôn qua ngón tay như khói th́ là mạch khâu. Đă viết sách mạch th́ phải nói đúng ư của các y gia tổng kết, không nên đưa ư kiến của ḿnh vào khiến gây ngộ nhận cho hậu thế. C̣n như sách của cụ L.Y Nguyễn Trung Ḥa th́ cụ viết đúng nguyên bản, nhưng không phong phú. Có thể do tuổi tác (bởi v́ cụ Nguyễn Trung Ḥa là một lương y uyên bác, học vấn thâm hậu).
Sách là vũ khí và là sức mạnh cho người học, nhưng bản thân người học phải đánh giá đúng vũ khí ḿnh đang cầm trên tay, có như vậy ḿnh mới có thể quyết định bỏ thời gian và niềm tin để sử dụng nó hay không. Chúc bạn luôn giữ được tính nghiêm túc trong nghiên cứu và học tập.
Một lần nữa, nếu có ǵ chưa thỏa măn th́ bạn cứ tiếp tục chia sẻ với ḿnh nhé.
Chào thân ái!
Trần Quang Thống.
 
Reply with a quote
Replied by 6c33c (Hội Viên)
on 2012-09-12 22:18:24.0
Cám ơn thầy Quang Thống đă vào reply bài của nhà cháu .
Nhà cháu do đánh vội cũng nhầm đôi chút về người đứng tên sách .
Nay xin đính chính lại cho các thầy khác khỏi trách .
Cuốn Mạch học tổng hợp là của cụ Hoàng Duy Tân biên soạn . Cuốn này sưu tầm nhiều nguồn thông tin nói về mạch từ cổ chí kim , tiện để người học so sánh , nhưng không có lời kết nên rất dễ gây hoang mang cho người học . Nhà cháu nghiệm những lời thầy Quang Thống nhận xét về mấy cuốn sách cũng có phần chí lư . Khi đọc mấy cuốn Tần Hồ, Định Ninh... nhà cháu thấy chưa rút ra được cái ǵ . Nhưng khi lượm được cuốn Chẩn Đoán Học giảng nghĩa th́ thấy vấn đề được sáng tỏ đôi phần . Việc h́nh dung về "h́nh" mạch cảm thấy logic và khoa học hơn . Với người đọc việc sàng lọc được cái tôi ảnh hưởng của tg trong sách là một điều rất khó , bởi lẽ với tŕnh độ i tờ th́ nghe c̣n chưa thông làm sao gạn .
Điều này chỉ có ở những người có nhiều trải nghiệm . Vậy nên những lời góp ư của thầy với nhà cháu là rất quư báu . Xin được cám ơn thầy lần nữa .

Trong một cuốn sách ta có được đôi khi chỉ lựa lấy vài ḍng , quan điểm của nhà cháu là t́m về gốc rễ của vấn đề chứ không cần mẫn đi xơi cái ngọn của người khác đă biến báo ra .

Tiện đây nhà cháu có mấy thắc mắc nhờ thầy Quang Thống giải đáp .

1. Cả cuốn Định Ninh nhiều thông tin bổ ích như vậy th́ theo thầy ngoài chủ ư cá nhân của cụ ĐN về cảm nhận,mô tả mạch Hoạt như vậy th́ c̣n chỗ nào cụ mô tả cá nhân về loại mạch khác không ? Mạch Hoạt th́ chắc nhiều người gặp , và cảm nhận được chắc cũng không đến nỗi bịt mắt đánh đố . Theo thầy th́ mạch Hoạt đúng ra nó biểu hiện như thế nào ? Nguyên nhân , cớ chế , lâm sàng như thế nào ( Máu đi trong ống mạch , do có ǵ đặc biệt mà tao ra kiểu mạch như mạch Hoạt ) . Khi học mạch thường nếu người nào tinh sẽ tưởng tượng về cái ḍng huyết nó được bơm ra từ đâu , Cái máy bơm nó hoạt động theo cơ chế b́nh thường như thế nào ? sau đó nó có bệnh th́ nó biểu hiện như thế nào ? Tại sao nó lại có đỉnh mạch và các đợt "sóng" phụ sau " đỉnh mạch " . Điều này sẽ giải thích một cách khoa học về sự hoạt động của " máy bơm " và " hệ thống kênh máng " dẫn huyết trong cơ thể .

2. Theo nguyên lư trên thầy có thể giảng cho anh em trên này biết được nguyên nhân tại sao lại có các loại mạch ( 28 mạch bệnh + 10 mạch quái ) .
Ví dụ tại sao mạch Đợi đang đập lại " đợi " . Nguyên nhân của sự đợi chờ đó là cái ǵ ? và gây ra hậu quả ǵ ? Trên lục bộ mạch Đợi nó thể hiện cả ở lục bộ th́ ra sao , mà nhất bộ tả hữu th́ sao ? Và khi nó xuất hiện th́ xuất hiện cả hai trạng thái hay chỉ từng trạng thái một .

3. Như vậy th́ tại sao lại có các mạch c̣n lại ?
vd : Hồng , nhu , tán , khâu , cách .
Trầm phục , nhược, lao, huyền .
Tại sao mạch Huyền lại được gọi là can mạch , Mà tai sao can mạch lại Huyền mà không Hồng , Hoăn . Làm sao để phân biệt mạch Huyền chủ bệnh với Huyền của can khỏe mạnh .

Mấy câu thắc mắc này của nhà cháu hy vọng thầy Quang Thống có thể " khai sáng" cho anh em ở đây cùng tham khảo .
Xin cảm ơn thầy .
6c33c - sinh viên quá tuổi .

 
Reply with a quote
Replied by quangthong02 (Hội Viên)
on 2012-09-13 06:38:53.0
Thân chào 6C33c!
Như vậy đích thị 6c33c là Bác sĩ đông y rồi. V́ khi nh́n vào số và các chữ viết tắt th́ ḿnh liên tưởng đến bạn vẫn c̣n là sinh viên.
Khi 6C33c nói cụ Nguyễn Trung Ḥa có sách mạch th́ ḿnh cũng thấy lạ, nên nghĩ rằng 6C33c nói đến mạch học mà cụ Nguyễn Trung Ḥa viết trong cuốn Đông Y Toàn Thư của cụ. Riêng sách Mạch Học của Hoàng Duy Tân th́ tôi chỉ đánh giá về trách nhiệm, sự phong phú về kiến thức, có tâm huyết, và rất khâm phục ư chí làm việc của tác giả. C̣n như quyển nào là nên đọc th́ tôi chỉ thấy có hai cuốn cần đọc và nghiền ngẫm nhất là "Tần Hồ Mạch Học", và "Mạch Kinh". Bản thân Đông y đă là uyên áo, trừu tượng; nền tảng lư luận và quy nạp là dựa trên hai h́nh thưc là vô h́nh và hữu h́nh. V́ vậy, nếu muốn lấy khoa học hiện đại để chứng minh và làm "sáng tỏ" th́ chỉ hoài công, chỉ càng làm phức tạp hóa nội dung, đóng khung Đông y, và làm mất đi tính uyên áo của nó.
Đúng như 6C33c đă nói, việc đọc và sàng lọc được cái tôi ảnh hưởng của tác giả trong sách với một tŕnh độ mạch học i tờ th́ thật không thể làm được, vậy muốn có đủ khả năng tự thẩm định đó, theo ư tôi, chỉ cần đọc thông hai quyển "Tần Hồ Mạch Học" và "Mạch Kinh" là đă đủ. Quan điểm đọc sách chỉ cần lựa vài ḍng của 6C33c cũng chính là quan điểm của tôi. Sách về chuyên môn đa phần đều giống nhau, v́ các tác giả chỉ mượn qua mượn lại ư của nhau, hoặc dựa trên sườn có sẵn rồi nói theo ư ḿnh, mà không hể chia sẻ thêm được một ư nào để làm sáng tỏ nội dung chuyên môn. V́ vậy, các sách chuyên môn chỉ cần lướt qua, nếu có đoạn nào hay, giá trị, th́ nắm bắt lấy là được rồi.
Cuốn Định Ninh Tôi học mạch được diễn tả theo lối hành văn b́nh dân, giản dị của các cụ ngày xưa, bên cạnh đó lồng vào các nguyên văn kinh điển về mạch học. Chính v́ vậy nó mới nổi cộm lên chủ ư cá nhân của tác giả. Thực ra, các y gia xưa là những người có Nho Dịch thâm thúy, các vị thừa biết, Đông càng diễn tả càng rắc rối. V́ vậy, các vị chỉ nói ngắn gọn. Người học Đông y, sau khi học xong Dịch học, Âm Dương, Ngũ Hành, th́ chỉ cần đọc một câu đă suy ra cả ngàn ư mà không hề bị ngộ nhận. Đó là lư do tại sao chỉ nên lư giải, luận giải, mà không nên thêm thắt. Càng thêm thắt chỉ càng hại người đi sau. Trong "Định Ninh Tôi Học Mạch" t́nh trạng thêm thắt lan tràn mà trường hợp tôi đơn cử chỉ là một trong số đó (tôi muốn cho công bằng nên chỉ giở bất chợt một trang sách để lấy ví dụ thôi). Mạch Hoạt trong mạch chẩn là loại mạch thuộc vào nhóm dễ cảm nhận nhất, tượng của nó trơn tru, khi ấn xuống th́ nó tuột qua ngón tay mà đi, thể của nó đầy đặn. Khi bàn về một mạch th́ không thể tưởng tượng tượng về cơ chế của nó, mà phải lập luận, quy nạp cho hợp lư, phản ánh đúng nguyên lư phát sinh và vận hành của tượng mạch. Nguyên nhân xuất hiện mạch hoạt là do Tà khí uẩn ấp bên trong, chính khí lúc đó c̣n mạnh, huyết tuôn trào trong mạch khiến cho mạch đến đi rất trơn tru. C̣n như trong mạch đồ của máy đo vạch ra được có đỉnh sóng và sóng phụ, th́ đó chẳng qua là quy tắc vật lư của vạn vận, mà ngay cả cái vi tế là mạch tượng cũng không ngoại lệ.
Nguồn gốc (chứ không phải nguyên nhân)xuất hiện 28 loại mạch, và 7 mạch quái, đó là do các đời y gia qua quan sát và quy nạp, thấy sự biến động của âm dương khí huyết tạng phủ thường sẽ cho ra một số tượng mạch nhất định. V́ vậy, các vị mang những tượng mạch này hệ thống lại, rồi đặt tên mang tính tượng h́nh cho dễ nhớ và dễ mường tượng. Ví dụ mạch Đợi (Đại), là chỉ về sự chờ đợi. Nguyên nhân là do khí của tạng phủ suy yếu, khí huyết lưỡng hư, khiến cho khí trong mạch không thể liên tiếp được mà phải ngừng lại, không tự vận hành được, phải một lúc lâu mới động lại mà sinh ra hiện tượng mạch Đợi. Bản thân của một tượng mạch chỉ là biểu hiện báo hiệu một bản chất, một sự biến động bên trong. Nó không phải là nguyên nhân gây ra bệnh, nên không để lại hậu quả ǵ cả. V́ mạch đợi là mạch thuộc nhóm mạch Hư, nên chỉ xuất hiện trong các hư chứng, và đồng thời cũng nằm trong nhóm mạch phức, mạch tương kiêm. Đồng thời, căn cứ vào bên tả, hoặc hữu, hoặc cả hai bên mà biết được t́nh trạng suy vi của khí, hoặc huyết, hoặc cả khí và huyết.
Các mạch c̣n lại cũng đều có mỗi cách lư giải riêng. Bạn có thể vào xem bài "Phương Pháp Chẩn Mạch Trong Đông Y" mà ḿnh đăng bên mục Kiến Thức Phổ Thông. Mạch HUyền là tên gọi cho tượng mạch của Can. Nếu gọi mạch Huyền là mạch Hồng th́ nó sẽ là mạch Hồng, và lúc đó không được gọi nó là Huyền nữa. Cũng giống như Âm là Âm v́ nó có cái gọi là Dương vậy, nếu không có Dương th́ Âm không c̣n là Âm và không cần phải gọi Âm là Âm nữa. Nếu mùa xuân mạch Huyền, hoăn, không có biểu hiện bệnh tật th́ đó là b́nh thường.
6c33c thắc mắc như vậy th́ chứng tỏ 6c33c là người vốn ham học hỏi nghiên cứu, kiến thức chuyên môn khá là cao. Có điều ǵ muốn chia sẻ để cùng nghiên cứu th́ 6c33c thẳng thắn đưa ra để mọi người cùng nghiền ngẫm với nhau nhé.
Chào thân ái!
Trần Quang Thống.
 
Reply with a quote
Replied by 6c33c (Hội Viên)
on 2012-09-14 13:48:24.0
Chào thầy Quang Thống và các ace trên diễn đàn .
Đọc reply của thầy Quang Thống với những kiến thức về nghiên cứu nhà cháu cảm thấy rất tâm đắc. Đông Y đến với nhà cháu chỉ là sự khám phá thỏa măn cái ṭ ṃ của bản thân về một bộ môn khoa học nghiên cứu lấy con người thực thể làm đối tượng nhưng lại sử dụng một hệ thống lư thuyết rất đặc biệt, rất "phương Đông" . Về mạch chẩn nhà cháu xem như một thách thức trong quá tŕnh khám phá Đông Y , cho nên những câu hỏi ngô nghê được đặt ra cũng thể hiện cái vốn ít ỏi mới lĩnh hội được, cho nên nhà cháu mong thầy Quang Thống lượng thứ mà châm chước cho sự tọc mạch học đ̣i.
Tuy nhiên, nhà cháu thiết nghĩ... nh́n theo góc độ tích cực mỗi ḍng trao đổi trên đây sẽ có tác dụng cho cả diễn dàn này nên dẫu có thày nào cho là nhà cháu đă dốt lại cứ hay hỏi th́ cháu đành cam chịu . Hỏi để sau này bớt dốt đi , sẽ hỏi sang vấn đề khác :) vẫn chưa hết dốt. Xưa nay theo t́m hiểu nhà cháu thấy Đông Y không phải là thứ có thể đem ra chốn đông người để mà hỏi han, hội thảo theo lối cũ nó chỉ được chân truyền trong các học viện nho nhỏ của các y gia , hay do cha truyền cho con mang tính chất "nội bộ" . Mang Đông Y lên 4rum chắc xưa nay cũng hiếm chứ chưa nói đến nếu có hé răng với các cụ chắc nhận ngay vài chậu . V́ lư do trên nên nó ( Đ/Y) cứ huyền hoặc, mờ mờ ảo ảo đối với người ngoại đạo muốn t́m hiểu một cách thấu đáo , khoa học , chuẩn mực nhằm mở lối trao đổi thân thiện cho lớp hậu sinh .

Thưa thầy Q/T cho dù có cao thâm , uyên áo đến nhường nào Đ/Y cũng vẫn là một môn khoa học mang tính thực thể , nó luôn hài ḥa giữa thực tế với lư thuyết vậy tại sao người nghiên cứu nó lại cứ chấp nhận phải tưởng tượng nhiều đến vậy trong khi đối tượng nghiên cứu của nó là con người một sinh vật hết sức hữu h́nh? Mọi hoạt động tâm , sinh lư, bệnh trạng luôn diễn ra hết sức thực tế . Bệnh tật luôn đem đến sự đau khổ cho con người hàng ngày , hàng giờ mà chúng ta lại cứ phải "quán tưởng" về các "chỉ sô" thông tin về bệnh trạng một cách thiếu thực tế, ít hiệu quả như vậy . Nếu không mang tư tưởng giữ tinh hoa làm tài sản ḍng tộc th́ chúng ta những người đang sống trong thời kỳ này chấp nhận cái lề lối cũ trong tư tưởng rằng Đ/Y là phải uyên áo, là phải trừu tượng. Các phương pháp chẩn đoán phải huyền bí mới làm tăng phần quan trọng thêm vị trí của Đ/Y trong nền y học nói chung . Trong khi Đ/Y đang bị lép vế so với T/Y ở VN . Có lẽ cũng do phương pháp tư duy, phương pháp đào tạo, cách thức học của chúng ta đang có vấn đề . Nói túm lại Đ/Y đang tăng trưởng âm và dần mất mát thất truyền những tinh hoa vốn có của ḿnh . Vậy chúng ta phải làm thế nào ??? Đọc reply của thầy nhà cháu cảm nhận được tâm huyết của thầy với Đ/Y rất lớn . Hy vọng các thầy trên diễn đàn này chúng ta cùng chia sẻ với nhau nhiều hơn, rộng hơn để những người bệnh VN ta không phải chết oan với những "Maria" từ phương Bắc tới. :(((

Trở lại vấn đề chính của chủ đề . Cách giải thích về mạch Huyền của thầy nhà cháu đọc xong thấy nó vẫn cứ ...cương cưỡng điều ǵ đó . Mỗi cái tên mạch tiền bối đặt ra hầu hết nó đều mang hàm ư gần xa đến h́nh tượng, h́nh thái nó biểu hiện trên ống mạch .
Như mạch khẩn , hoăn , nhu, nhược , tế , vi , trường , đoản, sáp sít ... chứ không phải nó chỉ là chữ A, chữ B ta đặt cho chỉ mục mă số kho dữ liệu . Theo cảm nhận của cháu không mượn ư tưởng của sách vở th́ mạch Can nó Huyền là do ḍng khí huyết khi chu lưu qua các tạng phủ khi đi qua hệ thống thẩm lọc của Can nó bị hăm bớt lại , giảm bớt cường độ, trầm xuống nên biểu hiện ra bộ tả quan theo cảm giác " Huyền" . Cũng tương tự như vậy tả thốn cho cảm giác " Hồng " v́ lượng khí huyết mới đi ra khỏi tâm nên vẫn mang năng lượng "khí" khá lớn nên mới "cuộn trào " đỉnh sóng như nước lũ rồi thoát đi nhẹ nhàng, thể hiện sự thông thoát của huyết quản " sạch sẽ " không có sự cản trở . Đối nghịch với mạch Hoạt - lượng huyết đi lăn tăn như nước chảy trong ống có rêu bám - mỡ máu ( đàm trệ ) . Mạch h́nh không dứt khoát , đỉnh sóng không rơ rệt, độ cao đỉnh mạch so với sóng dội không tuyệt đối làm tay ta có cảm giác lăn tăn, trơn chu như các cụ nói là châu lăn .

Thực tế các h́nh thái mạch tựu trung mô tả về một số nguyên nhân do khí(áp suất bơm tống), huyết , vật cản trở trên đường lưu thông, tạng phủ sưng phù, teo quắt gây nên , tất nhiên có thể là vơ đoán nhưng đă là trao đổi th́ cũng nên phóng khoáng đôi chút trong tưởng tượng để cùng xem xét .

1. Khí hư, huyết b́nh thường . Mạch Trầm ...
2. Huyết hư , khí hư . Mạch Trầm Nhược, Trầm Tế ...
3. Khí thịnh, huyết hư , huyết quản có nhiều đàm kết ngăn trở . Mạch Sáp sít . Khẩn , Hoạt .
4. Khí thịnh, huyết đủ = mạch Hồng, Đại ...
...

Thầy Quang Thống có thể cho ư kiến về nhận định của em được không ?
 
Reply with a quote
Replied by quangthong02 (Hội Viên)
on 2012-09-15 02:38:43.0
Chào 6c33c!
Thật thú vị và vui mừng khi lại được chia sẻ với 6c33c về những băn khoăn và khúc mắc trong Đông y. Hy vọng sau này sẽ c̣n nhiều vấn đề hấp dẫn khác được 6c33c nêu ra để cùng nhau chia sẻ. Những vấn đề mà 6c33c đưa ra là sự gợi mở thực tế và độc đáo, giúp cho những người mới bước vào ngành y có thể đỡ được phần nào sự vất vả trên con đường tiếp cận với Đông y, và luôn có động lực tạo hưng phấn để thăng hoa trong học tập nghiên cứu.
Về việc 6c33c thắc mắc tại sao cứ phải nh́n Đông y với một cái nh́n trừu tượng, thiếu thực tế, ít hiệu quả; tại sao cứ phải huyền bí hóa Đông y để làm tăng phần quan trọng và tạo vị trí; tại sao lại phải làm mất dần đi tính tinh hoa của Đông y để Đông y phải lép về trước Tây y...? Tôi xin chia sẽ như thế này: Có một vấn đề mà 6c33c không để ư, đó là nền tảng Đông y được xây dựng dựa trên cơ sở lư luận mang tính triết học và khoa học trừu tượng, nó mang tính trừu tượng v́ nó dựa trên nền tảng cơ bản và căn bản duy nhất là Âm Dương, nếu không có tư tưởng Âm Dương th́ không bao giờ có Đông y. Như vậy, ngay từ ban đầu, Đông y đă được sinh ra và xuất phát điểm của Đông y là từ ư thức hệ của Âm Dương, mà Âm Dương vốn đă là trừu tượng, vô h́nh. Vạn vật trong vũ trụ, ngoại trừ nguyên nhân do sự tác động khách quan, trực tiếp hoặc gián tiếp ra, th́ tất cả sự rối loạn, mất thăng bằng, bất b́nh thường đều xuất phát bởi sự rối loạn và mất thăng bằng về công năng vô h́nh là Âm Dương. Ḿnh lấy ví dụ: Hiệu ứng nhà kính là do sự nóng lên (hoặc lạnh đi) của quả đất. Vậy, sự nóng lên (hoặc lạnh đi) đều là rối loạn công năng vô h́nh (nóng, lạnh - Âm Dương). Núi lửa tuôn trào cũng là do sự mạnh lên của Dương khí(hỏa) trong ḷng đất. Hạn hán lũ lụt cũng bắt nguồn từ cái thái quá của Hàn Nhiệt - Âm Dương. Đến như trong thân thể con người, trước khi phát bệnh một thời gian khá lâu th́ công năng (vô h́nh) của tạng phủ đă mất thăng bằng, rồi mới đến rối loạn thực thể. Như vậy, 6c33c có thể cho ḿnh biết có cái máy nào trên thế gian có thể nh́n thấy được Âm Dương, nh́n thấy được công năng vô h́nh hay không? có máy nào chụp vào trong con người rồi kết luận rằng thấy được người đó yếu hoặc mạnh không (v́ yếu và mạnh thuộc về công năng, nó chỉ biểu hiện qua hiện tượng trong cơ thể thôi). Chính v́ bệnh tật luôn bắt đầu từ sự rối loạn công năng vô h́nh, mà người thầy thuốc Đông y có thể biết trước bệnh khi bệnh chưa phát (trong khi Tây y phải chờ bệnh phát rồi mới kết luận). Ḿnh lấy ví dụ, một người có các triệu chứng (biểu hiện) tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, ngủ nhiều (trong Đông y gọi là "Tứ đại")th́ các thầy thuốc Đông y đă biết ngay là Tiêu Khát (Tiểu đường là một bệnh trong phạm vi tiêu khát), nhưng Tây y không nh́n nhận. Đến khi phát hiện tiểu đường th́ họ nói một câu rất gọn: "Sống chung với lũ"!!! (cái này tôi thường xuyên gặp, nhưng các bệnh nhân thường sau khi xét nghiệm thấy không có tiểu đường th́ không điều trị. Vài năm sau quay lại với thân h́nh tiều tụy th́ đă muộn rồi). C̣n tại sao các thầy thuốc Đông y khám bệnh thường rất huyền bí? Đó là v́ Đông thường phải dùng các thuật ngữ khó hiểu, nhưng buộc phải dùng, v́ các thuật ngữ này như mật mă thâu tóm ư nghĩa của hai trạng thái vô h́nh và hữu h́nh. Trong đông y Khí không phải là không khí, nhưng khí là một dạng năng lượng đa dạng, không thể dùng cách giải thích kiểu khoa học hiện đại để lư giải được; tạng phủ không phải chỉ là tim, gan, phổi, lá lách, thận, mà tạng phủ chính là một chỉnh thể thống nhất trong cơ thể. Tôi lấy ví dụ, mắt là "khiếu" của Can, Cân là thể của Can, giận dữ là tính chí của Can... th́ tạng Can chỉ là đại diện thôi, chứ một ḿnh tạng Can không phải là Can, nếu nh́n tạng Can chính là Can th́ không bao giờ chữa được bệnh. Thí dụ, khi nói Can huyết hư là ư nói đến tính t́nh sẽ cáu gắt khó chịu, gân dễ bị co rút, mắt sẽ mờ không nh́n rơ, sẽ sinh đau đầu do hỏa vượng... Chỉ một câu Can huyết hư đă ẩn chứa nhiểu biểu hiện như vậy rồi, không cần phải nói nhiều hơn. Cái huyền bí nó là như vậy. Nhưng cái huyền bí này là do người nghe cảm nhận, chứ ở người thầy thuốc th́ đây chính là sự học tập và thực hiện nghề nghiệp một cách khoa học, nghiêm túc, và chuyên môn. Sẽ rất buồn cười khi nghe một thầy thuốc nói: "bệnh của anh, chị là máu khí đều hư" (thay v́ khí huyết lưỡng hư), hoặc "tim và lá lách suy nhược" (thay v́ Tâm Tỳ lưỡng hư), hay như "Thận lạnh của anh bị hư" (thay v́ Thận âm hư)... Người làm Đông y phải tôn trọng tinh hoa của người đi trước, phải ǵn giữ bản sắc và truyền thống đúng với chất Đông y, không nên v́ lời chê bai khích bác của những người tự xưng ḿnh là nhà khoa học (hay y học) có đào tạo, mà phải đánh mât đi bản sắc và sở học của ḿnh, và đó cũng chính là đánh mất di sản của tiền nhân. Cái huyền bí có chăng là nằm ở trong ngành y học khác. Tôi lấy ví dụ: một người đau khớp vai, đến khám bác sĩ tây y, sau khi khám và chụp chiếu xong không phát hiện ra bệnh, ông bác sĩ phán: "Đau thần kinh vai"!!!(My god! có cơn đau nào mà không xuất phát bởi sự phản ứng và báo hiệu của hệ thống thần kinh? Nói vậy, nếu hiểu theo kiểu b́nh dân th́ đau thần kinh vai, cũng chính là đau vai. Mà đau vai th́ bệnh nhân họ biết rồi, họ muốn biết tại sao họ bị đau, nhưng đến bệnh viện tốn tiền khám mà bác sĩ cũng chỉ nói lại cái mà bệnh nhân đă biết, đó là: "Đau thần kinh vai" = "đau vai". Như vậy là lừa bệnh nhân mất rồi, có người nào đau vai mà lại không biết ḿnh đau vai?). Tương tự như vậy, các bác sĩ khi bí quá đều đổ thừa hết cho thần kinh. C̣n như chứng mà tây y gọi là "viêm da cơ địa", tôi hỏi ông bạn bác sĩ của tôi cơ địa là ǵ, th́ ổng nói"cái này tây y chưa t́m ra nguyên nhân, chỉ biết là do cơ địa thôi" tôi hỏi: "không biết nguyên nhân, chỉ biết là do cơ địa th́ biết để làm ǵ? như vậy bệnh nhân của tự biết là bệnh ngoài da rồi, và tŕnh độ họ cũng bằng với bác sĩ (nghĩa là không biết nguyên nhân)", ông bạn cười ha hả bắt cụng ly uống, không nói nữa (nói sao được nữa). C̣n 6c33c nói là Đông y đang lép về trước Tây y. Xin thưa rằng không có chuyện đó. Hiện tại Đông y đang là thùng rác thải y tế. Những bệnh nào tây y xử lư không xong, người ta mới đến với Đông y, vậy 6c33c thấy cái nào mạnh hơn. Thực ra th́ mỗi nền y học có một sự đóng góp nhất định cho xă hội, cái nào cũng có ưu thế riêng, nhưng riêng Đông y mang tính nhân văn và triết học rất cao độ. Các bác sĩ tây y cũng rất tôn trọng và tin tưởng Đông y, chẳng qua họ không đồng ư các thầy thuốc không học hành đến nơi đến chốn mà chỉ biết lừa bịp bệnh nhân. Thực t́nh mà nói, Đông y uyên áo khó học, nên người thầy thuốc học cho được một phần cũng đă là rất khó, huống ǵ đă là thầy thuốc Đông y th́ phải học toàn diện. Chính v́ vậy, chất lượng của các thầy thuốc Đông y đang xuống cấp. Bên cạnh đó, các tài, liệu giáo tŕnh ở Việt Nam chỉ toàn là sao chép lẫn nhau, thêm ít ư kiến của cá nhân vào rồi in thành sách, khiến cho hậu thế, dù cho có thông minh xuất sắc mấy cũng bị đóng vào cái khuông do họ đóng sẵn.
C̣n riêng về cách giải thích mạch huyền th́ 6c33c hiểu nhầm rồi, đó không phải là ư của ḿnh đâu, ḿnh chỉ là thừa hưởng lại tinh hoa tư tưởng của tiền nhân, chỉ trả lời những ǵ ḿnh đă được học và trải nghiệm trên lâm sàng thôi, chứ không dám thêm thắt ư kiến cá nhân vào đâu. C̣n 6c33c nói rằng 6c33c không mượn ư tưởng của sách vở th́ hơi tội cho sách vở, v́ sách vở là công cụ chuyển tải tinh hoa ư tưởng của tác giả, đặc biệt, mạch học là tinh hoa nhiều đời của các y gia nổi tiếng. Đó là quan điểm chung của tiền nhân. Như ở trên ḿnh đă nói, trong Đông y, Khí không phải là khí, Huyết chưa hẳn là huyết (như kinh nguyệt gọi là Kinh thủy, chứ không gọi là huyết). V́ vậy, nếu hiểu theo kiểu khí đi trong ống mạch, hoặc do một cơ chế hữu h́nh mà ảnh hưởng đến mạch là cách học bỏ đèn theo bóng, không có cơ sở để suy luận th́ cứ cho là biết mạch xuất hiện là do như vậy đi, nhưng dựa vào cái ǵ để nhận biết được t́nh trạng đang xảy ra trong cơ thể? Ví dụ: mạch Huyền được định nghĩa là do khí uất không thông, can mất sơ tiết khiến có mạch huyền. Dựa vào điều đó có thể suy luận: Can chủ sơ tiết, điều ḥa khí cơ để tạo nên nhu ḥa, nếu tà khí trở trệ ở Can th́ sẽ sinh mạch huyền, như vậy, mạch huyền sẽ xuất hiện các chứng đau, đàm ẩm, khí cơ trở trệ, âm dương bất ḥa. Các chứng bệnh có ngược tà (sốt rét) ẩn trong bán biểu bán lư; hư lao nội thương, trung khí bất túc, bệnh can nhập tỳ. Nếu giải thích rằng: "mạch huyền là do ḍng khí huyết khi chu lưu qua các tạng phủ khi đi qua hệ thống thẩm lọc của Can nó bị hăm bớt lại , giảm bớt cường độ, trầm xuống nên biểu hiện ra bộ tả quan theo cảm giác " Huyền"" th́ không có cơ sở để xác định các bệnh tật tương kiêm, hoặc không thể lư giải rộng hơn về phạm vi gây bệnh, nguyên nhân gây bệnh, tiên liệu bệnh biến... c̣n như mạch Hồng chỉ nghĩ đến áp xuất truyền tống th́ c̣n đâu nữa là cơ chế do Hỏa gây ra, c̣n đâu nữa là do âm hư, hay do huyết hư. Đă không xác định được nguyên nhân gây ra từ âm, từ huyết, từ hỏa, mà chỉ quan tâm đến áp xuất th́ làm sao đủ cơ sở để chẩn đoán và điều trị?
Cái độc đáo của trí tuệ người xưa là cô đọng, chỉ nói đến điểm chính yếu, không nói đến những cái thừa, hoặc không quan trọng. Chính v́ vậy, người xưa không có quan niệm về thần kinh học, hay tế bào học, hay vi khuẩn... mà chỉ quan niểm đến kinh lạc, đến tạng phủ và các thể liên quan, đến điều kiện thuận lợi khiến cho virut tồn tại... Nếu người xưa cứ mở rộng theo chiều hướng ngang, th́ bây giờ hậu thế chẳng c̣n Đông y, và hành tŕnh tồn tại và phát triển suốt chiều dài lịch sử của người châu á sẽ c̣n nhiều vấn đề khó khăn tồn tại.
Hôm trước ḿnh đă nhấn mạnh về mạch Đại, có chú giải thêm mạch "Đại" nghĩa là Đợi. Trong mạch học, mạch Đại không phải là mạch to lớn, có lực. Chữ Đại (代) có nghĩa là thay thế, đại diện, đổi thay, đời, đợi chờ. Đa số các sách tiếng Việt đều bị nhầm thành Đại là lớn, là khí thịnh, là hữu lực. Thực ra, để diễn tả cái đó th́ đă có mạch Thực rồi. Từ nay trở đi, 6c33c nên đổi lại khái niệm mạch Đại thành mạch Thực mới đúng.
Rất vui khi được chia sẻ cùng 6c33c. Hy vọng sẽ c̣n nhiều lần nữa. Những sự gợi mở của 6c33c rất nóng và rất thực tế.
Thân chào!
Trần Quang Thống.
 
Reply with a quote
Replied by 6c33c (Hội Viên)
on 2012-09-15 11:39:02.0
Cám ơn thầy Quang Thống . Nhà cháu chỉ có thể thốt lên rằng 4rum này thực sự biết ơn sự tham gia của thầy . Thật là hữu duyên ...hữu duyên .
 
Reply with a quote
Replied by dieumy (Hội Viên)
on 2012-09-16 03:00:39.0
Cảm ơn bác 6c33c, cảm ơn thầy Quang Thống!

Môn mạch học là bộ môn khó nhất đối với người học đông y. Qua câu hỏi của bác 6c33c (phải là một người rất giỏi trong nghề) và bài trả lời vô cùng uyên bác của thầy Quang Thống em hiểu ra nhiều.
Vâng, em thực sự biết ơn Forum này. Mong bác 6c33c đặt ra nhiều câu hỏi nữa ạ :))
Diệu My
 
Reply with a quote
Replied by 6c33c (Hội Viên)
on 2012-09-19 04:01:28.0
Chào thầy Quang Thống. bác Dieu My , rất vui topic này được các bác quan tâm . Kiến thức nhà cháu rất giới hạn nên lên đây để hỏi nhiều hơn để trả lời . Mong thầy QT thông cảm .
Mấy hôm trước nhà cháu bận nên không vô diễn đàn được , nay thấy có them bác Dieumy tham gia th́ thấy mừng lắm .

Nay có mấy vấn đề mới cùng mời các bác trao đổi .
1. Con người ta dù bệnh tật hay khỏe mạnh mọi chứng trạng đều không thể giấu được người thầy thuốc tinh tường . Về lĩnh vực mạch th́ muốn biết khi nào cơ thể có bệnh mạch sẽ báo ra cho ta biết ở từng bộ vị trên lục bộ . Cơ thể người ta có mạch bệnh tất có mạch sức khỏe b́nh thường , mạch sức khỏe tốt . Có được cảm giác mạch khỏe ( xin viết gọn ) từ đó ta mới biết thế nào là mạch bệnh . Vậy theo chuyên môn mạch chẩn th́ vấn đề này được bàn đến như thế nào ?

2. Con người từ khi sinh ra là tiểu nhi (1-11 tuổi ) lớn lên vào tuổi thanh niên ( 12-24 ) tham gia vào học tập, lao động sản xuất , lập gia đ́nh . Qua tuổi thanh niên đến tuổi trung niên (25- 45) lo toan công việc gia đ́nh xă hội , va chạm với đủ thứ thất t́nh lục dục, thành công , thất bại, cám dỗ, mê say giai đoạn này về sức khỏe có rất nhiều biến động . Bước vào tuổi lăo niên (45-70) cơ thể già đi , các chức năng của lục phủ ngũ tạng suy yếu con người đi vào giai đoạn chống đỡ với sự lăo hóa của tuổi tác . Tựu trung không ai thoát khỏi cái ṿng Sinh - Lăo - Bệnh - Tử . Vậy vấn đề đặt ra là mạch lư của từng lứa tuổi sẽ phải khác nhau . Ngưỡng thông tin về mạch chuẩn trên từng lứa tuổi phải khác nhau .
VD người ở tuổi lăo niên có bộ mạch của cậu thanh niên hay ngược lại liệu có tốt .

Dẫu có biết Tâm - Hồng , Can - Huyền, Thận - Trầm , Phế - Phù , Tỳ - Hơan . Nhưng khi có bệnh mọi sự đảo điên người thầy thuốc phải làm thế nào để chẩn cho tỏ tường .

3. Từ trước đến nay mọi thầy thuốc đều học cách xác định chứng hàn - nhiêt bằng mạch chẩn căn cứ vào số " chí " trên một lần " tức " . 3 chí là hàn , 5 chí là nhiệt , 4 chí là ḥa hoăn bt .
Vậy cơ thể con người mỗi phút thở bao nhiêu lần . Số lần thở đó có thay đổi không hay nó là hằng số . Dẫu biết người thày trước khi bắt mạch phải định tâm, điều tức nhưng do cớ chế sinh lư cơ địa, điều tức rồi nó vẫn chưa ổn định th́ làm sao bắt cho chính xác . Xưa th́ như vậy , nay đă có đồng hồ có nghĩa là đă ổn phần điều tức . Nếu dùng đồng hồ th́ 3,4,5 chí không á dụng nữa ta phải có mạch tim đâp chuẩn để biết là Sác hay Tŕ . Rồi lứa tuổi nào th́ bao nhiêu là vừa , bao nhiêu là cao , thấp .



Thời gian qua nhà cháu có tiếp xúc với một số bác sĩ Đông Y có bày tỏ khi nói về khoa mạch: nó " như rồng như phượng " khi dùng lư thuyết th́ mô tả vậy , đến khi vào việc th́ mỗi thầy phán một phách , không thầy nào giống thầy nào . Thương thay người bệnh biết đường nào mà t́m ra lối thoát đây ? Dẫu mỗi địa phương đều có một chi hội Đông Y mà nay vẫn chưa có một hiệp hội đứng ra nhận trách nhiệm sát hạch,đào tạo một cách nghiêm túc rồi cấp chứng chỉ hành nghề để nghành có cơ hội phát triển , người bệnh có phúc thoát nạn . Đọc tài liệu của ĐH Y về chuyên khoa ĐôngY nhà cháu thấy sự sao chép kiến thức từ các sách Trung Y giống nhau đến từng ư tứ , câu chữ, dấu chấm dấu phảy mà đứng tên chủ biên toàn ( xin lỗi các bác ) Tiên Sư Giáo Sĩ cả . Đến học tṛ trường Y c̣n thốt lên " bây giờ muốn học mạch chẳng biết t́m ai , v́ các thầy chẳng ai biết bắt mạch , nếu có hoạ chăng chỉ là đặt tay vào cổ cho có lệ , để người bệnh khỏi thắc mắc , rồi vận dụng tam chẩn là chính "
Có thầy diễn để phóng viên làm ct c̣n bắt cả hai tay một lúc . Siêu đến thế mà Đông Y vẫn không phát triển được th́ lư do tại đâu ? Giấy phép hành nghề chuyên nghành lại do những nhà quản lư thiếu hoặc không có chuyên môn cấp liệu có thuyết phục . Cái bằng cấp chứng chỉ trên cái cơi "nhân gian " này chỉ là cái lá đa khi người làm chuyên môn mà không làm được việc ...


Typing nhiều sợ mạng lỗi- khong post được nên em tạm thời dừng câu hỏi thảo luận của lần này ở đây ? Kính mong thầy Quang Thống và các bác trên diễn đàn cùng giúp hội " ngô nghê" chúng em được thoát khỏi vô minh .
 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2024 yhoccotruyen.org