Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức YHCT >>

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Replied by sinh sinh (Hội Viên)
on 2013-11-14 13:08:18.0
Quote:
Originally posted by quangthong02
Từ bài này trở đi, tôi sẽ bổ sung thêm phần bài đọc thêm, và phần bài tập. Các bài trước chưa có, tôi sẽ bổ sung sau.

TRỊ NUY ĐỘC THỦ DƯƠNG MINH (Trị nuy chỉ chọn Dương minh)
Trong thiên Nuy Luận, sách Tố Vấn chép: "Khi bàn về "nuy", chỉ chọn Dương minh để chọn là nghĩa ǵ?" Thiên Căn Kết, sách Linh Khu chép: "Thái dương là "Khai" (mở), Dương minh là "Hợp" (đóng), Thiếu dương là "Xu" (then cài)" "hợp" rời ra th́ khí ngừng, mà sinh ra chứng nuy. V́ vậy, chứng nuy th́ phải trị ở Dương minh". Về sau, thuyết này dần dần h́nh thành nguyên tắc trị liệu lâm sàng.
"Nuy" (痿) tức là Nuy chứng, c̣n gọi là "Nuy tích" (痿躄), là một loại bệnh chứng có biểu hiện lâm sàng như cân mạch trong cơ thể yếu mềm, vô lực, hoặc rút lại, thậm chí bại liệt. Đa phần khi xuất hiện chứng này, hai chi dưới sẽ bại liệt. Như trong mục "Ngũ Vận Chủ Bệnh" sách "Tố Vấn Huyền Cơ Nguyên Bệnh Thức" chép: "Nuy, là chứng chân tay yếu mềm, không có sức để vận hành". Nguyên nhân sinh ra chứng này là do bi lụy quá độ, pḥng dục quá độ. Cơ chế bệnh chủ yếu là có nhiệt thịnh tổn thương tân dịch, hoặc thấp nhiệt uẩn kết bên trong, cân mạch ở tứ chi mất đi sự nuôi dưỡng mà sinh ra mềm yếu bại liệt. Có thể nói, trong chứng nuy, thủy khô kiệt sinh nuy, thủy thấp quá thịnh cũng sinh nuy. V́ vậy, thiên "Nuy Luận" sách Tố Vấn chép: "Ngũ tạng do Phế nhiệt khô héo mà sinh nuy". Mục "Ngũ Nuy Tự Luận" sách "Tam Nhân Cực Nhất Bệnh Chứng Phương Luận" nêu ra: "t́nh chí dễ bị kích động, buồn vui bất chợt, làm việc quá sức, khiến cho tinh huyết nội tạng hư hao, vinh vệ không điều ḥa" khiến b́ mao, cân cốt, cân nhục nuy nhược, không có lực để vận động, mà sinh chứng nuy tích". Đồng thời, nhấn mạnh cơ chế sinh bệnh của chứng nuy là do "khí của nội tạng bất túc".
Đối với việc trị liệu nuy chứng, thiên "Nuy Luận" sách Tố Vấn có đưa ra luận điểm: "Trị nuy cần trị ở Dương minh". Dương minh ở đây là túc Dương minh vị kinh. "Trị nuy cần trị ở Dương minh" là nhấn mạnh đến tác dụng của Tỳ Vị trong điều trị nuy chứng. Do "Vị là bể của thủy cốc", là nguồn sinh hóa của khí huyết (như thiên "Cửu Châm Luận" sách Linh Khu nói: "Dương minh đa khí đa huyết"). Tỳ chủ vận hóa, Vị chủ thọ nạp, Tỳ Vị mang thủy cốc sau khi ăn vào, hóa sinh thành chất tinh hoa, đồng thời, mượn khí của Tâm Phế mà mang chất tinh hoa thủy cốc bố tán toàn thân, nhuận trạch cho cơ phu, hoạt lợi cho quan tiết (các khớp), sung dưỡng cho cân mạch, như thiên "Kinh Mạch Biệt Luận" sách Tố Vấn chép: "đồ ăn thức uống vào Vị, trọc khí đi về Tâm, chất tinh túy nhất đi vào mạch," đồ ăn vào vị, tinh khí tràn trề, đi lên Tỳ, Tỳ khí tán bố tinh hoa, đưa lên Phế". Ư nói kinh mạch, cơ nhục, tứ chi, bách hài, đều dựa vào sự sung dưỡng của tinh khí ngũ tạng, mà nguồn sinh ra tinh khí tân dịch của ngũ tạng là ở Tỳ. Vậy nên thiên "Nuy Luận" sách Tố Vấn nói: "Dương minh là bể của lục phủ ngũ tạng, chủ về nhu nhuận cho tông cân; tông cân chủ về bó buộc các khớp xương, trơn nhuận cho quan tiết (các khớp)". Tông cân, là ư nói đến nơi hội tụ của các gân, ngoài ra có ư nói đến màng gân của toàn thân " Thiên "Ngũ Tạng Sinh Thành" sách Tố Vấn nói: "các gân trong người đều liên hệ đến khớp". Tông cân bao gồm tác dụng bó buộc xương khớp, chủ về điều khiển vận động của khớp xương " V́ vậy, thiên "Cửu Châm Luận" sách Linh Khu mới nói: "Dương minh nhiều khí, nhiều huyết", do đó, Dương minh xung thịnh, khí huyết sung túc, cân mạch có được sự nhu dưỡng, th́ mới mềm mại, quan tiết mới hoạt lợi, vận động mới linh hoạt. Nên công năng của Dương minh vị, với sự vận hóa của Tỳ phải gắn bó mật thiết, không thể tách rời, như thiên "Thái Âm Dương Minh Luận" sách Tố Vấn có nói: "Tứ chi đều bẩm khí ở Vị, nhưng khí này không thể đạt được đến kinh lạc, phải nhờ đến Tỳ mà có được khí. Nếu Tỳ có bệnh không thể giúp Vị vận hành tân dịch, tứ chi không nhận được khí thủy cốc, khí huyết bất túc, th́ tông cân mất đi sự nuôi dưỡng, lỏng lẻo không chắc, mà xuất hiện dấu hiệu cơ nhục, quan tiết nuy nhược bất dụng.

ĐIỂM QUAN TRỌNG
Yêu cầu:
1 - Nắm bắt công năng sinh lư chủ yếu của Tỳ.
2 " Học thuộc đặc tính sinh lư của Tỳ
3 " Học thuộc mối quan hệ giữa Tỳ với H́nh, Khiếu, Chí, Dịch, Thời.

Nội dung chính:
1 "Công năng sinh lư của tỳ:
a - Chủ vận hóa
b - Vận hóa thủy dịch
c - Chủ thống nhiếp huyết
2 "Đặc tính sinh lư của Tỳ:
a - Tỳ khí chủ thăng: 1) chủ thăng thanh; 2) Thăng cử nội tạng.
b - Thích táo ghét thấp " quan hệ của Tỳ với thấp.
c - Quan hệ của Tỳ với H́nh, Khiếu, Chí, Dịch, Thời.
c1 - Thể của Tỳ là cơ nhục, chủ tứ chi
c2 - Khiếu là môi miệng.
c3 - Chí của Tỳ là lo lắng.
c4 - Dịch của Tỳ là nước dăi.
Điểm lưu ư:
1 - Tỳ chủ vận hóa
2 - Tỳ khí chủ thăng
3 - Hàm nghĩa và cơ chế của Tỳ thống nhiếp huyết.
Điểm lưu ư quan trọng:
1 - Biểu hiện của Tỳ thích táo ghét thấp, khí chủ thăng
2 - Lư luận căn cứ (đọc bài "Trị Nuy Trị Ở Kinh Dương Minh).
3 - Ư nghĩa của câu: Tỳ là gốc hậu thiên.
Câu hỏi:
1) Tại sao nói Tỳ là gốc của hậu thiên? Ư nghĩa lâm sàng của nó?
2) Hàm ư của Tỳ khí chủ thăng là ǵ?
3) Khái niệm của Tỳ chủ thống nhiếp huyết và cơ chế của nó là ǵ?

 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org