Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> Bổ "khí" suy "khí" là như thế nào?

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Bổ "khí" suy "khí" là như thế nào? - posted by hoanmy (Hội Viên)
on June , 02 2013
Kính chào các thầy,

Em có vấn đề này chưa hiểu mong các thầy giảng giải cho em vấn đề này, trong diễn đàn em cứ nghe mọi người nói suy "khí", thang này bổ "khí", tập PLCM của thầy Luanle sẽ củng cố "khí"... vậy các thầy cho em hỏi "khí" này là cái ǵ? là tinh khí(tinh dịch của người đàn ông) hay là chất khí dẫn truyền trong các kinh mạch của 1 con người? Nhờ các thầy giảng giải giúp v́ em nghĩ khi ḿnh hiểu rơ mọi chuyện th́ ḿnh sẽ dễ làm cho bệnh của ḿnh biến chuyển tốt hơn, ví dụ suy khí là ǵ? khi suy khí th́ các triệu chứng... khí hồi phục th́ sẽ thấy trong người như thế nào, mong các thầy bỏ chút thời gian giúp em với.

Xin cám ơn các thầy.
 
Replied by hoanmy (Hội Viên)
on 2013-06-03 23:58:00.0
Có thầy nào giảng giải ít kiến thức cho em với?
 
Reply with a quote
Replied by Hương Phụ (Hội Viên)
on 2013-06-04 23:53:23.0
Chào 1970:

1970 qua bên mục bài viết của Thầy quangthong
Mục (Kiến Thức YHCT) vào mục( Khí Nhất Nguyên Luận) đọc thì mới hiểu được.tôi đang đọc thấy rất hay và rất chi tiết.
Chứ nói nôm na thì rất khó hiểu


Thân ái
Hương phụ
 
Reply with a quote
Replied by luanle (Hội Viên)
on 2013-06-06 07:38:23.0
@chetemroi:Thầy Hương Phụ đă chỉ dẫn cho em đọc bài của thầy Quang Thống t́m hiểu về đề tài này. Nhưng tài liệu của thầy Quang Thống theo tôi là dành cho người ở tŕnh độ chuyên môn, có thể những người chưa biết về đông y đọc sẽ cảm thấy khó khăn. Cho nên sau đây tôi sẽ góp ư vài nét sơ lược về đề tài này để giúp em có một khái niệm nào đó trước khi đi vào chuyên sâu.

Khí là gốc của sự sống, của mọi sinh hoạt trong cơ thể cũng như xă hội. Khí dồi dào th́ con người có sức khỏe tốt. Khí yếu th́ bệnh tật, chức năng cơ tạng hoạt động không hiệu quả. Khí tuyệt, hết khí th́ cơ thể sẽ chết.
Khí được phân ra nhiều loại. Mục đích của việc phân loại là để giúp chẩn bệnh và trị liệu, chứ các loại khí này vẫn hoà nhập làm một, biến hoá lẫn nhau trong cơ thể.

- Khí tiên thiên, là loại khí lực từ bẩm sinh, di truyền, người có nhiều người có ít và khó bồi bổ. Người có khí tiên thiên dồi dào th́ khi sinh ra rất khoẻ mạnh, mau phát triển, người có khí thiên thiên yếu ớt th́ khi sinh ra đă dễ bệnh hoạn, chậm phát triển. Khí hậu thiên, là loại khí có thể vun bồi phát triển do ăn uống, thuốc men, tập luyện.

- Ngũ tạng chi khí, là loại khí lực của ngũ tạng để điều hành các chức năng ngũ tạng. Khí của tỳ vị giúp tiêu hoá thức ăn, khí của phế giúp hơi thở đem dưỡng khí vào cơ thể, khí của can thận giúp lọc máu đem độc tố ra ngoài, khí của tim giúp tuần hoàn máu huyết, khí của ruột, bàng quang giúp chuyển hoá, bài tiết... Ngũ tạng có thể ví như các b́nh điện (b́nh accu) có dây điện là các kinh mạch. Nếu v́ lư do ǵ mà khí này bế tắc ở đâu trong cơ thể th́ nơi đó sẽ bị tê liệt. Ngũ tạng chi khí c̣n được gọi là khí Ngũ Hành: Kim khí, Thủy khí, Mộc khí, Hỏa khí, Thổ khí.

- Trung khí là khí ở trung ương hoặc khí của tỳ vị.
- Cốc khí là khí của cơm gạo,
- Dinh khí là khí giúp nuôi dưỡng bên trong ngũ tạng xương tuỷ, vệ khí là khí bảo vệ ngoài da thịt chống lại sự thay đổi thời tiết khắc nghiệt, hoặc vi trùng xâm nhập.

- Khí được phân ra trong đục, thanh trọc.
Đó là tinh khí thần. Thức ăn tiêu hoá sinh Tinh, tinh là khí lực ở dạng lỏng, tinh hoá khí, khí hoá thần. Tinh huyết bồi bổ da thịt xương tủy, khí giúp vận động, thất t́nh, cảm xúc. Thần là loại khí thanh trong, thần là gốc của sinh hoạt tư tưởng, nhận thức của ngũ quan.

- Khí được phân ra tà chánh.
Khí trong cơ thể có đường đi rỏ ràng, như các mạch điện dẫn điện di chuyển trong một bộ máy. Chánh khí là khí chạy trong kinh mạch. Tà khí là khí không di chuyển trong kinh mạch. Tà khí có thể do bên ngoài xâm nhập, hoặc do bên trong cơ thể tạo ra khi chính khí trong các mạch v́ một lư do ǵ đó chạy loạn không theo qui định, mất trật tự. Giống như trong thành phố bị kẹt xe, giao thông bế tắc.
Tà khí ngăn cản chánh khí lưu thông, gọi là t́nh trạng bất thông, do đó sinh ra bệnh. Người ta thường nói 'Thống tắc bất thông', nghĩa là bệnh tật sinh ra do khí không thông. Dương khí không thông th́ sinh ra các triệu chứng Hỏa, Phong, Nhiệt hay Sốt; Âm khí không thông th́ sinh ra các triệu chứng Hàn, Lạnh, Tê.

Khí được phân ra âm dương. Đây là tính chất phân cực (polarization) của khí. Khí (bioenergy) được khoa học xác định bản chất là các chấn động lực (vibrations) do đó mà nó có tính phân cực. V́ khí âm dương chuyển hoá không ngừng, cho nên trong cơ thể khí âm dương c̣n được phân ra theo từng giai đoạn chuyển hoá: Thái âm, Khuyết âm, Thiếu âm, Thái dương, Dương minh, Thiếu dương.
Trong thức ăn, trong dược phẩm th́ sự phân cực âm dương này giản dị hơn. Trong dân gian, người ta gọi nôm na sự phân cực âm dương là tánh hàn hoặc nhiệt trong thức ăn, trong dược phẩm. Do đó người ta có thể dùng thức ăn hay dược phẩm mà bồi bổ khí cho ngũ tạng, cho cơ thể.

Về áp dụng khái niệm khí lực âm dương hàn nhiệt trong đời sống hàng ngày.
Nói cơ thể đang hàn hay nhiệt không hẳn chỉ là cảm giác lạnh hay nóng. Tánh chất hàn và nhiệt của thức ăn và cơ thể không phải nói về nhiệt độ hay calorie như nhiều người lầm tưởng. Chẳng hạn, mặc dù cơ thể ta đang cảm thấy lạnh run khi trời lạnh nhưng cũng có thể nó đang có những triệu chứng nhiệt như : bón uất, sưng lở, bứt rứt, khó ngủ,...
Đông y nói rất rỏ ràng rằng khi cơ thể nóng nhiệt th́ đừng dùng thức ăn tánh nóng hay thuốc tánh nóng, ngược lại khi cơ thể hàn th́ không nên dùng thức ăn tánh hàn hay lạnh. Từ xưa đông y đă có câu nhắc nhở :
'Nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng, hàn ngộ hàn tắc tử'.
Nghĩa là khi cơ thể có bệnh với triệu chứng hàn mà uống thuốc hay ăn thức ăn tánh hàn th́ dễ chết, hoặc bệnh sẽ trở nên nặng hơn; ngược lại khi cơ thể có bệnh với triệu chứng nhiệt mà ăn thức ăn nhiệt hay uống thuốc tánh nhiệt th́ dễ nổi cơn điên cuồng, bứt rứt, bệnh trở nặng hơn...
Ví dụ khi cơ thể đang có triệu chứng nhiệt như như bón, khó ngủ, miệng hôi, mắt đỏ,... mà ta cứ ăn các thức ăn có tánh nhiệt (chứ chưa nói đến uống thuốc nhiệt tánh mạnh hơn) như quế, gừng, sầu riêng, chả gị, trái vải, ... th́ sẽ thấy những triệu chứng nhiệt nói trên trở nên trầm trọng hơn.
Ngược lại, khi cơ thể có những triệu chứng hàn như ăn khó tiêu, tiêu chảy, sổ mũi, ớn lạnh sợ gió,... mà ta lại ăn những thức ăn có tánh lạnh như dưa leo, rau sống, ice cream, yogurt, cam, ... th́ những triệu chứng hàn sẽ trở nên trầm trọng hơn. Nhưng nếu ta biết cách dùng các thức ăn có tánh ấm như gừng, hành, riềng th́ những triệu chứng nói trên sẽ dễ chịu hơn. Để biết chính xác nên dùng loại nào có hiệu quả nhất khi trị bệnh th́ cần phải học về dược tánh và chẩn bệnh theo nguyên lư âm dương hàn nhiệt.

C̣n nhiều điều rất hấp dẫn về khí mà tôi không nhớ hết hay chưa biết. Tôi nghĩ rằng học về khí cả đời cũng không hết.
Ngoài ra tôi t́m thấy ở link sau đây một bài viết về khí cũng khá chi tiết và dễ hiểu, hy vọng nó giúp em biết thêm vài điều bổ ích về khí.
http://www.ykhoa.net/yhoccotruyen/voha/vh053.htm
 
Reply with a quote
Replied by hoanmy (Hội Viên)
on 2013-06-07 03:44:03.0
Xin chào thầy Luanle,thầy Phó

Em cám ơn thầy đă chia sẻ giảng giải cho em ít kiến thức về khí, quả thực đúng như thầy nói bài viết của thầy quangthong là dành cho người nghiên cứu về y học cổ truyền c̣n tay ngang bệnh nhân như cỡ em th́ đọc măi cũng chẳng hiểu ǵ! liên quan đến khí th́ hiện nay bệnh của em là :

Thường hay bị lạnh rát ḷng bàn chân nhất là khi vào pḥng máy lạnh, có khi cũng nóng rát tí nhưng ít hơn lạnh.

Trong lúc em quan hệ lúc xuất tinh th́ bị co thắt cơ đùi làm cho đùi khá mỏi và đau sau khi quan hệ.

Tai thường xuyên bị ù ù như có ve sầu kêu ngay trong tai.

Hay bị nhức đầu sau khi quan hệ.

Em đă từng uống rất nhiều thang thuốc bắc, tổng cộng có lẽ đến cả trăm thang, gần đây nhất là được các thầy chuẩn đoán là bị "Hư lao" nhưng em uống gần 40 thang nhưng không thấy đỡ.

Nhờ thầy Phó chỉ cho toa : Trà gạo lứt,bạch truật,gừng,sâm hoa kỳ uống 1 thời gian và cộng thêm tập bài PLCM của thầy th́ triệu chứng nhức đầu sau khi quan hệ đă giảm đáng kể(lúc trước là nhưc đầu, c̣n bây giờ thỉnh thoảng chỉ hơi căng căng 1 tí rồi hết) nhưng cac triệu chứng khác như : Nóng, lạnh ḷng bàn chân, đau đùi, ù tai th́ vẫn c̣n nguyên chưa thấy đỡ ǵ. Vậy em nhờ thầy Phó và thầy Luanle giúp em :


1/ Liên quan đến PLCM thầy Luanle cho em hỏi là bây giờ em vẫn tiếp tục tập PLCM hay có cần thay đổi như thé nào để giải quyết 3 triệu chứng trên?

2/ Thầy Phó cho em hỏi là toa trà gạo lứt này em đă dùng được gần 2 tháng, ngày nào em cũng uống, thấy tỳ vị có vẻ được cài thiện, vậy em cứ dùng toa gạo lứt này để giải quyết nốt 3 triệu chứng kia hay bây giờ quay lại dùng toa "Hư Lao" ? Và toa trà gạo lứt này em dùng lâu dài được không? V́ em nghe nói dùng trà gạo lứt lâu dài tốt cho máu, sẽ làm giảm cholesterol mà em đang bị.
 
Reply with a quote
Replied by hoanmy (Hội Viên)
on 2013-06-07 04:00:31.0
Em xin bổ sung thêm là bây giờ em cảm nhận được có 1 luồng khí khá lạnh tập trung ngay gan ḷng bàn chân khá rơ ràng và rất rát.
 
Reply with a quote
Replied by hoanmy (Hội Viên)
on 2013-06-07 10:39:20.0
Chào thầy Luanle,

Thầy Phó đă cho em toa thuốc, xin thầy Luanle giảng giải thêm về "khí" của em liên quan đến căn bệnh hiện tại dược không thưa thầy? V́ em nghĩ em hiểu rơ về ḿnh đang bị suy chỗ nào th́ ḿnh sẽ chủ động hơn trong việc chữa bệnh cho ḿnh đó mà. Em chỉ biết lờ mờ là khí của em bị suy thôi c̣n suy ở vùng nào, suy mức độ nào th́ em chưa biết ạ.
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2013-06-07 11:57:58.0
Chào chetemroi1970,
Bệnh của em là âm dương lưỡng hư thuộc chứng hư lao (hư nặng). Âm hư th́ ḷng bàn chân nóng, dương hư th́ ḷng bàn chân lạnh. Âm dương biến chuyển trong ngày và tùy theo lúc nào âm hư nhiều hay dương hư nhiều th́ em sẽ có cảm giác nóng hay lạnh.
Chỗ suy nặng của em là thận và tỳ do tinh lực bị xài quá mức thận và tỳ có thể cung cấp trong một thời gian dài. Chân tay lạnh, nóng, nhức đầu, đau lưng, đại tiện lỏng, v.v. chỉ là triệu chứng do thận và tỳ hư gây ra. Khi thận và tỳ khỏe lại th́ các triệu chứng này sẽ hết.
Phó
 
Reply with a quote
Replied by hoanmy (Hội Viên)
on 2013-06-07 23:16:07.0
Quote:
Originally posted by PhoHVB
Chào chetemroi1970,
Bệnh của em là âm dương lưỡng hư thuộc chứng hư lao (hư nặng). Âm hư th́ ḷng bàn chân nóng, dương hư th́ ḷng bàn chân lạnh. Âm dương biến chuyển trong ngày và tùy theo lúc nào âm hư nhiều hay dương hư nhiều th́ em sẽ có cảm giác nóng hay lạnh.
Chỗ suy nặng của em là thận và tỳ do tinh lực bị xài quá mức thận và tỳ có thể cung cấp trong một thời gian dài. Chân tay lạnh, nóng, nhức đầu, đau lưng, đại tiện lỏng, v.v. chỉ là triệu chứng do thận và tỳ hư gây ra. Khi thận và tỳ khỏe lại th́ các triệu chứng này sẽ hết.
Phó



Vâng vậy em hiều là Tỳ vị của em đă có biến chuyển nên nhức đầu giàm, vấn đề c̣n lại là kiện thận th́ 3 triệu chứng kia se giảm. Em sẽ uống thuốc như thầy dặn, uống xong em sẽ báo cáo cho thầy biết ạ. Cám ơn thầy rất nhiều, chúc thầy nhiều sức khỏe để lo cho các bệnh nhân như tụi em ạ.
 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org