Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> Cho em hỏi về "Khí" trong Đông y

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Cho em hỏi về "Khí" trong Đông y - posted by Khanhdelta2 (Hội Viên)
on October , 14 2013
các thầy cho em hỏi khái niệm "Khí" trong đông y bao gồm những ǵ ạ, b́nh thường theo em hiểu th́ khí bao gồm không khí ngoài môi trường và các khả năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Em có xem một tài liệu về đông y th́ 'Khí" lại là toàn bộ những vật chất giúp nuôi dưỡng cơ thể, chất dinh dưỡng chạy khắp cơ thể. Vậy em muốn t́m hiểu rơ về khái niệm "Khí" thực chất là ǵ, em mong các thầy chỉ dạy. em xin cảm ơn các thầy ạ.
 
Replied by Sinh Sinh Tử (Hội Viên)
on 2013-10-14 09:52:48.0
Chào Khanhdelta2.
Bạn tham gia vào chủ đề sau của thầy Quang Thống để t́m hiểu về khí trong Đông y.

http://www.yhoccotruyen.org/ViewTopic.jsp?tid=4894&fid=6&Page=1&trp=14&ttp=32
 
Reply with a quote
Replied by luanle (Hội Viên)
on 2013-10-15 07:11:51.0
Chào Khanhdelta2,

Bài của thầy Thống, như Nông Giang giới thiệu cho em đọc, tŕnh bày quan niệm về khí theo triết học Á Đông, thường gọi là thuyết Âm Dương Ngũ Hành.

Em nên nhớ rằng đây không phải là cách nh́n duy nhất về sự h́nh thành và bản chất vũ trụ. Các triết gia hoặc đạo gia từ xưa đến nay nói rằng khí ngũ hành của vũ trụ là thiên biến vạn hoá. Cho nên chúng ta thấy cũng có nhiều cách nh́n khác về bản chất của sự vật trong các nên văn minh khác nhau của thế giới. Nhưng từ xưa đến nay chưa có thuyết nào về cấu trúc của vũ trụ được áp dụng vào đông y một cách thành công, hiệu quả, linh động như thuyết Âm Dương Ngũ Hành. V́ vậy khi học đông y mà biết về thuyết Âm Dương Ngũ Hành th́ lư luận sẽ vững vàng hơn.

Nếu nói đến những cách nh́n khác về cấu trúc của vũ trụ th́ tôi xin sơ lược một vài thuyết như sau:

- Nhà Phật không dùng từ khí âm dương, mà dùng các khái niệm như Pháp lực, Nghiệp lực, Sắc Không, Ngũ uẩn, Lục Căn Lục Trần, Tâm để chỉ về các loại năng lượng khác nhau trong cơ thể. Mặc dù các từ của hai phái không giống nhau nhưng người ta có thể thấy có nhiều điểm tương đồng trong nhận thức giữa Phật giáo và triết lư Âm Dương Ngũ Hành. Ví dụ quan niệm pháp lực của phật giáo có nhiều điểm tương đồng với quan niệm tinh khí thần của đông y, và khái niệm ngũ uẩn, lục căn lục trần của phật giáo có nhiều điểm tương đồng với lục phủ ngũ tạng của đông y.

- Các nhà khoa học hiện đại cũng dùng từ âm dương để chỉ về các loại hạt tử, nhưng ư nghĩa đó không rộng bằng từ âm dương trong triết lư Á Đông. Hiện giờ các khoa học gia dùng một khái niệm khác, rộng hơn khái niệm âm dương của hạt tử, đó là khái niệm về năng lượng (energy) để giải thích về cấu tạo của vạn vật từ hữu h́nh đến vô h́nh. Nói về Năng lượng th́ khoa học đang phát triển nhiều lư thuyết khác nhau trong đó có các Lư Thuyết Dây (String theory), thuyết về Chấn Động Lực (vibrations), về Trường Lực (field). Ví dụ tần số chấn động cao và thấp của năng lượng các loại có nhiều nét tương đồng với khái niệm về Sắc Không của Phật giáo, khái niệm Thanh Trọc của đạo giáo hoặc đông y.

- Thông Thiên Học hoặc Cao Đài giáo giảng về các thể trong con người từ hữu h́nh đến vô h́nh như: thể xác, thể phách, thể vía, thể hạ trí, thượng trí,v.v... Cái Khí mà đông y thường nói đến chỉ tương đương với thể phách hoặc thể vía của con người mà thôi. C̣n Tây y chỉ giảng về thể xác, tây y không nói đến cái vía hoặc cái phách.

- Các triết gia Ấn Độ th́ nói về một loại khí mà họ gọi là Prana, chính cái khí này cũng là nền tảng của y học Ấn Độ mà họ gọi là Ayurveda. Trong một chừng mực nào đó khái niệm về Prana cũng có điểm tương đồng với khái niệm Khí lực của Đông y.

Trên đây là một vài điểm so sánh về quan niệm khí lực, cấu trúc vũ trụ, của vài nền khoa học triết học khác nhau để hy vọng làm nổi bậc lư thuyết về khí lực. Từ đó em thấy rằng khí lực có thể rất cụ thể và cũng rất trừu tượng bởi v́ sự biến hoá của nó. Ví dụ như nguyên lư này của đông y: tinh hoá khí, khí hoá thần, thần hoàn hư, theo đó tinh là loại khí lực có thể nh́n thấy được, nhưng khi tinh biến hóa ra đến khí, đến thần th́ nó đă trở nên rất trừu tượng rồi, rất khó mà nghiên cứu, khó mà thực hiện những thí nghiệm cụ thể.

Kết luận, tôi nghĩ rằng học đông y chỉ nên giới hạn về nghiên cứu khí hóa trong cơ thể mà thôi chứ không có ôm đồm về bản chất cấu trúc của khí trong vũ trụ v́ nó thuộc về lănh vực triết lư mênh mang quá như em đă thấy.

Khi học đông y nghiên cứu về khí hóa trong ngũ tạng như: thế nào là chánh khí tà khí, thế nào là khí trong khí đục, tại sao chánh khí lại hóa tà, tại sao khí đục lại hóa trong hay ngược lại,... nội bao nhiêu đó mà muốn hiểu cho sâu sắc để áp dụng trong việc điều trị bệnh, hoặc dưỡng sinh th́ cũng hết gần cả đời rồi, nói chi cho xa xôi. Trong khả năng và điều kiện của ḿnh th́ tôi nghĩ như vậy, nếu em có khả năng cao hơn, thông minh hơn mà biết nhiều hơn th́ càng tốt.
 
Reply with a quote
Replied by Khanhdelta2 (Hội Viên)
on 2013-10-15 07:41:12.0
em xin cảm ơn thày ạ
 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org