Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> "Can khí phạm vị"

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
"Can khí phạm vị" - posted by Cà Phê Sữa (Hội Viên)
on March , 12 2014
Dạ em chào các thầy các bạn ạ!
em là thành viên mới , em có 1 chút thắc mắc muốn thầy và các bạn giải đáp giúp em ạ!
Thầy và các bạn có thể giải thích rõ giúp em cơ chế của chứng "Can khí phạm vị" !
em cảm ơn ạ!
 
Replied by luanle (Hội Viên)
on 2014-03-13 07:29:52.0
Nếu can hoạt động bình thường thì chức năng của nó là sẽ lọc máu, đem chất tinh từ thận lên, hóa khí đem khí lực nuôi cưỡng toàn thân, gọi là thăng thanh giáng trọc.
Theo đông y 'Can mộc khắc tỳ thổ', cho nên khi một trong hai, hoặc khi cả hai cơ quan can và tỳ vị rối loạn thì sẽ có tình trạng này. Thay vì can đem khí đi nuôi toàn thân thì nó sẽ đem cái khí này tấn công vào tỳ vị. Hậu quả là chức năng vận hóa của tỳ vị bị rối loạn mà sinh ra các triệu chứng: đau đầu, chóng mặt, muốn nôn mửa, đau hai bên hông sườn, bụng đầy tức, ăn uống khó khăn,..
Ví dụ khi can khí rối loạn do thất tình (do buồn giận hại can) khiến can khí uất thì nó sẽ tấn công vào tỳ vị. Nhất là khi tỳ vị hư yếu, không thể chống đỡ hay hóa giải nổi tà khí từ can thì cũng dễ bị tình trạng này. Những người đau dạ dày thường là do nguyên nhân này mà ra.
 
Reply with a quote
Replied by Sinh Sinh Tử (Hội Viên)
on 2014-03-13 08:38:45.0
Thầy Luân Lê có thể nói sâu hơn về vấn đề này không ạ? Bởi vì em đọc thấy nói can khí phạm vị là chứng hậu can mộc khắc tỳ thổ, và cách chữa ở tỳ và vị có khác nhau (can lấn tỳ # can phạm vị) nên em mong được hiểu rõ hơn.
 
Reply with a quote
Replied by Hương Phụ (Hội Viên)
on 2014-03-13 11:40:57.0
chào Yêu Hoàng:

THẦY luanle nói rất đúng rồi,tôi bổ sung thêm ít cho em.can sắp xếp theo ngũ hành thì thuộc mộc(được xem là cây)tỳ thuộc thổ (theo ngũ hành là đất)khi can mộc khác tỳ thổ thì tỳ vị sẻ bị táo,cũng như đất khô thì cây không được nuôi dưỡng mà chết,đất ngập nước cây hút vào cũng chết,hỏa khắc thủy,hỏa thiêu đốt thủy nóng cây hút vào cũng chết,vì thế hai tạng này phải luôn được chăm sắp cận thận thì mới được bình,như táo quá sẻ có hiện tượng hồi hộp,mất ngủ,đông thời chắc chắng là men gan sẻ tăng,cho nên chưa ở can thì phải chữa ở tỳ trước thì mới tận gốc bệnh,tả gan nhiều thì hại tỳ,tả tỳ nhiều thì hại gan,phải xem bệnh nhân biểu hiện như thế nào mới ra toa thuốc được,nếu tỳ thấp thì tả,nếu tỳ suy thì bổ, nếu can khí uất thì cho nó lưu thông,chỉ có thế thôi em ạ
thân ái
 
Reply with a quote
Replied by Cà Phê Sữa (Hội Viên)
on 2014-03-13 13:21:43.0
em cảm ơn 2 thầy !
 
Reply with a quote
Replied by luanle (Hội Viên)
on 2014-03-14 07:41:22.0
Cám ơn thầy Hương Phụ đã giúp đào sâu thêm vấn đề cho rỏ hơn.
Yêu Hoàng, tôi xin góp ý thêm, chứng can khí phạm vị chỉ là một trong những chứng hậu của can khí uất kết.

Khi 'can khí uất kết' thì can chỉ mới bị bệnh nhẹ, cho nên nó chỉ tấn công và xâm phạm đến nơi gần nhất với nó mà thôi. Đó là tỳ vị. Tỳ vị thuộc thổ bị mộc khắc, cho nên tỳ vị ở thế yếu so với can. Khi tỳ vị bị can khắc thì gọi là can khí lấn tỳ, can khí phạm vị. Tuỳ theo bệnh thể hiện mà chửa tỳ hay vị, nhưng đồng thời cũng phải chửa cái gốc là can khí uất kết.

Nếu chửa bệnh can khí uất kết không hết, thì can có thể trở bệnh nặng hơn mà tạo ra chứng gọi là 'can khí hoành nghịch'. Lúc đó trọc khí của can đã mạnh nên nó có thể tấn công không những tỳ vị mà còn xâm phạm đến các nơi xa hơn như phế, tâm, thận. Khi phế tâm thận bị can khắc thì gọi là can xung tâm, can vũ phế, can quấy rối thận. Đó là một trong những nguyên nhân của chứng cao máu, viêm xoang, mộng tinh...

Nguyên nhân thường thấy của chứng can khí uất kết có thể kê ra như sau:
- Can huyết hư: khi người phụ nữ mới sanh, hay bị kinh nguyệt nhiều, người thiếu máu khiến can không đủ huyết để liễm khí nên can khí uất.
- Ăn ngọt nhiều quá: vị ngọt thuộc thổ, khắc mộc. Thường xuyên dùng vị ngọt như uống nước ngọt, ăn chè,...thì can khí dễ bị khắc do đó trở thành can khí uất.
- Ăn thức ăn khó tiêu, thức ăn có nhiệt. Thức ăn khó tiêu khiến tỳ vị hư ảnh hưởng đến can, thức ăn nhiệt thì khiến huyết nhiệt, huyết nhiệt thì can khí dễ chạy bậy.
 
Reply with a quote
Replied by Sinh Sinh Tử (Hội Viên)
on 2014-03-14 11:14:37.0
Em xin cám ơn thầy Hương Phụ và thầy Luân Lê.
 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org