Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> Đồng Thanh Tương Ứng, Đồng Khí Tương Cầu - Các thầy giải nghĩa cho con câu này với ạ.

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Đồng Thanh Tương Ứng, Đồng Khí Tương Cầu - Các thầy giải nghĩa cho con câu này với ạ. - posted by sess (Hội Viên)
on April , 07 2014
Con nghe bạn con nói câu "Đồng Thanh Tương Ứng Đồng Khí Tương Cầu" có thể áp dụng trong cơ thể người để chữa một số bệnh nhẹ như : đau họng (ho) thì thoa dầu vào cổ tay (Cổ-Cổ tay : đồng thanh )... Chắc là đúng chứ ạ ? Nếu đúng thì xin các thầy chỉ cho con thêm vài ví dụ nữa để con tự biết "chữa mẹo" với 1 số bệnh nhẹ.
Con xin cảm ơn !

 
Replied by luanle (Hội Viên)
on 2014-04-08 07:16:22.0
Câu đồng thanh tương ứng là nói về tần số về trình độ hợp với nhau thì dễ kết bạn, dễ hợp tác. Đồng khí tương cầu cũng vậy, khí là tánh khí, ví dụ người tham thì chơi với người tham, người thiện chơi với người thiện,...Các câu này cũng hay được diễn tả ngắn gọn như sau: Ngưu tầm ngưu mã tầm mã, đồng bệnh tương lân.
Các câu này không có thể áp dụng như em nói đâu, sự đồng thanh giữa cổ-cổ tay như em nói chỉ là là do may mắn mà thôi, chứ không có cơ sở gì cả mà dựa vào đó để phát triển thêm cho các trường hợp khác?
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2014-04-09 18:32:44.0
Chào Inuyasha,
Thầy LuanLe đã giải thích rõ ý nghĩa của câu nói và trả lời những thắc mắc của em. Câu "đồng khí tương cầu" có nhiều ứng dụng trong Đông y nên tôi muốn mở rộng thêm vào lãnh vực Đông y 1 chút để các bạn yêu thích Đông y có thể tham khảo.

Khi tà khí xâm nhập vào cơ thể sẽ theo về chỗ hạp với nó (đồng khí tương cầu). Thấp khí phạm vào cơ thể sẽ vào tỳ, thử khí sẽ vào tâm, hàn khí sẽ vào thận, phong khí sẽ vào can, táo khí sẽ vào phế. Khi lập toa, ứng dụng này có thể dùng để chọn quân dược. Ví dụ như các toa trị cảm phong (trúng gió) có thể chọn dùng các vị vào kinh can như Phòng phong, Kinh giới, toa trị cảm thử dùng các vị vào kinh tâm như Hoàng liên, Chi tử, toa trị hàn dùng các vị vào kinh thận như Phụ tử, Nhục quế, Quế chi, toa trị thấp dùng các vị vào kinh tỳ như Bạch truật, Thương truật, Phục linh.

Trong cách uống thuốc cũng vậy. Thông thường thuốc thanh nhiệt uống nguội, thuốc ôn ấm uống nóng nhưng đôi khi có trường hợp tà khí quá mạnh gây ra hiện tượng kháng thuốc khiến công năng của toa thuốc không phát huy được thì có thể dùng phép phản tá. Ví dụ như trường hợp thận dương hư mà âm tà quá thịnh gây chứng quyết dương, khi dùng thuốc ôn dương và uống nóng sẽ bị âm tà phản kháng, nếu dùng thuốc nguội thì âm tà sẽ không kháng lại vì hàn không chống hàn (đồng khí tương cầu) nhờ vậy mà thuốc có thể đi sâu vào tạng bị bệnh mà phát huy công năng trị bệnh. Ví như cho một toán quân mặc quân phục giống như địch quân để có thể tiến sâu vào căn cứ của đối phương mà không bị phát hiện vậy. Cùng 1 thang thuốc mà uống nóng uống nguội có tác dụng khác nhau. Đó là sự tinh tế của Đông y.

Trên đây là vài ứng ụng của câu "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" trong Đông y. Cái hay của Đông y là ở chổ biến hóa. Trên lâm sàng nhiều ca bệnh kỳ lạ, chữa theo thông thường không có tác dụng thì có thể áp dụng phương pháp "đồng khí tương cầu" này.

Phó
 
Reply with a quote
Replied by dgtuan (Hội Viên)
on 2018-11-18 11:57:27.0
Hay quá thầy phó. 👍👍❤️
 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org