Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> Tập khí công

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Tập khí công - posted by Ducng (Hội Viên)
on April , 15 2014
Kính chào các thầy cùng các bạn, do không biết t́m hỏi ở đâu nên em mạo muội lập topic tại diễn đàn ḿnh xin được hỏi kinh nghiệm tập ngồi thở (2-3-4 th́). Hiện tại em đang tập thở 4 th́, nhưng qua nghiên cứu t́m hiểu, vẫn không hiểu cái mà các kiến thức nhắc đến gọi là "ư" được hiểu thế nào và thực hành ra sao.

Cụ thể trong lúc tập thở, khi hít hơi vào, em tưởng tượng khí vào qua mũi, đi qua cổ, ngực, bụng (3 phần này th́ dễ) nhưng đến khi xuống hậu môn, lên xương cụt, lên cột sống... em không thể tưởng tượng ra khí đi như thế nào nên toàn nghĩ theo kiểu lướt qua, phần nhiều bỏ sót vị trí mà khí đi qua. Chẳng hạn như đang nghĩ đến hậu môn mà ở vùng đó có huyệt Hội âm, dẫn khí đến đốt xương cụt rồi lên xương sống, em không xác định được xương cụt mà chỉ lướt qua rồi nghĩ đến vùng xương sống luôn (huyệt Hội âm nhiều khi cũng lướt luôn). Trường hợp tương tự xảy ra với các huyệt ở xương sống, em không nghĩ được đến các huyệt đó và lướt qua gáy, lên đỉnh đầu... Nếu dùng tay ấn vào 1 số các điểm nhất định làm "mốc" dẫn khí th́ hơi thở vào 0 đủ dài để đi hết được.

Trong khi đọc trên mạng, mọi người vẫn nói: "ư ở đâu th́ khí ở đó" hay "khí đi đến đâu biết đến đó". Em quả thật không hiểu.

Đoán biết ở diễn đàn có một số thầy và các thành viên tập khí công nhằm cải thiện sức khỏe, em xin phép được hỏi như trên ạ.
 
Replied by luanle (Hội Viên)
on 2014-04-16 07:53:22.0
Dẫn khí, dẫn ư, dẫn hơi,... là thế nào?
Muốn hiểu vấn đề này th́ tôi xin lấy một ví dụ cho dễ hiểu.
Ví dụ bạn có nuôi một con chó. Bạn thấy người khác cũng có nuôi một con chó mà người chủ nọ ra lệnh th́ con chó làm được nhiều chuyện. Nhưng về nhà bạn bảo con chó của bạn nó không hiểu và không biết làm ǵ như con chó nọ. Bạn hiểu ngay là v́ con chó của bạn không được huấn luyện từ nhỏ.

Về tập thở cũng gần giống như vậy. Tập thở là luyện khí. Cái khí của người đă có công phu tu luyện th́ nó khác với người chưa từng tu luyện. Người đă tu luyện th́ cái khí (ḍng khí lực trong cơ thể, trong kinh mạch) của họ 'thanh nhẹ' (pure), trong khi đó khí của người chưa tu luyện th́ 'nặng trọc' (impure). Khi cái khí trong cơ thể thanh nhẹ th́ bạn có thể dùng cái ư ra lệnh để dẫn nó chạy đến chỗ này chỗ nọ như huyệt đan điền, hoặc theo kinh mạch,...và có cảm giác cái khí nó chạy theo cái ư ra lệnh. C̣n khi cái khí nặng trọc th́ cái ư có cố gắng ra lệnh bao nhiêu nó cũng trơ trơ ra đó, không chạy đi theo cái ư được.

V́ vậy khi luyện khí th́ phải biết chọn phương pháp nào hợp với tŕnh độ của ḿnh. Những pháp dành cho người mới tập th́ họ không cho dẫn khí, mà họ chỉ hướng dẫn tập trung cái ư ở một chỗ mà thôi, như huyệt đan điền ở trung tâm chân mày hoặc huyệt ở dưới rốn. Khi cảm thấy cái khí gom trụ được rồi th́ mới tập theo pháp cao hơn.
Nếu không dẫn được mà cố quá th́ nó chạy bậy, nguy hiểm. Luyện khí th́ cần kiên tŕ, nhẹ nhàng, nhẫn nại chứ không được dùng sức quá nhiều. Giống như huấn luyện thú vật ḿnh cũng phải kiên tŕ nhẫn nại chứ không được nóng nảy.

Ư ở đâu th́ khí ở đó.
Cái ư là sự thể hiện của thần lực (tinh khí thần). Thần là loại khí (năng lượng) thanh nhẹ nhất, khí là loại năng lượng ít thanh hơn thần, tinh là loại năng lượng rất nặng trọc. Theo định luật của môn khí công th́ thần làm chủ (dẫn dắt) khí, khí làm chủ (dẫn dắt) tinh huyết.
V́ vậy khi nói rằng 'Ư ở đâu th́ khí ở đó' là nói về tŕnh độ cao, như tôi đă giải thích ở trên. C̣n những người mà tŕnh độ chưa cao th́ ư đi theo đường của ư, khí đi theo đường của khí, không ai biết đến ai cả.

Tôi xin góp ư ngắn gọn, nếu em có ǵ thắc mắc th́ cứ hỏi thêm.
 
Reply with a quote
Replied by Ducng (Hội Viên)
on 2014-04-17 11:47:48.0
Xin cảm ơn thầy luanle, em đă vỡ ra nhiều.

Xin đươccj hỏi thầy 1 điều sau. Trong 2 tháng nay em tạp thở bụng, chỉ đơn giản là hít vào th́ ph́nh bụng, thở ra th́ thót bụng, 0 nghĩ ǵ đến việc dẫn khí. Em tập mọi lúc mọi nơi, đi đứng nằm ngồi với mục đích muốn biến nó thành phản xạ thở tự nhiên. Tuy nhiên trong 2 tuần trở lại đây em bị hiện tượng cứ hít vào là có cảm giác cổ họng phía dưới yết hầu căng ra, sau có cảm giác hơi tức ngực. Ban đầu em tưởng chỉ là đau họng, nhưng giờ đă 2 tuần rồi mà 0 hết dù xúc miệng thường xuyên. Cứ mỗi khi hít vào ph́nh bụng lại thấy tức ở cổ, lấy tay ấn vào cổ và hít th́ thấy 0 sao. Trước hít vào căng đầy bụng, giờ 0 thể làm được như vậy nữa v́ tức cổ. Duy chỉ có lúc ăn và mới ăn xong là 0 thấy hiện tượng ấy.

Em đă hỏi ở một số nơi nhưng 0 ai biết lí do. Mong được thầy giải đáp.
 
Reply with a quote
Replied by luanle (Hội Viên)
on 2014-04-18 04:30:31.0
Chào Ducng,
Em tập thở bụng theo phương pháp nào?

 
Reply with a quote
Replied by Ducng (Hội Viên)
on 2014-04-18 10:40:31.0
Thưa thầy luanle,

Em thở theo phương pháp của giáo sư Nguyễn Khắc Viện, sau khi tham khảo ở đây: http://8khung.blogspot.com/2013/03/phuong-phap-duong-sinh-nguyen-khac-vien.html

Em thở rất b́nh thường, đơn thuần chỉ là phồng xẹp bụng mà thôi.

 
Reply with a quote
Replied by SaiHo (Hội Viên)
on 2014-04-18 10:41:31.0
E tập như vậy là khí bị loạn rồi. Muốn tập tốt trước tiên phải thả lỏng được tâm thức và thả lỏng cơ thể, nếu tâm thức và cơ thể không được thả lỏng th́ sẽ bị tắc và loạn khí. Do vậy để điều chỉnh cho điều ḥ lại thi hăy tập thiền hoặc thả lỏng cơ thể th́ tự cơ thể sẽ điều chỉnh và khí sẽ tự hành.
 
Reply with a quote
Replied by luanle (Hội Viên)
on 2014-04-19 07:24:12.0
Ở trên tôi đă giải thích về thần chủ khí. Sau đây xin tŕnh bày thêm chi tiết hơn. Hy vọng sẽ giúp em biết nguyên nhân tại sao thực hành khí công bị sai lạc.
Muốn tập khí công cho có kết quả, không bị sai lạc th́ cần có ít nhất hai điều kiện:

1. Thần phải mạnh. Em nên nhớ rằng bản chất của thần là ánh sáng. Muốn có một ánh sáng mạnh th́ phải làm sao? Ánh sáng đó phải tập trung, ánh sáng mà phân tán ra th́ không mạnh, không sáng. Em thử so sánh hai nguồn ánh sáng như tia laser và bóng đèn b́nh thường th́ biết rỏ ánh sáng nào sáng hơn. Tia laser sáng hơn, có thể phóng xa hơn là v́ đó là ánh sáng tập trung.
Ở trên tôi đă nói rằng cái ư là sự thể hiện của thần lực. Nếu ví cái đầu là một bóng đèn th́ cái ư cũng giống như nhiều tia sáng từ bóng đèn phóng ra. Hàng ngày chúng ta để cho cái ư phóng ra rất nhiều nơi, nào là xe cộ, tiền bạc, nhà cửa, bạn bè, bệnh tật, vui chơi,... cả trăm vấn đề hàng ngày. Th́ hậu quả ra sao? Thần lực sẽ bị suy yếu.
Cho nên người nào muốn luyện thần cho mạnh th́ khi có công việc cần làm họ cố gắng hoàn thành nhanh lẹ cho tốt. Xong rồi th́ không c̣n nghĩ đến nó nữa. Giữ tâm thức thả lỏng như thầy Sài Hồ đă khuyên.
Thực ra muốn làm điều này rất khó, v́ tư tưởng cứ quen chạy lung tung: tâm viên ư mă. Cho nên người tập cần phải có những kỷ thuật để điêu luyện tâm thức, không cho nó chạy lung tung. Ví dụ vài kỷ thuật thường dùng: hoặc là giữ ư niệm phật thường xuyên ở trung tâm chân mày hay đỉnh đầu, hoặc cố gắng chỉ nhớ đến hơi thở một cách tỉnh thức nhẹ nhàng, không nhớ ǵ khác,...
Thiền sư Nhân Tông đă có để lại một câu để mô tả tâm thức thả lỏng như thế này, đó là "Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền". Vô tâm trong câu này nghĩa là cái tâm thức không c̣n chạy lung tung theo ngoại cảnh.
Nếu thần của ḿnh mạnh th́ nó sẽ dễ làm chủ khí, thần không mạnh th́ khó làm chủ khí, khí sẽ dễ chạy loạn, theo định luật:"Thượng bất chánh hạ tắc loạn". Trong câu này thần nghĩa là thượng, hạ là khí.

2. Khí phải thanh nhẹ. Muốn cho khí lực thanh nhẹ th́ phải biết cách làm cho các luồng khí lực âm dương trong cơ thể được quân b́nh. Hai ḍng khí lực âm dương quan trọng trong cơ thể được các người tập khí công, hoặc các thiền sư chú ư đến là thủy hỏa (c̣n gọi là tâm thận). Theo đông y, muốn cho khí lực tâm thận quân b́nh th́ tâm thận phải tương giao, thủy hỏa phải kư tế, tức là thủy phải thăng và hỏa phải giáng.
Nói th́ dễ nhưng thực hành thủy thăng hỏa giáng rất khó. Ví dụ về hỏa giáng là thần không hướng ngoại vào nhiều chuyện như đă nói ở trên, thần phải thường xuyên quán chiếu vào bên trong. Ví dụ về thủy thăng là thể dục thường xuyên, giảm bớt t́nh dục, ăn uống dễ tiêu cho tỳ vị nhẹ nhàng,...

Khi có đủ hai điều kiện như thế th́ pháp thở bụng mới phát huy hiệu quả. Nếu thiếu một trong hai điều kiện th́ khí dễ chạy loạn.

Ghi chú: Tôi có đọc về một số pháp thở khí công trên mạng, họ giải thích rằng cố gắng thở sâu vào bụng (dùng cơ hoành) để đem thật nhiều khí oxy vào phổi th́ khí lực mới mạnh. Theo sự hiểu biết của tôi th́ điều này không đúng theo quan điểm khí công, nó chỉ có thể đúng cho người tập thể dục mà thôi. Theo quan điểm khí công th́ muốn khí lực mạnh hành giả cần phải biết cách khai thông các ḍng khí âm dương trong cơ thể như : nhâm đốc, thủy hỏa,...cho các ḍng khí lực tương giao.
 
Reply with a quote
Replied by Sinh Sinh Tử (Hội Viên)
on 2014-04-19 12:10:51.0
@Ducng: Tôi có một ư kiến nhỏ đó là mỗi lần kết thúc quá tŕnh luyện thở bạn hăy hóp bụng thở cho ra hết khí, làm vậy vài ba lần. Tôi nghĩ với cách này bạn sẽ không bị cản trở ǵ nữa.
 
Reply with a quote
Replied by Ducng (Hội Viên)
on 2014-04-20 10:12:36.0
Xin cảm ơn thầy luanle và các thầy đă cho kiến giải.

Em nghĩ tức ở cổ là do khí đọng ở đấy 0 xuống theo ư nghĩ được. Tối qua em có thử tập lại thở 4 th́ và lúc hít vào, trong đầu tưởng tượng khí ở cổ trôi xuống Chấn Thủy và Đan Điền, sáng nay ngủ dậy và cả ngày đă thấy đỡ tức cổ hơn. Thế mới thấy tập khí công không đơn giản như vẫn đọc được ở trên mạng. Không biết ở HN có thầy nào dạy môn này tốt không? Em đang cố gắng tập để trị bệnh thận. Có người mách tập Đạo gia khí công nhưng trong ṿng 1 hơi thở em thấy rất khó để chạy hết ṿng Nhâm Đốc nên chưa tập.


 
Reply with a quote
Replied by luanle (Hội Viên)
on 2014-04-22 03:08:50.0
@Ducng: Nếu em muốn trị bệnh thận th́ em có thể tập theo pháp Pháp Luân Chiếu Minh (PLCM). Pháp này rất giản dị, dễ tập, không cần phải dẫn hơi thở ǵ cả. Những pháp khác tôi không biết nên không có ư kiến.
Theo kinh nghiệm của tôi th́ cách tập PLCM có thể trị dứt bệnh di tinh, mộng tinh và đau lưng. Sau khi tập một thời gian (khoảng 3 tháng) tôi nhận thấy rằng lúc đang nằm ngủ mê, nằm mộng muốn xuất tinh th́ cơ thể luôn tỉnh dậy kịp lúc. Khi đó tôi chỉ cần tập trung vào giữa trung tâm chân mày hít thở sâu vài cái là có thể làm chủ t́nh h́nh, không bị xuất tinh, bên dưới ở hạ bộ không c̣n bị căng thẳng nữa. Có thể ngủ yên trở lại mà không có vấn đề ǵ.
Những lúc giữ tinh lại được không bị thất thoát như thế th́ cũng giống như ḿnh uống thuốc bổ, mà c̣n tốt hơn sâm nhung hoặc đông trùng hạ thảo. Bởi v́ chất tinh ở thận thủy là gốc của khí lực, nếu để mất đi th́ như mất một nguồn sinh lực quan trọng của cơ thể.
 
Reply with a quote
Replied by Ducng (Hội Viên)
on 2014-04-30 11:50:12.0
Xin cảm ơn thầy luanle nhiều. Nếu có thắc mắc, rất mong được thầy giải đáp thêm về sau ạ.
 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org