Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Nhi Khoa >> Bé 4 tuổi hay ra mồ hôi, viêm mũi dị ứng, khó hấp thụ, động kinh

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Bé 4 tuổi hay ra mồ hôi, viêm mũi dị ứng, khó hấp thụ, động kinh - posted by huyenntt (Hội Viên)
on May , 12 2014
Kính gửi thầy Phó và các thầy trong Diễn đàn,

Em xin mô tả qua hiện trạng của cháu bé nhà em, nhờ các thầy xem giúp cháu.

Cháu gái hiện được gần 4 tuổi, nặng 15kg. Cháu hay ra mồ hôi khoảng 1 - 2 tiếng khi bắt đầu ngủ dù em để điều hòa 27 - 28 độ cũng khá mát. Cháu hay bị ngứa da nhưng không rõ vết mẩn đỏ. Chỉ thỉnh thoảng thấy các nốt như rôm ở lưng. Em cho cháu tắm mướp đắng không đỡ nhiều lắm.Da cháu sẫm màu, trông như "da gà" giống các cụ hay nói.

Cháu hay bị viêm mũi dị ứng (bác sĩ khám nói vậy) vì cứ chuyển thời tiết là cháu hắt hơi nhiều, sổ mũi. Uống thuốc viêm mũi dị ứng thì vài ngày lại hết.

Cháu hay đi táo bón, phân màu nâu. Thỉnh thoảng em cho dùng Tiêu độc của Nam Hà hay Thông táo Hoa Linh thì có vẻ đỡ nhưng dừng là lại bị táo bón dù cháu uống nhiều nước, thích ăn rau. Cháu chỉ thích ăn thức ăn còn lại ăn cơm thì không hào hứng lắm.

Em hiện ở Hà Nội. Nhờ thầy Phó và các thầy xem giúp em tình hình của cháu. Em cảm ơn các thầy nhiều!
 
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2014-05-13 09:25:08.0
Chào Huyen,
Em cho bé dùng toa sau nhé. Hốt 3 thang. Sắc 1 thang chia làm đôi uống trong 2 ngày. Uống sau bữa ăn chiều khoảng 1 giờ. Sau 3 thang thì mua thuốc viên Lục Vị hoàn cho cháu dùng mỗi ngày cho tới khi triệu chứng đổ mồ hôi ban đem hết hẳn. Buổi tối chỉ để máy điều hoà vừa phải thôi, bé có triệu chứng nhẹ của cảm hàn do để máy điều hoà lạnh quá. Chứng đổ mồ hôi ban đêm của bé Đông gọi là đạo hãn. Đây là do nội nhiệt (sức nóng từ bên trong) gây ra, dù có để máy điều hoà lạnh tới đâu bé cũng vẫn ra mồ hôi. Đây là bệnh chứ không phải do nhiệt độ của môi trường gây ra. Em cho bé ngưng dùng tất cả các loại thuốc khác.

Thục địa 24g (thứ thật, loại tốt, loại xấu uống sẽ bị sôi bụng tiêu chảy.
Sơn dược 12g
Sơn thù du 12g
Đơn bì 9g
Bạch phục linh 9g
Trạch tả 9g
Nhục quế 2g

Sau khi bé hết chứng đổ mồ hôi ban đêm thì em cập nhật tình hình. Nếu còn triệu chứng nào khác thì chữa sau. Tôi có nhắn tin cho em địa chỉ hốt thuốc ở Hà Nội.
Phó
 
Reply with a quote
Replied by huyenntt (Hội Viên)
on 2014-05-20 00:56:50.0
Em cảm ơn thầy Phó đã giúp cho thuốc bé nhà em. Nhờ thầy nhắn lại giúp em địa chỉ hốt thuốc ở Hà Nội vì em chưa nhận được tin nhắn ạ. Em sẽ đi hốt thuốc cho cháu và cập nhật lại tình hình nhờ các thầy xem xét tiếp ạ.

 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2014-05-20 23:40:34.0
Tôi đã nhắn tin lại cho em. Em kiểm tra hộp thư phía bên góc trái dưới Biệt Danh của em.
Phó
 
Reply with a quote
Replied by huyenntt (Hội Viên)
on 2014-05-24 10:46:21.0
Thưa thầy Phó,

Em đã hốt thuốc cho bé theo thang của thầy. Hiện cháu đã uống hết thang thứ 2. Em cho bé uống thuốc 1 tiếng sau bữa tối, 1 lần/ngày.

Thầy cho em hỏi thêm những trường hợp nào cần ngưng dùng thuốc vì em nghĩ chắc bé phải dùng thang này một thời gian dài. Thay đổi thời tiết bé thường hắt hơi nhiều, sổ mũi (theo bác sĩ là triệu chứng viêm mũi dị ứng) thì có dùng lục vị được không ạ?

Em cám ơn thầy nhiều!

Trân trọng.

Em Huyền
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2014-05-24 12:59:29.0
Chào Huyền,
Em có thể thêm 1 lát gừng tươi nhỏ vào toa Lục Vị thì sẽ giúp cho chứng sổ mũi hắt hơi. Toa này nếu hốt được thuốc tốt thì không cần dùng lâu đâu, chỉ chừng 5 tới 10 thang là khỏi bệnh. Huyền có thể làm thêm 1 toa trị cảm cho bé, dùng chừng 3 thang là đủ, nhớ không được để máy điều hòa quá lạnh vì không giúp gì được cho chứng đổ mồ hôi mà lại gây bệnh cảm lạnh. Toa trị cảm như dưới đây. Thuốc cảm uống buổi sáng, trưa tới tối dùng Lục Vị.

Hoàng kỳ 10g
Đương quy 8g
Tô diệp 6g
Tiền hồ 6g
Xuyên khung 5g
Trần bì 3g
Cam thảo 3g
Chỉ xác 2g
Cát cánh 4g
Bạch giới tử 6g
Gừng tươi 1 lát đập giập (gừng mua ngoài chợ)

Thang này đổ 1 bát rưỡi nước, sắc lửa nhỏ cho sôi khoảng 30 phút là được, chỉ cần sắc 1 nước.

Phó
 
Reply with a quote
Replied by huyenntt (Hội Viên)
on 2014-05-25 11:06:48.0
Em cám ơn thầy Phó đã cho thuốc ạ. Em sẽ hốt thuốc cho bé uống ngay.
 
Reply with a quote
Replied by huyenntt (Hội Viên)
on 2014-06-09 00:35:48.0
Thưa thầy Phó,

Bé nhà em hiện đang uống lục vị sắp hết thang thứ 10. Vừa rồi em cũng hốt thang thuốc cảm như thầy cho vì bé bị hắt hơi sổ mũi do thay đổi thời tiết và bé uống rất hiệu quả. Hiện nay, buổi tối đi ngủ bé vẫn còn ra một chút mồ hôi trong khoảng 1 - 2 tiếng sau khi bắt đầu ngủ nhưng đỡ hơn so với ngày trước. Em không rõ có phải do tác dụng của lục vị không nhưng em thấy trộm vía bé ăn uống ngon miệng hơn. Phân mềm, đỡ táo hơn thầy ạ.

Ngoài việc ra mồ hôi trộm, em có một vấn đề lo lắng muốn hỏi thầy. Ngày 31/12/13, bé nhà em bị sốt và co giật ở lớp vì cô không hạ sốt kịp. Sau đó em có cho bé đi khám thì bác sĩ nói bé bình thường, không có vấn đề gì. Tuy nhiên, bác sĩ có dặn từ giờ trở đi, mỗi khi bé chỉ cần sốt 37.5 độ là đã phải uống thuốc hạ sốt và thuốc Depakin an thần, chống co giật vì hiện tượng này dễ lặp lại trong chu kỳ 6-8 tháng và 1 năm. Em có đọc các bài viết của thầy và được biết uống thuốc hạ sốt không tốt và chắc chắn Depakin cũng có rất nhiều tác dụng phụ. Nhờ thầy xem giúp em có phương thuốc nào đề phòng việc co giật lại này của bé mà không phải dùng hai loại thuốc trên không ạ.

Em cám ơn thầy rất nhiều!
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2014-06-09 01:49:24.0
Chào Huyen,
Bé bị chứng đổ mồ hôi trộm đã bao lâu rồi? Trước thời gian bé bị co giật, có bị triệu chứng gì khác không?
Phó

 
Reply with a quote
Replied by huyenntt (Hội Viên)
on 2014-06-09 03:06:03.0
Thưa thầy Phó,

Mồ hôi thì cũng khoảng gần 2 năm trở lại đây em mới thấy nhiều. Giờ uống thuốc của thầy cho đã đỡ phần nào. Bé nhà em bị co giật khi sốt khoảng 38.3 độ. Trước thời điểm đó bé cũng từng sốt cao hơn thế nhưng không thấy bị. Co giật toàn thân khoảng 3 đến 5 phút. Bác sĩ nói lúc đó bé bị viêm họng thầy ạ. Bác sĩ cũng nói hồi nhỏ em từng bị sốt cao co giật nên bệnh này có tính di truyền.

Trước khi bé bị sốt co giật như vậy thì bé cũng bị các bệnh thông thường hay gặp ở trẻ em: viêm tiểu phế quản 1 lần, còn lại chủ yếu là cảm cúm, viêm họng, viêm mũi dị ứng.Buổi sáng hôm bé bị co giật em chỉ thấy hôm đó bé dậy sớm hơn vì em có việc phải đi sớm, bé dậy không thấy mẹ có bật dậy chạy luôn ra khỏi phòng và khóc khá nhiều. Sau đó, bé đến lớp vui chơi bình thường. Đến trưa cô bảo ăn uống uể oải, hơi mệt. Đi ngủ trưa thì sốt ạ.

Em nhờ thầy xem giúp em vì bây giờ là khoảng 6 tháng sau lần bé bị đầu tiên nên em rất lo.

Em cám ơn thầy!

Trân trọng.
Huyền
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2014-06-09 10:25:59.0
Chào Huyền,
Bệnh kinh phong là 1 bệnh tương đối phổ biến ở trẻ nhỏ. Thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, sau 5 tuổi thì triệu chứng giảm dần, từ 7 tuổi trở lên thì giảm hẳn. Triệu chứng là trẻ máy miệng, chân tay co giật, trợn mắt, dãi nhớt chảy ra, thở khò khè, v.v. Theo Tây y thì các chứng co giật là do sốt cao, chức năng của hệ thần kinh bị rối loạn. Đông y chia ra làm 2 loại là cấp kinh phong và mạn kinh phong.

Cấp kinh phong là do cơ thể suy yếu, các khí độc bên ngoài chủ yếu là phong nhân đó xâm nhập vào gây ra bệnh. Cấp kinh phong thường có triệu chứng sốt cao, nôn mửa, chân tay co giật dữ dội, sùi bọt mép, răng cắn chặt hoặc hàm run đánh lập cập. Cấp kinh phong là do hư nhưng có thêm thực chứng, liên quan đến yếu tố gây bệnh đến từ bên ngoài như phong hàn, phong nhiệt, thử thấp và bệnh nhân thường có triệu chứng sốt cao. Khi trẻ bị sốt cao, phong nhiệt làm tổn hại đến cân cơ, sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn sinh ra co giật.

Mạn kinh phong là do cơ thể bị bệnh lâu ngày, đổ mồ hôi quá nhiều, nôn mửa quá nhiều hoặc tiêu chảy quá nhiều gây ra tình trạng mất tân dịch của cơ thể, khiến cân cơ bị thất dưỡng, can thận âm hư, can phong nổi dậy gây thành chứng co giật. Trường hợp co giật của mạn kinh phong thì nhẹ hơn cấp kinh phong và thường tái đi tái lại. Mạn kinh phong là hư chứng và thuộc nội phong, nguyên nhân gây bệnh từ bên trong và không có hiện tượng sốt cao hoặc chỉ sốt nhẹ.

Trường hợp cấp kinh phong thì có thể tạm thời dùng thuốc hạ sốt, tuy không đúng bệnh nhưng có thể hạ nhiệt giúp cho qua cơn co giật, tuy nhiên thuốc hạ sốt không trị được bệnh, dùng lâu bệnh sẽ chuyển thành mạn tính, có thể bị lại bất cứ lúc nào. Trường hợp mạn kinh phong mà dùng thuốc hạ sốt là hoàn toàn sai, sẽ làm cho trẻ càng hư yếu, bệnh càng nặng hơn, chu kỳ tái phát bệnh sẽ càng nhiều.

Bé của em theo tôi thấy là bắt đầu của chứng mạn kinh phong. Bé chỉ sốt có hơn 38 độ mà quy chứng co giật do sốt cao là không đúng. Ở nhiệt độ 37,5c thì mới chỉ là nhiệt độ bình thường của cơ thể, cho uống thuốc hạ sốt để ngừa bệnh lại càng sai và chắc chắn sẽ gây biến chứng. Nguyên nhân co giật của bé liên quan tới chứng đổ mồ hôi quá nhiều và đã bị quá lâu. Đó là do hư chứng (suy yếu) chỉ cần dùng Lục Vị bồi bổ 1 thời gian ngắn là chứng đạo hãn sẽ khỏi sau đó dùng thêm thuốc bổ can tỳ nữa thì sẽ không sợ chứng co giật tái lại. Em cho bé dùng tiếp 5 thang Lục Vị nữa, chia thuốc ra cho bé uống làm hai ba lần trong ngày sau bữa ăn. Bé ăn ngon, ngủ ngon, bớt táo bón chính là do công năng bổ âm của toa Lục Vị.

Phó
 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org