Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Y Học Cổ Truyền >>

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Replied by Chanh (Hội Viên)
on 2009-11-27 22:57:02.0
Chào Bác Phó.
Vài ngày nay em cảm thấy trong người nóng, mắt nổi lẹo nhỏ, hay khác nước, môi khô,ngủ hay thức giấc,chỗ vẫy nến hơi ngứa,rêu lưỡi trắng và mỏng, lưỡi hồng nhạt nay xuất hiện thêm vài đóm nhỏ ở đầu và bên mép trái của lưỡi, không đau không rát, hình giống bản đồ dài từ 1 đến 2cm, hay là thời tiết chuyển lạnh nên cơ thể thay đổi mong Bác cho em biết những hiện tượng trên có gì đáng ngại không Bác.
Xin cám ơn Bác
Chào Bác.
Nguyễn Chánh
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2009-11-27 23:57:36.0
Chào Chánh,
Mấy ngày nay Chánh có ăn uống thứ gì nóng nhiệt không? có gặp phải chuyện gì khiến cho phải bực bội hay lo nghĩ không? Mắt nổi lẹo, có đốm nhỏ ở đầu lưỡi và bên mép trái của lưỡi là gan và tâm có nhiệt và máu huyết không được thông lợi. Chánh có thể pha nước chanh để uống hoặc ăn thêm cam, bưởi để nhuận gan.
 
Reply with a quote
Replied by Chanh (Hội Viên)
on 2009-11-28 13:30:21.0
Chào bác Phó.
Mấy ngày nay em có suy nghĩ riêng tư và có ăn socola. Em sẽ làm theo lời chỉ dẫn của Bác.
Bài thuốc trị bệnh vẫy nến có kiêng kỵ đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen không vậy Bác. Vì nhà em thuong xuyên nấu chè ăn nên em sợ những loại đậu trên sẽ giã thuốc.
Cám ơn Bác nhiều.
Nguyễn Chánh
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2009-11-28 22:47:04.0
Tình chí thất điều và ăn uống nóng nhiệt là những nguyên nhân chính làm cho bệnh có thể trở nặng. Thời gian uống thuốc cần phải một thời gian khá lâu nên nhiều khi cũng không tránh được. Những lúc như vậy thì bệnh có thể trở nặng lại nhưng rồi cũng qua. Một cuộc sống vui vẻ, yêu đời, bỏ lại sau lưng những chuyện phiền não là một bài thuốc rất quý. Ngoài ra, bệnh vẩy nến cũng thường trở nặng hơn vào mùa đông khi khí hậu trở nên khô táo.

Thuốc Bắc và kể cả thuốc Tây cũng cần kiêng đậu xanh, giá và măng. Các loại đậu khác thì không sao nhưng cũng nên tránh xa thời gian uống thuốc cho chắc ăn.
 
Reply with a quote
Replied by Hong (Hội Viên)
on 2009-11-29 16:14:32.0
Quote:
Originally posted by PhoHVB
Thân Chào HaiSon đã đến với diễn đàn,
Bệnh vẩy nến là một chứng bệnh mạn tính được nói đến trong các tài liệu y học cổ với các tên Ngân Tiêu bệnh, Tùng Bì Tiễn. Bệnh này thường không gây hại tới sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và là một bệnh rất dai dẳng, khó chữa, hay tái đi tái lại và làm mệt cho tâm trí người bệnh.

Theo Y Học Cổ Truyền thì bệnh vẩy nến là một chứng bệnh về huyết do phong, nhiệt, táo hoặc huyết ứ gây nên. Can (gan) và thận là hai tạng có ảnh hưởng rất mật thiết với huyết (thận sinh huyết, can tàng huyết) vì vậy muốn chữa được bệnh này phải chú trọng đến can, thận và huyết. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do các ngoại nhân như:
- Cách ăn uống: ăn nhiều các thức cay, nóng, tái, sống, ăn quá nhiều thịt và ít rau, uống rượu, cafe, v.v. khiến cho tỳ vị suy yếu, khí trệ không thông, thấp tà kết lại ở tỳ vị, nhiệt tà tích tụ ở can khiến cho phong bị động mà sinh ra phong nhiệt ở huyết
- Đời sống có nhiều căng thẳng: người hay nóng tính, hoặc hay gặp chuyện buồn bực, lo lắng khiến cho tỳ khí không thông, nhiệt tà uất kết ở can lâu ngày sinh hỏa khiến cho huyết không tàng được, sinh ra khí trệ huyết ứ, chất độc tích tụ lại trong máu.

Bệnh này cần phải chữa qua nhiều giai đoạn:
1. Thanh nhiệt lương huyết, giải độc: đây là cái ngọn của bệnh. Sẽ làm cho cơ thể mát dịu, chỗ bị vẩy nến sẽ bớt sưng đỏ, bớt ngứa ngáy
2. Bình can tức phong, thanh can nhiệt, bổ gan: đây là trị cái gốc của bệnh
3. Bổ thận: thận chủ thủy. Khi thận khỏe thì thủy sẽ ức chế được hỏa tà hơn nữa thận sinh huyết giúp cho tạo được huyết mới thay thế cho phần huyết bị phong độc. Đây là trị tận gốc.

Nếu chỉ chữa theo giai đoạn (1) thì bệnh sẽ hết nhưng khả năng tái lại cao, phần lớn các bệnh nhân chỉ chữa theo giai đoạn 1 là đã ngưng rồi. Nếu chữa theo giai đoạn 1 và 2 thì cơ hội tái phát lại rất nhỏ, nếu chữa qua hết 3 giai đoạn thì bệnh không tái lại nữa. Chữa bệnh này cần phải rất kiên nhẫn một thời gian lâu, mỗi giai đoạn có thể phải uống vài ba chục tới cả trăm thang (tùy theo bệnh nặng hay nhẹ) và phải thay đổi thang thuốc tùy theo tình hình bệnh chứng. Ngoài việc uống thuốc cần phải thay đổi cách ăn uống và sinh hoạt (tránh nóng giận hoặc buồn bực) thì mới trị được bệnh.

Phó

 
Reply with a quote
Replied by Barca (Hội Viên)
on 2009-11-29 22:51:21.0
Em xin chào cả nhà!

Tình cờ được biết diễn đàn về bệnh vẩy nến, em rất vui. Em xin giới thiệu: em 34 tuổi (nam) đã mắc bệnh vẩy nến 11 năm nay (1999). Lúc đầu chỉ vài nốt trên đầu, sau đó lan ra tay và khắp thân thể. Hiện tại bệnh em rất nặng, khắp thân thể đỏ hồng bong vảy, rất khó chịu. Về mùa hanh khô, vảy càng dày và nứt ở 2 chân, tay rất đau rát, đi lại khó khăn. Em đã chậy chữa nhiều nơi (đông y, tây y, thuốc nam, thuốc bắc...) đủ cả, nhưng tình hình không được cải thiện,
Em xin thầy Phó cho em một toa thuốc để em có thể bắt đầu chữa chạy. Em xin chân thành cảm ơn thầy và chúc thầy luôn mạnh khỏe.

 
Reply with a quote
Replied by gio (Hội Viên)
on 2009-11-30 01:56:29.0
Chào bác Phó,em muốn hỏi bác Phó,dấu hiệu nào nhận biết mình đã chữa lành vảy nến,vì e đang uống thuốc nam mua tận bên trung quốc,tòan thân không ngứa ngáy gì cả,da đầu chỉ còn 1 2 chỗ có vảy,nhưng tay chân (đặc biệt là tay) các nốt trước kia thâm đen lại ,mãi không chịu bay,em không biết đã lành chưa hay tạm thời ẩn trong da.Cho e hỏi thêm người bị vảy nến em nghe nói không được ăn cam,thơm không biết đúng không ạ.Trên mặt e có nổi nhựng hạt nhìn như mụn ko biết cũng là 1 dạng của vảy nến không vì trước giờ e chưa bị mụn nhiều như thế
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2009-11-30 06:49:13.0
Tôi có trả lời cho Gio bên chủ đề riêng của Gio.
 
Reply with a quote
Replied by vothai.binh (Hội Viên)
on 2009-11-30 20:35:08.0
Thưa bác Phó 10 thang thuốc hốt lần thứ 3 đến ngày hôm nay em uống còn 1thang. Bệnh vẩy nến không giảm nhanh như khi uống 5thang(lần 2) có lẽ do thời tiết khô hanh làm chậm hiệu qủa của thuốc, không có nốt mới xuất hiện, rêu lưỡi mỏng hơi vàng, hơi khát nước, ăn cảm thấy biết ngon hơn, em còn bị bệnh viêm mũi dị ứng mỗi khi thời tiết lạnh là hắc hơi liên tục, nước mủi hỉ ra ướt cả một cái áo và ghẹt mủi nên nhiều lúc hơi khó ngủ, bác Phó có thể giúp em chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng không? Thang thuốc điều trị vẩy nến em hốt tiếp hay Bác điều chỉnh lại. Cám ơn bác Phó rất nhiều, chào Bác!
Thái Bình.
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2009-11-30 23:36:09.0
Thang thuốc của Thái Bình sẽ được điều chỉnh lại một chút như dưới đây, hốt thêm 10 thang. Nếu muốn tiết kiệm thì giờ sắc thuốc thì có thể nhập 5 thang lại sắc một lần rồi bỏ tủ lạnh uống dần. Mỗi lần uống nhớ hâm nóng. Vị Thạch cao có dạng bột, sẽ làm cho chén thuốc nhìn đục như cafe sữa vậy, cứ uống luôn cả chất bột:
Câu kỷ tử 8g
Sinh địa 16g
Hoàng tinh 6g
Hòe hoa 20g
Xuyên khung 8g
Thổ phục linh (土茯苓) 16g
Địa phu tử (地肤子) 6g
Liên kiều 8g
Cúc hoa 6g
Kim ngân hoa 8g
Thăng ma 6g
Tử thảo 6g
Thương nhĩ tử 6g
Thạch cao 16g

Bệnh viêm mũi do thời tiết lạnh là do phế khí không đủ, mùa đông khí hậu lạnh càng làm cho phế dương bị suy yếu. Chứng viêm mũi này cần phải uống thang riêng chứ không nhập chung với thang trị vẩy nến được. Thang thuốc sau là để bổ phế khí, thông khiếu làm cho hết ngẹt mũi:
Ma hoàng 4g
Mộc hương 1g
Tế tân 1g
Thăng ma 2g
Hoàng kỳ 4g
Đương quy 8g
Chích cam thảo 8g

Hốt 5 thang, uống ngày một thang sau khi ăn. Nếu không có thì giờ sắc thuốc thì có thể chữa bệnh vẩy nến trước rồi mới bổ phế sau.
 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org