Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> Chuẩn đoán và điều trị bằng Đông Y qua máy đo huyết áp

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Chuẩn đoán và điều trị bằng Đông Y qua máy đo huyết áp - posted by HongTim (Hội Viên)
on May , 31 2014

Đây là tài liệu của thầy Hoàng Duy Tân gửi tặng các anh chị em trên diễn đàn.

 

CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊ BẰNG ĐÔNG Y QUA MÁY ĐO ÁP HUYẾT

Tác giả: Hoàng Duy Tân

 

MÁY ĐO HUYẾT ÁP VÀ MẠCH

Từ việc xem mạch tay

Trong chẩn đoán bệnh, từ xa xưa, Đông y đã có phương pháp ‘Tứ chẩn’ gồm: Vọng (xem, nhìn), Văn (nghe), Vấn (hỏi), Thiết (sờ nắn, xem mạch). Như vậy xem mạch là 1 phần không thể thiếu trong việc chẩn đoán.

Việc chẩn đoán bằng mạch của Đông y trước đây thường tập trung ở động mạch quay ở tay. Qua 3 bộ Thốn Quan Xích, dựa vào lực mạnh nhanh chậm, yếu mạnh hoặc lưu lợi hoặc rít … mà thày thuốc có thể phần nào biết được sự rối loạn (bệnh lý) ở các tạng phủ liên hệ…

Theo các sách mạch, có đến 28 loại mạch, việc xem mạch lại đòi hỏi nhiều yếu tố phức tạp… việc xem mạch rất khó chính xác nếu không có kinh nghiệm học và hành nghề nhiều năm.

Trước đây, có nhiều thày thuốc chỉ căn cứ trên 4 mạch chính ‘Tứ đại mạch’, như Phù Trầm Trì Sác (để phân biệt mạch còn ở bên ngoài (biểu) = mạch Phù;  hoặc đã vào bên trong cơ thể (lý) = mạch Trầm. Hoặc dựa vào 4 loại mạch Trì Sác (để biết độ nhanh (Sác) chậm (Trì) của mạch, từ đó suy ra được tình trạng Hàn – mạch chạy chậm (mạch Trì) hoặc Nhiệt – mạch chạy nhanh (mạch Sác); Hoặc dựa vào sự có lực (Thực) hoặc không lực (Hư) để biết sự mạnh (Thực), yếu (Hư) của mạch…

Tuy chỉ dùng ‘tứ đại huyệt’ đã tinh gọn, nhưng vẫn mang tính chủ quan, lệ thuộc rất nhiều vào con người của thày thuốc… Nếu hôm đó tâm trạng thày thuốc không vui hoặc sức khỏe thày thuốc đang có vấn đề thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc xem mạch chẩn bệnh…

Đến máy đo huyết áp

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta đã chế ra được máy chẩn đoán mạch qua áp lực lên dòng máu đang lưu chuyển, từ đó tính ra được lực co póp của tim (tâm thu) hoặc sự dãn nở của tim (tâm trương)…

Tuy nhiên, khác với Đông y, Tây y lại chú ý không chỉ mạch máu ở cổ tay mà còn chú trọng đến động mạch ở khủy tay, vì vậy, máy đo huyết áp đã ra đời và vị trí để ghi nhận mạch là ở vùng giữa nếp gấp mặt trong khủy tay. Với một dụng cụ đơn giản buộc vào khủy tay, chỗ có động mạch, sau một ít thao tác bơm, áp lực không khí bơm vào đè lên mạch máu, sẽ cho biết kết quả của lượng máu từ tim đẩy ra (tâm thu) hoặc lượng máu đưa vào tim (tâm trương) như thế nào.

 

Và máy đo kỹ thuật số

Tiến hơn một bước nữa, máy đo huyết áp điện tử ra đời. Chỉ một cái ấn nút, máy sẽ làm tất cả các thao tác: bơm hơi, đọc các dữ kiện và hiển hiện trên bề mặt của máy. Đặc biệt là ngoài dữ liệu về tâm thu, tâm trương, máy còn cho biết cả nhịp mạch (nhịp tim) đập trong 1 phút… Rất dễ dàng và tiện lợi, ai cũng có thể làm được.

Kỹ thuật dùng máy đo huyết áp trong chẩn đoán

Để có thể dễ dàng và nhanh chóng theo dõi được tình trạng bệnh của mỗi người, cần phải có một ‘ông thầy thuốc’ theo dõi sức khỏe về khí huyết cho mình, đó là cái máy đo áp huyết.

 Máy đo huyết áp có 3 loại chính:

1) Đo bằng cơ, là loại rất thông dụng. Đồng hồ của loại dụng cụ này chỉ con số khi áp lực được bơm vào và đo ở mạch máu ở khủy tay.Khi có áp lực vào trong ống hơi, kim đồng hồ sẽ theo áp lực vào cơ vận động của máy để chuyển động kim và cho ra con số tương ứng trên đồng hồ. Loại dụng cụ này, chỉ đo được huyết áp tâm thu và tâm trương mà thôi, không đo được nhịp mạch.

 

 

 

2) Loại đo bằng thủy ngân. Loại này không có đồng hồ biểu thị các số đo nhưng là một cột thẳng, trong cột đó có thủy ngân. Khi đo,

áp lực do bơm sẽ đẩy thủy ngân trong cột lên xuống tương ứng với áp lực trong mạch máu. Loại đo này được giới chuyên môn đánh giá là chính xác hơn loại đo bằng cơ. Loại này không đo được nhịp đập của tim, mạch.

3) Máy đo điện tử: Không dùng cơ học hoặc thủy ngân nhưng bằng các mạch điện tử, rất tiện lợi cho người đo, vì không cần dùng đến ống nghe và không phải thật chú ý đến các con số biểu hiện khi áp lực xuống dần trên đồng hồ hoặc cột thủy ngân. Tất cả thao tác bơm áp lực, các chỉ số tương ứng tâm thu, tâm trương và nhịp mạch đều do máy thực hiện và cho kết quả rõ ràng trên mặt trước của máy. Máy cũng có bộ nhớ thông tin cho biết kết quả của nhiều lần đo HA trước đây, giúp người đo có thể so sánh và theo dõi kết quả HA của mình.

Tuy nhiên, vì là dạng điện tử, mạch điện rất nhạy, cho nên phải tuân theo các hướng dẫn cụ thể của từng loại máy khi đo. Ngoài ra, nên lựa loại máy đo vừa dùng pin vừa có thể dùng điện, vì pin chỉ có thể cung cấp điện năng để cho máy bơm hoạt động một số lần nhất định (tùy loại pin), nếu pin yếu, có thể dẫn đến sai lệch khi đo…

 Nên chọn loại đã được kiểm định chất lượng để có độ chính xác cao, nên sử dụng loại băng quấn cánh tay, không nên sử dụng loại đo ở cổ tay, ngón tay vì không chính xác. Máy đo huyết áp thích hợp là máy có chiều dài túi hơi ít nhất bằng 80% chu vi vòng cánh tay (hoặc vòng đùi), chiều rộng túi hơi ít nhất bằng 40% chu vi vòng cánh tay (hoặc vòng đùi) vì đôi khi chúng ta cũng cần phải đo ở dưới 2 cổ chân để biết bệnh về thận, bàng quang và đường ruột. Chọn máy có túi hơi lớn hơn chuẩn sẽ làm huyết áp thấp hơn bình thường và ngược lại. Nếu không có máy thích hợp thì nên chọn loại có túi hơi lớn hơn chuẩn một chút, không nên chọn loại nhỏ hơn chuẩn.

Cách sử dụng máy đo áp huyết

Cách đo huyết áp

Có nhiều yếu tố khiến đo huyết áp thiếu chính xác như túi hơi có kích thước nhỏ hoặc lớn hơn chuẩn, máy đo không đúng, tư thế người được đo sai, do các yếu tố ảnh hưởng huyết áp (nhiệt độ, hút thuốc, uống rượu, uống cà phê, trạng thái tinh thần và thể lực, thời điểm trong ngày…) vì vậy, cần đo vào các thời điểm khác nhau và đúng cách.

Trước khi đo, người được đo lưu ý:

  • Không uống cà phê một giờ trước khi đo. Không hút thuốc lá 15 phút trước khi đo.
  • Nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi đo.

Cách đo huyết áp bằng máy đo điện tử:

  • Ngồi tư thế thật thoải mái trên ghế tựa lưng, cẳng tay kê lên bàn ngang tầm tim. Nếu để cao quá, huyết áp sẽ thấp và ngược lại. Với tư thế nằm, tay cũng để ngang tim. Trong thời gian đo tay thả lỏng hoàn toàn, không được gồng hay nâng lên hạ xuống.
  • Vị trí đo, theo các chuyên viên thì muốn có được kết quả tốt nhất, mũi tên Ñở túi hơi phải được đặt ở đầu của cơ nhị đầu phía trong, mép trên của túi hơi cách nếp gấp khủy tay 2-3cm.

  • Quấn túi hơi bao trọn chu vi cánh tay và 2/3 chiều dài cánh tay người được đo. Túi hơi phải tiếp xúc với cánh tay, tránh để túi hơi bao luôn tay áo.
  • Đo theo hướng dẫn sử dụng từng máy.
  • Khi đo huyết áp bị báo lỗi hoặc nghi ngờ không chính xác thì không đo lại ngay mà đo lại sau 5 phút nghỉ ngơi.

Ý nghĩa các thông số báo trên máy đo theo Tây y

Tây y thường đo áp huyết bên tay trái. Máy cho ra các trường hợp :

1- Chức năng của máy là bơm ép khí đè nén trên mạch máu, tạo ra áp lực khí, nếu cơ thể có khí lực vừa đủ, tạo ra cân bằng áp lực, áp lực khí của máy sẽ hạ và cho ra kết qủa, là áp huyết trung bình (tốt) so với tiêu chuẩn thống kê.

Sau khi đo xong, máy cho ra 3 con số : Số đầu, tây y gọi là số tâm thu từ 90-140mmHg theo tây y là tốt. Số thứ hai, tây y gọi là số tâm trương, từ 65-90mmHg theo tây y là tốt. Số thứ ba, tây y gọi là mạch nhịp tim đập từ 60-90 là tốt.

2- Nếu cơ thể có nhiều khí lực dư thừa, khiến máy phải bơm ép khí nhiều hơn mới cân bằng được, máy đo sẽ cho ra kết qủa là áp huyết cao hơn một người bình thường theo thống kê tiêu chuẩn, gọi là áp huyết cao.

3- Nếu cơ thể thiếu khí, thì khi khí của máy ép vào mạch, không có lực chống đối, máy bơm lên rất ít rồi hạ xuống, cho ra kết qủa áp huyết thấp so với tiêu chuẩn.

Máy đo huyết áp giúp ích gì cho các thày thuốc Đông y?

Các thầy thuốc đông y trước đây khám tìm bệnh bằng cách bắt mạch ở động mạch quay (cổ tay) là để biết tình trạng Khí, Huyết, Hư hay Thực, Hàn hay Nhiệt, ở Biểu hay ở Lý. Việc làm này mới nhìn có vẻ đơn giản, dễ dàng nhưng thực chất là rất khó, đòi hỏi người thày thuốc phải có kinh nghiệm rất lâu, có khi đến cả hàng chục năm mới có thể thấu hiểu được. Bên cạnh đó còn nhiều yếu tố khác từ chính bản thân thày thuốc như hôm đó thày thuốc không được khỏe, tâm lý đang bị chi phối mất tập trung… dễ dẫn đến sai lạc khi chẩn mạch…

Những máy đo huyết áp chủ yếu là của Y học hiện đại, tuy nhiên, với các thày thuốc Đông y, chúng ta có thể tận dụng các máy đo này để bổ sung cho việc Thiết chẩn của Y học cổ truyền. Việc tận dụng các loại máy hiện đại này vừa giúp chúng ta dễ dàng và nhanh chóng trong việc chẩn đoán vừa có thể ‘là nhịp cầu’ nối kết Y học cổ truyền với Y học hiện đại, vì có thể có bằng chứng rõ ràng giúp thuyết phục các nhà y học phương Tây hơn…

Gần đây, sau hơn 30 năm nghiên cứu về việc ứng dụng máy đo huyết áp vào Khí công y đạo, thầy Đỗ Đức Ngọc, đã công bố những công trình nghiên cứu của ông. Nhận thấy đây là những công trình lợi ích rất thiết thực cho các thày thuốc Đông y trong việc tận dụng máy đo huyết áp của YHHĐ để phục vụ cho công việc chẩn đoán và định bệnh, chúng tôi tổng hợp, sắp xếp và hệ thống lại các công trình nghiên cứu của thày Đỗ Đức Ngọc với hy vọng bổ sung thêm một số lợi thế cho các thày thuốc Đông y trong việc nghiên cứu và học tập.

Chỉ cần các thày thuốc Đông y chịu khó quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này, sẽ giúp cho Đông y và Tây y có nhiều cơ hội ‘xích lại gần nhau’ hơn.

Với các thiết bị đo áp huyết như trên, các thầy thuốc đông y có thể phần nào dùng máy đo áp huyết thay cho bắt mạch, vừa nhanh vừa chính xác.

Máy đo huyết áp (đặc biệt các máy đo điện tử) luôn hiển thị 3 con số. Thí dụ 120 - 80  - 85. Trong đó:

Con số thứ nhất của máy đo áp huyết gọi là tâm thu, là lực co bóp qủa tim để bơm máu ra theo ống đại động mạch, theo hệ tuần hoàn đưa máu đi khắp cơ thể để nuôi các tế bào, nhờ đó chúng ta sẽ biết về khí (oxy), là khí lực của mỗi hạn tuổi khác nhau.

Nếu số thứ nhất cao hơn tiêu chuẩn ấn định theo hạn tuổi thì gọi là dư khí, đông y gọi là thực, nếu thấp hơn hạn tuổi, đông y gọi là hư.

Con số thứ hai chỉ biên độ giao động của van tim, gọi là số tâm trương, qủa tim nở ra để thu máu về tim, cũng có tiêu chuẩn, nếu lớn hơn là tim to, hở van tim, nếu nhỏ hơn tiêu chuẩn là tim bóp lại nhỏ qúa, van tim bị hẹp.

Con số thứ ba chỉ nhịp tim để biết về huyết (máu) chạy trong cơ thể, đông y gọi là huyết - mạch. Khi mạch tim đập nhanh, là máu chạy nhanh thì cơ thể nóng, càng nhanh càng nhiệt, tây y gọi là sốt, đông y gọi là mạch Sác (nhiệt). Khi mạch tim đập chậm là máu chạy chậm thì cơ thể ít nóng, chạy thật chậm thì chân tay lạnh, đông y gọi là mạch Trì (hàn ). Do đó, nếu nhịp tim đập nhanh hơn tiêu chuẩn, Đông y gọi là nhiệt, thấp hơn tiêu chuẩn, đông y gọi là hàn.

Như vậy, khi thầy thuốc đông y bắt mạch tìm bệnh, chỉ cần xếp khí huyết vào loại hư-thực, hàn-nhiệt thì ngày nay nhờ có máy đo áp huyết cho ra con số cụ thể rất chính xác để biết hư thực hàn nhiệt có tính khoa học trung thực hơn là do sự cảm nhận khác nhau ở bàn tay bắt mạch của thầy thuốc, nhờ cách này mà tây y có thể hiểu được thế nào là hư thực, hàn nhiệt, không còn cho rằng đông y bắt mạch mơ hồ nữa.

Như vậy, chỉ nhìn vào 3 con số kết qủa của máy đo áp huyết, chúng ta cũng đã thấy ngay được tình trạng Khí/Huyết ở số thứ 1 và số thứ 2; hư hay thực và hàn hay nhiệt ở số thứ 3 theo quy ước từ tây y là :                 

Tâm thu  / tâm trương / nhịp tim.

            Đổi sang đông y là : Khí lực /    huyết        /   mạch.

 

Chỉ số huyết áp

Con số xuất hiện trên máy đo HA

Tây Y

Đông Y

Số thứ nhất

Tâm thu

Khí lực

Số thứ hai

Tâm trương

Huyết

Số thứ ba

Nhịp tim

Mạch

 

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi:

Từ trước đến nay, theo Tây y, con số huyết áp ‘lý tưởng’ là 120/80mmHg (110/70mmHg đối với người Việt Nam).

Và huyết áp được coi là bình thường nếu các thông số máy đo:

 

Tâm thu  (mm Hg)

Tâm trương (mmHg) 

Số đo huyết áp  (mm Hg)

Dưới 120

Dưới  80

Dưới  120/80

Thế nhưng, con người có lớn có bé, nhiều tuổi ít tuổi, cho nên nếu áp dụng con số chung chung như trên cho em bé và cho người lớn tuổi sẽ có thể dẫn đến sai sót… Vì vậy, qua thực tế lâm sàng, các nhà nghiên cứu Khí công y đạo đã tạm đề xuất bảng Tiêu Chuẩn Huyết Áp như sau:

Huyết áp theo tuổi

Tâm thu/ mmHg      KHÍ

Tâm trương/ mmHg      HUYẾT

Nhịp tim/phút MẠCH

Tuổi thiếu nhi ( 5 - 12 tuổi).

95 - 100

60 - 65

60

Tuổi thiếu niên (13 – 17 tuổi).

100 - 110

60 - 65

65

Tuổi thanh niên (18 - 40 tuổi).

110 -120

70 - 80

65 - 70

Tuổi trung niên (41 - 59 tuổi).

120 - 130

80 - 90

70 - 75

Tuổi lão niên (41 - 59 tuổi).

130 - 140

80 - 90

70 - 80

 

Theo Tây y, trước đây, đối với người lớn tuổi, huyết áp trong khoảng 100-140/70-90mmHg là bình thường. Thế nhưng, nếu phân tích theo Đông y sẽ có điều bất cập.

Thí dụ: Một ông 60 tuổi, có huyết áp 110/70mmHg, mạch 60, nhiều người cho là tốt, vì nằm trong khoảng bình thường 100-140/70-90mmHg. Nhiều người còn cho rằng HA người cao tuổi càng thấp càng an toàn, không lo bị tai biến mạch máu não vì HA cao.

Thế nhưng con số 110/70mmHg, xét theo bảng tiêu chuẩn trên, là của tuổi thiếu nhi (5-12 tuổi), nếu quy đổi sang Đông y ta có 110 = Khí suy; 70 = Huyết suy; 60 = mạch yếu (hàn). Với lượng khí, huyết như trên, có thể đủ để nuôi dưỡng em bé 12 tuổi, còn đối với ông 60 tuổi, đúng ra HA của ông phải là 130-140mmHg. Như vậy, Khí và huyết của ông này bị hụt đến 30-40 (130 hoặc 140 – 100 = 30 – 40). Như vậy 30-40 phần trăm tế bào trong người ông này không được khí và huyết nuôi dưỡng… Là dấu hiệu của bệnh chứ không phải là bình thường. Bệnh này đang âm ỉ tiềm ẩn trong cơ thể người bệnh và khi nó phát ra thường là bệnh nặng, vì cơ thể suy nhược, hư yếu đã lâu…

Từ kết quả trên, khi điều trị, cần phải đại bổ khí huyết cho người bệnh này bằng ‘Thập toàn đại bổ’ hoặc ‘Nhân sâm dưỡng vinh thang'

  •      Một bệnh nhân nữ 45 tuổi, khi đo bằng máy đo huyết áp, cho các con số  130 – 70 – 72.

Quy theo Đông y ta thấy con số thứ 1 là 130 trong độ trung bình, như vậy Khí của người này đủ, con số thứ 2 là 70, dưới mức tiêu chuẩn (80-90), như vậy phần huyết của bệnh nhân bị suy yếu. Điều trị, cần bổ Huyết cho bệnh nhân bằng bài ‘Tứ vật’ hoặc ‘Đương quy bổ huyết thang’.

  • Bệnh nhân nam, 55 tuổi, khi đo bằng máy đo huyết áp, có các con số  110 – 80 – 70.

Quy theo Đông y, số đầu 110 (dưới mức tiêu chuẩn 120 – 130), số thứ 2 là 80 (nằm trong giới hạn tiêu chuẩn 80 – 90), mạch 70 (trong giới hạn tiêu chuẩn 70 – 75). Như vậy bệnh nhân này chỉ thiếu ở phần Khí. Điều trị cần bổ Khí. Dùng bài ‘Tứ quân tử thang’…

Trong trường hợp này (thiếu khí), có thể làm một thí nghiệm minh chứng như sau: Dùng điếu ngải cứu, hơ ấm huyệt Chiên trung (huyệt hội của tông khí), Khí hải (biển của khí), Quan nguyên (cửa của nguyên khí), Túc tam lý (Vị khí), mỗi huyệt cứu 2-3 phút, sau đó đo lại, sẽ thấy con số thứ nhất của máy đo tăng lên 125-130 rất rõ. Nhìn trên con số hiển hiện trên máy đo chỉ sau 10 – 15 phút được cứu các huyệt trên, cả thày thuốc lẫn bệnh nhân đều có thể hài lòng. Thày thuốc vui vì chẩn đoán và điều trị của mình đúng, có hiệu quả. Bệnh nhân vui vì nhìn thấy hiệu quả bệnh lý của mình tiến bộ, có kết quả tốt…

Con số của máy đo cũng giúp phát hiện thuốc đã dùng chất lượng ra sao. Một bệnh nhân được chẩn đoán là phần khí bị thiếu, được chỉ định cho ngậm sâm (Nhân sâm đại bổ nguyên khí), nhưng ngậm xong, khi đo lại, con số trên máy đo so với trước đó không hề thay đổi. Như vậy, có thể là vị thuốc Nhân sâm đó đã qua sử dụng (ngâm rượu)… làm cho nó không còn khí lực, dược lực nữa, đó chỉ là củ sâm chất lượng kém hoặc củ sâm giả…

Như vậy các con số của máy đo HA không đơn thuần dùng để kiểm tra huyết áp cao thấp mà còn có thể ứng dụng rất rộng trong nhiều lĩnh vực khác nữa.

   Nếu khéo ứng dụng, các thày thuốc Đông y sẽ còn khám phá được rất nhiều điều lý thú, hấp dẫn…

 

Vị trí đo huyết áp

Tây y thường chỉ đo áp huyết bên tay trái để biết tình trạng tim mạch, còn đông y bắt buộc phải đo cả hai tay và hai chân mới biết đủ số liệu để luận bệnh theo lý thuyết đông y.

  • Đo áp huyết ở tay trái biết được Khí của Vị (dạ dày) huyết của Tỳ (lá lách) và hàn hay nhiệt của mạch.
  • Đo bên tay phải biết được khí của Đởm ( mật) huyết của Can (gan), và hàn nhiệt của mạch.
  • Đo ở cổ chân trong bên trái biết được khí của Đại trường và huyết của Thận trái, và hàn nhiệt của mạch.
  • Đo ở cổ chân trong bên phải biết được khí của Bàng quang và huyết của Thận phải và hàn nhiệt của mạch.

Sở dĩ quy định bên trái thuộc về Tỳ Vị và bên phải thuộc về Can Đởm là vì: Huyết áp của con người thường bị dao động (lên xuống) trong những trường hợp:

Khi chúng ta chưa ăn, đo HA và sau khi ăn đo lại HA sẽ thấy có sự thay đổi rõ rệt, như vậy có sự quan hệ giữa áp huyết và Tỳ Vị (ăn uống)…

Huyết áp một người đang bình thường, khi tức giận hoặc gặp áp lực công việc, căng thẳng (stress)… HA sẽ tăng lên một cách bất thường, như vậy có sự liên quan giữa HA và Can Đởm.

Về mặt giải phẫu cơ thể, gan nằm ở bên tay phải còn dạ dày ở bên tay trái ®có thể tạm quy định bên trái liên hệ với Tỳ Vị và bên phải liên hệ với Can Đởm.

ĐO HUYẾT ÁP Ở CHÂN

 

Theo lý thuyết châm cứu thì ở cẳng chân có huyệt Tam âm giao (đỉnh mắt cá chân trong đo lên 4 ngang ngón tay – 3 thốn), là nơi hội tụ của 3 đường kinh âm (Thận, Can, Tỳ).

Bên dưới huyệt Tam âm giao, tại điểm giữa của đường nối đỉnh mắt cá chân trong và gân gót, có huyệt Thái khê, là Nguyên huyệt của đường kinh Thận, nơi người xưa vẫn dùng để chẩn đoán sự sống chết của con người, vì ở đây có mạch đập, gọi là mạch Thái khê.

Nếu để máy đo huyết áp vào vùng này, có thể biết được khí lực và huyết luân chuyển trong 3 kinh Thận, Can và Tỳ mạnh hoặc yếu…

Thận và Bàng quang có quan hệ biểu lý; Can có quan hệ biểu lý với Đởm; Tỳ có quan hệ biểu lý với Vị. Vì ở tay bên trái, đã được dùng để đo áp huyết ở dạ dày (Vị) rồi cho nên ở chân sẽ phải tìm một tạng phủ nào có quan hệ với Vị. Theo lý thuyết ‘đồng danh’ thì cùng tên như nhau sẽ có tác dụng như nhau. Vị là Túc Dương minh Vị, Đại trường là thủ Dương minh Đại trường, vì vậy, chọn dùng Đại trường để thay thế cho Vị.

Thận có Thận dương, Thận âm, cho nên đo ở 2 chân phải và trái sẽ biết được khí lực và huyết của Thận tương ứng.

Chỉ số huyết áp ở chân thường cao hơn ở tay 10mmHg. Thí dụ ở tay 130-140mmHg thì ở chân 140-150mmHg.

 

Phân tích các chỉ số ở chân

Giống như ở tay, 3 con số ở chân cũng sẽ tương ứng với 3 yếu tố liên hệ với huyết:

 

 

Tây y

Đông y

Số thứ 1

Tâm thu

Khí

Số thứ 2

Tâm trương

Huyết

Số thứ 3

Nhịp mạch đập

Mạch

 

 

SỰ QUAN TRỌNG CỦA MÁY ĐO HUYẾT ÁP ĐỐI VỚI ĐÔNG Y

Ngoài tác dụng chẩn đoán về tim mạch theo tây y, máy đo huyết áp (nhất là loại điện tử), có thể cung cấp cho thày thuốc đông y rất nhiều dữ liệu hấp dẫn để chẩn đoán và điều trị bệnh.

Máy đo áp huyết là máy đo áp lực (khí) đẩy huyết (máu), tuy nhiên, trong cơ thể tuần hoàn sẽ khác nhau khi có sự thay đổi 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần.

Theo Đông y, cơ thể con người nếu có bất cứ thay đổi ăn uống (Tinh), thay đổi hơi thở (Khí), hay thay đổi tính tình (Thần) đều làm cho khí huyết bị thay đổi, và muốn biết thay đổi như thế nào một cách chính xác thì cần phải đo áp huyết để cho ra kết qủa bằng con số cụ thể. Vì thế cơ thể khỏe hay yếu đều do 3 yếu tố là Tinh-Khí-Thần.

 

 

TINH

Tinh là sự thay đổi những thức ăn khác nhau mà chúng ta ăn hằng ngày, mỗi loại thức ăn ảnh hưởng trên cơ thể mỗi người mỗi khác sẽ cho ra kết qủa áp huyết khác nhau.

Tinh ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Cần nghiên cứu về đặc tính của Tinh để biết phân loại theo nguyên tắc chữa bệnh, chất nào làm tăng hay làm giảm nhịp tim, chất nào tăng nhiệt làm tăng nhịp tim, chất nào làm tăng áp huyết, chất nào làm hạ áp huyết, hay làm tăng giảm van tim… cứ theo dõi thử nghiệm nhiều lần bằng máy đo áp huyết để biết nó thay đổi như thế nào.

Cách thử nghiệm để biết đặc tính của Tinh ảnh hưởng đến cơ thể

Trước khi ăn nên đo áp huyết, sau khi ăn 30 phút lại đo áp huyết, để biết món ăn đó có lợi hay không có lợi cho sức khỏe của mình trong việc trị bệnh áp huyết cao hay thấp…

Thí dụ có người cho rằng cà phê có lợi cho tim mạch hoặc cà phê làm táo bón… nhưng có người lại cho rằng cà phê có hại cho tim mạch hoặc nó làm cho tiêu chảy… đó là do tình trạng áp huyết của mỗi người khác nhau, chứ thật ra cà phê làm tăng áp huyết, tim mạch và thân nhiệt, cứ mỗi ly cà phê áp huyết tăng 2/2mmHg, mạch tăng 2 nhịp.

Nếu người thứ nhất, trước khi uống cà phê, áp huyết là 140/68mmHg mạch 80 thì sau khi uống sẽ là 142/70mmHg mạch 82, nếu mỗi ngày uống 3 ly áp huyết sẽ là 146/74mmHg mạch 86. Kết luận cà phê đối với người này làm tăng áp huyết tâm thu không có lợi, làm tăng áp huyết tâm trương có lợi, và làm tăng nhiệt gây táo bón thì không có lợi.

Còn người thứ hai trước khi uống đo áp huyết là 125/68mmHg mạch 60, sau khi uống 3 ly, đo lại, áp huyết trở thành 131/74mmHg mạch 66 thì mạch vẫn dưới tiêu chuẩn hàn, nếu đang có bệnh tiêu chảy thì vẫn còn bị tiêu chảy.

Những người có bệnh cao áp huyết mà ăn khô mực, cam thảo, sầu riêng, nhãn, ăn nhiều đường làm tăng áp huyết, tăng mạch tim, thí dụ một múi sầu riêng tăng 10/2mmHg, mạch lên 2 nhịp cho nên có người sau khi ăn 1 trái sầu riêng thì gục đầu xuống bàn chết do đứt mạch máu não. Nếu chúng ta có kiểm chứng bằng máy đo áp huyết trước khi ăn đo được 140/80mmHg mạch 80, đây là mạch theo đa số của những người lớn tuổi bị bệnh cao áp huyết đang uống thuốc kiểm soát áp huyết mỗi ngày, chúng ta cứ nghĩ rằng áp huyết được ổn định, ăn sầu riêng sẽ không sao, nhưng sau khi ăn bị tai biến mạch máu não. Thí dụ ăn 10 múi thì áp huyết sau khi ăn sẽ là 240/100mmHg nhịp tim 100 ®rất dễ dẫn đến Tai biến mạch máu não…

 

KHÍ

Khí là hơi thở, trước khi chưa tập thở, thở bình thường thì đo áp huyết, sau khi tập thể dục, chạy bộ, tập khí công… sau 30 phút đo lại áp huyết, chúng ta cũng có kết qủa số đo áp huyết khác với ban đầu, có loại tập làm áp huyết tăng, có loại tập làm áp huyết giảm…

 

THẦN

Thần là tâm lý, bình thường đo áp huyết sẽ khác với lúc tinh thần vui vẻ cười nói sang sảng, hay sau cơn giận dữ la hét, hay buồn, chán đời thở dài, đo lại áp huyết cũng có kết qủa làm tăng hay giảm áp huyết.

Làm thế nào để biết mình ăn những thức ăn đúng, tập luyện khí công, thể dục thể thao hay tập thở đúng, và tinh thần tình cảm tâm lý đúng, thì tất cả những kết qủa số đo áp huyết của mình đem so sánh với áp huyết tiêu chuẩn sẽ biết được, nếu áp huyết của mình cao hơn tiêu chuẩn gọi là dư thừa thì mình bị bệnh cao áp huyết, nếu áp huyết đo bên tay trái cao thì do mình ăn uống những thức ăn quá bổ, ăn không tiêu, nếu áp huyết bên tay phải cao là do gan dư thừa máu làm áp huyết cao…

Máy Đo Huyết Áp Và Tạng Phủ

 

Ngoài cách đo huyết áp ở hai tay bình thường, nhưng khi dùng tay ấn vào một số huyệt như chức năng của Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận, Vị, Tiểu trường, Đại trường, hay bất kỳ một đại huyệt hay giao hội huyệt nào, huyết áp đều thay đổi khác nhau, có huyệt làm cho huyết áp xuống rất thấp, có huyệt làm cho huyết áp lên rất cao, có huyệt tăng hàn, có huyệt tăng nhiệt, có huyệt làm tăng nhịp tim đập, có huyệt làm hạ nhịp tim v.v... mặc dù máy đo huyết áp vẫn để ở tay. Điều đó chứng tỏ dùng huyệt cũng có thể chỉnh được huyết áp trở lại bình thường, hay muốn chỉnh riêng từng số, tâm thu, tâm trương, nhịp mạch theo ý muốn, tương đương với hiệu quả của thuốc, từ đó chúng ta có thể biết rằng người xưa gọi các huyệt là ‘nội dược’ để điều chỉnh quân bình âm dương trong cơ thể.

 

Tìm bệnh Khí, Huyết ở Phổi


Ấn huyệt Vân môn hay Trung phủ bên trái thì đo áp huyết bên tay trái, ấn huyệt bên phải thì đo áp huyết bên tay phải, để biết phổi bên nào hư hay thực, hàn hay nhiệt.

 

          Tìm bệnh khí, huyết của riêng tạng Can

          Ấn huyệt Kỳ môn bên phải thuộc Can Tỳ. Ấn huyệt Chương môn bên phải thuộc chức năng Can-Tỳ và để máy đo huyết áp bên tay phải. Ấn huyệt Nhật nguyệt bên phải để biết chức năng hoạt động của túi mật, máy đo đặt bên tay phải.

 

          Tìm bệnh Khí Huyết của Tim

Ấn huyệt Cưu vĩ để biết bệnh bên trái quả tim, để máy đo bên tay trái. Bên phải quả tim, để máy đo bên tay phải.

Còn để máy đo bình thường, không bấm huyệt nào, là đo bệnh tim do ảnh hưởng ăn uống, đặt máy đo bên tay trái. Đặt máy đo bên tay phải là đo tim do chức năng của Can.

 

Tìm bệnh Khí Huyết của Thận

Ấn huyệt Khí hải, đặt máy bên tay trái để biết Tỳ khí và Thận khí; đặt máy bên tay phải để biết Can khí và Thận khí.

Ấn huyệt Ấm giao để biết chức năng Thận thủy của Thận trái, đặt máy bên tay trái, của Thận phải, đặt máy bên tay phải.

 

Tìm bệnh khí, huyết của Vị

Ấn huyệt Trung quản, xem bệnh riêng của bao tử, về hư-thực, hàn-nhiệt, để máy đo áp huyết ở tay trái. Nếu cũng ấn huyệt Trung quản mà để máy đo áp huyết bên tay phải thì xem chức năng Can ảnh hưởng đến bao tử để chuyển hóa thức ăn tốt hay xấu.

Ấn huyệt Chu vinh bên trái, đo máy bên tay trái, biết bệnh thuộc chức năng Tỳ, Vị hư-thực, hàn-nhiệt.

Ấn huyệt Thiên khê trái, để máy đo bên tay trái, sẽ biết bệnh liên quan đến Phế-Vị-Tỳ.

 

Định bệnh theo Âm-Dương Hư - Thực, Hàn - Nhiệt theo kết qủa máy đo áp huyết

Thí dụ : Áp huyết theo tiêu chuẩn tuổi trung niên:

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi).

Số thứ nhất là Khí lực thuộc kinh dương:

Nếu cao hơn 130 là khí thực (dư thừa), phải tả bớt cho khí hạ xuống.

Nếu thấp hơn 120 là khí hư (thiếu) phải bổ cho thêm khí tăng lên.

Số thứ hai là Huyết thuộc kinh âm:

Nếu cao hơn 80 là huyết thực, dư thừa, phải tả bớt cho huyết hạ thấp.

Nếu thấp hơn 70 là huyết hư thiếu, không đủ, phải bổ cho huyết tăng lên đúng tiêu chuẩn.

Số thứ ba nhịp tim chỉ Hànhay Nhiệttrên kinh dương hay âm.

Nếu nhịp tim cao hơn 75 là nhiệt phải làm bớt nhiệt.

Nếu nhịp tim thấp hơn 70 là hàn, phải làm tăng nhiệt.

Liên quan đến Tim mạch

Bệnh hở van tim: Trường hợp số thứ hai tâm trương đúng tiêu chuẩn, không do tim lớn hay nhỏ, khi đo áp huyết, máy cũng bị bơm nhồi 2 lần, chứng tỏ van tim đóng mở đúng tiêu chuẩn, nhưng do có vật cản ngay nơi van tim nên đóng không sát, giống như cánh cửa đóng bị vênh, khi chụp hình sẽ thấy rõ.

Nguyên nhân do tâm trương nên hay bị mệt tim khó thở mặc dù áp huyết tốt :

Khi đo áp huyết có số tâm thu và nhịp tim đúng hạn tuổi, nhưng số thứ hai tâm trương làm ra bệnh, có 2 trường hợp:

a- Tâm trương nhỏ hơn tiêu chuẩn, có nghĩa là biên độ hoạt động co bóp của tim hẹp không mở lớn ra được, nguyên nhân do tim suy hay do bẩm sinh.

b-Tâm trương lớn hơn tiêu chuẩn, có nghĩa là biên độ hoạt động của tim mở qúa lớn mà không thu vào chặt nên van tim còn bị hở, gây ra bệnh hở van tim.

 

Tim nhẩy mất nhịp, hẫng nhịp tim: Khi van tim hai bên đóng mở không đồng bộ, số thứ hai tâm trương đo ở hai cánh tay trái phải chênh lệch nhiều, có nhiều nguyên nhân như dầy tâm thất, dầy vách thành tim, nghẹt một bên động mạch hay tĩnh mạch, số thứ nhất tâm thu hai bên tay bên yếu bên mạnh, vận tốc chuyển máu bơm máu không đồng bộ nên mất, nhảy nhịp.

 

Cholesterol đóng cục trong ống mạch quanh tim gây ra bệnh nhồi máu cơ tim: Lý thuyết đông y tìm bệnh về khí và huyết để xếp loại khí huyết hư hay thực ở số thứ nhất, và hàn hay nhiệt ở số thứ ba, còn số thứ hai là sự hoạt động đóng mở của qủa tim xem van tim bị hở hay hẹp, nhẩy nhịp, hẫng nhịp, hoặc cholesterol trong các ống mạch quanh tim. Khi có cholesterol đóng cục quanh tim, đo áp huyết nhiều lần thấy kết qủa lúc cao lúc thấp, là bệnh còn nhẹ, nếu đo liên tục, máy bơm nhồi 2-3 lần và cho ra kết qủa lúc nào cũng cao, mặc dù vẫn đang uống thuốc chữa bệnh cao áp huyết mỗi ngày, và có dấu hiệu nhói tim ngực, thì tim sắp bị nghẹt dẫn đến nhồi máu cơ tim.

 

Áp huyết liên quan đến gan do tiêu hóa

Nếu đo áp huyết bên tay phải thì kết qủa áp huyết liên quan đến gan.

Người bình thường không bệnh tật, đo áp huyết ở hai tay giống nhau, nằm trong tiêu chuẩn tốt.

Trước khi ăn áp huyết tay phải cao hơn tay trái: Trước khi ăn áp huyết tay phải cao hơn tay trái là chức năng gan đang làm việc tạo men gan, chuẩn bị giúp cho bao tử khi ăn sẽ hấp thụ và chuyển hóa thức ăn nhanh và hấp thụ chất bổ, đó là áp huyết bình thưòng vẫn nằm trong tiêu chuẩn.

 Sau khi ăn áp huyết bên tay phải thấp hơn tay trái: Sau khi ăn áp huyết bên tay phải thấp hơn tay trái cũng là bình thường, vì chức năng gan đã chuyển men gan sang giúp bao tử hoạt động xong.

 Sau khi ăn áp huyết bên tay phải cao hơn tay trái: Sau khi ăn áp huyết bên tay phải cao hơn tay trái, là chức năng gan hoạt động không bình thường, bệnh nhân không biết đói, và sau khi ăn xong, cảm thấy mệt, vì không có men gan giúp chuyển hóa, khi bao tử ăn vào, gan mới nhận tín hiệu sản xuất men gan để tống thức ăn ra ngoài, không hấp thụ thành chất bổ được, vì can vị bất hòa, không hoạt động đồng bộ.

 

Chẩn đoán định bệnh tiêu hóa ( Bao tử )

Nếu đo áp huyết bên tay trái, thì kết qủa số đo áp huyết lệ thuộc vào bao tử, mặc dù có uống thuốc điều trị kiểm soát áp huyết mỗi ngày, nhưng ít ai để ý đến đo áp huyết trước khi ăn và sau khi ăn, hai kết qủa áp huyết khác nhau rất nhiều. Có 3 trường hợp xảy ra như sau, được chia thành ba nguyên nhân do Tinh hoặc do Khí hay do cả Tinh và Khí làm ra bệnh:

a. Trước khi ăn, lúc đói áp huyết cao, sau khi ăn 30 phút đo lại thấy áp huyết thấp: Không phải do uống thuốc điều trị bệnh áp huyết, mà do 2 nguyên nhân, nguyên nhân thứ nhất do chức năng bao tử hư yếu không chuyển hóa, đông y gọi là không có vị khí, là khí lực dùng để co bóp bao tử xay nghiền thức ăn thành dưỡng trấp, đó là nguyên nhân do Khí, nguyên nhân thứ hai vị khí tốt xay nghiền thức ăn thành dưỡng trấp, nhưng trong thức ăn đó có loại thức ăn chứa một dược chất tương đương với thuốc làm hạ áp huyết, như chanh, cà chua, cần tây, canh chua, đu đủ, đậu trắng, tỏi, hoặc như món ăn làm hạ áp huyết bằng súp đậu thận trắng… đó là nguyên nhân do Tinh.

b. Trước khi ăn áp huyết thấp, sau khi ăn 30 phút, đo lại, thấy áp huyết cao: Mặc dù bệnh nhân đã uống thuốc điều trị áp huyết vào buổi sáng, và đo trước khi ăn, áp huyết thấp, sau khi ăn không để ý đến áp huyết nữa, nhưng có biết đâu rằng, mỗi lần sau khi ăn thấy mệt, buồn ngủ, nhức đầu, chính là do áp huyết tăng cao mà không ngờ, khi đó áp huyết có thể cao lên đến 190/95mmHg mạch 90. Áp huyết tăng do hai nguyên nhân, nguyên nhân thứ nhất, thuộc Tinh, do bệnh nhân có ăn những chất làm tăng áp huyết như nhiều gia vị cay, nóng, ngọt, bia rượu, nhãn, xoài, chôm chôm, sầu riêng, mít, ổi, măng cụt, cam thảo, khô mực, coca, cà phê,... và đã có nhiều người sau khi ăn gục xuống bàn chết, hay đi dự tiệc hội hè tối hôm trước, ngủ một đêm sáng dậy tê liệt hay chết, đó là nguyên nhân do Tinh. Nguyên nhân thứ hai do ăn nhiều bội thực làm tăng vị khí đưa hơi lên tim, như trong bệnh trào ngược thực quản, đó là nguyên nhân do Khí.

c- Trước khi ăn áp huyết thấp, sau khi ăn bữa sáng áp huyết cao, sau khi ăn bữa chiều áp huyết tăng cao nữa. Thông thường người khỏe mạnh không có bệnh áp huyết, trước khi ăn, áp huyết thấp, sau khi ăn áp huyết cao, đến bữa ăn chiều trước khi ăn áp huyết thấp trở lại, sau khi ăn áp huyết cao vẫn nằm trong tiêu chuẩn tốt.

Còn bệnh nhân càng ăn, áp huyết càng cao thêm là bệnh nhân đã có thêm bệnh bao tử, như vị khí thực, vị khí nhiệt, nếu cơ thể phải uống thêm nhiều loại thuốc chữa bệnh theo cách chữa vào chứng là chữa ngọn, bao tử sẽ là thùng rác chứa nhiều vị thuốc trở thành một hỗn hợp tương phản, sẽ không còn công hiệu trong điều trị mà trở thành độc tố, chỉ làm cho bao tử thực nhiệt thành bệnh loét bao tử, ung thư bao tử, đông y gọi là bệnh phiên vị, lúc đó áp huyết sẽ cao thường xuyên mặc dù có uống thuốc điều trị áp huyết, đó là nguyên nhân vừa do Tinh vừa do Khí.

Theo dõi việc hấp thụ và chuyển hóa thức ăn của dạ dày

Thường người ta dễ bỏ qua không chịu đo áp huyết sau mỗi bữa ăn, để biết chức năng bao tử có làm nhiệm vụ hấp thụ và chuyển hóa thức ăn có tốt hay không.

Nếu chức năng hấp thụ và chuyển hóa tốt thì trước khi ăn áp huyết tay trái bên bao tử phải rỗng là đói, thì áp huyết thấp tối đa 130mmHg, bên tay phải (gan) áp huyết tối đa cao 140mmHg là gan đang làm nhiệm vụ tiết mật và chất chua cho bao tử biết xót và đói đòi ăn. Nhưng sau khi ăn thì bao tử no, áp huyết tăng tối đa 140mmHg, bên tay phải gan nghỉ ngơi áp huyết xuống thấp tối thiểu 130mmHg.

Trong trường hợp ăn bữa cơm sáng áp huyết bên tay trái (dạ dày) 140mmHg mà đến bữa cơm chiều áp huyết tay trái không xuống vẫn còn cao 140mmHg, có khi bao tử lên men làm đầy hơi dội khí lên tim làm áp huyết cao hơn đến 150mmHg, nếu không đo thì không biết, thay vì cần phải bỏ bữa ăn chiều cho áp huyết đừng tăng cao, nhưng lại ăn vào làm áp huyết tăng cao theo lượng thức ăn và chất bổ của thức ăn, ăn xong làm mệt đi nghỉ ngơi, lúc đó nếu đo áp huyết sẽ thấy đã tăng đến 180mmHg ngủ qua đêm khí bao tử tăng cao lúc đó áp huyết có thể lên tới 220mmHg đứt mạch máu não mà không biết vì không đo sau khi ăn, bệnh nhân ngủ say trong giấc ngủ ngàn thu.

Chênh lệch áp huyết tay trái (dạ dày) và tay phải (gan) là 10mmHg thì sự chuyển hóa mạnh nhanh 100%; Nếu chệnh lệch ít (thí dụ 3mmHg) thì chuyển hóa có 30%, thức ăn còn đọng lại trong bao tử lên men làm đầy hơi, ợ hơi, sẽ làm tăng áp huyết, lâu ngày bao tử nóng bị loét bao tử, thức ăn cũ ứ đọng trong bao tử mà bao tử không đủ lực co bóp tống nó ra ngoài thì đáy bao tử cứng dần làm đau khi ấn vào, dễ dẫn đến ung thư bao tử.

Ngược lại áp huyết sau khi ăn, đo bên tay trái lại xuống thấp, bên tay phải lại lên cao là chức năng bao tử sau khi ăn vào thì bị liệt nó không đủ sức làm việc dễ gây ra buồn ngủ, uể oải, mệt mỏi; Đó là chức năng chuyển hóa nghịch thành bệnh ăn không tiêu. Sau khi ăn, tiêu hóa tốt thì áp huyết bên tay trái cao 140mmHg, sau 4 tiếng áp huyết tay trái bên bao tử lại đói xuống thấp 130mmHg khiến thèm ăn, đó là chuyển hóa thuận.

 

Chẩn đoán định bệnh thận

Số thứ 1– Khí, có thể có 2 trường hợp:

Thấp hơn mức chuẩn suy ra Khí bị suy yếu (Khí hư): hoạt động, cử động của chân yếu, chân mỏi, yếu, đi lại khó khăn…

Cao hơn mức chuẩn suy ra Khí tăng (Khí thực), khí bị nghẽn, gặp trong trường hợp bụng to, béo phì, uống nhiều nước, bia, nghẽn khí ở háng, phì đại tiền liệt tuyến.

Số thứ 2– Huyết, có thể có 2 trường hợp:

Thấp hơn mức chuẩn, nhỏ hơn 70 (< 70) suy ra Huyết suy (Huyết hư): Hẹp van tĩnh mạch chân do thiếu máu xuống chân, chân bị teo…

Cao hơn mức chuẩn, lớn hơn 90 (> 90) suy ra Hở van tĩnh mạch chân, chân sưng phù do khí, nước, máu tụ lại, ứ trệ không thông…

Số thứ 3– Nhịp mạch, có thể có 2 trường hợp:

Nhỏ hơn 70 (< 70): hàn, khí huyết không thông.

Lớn hơn 90 (> 90): nhiệt, viêm tĩnh mạch chi dưới.

Huyết áp liên quan đến các bệnh ở chân

Đo huyết áp dưới cổ chân trong nơi huyệt Tam âm giao:

Huyết áp tâm thu ở dưới chân:

Huyết áp tâm thu ở dưới chân chỉ khí lực ở chân, cao hơn ở tay từ 10 đến 20mmHg là đúng tiêu chuẩn.

Sẽ xảy ra các trường hợp sau:

  • Nếu cao hơn tiêu chuẩn nhiều thì chân bị sưng, ứ tắc, nặng, tê, đau.
  • Nếu thấp hơn tiêu chuẩn nhiều là chân yếu không có sức, teo chân, liệt chân.

Huyết áp tâm trương dưới chân:

  • Nếu cao hơn tiêu chuẩn là có dấu hiệu ống mạch chân bị trương căng phình do ứ nước, mạch lươn, phình tĩnh mạch, nguyên nhân do uống nhiều nưốc làm bụng dưới to nặng đè chặn nơi động mạch háng.
  • Nếu thấp hơn tiêu chuẩn là mạch máu ở chân bị teo, do thiếu máu, có dấu hiệu gân chân và dây thần kinh bị co rút đau nhức, tê, chứng tỏ thận thiếu nước, khô xương, thoái hóa cột sống lưng, đĩa đệm bị chèn ép gọi là bệnh gai cột sống, năm ngón chân tê cứng mất cảm giác.

Nhịp mạch đập ở chân:

  • Nếu mạch đập chậm hơn tiêu chuẩn là thiếu máu, và chân lạnh, co rút đau.
  • Nếu mạch đập nhanh hơn tiêu chuẩn, chân nóng, thận nhiệt, sưng đau nhức.

Cả 3 số của hai chân cao hơn tiêu chuẩn, có dấu hiệu bệnh viêm sưng tuyến tiền liệt, bệnh đường tiết niệu, ung thư tử cung, sa tử cung dây chằng.

 Bên quá cao, bên bình thường, bí tiểu, chân lạnh là có dấu hiệu đau lưng một bên xuyên ra phía rốn liên quan đến sạn thận; hai bên đều thấp dưới tiêu chuẩn là chân vô lực, có dấu hiệu liệt chân, teo chân.

 

 

Cao hơn tiêu chuẩn

Thấp hơn tiêu chuẩn

Tâm thu

Chân bị sưng, ứ tắc, nặng, tê, đau.

Chân yếu không có sức, teo chân, liệt chân.

Tâm trương

Ống mạch chân bị trương căng phình do ứ nước, mạch lươn, phình tĩnh mạch, nguyên nhân do uống nhiều nước làm bụng dưới to nặng đè chặn nơi động mạch háng.

Mạch máu ở chân bị teo, do thiếu máu, có dấu hiệu gân chân và dây thần kinh bị co rút đau nhức, tê, chứng tỏ thận thiếu nước, khô xương, thoái hóa cột sống lưng, đĩa đệm bị chèn ép gọi là bệnh gai cột sống, năm ngón chân tê cứng mất cảm giác.

Nhịp mạch

Chân nóng, thận nhiệt, sưng đau nhức.

Thiếu máu, và chân lạnh, co rút đau.

 

LIÊN QUAN GIỮA KẾT QUẢ MÁY ĐO VÀ THỨC ĂN

 

  Biết được thức ăn thuốc uống nào làm tăng hay giảm áp huyết có phù hợp với nhu cầu cơ thể đang cần hay không.

Trước và sau khi ăn 1 món, uống 1 loại thuốc hay ăn 1 loại trái cây, đều phải đo áp huyết ở 2 tay, trước và sau khi ăn 30 phút, rồi so sánh kết qủa làm tăng hay giảm khí lực, tăng hay giảm lượng máu qua tim, tăng hay giảm nhịp tim, từ đó biết cách chọn thức ăn thuốc uống phù hợp cho khỏi bệnh.

Thí dụ : ăn 1 trái hồng, 1 múi sầu riêng, hay 10 trái nhãn hoặc chôm chôm, hoặc 5 múi mít, hoặc ngậm mấy miếng cam thảo, uống 1 lon cô ca.... đo áp huyết thấy tăng lên 10mmHg, nếu người đang có áp huyết cao thì sẽ làm tăng thêm áp huyết, bệnh nặng thêm thì không hợp, những thứ này chỉ có lợi cho ngươi có áp huyết thấp.

Ngược lại, khi ăn gạo lức muối mè trong 1 tháng, uống nước đậu xanh, uống trà xanh, ăn canh củ sen, khổ qua... đo áp huyết thấy càng ngày càng giảm, nếu người có bệnh áp huyết thấp thì áp huyết sẽ thấp hơn khiến người mất khí lực bị ốm gầy dần thì không có lợi, chỉ có lợi với những người có bệnh cao áp huyết.

Cũng nhờ phương pháp kiểm soát các món ăn thức uống này, chúng ta biết món ăn thức uống nào hợp hay không hợp, đó là cách ngừa bệnh, không làn cho tình trạnh bệnh nặng thêm.

 

Biết chức năng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn tốt hay xấu

Theo lý thuyết đông y khi chúng ta biết đói là do chức năng gan làm việc trước để tiết chất chua và mật sang bao tử khiến chúng ta xót bụng, bị đói, muốn ăn, như vậy khi đo áp huyết bên tay phải thuộc chức năng gan thì áp huyết đo bên tay phải cao ở mức tối đa trong tiêu chuẩn tuổi, áp huyết đo bên tay trái thuộc chức năng bao tử chưa ăn bụng đói thì áp huyết sẽ ở mức tối thiểu trong tiêu chuẩn.

Thí dụ tuổi trung niên áp huyết là : 120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75

Khí lực 120 là tối thiểu, số 130 là tối đa trong tiêu chuẩn tuổi.

 

Có 3 trường hợp theo dõi áp huyết để biết chức năng hấp thụ chuyển hóa tốt hay xấu :

a-Chức năng hấp thụ chuyển hóa thuận được bao nhiêu phần trăm :

Khi bao tử đầy, đo áp huyết bên tay trái sau khi ăn no sẽ tăng cao ở mức tối đa, bên gan nghỉ ngơi áp huyết hạ xuống mức tối thiểu, và độ chênh lệch 10mmHg thì sau 4 tiếng đồng hồ thức ăn trong bao tử được chuyển hóa hết, áp huyết trong gan lại sẽ tăng tối đa làm bao tử đói, và áp huyết trong bao tử lại hạ thấp tối thiểu để lại thèm ăn, như vậy là chức năng hấp thụ và chuyển hóa thuận đúng quy luật.

Nếu 2 tay áp huyết chênh lệch 5mmHg thì chức năng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn giảm một nửa, thí dụ bao tử chứa 500g thức ăn, nếu chuyển hóa được một nửa, thì thức ăn còn đọng lại trong bao tử 250g, tích lũy lâu ngày trong bao tử sẽ tăng nồng độ acid làm ợ chua, ợ chất đắng lên họng, đưa khí lên tim làm tăng áo huyết và phần còn lại kết khối đóng cục cứng trong bao tử, sờ ấn ở bụng thấy đau ở một chỗ, lâu ngày thành ung thư bao tử, phải cắt một phần bao tử nơi bướu do thức ăn dư thừa thối loét tạo ra bướu đó.

Lý do chức năng hấp thụ và chuyển hóa ít, do ăn qúa no dư thừa, hay vẫn ăn như bình thường mà khí lực của vị khí co bóp hết năng lượng co bóp, do thiếu đường chuyển hóa, đo đường-huyết sẽ thấy thấp dưới tiêu chuẩn.

b-Chức năng hấp thụ chuyển hóa nghịch :

Ngược lại, chức năng bao tử và gan hoạt động không đồng bộ thì khi bụng đói, đo áp huyết bên trái vẫn cao ở mức tối đa, áp huyết bên gan ở mức tối thiểu là gan chưa tiết mật và acid, nhưng sau khi ăn, gan mới tiết mật và acid để làm tiêu thức ăn cũ nên chúng ta đo áp huyết sau khi ăn thì áp huyết bên gan lại tăng cao, áp huyết bên bao tử lại xuống thấp, có nghĩa là thức ăn vừa ăn vào bao tử thì bao tử lại nghỉ không làm việc nữa. Nếu không theo dõi bằng máy đo áp huyết chúng ta cũng biết được, sau khi ăn thì cơ thể mệt, buồn ngủ, đó là bao tử muốn nghỉ dưỡng sức.

Đông y gọi bệnh này là gan-tỳ bất hòa, khi ăn xong thì đau tức hông sườn, là bệnh do chức năng tiết mật và acid của gan. Nguyên nhân do gan có bệnh như thiếu máu, thiếu mật, gan teo, gan sưng...

 

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐỊNH BỆNH HƯ THỰC QUA MÁY ĐO HUYẾT ÁP

 

Từ số đo áp huyết sẽ có những trường hợp xảy ra như sau : Bệnh thực chứng ở một bên tay, thực chứng ở 2 bên tay, bệnh thực trong thực, bệnh hư chứng một bên tay, hư chứng hai bên tay, bệnh hư trong hư, bệnh nửa thực nửa hư, bệnh khí thực huyết hư, bệnh khí hư huyết thực, bệnh nhiệt chứng, bệnh hàn chứng, bệnh nhiệt giả hàn, bệnh hàn giả nhiệt….

Dưới đây là những thí dụ kết qủa từ số đo áp huyết để xếp loại bệnh :

Bệnh thực chứng ở một bên tay

+ Chênh lệch ở 2 tay, một tay là thực chứng số đo áp huyết cao hơn tiêu chuẩn, như 160/92mmHg mạch 80, một tay bình thường như 130/80mmHg mạch 70, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu đau tê tay, lúc đó hỏi bệnh nhân đau tay nào bệnh nhân sẽ trả lời đau tay bên áp huyết cao, vì: khi thần kinh ngoại biên bị co rút làm đau tê tay là do áp huyết tăng cao, ngược lại : khi áp huyết tăng cao, thần kinh ngoại biên sẽ bị co rút làm đau tê tay... Cách chữa là châm nặn máu 5 đầu ngón tay bên cao, rồi đo lại áp huyết xuống bình thường thì tay cũng hết đau.

Thực chứng ở 2 bên tay

Đo áp huyết ở hai tay cao hơn tiêu chuẩn mà chúng ta thường gọi là bệnh cao áp huyết, nhưng nhờ số đo áp huyết, chúng ta biết được 3 trường hợp sau :

a- Khi hai bên số đo tương đương bằng nhau không chênh lệch đáng kể như tay trái 160/92mmHg mạch 80, tay phải 162/92mmHg mạch 82. Kết luận bệnh nhân bị bệnh cao áp huyết mà chưa dùng thuốc điều trị bệnh cao áp huyết.

b- Khi hai bên số đo áp huyết cao nhưng có chênh lệch, bên phải cao hơn bên trái chứng tỏ bệnh nhân bị bệnh cao áp huyết, đang dùng thuốc điều trị áp huyết nên tay trái mới xuống, nhưng tay phải lại cao hơn tay trái, do ảnh hưởng của thuốc giãn mạch.

c- Khi hai bên số đo thấp hơn tiêu chuẩn dưới 100/60mmHg mạch 60-70, bệnh nhân cảm thấy chân tay liệt dần không có sức, không do stroke, đi đứng thường hay ngã không do bị vấp ngã mà do hai chân yếu không có sức, theo đông y khí công gọi là bệnh áp huyết thấp cần phải bổ tăng khí huyết cho áp huyết lên cao bình thường trở lại, nhưng ngược lại, tiền sử bệnh nhân bị bệnh cao áp huyết cần phải uống thuốc trị bệnh cao áp huyết đến suốt đời không được bỏ mặc dù áp huyết xuống thấp.

 

Bệnh thực trong thực ở hai tay: Trường hợp đo áp huyết hai bên tay, bên trái 140/90mmHg mạch 75, bên phải  150/95mmHg mạch

 75, chứng tỏ bệnh nhân này có bệnh cao áp huyết và có uống thuốc điều trị bệnh cao áp mới được một thời gian ngắn, nên 2 bên tay là bệnh thực nhưng bên phải là thực trong thực, nguyên nhân do áp lực khí trong gan vẫn có bệnh can khí thực, nếu mạch cao hơn 100 là can khí thực nhiệt. Ngược lại, nếu hai số đổi lại tay trái 160, tay phải 140, nếu vẫn đang dùng thuốc chữa áp huyết mà không xuống bên tay trái là do vị khí thực bởi chức năng bao tử đầy hơi (thực chứng), nếu mạch bên tay trái 100 trở lên là bao tử bị thực nhiệt, để thời gian lâu mạch tăng cao thường xuyên là bệnh loét trường vị.

 

Bệnh hư chứng một bên tay: Chênh lệch mạch ở 2 tay, một bên áp huyết cao, như bên tay trái 150/95mmHg mạch 110, và tay phải áp huyết bình thường 125/80mmHg mạch 75, bệnh này không phải áp huyết cao do thực chứng mà do hư chứng của suy tim. Đem mạch cao 110 trừ cho tiêu chuẩn như mạch bình thường là 75, thì tim đã phải đập nhanh hơn 35 lần. Lấy số đo áp huyết 150 trừ đi 35 thì áp huyết thực sẽ là 115/60mmHg mạch 75, nguyên nhân do can khí hư là mẹ của tâm không cung cấp năng lượng nuôi con đủ khiến suy tim, cả hai can hư, tâm hư thuộc âm hư sinh nội nhiệt mới hiện ra mạch hai bên không đều nhau. Nếu bệnh này không biết điều chỉnh ăn uống thuộc Tinh, nếu có uống thuốc áp huyết suốt đời cũng không thể nào ổn định được.

 

Bệnh hư chứng hai bên tay: Áp huyết đo hai bên tay thấp dưới 110/70mmHg cũng thuộc hư chứng nhưng tùy theo mạch để phân biệt bệnh nặng nhẹ khác nhau, có nguy hiểm hay không.

Thí dụ 110/70mmHg mạch 75 là người bình thường không có bệnh.

Nếu 110/70mmHg mạch 65 thân nhiệt bị hàn, đầu chân tay lạnh, dễ bị nhiễm cảm lạnh.

Nếu 110/70mmHg mạch 55 người luôn lạnh vì thiếu huyết nhiều nhưng khí còn tạm đủ.

Nếu 110/70mmHg mạch 110 là huyết bị nhiễm trùng, người bị nội nhiệt, mạch tim đập nhanh, có nghĩa áp huyết thực rất thấp do thiếu khí. Nếu lấy tiêu chuẩn bình thường mạch 80, thì vì thiếu máu tuần hoàn, nên tim phải bơm đập nhanh thêm 30 nhịp khí mới lên được 110 để giúp khí đẩy huyết lưu thông đủ một chu kỳ châu thân, chứ áp huyết thật sẽ là 110-30 còn 80 là bệnh thiếu máu, chóng mặt, hay quên, hay lo sợ, mất ngủ, tiêu chảy… những bệnh này muốn khỏi phải điều chỉnh cách ăn uống cho tăng khí, tăng huyết, tăng nhiệt…

 
 

 

 

 

Bệnh hư trong hư ở hai tay: Áp huyết tay trái 105/67mmHg mạch 65, tay phải 100/60mmHg mạch 60, người có áp huyết thấp như trên khi đi khám bác sĩ tìm không ra bệnh, vẫn cho là bình thường. Theo đông y khí công, bệnh này thuộc bệnh mãn tính, bệnh nhân không biết trong người mình đang tiềm ẩn một bệnh nan y nếu không chữa kịp lúc. Nếu bắt mạch theo đông y, là bệnh hư chứng, thiếu khí thiếu huyết, chân tay lạnh. Về ăn uống, bệnh thiếu máu kỵ ăn chất chua sẽ phá mất máu, áp huyết càng xuống thấp có những số đo áp huyết khác biệt cho từng bệnh như:  

Áp huyết số đầu giữ nguyên như 110 nhưng mạch thuộc huyết tăng trên 80, đối với người thường có mạch 80 là bình thưòng, nhưng đối với người luôn có mạch 60 bị tăng lên 80 có nghĩa là mạch phải đập nhanh lên 20 lần so với bình thường, thì áp huyết 110 trừ đi 20. Áp huyết thực trong người bệnh nhân bây giờ là 80, như vậy sẽ có dấu hiệu nội nhiệt nhưng sợ lạnh thuộc chứng dương hư tự hãn, hồi hộp sợ hãi, mất ngủ, hay bị xuất mồ hôi lạnh, hay quên, rụng tóc.

Nếu áp huyết thấp hai tay đều dưới 90-80/60mmHg mạch 60 sẽ có dấu hiệu hốt hoảng, lo sợ, mất trí nhớ, nói lảm nhảm, tây y chẩn bệnh thuộc bệnh tâm thần, điên. Đối với đông y do khí huyết thiếu không đủ máu và oxy nuôi thần kinh não bộ, cần bổ khí và huyết cho đúng tạng phủ để phục hồi lại áp huyết bình thường là khí và huyết được đầy đủ là khỏi bệnh ngay trong vòng 1 tháng.

Trường hợp hai tay áp huyết thấp và hai tay chênh lệch nhau nhiều như một bên 105/70mmHg mạch 70, một bên 88/60mmHg 65, sẽ có những bệnh nhẹ như đau nhức cổ gáy vai tay do thiếu khí huyết, thoái hóa xương cổ, tay đau không cử động được… nặng hơn nữa là đau nửa đầu bên áp huyết thấp, nặng hơn nữa là bướu sọ não bên áp huyết thấp, khi áp huyết hai bên xuống 80/60mmHg mạch 60 sẽ đau nhức toàn thân.

Ngược lại, trường hợp áp huyết 90/60mmHg vừa thiếu khí thiếu huyết, nhưng mạch bỗng nhiên cao hơn 120, thân nhiệt nóng, người sốt, sợ lạnh, đau nhức toàn thân phát khóc, khi xét nghiệm máu mới khám phá ra bệnh ung thư máu cấp tính cũng đã muộn.

 

Bệnh khí thực huyết hư ở hai tay: Áp huyết đo ở hai tay đối với tây y là bình thường như 142/90mmHg mạch 58. Số đầu, là số đo khí trên 140 là thực, nhưng mạch 58 dưới tiêu chuẩn 70-80 gọi là huyết hư, nhưng chênh lệch hai tay khác nhau là một bệnh chứng, như tay trái  142/90mmHg mạch 58, tay phải 165/mmHg mạch 58, cũng là khí thực huyết hư, cơ thể chắc chắn có bệnh, đã có nhiều trường hợp áp huyết của nhiều bệnh nhân đều như vậy nhưng mỗi người có một bệnh khác nhau, như có người khai bệnh đau nhức đầu bên phải, có người đau hông sườn , vì áp huyết cao bên vị trí gan, có người khai đau nhức cánh tay phải, có người khai mắt đỏ bên phải, có người khai tai phải bị ù, có người khai sưng hạch cổ, sưng tuyến giáp trạng, đau cổ họng phải, có người khai vẫn đang dùng thuốc trị áp huyết nhưng tay bên phải bị đau dơ lên cao không được…, nếu ngược lại áp huyết cao nhiều bên tay trái thì có người khai ăn bị ợ hơi, hôi miệng, đau răng, ợ chua, miệng đắng, đau tay vai bên trái dơ lên không được…Tất cả những bệnh kể trên khi làm hạ áp huyết xuống bình thường thì bệnh sẽ khỏi, như vậy các dấu hiệu bệnh khám theo máy đo áp huyết đề do nguyên nhân nào làm tăng áp huyết, muốn tìm nguyên nhân phải để máy đo áp huyết ở tay, bấm ngón tay cái vào từng huyệt liên quan đến tim, can, tỳ, vị, tiểu trường, thận, đại trường để ý xem khi bấm huyệt nào áp huyết tăng cao hay thấp vượt ra ngoài tiêu chuẩn, lúc đó mới biết rõ nguyên nhân hư thực do tạng phủ nào và phải chữa theo nguyên tắc ngũ hành.

 

Bệnh khí hư huyết thực ở hai tay: Áp huyết tay trái thấp dưới 110/70mmHg mạch 130 hay tay phải 95/68mmHg mạch 110 vẫn là bệnh khí hư người lạnh, huyết thực, mạch đập nhanh thuộc âm hư nội nhiệt mà sợ lạnh, những bệnh này cũng thuộc nan y thể hiện ở nhiều bệnh như chóng mặt nhức đầu xây xẩm, mất ngủ, lo sợ, khi nóng khi lạnh, bệnh tâm thần, mất trí nhớ, hơi thở nhanh gấp, mau mệt, ăn uống không tiêu , bụng trướng đầy…đo áp huyết khi bấm trên huyệt liên quan đến tạng phủ sẽ tìm ra được nguyên nhân bệnh của tạng phủ.

Nếu tính theo mạch bình thường là 80, mạch đã đập nhanh hơn 50, thì áp huyết thực tay trái là 60 và mạch tay phải đã đập nhanh hơn 30 thì áp huyết thực tay phải là 65. Nếu thực sự một người có áp huyết như vậy con người sẽ dễ bị chết, cho nên cơ thể tự điều chỉnh cho phù hợp vớ thể trạng, nhưng đông y biết lý luận như thế nên mới chú trọng đến cách chữa chỉ làm hạ nhịp mạch đập của tim, vì nó cũng là trường hợp thiếu máu mà tây y không  biết chỉ chữa vào tim, trong khi đông y chữa vào huyết, dùng sirop bổ máu Đương Quy Tửu, khí và huyết sẽ tăng lên bình thường, khi huyết đủ  thì mạch sẽ hòa hoãn chậm lại bình thường, vì thế thầy thuốc đông y  bắt mạch bệnh của một bệnh nhân thấy mạch hòa hoãn (70-80) là bệnh đã thuyên giảm.

Số đo huyết áp chỉ hư giả thực, thực giả hư

Có bệnh nhân khi đo huyết áp, tay bên phải cao 220/140mmHg mạch 44, tay bên trái 160/120mmHg mạch 120.Trường họp này, huyết áp tay phải là thực và hàn, tay trái là thực và nhiệt. Huyết áp tay phải liên quan đến gan, tay trái liên quan đến bao tử, như vậy thuộc chứng mộc thổ (Can Vị) bất hòa, hàn nhiệt tương tranh.

 

Bệnh nhiệt chứng: Trường hợp một người bình thường, khi bị nhiễm trùng, cảm sốt, áp huyết trước khi chưa bị bệnh, áp huyết trung bình là 130/80mmHg, mạch 80, nhưng khi bệnh sốt nhiệt áp huyết lên 140/90mmHg mạch 120 trở lên đó là bệnh nhiệt chứng. Tìm nguyên nhân khi đo áp huyết ở các huyệt của tạng phủ để điều chỉnh.

 

Bệnh hàn chứng: Trường hợp áp huyết bình thường nhưng khi bệnh sốt rét, ho cảm lạnh, thân nhiệt xuống thì áp huyết có thể giữ nguyên hay xuống thấp một chút, nhưng mạch sẽ nhảy yếu chậm hơn, từ trung bình 80 xuống còn 60-65, đó là bệnh thuộc hàn chứng, muốn chữa tận gốc phải tìm nguyên nhân khi đo áp huyết ở tạng phủ để điều chỉnh.

Số đo huyết áp chỉ hư hàn

Vớisố đo huyết áp của một người là 90/75mmHg, mạch 60, chân tay mát hay hơi lạnh, đối với Tây y, đó là khí huyết không đủ nuôi khắp cơ thể, nếu khí huyết không lên đầu sinh chóng mặt, hay quên, tóc rụng, Tây y tìm không ra nguyên nhân, nếu khí huyết không nuôi cơ quan Tạng Phủ nào thì cơ quan Tạng Phủ đó sẽ bị bệnh. Khi người có huyết áp thấp mà tuổi càng cao, chân tay yếu, rất khó tìm ra bệnh.

Những trường hợp huyết áp chỉ hư hàn đa số là mầm mống ung thư loại mạn tính như ung thư máu mạn tính. Qua xét nghiệm máu, kết quả cũng nằm trong tiêu chuẩn, nhưng để ý theo dõi kết quả từng kỳ về hồng cầu, lần thứ nhất kết quả nằm trong tiêu chuẩn bên tối đa, dần dần nằm trong tiêu chuẩn tốỉ thiểu, khi nào lọt ra ngoài dưới tiêu chuẩn, lúc đó mới kết luận là tủy bất sản, tế bào tủy không sinh sản ra hồng cầu thì đã quá muộn để chữa trị.

 

Số đo huyết áp chỉ hư nhiệt

Hư chỉ về Khí là số đầu của máy đo, nhiệt là số thứ ba chỉ mạch tim đập, thí dụ một bệnh nhân có số đo huyết áp rất thấp so với tiêu chuẩn như 85/65mmHg mạch 120, số 85 là hư, số 120 là nhiệt, đo nhiệt độ, đầu trán, chân tay nóng, da khô, lưỡi khô, sắc mặt đỏ bầm tối. Nguyên nhân vừa thiếu khí vừa thiếu huyết, cần phải bổ khí và huyết.

 Số đo huyết áp chỉ hư nhiệt giả hàn

Nếu bệnh nhân có số đo huyết áp như trên (85/65mmHg mạch 120), nhưng mặt trắng xanh, môi lưỡi khô, tay chân lạnh, đắp chăn, mặc áo ấm, nếu không phải thầy giỏi không thể biết được chứng nghịch với mạch là nhiệt giả hàn, nhưng nhờ máy đo huyết áp chỉ nhịp mạch 120 là nhiệt, trong khi bệnh nhân lạnh là giả hàn, chữa sai lầm, bệnh nhân có thể chết ngay sau khi chữa (hàn ngộ hàn tắc tử).

Với trường hợp huyết áp của bệnh nhân 115/75mmHg mạch 120. Trường hợp bệnh nhân ung thư, nếu mạch 120 chân tay nóng là bệnh hư-nhiệt do thiếu máu, nếu chân tay lạnh là hư nhiệt giả hàn, vừa thiếu máu vừa thiếu khí, muốn biết khí lực thực trong cơ thể bệnh nhân, lấy mạch 120 trừ cho tiêu chuẩn 75, mạch đã phải đập nhanh hơn 45 lần, lấy số đo khí 115 trừ 45, huyết áp thực sẽ là huyết áp bên lề cửa tử 70/75mmHg mạch 75.

Số đo huyết áp chỉ hư hàn giả nhiệt

Trường hợp huyết áp 88/65mmHg mạch 55, số88 chỉ hư, mạch 55 chỉ hàn, nhưng bệnh nhân chân tay nóng, đổ mồ hôi dầm dề, người cảm thấy mệt mỏi mất sức, chân tay vô lực, nói không ra hơi, không nhấc tay chân cử động được. Trường hợp này theo Đông y gọi là thoát dương, cho uống Đương quy tửu pha với nước gừng nóng vừa bổ khí, vừa bổ huyết, liễm dương, cầm mồ hôi, người mát trở lại.

Bệnh nhiệt giả hàn hoặc hàn giả nhiệt: Bệnh hàn giả nhiệt hay nhiệt giả hàn khi đo áp huyết có mạch lúc cao hơn 120 rồi xuống thấp dưới 60, có khi mạch nhanh ở tay này, thấp ở tay kia, thường gặp ở bệnh sốt xuất huyết.

Trường hợp bệnh nan y như viêm màng não thì áp huyết cao trên 140 nhưng mạch cũng lúc qúa nhanh trên 120 thuộc bệnh cấp tính, khi mạch đập qúa chậm thuộc bệnh mãn tính.

Có loại bệnh mãn tính không tìm ra bệnh cụ thể để cho uống đúng loại thuốc như áp huyết 142 mạch 60 ở tay này, mạch 70 ở tay kia, tây y không tìm ra bệnh, nhưng khi bệnh trở thành cấp tính, mạch hai bên tay tăng cao nhưng vẫn chênh lệch từ 110 đến 130 thường bị sốt mê man trong bệnh viêm màng não.

 

Huyết áp giả – Huyết áp thật

Trước hết đo áp huyết thực ở hai cánh tay, có những trường hợp khác nhau xẩy ra sau đây

a- Áp huyết tự nhiên ở hai tay bằng nhau dưới 140/90mmHg mạch 75 là người không bị bệnh áp huyết.

b- Áp huyết 2 tay cao bằng nhau 150/95mmHg là người có bệnh cao áp huyết, mà không uống thuốc chữa bệnh áp huyết.

c- Áp huyết tay bên trái thấp 140/90mmHg mạch 75, bên tay phải 150/90mmHg mạch 78 là bệnh nhân đang uống thuốc chữa cao áp huyết.

d- Áp huyết tay trái 135/90mmHg mạch 72, tay phải cao hơn nhiều 160/95mmHg, mạch 80, có dấu hiệu tê 5 ngón tay phải, đau cổ gáy tay vai phải, không dơ cánh tay lên đươc. Nếu chữa thuốc giảm đau hau giải phẫu thần kinh hay gân cổ tay, vai là chữa ngọn. Nguyên nhân chính là áp huyết cao, thần kinh ngoại biên bên tay phải bị co thắt làm đau. 

e- Áp huyết tự nhiên ở một tay tốt như 120-130/80mmHg mạch 65-75, một tay qúa thấp dưói 100/65mmHg mạch 65. Bên nào thấp là nửa đầu bên đó bị đau thiên đầu thống, tây y gọi là migraine, do tắc ống mạch dẫn máu ở sau tai lên nuôi não là huyệt Ế phong. Bấm giữ huyệt này lâu trong thời gian đang đo áp huyết bên thấp, áp huyết nửa bên đầu sẽ tăng cao hơn 140/90mmHg, lúc đó mặt đỏ hồng, trán nóng ấm rịn mồ hôi, và đo lại áp huyết lên tự nhiên khoảng 110/80mmHg. Bấm huyệt Ế phong một lần nữa cho áp huyết lên hơn 145/90mmHg, sau đó đo áp huyết tự nhiên ở cả 2 tay thấy xuống bằng nhau khoảng 110-115/80mmHg mạch 65-70. Như vậy áp huyết bất bình thường trước khi chưa điều chỉnh là áp huyết giả làm ra bệnh.

f- Đo áp huyết hai tay thấp dưới 110/70mmHg mạch 65, đối với tây y là áp huyết tốt, nhưng bệnh nhân vẫn bị mệt, chóng mặt, rụng tóc, mất trí nhớ, kém ăn, mặt mất sắc không có thần, tinh thần suy nhược, hay phải chữa đau cổ gáy tai vai kinh niên mà không khỏi. Đây là áp huyết giả, khi bấm huyệt điều hòa khí thông toàn thân, áp lực khí của lục phủ ngũ tạng chia đều, lúc đó áp huyết thực xuống ở cả 2 bên tay còn 95/60mmHg mạch 60, cần phải uống thuốc bổ máu để áp huyết lên đúng và đủ mới tránh được những bệnh ung thư sọ não vì thiếu máu não và máu toàn thân.

g- Nếu áp huyết đo bình thường ở 2 tay thấp dưới 100/65mmHg mạch mạch 65 là thiếu máu bẩm sinh, khi lớn tuổi áp huyết vẫn không lên do ăn uống kiêng khem, ăn chay, không có chất bổ máu, những người này thường hay bị bệnh ung thư, vì hồng cầu mất dần, bạch cầu tăng. Nếu phụ nữ, thường ung thứ vú sau di căn sang ung thư tử cung, đàn ông thường ung thư phổi di căn sang gan hay bao tử

h- Những người có áp huyết 125/80mmHg mạch lúc nào cũng cao trên 110, tây y cho rằng áp huyết tốt, chỉ có mạch hơi cao. Thực ra bệnh này do thiếu lượng máu trong cơ thể trầm trọng, áp huyết giả đã ‘đánh lừa’ thày thuốc. Áp huyết thật sự của loại người này là 95/65mmHg mạch 80. Nếu mạch 80 không đủ lực bơm máu tuần hoàn cho đủ một chu kỳ toàn thân, nên tim phải đập nhanh thêm 30 lần nữa trong một phút, làm áp huyết tăng giả lên thêm 30 mới được 125.

 

ĐIỀU CHỈNH BỆNH THEO KẾT QUẢ MÁY ĐO HA

Cách điều chỉnh bệnh theo máy đo áp huyết là chữa vào gốc bệnh

Máy đo áp huyết không phải chỉ đo tim mạch như tây y mà còn dùng để bắt mạch theo Đông y về tình trạng Khí/Huyết, hư thực, hàn nhiệt của lục phủ ngũ tạng.

Ba số đo của máy đo áp huyết quy ra Đông y sẽ là Khí/ Huyết/  Mạch.

 Xét về Tạng Phủ sẽ tương ứng :                            Phủ/   Tạng/    Hàn-nhiệt.

 

Nguyên tắc Bổ Tả

Sách Nội kinh hướng dẫn: Thực tắc tả, Hư tắc bổ – Thực thì tả, Hư thì bổ.

 Như vậy, cách chữa Phủ là khí thực thì tả bớt thực, khí hư thiếu thì phải bồi bổ cho đủ.

Cách chữa Tạng là huyết thực thì tả bớt thực, huyết hư thiếu phải bồi bổ cho đủ.

Hàn lạnh thì tả bớt hàn hay phải bổ thêm nhiệt và ngược lại dư nhiệt thì phải bớt nhiệt hay tăng hàn.

Có 3 cách điều chỉnh theo đông y là điều chỉnh theo Tinh-Khí-Thần thuận theo âm-dương hư-thực, hàn-nhiệt.

 

1-Điều chỉnh Tinh

Là điều chỉnh bằng thuốc uống hay bằng thức ăn cũng phải theo quy luật âm-dương ngũ hành. Dương là chất tạo khí, âm là chất tạo huyết, ngũ hành là chất chua vào Can mộc, chất đắng vào tâm hỏa, chất ngọt vào tỳ thổ, chất cay vào phế kim, chất mặn vào thận thủy…

Cách điều chỉnh Tinh là phạm vi chuyên môn của các thầy chuyên môn ngày nay về dược và dinh dưỡng.

Như cao áp huyết phải ăn những chất làm hạ như cam, chanh, buởi, trà xanh, hoa cúc, canh chua, gạo lức….

Áp huyết thấp thì ăn uống những chất làm tăng áp huyết như nhãn, xoài, mít, sầu riêng, trái hồng, khô mực, chất cay nóng, chất chiên xào nướng…

Nếu ăn uống ngược lại là sai, Đông y gọi là thực làm thêm thực, hư làm thêm hư…

 2- Điều chỉnh Khí 

Là điều chỉnh theo âm-dương, hư thực, hàn-nhiệt, bằng huyệt hay bằng cách tập Khí công trị liệu cũng phải theo khí âm-dương, hàn-nhiệt, thăng-giáng, xuất-liễm…

Hiện nay vẫn dùng bấm huyệt, châm huyệt, vuốt huyệt nhưng chỉ chữa ngọn theo tên bệnh bằng những công thức huyệt có sẵn chứ không chữa gốc theo âm dương, tạng phủ, hư thực, hàn nhiệt.

Chữa theo khí công cũng chưa có loại khí công nào phân ra các bài tập làm tăng giảm khí huyết của tạng hay phủ, và được kiểm chứng xem đúng sai bằng máy đo áp huyết và máy đo đường xem kết qủa bài tập có trở lại bình thường hay không.

3- Điều chỉnh Thần

Là điều chỉnh tâm tính làm thay đổi khí cũng phải biết thuận theo ngũ hành như :

Vui qúa hại Tâm, Lo qúa hại Tỳ Vị (lo ăn mất ngon), Buồn qúa thở dài hại Phế, Sợ qúa vãi đái hại Thận, Giận qúa bầm gan hại Can, làm sung huyết não đứt mạch máu não làm liệt chân tay…

Cách điều chỉnh Khí/Huyết/Hàn-nhiệt bằng huyệt

Khi cơ thể có một bệnh, thì liên quan đến 3 đường kinh là chính kinh bị bệnh, nếu bệnh hư thì kinh mẹ cũng hư, nếu bệnh thực thì kinh con cũng thực.

Mỗi đường kinh cổ nhân cũng đã tìm ra 5 huyệt có mang tên ngũ du để điều chỉnh cho chức năng hoạt động của đường kinh mạnh lên hay yếu đi. Như vậy một bệnh liên quan đến 3 kinh là 15 huyệt để điều chỉnh, thì chúng ta lý luận bệnh thế nào chỉ cần dùng 1 huyệt để chữa mà khỏi bệnh.

Dưới đây là công thức cổ điển chữa được mọi bệnh do xáo trộn Khí/huyết/nhịp tim. Nhiều người thấy dùng ít huyệt qúa nên không tin, chỉ lý luận tìm ngọn mà không tìm gốc.

Bây giờ chúng ta dùng máy đo áp huyết kiểm chứng lại, trước khi áp dụng và sau khi áp dụng, áp huyết 3 số thay đổi xem có đúng những huyệt này đã làm thay đổi như kết qủa mong muốn hay không.

Một số quy luật căn bản Đông y áp dụng để chữa bệnh bằng huyệt

Chữa bệnh theo Đông y là điều chỉnh sao cho khí hóa ngũ hành tạng phủ trở lại tiêu chuẩn bình thường.

 

1-Hai đường kinh âm-dương mang tên một hành riêng tùy theo chức năng như:

Kinh hỏa có 1 cặp âm dương, dương hỏa chủ khí là kinh Tiểu trường, âm hỏa thuộc huyết là kinh Tâm.

Kinh thổ có 1 cặp âm-dương, dương thổ chủ khí là kinh Vị, âm thổ chủ huyết là kinh Tỳ.

Kinh kim có 1 cặp âm-dương, dương kim chủ khí là kinh Đại trường, âm kim chủ huyết là kinh Phế.

Kinh thủy có 1 cặp âm-dương, dương thủy chủ khí là kinh Bàng quang, âm thủy chủ huyết là kinh Thận.

Kinh mộc có 1 cặp âm-dương, dương mộc chủ khí là kinh Đởm, âm mộc chủ huyết là kinh Can.

 

2- Ngũ Du Huyệt trên mỗi đường kinh:

Mỗi đường kinh có 5 huyệt ngũ hành gọi là Ngũ Du huyệt để điều chỉnh chức năng Bổ hư, Tả thực làm cho Khí hay Huyết mạnh lên khi nó suy yếu hay yếu đi khi nó qúa dư thừa.

Ngũ du huyệt hay còn gọi là huyệt Tỉnh, Vinh, Du, Kinh, Hợp.

Đường kinh âm bắt đầu là huyệt Mộc ở đầu ngón tay hay chân, tiếp tục theo vòng tương sinh là : Huyệt mộc (huyệt Tỉnh), huyệt hỏa (Vinh), huyệt thổ (Du), huyệt kim (Kinh) , huyệt thủy (Hợp).

Đường kinh dương bắt đầu là huyệt Kim ở đầu ngón tay chân, tiếp tục theo vòng tương sinh là : Huyệt kim (huyệt Tỉnh), huyệt thủy (Vinh), huyệt mộc (Du), huyệt hỏa (Kinh), huyệt thổ (Hợp).

3. Quy luật Bổ Tả:

a- Chọn huyệt Bổ hay Tả trên chính kinh bệnh, rồi chọn huyệt bổ tả trên kinh mẹ hay kinh con theo quy luật con hư bổ mẹ (hư bổ mẫu), mẹ thực tả con (thực tả tử).

Thí dụ : Kinh Vị khí lực hư yếu chỉ đo được 105mmHg so với theo tiêu chuẩn tuổi trung niên : 120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 - 59 tuổi).

Nếu 1 bệnh nhân trong tuổi này có số đo áp huyết tay trái là :

105/73mmHg nhịp tim 70 có nghĩa : khí lực hư/huyết đủ/ nồng độ đường đủ.

Chỉ cần làm tăng khí lực tay trái bằng 2 huyệt bổ Giải khê, bổ Hậu khê.

 

b- Cách Bổ-Tả:

Có nhiều cách bổ tả khác nhau theo nhiều phương pháp :

 

Phương pháp châm bằng kim châm cứu

 

Nếu châm thẳng vuông góc vào huyệt, thì vê kim để bổ theo chiều thuận kim đồng hồ 9 lần, vê kim để tả nghịch chiều kim đồng hồ.

Nếu theo phương pháp nghinh-tùy, nghinh là tả, hướng mũi kim đón chặn đầu ngược với chiều đường đi của kinh mạch. Tùy là bổ hướng mũi kim thuận xuôi theo chiều đường kinh.

Phương pháp hơ cứu huyệt

 

Nếu tả thì cầm cây hơ bằng ngải cứu hay cây nhang để cách huyệt lúc 3cm, lúc 5cm, như vậy là lúc huyệt nóng nhiều, lúc nóng ít (gọi là nhấp trên huyệt).

Nếu bổ thì để xa huyệt 5cm giữ nguyên vị trí đếm từ 1 đến tối đa 60 tiếng đếm cho huyệt nóng dần, không để qúa 1 phút sẽ làm phỏng da.

Cấm kỵ hơ huyệt cho những người bị bệnh tiểu đường, da mất cảm giác, nhưng cứ qúa 60 giây mặc dù bệnh nhân không cảm thấy nóng nhưng da vẫn bị cháy phỏng gây vết lở loét loang rộng khó lành da.

 

Phương pháp bấm huyệt

  Bổ : Dùng ngón tay ấn vào huyệt day tròn thuận chiều kim đồng hồ 9 lần.

  Tả : Dùng ngón tay ấn vào huyệt day tròn ngược chiều kim đồng hồ 6 lần

Có thể bổ hay tả 2-3 lần cho áp huyết lọt vào tiêu chuẩn tuổi.

 

Phương pháp day vuốt huyệt

 

Dùng phương pháp vuốt trên một đoạn huyệt ngũ du tác động trên đường kinh.

Trước khi vuốt huyệt trên da bệnh nhân, cần phải thoa dầu bôi trơn vừa dễ vuốt vừa không bị trầy da bệnh nhân. Chỉ cần vuốt bổ thì không làm đau bệnh nhân, nếu đau sẽ phản tác dụng thành tả. Muốn vuốt tả thì vuốt hơi đau.

Công thức làm tăng hay giảm áp huyết và tăng, giảm nhiệt

  • Làm tăng Khí lực (tâm thu):
    • Làm tăng khí lực bên tay trái : Bổ Giải khê, bổ Hậu khê.

Bổ hỏa đoạn là vuốt từ Túc tam lý đến Giải khê 9 lần rồi mới ấn day Giải khê thuận 9 lần.

Bổ mộc đoạn là vuốt từ Hậu khê đến Dương cốc 9 lần, rồi mới ấn day Hậu khê thuận 9 lần.

  • Làm tăng khí lực bên tay phải : Bổ Hiệp khê, bổ Chí âm.

Bổ thủy đoạn vuốt từ Túc Lâm khấp đến Hiệp khê 9 lần, rồi ấn day Hiệp khê 9 lần thuận.

Bổ kim đoạn vuốt từ Thông cốc đến Chí âm lần, rồi ấn day Chí âm 9 lần thuận.

  • Làm giảm Khí lực (tâm thu):
    • Làm giảm khí lực bên tay trái : Tả Lệ đoài, tả Nhị gian.

Tả kim đoạn từ Nội đình đến Lệ đoài 6 lần rồi ấn day Lệ đoài 6 lần nghịch chiều.

Tả thủy đoạn từ Nhị gian đến Tam gian 6 lần rồi ấn day Nhị gian 6 lần nghịch chiều.

  • Làm giảm khí lực bên tay phải : Tả Dương phụ, tả Tiểu hải.

Tả hỏa đoạn vuốt từ Dương lăng tuyền đến Dương phụ 6 lần rổi ấn day Dương phụ 6 lần nghịch.

Tả thổ đoạn vuốt từ Tiểu hải lên nách 6 lần rồi ấn day Tiểu hải 6 lần nghịch.

  •  Làm tăng Huyết (tâm trương):
    • Làm tăng huyết bên tay trái : Bổ Đại đô, bổ Thiếu xung.

Vuốt từ Đại đô đến Thái bạch 9 lần rồi ấn day Đại đô 9 lần thuận.

Vuốt từ Thiếu phủ đến Thiếu xung 9 lần rồi ấn day Thiếu xung 9 lần thuận.

  • Làm tăng huyết bên phải : Bổ Khúc tuyền, bổ Phục lưu.

Vuốt từ Khúc tuyền lên háng (Âm liêm) 9 lần rồi ấn day Khúc tuyền 9 lần thuận.

Vuốt từ Phục lưu lên Âm cốc 9 lần rồi ấn day Phục lưu 9 lần thuận.

  • Làm giảm Huyết (tâm trương)
    • Làm giảm huyết bên tay trái : Tả Thương khâu, tả Xích trạch.

Vuốt từ Trung phủ dồn huyết vào huyệt Xích trạch 6 lần rồi ấn day Xích trạch 6 lần nghịch.

Vuốt từ Thái uyên xuống Ngư tế 6 lần rồi ân day Ngư tế 6 lần nghịch.

  • Làm giảm huyết bên tay phải : Tả Hành gian, tả Thần môn.

Vuốt từ Hành gian lên Thái xung 6 lần rối ấn day Thái xung 6 lần nghịch.

Vuốt từ Linh đạo đến Thần môn 6 lần rồi ấn day Thần môn 6 lần nghịch.

  • Làm tăng nhiệt (nhịp tim):
    • Làm tăng nhiệt bên tay trái : Bổ Đại đô, ấn day thuận chiều 9 lần.
    • Làm tăng nhiệt bên tay phải : Bổ Hành gian, ấn day nghịch chiều 6 lần.
  • Làm hạ nhiệt (nhịp tim):
    • Làm hạ nhiệt bên tay trái : Tả Đại đô, ấn day huyệt nghịch chiều 6 lần.
    • Làm hạ nhiệt bên tay phải: Tả Hành gian, ấn day huyệt nghịch chiều 6lần.

Lưu ý: Cơ thể nóng hay lạnh là do máu chạy nhanh hay chậm, vì vậy chữa trên chính kinh âm, mà không chữa trên kinh dương.

    
    

  

  

Tóm kết

Trước hết nhân loại phải cảm ơn nhà khoa học nào đã có sáng kiến chế tạo ra máy đo áp huyết để kiểm soát sức khỏe con người. Máy tuy đơn giản, ít ai để ý sâu sắc về lý thuyết mà người chế tạo máy đã suy nghĩ như thế nào để thực hiện nó, tây y chỉ biết cách áp dụng trong thực nghiệm lâm sàng, rồi thống kê thấy rằng áp huyết từ 95-140/65-90mmHg mạch nhịp tim đâp từ 60-80 là áp huyết của tim mạch tốt. Nếu cao hơn và thấp hơn mới cho là có bệnh, và có bệnh thì phải uống thuốc chữa bệnh cao áp huyết suốt đời, dẫn đến biến chứng thành nhiều bệnh khác, ngoài ý muốn.

Còn đông y trước kia, muốn khám bệnh cần phải có thầy giỏi biết bắt mạch để xem Khí-Huyết, Hư-Thực, Hàn-Nhiệt, Biều-Lý thì ngày nay chức năng của máy đo áp huyết cũng có thể thay thế cho việc khám bệnh bằng mạch lại tiện lợi và có con số chính xác, khi biết cách sử dụng nó theo lý thuyết đông y. Lý thuyết về kinh mạch, huyệt đạo của Đông y mọi người tưởngmơ hồ vì từ trước đếnnay không aichứngminh được sự khí hóa của Lục phủ, Ngũ tạng về khí, về huyết, về Tam tiêu có thật hay không. Nhưng ngày nay nhờ có máy đo huyết áp đem áp dụng vào huyệt đạo trên kinh mạch mới phát hiện ra nhiều điều ngạc nhiên, lý thú về sự chính xác của lý thuyết kinh mạch đã có cách đây mấy ngàn năm.

Những ứng dụng của máy đo dùng trong chẩn đoán và điều trị tương đối có giá trị cao nhất là đã được kinh qua lâm sàng thực nghiệm. Tuy chưa hoàn toàn đầy đủ nhưng trước mắt mở cho những người muốn nghiên cứu về Đông y có được một ‘con đường mới’. Nếu các thày thuốc Đông y biết tận dụng những công trình nghiên cứu này, sẽ thấy được nhiều hứng thú trong việc nghiên cứu và học hỏi về Đông y với một cách nhìn khoa học và dễ tiếp cận hơn.

 

PHỤ LỤC BẢNG HUYỆT DÙNG

 

Tên huyệt

Vị trí

Chí âm

Tại gốc móng ngoài ngón chân 5.

Dương phụ

Trên đỉnh mắt cá ngoài 4 thốn, ở bờ trước xương mác.

Đại đô

Ở chỗ lõm nơi khớp đầu xương ngón chân cái, gân xương gan bàn chân, trên đường tiếp giáp lằn da gan bàn chân, mu chân của bờ trong bàn chân.

Giải khê

Ở chỗ lõm trên nếp gấp trước khớp cổ chân, giữa 2 gân cơ cẳng chân trước và gân cơ duỗi dài ngón chân cái.

Hành gian

Ép ngón chân cái sát vào ngón thứ 2, huyệt nằm ngay trên đầu kẽ của 2 ngón chân, về phía mu chân.

Hậu khê

Trị cổ gáy đau cứng, đầu đau, lưng đau, tai ù, điếc, chi trên liệt, động kinh, sốt rét, ra mồ hôi trộm.

Hiệp khê

Khe giữa xương bàn chân ngón thứ 4 và 5, huyệt nằm ở đầu kẽ giữa 2 ngón chân, phía trên mu chân.

Khúc tuyền

Ở đầu trong nếp gấp nhượng chân, nơi khe giữa của bờ trước gân cơ bán mạc và cơ thẳng trong.

Lệ đoài

Ở phía ngoài góc ngoài móng chân ngón thứ 2, cách chân móng 0,1 thốn, trên đường tiếp giáp da gan chân - mu chân.

Nhị gian

Huyệt ở chỗ lõm, phía trước và bờ ngoài khớp xương bàn và ngón trỏ, trên đường tiếp giáp da gan tay, mu tay.

Phục lưu

Giữa mắt cá chân trong và gân gót (huyệt Thái khê (Th.3) đo thẳng lên 2 thốn, trong khe của mặt trước gân gót chân và cơ gấp dài riêng ngón cái.

Thiếu xung

Ở ngón tay út phía tay quay, cách chân góc móng tay út 0,1 thốn, trên đường tiếp giáp da gan tay - mu tay.

Thương khâu

Ở chỗ lõm phía dưới - trước mắt cá chân trong, bờ trên gân cơ cẳng chân sau, sát khe khớp gót - sên - thuyền.

Tiểu hải

Co khủy tay, huyệt ở giữa mỏm khủy và mỏm trên ròng rọc đầu dưới xương cánh tay, nơi tận cơ 3 đầu cánh tay.

Xích trạch

Gấp nếp khủy tay lại, huyệt ở chỗ lõm bờ ngoài gân cơ nhị đầu cánh tay, bờ trong phần trên cơ ngửa dài, cơ cánh tay trước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CÁC VỊ THUỐC BÀI THUỐC DÙNG BỔ KHÍ - HUYẾT

Mục đích của việc dùng máy đo HA để điều chỉnh KHÍ và HUYẾT trong cơ thể con người, bình thường khi cơ thể suy yếu, não sẽ huy động phần Khí và Huyết dự trữ để bù đắp vào những chỗ thiếu hụt, nếu vì một lý do nào đó mà cơ thể không đủ Khí và Huyết, cần phải tiếp viện từ ngoài vào để cơ thể đủ sức hoạt động bình thường. Chúng tôi liệt kê các vị thuốc, bài thuốc liên quan đến bồi bổ Khí Huyết cũng như phương pháp Bấm huyệt để hỗ trợ nâng cao Khí Huyết. Tùy trường hợp mà chọn dùng cho thích hợp.

 

BỔ KHÍ

Các vị thuốc bổ khí: Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Đông trùng hạ thảo…

Tứ quân tử thang (Đảng sâm 12g, Bạch truật 10g, Bạch linh 8g, Cam thảo 4g).

Nhân sâm dưỡng vinh thang (Bạch thược 12g, Bạch truật, Đương quy, Cam thảo, Hoàng kỳ, Đảng sâm, Ngũ vị tử, Trần bì, Thục địa, Phục linh, Viễn chí đều 8g, Nhục quế, Sinh khương, đều 4g).

Sâm linh bạch truật tán (Đảng sâm 80g, Bạch linh 80g, Bạch truật 80g, Sơn dược 80g, Chích Cam thảo 80g, Sao Biển đậu 40g, Liên nhục 40g, Ý dĩ nhân 40g, Sa nhân 40g, Cát cánh 40g).

Bổ Khí cho Tỳ:

Bổ trung ích khí thang: Hoàng kỳ 20g, Chích thảo 4g, Thăng ma 4 - 6g, Đảng sâm 12 - 16g, Đương qui 12g, Sài hồ 6 - 10g, Bạch truật 12g, Trần bì 4 - 6g.

Lục quân tử thang (Đảng sâm 12g, Bạch truật 10g, Bạch linh 8g, Cam thảo 4g, Bán hạ 6g, Trần bì 4g).      

Bổ khí cho Can:

Tiêu dao tán (Sài hồ 40g, Đương qui 40g, Bạch thược 40g, Bạch truật 40g, Bạch linh 40g, Chích thảo 20g.

Sài hồ sơ can tán:  Sài hồ 8g, Hương phụ 6g, Chích thảo 2g, Bạch thược 6g, Chỉ xác 6g,  Trần bì 8g, Xuyên khung 6g. Tán bột, ngày uống 8g. Có thể sắc uống.  

Bổ Khí cho Thận:

Kim quỹ thận khí hoàn (Can địa hoàng (Sinh địa) 32g, Sơn dược 16g, Sơn thù (sao rượu) 16g, Phục linh 12g, Trạch tả 12g, Đan bì 12g, Quế chi 8g, Phụ tử (chế) 8g.   

 

BỔ HUYẾT

Các vị thuốc bổ huyết: Thục địa, Đương quy, Bạch thược, Tang thầm, Hà thủ ô đỏ, Long nhãn, Cao quy bản, Lộc nhung…

Tứ vật thang (Thục địa 16g, Đương quy 12g, Bạch thược 8g, Xuyên khung 4g).

Đương quy bổ huyết thang, Hoàng kỳ 20 - 40g, Đương qui 12 - 16g. Cách dùng: sắc nước uống.

Quy Tỳ thang ( Nhân sâm ( Đảng sâm) 12g, Phục thần 12g, Toan táo nhân sao 12 - 20g, Viễn chí 4 - 6g, Hoàng kỳ 12g, Mộc hương 4g, Bạch truật 12g, Long nhãn nhục 12g, Đương qui 8 - 12g, Chích thảo 4g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 2 - 3 quả. Cách dùng: sắc nước uống.

BỔ KHÍ HUYẾT

Bát trân thang (hoàn): Là bài Tứ vật (Thục địa, Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung) + Tứ quân (Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo).

Thập toàn đại bổ : Là bài Bát trân + Hoàng kỳ và Nhục quế.

 


 
Replied by luanle (Hội Viên)
on 2014-06-01 03:25:24.0
Thật là một tài liệu bổ ích cho người học đông y.
Cái khó nhất của học đông y là làm sao chẩn đoán bệnh cho chính xác.
Với tài liệu này và nếu được củng cố thêm bởi thiệt chẩn, hoặc thiết chẩn, vọng văn vấn nữa th́ tôi tin người học đông y sẽ có thêm sự tự tin về chẩn trị.
Tôi đă từng mơ ước trong cộng đồng y học sớm có sáng chế về máy bắt mạch để giúp người học đông y thực hành thiết chẩn. Th́ đây, tài liệu này đă có sẵn những thứ đó.
Tôi thích nhất là phần dùng máy đo áp huyết để biết món ăn nào thích hợp cho ḿnh. Tôi sẽ áp dụng để biết sự chính xác của công tŕnh nghiên cứu này.
Cám ơn thầy Đỗ Đức Ngọc đă có sáng kiến dùng máy đo áp huyết trong chẩn trị bằng đông y.
Cám ơn thầy Hoàng Duy Tân đă đúc kết lại có hệ thống, rỏ ràng.
Cám ơn bạn HongTim đă post bài này.
 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org