Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> Bệnh trạng cuối đời của vua Gia Long

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Bệnh trạng cuối đời của vua Gia Long - posted by httinh (Hội Viên)
on September, 09 2014
Gởi các thầy và các bạn tham khảo.

Hồi cứu y sử

1. Ngự dược nhật kư
Sau lễ hội Festival Huế tháng 3/2012, tôi được gặp "nhà Huế học - researcher of Huestudies" GS.BS Bùi Minh Đức (thành viên Hội giáo sư Đại học Hoa Kỳ AAUP - American association of unversity professors) tại tp. Hồ Chí Minh, anh cho tôi đọc tư liệu quí: Châu bản triều Nguyễn (Gia Long tập 5)
Tôi đặc biệt chú ư phần "ngự dược nhật kư" năm Kỷ Măo - 1819, ghi chép lại 94 lần kê toa (gồm 24 bài thuốc) của Thái Y Viện triều Nguyễn, đă dùng để chữa bệnh cho vua Gia Long (Nguyễn Phúc Ánh) (1) từ rằm tháng giêng đến rằm tháng chạp năm này; tôi lưu tâm chi tiết:
- Ngày Bính Tư 18 tháng 11 âm lịch: nhà vua không được khoẻ
- Ngày Kỷ Sửu 1 tháng chạp: nhà vua không ra chầu nữa
- Ngày Đinh Mùi 19 tháng chạp: nhà vua băng hà ở điện Thái Hoà
để làm "nhiệm vụ chuyên nghiệp" của một thầy thuốc VN cổ truyền: hồi cứu y sử hiếm có này, nhằm t́m hiểu (và học tập thêm!) bệnh trạng của vua Gia Long trước khi qua đời (năm Kỷ Măo - 1819) thông qua các bài thuốc mà ông đă dùng.

2. Liệt kê các bài thuốc đông y
2.1. Quí 1 năm Kỷ Măo (1819): các thầy thuốc Viện Thái Y (Nguyễn Tiến Hậu - Đoàn Đức Hoàng - Nguyễn Ngọc Huy - Nguyễn Tiến Bảo - Nguyễn Văn Thành) đă tŕnh tấu nhà vua dùng các bài thuốc (có gia giảm): Bát vị thang, Dị công thang, Bát vị hoàn, Lư trung thang và 03 bài thuốc bôi ngoài da.
2.2. Quí 2 năm Kỷ Măo (1819): các bài thuốc (có gia giảm theo thiết chẩn - tâter le pouls) gồm: Nhân sâm thang, Lư trung thang, Bát vị hoàn, Hương sa lục quân thang, Trà gừng thang, Bát vị thang và 01 bài thuốc bôi ngoài da (do các thầy thuốc điều trị: Nguyễn Tiến Hậu, Đoàn Đức Hoàng, Đoàn Văn Hoà, Nguyễn Tiến Bảo).
2.3. Quí 3 năm Kỷ Măo - 1819: vẫn nhóm thầy thuốc ở quí 2, đă tiếp tục kê toa điều trị cho nhà vua, gồm các bài: Lư trung thang, Bát vị thang, Trà gừng thang, Tứ quân tử thang, Thất vị thang, Sâm linh bạch truật tán, Thọ tỳ thang, Bổ trung ích khí thang, Sâm phụ thang, Vị quan thang.
2.4. Quí 4 năm Kỷ Măo - 1819: Vị quan thang, Lư trung thang, Thất vị thang, Thọ tỳ thang, Bát vị hoàn, Phụ tử lư trung thang, Bát vị thang, Hồi nguyên ẩm, Hồi nguyên cao, Sâm truật phụ thang, Thận khí thang, Sâm phụ thang, Lục vị hồi dương ẩm, Tứ quân tử thang (nhóm thầy thuốc điều trị: Nguyễn Tiến Hậu, Đoàn văn Hoà, Trần Vân Đại)

3. Bệnh trạng nhà vua
Theo biện chứng luận trị của y học cổ truyền phương đông, các bài thuốc (thống kê là 24 bài) được các "ngự y" đă sử dụng chữa bệnh cho vua Gia Long trong năm Kỷ Măo - 1819 (từ tháng Giêng đến trung tuần tháng chạp), là nhằm chữa hội chứng "tỳ - thận lưỡng hư", bởi lẽ căn cứ vào chủ trị mỗi bài thuốc (không kể 4 bài thuốc bôi ngoài da) như sau:
3.1. Chữa tỳ vị hư hàn (2): dị công thang, lư trung thang, nhân sâm thang, hương sa lục quân thang, trà gừng thang, tứ quân tử thang, Sâm linh bạch truật tán, thọ tỳ thang, bổ trung ích khí thang, vị quan thang, phụ tử lư trung thang (11 bài tổng quát chữa hệ tiêu hoá yếu kém)
3.2. Chữa thận dương hư (3): bát vị thang, bát vị hoàn, thất vị thang, sâm phụ khang, hồi nguyên ẩm, sâm truật phụ thang, hồi nguyên cao, thận khí thang, lục vị hồi dương ẩm (9 bài tổng quát phục hồi nguyên dương thận suy thoái)
3.3. Ngoài ra, c̣n có 4 bài thuốc bôi ngoài da để chữa ngứa và mụn nhọt - Theo kinh nghiệm chẩn đoán về trường hợp này: có thể vị hoàng đế bị "dị ứng do kư sinh trùng" gây ra ngứa? Các chủng "chúng sinh nội môi" giun - sán mà không được xuất ra "ngoại môi" hàng năm, th́ chúng tràn ngập các tổ chức thuộc hệ tiêu hoá (ruột, gan, mật, tá tràng ...) rất dễ phát sinh chứng "tỳ vị hư hàn, can khí phạm vị" (cách nói của đông y: chỉ các bệnh chứng RLTH nói chung; nhẹ th́ ăn uống không ngon, không tiêu ... nặng th́ lở loét dạ dày, tá tràng , viêm gan, viêm túi mật, thậm chí c̣n ... xơ gan cổ trướng!
Nhất là ẩm thực của hoàng cung Huế: rất lạ rất ngon với nhiều món "nem rồng chả phượng" - bà con họ tộc "sên, lải" có nhiều cơ hội trà trộn "thâm nhập nội môi", rồi xây dựng "chiến khu" để t́m cách xoá sổ "linh khu" (4) của người sử dụng nó!
4. Nghệ thuật điều trị của các ngự y: là rất thận trọng mỗi khi kê toa chữa bệnh cho nhà vua:
4.1. bồi bổ "nguyên khí tiên thiên" là chức năng thận (chủ yếu thận dương hư cần phải can thiệp nhanh) song hành với việc chữa chứng RLTH (tỳ & vị), từ tháng giêng cho đến tháng 10 năm Kỷ Măo - 1819 (thời gian nhà vua đă vào ngưỡng tuổi U.60, chắc chắn khả năng phồn thực "erectile dysfunction syndrom - yếu sinh lư" là đă xảy ra)
4.2. Hai tháng 11 & 12 âm lịch năm này, có thể vị hoàng đế đă "kiệt sức" chân khí (surmenage grave?), nên các ngự y dồn dập phục hồi "nguyên khí tiên thiên" (vitalité exprimée par rein) cho vua, đó là các bài: thất vị thang - bát vị hoàn - phụ tử lư trung thang - hồi nguyên ẩm - sâm truật phụ thang - thận khí thang - lục vị hồi dương ẩm ... Tôi có nhận định thêm: rất có thể vua GL bị bệnh xơ gan có cổ trướng (cirrhose avec ascite?) mà qua đời ! Bởi v́ các tháng thuộc nửa năm đầu: hội chứng RLTH & ngứa lở ngoài da ... đă là triệu chứng ban đầu của viêm gan hoặc tiền xơ gan c̣n ... bù, mà không được quan tâm?
4.3. Những dược liệu có tính thông thuỷ "lợi tiểu" được huy động như: xa tiền tử, trạch tả, ngũ vị tử, phục linh, mạch môn ... ở những tháng cuối năm 1819, càng chứng tỏ nhà vua bị "bí tiểu tiện" do giai đoạn các thuỳ gan đă cứng (chết) ... và cuối cùng là bài "tứ quân tử thang" (uống vào trung tuần tháng chạp 1819) chỉ là cách "trả lễ vua tôi" của các ngự y, hàm ư: tiếp "khí lực - énergie vitale" lần cuối cho đấng quân vương (để ngài thanh thản sang cơi ... khác), mà không "bị triều đ́nh" thù oán ghép cho tội ... đầu độc vua! Lư do bài "Tứ Quân Thang" là thuốc cổ phương danh chính ngôn thuận (được hội đồng giống như "FDA" (5) của các triều đại công nhận, cho phép dùng rộng răi) đối với giới đông y xưa & nay!

Tạm kết
Trên đây là "cách hồi cứu" các bài thuốc đông y đă chữa cho vua GL (theo lư pháp đông y: hội chứng tỳ - thận lưỡng hư). Người viết đă có suy nghĩ: phải chi thời đó có khả năng "cận lâm sàng" như hiện nay, th́ vị vua "khai sáng triều Nguyễn" đă có thể sống vượt qua năm Kỷ Măo 1819! (v́ phát hiện được sớm bệnh trạng thuộc hệ tiêu hoá, do kư sinh trùng tai hại gây ra.. tổn thương gan! (6)

Lê Hưng VKD
(biên khảo "Nhiếp Sinh")


 
Replied by httinh (Hội Viên)
on 2014-09-09 19:50:55.0
HAI TỜ PHIẾN CHẨN BỆNH CHO VUA GIA LONG CỦA NGUYỄN QUANG LƯỢNG

NGUYỄN THỊ DƯƠNG

Viện Nghiên cứu Hán Nôm

T́m hiểu tài liệu Đông y Việt Nam, dễ nhận ra một điều đáng tiếc là hầu hết các danh y có trước thuật chỉ để lại các tác phẩm có tính chất kinh điển hay có phần thực tiễn hơn là các phương thuốc chứ hầu như không mấy ai để lại những ghi chép về thực tiễn lâm sàng, trong khi hệ thống tư liệu ¿y án¿ này mới thực sự phản ánh tŕnh độ chẩn bệnh và điều trị của các y gia, một hệ thống làm nên nét độc đáo của Đông y Việt Nam ngày trước. Hai tờ phiến chẩn bệnh cho vua Gia Long của Nguyễn Quang Lượng là một trong những ngoại lệ hiếm hoi nói trên.

Nguyễn Quang Lượng (1777-1847) húy là Lượng, biệt danh là Trần Quang Chiếu, sau khi theo nghiệp y tự hiệu là Lượng Trai Y sinh, rồi đổi hiệu Thanh Trai. Thuở nhỏ ông theo học Tri huyện Thanh Lâm La Khê công, sau lớn theo học Hoàng giáp Bối Khê, có tài văn chương, nhưng đi thi nhiều lần không đỗ. Do thể chất yếu đuối, ông được người bác là Nguyễn Quang Tuân - từng giữ chức Thị nội Thái y viện Đại sứ triều Lê truyền dạy cho nghề y, với các sách nền tảng là Linh khu, Tố vấn, Cảnh Nhạc (toàn thư), Phùng thị (cẩm nang). Ông mau chóng lĩnh hội được yếu chỉ của Đông y, đặc biệt về phương diện ¿điền hư bổ tổn¿ th́ nổi tiếng một thời, chữa trị cho nhiều người, được tôn là Nho - Y tiên sinh.

Năm Gia Long 18 (1819) vua Gia Long bệnh không dự triều, ông được Chưởng Hậu quân Tổng trấn Bắc thành Lê Chất dâng sớ tiến cử vào kinh, được chỉ truyền vào hầu chẩn ngự mạch. Sau khi phụng mệnh chẩn mạch, ông làm phiến tâu về bệnh t́nh nhà vua, quả đúng như lời ông nói (tháng 11 ông khám bệnh xem mạch, tới ngày mười chín tháng 12 th́ vua băng). Sau đó các ngự y đều bị trách phạt, riêng ông được miễn. Vua kế vị là Minh Mạng ra chỉ dụ bổ ông vào Thái y viện nhưng vốn không muốn làm quan, ông lấy cớ chăm sóc mẹ già xin lui về. Lúc thư nhàn ông thích ngâm vịnh, ông giỏi về quốc âm, có trước thuật.

Về trước tác của Nguyễn Quang Lượng hiện c̣n Nam dược tập nghiệm quốc âm ca, ngoài ra theo bản La Khê Nguyễn thị gia phả(1) th́ ông c̣n trước tác các sách: Lư tục phú, Tụ tam đổ phú, Huấn điều giải âm diễn ca, Tam tự kinh diễn âm ca, Sơ học vấn tân giải âm diễn ca, Âm chất văn diễn ca. Trong gia phả có phần Di văn thu lục, chép lại các tờ phiến tấu của Nguyễn Quang Lượng (bấy giờ lấy tên là Trần Quang Chiếu) dâng lên Gia Long và Minh Mạng. Đây là những tư liệu y học quư, thể hiện tŕnh độ chẩn trị của Nho - Y tiên sinh, nhất là bấy giờ các ngự y chăm sóc cho Gia Long đều đă tỏ ra bất lực(2). Sau đây là toàn văn hai tờ phiến tấu của Nguyễn Quang Lượng khi được triệu vào chẩn bệnh cho Gia Long.

Tạm dịch:

Y sĩ Bắc Thành thần Trần Quang Chiếu chắp tay cúi đầu trăm lạy, kính cẩn dâng khải tâu trần.

Chứng bệnh đi lỏng khi mới phát tác, dùng phương b́nh thường là đỡ; bệnh đă lâu ngày th́ đa phần do tỳ thận hỏa hư hàn gây nên, nhưng nếu nguyên nhân tại tỳ th́ bệnh ở phần nông, nguyên nhân tại thận th́ bệnh đă vào sâu. Gốc của hậu thiên ở tỳ, c̣n gốc của tiên thiên là ở thận. Xem sách Cảnh Nhạc viết: [Khi] Xuân khí bắt đầu sau, Tam dương(3) từ đất dấy lên th́ vạn vật được hóa sinh, lẽ nào chẳng phải là dương khí của mệnh môn ở dưới, chính là mẹ của tỳ thận đó sao. Lại viết: Ngũ tạng bị tổn thương, xét đến cùng ắt tại thận. Lại viết: Rốt cuộc chớ có quên thận, thận chính là chủ(4) của tiên thiên; chữa chứng tiết tả lâu ngày mà không biết điều trị thận th́ chẳng phải là đạo t́m gốc vậy. Là bởi chứng bệnh này vốn là do thiếu hỏa hạ suy gây nên, v́ thế vào mùa xuân, mùa hạ, có được dương khí vượng nên bệnh giảm; tới mùa thu mùa đông lạnh giá, bệnh lại tăng lên. Nay thần phỏng đoán, trị chứng tiết tả lâu ngày không ngoài việc trị tỳ thận cho khá lên rồi mới bắt đầu dùng phép bồi bổ tỳ; vào giờ Măo, Dậu nên dùng bài cổ truyền Sâm phụ thang(5), gia thêm 5 tiền Phục linh để tẩm thấm trung châu; gia thêm 7 phân Ngũ vị để trợ giúp quyền thu nhiếp. Có khi thay dùng bài Lục vị hồi dương ẩm(6), Thục địa sao thơm. C̣n như phép bổ thận hỏa, nếu thấy hạ hăm hậu trọng(7) th́ vào giờ Tư, giờ Ngọ nên dùng thang Bát vị(8), giảm Mẫu đơn, tăng Hoài sơn, gia thêm Ngũ vị, Phá cố, đó là phương bổ thận hỏa mà mang cái lẽ khai hợp thăng giáng. Nếu thấy đi ngoài quá lỏng, khó kiềm chế được th́ nên đổi dùng bài Hữu quy(9) bỏ (Lộc giác) giao, (Đương) quy, gia thêm Ngũ vị, đó là phương bổ thận hỏa mà lại có công dụng phong chấp bế tàng. Mối quan hệ giữa tỳ và thận như vậy càng nên xin [nhà vua] tiết chế ẩm thực, chú ư chuyện nghỉ ngơi th́ việc điều trị chứng đi ngoài không phải lo lắng ǵ nữa.

Thần học thuật thô thiển, nay vâng mệnh được tới hỏi tường tận bệnh t́nh, thần đâu dám không tỏ ḷng ngu trung, may ra trong ngàn điều nghĩ trúng một điều, ngàn vạn lần trông ngóng. Thần xin kính cẩn dâng khải.

Ngày tháng 11 năm Gia Long thứ 18 (1819).



Tạm dịch:

Y sĩ Bắc Thành thần Trần Quang Chiếu chắp tay cúi đầu trăm lạy, kính tâu trần việc phụng chẩn ngự mạch.
Mạch bộ Quan bên tả thuộc can mộc, có phần hơi lấn lướt tỳ thổ; mạch bộ Quan bên hữu cùng với bộ Xích hai bên th́ vi, trầm, thiếu lực, ư phỏng âm dương đều hư mà chân dương (hư) lại càng trầm trọng, e rằng vào mùa xuân mộc vượng (ngày hai mươi mốt tháng chạp năm đó là Lập xuân), can mộc lấn át tỳ, ắt sẽ thấy bệnh phát nặng. Thần vô cùng sợ hăi, run rẩy kính cẩn tâu bày (Vua băng ngày 19 tháng 12 năm ấy)(10).

Ngày tháng 11 năm Gia Long thứ 18 (1819).

Trong tờ phiến ông không chỉ phân tích kỹ lưỡng nguyên nhân bệnh trạng nhà vua mà c̣n đưa ra đường hướng trị liệu cụ thể: đó là trị tỳ thận cho khá lên rồi mới dùng phép bổ tỳ (thang Cổ sâm phụ hoặc thay dùng bằng Lục vị hồi dương); c̣n bổ thận hỏa th́ dùng Hữu quy hoặc Bát vị tùy theo triệu chứng đi kèm và c̣n đưa cả giờ giấc cụ thể dùng từng loại thuốc.

Giở xem lại phần Ngự dược nhật kư trong Châu bản triều Nguyễn th́ thấy khác với những tháng trước nhật kư tháng 11 gần như là ngày nào cũng chép, thậm chí có ngày c̣n chép hai lần, có lẽ do bệnh t́nh Gia Long đă trở nặng. Theo nhật kư th́ từ ngày 1/11 tới ngày 13/11 các bài thuốc dùng là Thất vị và Thọ tỳ; từ ngày 14/11 tới ngày 19/11 là các bài Bát vị và Thọ tỳ; từ ngày 20/11 tới ngày 30/11 là Bát vị và Lư trung (có thêm vị). Có thể thấy các ngự y trong cung lần lượt kê đơn thuốc cho Gia Long khác với Nguyễn Quang Lượng, đến ngày 12 tháng 12 mới thấy ghi thang Sâm phụ và ngày 13 tháng 12 dùng thang Lục vị hồi dương ẩm. Điều này chứng tỏ đơn thuốc Nguyễn Quang Lượng dâng lên trong tháng 11 đă không được Ngự y viện thực hiện ngay, mà măi tới gần tới ngày cuối đời của Gia Long mới thấy ghi hai phương thuốc mà ông đề cập. Cần nhắc lại rằng theo Nguyễn Quang Lượng dự đoán trong tờ phiến th́ tới Lập xuân tức ngày 21 tháng giêng năm đó, bệnh vua sẽ phát nặng, quả nhiên tới ngày 19 Gia Long qua đời. Có thể chính v́ thế mà sau khi Gia Long chết, các ngự y trong cung đều bị trách phạt, chỉ riêng ông được miễn.

Trước nay khi nghiên cứu về Đông y Việt Nam, nhiều người chỉ chú trọng tới các trước tác kinh điển nặng về lư thuyết, nhưng thật ra các trước tác ấy vẫn chưa thoát ra khỏi bóng râm của lư thuyết Đông y Trung Hoa. Những tài liệu ¿y án¿ loại hai tờ phiến tấu nói trên của Nguyễn Quang Lượng mới thực sự cho thấy tŕnh độ y học và bản lĩnh nghề nghiệp của Đông y giới Việt Nam thời phong kiến nói chung. Việc đi sâu t́m hiểu mảng tư liệu nhiều năm qua gần như đă bị quên lăng này do đó có thể góp phần soi rọi nhiều khía cạnh quan trọng trong lịch sử Đông y Việt Nam.



Chú thích:

(1) Tài liệu chữ Hán chép tay, kư hiệu A.1039, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

(2) Trong Châu bản triều Nguyễn có phần Ngự dược nhật kư chép về việc chẩn mạch khám bệnh chăm sóc cho vua Gia Long của các Ngự y trong cung từ lúc vua nhuốm bệnh cho tới khi qua đời. Xin xem Nguyễn Thị Dương, Giới thiệu một số Châu bản triều Nguyễn với việc chăm sóc sức khỏe vua Gia Long, Thông báo Hán Nôm học 2007, H. 2008, tr.173-184.

(3) Tam dương: tức tam dương khai thái. Bắt đầu từ sau tiết Đông chí là Nhất dương. Sau tiết Tiểu hàn là Nhị dương. Sau tiết Đại hàn là Tam dương khoảng 15, 16 ngày đến tiết Lập xuân.

(4) Nguyên văn ¿bắc khuyết¿.

(5) Sâm phụ thang: trong sách Thế y đắc hiệu phương, có công dụng trị âm dương khí huyết bạo thoát, thượng khí suyễn cấp, ra mồ hôi trộm, đầu váng vất, chân tay lạnh (quyết nghịch), đại tiện tự lợi hoặc bụng rốn đau, nấc nhiều không ăn được, hoặc mồ hôi nhiều, co gân; đổ mồ hôi sau khi sinh, đầu gáy cứng đơ, lưng uốn cong và trường hợp mắc bệnh đậu, dương khí hư hàn, nghiến răng, run lạnh, chân tay đều lạnh, đi ngoài, uống nước sôi không thấy nóng¿(Trung Quốc y học đại từ điển, Thương vụ ấn thư quán, In lần thứ 4, Thượng Hải 1957, tr.2450)

(6) Chép trong sách Nghiệm phương, có công dụng đại bổ nguyên khí, trị tiểu nhi khí huyết vốn hư, đậu sang hoặc uống nhầm phải lương dược, ẩu thổ tiết tả, sắp thành mạn kinh, nguy cơ chỉ trong khoảnh khắc (tr.433).

(7) Chỉ việc đi ngoài khó khăn, như bị hăm lại, muốn đi mà phân không ra được.

(8) Bát vị: tên phương, chủ trị mệnh môn hỏa suy và thận hư, hoặc mệnh môn hỏa suy và tỳ hư, hoặc đi lỏng, ăn vào khó tiêu hóa¿

(9) Hữu quy: ở đây tức Hữu quy hoàn 右归丸 có tác dụng bổ thận, điều tinh, trị chứng thận dương bất túc, thành phần bài thuốc gồm phụ tử, nhục quế, lộc giác giao, thục địa, sơn thù du, câu kỷ tử, sơn dược, thố ty tử, đỗ trọng, đương quy.
(10) Theo La Khê Nguyễn thị gia phả, trang 3-34. Trong tờ phiến thứ hai có hai câu ¿Thị niên¿ Lập xuân¿ và ¿Đế băng¿ cửu nhật¿ có lẽ là chú thích của người chép hai tờ phiến này trong nguyên bản, ở đây chúng tôi phân biệt bằng cách để vào giữa hai ngoặc đơn.

Tài liệu tham khảo:

- La Khê Nguyễn thị gia phả, bản chữ Hán, kư hiệu A.1039, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

- Châu bản triều Gia Long, tập 5. Cục Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Hà Nội.

- Trung Quốc y học đại từ điển, Thương vụ ấn thư quán, In lần thứ 4, Thượng Hải 1957./.

(Thông báo Hán Nôm học 2009; tr.296 -301)


 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2014-09-13 16:28:39.0
Trên lâm sàng tôi thường gặp các bệnh nhân thuộc hạng đại gia, bị bệnh chỉ muốn khỏi ngay, tốn bao nhiêu tiền cũng được nhưng bệnh lại cứ dai dẳng không đi, trong khi những người lao động b́nh dân không đủ tiền mua thuốc, tôi vẫn thường giúp cho thuốc không tính tiền mà chỉ uống vài thang là khỏi bệnh. Cũng theo nhận xét này, các vị vua khi bị bệnh thường rất nặng và rất khó chữa trị v́ nhiều lư do.

Người càng có quyền lực, càng giàu có, ăn ngon, mặc đẹp th́ khi bị bệnh càng khó trị. Người b́nh dân lao động khi bị bệnh chỉ cần bồi bổ 1 chút là sức khỏe hồi phục, người giàu có đă bồi bổ suốt ngày rồi nên bồi bổ không có tác dụng nữa. Người b́nh dân luôn chăm chỉ làm lụng, có bị oan ức, thất thế chút đỉnh cũng bỏ qua dễ dàng nên tỳ vị khỏe mạnh can khí thư thái. Người giàu có, nhiều quyền lực khi gặp sự không vừa ư liền nổi giận, không biết nhường nhịn ai nên dễ bị can uất tỳ hư lại thêm các thức ăn nặng trọc thường xuyên do đó thường bị bệnh về tiêu hóa. Vua là khó trị nhất v́ có quyền lực quá cao mà tính kiên nhẫn lại không có, khi bệnh cũng không chịu kiêng cữ chỉ muốn cái tâm được thỏa măn ngay, nên phần nhiều các ngự y đều lấy "an toàn" làm đầu, khó mà vận dụng hết y thuật của ḿnh, ít dám dùng toa mạnh, thường hay chữa vào ngọn để vua cảm thấy được thoải mái v́ vậy gốc bệnh khó chữa, càng lâu ngày càng nặng. Hơn nữa bệnh của vua thường là bệnh do thất t́nh (hỉ (vui), nộ(giận), ái(thích), ố (ghét), bi (buồn), tư (lo âu), khủng (sợ sệt)) thái quá gây ra nên thuốc trị cũng không khỏi được. Hầu hết các danh y yêu nghề (và yêu đời) khi được mời làm ngự y cho vua đều t́m cách từ chối.

Sự khác biệt về bệnh tật ở người giàu và người b́nh dân là luật bù trừ của tạo hóa hay nói theo dịch lư là tính 2 mặt (âm dương) của tất cả sự vật. Cũng tương tự, người nam thuộc phái mạnh nhưng dễ bị bệnh hơn, bệnh thường nặng hơn và chữa trị lâu hơn, người nữ thuộc phái yếu nhưng lại ít bệnh tật hơn, bệnh thường nhẹ và dễ chữa hơn bệnh ở nam giới rất nhiều. Nội Kinh nói "Âm với dương là trước sau của muôn vật" thật là chí lư vậy.
Phó
 
Reply with a quote
Replied by luanle (Hội Viên)
on 2014-09-14 21:50:28.0
Tôi cũng xin bàn góp thêm vài ư:
Các vị chân sư dạy rằng "tướng do tâm phát, bệnh do tánh sanh". Tánh ở đây là là danh từ đạo học, c̣n nếu nói theo chuyên môn đông y th́ cái tánh đó là do thủy hỏa thể hiện. Lăn Ông có bàn về thủy hỏa như sau:"Tánh của HỎA bốc trở lên thời phải đem trở xuống, tánh của THỦY nhuận trở xuống thời phải đem trở lên".
Nếu xét theo khía cạnh này th́ các ông vua hoàn toàn đi ngược lại ư của Lăn Ông. Cho nên các ông vua có bệnh rất khó chữa trị đúng như thầy Phó đă nói. Từ xưa đă không ít các ngự y bị chém đầu trong khi trị bệnh cho vua.

Xét về Hỏa th́ sao? Thế nào là Hỏa ưa thăng cần phải giáng xuống? Đó là nói về tánh cố chấp, cậy quyền, cậy tài, chỉ cho ḿnh là đúng, tự ái cao ngất, dễ nổi giận, tham lam vật chất hướng ngoại không biết bao nhiêu cho vừa, rồi đến lạm dụng quyền lực,... Có ông vua nào không bị mắc kẹt trong tánh đó? Các tánh đó khi được dịp thể hiện sẽ khiến cho tâm hỏa của người bốc lên, khiến cho khí huyết đảo lộn mà ít ai biết. Đối với người dân thường những tánh này đă mạnh nhưng ít có dịp thể hiện nên ít gây tổn hại. Trong khi đó, các ông vua tánh lại càng mạnh hơn, luôn luôn có dịp thể hiện, càng rất khó dẹp. V́ vậy các vị tu hành, hoặc dưỡng sinh đều khuyên hành giả thực hành hạnh khiêm cung, nhẫn nhịn, hồi quang hướng nội,... là để dưỡng tâm hỏa cho mục tiêu dưỡng sinh. Lăo Tử viết "hư kỳ tâm" chính là cho mục tiêu 'dưỡng hỏa'.

Xét về Thủy th́ sao? Ông vua nào mà không có vài trăm cung phi mỹ nữ. Chỉ riêng việc nh́n ngắm họ thôi cũng đủ khiến cho thủy giáng, c̣n nói chi đến gần gủi họ? Nếu thủy giáng th́ lấy nguyên khí đâu mà bồi bổ cơ thể. Dẫu có cho uống thuốc bổ cũng chỉ là cách tạm bợ cấp kỳ, chứ không thể trị tận gốc về bệnh suy nhược của cơ thể. Lăo Tử viết "thực kỳ phúc" là nhắc nhở 'dưỡng thủy'.

Nếu tôi là người trị bệnh cho ông th́ tôi sẽ bắt ông ăn cháo trắng với tương (miso) trong vài tháng & tịnh tâm để dưỡng hỏa; đồng thời kiêng cử, tiết dục trong 1 năm để dưỡng thủy. Nếu tôi đưa chương tŕnh điều trị này ra th́ chắc chắn sẽ bị kết tội khi quân, và có thể bị chém đầu ngay lập tức. Tôi sẽ không bao giờ có dịp áp dụng cách trị liệu này cho vua? :-))

 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org