Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> Âm dương - 1 số thắc mắc mong các thầy giải đáp

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Âm dương - 1 số thắc mắc mong các thầy giải đáp - posted by PhapLuanCong (Hội Viên)
on September, 18 2014
Chào các thầy và các huynh đệ trên diễn đàn yhct. Em có 1 số câu hỏi mong các thầy và các huynh đệ tư vấn giải đáp dùm em như sau :
1. Thuốc bổ thận dương và thuốc bổ thận tráng dương là khác nhau đúng không ạ?
2. Các vấn đề về suy giảm chức năng t́nh dục như nhược dương,dương nuy,tảo tiết...th́ bài bát vị và lục vị có giải quyết được không ạ. Có chăng bài bát vị phải gia giảm thêm các vị tráng dương như dâm dương hoắc hay nhục thung dung mới giải quyết được vấn đề này?
3. Có kiến thức cho rằng trong cơ thể người. Phần âm luôn thiếu,phần dương th́ thừa. Quan điểm này đúng hay sai ạ?
4. Tuổi trẻ có nên hạn chế dùng các thuốc tráng dương?
5. Tuổi trẻ lạm dụng thủ dâm th́ thận nào bị ảnh hưởng và suy yếu trước tiên?
6. Những sản phẩm là Thực phẩm chức năng có khả năng chữa được bệnh không ạ?
 
Replied by justme (Hội Viên)
on 2014-09-19 02:25:30.0
Kính gửi các Thầy và các bạn:

Các Thầy và các bạn cho em hỏi vị thuốc Kư Quả là vị ǵ ah? trong mục dược vị không có h́nh của vị thuốc này nên em không rơ vị thuốc này trông như thế nào. Mong các Thầy giải đáp giúp em ah.

Just
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2014-09-19 11:50:22.0
@Trung:
1. Có rất nhiều toa thuốc bổ thận dương. Dương ở đây là phần dương theo học thuyết âm dương (phần đối với phần âm). Nhưng có 1 số loại thuốc bổ "dương" giúp tăng cường khả năng sinh lư, kích thích ham muốn, tăng độ cương cứng và thường có thêm chữ "tráng" dương hoặc "cường" dương (chữ dương ở đây ám chỉ dương vật). Những loại thuốc này cũng có tính bổ dương nhưng thiên về chức năng hơn là trị bệnh. Không ít bệnh nhân do thủ dâm và sắc dục quá độ dẫn đến thận dương suy, khả năng sinh lư suy giảm, mua thuốc tráng dương uống khiến ham muốn càng tăng lên, thận càng bị suy bại nặng nề cuối cùng phải đi chạy thận rồi đổ thừa là do uống thuốc bắc nhưng thực tế là do uống sai thuốc.

2. Như đă nói trên, các toa bổ âm dương có vô số. Phải tùy theo bệnh chứng mà dùng. Âm dương không phải là đơn vị cố định và có thể đo lường được. Âm dương tiêu trưởng, luôn chuyển hóa cho nhau. Bổ âm cũng chính là bổ dương, bổ dương cũng chính là bổ âm. Sự bổ âm dương chính là để cho sự chuyển hóa được điều ḥa trở lại. Bổ không thích hợp th́ sự chuyển hóa càng rối loạn, bệnh càng nặng hoặc chẳng có tác dụng ǵ. Tôi không thể nói là toa nào dùng cho trường hợp nào để tránh các bạn mới nghiên cứu về Đông y bị ngộ nhận.

3. Âm là cơ sở vật chất để sinh dương, dương là năng lực để sinh ra âm. Âm luôn bị tiêu hao trong quá tŕnh sinh dương v́ vậy chúng ta phải ăn uống thêm hàng ngày để bù lại, thức ăn vào cơ thể nhờ dương khí mà tiêu hóa được mới sinh ra âm. V́ vậy hễ âm sung túc là dương sung túc. Muốn âm sung túc th́ phải có tiếp tế thêm từ ở ngoài (do ăn uống), nếu ngưng tiếp tế là âm sẽ bị bất túc (hao hụt). V́ vậy nói âm thường bất túc, dương thường hữu dư.

4. Đă giải thích ở phần 1

5. Đă giải thích ở phần 3. Âm thường bất túc nên thủ dâm và sắc dục quá độ th́ âm hư trước. Khi dương hư là âm đă hư nặng rồi.

6. Ăn uống điều độ và thích hợp với cơ thể th́ có thể ngừa và chữa được bệnh.

Phó
 
Reply with a quote
Replied by PhapLuanCong (Hội Viên)
on 2014-09-19 14:22:56.0
Cảm ơn thầy phó đã bớt thời gian bổ túc y lý cho học trò. Vậy đúc rút lại trong cơ thể, sinh âm,sinh dương,sinh thủy ,sinh hỏa đều là do tạng thận quyết định phải không ạ. Theo y lý trong sách vở cũng như của các thầy vẫn nói là âm dương nương tựa vào nhau,chân âm và chân dương giao hòa tương hỗ lẫn nhau không bên nào mạnh hơn bên nào. Nó cũng là gốc rễ của sự sống...Thầy cũng nói là âm sinh dương. Khi dương hư tức là âm đã hư nặng rồi. Vậy thấy dương hư thì cứu âm luôn phải không ạ. Vì các thầy bảo là phải xét xem thận nào suy hơn thì bổ thận đấy trước??? Học trò cũng băn khoăn 1 điều đó là 1 số người mất hẳn 1 bên thận vì lý do nào đó( bán, cho, bị lấy cắp...) vậy bên còn lại phải dựa vào đâu để sinh,để nương vào? Hay trong cơ thể còn tạng nào khác có khả năng sinh âm sinh dương để cho trái thận còn lại nương vào? Nếu không có thì chắc chắn họ sẽ bị thêm nhiều bệnh tật thậm chí vong mạng vì chỉ còn 1 nửa âm hoặc 1 nửa dương ư? ?
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2014-09-19 19:57:02.0
Chào Trung,
Ngũ tạng lục phủ đều có âm dương không riêng ǵ tạng thận. Trên nguyên tắc, bổ dương luôn cần bổ âm v́ âm là cơ sở sinh ra dương. Ví dụ như các toa bổ dương thông dụng Bát Vị Quế Phụ, Kim Quỹ Thận Khí Hoàn, Hữu Quy Ẩm, Hữu Quy Hoàn, v.v. đều phải có vị bổ âm đi theo. Những toa bổ âm th́ không cần phải có vị dương ví dụ như Lục Vị Hoàn, Bổ Âm Hoàn, Tả Quy Ẩm, v.v. Trên lâm sàng luôn phải linh động, phải phân biệt được mức độ hư yếu của âm dương mà biến đổi. Bổ âm hơn mức cần thiết sẽ khiến hàn tà xâm nhập, bổ dương quá mức cần thiết sẽ làm hại đến chân âm. Có lúc cần phải kết hợp bổ âm nhiều bổ dương ít, có lúc phải bổ dương nhiều âm ít tùy theo t́nh trạng âm dương suy yếu như thế nào. Trường hợp âm tà quá mạnh hoặc dương khí sắp tuyệt th́ chỉ cần cứu dương mà không cần bổ âm như những toa Phụ Tử Lư Trung, Sâm Phụ Thang. Dùng thuốc đúng mức với sự hư yếu là hiệu quả cao nhất và là đỉnh cao của lâm sàng.

Những người bị mất 1 thận th́ chắc chắn là sức khỏe không thể b́nh thường được đó là v́ sức của tạng thận chỉ c̣n 1 nửa (nhưng vẫn có âm dương). Không thể làm việc quá sức được, không thể vác nặng được, không thể sắc dục quá độ được, ăn uống phải luôn tuân thủ chế độ kiêng cữ, không rượu bia, thuốc lá, và thường xuyên bị các triệu chứng của thận suy như đau lưng, nhức mỏi, cảm cúm v.v. Nếu kiêng cữ và sinh hoạt lành mạnh th́ vẫn c̣n được 5 phần sức của tạng thận. Những người bị thận lao, hư lao th́ tạng thận có khi c̣n chưa được hai ba phần sức mặc dù vẫn c̣n cả 2 quả thận nhưng vẫn sống và sinh hoạt được. Hiến thận cho người khác là 1 việc làm cao cả, 1 hy sinh rất lớn. Đối với YHHĐ, hiến 1 thận th́ cuộc sống vẫn b́nh thường là v́ quan niệm về y học khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là do sự tế nhị.
Phó
 
Reply with a quote
Replied by PhapLuanCong (Hội Viên)
on 2014-09-19 20:33:05.0
Cái "tiểu vũ trụ" của chúng ta thật rắc rối. Nhiều góc cạnh đă qúa trừu tượng mà nghiên cứu hoài cũng không hết phải không thầy. Học tṛ mông muội. Hiểu biết không thông. Rất cám ơn thầy phó đă bớt thời gian giải đáp những thắc mắc của tṛ. Một lần nữa xin kính chúc sức khỏe thầy phó nha. Em hỏi câu này hơi ngoài lề 1 chút: chắc thầy phó ít khi bị ốm đau bệnh tật lắm nhỉ.?hihi
 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org