Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> xin hỏi giờ nấu thuốc

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
xin hỏi giờ nấu thuốc - posted by Tàn Dạ (Hội Viên)
on August , 31 2015
như đề. tôi muốn nhờ mọi người giải đáp giờ nấu thuốc ảnh hưởng như thế nào đến thuốc. và sách thuốc về luyện đan dược ạ
 
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2015-09-03 17:39:14.0
Chào Tàn Dạ,
Bất cứ lúc nào có th́ giờ là có thể nấu thuốc được. Giờ uống thuốc th́ quan trọng nhưng giờ nấu thuốc th́ không quan trọng. Đông y chỉ có thuốc sắc (thuốc nước), thuốc hoàn (làm từ bột thuốc) và thuốc tán (thuốc bột), không có đan dược.

Đan dược là cách nấu thuốc lấy nước đặc rồi cô lại chỉ c̣n lấy tinh chất thật đặc. Việc luyện đan có thể mất nhiều ngày thậm chí cả tháng và chỉ đọc thấy trong truyền thuyết. Ngày nay có nhiều loại máy sắc thuốc tự động, cô đặc lại rồi đóng thành viên nhộng nước. Đây có thể coi là đan dược của hiện đại.
Phó
 
Reply with a quote
Replied by Tàn Dạ (Hội Viên)
on 2015-09-05 03:40:28.0
dạ vậy xin hỏi PhoHVB giờ uống thuốc quan trọng như thế nào vậy. có thể nói rơ hơn được không. trk giờ tôi biết th́ uống trước ăn để hạ tiêu, sau ăn thượng tiêu. ngoài ra c̣n ư nghĩa khác. và đan thuốc cũng không hẳn là dạng cao nấu. rất nhiều bài có chữ đơn sau nhưng cũng là dạng tán cả. trân thành cảm ơn

 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2015-09-05 06:02:06.0
Chào Tàn Dạ,
Đan dược không phải là thuốc đơn (hoàn) làm bằng bột thuốc như của Đông y. Như tôi đă nói trên đan dược không phải của Đông y. Thuật luyện đan bắt nguồn từ các đạo sỹ thời cổ. Họ cho rằng các loại bảo vật quư giá như vàng, bạc, châu báu là tinh hoa của trời đất kết thành. Nếu đem chế thành thuốc uống th́ sẽ được trường sinh bất lăo. Họ dùng Đan sa nấu với vàng, ngọc (nghiền vụn thành bột) cộng với các loại dược liệu quư hiếm như Nhân sâm ngàn năm, sừng tê, v.v. Sau nhiều ngày nấu ở nhiệt độ cao th́ kim loại tan ra thành nước, hoà vào với các dược liệu. Sau đó nước thuốc được chắt ra, cô đặc lại thành viên thuốc gọi là đan dược hay kim đan. Quá tŕnh luyện đan này do làm từ kim loại nên phải mất rất nhiều ngày mới làm cho kim loại tan ra được (chủ yếu là nấu đan sa với vàng). Kỹ thuật luyện đan có thể nói là các phương pháp luyện kim đầu tiên của nhân loại. Các loại thư tịch cổ về kỹ thuật luyện đan có vài bộ như Thái Thanh Kim Dịch Thần Đan Kinh, Hoàng Đế Cửu Đỉnh Thần Đan kinh nhưng đều không nói rơ ràng về kỹ thuật luyện đan. Sở dĩ các kỹ thuật luyện đan (hay luyện thuốc trường sinh bất lăo) này bị thất truyền là v́ thuốc này thường được làm cho vua dùng. Tất nhiên là vua nào uống vào cũng quy tiên sau vài ngày (có khi chỉ vài phút) do ngộ độc và đạo sỹ bị đem ra chém đầu nên không kịp viết sách. Tất cả các loại đan dược đều dùng thành phần chính là Đan sa nên mới gọi là luyện đan và đan dược. Chữ "đan" là từ Đan sa chứ không phải là "đơn" (thuốc hoàn) của Đông y. Nói tới luyện đan là nói tới các truyền thuyết về thuốc trường sinh bất lăo và hoàn toàn không dính ǵ tới Đông Y v́ vậy khi Tàn Dạ hỏi về thuật luyện đan tôi không muốn đi sâu vào v́ nó không thích hợp với Diễn Đàn này. Nhưng thấy Tàn Dạ hiều lầm đan dược là thuốc hoàn thuốc tán nên tôi mới nói ra để tránh những người khác bị ngộ nhận.

V́ đan dược được chiết xuất ra từ tinh chất của các dược liệu (không có bă thuốc hay bột thuốc) nên tôi mới nói viên thuốc nhộng nước có thể dược coi là dạng gần nhất với đan được.

Thời gian uống thuốc ngoài uống lúc đói hay no c̣n cần phải uống vào giờ khắc vận hânh của dương khí. Tuỳ theo tính chất âm dương ngũ hành của toa thuốc, tuỳ theo thời khắc của năm tháng ngày giờ, tuỳ theo tính chất của bệnh tật mà người thầy thuốc sẽ dặn bệnh nhân uống thuốc vào lúc nào là thích hợp nhất. Cũng cùng 1 toa thuốc mà uống đúng giờ sẽ khỏi bệnh, uống sai giờ bệnh nặng thêm. Có thầy thuốc chữa măi cho bệnh nhân mà không khỏi, bệnh nhân mời thầy khác lại. Thầy thuốc tới sau chuẩn bệnh và xem toa rồi vẫn dặn uống tiếp cùng toa đó nhưng uống vào giờ khác thế là chữa được. Có những bệnh tại sao cả ngày th́ không sao nhưng tới chiều tối th́ phát nặng? có người hay đổ mồ hôi ban ngày có người lại vào ban đêm, v.v. đó đều là sự khác nhau về tính chất của bệnh tật và thời gian uống thuốc cũng như liều lượng thuốc đều rất quan trọng. Kiến thức này là kết hợp của hiểu biết về dược học, lâm sàng, cũng như ngũ vận lục khí. Tàn Dạ có hứng thú về đề tài này th́ có thể nghiên cứu thêm về Dịch Lư và Nội Kinh th́ sẽ nắm được.
Phó
 
Reply with a quote
Replied by Tàn Dạ (Hội Viên)
on 2015-09-05 08:53:50.0
cám ơn pho. tôi nhớ xưa thầy dậy là đan là những thuốc có áo chu sa. nhưng khi xem nhiều bài thuốc th́ vẫn có chữ đan, đơn sau các bài nên tôi vẫn phân vân, c̣n thuật luyện đan dùng từ đan và đơn th́ tôi cũng đă từng đọc qua. chỉ là bản thân hứng thú với thuật ấy mà thôi. c̣n về nội kinh và dịch lư th́ dù đă đọc nhiều lần nhưng để hiểu quá khó, mà giờ liêu những cái theo ngày giờ liệu có đúng với thời tiết thay đổi như nay. vậy nên tôi nghĩ vấn đề này chắc nên chốt lại tại đây.
Rất cám ơn bạn đă trả lời. cảm ơn nhiều
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2015-09-06 22:50:25.0
Chào Tàn Dạ,
Đông y sử dụng Hán ngữ rất nhiều và sau này sách dịch sang Việt ngữ cũng sẵn nên những người học Đông y không bắt buộc phải học chữ Hán nữa. Nhưng nhiều khi các từ Hán ngữ có nhiều nghĩa và thường bị hiểu lẫn lộn do nhiều tác giả cố gắng dịch thoát nghĩa rồi người đọc hiểu sai dần đi. Chữ "đan" (丹) có nghĩa là tễ thuốc hay viên thuốc, c̣n được đọc là "đơn". Chữ này cũng trùng với chữ "đan" của vị Đan sa (丹砂) (hay Chu sa, Thần sa) nhưng trong Đông y chữ "đan" trong tên 1 bài thuốc có nghĩa là thuốc viên và thành phần của các toa có chữ "đan" (hay đơn) không nhất thiết là phải có Chu sa. C̣n trong thuật luyện đan th́ Đan sa là thành phần chính nên thành phẩm được gọi là Đan dược là lấy chữ Đan từ Đan sa. Thần Nông Bản Thảo Kinh xếp Đan sa vào vị thuốc thượng phẩm có nghĩa là càng dùng nhiều, càng dùng lâu càng tốt. Cho tới đời nhà Minh mới được danh y Lư Thời Trân đính chính lại là vị này có độc tánh cao, không thể dùng nhiều và tuyệt đối không thể dùng lâu dài.
Phó
 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org