Thăng Ma (Rhizoma Cimicifugae) 升麻


Thị trường thuốc VN

Quảng Đông Thăng ma (Thăng ma nam)

Thăng ma
 

Vị thuốc: Thăng Ma
Tên khác: Thăng ma bắc
Tên Latin: Rhizoma Cimicifugae
Tên Pinyin: Shengma
Tên tiếng Hoa: 升麻

Tính vị: Vị ngọt, cay, tính mát
Quy kinh: Vào kinh đại trường, phế, tỳ, vị

Hoạt chất: Cimicifugine, B-sitosterol, cimigenol, cimigenolsyloside, dahurinol, isodahurinol, dehydroxydahurinol, 25-O-methyliso-dahurinaol, isoferulic acid, ferulic acid, caffein, visnagin, visamminol

Dược năng: Thanh nhiệt giải độc, thăng dương, tán phong nhiệt

Liều Dùng: 1,5 - 9g

Chủ trị:
- Trị chứng dịch thời khí, nhức đầu ở vùng trán, đau cổ họng lên ban sởi, sang lở, tiêu chảy kéo dài, phụ nữ băng huyết, bạch đái.

- Sởi giai đoạn đầu, ban chưa mọc hết: dùng Thăng ma với Cát căn trong bài Thăng Ma Cát Căn Thang.

- Vị có nhiệt thịnh biểu hiện như đau đầu, sưng và đau lợi, đau răng và loét lưỡi và miệng: dùng Thăng ma với Hoàng liên, Sinh địa, Thạch cao và Mẫu đơn bì trong bài Thanh Vị Tán.

- Ðau họng do phong nhiệt biểu: Dùng Thăng ma với Huyền sâm, Cát cánh, Ngưu bàng tử trong bài Ngưu Bàng thang.

- Khí nghịch ở tỳ và vị biểu hiện như tiêu chảy mạn, sa hậu môn, sa tử cung và sa dạ dày: dùng Thăng ma với Nhân sâm, Hoàng cầm và Bạch truật trong bài Bổ Trung Ích Khí Thang.

- Mụn nhọt, hậu bối và bệnh da dùng Thăng ma với Bồ công anh, Kim ngân hoa, Liên kiều và Xích thược.

Chú thích: Quảng Đông Thăng ma có tính thanh nhiệt giải độc, tán phong nhiệt rất tốt nhưng không có tính thăng dương như Thăng ma bắc.

Kiêng kỵ:
- Âm hư hỏa vượng, trên thực dưới hư không nên dùng
- Thăng ma có tính mát, nếu tỳ vị hư yếu, nên dùng chung với các vị có tính ấm để dưỡng tỳ vị


Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2024 yhoccotruyen.org