Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức YHCT >>

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Replied by Trường Xuân (Hội Viên)
on 2023-11-28 23:05:40
Từ điều 65 đến điều 74
65发汗后,其人脐下悸者,欲作奔豚,茯苓桂枝甘草大枣汤主之。C66
Điều 65
Phát hăn hậu, kỳ nhân tề hạ quư giả, dục tác bôn đồn, Phục linh Quế chi Cam thảo Đại táo thang chủ chi.
Dịch: Sau khi phát hăn, bệnh nhân dưới rốn hồi hộp, như muốn bôn đồn, thang Phục linh Quế chi Cam thảo Đại táo trị bệnh này.
Phương thang
Phục linh Quế chi Cam thảo Đại táo
Phục linh ½ cân, Cam thảo 2 lạng, Đại táo 15 quả, bổ, Quế chi 4 lạng, bỏ vỏ, dùng nước Cam lan 1 đấu, đầu tiên nấu vị Phục linh, cạn 2 thăng, cho hết vị thuốc vào, đun cạn c̣n 3 thăng, bỏ bă, uống lúc thuốc c̣n ấm 1 thăng, ngày uống 3 lần. Phép làm nước Cam lan, lấy 2 đấu nước, cho vào chậu, múc nước lên rồi lại đổ xuống, đến khi trên mặt nước có rất nhiều bọt nước là được, lấy nước này để nấu thuốc.
Đoạn văn này thảo luận trị liệu hội chứng bôn đồn do tâm dương bất túc không đủ lực canh giữ trấn áp gây ra.
“Bôn đồn là tên một hội chứng. Theo {Kim Quỹ Yếu Lược – Bôn đồn khí bệnh mạch chứng trị}: Bệnh nhân cảm thấy như có khí từ bụng dưới xung lên cổ họng, khi phát tác như muốn chết được, rồi lại ngừng”, cơ bản miêu tả biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chứng này. Bệnh nhân cảm thấy có khí từ dưới hướng lên trên, như lợn con chạy, khi chạy qua nơi nào, sẽ xuất hiện nhiều chứng trạng. Nếu khí đến vị quản (dạ dày), sẽ có cảm giác vị quản trướng đầy; Khi đến lồng ngực, sẽ xuất hiện lồng ngực phiền muộn, hồi hộp; Đến cổ họng, sẽ có cảm giác nghẹt thở như muốn chết, thậm chí xuất nhiều mồ hôi lạnh; Có trường hợp khí xung lên đến vùng đầu, xuất hiện chóng mặt muốn té ngă. Một khi khí đă hạ, th́ các chứng vừa nêu đều hết. Bệnh này có lúc phát lúc ngừng, bệnh phát tác từng trận, giữa hai kỳ phát tác người bệnh trở lại b́nh thường không có chứng trạng bệnh, nguyên nhân bệnh thường do dương khí ở trung tiêu và thượng tiêu không đầy đủ, khí hàn thuỷ ở hạ tiêu phạm lên trên, tức là thuỷ khắc hoả, âm tranh đấu với dương gây ra bệnh.
Gọi là “đồn”, chính là chỉ về con lợn nhỏ, một là mô tả khí bốc lên nhanh như lợn con chạy băng băng, hai có ư chỉ lợn là súc vật nuôi ướt (thuỷ súc) dùng để thí dụ là hơi nước xung lên gây hoạn. Do thường đột nhiên phát tác nên gọi là “bôn đồn” thí dụ khí xung lên trên như giận dữ. Cảm giác sợ hăi ở dưới rốn là chứng trạng báo trước của cơn phát tác bệnh bôn đồn, tức là “Dục tác bôn đồn”, chính là nước và khí tương tranh ở dưới rốn, là chứng muốn xung lên mà chưa xung được. Trong t́nh huống sinh lư b́nh thường, tâm là đại chủ (ông chủ lớn) của ngũ tạng lục phủ, là dương trong Thái dương, trấn thủ ở trên, chiếu sáng khắp nơi, khiến cho thuỷ khí ở hạ tiêu bằng an phục tùng không biến động, tỳ là trung ương thổ, vận hoá thuỷ thấp, tựa như con đê ở giữa, có thể bảo hộ tạng tâm không bị khí hàn thuỷ ở hạ tiêu xâm phạm. Nếu như phát hăn quá độ làm tổn thương dương của Tâm Tỳ, hoặc bệnh nhân có tố chất Tâm Tỳ dương hư, tâm dương không thể trấn thủ ở trên, Tỳ thổ không thể canh giữ ở giữa, khí hàn thuỷ ở hạ tiêu sẽ từng bước muốn động, muốn thừa cơ hội bên trên suy kém mà xâm phạm lên, biểu hiện bằng chứng hồi hộp ở bụng dưới. Cần phải dùng thang Linh Quế Táo Cam ôn dương phạt thuỷ giáng trọc, đề pḥng bệnh từ lúc chưa xảy ra.
Phục linh Quế chi Cam thảo Đại táo thang với thang Quế chi Cam thảo là phương căn bản, Vị cay vị ngọt hợp lại hoá thành dương (Tân cam hợp hoá vi dương) để bổ tâm dương hư, Phục linh ngọt nhạt, mạnh tỳ khí, củng cố đê điều, thông lợi thuỷ tà, vận hành tân dịch, c̣n có thể an hồn phách, nuôi dưỡng tâm thần. Lượng dùng đạt đến nửa cân, lại cho vào nấu trước, mục đích tăng cường tác dụng kiện tỳ lợi thuỷ, để chế ngự thuỷ ở dưới. Đại táo kiện tỳ bổ trung, khiến khí ở trung tiêu đầy đủ, đê điều kiên cố, để đề pḥng thuỷ khí tràn lên. Bởi v́ chính thuỷ khí là tai hoạ nên phải dùng nước Cam lan mà không dùng nước b́nh thường, để đề pḥng nước b́nh thường hỗ trợ bệnh tà. Nước Cam lan hoặc gọi là Lao thuỷ. Theo tham khảo, thang Bán hạ thuật mễ trong nội kinh cũng dùng nước này để sắc thuốc.
66发汗后,腹胀满者,厚朴生姜甘草半夏人参汤主.之C67
Điều 66
Phát hăn hậu, phúc trướng măn giả, Hậu phác Sinh khương Cam thảo Bán hạ Nhân sâm thang chủ chi.
Dịch: Sau khi phát hăn, bụng trướng đầy, thang Hậu phác Sinh khương Cam thảo Bán hạ Nhân sâm điều trị bệnh này.
Thang phương Hậu phác Sinh khương Cam thảo Bán hạ Nhân sâm: Hậu phác nửa cân, bỏ vỏ, Sinh khương nửa cân, thái mỏng Bán hạ nửa cân, rửa Nhân sâm 1 lạng, Cam thảo 2 lạng, tất cả 5 vị, dùng 1 đấu nước, nấu lấy 3 thăng, bỏ bă, uống lúc thuốc c̣n ấm 1 thăng, ngày uống 3 lần.
Đoạn văn này thảo luận điều trị chứng bụng trướng do tỳ hư.
Bụng trướng đầy là chứng trạng thường gặp trên lâm sàng, bệnh cơ (Phát sinh, phát triển, biến hoá và kết cục của bệnh=Bệnh cơ) có hư thực hàn nhiệt khác nhau. Đại tiện táo kết, phủ khí không thông sướng, trong bụng bĩ măn (cứng đầy), đau và không thích ấn nắn, chính là chứng dương minh vị gia thực (vị gia thực là thực chứng của dạ dày và ruột); Phân lỏng hạ lợi, trong bụng trướng đầy, đau bụng và thích ấn nắn, chính là chứng thái âm tỳ gia hư. Nhưng chứng bụng trướng đầy đề cập trong đoạn văn này khác với hai loại trên, chính là do phát hăn làm tổn thương tỳ khí, hoặc tố chất tỳ khí hư nhược, từ đó công năng vận hoá thuỷ thấp suy kém, thấp lưu lại sinh đàm, đàm thấp gây trở ngại ở trung tiêu, dẫn đến khí cơ (thăng giáng xuất nhập) bị cản trở. Với biện hư chứng, có một phương diện là tỳ khí bất túc; Với biện thực chứng, lại có một phương diện là đàm thấp ngưng kết, khí cơ nghẹt tắc trở ngại. Chứng này không hư không thực, thuộc chứng hư thực hỗn hợp, hư và thực cái nào nổi trội? cụ thể là hư ba phần thực bảy phần, điều trị nên kiện tỳ lợi khí, ôn vận khoan trung, dùng thang Hậu phác Sinh khương Cam thảo Bán hạ Nhân sâm. Trong thang Hậu phác Sinh khương Cam thảo Bán hạ Nhân sâm, Hậu phác hạ khí táo thấp, tiêu trừ đầy trướng; Sinh khương tân tán thông dương, kiện vị tán đàm thuỷ; Bán hạ hoà vị khai kết, táo thấp trừ đàm. Ba vị thuốc này lượng sử dụng khá lớn, để khai mở sự tŕ trệ của đàm và khí. Nhân sâm, Cam thảo là một nửa thang Lư trung, có thể mạnh tỳ khí, thúc đẩy năng lực vận hoá. Nếu chỉ dùng các vị thuốc tiêu đàm lợi thuỷ, e rằng sẽ khiến tỳ khí càng hư tổn hơn, v́ thế cần phải phối hợp với vị ngọt bổ (cam bổ); Nếu phối hợp với nhiều vị ngọt bổ, lại e rằng chứng đầy bụng tăng nặng, v́ thế lượng Sâm, Thảo không nên sử dụng quá nhiều. Toàn phương nặng nhẹ phối ngẫu, cộng thành 3 phần bổ 7 phần tiêu, dùng cả hai phép công và bổ, có thể gọi đây là mẫu mực trị liệu của chứng trong hư có thực.
Trên lâm sàng mà thấy chứng tỳ hư khí trệ bụng đầy trướng xuất hiện sau khi phát hăn, công hạ hoặc chưa phát hăn, công hạ, đều có thể dùng thang Hậu phác sinh khương Cam thảo Bán hạ Nhân sâm. Người viết đă từng hội chẩn một bệnh nhân viêm gan mạn tính, kể rằng bụng trướng không chịu nổi, sau buổi trưa càng nặng, tự cảm thấy khí nghẹt tắc trong bụng, trên dưới không thông, ợ hơi không được, trung tiện cũng không thể, yêu cầu y sinh giải trừ nỗi khổ trướng bụng. Sau đó người viết dùng phương thang này gia giảm, khiến bụng trướng giảm. Khi dùng thang Hậu phác sinh khương Cam thảo Bán hạ Nhân sâm, nên chú ư dùng lượng Hậu phác, sinh khương nhiều, lượng Sâm, Thảo nên ít, nếu ngược lại th́ chứng trướng đầy trướng bụng khó trừ.
67伤寒若吐若下后,心下逆满,气上冲胸,起则头眩,脉沉紧,发汗则动经,身为振振摇者,茯苓桂枝白术甘草汤主之。C68
Điều 67
Thương hàn nhược thổ nhược hạ hậu, tâm hạ nghịch măn, khí thượng xung hung, khởi tắc đầu huyễn, mạch trầm khẩn, phát hăn tắc động kinh, thân vi chấn chấn dao giả, Phục linh Quế chi Bạch truật Cam thảo thang chủ chi.
Dịch: Thương hàn nếu sau khi dùng phép thổ phép hạ, dưới tim nghịch đầy, khi xung lên lồng ngực, dậy (giường) th́ đầu huyễn, mạch trầm khẩn, phát hăn th́ động kinh mạch, thân thể run rẩy dao động, thang Phục linh Quế chi Bạch truật Cam thảo trị bệnh này.
Phương thang Phục linh Quế chi Bạch truật Cam thảo: Phục linh 4 lạng, Quế chi 2 lạng, bỏ vỏ Bạch truật 2 lạng, Cam thảo 2 lạng nướng
4 vị thuốc trên, dùng 6 thăng nước, nấu c̣n 3 thăng, bỏ bă, chia 3 lần uống thuốc ấm.
Đoạn văn này thảo luận về hội chứng và trị liệu của thuỷ khí thượng xung.
Thái dương thương hàn, điều trị cơ bản là phát hăn giải biểu nhưng lại dùng phép thổ, phép hạ, khiến cho dương khí ở trung tiêu bị tổn thương, h́nh thành tâm tỳ dương khí hư mà xuất hiện hội chứng thuỷ khí thượng xung. “Tâm hạ nghịch măn”, là chỉ vùng vị quản (dạ dày) do khí nghịch lên mà có cảm giác trướng đầy, đồng thời có cảm giác “Khí thượng xung hung” (khí xông lên ngực). Liên quan đến hội chứng khí thượng xung, trên lâm sàng c̣n có thể thấy khí xung lên đến cổ họng mà có cảm giác khó thở, nghẹt thở. Thời gian người viết ở thành Kinh Tây, một vị học sinh tiếp chẩn một bệnh nhân lăo phụ, theo lời kể bệnh nhân có cảm giác như có một vật ở trong họng, thổ không ra, nuốt không xuống, căn cứ theo t́nh h́nh bệnh bắt đầu cho uống Tứ thất thang, uống liên tục một số thang nhưng không hiệu quả. Người viết khám lần 1, bệnh nhân rêu lưỡi ướt và trơn, sáu mạch huyền, c̣n có cảm giác khí thượng xung, đến khi khí xung lên đến cổ họng th́ cảm giác che lấp khó chịu đặc biệt nghiêm trọng, mà c̣n có các chứng trạng như hoảng hốt, tim đập nhanh. Người viết chẩn đoán đây là thuỷ khí thượng xung, thay đổi thuốc cho uống Linh Quế truật Cam thang, chỉ uống 1 thang đă có hiệu quả. Trên lâm sàng cũng thường gặp các trường hợp bệnh tương tự, chỉ bất quá đây là trường hợp khá điển h́nh mà thôi. “Khởi tắc đầu huyễn” (起则头眩) dậy giường th́ choáng đầu hoa mắt, là chỉ về chứng đầu vựng tệ hại, bệnh nhân chỉ có thể nằm yên mà không dám rời khỏi giường để hoạt động. Có hai nguyên nhân tạo thành chứng huyễn vựng, một là dương của tạng Tâm và tạng Tỳ bị hư tổn, khí thanh dương không đủ để nuôi thanh khiếu ở trên; Hai là thuỷ khí thượng xung, âm đấu tranh với dương, thanh dương bị khí thuỷ hàn che lấp.
“Mạch trầm khẩn”, ư đúng là trầm huyền, mạch trầm chủ ở lư (bên trong), lại chủ về thuỷ bệnh, mạch huyền chủ về ẩm tà, mạch trầm huyền chính là h́nh tượng mạch của thuỷ khí gây bệnh, những mạch chứng nêu trên nêu lên vấn đề là chứng thương hàn sau khi đă dùng phép thổ và phép hạ th́ bệnh đă rời khỏi biểu, đương nhiên là không thể tái sử dụng phép phát hăn để giải biểu. Nếu như tái sử dụng giải biểu phát hăn, có thể gây tổn thương khí của kinh mạch, tức là “Phát hăn tắc động kinh” (发汗则动经), khiến dương khí càng hư tổn hơn, không thể nuôi dưỡng gân mạch, “Thân vi chấn chấn dao” (身为振振摇), là chi thể run rẩy dao động, trường hợp nặng có thể đứng không vững. Điều trị nên dùng phép ôn dương kiện tỳ, giáng trọc lợi thuỷ, bệnh nhẹ dùng Linh Quế truật Cam thang, dương hư nặng dùng Chân vơ thang.
Linh Quế Truật Cam thang là đại biểu của các thang tễ Linh Quế, sở trường về trị chứng thuỷ khí thượng xung, lại có thể trị chứng đàm ẩm lưu lại ở trong. Trong phương có Phục linh, Bạch truật kiện tỳ lợi thuỷ, Quế chi, Cam thảo bổ tâm dương. Đồng thời, Quế chi lại có sở trường giáng khí xung nghịch rất tốt. Trên lâm sàng nếu như linh hoạt gia giảm thang Linh Quế Truật Cam, sẽ thu được hiệu quả 10 phần tốt: Như quá nhiều đàm thấp, có thể dùng phối hợp với thang Nhị Trần; Nếu chóng mặt nặng có thể gia Trạch tả; Kèm theo nóng mặt, tâm phiền, chính là dương khí tương bác với thuỷ khí có biểu hiện hư nhiệt, có thể gia Bạch vi; Kiêm bệnh cao huyết áp, có thể gia Ngưu tất, Hồng hoa, Tây thảo; Kèm theo mạch kết đại, khứ Bạch truật, gia Ngũ vị tử; Kèm theo ho suyễn, Mặt mắt phù thũng, tiểu tiện bất lợi, khứ Bạch truật, gia Hạnh nhân hoặc Ư rĩ nhân; Kèm theo đêm ngủ sợ hăi hồi hộp bất an, gia Long cốt, Mẫu lệ....
Thang Linh Quế Truật Cam ôn trung giáng nghịch, chủ yếu để điều trị khí thượng xung nghịch. Có nhà chú thích cho rằng, thuỷ tà thuộc âm, t́nh trầm giáng, bản chất không cần phải cho là xung nghịch lên trên, nếu như thấy các chứng trạng thượng xung như tâm hạ nghịch măn, khí xung lên lồng ngực, tim hồi hộp, chóng mặt, thường là có liên quan xen lẫn với Can khí thượng nghịch. Vị Quế chi cay ấm có mùi thơm, có thể ôn thông tâm dương, lại có thể sơ tiết tạng Can giáng khí, điều trị chứng thuỷ khí thượng xung tất sử dụng Quế chi. Ở điều 29 cũng chính là chứng Thuỷ ẩm, nhưng chỉ có “Tâm hạ măn”, mà thêm nữa đồng thời không có “Tâm hạ nghịch măn”, cũng không có hội chứng thượng xung, v́ thế dùng thang Quế chi khứ Quế gia Phục linh. Có thể thấy, đều là thuỷ ẩm gây bệnh, trị liệu dùng Quế với khứ Quế khác nhau, điểm quyết định là ở chỗ có hay không có hội chứng thượng xung.
Phạm vi điều trị của thang Linh Quế Truật Cam rất rộng, gia giảm biến hoá rất linh hoạt, nhưng giảm vị thuốc đều là bỏ Bạch truật, nhưng giữ nguyên Phục linh, Quế chi, Cam thảo không thay đổi. Đây gọi là “Linh Quế tễ”, tái gia Hạnh nhân chính là thang Linh Quế Hạnh Cam, tái gia Sinh khương chính là thang Linh Quế Khương, lại gia Ngũ vị tử thành thang Linh Quế Vị Cam.
68发汗,病不解,反恶寒者,虚故也,芍药甘草附子汤主之。C69
Điều 68
Phát hăn, bệnh bất giải, phản ố hàn giả, hư cố dă, Thược dược Cam thảo Phụ tử thang chủ chi.
Dịch: Dùng phép phát hăn, bệnh không giải, lại sợ lạnh, là hư chứng, thang Thược dược Cam thảo Phụ tử chủ trị bệnh này.
Phương thang Thược dược Cam thảo Phụ tử: Thược dược 3 lạng, Cam thảo 3 lạng, Phụ tử 1 củ, nướng, bỏ vỏ, bổ làm 8
Ba vị thuốc dùng 5 thăng nước, nấu c̣n 1 thăng 5 hợp, bỏ bă, phân ra uống thuốc c̣n ấm, nghi ngờ đây không phải ư của Trọng Cảnh.
70发汗后,恶寒者,虚故也;不恶寒,但热者,实也。当和胃气,与调胃承气汤。C71
Điều 70
Phát hăn hậu, ố hàn giả, hư cố dă; Bất ố hàn, đăn nhiệt giả, thực dă. Đương hoà vị khí, dữ điều vị thừa khí thang.
Dịch: Sau khi phát hăn, bệnh nhân ghét lạnh là thuộc hư chứng; Không ghét lạnh, nhưng phát nhiệt, là thực chứng. Nên hoà vị khí, dùng thang Điều vị thừa khí.
Điều 69 và điều 71 có tương quan mật thiết. V́ thế chúng tôi đem hai điều này hợp lại để học tập.
Hai điều này cho thấy: Phát hăn có thể gây tổn thương dương, cũng có thể tổn thương tân dịch, tổn thương dương thường theo hàn hoá, tổn thương tân dịch thường theo táo (khô khan) hoá. Nghiên cứu nguyên nhân, phát bệnh phân ra hàn nhiệt, có phân biệt âm dương. Những điều này thể hiện tư tưởng biện chứng của trung y không máy móc, mà chính là do con người mà khác biệt.
“Phát hăn, bệnh bất giải, phản ố hàn, hư cố dă” Phát hăn, bệnh không giải, lại sợ lạnh, là hư chứng, như thế nào th́ cần phát hăn? Ư tại ngôn ngoại, đó là có biểu chứng. Biểu chứng sẽ có cảm giác sợ lạnh, “Hữu nhất phân ố hàn tiện hữu nhất phân biểu chứng” (有一分恶寒便有一分表证) c̣n một phân sợ lạnh là c̣n một phân biểu chứng), trải qua phát hăn sẽ được giải trừ. Nếu như sau khi phát hăn “phản ố hàn” (lại sợ lạnh), chỉ ra rằng chứng trạng sợ lạnh không chỉ là không giải trừ bệnh, mà bệnh c̣n nghiêm trọng hơn. Dựa theo mạch để biện chứng, nếu như mạch phù, phù là bệnh ở biểu, là c̣n có thể phát hăn. {Thương Hàn Luận} có thuyết “Nhất hăn bất dũ nhi tái hăn”, (Một lần phát hăn bệnh không khỏi th́ có thể phát hăn lại) “Nhất hạ bất dũ khả tái hạ”(Một lần công hạ bệnh không khỏi th́ có thể công hạ lại). Nếu như mạch không phù, ngược lại thấy mạch trầm, tŕ, th́ sợ lạnh chính là do “Hư cố dă” (là do hư tổn), sau khi phát hăn đă tổn thương khí của doanh vệ, không thể làm cho thể biểu kiên cố chặt chẽ, cũng không thể làm ấm cơ nhục, tốt thấu lư, nên xuất hiện sợ lạnh.
Đối với t́nh huống này, không cần tái phát hăn, nên dùng thang Thược dược Cam thảo Phụ tử để điều trị. Thược dược phối Cam thảo, là toan cam hoá âm (chua ngọt hoá âm), chủ yếu bổ cho doanh âm; Phụ tử phối Cam thảo, tân cam hoá dương (cay ngọt hoá dương), chủ yếu bổ cho vệ dương.
“Bất ố hàn, đăn nhiệt giả”(Không sợ lạnh, nhưng nóng), chữ “đăn”(nhưng) có ư giới hạn, nhấn mạnh chỉ có phát nhiệt, không có sợ lạnh. Không sợ lạnh, cho thấy phát nhiệt không do biểu chứng gây nên. Sau khi phát hăn, tân dịch bị tổn háo, trong dạ dày khô khan, tuy biểu đă giải nhưng bên trong (lư) chưa hoà, sẽ xuất hiện bốc nóng, cũng chính là “đăn nhiệt giả”. “Thực dă”, là dương minh vị gia thực (thực chứng của dạ dày và ruột).
Tuy nhiên chính là dương minh thực chứng, nhưng chưa đạt đến mức độ đại tiện táo kết, chỉ là bốc nóng thôi, nên không dùng thang Tiểu thừa khí để trị chứng phân cứng, cũng không sử dụng thang Đại thừa khí để trị chứng đại tiện táo kết, chỉ cần dùng thang Điều vị thừa khí “vi hoà vị khí”( 微和胃气)hoà vị khí nhẹ nhàng, là có thể thanh được nhiệt trong vị.
Điều này là một vấn đề, hai phương diện, đều là sau khi phát hăn bệnh không giải, đă có dương hư hàn, cũng có tân dịch bị tổn thương hoá táo chứng, thể hiện được tư tưởng biện chứng luận trị của Trung y.
69发汗若下之,病仍不解,烦躁者,茯苓四逆汤主之。C70
Điều 69
Phát hăn nhược hạ chi, bệnh nhưng bất giải, phiền táo giả, phục linh tứ nghịch thang chủ chi.
Dịch: Phát hăn hoặc công hạ, không khỏi bệnh, bực bội khó chịu, Thang Phục linh tứ nghịch chủ trị bệnh này.
Phương thang Phục linh Tứ nghịch:
Phục linh 6 lạng
Nhân sâm 1 lạng
Cam thảo 2 lạng
Can khương 1,5 lạng
Phụ tử 1 củ dùng sống bỏ vỏ bổ làm 8
Năm vị thuốc , dùng 5 thăng nước, nấu c̣n 3 thăng, bỏ bă, uống ấm 7 hợp, ngày uống 3 lần. (1 thăng= 10 hợp)
Đoạn văn này (điều 69) thảo luận về chứng và trị liệu của dương hư phiền táo do điều trị nhầm gây nên. “Phát hăn nhược hạ chi” câu này không nói là đă phát hăn, lại tả hạ và đă trải qua 2 lần điều trị lầm, mà chính là có ư nói hoặc là phát hăn, hoặc là tả hạ, và chỉ là một lần điều trị sai lầm. “Nhược” chính là từ chưa xác định (ở đây dùng nghĩa “hoặc”).
“Bệnh nhưng bất giải”, bệnh này vẫn chưa biến chuyển tốt, đă xuất hiện tiêu chảy, tứ chi quyết lănh, trong đó chứng trạng phiền táo (bực bội) là tương đối nổi trội. Đó chính là do phát hăn nhầm hoặc tả hạ nhầm mà có, không những tổn thương dương khí, cũng tổn thương cả tỳ khí. Dương hư khiến âm thịnh, âm dương tương bác, nên thấy khó chịu. Sau khi sắc uống theo phép của Đại thanh long thang có “Hăn đa vong dương, toại hư, ố phong phiền táo”( 汗多亡阳, 遂虚, 恶风烦躁)Nhiều mồ hôi vong dương, v́ thế bị hư tổn, sợ gió bực bội, có thể chứng thực cho đoạn văn này, bao gồm cả điều văn của hội chứng Can khương phụ tử thang. Bệnh lâu ngày thấy bệnh nhân phiền táo (khó chịu), thường thường là phản ứng của dương khí sắp mất, âm khí độc thịnh, chính là một hiện tượng rất nguy hiểm. So sánh mà nói, hội chứng Can khương phụ tử thang chính là “Mạch trầm vi, chú nhật phiền táo bất đắc miên, dạ nhi an tĩnh, bất ẩu, bất khát, vô biểu chứng, thân vô đại nhiệt giả” (Mạch trầm vi, ban ngày khó chịu không ngủ được, ban đêm yên tĩnh, không ẩu thổ, không khát, không biểu chứng, thân không nóng lắm), đă có dấu hiệu vong dương, phiền táo thông thường khá nặng. Hội chứng của Phục linh Tứ nghịch thang chính là “烦躁者” (Phiền táo giả), chỉ là dương hư, chứng phiền táo thông thường khá nhẹ.
Đối với loại t́nh huống này, nên dùng “Phục linh tứ nghịch thang chủ chi”. Phục linh tứ nghịch thang chính là Tứ nghịch thang gia Nhân sâm, Phục linh. Tứ nghịch thang hồi dương cứu nghịch, Nhân sâm, Phục linh bổ trung ích khí, Phục linh c̣n có khả năng an thần định chí. Thành Vô Kỷ viết:“若病仍不解,则发汗外虚阳气,下之内虚阴气,阴阳俱虚,邪独不解, 故生烦躁,与茯苓四逆汤,以扶阴阳之气。”Nhược bệnh nhưng bất giải, tắc phát hăn ngoại hư dương khí, hạ chi nội hư âm khí, âm dương câu hư, tà độc bất giải, cố sinh phiền táo, dữ Phục linh tứ nghịch thang, dĩ phù âm dương chi khí”(Nếu bệnh vẫn không giải trừ, th́ phát hăn bên ngoài hư tổn dương khí, hạ bên trong hư tổn âm khí, âm dương đều hư, bệnh tà không giải, nên sinh phiền táo, với Phục linh tứ nghịch thang, để phù trợ khí của âm dương.)
Cũng chính là nói, bệnh này thuộc âm dương lưỡng hư, dùng Tứ nghịch thang để bổ dương, dùng Nhân sâm và Phục linh để bổ âm, chính là phép âm dương lưỡng bổ. Chẳng qua khi đem câu “Phát hăn nhược hạ chi” cho là đồng thời tiến hành (cả hăn và hạ pháp), đây chính là điểm không đúng.
Thang Phục linh tứ nghịch điều trị chứng dương hư với điều kiện đầu tiên là phiền táo, sức thuốc nhẹ hơn so với Can khương Phụ tử thang, phép uống khác với Can khương Phụ tử thang, “Năm vị thuốc, dùng 5 thăng nước, nấu c̣n 3 thăng, bỏ bă, uống lúc thuốc c̣n ấm 7 hợp, ngày uống 3 lần”, không giống cách uống “顿服” (đốn phục) (uống hết 1 lần) của Can khương Phụ tử thang, là cần nóng, cần uống nhanh chóng, yêu cầu ngay lập tức không tŕ hoăn.
71太阳病,发汗后,大汗出,胃中干,烦躁不得眠,欲得饮水者,少少与饮之,令胃气和则愈。若脉浮,小便不利,微热消渴者,与五苓散主之。C72
Điều 71
Thái dương bệnh, phát hăn hậu, đại hăn xuất, vị trung can, phiền táo bất đắc miên, dục đắc ẩm thuỷ giả, thiểu thiểu dữ ẩm chi, linh vị khí hoà tắc dũ. Nhược mạch phù, tiểu tiện bất lợi, vi nhiệt tiêu khát giả, Ngũ linh tán chủ chi.
Dịch: Bệnh ở kinh Thái dương, sau khi phát hăn, xuất nhiều mồ hôi, dạ dày bị khô, bực bội không ngủ được, nếu khát nước, uống chút một, làm cho vị khí hoà th́ khỏi bệnh. Nếu mạch phù, tiểu tiện không thuận lợi, là tiêu khát v́ nóng, thang Ngũ linh tán chủ trị bệnh này.
Phương Ngũ linh tán: Trư linh 18 thù, bỏ vỏ (1 thù = 1/24 lạng)
Trạch tả 1 lạng 6 thù
Phục linh 18 thù
Quế chi ½ lạng, bỏ vỏ
Bạch truật 18 thù
Tán 5 vị thuốc thành bột
Hoà với bạch ẩm (nước trong, nước gạo, rượu trắng) uống 1 muỗng nhỏ, ngày 3 lần, thường do uống với nước nóng, xuất hăn mà khỏi bệnh.
Đây là đoạn văn thảo luận chứng và trị liệu của hội chứng Ngũ linh tán trong phủ chứng Thái dương. V́ bàng quang là khí hàn thuỷ, v́ thế Thái dương bệnh có khá nhiều hội chứng hàn thuỷ. {Nội kinh}viết: “Thái dương chi thượng, hàn khí trị chi, trung kiến Thiếu âm” (太阳之上,寒气治之,中见少阴), cho thấy Thái dương chính là kinh bản hàn tiêu nhiệt (gốc lạnh, ngọn nóng).
Tiết này cần phân thành hai đoạn để nhận thức, một đoạn là “Thái dương bệnh, phát hăn hậu, đại hăn xuất, vị trung can, phiền táo bất đắc miên, dục đắc ẩm thuỷ giả, thiểu thiểu dữ ẩm chi, linh vị khí hoà tất dũ”, chính là bút pháp giả khách định chủ. Đoạn thứ hai “Nhược mạch phù, tiểu tiện bất lợi, vi nhiệt tiêu khát giả, Ngũ linh tán chủ chi.” mới chính là chủ đề của đoạn văn, chính là hội chứng Ngũ linh tán.
“Thái dương bệnh, phát hăn hậu, đại hăn xuất” (Thái dương bệnh, sau khi phát hăn, hăn xuất quá nhiều), phát hăn thái quá, nên sẽ “Vị trung can” (khô trong dạ dày), vị là bể chứa thuỷ cốc, tân dịch cạn khô, dương khí có thừa, nên sẽ “phiền táo, bất đắc miên”(bực bội, không ngủ được).
“Dục đắc ẩm thuỷ giả” (muốn được uống nước), trong dạ dày tân dịch khô cạn, sẽ cầu ở ngoài, cần uống nước để tư nhuận táo. “Thiểu thiểu dữ ẩm chi”, (uống ít nước một), cách muốn uống nước (ít một) cũng là một loại trạng thái bệnh, đă trải qua vị khí bất hoà, nếu uống nhanh uống nhiều, sẽ dễ sản sinh vấn đề nước bị đ́nh trệ lại. “Linh vị khí hoà tắc dũ” (Làm cho vị khí hoà th́ khỏi bệnh), nước đến dạ dày, dạ dày hết khô khan, vị khí điều hoà, bệnh liền biến chuyển tốt, trên thực tế chính là “Âm dương tự hoà tất tự dũ”(Âm dương tự hoà tất tự khỏi bệnh). Dạ dày khô khan nhẹ, c̣n có thể hoá sinh tân dịch, có thể thông qua các phương pháp bổ thuỷ này để trị liệu mà không cần dùng thuốc.
Dạ dày khô khan khá nặng, các phương pháp bổ thuỷ thông thường không thể khỏi bệnh, cần cân nhắc sử dụng thang Bạch hổ, Bạch hổ gia Nhân sâm thang để trị liệu.
“Nhược mạch phù, tiểu tiện bất lợi, vi nhiệt tiêu khát giả”, mạch phù, vi nhiệt, cho thấy biểu không được giải. Biểu của Thái dương gọi là Thái dương kinh chứng, kinh với phủ như cây với cành, chính là liên hệ chỉnh thể. Do hội chứng của kinh biểu không giải, lại thêm ra quá nhiều mồ hôi, phủ khí bàng quang không thuận lợi, công năng khí hoá thất thường, sẽ xuất hiện tiểu tiện bất lợi. Tiểu tiện bất lợi, tân dịch sẽ không lưu thông, nên xuất hiện tiêu khát. Tiêu khát là ǵ? Khát th́ muốn uống nước, sau khi uống tiểu tiện bất lợi, h́nh thành tích trữ nước, chính là nước bị đ́nh ứ trong bàng quang. Bàng quang đ́nh ứ nước, tân dịch sẽ không phân bố ra khắp nơi. Phàm đă có nơi bị đ́nh ứ tất sẽ có nơi thiếu thốn, y như miệng khát, đúng là tiêu khát.
Hội chứng Ngũ linh tán bị gọi là hội chứng Bạch hổ thang giả.
“Bạch hổ phiền khát nhiệt dương minh”, cũng sẽ xuất hiện bực bội (phiền táo), khát nước, nhưng cũng chính là đại nhiệt ở dương minh khí phận gây ra. Hội chứng Ngũ linh tán chính là do bàng quang tích trữ nước gây ra, mà điểm biện chứng chính yếu là tiểu tiện bất lợi, khác với hội chứng Bạch hổ thang, vị trí bệnh của chứng vị táo (khô khan) ở dương minh vị, ở trung tiêu; Ngũ linh tán chứng có vị trí bệnh tại Thái dương bàng quang, ở hạ tiêu.
Ngũ linh tán chứng (Hội chứng ngũ linh tán) trên thực tế chính là chứng biểu lư của Thái dương, hoặc giả chính là kinh phủ chứng của Thái dương, bên ngoài có Thái dương kinh chứng, bên trong có phủ chứng của bàng quang khí hoá bất lợi, điều trị nên phát hăn lợi tiểu tiện, dùng Ngũ linh tán để trị bệnh này. Ngũ linh tán gồm 5 thành phần: Phục linh, Trư linh, Trạch tả, Quế chi, Bạch truật, tán thành bột để uống. “Dĩ bạch ẩm hoà”, chính là dùng nước gạo nóng hoà thuốc vào để uống. “Phục phương thốn chuỷ” , phương thốn chuỷ là một loại khí cụ dùng để đong thuốc thời cổ đại, lớn khoảng 1 thốn, một phương thốn chuỷ vào khoảng 3 đồng cân (12g), mỗi ngày uống 3 lần. “Uống nhiều nước ấm, xuất hăn khỏi bệnh”, quyển thứ tư của {Ngoại đài bí yếu} phần sau phép uống Ngũ linh tán nhắc nhở nên uống nhiều nước ấm “Để trợ sức thuốc” , cũng chính là tăng cường lực phát hăn, cũng tương tự như sau khi uống thang Quế chi lại uống cháo nóng loăng để có lực hỗ trợ phát hăn giải cơ.
Ngũ linh tán là phép lưỡng giải, đă phát hăn lại lợi tiểu tiện, khiến ngoại khiếu lợi mà hạ khiếu thông (Khiếu bên ngoài lợi mà khiếu bên dưới thông). Khiếu bên ngoài là da lông thớ thịt, khiếu bên dưới là đường tiểu (niệu đạo), ư nghĩa tổ chức của Ngũ linh tán có điểm giống nhau nhất định với thang Tiểu thanh long, thang Tiểu thanh long có tác dụng bên ngoài giải biểu hàn, bên trong tán hàn ẩm; Ngũ linh tán cũng bên ngoài tán biểu tà bên trong lợi thuỷ khí, đều là thang tễ lưỡng giải biểu lư. Nếu không có biểu chứng, chỉ là chứng tích ứ nước do tiểu tiện bất lợi, cũng có thể dùng Ngũ linh tán, v́ thế không bị biểu chứng giới hạn. Linh giả lệnh dă (linh cũng có âm là lệnh), có thể thông phế, lợi tam tiêu, để đến bàng quang, “Phế vi tương truyền chi quan, trị tiết xuất yên” (Phổi là quan chủ về pháp độ), cũng có thể nói “Ngũ linh tán giả, thông hành tân dịch, khắc phạt thuỷ tà, dĩ hành trị tiết chi lệnh dă.” (Ngũ linh tán, thông hành tân dịch, khắc phạt thuỷ tà, lấy lưu thông để giữ ǵn quy củ chế độ) Nói theo phương diện lớn, là có thể điều tiết âm dương khí thuỷ trên cơ thể. Nội kinh viết: “少阳属肾,上连于肺,故将两脏?”(Thiếu dương thuộc thận, bên trên nối với tạng phế, nên nuôi dưỡng hai tạng?), Thiếu dương chính là Thủ thiếu dương tam tiêu, “Ẩm thực vào vị, tràn đầy tinh khí, chuyển lên tạng tỳ, tỳ khí phân tán tinh, đưa về tạng phế, thông điều thuỷ đạo”, thuỷ đạo chính là tam tiêu. Thuỷ và khí chính là cơ sở vật chất của âm dương thăng bằng. Ngũ linh tán lợi tiểu tiện, trên thực tế là lợi tam tiêu, cũng chính là lợi phế khí. V́ thế, cũng không bị bàng quang hạn chế.
Ứng dụng lâm sàng của ngũ linh tán gồm 3 phương diện chủ yếu. Thứ nhất, lợi thuỷ để lưu thông tân dịch; Thứ hai, lợi thấp tà; Thứ ba; Trị phong thấp dịch khí. Lợi thuỷ, thể hiện tại Ngũ linh tán điều trị chứng tích ứ nước ở kinh thái dương. Lợi thấp, thể hiện tại bệnh vàng da loại h́nh thấp nhiều hơn nhiệt của Nhân trần ngũ linh tán trong {Kim Quỹ Yếu Lược}. Trị phong thấp dịch khí, ghi lại trong {Bác Văn loại Toản} giao mùa Xuân Hè và giao mùa Hè Thu, “Lâm vũ sạ yết, địa khí chưng uất, linh nhân sậu bệnh”( 淋雨歇,地气蒸郁,令人骤病)Hết mưa dâm, hơi đất bốc lên, khiến người ta đột nhiên bị bệnh, không những mưa, khí trời c̣n nóng, hơi đất bốc lên, khí ẩm ướt dầy đặc trong trời đất, khiến người ta phát bệnh, có thể dùng Ngũ linh tán để điều trị bệnh.
72 发汗已,脉浮数,烦渴者,五苓散主之。
C73
Điều 72
Phát hăn dĩ, mạch phù sác, phiền khát giả, Ngũ linh tán chủ chi
Dịch: Đă phát hăn, mạch phù sác, rất khát nước, thang Ngũ linh tán chủ trị bệnh này.
Đoạn văn này thảo luận bổ túc tiếp theo điều 71 về mạch chứng của Ngũ linh tán.
Thái dương bệnh sau khi phát hăn, biểu tà chưa hết hẳn, nên thấy mạch phù sác. Biểu tà theo kinh đi vào trong lư, bàng quang không thể khí hoá nên hạ tiêu tích ứ nước, tân dịch không thể đưa lên trên, nên thấy tâm phiền, khát nước. “Phiền khát” cũng là rất khát. Phàm là Thái dương bàng quang tích ứ nước, tất sẽ xuất hiện chủ chứng là tiểu tiện không thuận lợi. Trị liệu vẫn dùng Ngũ linh tán có tác dụng phát hăn lợi tiểu tiện.
73伤寒汗出而渴者,五苓散主之。不渴者,茯苓甘草汤主之。C74
Điều 73
Thương hàn hăn xuất nhi khát giả, Ngũ linh tán chủ chi. Bất khát giả, Phục linh Cam thảo thang chủ chi.
Dịch: Thương hàn xuất mồ hôi mà khát nước, Ngũ linh tán chủ trị bệnh này. Nếu không khát, dùng thang Phục linh Cam thảo.
Phương thang Phục linh Cam thảo
Phục linh 2 lạng
Quế chi 2 lạng, bỏ vỏ
Sinh khương 3 lạng, thái mỏng
Cam thảo 1 lạng, nướng
Bốn vị thuốc trên dùng 4 thăng nước, nấu c̣n 2 thăng, bỏ bă, phân ra ba lần uống lúc thuốc c̣n ấm.
Đoạn văn này để so sánh phương pháp giám định, thảo luận sự khác biệt về chứng và trị liệu của bàng quang tích ứ nước với chứng ứ đọng nước trong dạ dày (vị quản đ́nh thuỷ).
“Hăn xuất mà khát, dùng Ngũ linh tán để trị bệnh”, Sau khi phát hăn khí Thái dương bị tổn thương, bàng quang khí hoá không thuận lợi, nước tích ứ ở hạ tiêu, tân dịch không thể vận chuyển phân bố lên trên, nên xuất hiện các chứng như khát nước, tiểu tiện không thuận lợi, điều trị nên dùng Ngũ linh tán. Nếu sau khi phát hăn vị dương bị tổn thương, không thể ủ chín được thực phẩm, dẫn đến nước đ́nh trệ ở trung tiêu, nguyên nhân không liên quan với khí hoá của hạ tiêu, v́ thế nên không khát và tiểu tiện tự lợi, trị liệu nên dùng thang Phục linh cam thảo ôn vị hoá ẩm, để an tâm trị hồi hộp ở tâm hạ (dưới tim). Tham khảo kết hợp với Phục linh Cam thảo thang chứng ở điều 370, có thể biết về“Tâm hạ quư”(hồi hộp dưới tim). Trên lâm sàng khi kiểm tra bụng trên của những bệnh nhân loại này, có thể nghe thấy âm thanh chấn động của nước. Thang Phục linh Cam thảo gồm các thành phần: Phục linh, Quế chi, Sinh khương, Cam thảo, so với Linh Quế Truật Cam thang, chỉ sai biệt một vị Bạch truật, nhưng chủ trị của chúng lại có sự khác biệt. Phục linh Cam thảo thang chứng là nước thấm vào vị, ngăn cản thanh dương, cho nên có chủ chứng là ức bĩ, quyết (tay chân lạnh) mà hồi hộp dưới tim; Linh Quế Truật Cam thang chứng là tâm tỳ lưỡng hư, không thể giữ thuỷ ở dưới, thuỷ khí xung lên, cho nên dưới tim trướng đầy, khi đưa lên ngực, váng đầu hoa mắt, hồi hộp là chủ chứng. Trong phương dùng sinh khương là có ư ôn vị thông dương để tán thuỷ tà, khi dùng nên chú ư đến số lượng Sinh khương, thường khoảng từ 12 đến 15g là vừa đủ. Do vị quản tích ứ nước không thể tiêu nhanh, v́ thế có thể liên tục uống một số thang, hoặc uống xen kẽ với phương dược kiện tỳ, có thể nâng cao đồng thời củng cố hiệu quả trị liệu.
74中风发热,六七日不解而烦,有表里证,渴欲饮水,水入则吐者,名曰水逆。五苓散主之。C75
Điều 74
Trúng phong phát nhiệt, lục thất nhật bất giải nhi phiền, hữu biểu lư chứng, khát dục ẩm thuỷ, thuỷ nhập tắc thổ giả, danh viết thuỷ nghịch. Ngũ linh tán chủ chi.
Dịch: Trúng phong phát nhiệt, sáu, bảy ngày không giải mà buồn bực, có biểu lư chứng, khát muốn uống nước, uống vào th́ thổ ra, tên là thuỷ nghịch. Ngũ linh tán chủ trị bệnh này.
Đoạn văn thảo luận chứng và trị liệu của Thái dương tích ứ nước đến mức “Thuỷ nghịch”.
Thái dương trúng phong, phát hàn nhiệt (sợ lạnh phát sốt), đau đầu, 6,7 ngày biểu không giải, tà khí theo kinh nhập phủ, đến nỗi kinh và phủ đều bệnh, nên gọi là “có hội chứng biểu lư”. Khát th́ uống, uống không hết khát, tức gọi là tiêu khát, chính là chứng hàng đầu của Thái âm tích ứ nước. Nếu khát nước và uống nước, nước vào liền thổ ra, sau khi thổ vẫn khát, lại uống lại thổ, th́ gọi là “Thuỷ nghịch”. Thuỷ nghịch là thuỷ tà thượng nghịch gây thổ. Mà đặc điểm lâm sàng chính là uống nước liền thổ, ăn thực phẩm th́ không thổ, thường thổ ra nước mà không thổ ra thực phẩm. Nguyên nhân bệnh không đàm không hoả, không thực (phẩm) không uất, không hàn, mà chính là do thuỷ tà thượng nghịch gây ra, v́ thế có tên là “Thuỷ nghịch”. V́ chứng này do nước tích ứ bàng quang, khí hoá không thông, v́ thế chứng tiểu tiện bất lợi xuất hiện đồng thời với chứng khát nước. Chứng này nước ngăn cản ở dưới mà khí hoá không thuận lợi, bên trên bức bách vào vị mà vị khí không giáng xuống, nên thổ ra nước; Tân dịch không đưa lên, nên không ngừng khát nước, theo đó h́nh thành chứng tái uống tái thổ, mà vẫn không hết khát. Thổ ra nước mà uống không hết khát, chúng tôi gọi đơn giản là “Thuỷ thổ”. Điều trị dùng Ngũ linh tán giải biểu lợi thuỷ, khiến tiểu tiện lợi, th́ khí hoá thông, tân dịch thông đạt, vị khí hoà mà hết khát, thuỷ nghịch tự khỏi....
Đoạn văn này nhắc nhở chúng ta: Tính của nước nhuận hạ (tính của nước đi xuống và tư nhuận vạn vật), tính của lửa là viêm thượng, chính là tính phổ biến của vạn vật. Nhưng bàng quang bị tích ứ nước, tiểu tiện bất lợi, khi khiếu dưới không thông, thuỷ tà cũng có thể phạm lên trên mà phát sinh đủ loại bệnh chứng thượng nghịch, chính là tính đặc thù của vạn vật. Thuỷ tà nghịch lên trên, không những có thể h́nh thành chứng thuỷ nghịch, nếu ảnh hưởng làm cho phế khí không giáng xuống, cũng có thể xuất hiện ngực phiền muộn và suyễn; Ảnh hưởng bất lợi cho khí thanh dương ở trên đầu, mắt, c̣n có thể bị váng đầu hoa mắt. Chứng tuy khác, nguyên nhân lại giống nhau. {Kim Quỹ Thận Khí} dùng Ngũ linh tán để trị chứng điên huyễn (hoa mắt điên loạn). Là thuỷ tà thượng nghịch, che lấp thanh dương gây ra.
Người viết từng điều trị bệnh cho một nam thanh niên họ Vương tại Hà Bắc, bị bệnh điên, Mặc dù các loại thuốc chống động kinh như phenytoin natri được sử dụng nhiều lần, vẫn không thể khống chế được bệnh. Theo lời bệnh nhân trước khi phát bệnh có cảm giác như có khí từ dưới đi ngược lên trên, đến dạ dày th́ ẩu thổ, đến tim và lồng ngực th́ phiền loạn không chịu được, lên đến đầu th́ vựng quyết (chóng mặt ngă ra) không biết ǵ, một lát sau th́ tỉnh lại. Tiểu tiện nhiều lần, nhưng tiểu tiện không thông sướng, lượng nước tiểu rất ít. Mạch trầm hoạt, chất lưỡi nhạt và mềm, rêu lưỡi trắng. Người viết chẩn đoán là Thái dương bàng quang tích ứ nước, thuỷ khí nghịch lên, che lấp thanh dương, để lợi thuỷ thông dương, ôn dưỡng tâm thận. Dùng phương có: Trạch tả 18g, Phục linh 12g, Trư linh 10g, Bạch truật 10g, Nhục quế 3g, Quế chi 10g. Uống liên tiếp 9 thang, chứng động kinh cuối cùng đă được không chế. Thực tiễn lâm sàng chứng minh, đối với chứng động kinh loại h́nh dương hư thuỷ phiếm (dương hư nước tràn lên), c̣n có thể dùng thang Chân vơ để điều trị, hoặc dùng Ngũ linh tán hợp với phương Chân vơ để sử dụng, đều có hiệu quả trị liệu tốt.
 
Reply with a quote
Replied by Trường Xuân (Hội Viên)
on 2023-11-29 21:13:09
Điều 75 đến điều 93
75未持脉时,病人手叉自冒心,师因教试令咳而不咳者,此必两耳聋无闻也。所以然者,以重发汗,虚故如此。C76
Điều 75
Vị tŕ mạch thời, bệnh nhân thoa thủ tự mạo tâm, sư nhân giáo thức linh khái nhi bất khái giả, thử lưỡng nhĩ lung vô văn dă. Sở dĩ nhiên giả, dĩ trùng phát hăn, hư cố như thử.
Dịch: Khi chưa thiết mạch, người bệnh đă dùng hai tay ôm lấy vùng tim, thày thuốc yêu cầu bệnh nhân ho nhưng bệnh nhân không phản ứng, cho thấy hai tai bệnh nhân không nghe thấy ǵ. Sở dĩ như vậy là do phát hăn trùng lắp, thuộc hư chứng.
Đoạn văn này phân tích phát hăn trùng lắp dẫn đến hội chứng tâm thận dương hư.
“病人手叉自冒心” (Bệnh nhân thoa thủ tự mạo tâm), bệnh nhân dùng hai tay bảo vệ vùng trước tim, phàm có bảo vệ là có đau khổ, cho thấy có chứng hồi hộp, trống ngực. Nhưng chứng hồi hộp có hư có thực khác nhau, thực chứng hồi hộp tất tự bảo vệ nhưng không thích ấn đè, hư chứng th́ thích ấn giữ để giảm chậm chứng hồi hộp tim đập nhanh (trống ngực). Y sinh yêu cầu bệnh nhân ho, nếu bệnh nhân không có phản ứng, cho thấy bệnh nhân không nghe thấy ǵ. V́ hai tai bị điếc phát sinh sau khi phát hăn trùng lắp, nên thuộc hư chứng không c̣n nghi ngờ. Hăn xuất quá nhiều, tổn thương đến tâm dương, khiến tim hồi hộp mà “Thoa thủ tự mạo tâm”(Hai tay che chắn bảo vệ tim); Tổn thương thận khí, thận khai khiếu ở tai, nên “Tất lưỡng nhĩ lung vô văn dă” Hai tai điếc không nghe .
76 发汗后,饮水多,必喘,以水灌之,亦喘。
C77
Điều 76 Phát hăn hậu, ẩm thuỷ đa, tất suyễn, dĩ thuỷ quán chi, diệc suyễn.
Dịch: Sau khi phát hăn, uống nhiều nước, tất sẽ bị suyễn, dùng nước tắm rửa, cũng phát bệnh suyễn.
Đoạn văn của điều 77 phân tích việc uống lầm nước lạnh hoặc điều trị bằng nước gây ra chứng suyễn.
“Dĩ thuỷ quán chi” (以水灌之), “Quán” là tắm rửa. Đoạn văn này nói về tắm rửa có hai tầng ư nghĩa: Một là, nói về hoạt động thường ngày của con người, con người sau khi bị bệnh, nhất là sau khi phát hăn, có cảm giác toàn thân dính nhờn không thoải mái, sẽ dùng nước để tắm rửa. Thứ hai, thời nhà Hán có một phép trị liệu bằng nước, thuộc vật lư trị liệu. Sau này c̣n có câu nói “病在阳,应以汗解之”(Bệnh tại dương, nên dùng mồ hôi để giải), Bệnh tại dương chính là bệnh tại kinh Thái dương, nên dùng hăn pháp, “Phản dĩ lănh thủy tuyển chi” (反以冷水選之)Ngược lại nếu dùng nước lạnh, lại dùng nước lạnh phun, rẩy lên người, giống như ngâm tắm, hạ thấp thân nhiệt, đó là thủy liệu pháp điển h́nh.
Sau khi phát hăn, chính khí c̣n hư tổn, nếu như lại tắm, sẽ dễ tổn thương phế,” 形寒饮冷则伤肺” , “以水灌之,亦喘”(H́nh hàn ẩm lănh tắc thương phế) Thân thể lạnh uống nước lạnh th́ tổn thương phế. Dùng nước tắm cũng suyễn, chính là thân thể lạnh, khi thân thể lạnh, lỗ chân lông không thông nên phế khí bất lợi; Uống nhiều nước tất suyễn, chính là nói về uống nước lạnh, uống lạnh làm cho phế kinh không thông mà phế khí bất lợi, phế khí bất lợi sẽ phát sinh chứng suyễn. V́ thế, chúng ta có thể hiểu tại sao sau khi phát hăn uống nước cần phải “Thiểu thiểu nhi ẩm chi” (uống từng chút một), đây chính là có ư nghĩa dự pḥng, kèm theo tri thức hộ lư nhất định.
76发汗后,水药不得入口为逆,若更发汗,必
吐下不止。C78
Điều 76
Phát hăn hậu, thủy dược bất đắc nhập khẩu vi nghịch, nhược canh phát hăn, tất thổ hạ bất chỉ.
Dịch : Sau khi phát hăn, bệnh nhân không thể uống thuốc, uống nước là do điều trị trái nghịch (sai), nếu phát hăn thêm, sẽ thổ hạ không ngừng.
Đoạn văn này phân tích nguyên nhân sau khi phát hăn do tổn thương vị dương dẫn đến không uống được nước, thuốc.
Sau khi phát hăn, khí của vị dương bị tổn thương, dẫn đến không thể uống nước và thuốc, là nước thuốc không thể xuống cổ họng, việc này trái ngược với trị liệu. “若更发汗”(Nhược canh phát hăn), nếu lại phát hăn lần nữa, sẽ thổ hạ không ngừng. Nếu phát hăn thêm th́ Tỳ vị hư hàn sẽ nặng hơn, vị bị lạnh sẽ ẩu thổ, tỳ bị lạnh sẽ tiết tả.
76发汗吐下后,虚烦不得眠;若剧者,必反复
颠倒,心中懊憹,栀子豉汤主之。C79
Điều 76
Phát hăn thổ hạ hậu, hư phiền bất đắc miên; Nhược kịch giả, tất phản phục điên đảo, tâm trung áo năo, Chi tử thị thang chủ chi.
Dịch: Sau khi sử dụng các phép hăn thổ hạ, bệnh nhân hư phiền không ngủ; Nếu bệnh nặng, tất sẽ phản phục đảo điên, trong ḷng buồn bực, Chi tử thị thang trị bệnh này.
Phương thang Chi tử thị: Chi tử 14 quả
Hương thị 4 hợp, bọc trong lụa .
Hai vị trên, dùng 4 thăng nước, sắc vị Chi tử trước, sắc c̣n 2,5 thăng, cho vị Hương thị vào, sắc c̣n 1,5 thăng, bỏ bă, chia 2 lần uống, lần 1 uống lúc thuốc c̣n ấm. Nếu bệnh nhân thổ ra được, không uống tiếp lần 2.
76若少气者,栀子甘草豉汤主之。若呕者,栀
子生姜豉汤主之。C80
Điều 76
Nhược thiểu khí giả, Chi tử Cam thảo thang chủ chi. Nhược ẩu giả, Chi tử Sinh khương thị thang chủ chi.
Dịch: Nếu thở yếu và ngắn (thiểu khí), dùng thang Chi tử Cam thảo. Nếu ẩu thổ, thang Chi tử Sinh khương thị chủ trị bệnh này.
Phương thang Chi tử Cam thảo: Thang Chi tử thị gia Cam thảo 2 lạng, theo như phép ở trên, đến khi thổ được, ngừng uống.
Phương thang Chi tử Sinh khương: Phương Chi tử thị thang gia Sinh khương 5 lạng, theo phép trên, thổ được, ngừng uống.
Đoạn văn này phân tích hội chứng và trị liệu của hỏa chứng. Thủy chứng và hỏa chứng trước sau nối tiếp nhau, chính là viết với mục đích dựa vào tính nối tiếp và tính liên hệ của chúng.
Chúng ta thử quy nạp Thái dương bệnh từ điều 79 trở về trước. Một loại là Thái dương biểu chứng, không phải hội chứng thang Ma hoàng mà chính là hội chứng thang Quế chi, trị liệu chủ yếu là dùng phép phát hăn. Một loại là tà khí truyền lư, truyền đến Dương minh có thể h́nh thành hội chứng thang Bạch hổ, truyền đến Thiếu dương có thể h́nh thành hội chứng thangTiểu sài hồ, bản kinh truyền bản phủ có thể h́nh thành hội chứng Ngũ linh tán.
Hội chứng thang Chi tử thị không phải truyền kinh, mà chính là thông qua một đường lối truyền biến riêng, chính là tà khí từ biểu truyền đến ngực hoặc ức (thượng quản). “邪气传里必先胸”(Tà khí truyền lư tất tiên hung). Tà khí truyền vào lư tất nhiên đầu tiên là lồng ngực, khí Thái dương thụ khí trong lồng ngực. Liên quan với điểm này, chúng ta đă có dịp nói qua ở điều của hội chứng thang Quế chi khứ Thược dược.
Hư phiền là tên một chứng trạng, chính là do Thái dương biểu tà truyền biến mà có. Thái dương bệnh trải qua một thời gian điều trị, cũng không ngoài các trị pháp như hăn, thổ, hạ mà thôi, nếu như tà khí đă giải, th́ bệnh cũng sẽ khỏi. Nếu như tà khí ở biểu không giải, trái lại từ biểu vào ngực (tâm hung) và hóa nhiệt sẽ h́nh thành hội chứng thang Chi tử thị. Tại sao gọi là “Hư phiền”? “Phiền” Có hai ư nghĩa: Một là nhấn mạnh chính là nhiệt tà gây bệnh “Phiền giả nhiệt dă” (烦者热也); Thứ hai, chứng trạng chủ yếu là phiền. “Hư” là đối tỉ (so sánh) với “Thực”. Tà khí phát phiền có phân thành Biểu Lư Hư Thực Hàn Nhiệt. Biểu nhiệt uất ở lồng ngực, nếu như lại ngưng tụ với vật hữu h́nh, th́ gọi là thực chứng, thí dụ như hội chứng Đại kết hung; Nếu như không xen lẫn vật hữu h́nh, th́ gọi là hư phiền.
Chữ “Hư” có ư nghĩa của chẩn đoán phân biệt. Cũng có nhà chú thích cho rằng, bệnh này phát sinh sau khi hăn thổ hạ, chính khí hư nhược, tà nhiệt chưa giải, nên gọi là hư phiền. Người viết cho rằng nhận định này chưa thật chuẩn xác.
Hội chứng nhiệt uất hung cách với “Hư phiền bất đắc miên” là chứng trạng chính, trường hợp bệnh nặng c̣n xuất hiện “Tất phản phục điên đảo, tâm trung áo năo” (Phản phục điên đảo, trong ḷng buồn bực). “Bất đắc miên” (không ngủ được) và “phản phục điên đảo” có ư tứ gần giống nhau, nhưng ở câu sau nhấn mạnh t́nh trạng trở ḿnh trằn trọc, khó vào giấc ngủ, mức độ nặng hơn, mà nguyên nhân lại chính là “Tâm trung ảo năo”. Trong ḷng ảo năo, buồn giận nhưng không biết kể như thế nào. Lưu Hà Gian trong {Thương hàn Trực Cách} h́nh dung cảm giác này, giống như trúng độc Ba đậu hoặc Thảo ô đầu, trong người rất khó chịu.
Đối với t́nh huống này, cần phải thanh nhiệt trừ phiền, dùng thang Chi tử thị. Trong phương có vị Chi tử đắng lạnh, có khả năng dẫn tâm hỏa đi xuống; Thể nhẹ, lại có thể lan tỏa ở nơi trong sạch. Cũng có thể nói, Chi tử có thể thanh nhiệt ở trong, c̣n có thể giáng uất hỏa. Đậu thị giải biểu tuyên nhiệt, giáng lợi vị khí. So sánh mà nói, Chi tử trong phương chủ giáng xuống, Đậu thị chủ tuyên (lan tỏa) Chi tử trong giáng có tuyên, Đậu thị trong tuyên có giáng, có tác dụng thăng giáng âm dương hàn nhiệt, có thể tán uất khai kết. Cũng có nhà chú thích cho rằng, Chi tử màu hồng, Đậu thị màu đen, dùng h́nh tượng để xếp loại, do đó Chi tử dẫn hỏa đi xuống, Đậu thị dẫn âm khí thăng lên. Đồng thời, Chi tử thể nhẹ, có thể lan tỏa, có thể thẩm thấu, hiệu quả thanh nhiệt lợi thấp rất tốt, như trong thang Nhân trần hao thang dùng Chi tử lợi tiểu tiện.
Y gia hậu thế kế thừa phép sử dụng thuốc của {Thương Hàn Luận}, khi trị chứng tâm phiền th́ dùng Chi tử mà không dùng Hoàng liên, Hoàng cầm. Thí dụ như, “Tiêu dao lợi tỳ nhi thanh can, huyết hư cốt chưng hàn nhiệt phiền” (逍遙利脾而清肝,血虚骨蒸寒热烦), nếu như xuất hiện tâm phiền, cần gia Chi tử và Mẫu đan b́ (trong thang Đan Chi Tiêu dao). Lại như, “Việt cúc hoàn trị lục ban uất, khí huyết đàm hỏa thấp thực nhân, Khung Thương Hương phụ kiêm Chi Khúc, khí sướng uất thư thống muộn thân” (Khí thông sướng, uất thư thái, hết đau đớn phiền muộn), đối với hỏa uất th́ dùng vị Chi tử.
Phần sau phương thang viết câu “得吐者, 止后服” (đắc thổ giả, chỉ hậu phục) Nếu thổ được th́ ngừng uống. Nếu giải thích là sau khi uống sẽ ẩu thổ, như vậy Chi tử thị thang sẽ thành thổ tễ (thuốc gây ẩu thổ). Căn cứ theo nhận thức lâm sàng của người viết, uống thang này có lúc bệnh nhân thổ, có lúc bệnh nhân không thổ, là những t́nh huống cụ thể thấy được trên lâm sàng. Người viết từng điều trị cho một bệnh nhân họ Vương hơn 20 tuổi, cảm mạo phát nhiệt ít ngày sau xuất hiện trong ḷng buồn bực, tâm phiền, ngồi nằm không yên. Lúc người viết đến thấy bệnh nhân rất bứt rứt, phiền muộn, mạch rất nhanh, đầu lưỡi rất hồng, c̣n có rêu lưỡi vàng. Người viết cho uống Chi tử thị thang, sau khi uống đến tối th́ ẩu thổ, sau đó bệnh nhân ngủ tốt, mạch tượng cũng không c̣n nhanh nữa.
Loại ẩu thổ này là biểu hiện của chính khí khu trừ bệnh tà ra ngoài. Nếu như ở vị tràng (ruột và dạ dày), luôn luôn được giải qua đi tả, “虽暴烦下利,日数十行,必自止。所以然者,以腐秽当去故也” (tuy bạo phiền hạ lợi nhật số thập hành, tất tự chỉ. Sở dĩ nhiên giả, dĩ hủ di đương khứ cố dă) tuy chứng tâm phiền nặng đi tả ngày vài chục lần, tất sẽ tự ngừng. Sở dĩ như vậy, v́ chất thối rữa đă ra hết . Nếu như cũng là chứng phiền uất, lực của bệnh tà nhẹ, th́ bệnh nhân có khi không thổ.
“若少气者,栀子甘草豉汤主之” (Nhược thiểu khí giả, Chi tử Cam thảo thang chủ chi), Nếu hơi thở yếu, Chi tử Cam thảo thang trị bệnh này, nhiệt tà trong ngực, tất nhiên khí bị tổn thương, sẽ xuất hiện “Thiểu khí”. Thiểu khí không giống đoản khí, thiểu khí là hô hấp nhỏ và yếu, tự cảm thấy khí không nhiều; Đoản khí chính là hô hấp cấp bách, lại có sự ngăn trở. V́ thế, thiểu khí thuộc hư, đoản khí thuộc thực. V́ có hỏa uất, nên không thể dùng Nhân sâm, Hoàng kỳ để bồi bổ, chỉ có thể gia Cam thảo để ḥa hoăn, kèm theo có thể ích khí, lại không trợ giúp phiền nhiệt.
“若呕者, 栀子生姜汤主之”(Nhược ẩu giả, Chi tử Sinh khương thang chủ chi) Nếu ẩu thổ, thang Chi tử Sinh khương trị bệnh này, uất nhiệt bức bách vị (dạ dày), vị khí nghịch lên, sẽ gây Q“ẩu” (nôn). {Y Tông Kim Giám} viết: Quá nhiệt có thể bức bách vị ẩm (nước trong dạ dày) nghịch lên. V́ có uất hỏa, v́ thế không thể dùng vị Bán hạ táo liệt (khô và mănh liệt), chỉ có thể gia Sinh khương để giáng nghịch trị ẩu thổ, kiêm tán thủy ẩm trong vị (dạ dày), Sinh khương phối Chi tử có khả năng tán uất hỏa, tán thủy ẩm, c̣n có thể ḥa vị, kiện vị.
77发汗、若下之而烦热,胸中窒者,栀子豉汤
主之。C81
Điều77 Phát hăn, nhược hạ chi nhi phiền nhiệt, hung trung trất giả, Chi tử thị thang chủ chi.
Dịch: Phát hăn, nếu công hạ mà phiền nhiệt, trong ngực bị tắc nghẽn, thang Chi tử thị chủ trị bệnh này.
78伤寒五六日,大下之后,身热不去,心中结
痛者,未欲解也,栀子豉汤主之。C82
Điều 78
Thương hàn ngũ lục nhật, đại hạ chi hậu, thân nhiệt bất khứ, tâm trung kết thống giả, vị dục giải dă, Chi tử thị thang chủ chi.
Dịch:
Thương hàn 5,6 ngày, sau khi công hạ mạnh mẽ, thân nhiệt không hạ, đau trong tim, chưa muốn giải bệnh. Thang Chi tử thị chủ trị bệnh này.
Hai đoạn văn này tŕnh bày phân biệt hội chứng và trị liệu của chứng hỏa uất ảnh hưởng lên khí phận và huyết phận.
“发汗,若下之” (Phát hăn, nhược hạ chi), phát hăn, nếu dùng phép hạ chính là đường đi của bệnh.“ 烦热” Phiền nhiệt, có thể chỉ về tâm phiền và thân nhiệt, lại có thể đặc biệt chỉ về chứng tâm phiền, cả hai thuyết đều được; “胸中窒” (Hung trung trất) Tắc nghẽn trong ngực, trất là tắc nghẽn, Khí trong lồng ngực nghẹt tắc. Trọng điểm của điều 81 ở điểm mới là lồng ngực bị nghẹt tắc, cho thấy chỉ ảnh hưởng đến khí phận, không ảnh hưởng đến huyết phận, v́ thế lồng ngực bị nghẹt tắc nhưng không đau đớn. Nhiệt kết ở khí phận, chứng trạng tuy khác biệt, bệnh cơ vẫn không biến hóa, v́ thế vẫn dùng “Chi tử thị thang chủ chi” , mà không cần gia các vị thuốc lợi khí như Chỉ xác.
“伤寒五六日,大下之后” (Thương hàn ngũ lục nhật, đại hạ chi hậu), Bệnh thương hàn 5,6 ngày, sau khi đại hạ, đây chính là đường đi của bệnh. “身热不去”(Thân nhiệt bất khứ), có ư nói thân nhiệt chưa giải: “心中结痛者” (Tâm trung kết thống giả), “Tâm trung” ở đây chính là nghĩa hẹp, không cần để ư đến chữ hung (lồng ngực), mà chính là ở trong tim. Khi hỏa uất tăng nặng thêm một bậc, ảnh hưởng đến công năng chủ huyết mạch của tim, không thông th́ đau (bất thông tắc thống) nên bệnh nhân cảm thấy đau, v́ thế nói là “vị dục giải dă” là bệnh chưa giải. Nhiệt kết ở huyết phận, chứng trạng tăng nặng, bệnh cơ y nguyên không biến hoá, v́ thế vẫn dùng “Chi tử thị thang chủ chi”, không cần gia các vị thuốc hoạt huyết hoá ứ như Đan sâm , Uất kim.
79伤寒下后,心烦、腹满、卧起不安者,栀子
厚朴汤主之。C83
Điều 79
Thương hàn hạ hậu, tâm phiền, phúc măn, ngoạ khởi bất an giả, Chi tử Hậu phác thang chủ chi.
Dịch: Bệnh thương hàn sau khi công hạ, tim buồn bực, đầy bụng, nằm không yên mà dậy cũng không yên, thang Chi tử Hậu phác chủ trị chứng này.
Chi tử Hậu phác thang: Chi tử 14 quả, bổ
Hậu phác 4 lạng, sao gừng
Chỉ thực 4 quả, ngâm nước, bỏ phần ruột, sao
3 vị thuốc trên, dùng 3,5 thăng nước, nấu c̣n 1,5 thăng, bỏ bă, phân hai lần uống thuốc c̣n ấm, thổ ra được th́ không uống lần sau.
Đoạn văn này phân tích hội chứng và trị liệu của chứng hư phiền kèm theo đầy bụng.
Bệnh thương hàn sau khi hạ nhầm, nhiệt tà nhập vào trong, lên đến lồng ngực v́ thế tâm phiền muộn, trường hợp nặng bệnh nhân nằm không yên mà dậy cũng không yên; Xuống đến vị quản (khoang dạ dày), vị khí bất lợi, v́ thế đầy bụng. Loại đầy bụng này không giống với dương minh vị gia thực (xem ở phần trên ở câu 67) chỉ là nhiệt kết với khí chèn ở giữa ngực và bụng. Nếu như có thực tà, sẽ xuất hiện đau bụng táo bón. Điều trị dùng thang Chi tử Hậu phác thanh nhiệt tuyên uất, lợi khí tiêu măn (đầy).
Thành phần của Chi tử Hậu phác thang gồm Chi tử, hậu phác và Chỉ thực; Thực tế chính là thang Tiểu thừa khí khứ vị Đại hoàng gia Chi tử, v́ chứng đầy bụng này là do khí trệ mà không thực, v́ thế không dùng vị Đại hoàng để tả hạ; V́ biểu tà đă hoá nhiệt nhập lư (nhập vào trong), bức bách dạ dày, bụng, nên không dùng đậu thị để điều trị. Trong phương dùng Chi tử thanh nhiệt trừ phiền, , Chỉ thực, Hậu phác lợi khí tiêu đầy trướng.
Người viết về Quận Tiềm Giang Hồ Bắc thăm bệnh cho một phụ nữ họ Đồng 37t, chứng trạng chủ yếu là phiền muộn ảo năo, càng về tối càng tệ hại, phải chạy đến một khoảng đất trống th́ tâm lư cải thiện được một chút. Đồng thời c̣n có các chứng trạng như dạ dày và bụng trướng khí, như có vật nghẹt tắc bên trong, mạch huyền sác mà đầu lưỡi hồng, gốc lưỡi có rêu vàng, nước tiểu màu vàng, đại tiện b́nh thường. Người viết chẩn đoán đây là chứng hung cách tâm vị hoả uất, vị khí bất hoà, bắt đầu dùng Chi tử Hậu phác thang. Sau khi uống bệnh biến chuyển tốt, và cũng không tái phát.
80伤寒,医以丸药大下之,身热不去,微烦者,栀子干姜汤主之。C84
Điều 80. Thương hàn, y dĩ hoàn dược đại hạ chi, thân nhiệt bất khứ, vi phiền giả, Chi tử can khương thang chủ chi. C84
Dịch: Bệnh thương hàn, thày thuốc hạ mạnh bằng thuốc hoàn, thân nhiệt không hết, hơi buồn bực, thang Chi tử Can khương chủ trị bệnh này
Phương Chi tử Can khương thang: Chi tử 14 quả, bổ
Can khương 2 lạng
Hai vị thuốc trên, dùng 3 thăng nước, sắc c̣n 1,5 thăng, bỏ bă, phân hai lần uống nóng, thổ được, không uống lần hai.
“Hoàn dược”, chính là một số thuốc tả hạ lưu hành từ thời nhà Hán, một loại chế từ vị Ba đậu, là thuốc tả hạ có tính nóng, ngoài ra c̣n một loại chế bằng vị Cam toại là thuốc tả hạ có tính lạnh. Hai loại thuốc tả hạ này đều rất mănh liệt, v́ thế nên gọi là “Đại hạ”.
Thương hàn tại biểu, đại hạ (dùng phép hạ mạnh) gây tổn thương trung khí. Bệnh tà Thái dương ở biểu chưa giải trừ, nên thấy “身热不去” (Thân nhiệt bất khứ); Tà nhiệt đă có thế nhập vào lồng ngực, nên xuất hiện “vi phiền” (hơi bực bội); Sau khi đại hạ, tỳ dương bị tổn thương, vận hoá suy yếu. V́ thế sau khi đại hạ lại tiếp tục có chứng hạ lợi (tiết tả).
Đối với t́nh huống này, nên ứng dụng “Chi tử Can khương thang chủ chi”. Trong phương Chi tử thanh nhiệt trừ phiền, can khương ôn trung chỉ lợi (trị đi tả). Đây là phương pháp đồng thời sử dụng cả hàn và nhiệt dược.
81 凡用栀子汤,病人旧微溏者,不可与服之。
C85
Điều 81
Phàm dụng chi tử thang, bệnh nhân cựu vi đường giả, bất khả dữ phục chi.
Dịch: Phàm khi uống thang Chi tử, người bị bệnh lâu ngày phân hơi lỏng th́ không nên uống.
Đoạn văn này phân tích chứng cấm kỵ của Chi tử thị thang.
“Phàm dụng Chi tử thang”, gồm từ điều 79 đến điều 85, nếu như “病人旧微溏” (Bệnh nhận cựu vi đường) Bệnh nhân thường ngày đại tiện phân lỏng nát, người tỳ vị dương hư thường xuyên đại tiện phân lỏng, cho dù có xuất hiện chứng phiền nhiệt cũng không dùng thang Chi tử thị. Nguyên nhân v́ Trung y trị bên trên tất phải quan tâm dưới, trị nhiệt nhưng tách rời hàn, Chi tử thị thang tính lạnh, tác dụng nhanh và rộng (tẩu nhi bất thủ), có thể khiến dương khí của tỳ thận bị tổn thương, v́ thế không nên sử dụng. Cá nhân người viết cho rằng, nếu thực sự cần sử dụng Chi tử thị thang, cần chú ư hai điểm sau: Thứ nhất, sử dụng lượng ít; Thứ hai, lấy Chi tử Can khương thang làm thí dụ, gia thêm các vị thuốc ôn bổ tỳ thận, thuốc hàn thuốc nhiệt cùng sử dụng.
82太阳病发汗,汗出不解,其人仍发热,心下
悸,头眩,身瞤动,振振欲擗地者,真武汤主之。
C86
Điều 82
Thái dương bệnh phát hăn, hăn xuất bất giải, kỳ nhân nhưng phát nhiệt, tâm hạ quư, đầu huyễn, thân nhuận động, chấn chấn dục tịch địa giả, Chân vơ thang chủ chi.
Thái dương bệnh phát hăn, hăn xuất không giải bệnh, người bệnh phát sốt, hồi hộp dưới tim, hoa mắt, da thịt máy động, run rẩy như muốn ngă xuống đất, thang Chân vơ chủ trị bệnh này.
Đoạn văn tŕnh bày chứng và trị liệu của Thái dương bệnh v́ phát hăn quá độ làm tổn thương dương mà dẫn đến dương hư thuỷ phiếm (nước tràn lên), cần liên hệ kết hợp với kinh nghiệm của hội chứng Ngũ linh tán.
“太阳病发汗” (Thái dương bệnh, phát hăn) Thái dương bệnh cần phải phát hăn, “汗出不解”(hăn xuất bất giải), nếu như mồ hôi xuất quá nhiều, sẽ tổn thương dương khí trong Thiếu âm thận, nên không khỏi bệnh. “其人仍发热,心下悸,头眩,身瞤动”(Bệnh nhân nhưng phát nhiệt, tâm hạ quư, đầu huyễn, thân nhuận động) Bệnh nhân vẫn phát sốt, dưới tim hồi hộp. hoa mắt, thân thể co giật, dương khí của Thiếu âm hư tổn, thuỷ hàn tà mạnh ở bên trong, dương khí vượt ra ngoài nên bệnh nhân phát nhiệt. Thận là tạng chủ thuỷ, dương hư khiến chủ thuỷ không có quyền lực, âm tà tương tranh với dương, nên tâm hạ quư, hoa mắt. Dương hư âm thịnh, kinh mạch toàn thân không được dương khí nuôi dưỡng đầy đủ, nên thân thể co giật, run rẩy muốn ngă ra. Chấn chấn có nghĩa là run rẩy, muốn ngă ra đất, là đứng không ổn định. Phần trên là những chứng trạng điển h́nh của thuỷ tà tràn ra toàn thân.
Liên quan đến “心下悸”(Tâm hạ quư) , có nhà chú thích cho rằng đây là tâm hạ (vị quản) hồi hộp, có nhà chú thích cho rằng chính là tim hồi hộp. Căn cứ theo quan sát lâm sàng của người viết, cả hai t́nh huống trên đều có. Thuỷ tà nghịch lên, âm tương tranh với dương, khi khí nghịch lên đến vị quản sẽ làm dưới tim hồi hộp (tâm hạ quư), lên đến tạng tâm th́ tâm cũng hồi hộp. Lăo đại phu Trần Thận Ngô dùng Chân Vơ thang và Linh Quế Truật Cam thang hợp phương trị liệu chứng hồi hộp do thuỷ khí xâm phạm tâm, thu được hiệu quả phi thường tốt.
Chứng dương hư thuỷ phiếm không những xuất hiện chóng mặt, c̣n xuất hiện chứng đau đầu. Người viết đă khám bệnh cho những người lái xe, chứng trạng chủ yếu là đau đầu về ban đêm, có lúc muốn đập đầu vào tường, hoặc dùng tay đánh vào đầu để giải toả, nhưng vô hiệu. Người viết dùng qua 3,4 phương, cũng không kiến hiệu. Người viết đă nói chuyện với anh ta một cách chi tiết, làm thế nào mà anh ta mắc bệnh? Anh ấy nói rằng anh ấy là một người lái xe, anh ấy không thể uống nước khi đi làm vào mùa hè, sau khi làm việc anh ta rất khát nước, anh ta uống nước lạnh, anh ta cảm thấy rất thoải mái sau khi uống, nhưng có thể v́ thế mà đau đầu. Người viết khám lại bệnh nhân, má bệnh nhân có màu đen, mạch trầm, chính là thuỷ chứng điển h́nh. Người viết cho bệnh nhân uống thang Chân vơ, uống xong liền khỏi bệnh.
Đối với t́nh huống này, phải dùng Chân Vơ thang khu hàn, chấn thuỷ, phù trợ dương. Dương khí của Thiếu dương trấn thủ ở dưới. Trấn phục hàn thuỷ ở hạ tiêu. Phương thang này có thể giúp dương khí của Thiếu dương chế ngự thuỷ, v́ thế tên khai sinh của nó là Huyền vơ thang. Về sau vị kỵ huư nên cải thành Chân vơ thang. Trần Tu Viên phương ca viết: “Sinh Khương Thược Phục số giai nhị, nhị lạng Bạch truật nhất phụ thâm, tiện đoản khái tần kiêm phúc thống, khu hàn trấn thuỷ dữ quân đàm” (生姜芍茯数皆二,二两白术一附探,便短咳频兼腹痛,驱寒镇水与君谈。)Sinh khương Bạch thược Phục linh đều là 2, 2 lạng Bạch truật, một lạng Phụ tử, trị các chứng tiểu tiện bất lợi, ho nhiều kiêm đau bụng, trừ lạnh, trấn thuỷ. Ở đây không nói về ư nghĩa của thang Chân vơ, sẽ được giới thiệu thang này ở thiên Thiếu âm bệnh.
Hội chứng thang Chân vơ và hội chứng Ngũ linh tán đều là thuỷ chứng, nên phân biệt : Hội chứng thang Chân vơ chính là Thiếu âm thuỷ thũng dương suy, không có năng lực điều khiển thuỷ mà thuỷ tà lan tràn, chứng trạng chủ yếu là phát sốt, hồi hộp dưới tâm (tâm hạ quư), hoa mắt, thân thể run rẩy, muốn ngă ra; Hội chứng Ngũ linh tán chính là Thái dương thuỷ phủ khí hoá thất thường mà thuỷ dịch tích trữ, chủ chứng là khát nước, tiểu tiện bất lợi, tâm phiền.
83咽喉干燥者,不可发汗。C87
Điều 83 Yết hầu can táo giả, bất khả phát hăn.
Dịch: Cổ họng khô khan, không thể phát hăn
84淋家不可发汗,发汗必便血。C88
Điều 84 Lâm gia bất khả phát hăn, phát hăn tất tiện huyết.
Dịch: Tiểu tiện không thuận lợi, phát hăn sẽ đại tiện ra máu.
85疮家虽身疼痛,不可发汗,发汗则痓。C89
Điều 85. Sang gia tuy thân đông thống, bất khả phát hăn, phát hăn tất 痓 (chưa có nghĩa chữ này). Dịch: Bị nhọt loét lâu ngày tuy thân thể đau đớn cũng không thể phát hăn, nếu phát hăn tất (痓).
86衄家不可发汗,汗出必额上陷,脉急紧,直
视不能眴,不得眠。C90
Điều 86. Nục gia bất khả phát hăn, hăn xuất tất ngạch thượng hăm, mạch cấp khẩn, trực thị bất năng huyễn bất đắc miên.
Dịch: Chảy máu mũi không thể phát hăn, hăn xuất th́ trán hăm xuống, mạch cấp khẩn, mắt nh́n thẳng không thể làm hiệu bằng mắt, không ngủ được.
87亡血家,不可发汗,发汗则寒栗而振。C91
Điều 87. Vong huyết gia, bất khả phát hăn, phát hăn tắc hàn lật nhi chấn.
Dịch: Bệnh nhân bị bệnh mất máu gọi là Vong huyết gia không thể phát hăn, phát hăn sẽ bị rét run v́ lạnh.
88汗家重发汗,必恍惚心乱,小便已阴疼,与禹余粮丸。C92
Điều 88. Hăn gia trùng phát hăn, tất hoảng hốt tâm loạn, tiểu tiện dĩ, âm đông, dữ Vũ dư lương hoàn.
Dịch : Người nhiều mồ hôi, dễ xuất mồ hôi gọi là hăn gia, nếu phát hăn tất tâm hoảng loạn, tiểu tiện hạ bộ bị đau, uống hoàn Vũ dư lương.
89病人有寒,复发汗,胃中冷,必吐蛔。C93
Điều 89. Bệnh nhân hữu hàn, phục phát hăn, vị trung lănh, tất thổ hồi.
Bệnh nhân tạng hàn (lạnh), lại phát hăn, trong dạ dày lạnh, tất thổ ra giun.
Từ điều C87 đến điều C93 là những mẫu thí dụ không thể phát hăn.
Trị liệu Thái dương bệnh chủ yếu dùng phép phát hăn, liên quan đến nguyên tắc phát hăn, chúng ta đă được giới thiệu ở phần trên.
Bảy điều phân biệt là “Yết lâm sang nục huyết hăn hàn” (咽淋疮衄血汗寒), trọng điểm phân tích người hư yếu tức là nguyên nhân khiến tà khí tồn tại, cũng là t́nh huống không thể phát hăn.
“Yết hầu khô khan, không thể phát hăn”, thể lệ (các tŕnh bày) của điều này không giống với 6 điều c̣n lại, không miêu tả các chứng trạng xấu xuất hiện sau khi phát hăn, có thể do thiếu sót thất lạc. Yêt hầu là nơi trọng yếu trên cơ thể, yết hầu thông với phổi, thông với dạ dày. Trung y cho rằng “Đầu vi chư dương chi hội” (头为诸阳之会)Đầu là nơi chư dương tụ hợp, mà yết hầu chính là “Chư dương chi sở tập dă” (诸阳之所集也)Là nơi chư dương tụ tập, túc thiếu âm chính là thông vào yết hầu. V́ yết hầu phát thanh âm, ăn uống, thông hô hấp, v́ thế cần có đủ âm dịch để nuôi dưỡng. Khi yết hầu bị khô, cho thấy không chỉ là vấn đề âm hư, mà chính là âm của Thiếu âm, tân dịch của Thái âm đều không đầy đủ. Tức là khiến cho dù có biểu chứng đồng thời tồn tại, cũng “không thể phát hăn”, nguyên nhân v́ “Hăn sinh ở âm”, phát hăn là làm tổn thương âm và hỗ trợ dương, xuất hiện hậu quả không tốt.
“Lâm gia bất khả phát hăn, phát hăn tất tiện huyết”, “Lâm” là tiểu tiện không thuận lợi, có khi đau khi tiểu tiện. Người bị bệnh khá lâu, gọi là lâm gia. Lâm bệnh thường đều do có nhiệt ở bàng quang, nguyên nhân là thận âm bị tổn thương gây ra. Thận và Bàng quang có quan hệ biểu lư, nhiệt của bàng quang cần giải trừ, tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến tạng hợp với nó (bàng quang) ở đây là tạng thận, sẽ gây tổn thương âm của Thiếu âm. Phủ bàng quang nóng nhiệt, thiếu âm tạng âm hư, v́ thế không thể phát hăn. Cố chấp phát hăn khi thiếu âm âm hư sẽ động huyết, xuất hiện “Tất tiện huyết”
Sang gia, tuy thân thể đau nhức không thể phát hăn, phát hăn tắc“ 痓” Bản của tiên sinh họ Triệu ghi là “痉”( kinh), co giật, chính là chỉ kinh mạch co quắp, thân thể như cây cung kéo dây ngược (giác cung phản trương).
“Sang gia” là chỉ về người bị bệnh nhọt loét lâu ngày, người bị chảy máu mủ một thời gian dài. “tuy thân thể đau nhức”, có nhà chú thích cho rằng là do quá tŕnh chảy máu mủ kéo dài làm tổn thương doanh vệ, không thể nuôi dưỡng cơ thể, người khác th́ cho rằng do sang gia lại bị bệnh thương hàn, hàn tà ảnh hưởng phần biểu mà làm thân thể đau nhức. Bất luận là t́nh huống nào, nếu phát hăn nhầm cho người hư yếu, sẽ phát sinh bệnh co giật. Trên thực tế, bệnh co giật đă thuộc về ngoại cảm, cũng thuộc về nội thương tạp bệnh. Tức là sang gia không nên phát hăn, cũng có khả năng xuất hiện chứng co giật. V́ thế, nếu như lại phát hăn nhầm một lần nữa, sẽ thúc đẩy sự xuất hiện của bệnh. {Y Tông Kim Giám} ở “Tạp Bệnh Tâm Pháp Yếu Quyết” viết “Kính bệnh hạng cường bối phản trương, hữu hăn vi nhu vô hăn cương, hội sang cẩu giảo phá phong thương” (痉病项强背反张,有汗为柔无汗刚,生产血多过汗后,溃疮狗咬破风伤。) Bệnh co giật gáy cứng, lưng cong như cây cung kéo ngược, có mồ hôi thân thể mềm, không có mồ hôi thân thể cứng, sau khi sinh mất nhiều máu, sau khi phát hăn quá độ, lở loét đau như bị chó cắn gọi là phá thương phong, “Quá hăn hậu” chính là sau khi phát hăn; “Hội sang”, là sang gia.
“Nục gia bất khả phát hăn, hăn xuất tất ngạch thượng hăm, mạch cấp khẩn, trực thị bất năng huyễn” (衄家不可发汗,汗出必额上陷,脉急紧,直视不能眴) Người bệnh chảy máu mũi không thể phát hăn, hăn xuất ra th́ trán hăm xuống, mạch cấp khẩn, mắt nh́n thẳng không thể làm hiệu bằng mắt, cũng có bản đọc là “Trực thị bất năng thuấn (chớp mắt)”, ‘Huyễn”, mắt dao động, “Bất năng huyễn” là con ngươi mắt hoạt động không linh hoạt. Đây là một điều gây tranh luận, ngoại trừ theo nguyên văn để đoán, c̣n có thay đổi dấu chấm câu: “nục gia bất khả phát hăn, hăn xuất tất ngạch thượng hăm mạch cấp khẩn” . Giải thích cũng khác biệt. “Ngạch thượng hăm”, có nhà chú thích, cho rằng ngạch thượng hăm mạch, cấp khẩn là ở mé trên của trán; “Mạch cấp khẩn”, có người cho rằng chính là mạch cấp khẩn của ba bộ Thốn, Quan và Xích. Người viết không đồng ư cả hai ư kiến trên, đồng ư là “Ngạch thượng hăm, mạch cấp khẩn” . “Nục gia” Bệnh nhân bị chảy máu mũi lâu ngày. Chứng chảy máu mũi (Tỵ nục) là xuất huyết ở dương lạc, đi đại tiện ra máu là xuất huyết ở âm lạc. Đường kinh dương có nhiệt sẽ xuất hiện tỵ nục, xuất huyết sẽ tổn thương âm và háo huyết, tái phát nhiều lần sẽ h́nh thành chứng âm hư nội nhiệt. Tức là khiến dù có thương hàn biểu chứng cũng không thể phát hăn. Nếu miễn cưỡng phát hăn cho bệnh nhân âm hư, sẽ gây tổn thương cho âm và hỗ trợ nhiệt. Âm huyết thụ thương, cơ nhục trên trán sẽ bị sụt lún, huyết mạch trên trán sẽ cấp khẩn. Các mạch đều liên quan đến mắt, mà mạch cấp khẩn, hai mắt sẽ trực thị, chuyển động của nhỡn cầu không linh hoạt. Dương thịnh âm hư, âm không thể kiềm chế dương, nên mất ngủ.
“Vong huyết gia bất khả phát hăn, phát hăn tắc hàn lật nhi trấn” (亡血家不可发汗,发汗则寒栗而振) , “Vong” nói theo thất tự (những chữ không chắc chắn) th́ chữ vong ở đây không có ư là diệt vong. Phàm những bệnh nhân xuất hiện mất máu nhiều lần, th́ gọi là vong huyết gia. Mất máu nhiều lần, tất nhiên huyết bị hư tổn. Tức là khiến cho dù có biểu chứng thương hàn cũng không thể phát hăn. Nếu như miễn cưỡng phát hăn cho bệnh nhân vong huyết lâu ngày, chẳng những tổn thương âm huyết, mà c̣n tổn thương cả dương khí, xuất hiện lạnh khắp cả người, thậm chí rét run.
“Hăn gia trùng phát hăn, tất hoảng hốt tâm loạn, tiểu tiện dĩ, âm đông, dữ Vũ dư lương hoàn” (汗家重发汗,必恍惚心乱,小便已,阴疼,与禹余粮丸), “Hăn gia”, là bệnh nhân thường xuyên xuất hăn (xuất mồ hôi). Xuất hăn lâu ngày tất hư tổn, tức là khiến cho dù có thương hàn biểu chứng, cũng không thể phát hăn. Hăn là dịch (chất lỏng) của tâm, tâm chủ huyết, nên hăn cũng là dịch của máu. Miễn cưỡng phát hăn cho hăn gia (bệnh nhân thường xuyên xuất hăn), tất nhiên tâm dịch sẽ bị tổn thương, tâm hư th́ thần hư, sẽ không thể tuỳ ư, xuất hiện tinh thần hoảng hoảng hốt hốt không thể tự chủ. “Hoảng hốt ”, là có diện mạo bất minh, t́nh trạng tựa như trong sáng mà không trong sáng, tựa như tối tăm mà không tối tăm. Tâm có tương quan biểu lư với Tiểu tràng, tâm âm hư dẫn đến Tiểu tràng âm hư sinh nhiệt, sẽ xuất hiện “小便已,阴疼” (Tiểu tiện dĩ, âm đông) tiểu tiện, đau ở âm bộ. Đối với các loại t́nh huống phải dùng Vũ dư lương hoàn trị liệu. Chẳng qua phương thang này đă bị thiếu. Y gia Thái Chính Ngôn đă bổ sung được thành phần của phương thang trong {Tô Sinh Đích Kính}, có thể tham khảo, chính là Vũ dư lương, Long cốt, Mẫu lệ. Diên đan, Phục linh, Nhân sâm tất cả tán thành bột, hoàn bằng nước cơm, dùng Chu sa làm áo, hoàn thuốc hạt như đậu xanh, mỗi lần uống từ 1 đến 2 chỉ.
“病人有寒,复发汗,胃中冷,必吐蛔” (Bệnh nhân hữu hàn, vị trung lănh, tất thổ hồi), “Bệnh nhân hữu hàn”, là tạng phủ bị lạnh, là từ khái quát. “Phục phát hăn”, “Phục” là “Đảo ngược”, nếu như c̣n phát hăn, tạng càng bị lạnh hơn. Tạng phủ hư hàn, vị khí thượng nghịch, sẽ ẩu thổ. Nếu như trong ruột có giun, thậm chí sẽ thổ ra giun. Căn cứ theo kinh nghiệm lâm sàng, thổ ra giun không ngừng là tiên lượng không tốt. Nếu như thổ ra giun mà không thể ăn uống, là có nguy hiểm của vị phủ suy bại. C̣n có một ư kiến khác, nếu thổ ra giun chết cũng là những tiên lượng không tốt.
Tóm tắt nội dung 7 điều nêu trên, chính là khi chính khí hư tổn th́ không được phát hăn. Liên quan đến thương hàn kèm theo hư chứng, phần trên chúng ta đă nói về “Xích trung mạch vi”( 尺中脉微)Mạch vi trong bộ xích và “Xích trung tŕ giả bất khả phát hăn. Hà dĩ tri kỳ nhiên? Dĩ doanh khí bất túc, huyết thiểu cố dă” (尺中迟者不可发汗。何以知之然?以营气不足,血少故也”mạch tŕ trong bộ xích không thể phát hăn. Tại sao như vậy?, nguyên nhân là doanh khí bất túc và huyết ít, chính là nói theo h́nh tượng mạch, 7 điều này là nói theo chứng, kết nối liên tiếp trước sau để t́m hiểu. Đối với những bệnh chứng này, đồng thời không tuyệt đối là không thể phát hăn, Trương Cảnh Nhạc có phép bổ dương phát hăn, “Thiên kim phương” có phép tư âm phát hăn, c̣n có phép bổ khí dưỡng huyết phát hăn.
Bảy điều trên nhắc nhở chúng ta không nên chỉ chú trọng vào tà khí, mà bỏ quên chính khí, cần quán triệt tư tưởng bảo vệ vị khí và bảo tồn tân dịch. Thời kỳ hậu Hán điều kiện y tế c̣n rất hạn chế, muốn tránh sai lầm, phải đặt ra những quy tắc để ngăn chặn. Ngoài ra c̣n có ư kiến cho rằng bảy điều nêu trên là những chứng cấm kỵ của thang Ma hoàng.
90本发汗而复下之,此为逆也;若先发汗,治
不为逆。本先下之,而反汗之为逆;若先下之,治不为逆。C94
90 Bản phát hăn nhi phục hạ chi, thử vi nghịch dă; Nhược tiên phát hăn, trị bất vi nghịch. Bản tiên hạ chi, nhi phản hăn chi vi nghịch; Nhược tiên hạ chi, trị bất vi nghịch. C94
Dịch: Cần phát hăn mà lại hạ là nghịch; Nếu phát hăn trước là điều trị không nghịch. Cần công hạ trước, mà lại phát hăn là nghịch; Nếu hạ trước là điều trị không ngịch.
Đoạn văn trên tŕnh bày phép trị bệnh của biểu chứng và lư chứng, nói theo vị trí bệnh, đây chính là quy tắc và cũng là quy định thông thường.
Đoạn văn gồm hai ư. Ư thứ nhất tương đối đơn giản, “Bản phát hăn”, hai chữ phát hăn cho biết đây là biểu chứng, cần phải phát hăn, cho nên gia thêm chữ “bản”. “Nhi phục hạ chi”(Mà lại công hạ), lại dùng phép công hạ, là nghịch là không thuận lư. Nghịch tức là không thuận, nếu như phát hăn trước, là “Trị bất vi nghịch” (Điều trị không nghịch) là điều trị đúng.
Ư thứ hai sâu sắc hơn. “若先发汗,治不为逆”(Nhược tiên phát hăn trị bất vi nghịch) Nếu phát hăn TRƯỚC là điều trị đúng “本先下之,而反汗之,为逆”(Bản tiên hạ chi, nhi phản hăn chi vi nghịch) Cần phải hạ TRƯỚC, nhưng lại phát hăn là điều trị không đúng, cả hai câu đều có chữ TRƯỚC, có TRƯỚC tất sẽ có SAU, v́ thế bệnh này không phải là một mặt của vấn đề, mà có thể là hai mặt của vấn đề, đă có hai mặt của vấn đề, trong việc điều trị cần phải phân thành trước sau. “本发汗”(bản phát hăn) Vốn dĩ phát hăn, vốn dĩ cần phải phát hăn, phát hăn có tốt cho mọi bệnh? Cũng không hẳn như vậy, có trường hợp khỏi bệnh sau một lần phát hăn, có khi th́ không, khi biểu tà không giải, có thể tái phát hăn, “Nhi phản hạ chi, thử vi nghịch dă” (而反下之,此为逆也) Nếu lại tả hạ, đó là điều trị không đúng. V́ sao cần tả hạ? Suy đoán có biểu chứng và lư chứng. Nếu như, cho dù có biểu chứng và lư chứng, khi biểu chứng chưa giải lại được giải biểu trước, th́ đó chính là quy định. “Bản tiên hạ chi, nhi phản hăn chi vi nghịch” (本先下之,而反汗之为逆) Vốn dĩ nên công hạ trước, nhưng lại phát hăn là điều trị sai, bệnh có biểu chứng và lư chứng, nếu như lư chứng nặng hơn so với biểu chứng, lúc này cần phải tả hạ trước, rồi sau đó trị biểu. Nếu trong trường hợp này lại dựa theo quy định là giải biểu trước mà phát hăn th́ cũng chính là điều trị sai lầm.
91伤寒医下之,续得下利,清谷不止,身疼痛
者,急当救里;后身疼痛,清便自调者,急当救表。救里宜四逆汤;救表宜桂枝汤。C95
91 Thương hàn y hạ chi, tục đắc hạ lợi, thanh cốc bất chỉ, thân đông thống giả, cấp đương cứu lư; Hậu thân đông thống, thanh tiện tự điều giả, cấp đương cứu biểu. Cứu lư nghi Tứ nghịch thang; Cứu biểu nghi Quế chi thang. C95
Dịch: Bệnh thương hàn thày thuốc công hạ, tiếp theo là tiết tả, (thanh cốc bất chỉ) không ngừng tiết tả ra thực phẩm chưa tiêu hoá: Thân thể đau, chứng tiết tả thanh cốc đă khỏi, bệnh cấp bách nên cứu biểu. Cứu lư nên dùng thang Tứ nghịch; Cứu biểu nên dùng thang Quế chi.
Đoạn văn tŕnh bày phép trị bệnh biểu lư nhanh hay chậm. Khác với điều 90, điều này giảng về biến pháp.
“伤寒医下之”(Thương hàn y hạ chi), Thái dương bệnh dùng phép công hạ, “续得下利”(Tục đắc hạ lợi) tiếp theo là tiết tả, tuỳ theo cách tả hạ rồi đến tiết tả (đi tiêu lỏng) “Thanh cốc” là thực phẩm c̣n nguyên chưa biến hoá, cho thấy dương khí Thiếu âm hư hàn không chưng hoá thực phẩm, v́ thế gọi là Thiếu âm hạ lợi (tiết tả), mà mức độ bệnh là “Bất chỉ”(Không ngừng), là chứng tiết tả rất nghiêm trọng. Sau khi tả hạ nhầm th́ biểu chứng ra sao? “Thân đông thống giả” (thân thể đau nhức) là biểu chứng của Thái dương chưa giải. Đây gọi là tiêu bản hoăn cấp, Thái dương và Thiếu âm có quan hệ biểu lư, đau nhức là Thái dương tiêu hàn, thanh cốc bất chỉ (tiết tả không ngừng) là Thiếu âm bản hàn. Lúc này lư chứng cấp là chính, biểu chứng hoăn là phụ, chúng ta không nên áp dụng quy tắc điều trị biểu trước điều trị lư sau theo lẽ thông thường, v́ khí của Tỳ Thận đă không c̣n kiên cố, nếu miễn cưỡng phát hăn khi bệnh nhân đă hư yếu, không chỉ không phát hăn được, mà c̣n loại bỏ căn bản của dương khí, xuất hiện biến chứng vong dương. “Cấp đương cứu lư” (急当救里)bệnh thế cấp bách nên điều trị lư, hạ lợi thanh cốc (đi đại tiện ra nước trong kèm theo thực phẩm chưa tiêu hoá) là mâu thuẫn chủ yếu, liên quan đến sự tồn vong của dương khí trên toàn thân, “Cứu lư nghi Tứ nghịch thang” (救里宜四逆汤) Cứu lư nên dùng thang Tứ nghịch, Tứ nghịch thang hồi dương cứu nghịch, bổ dương của Thiếu âm, trị hạ lợi thanh cốc. Nếu dương khí của Thiếu âm đă hồi phục, v́ Thiếu âm và Thái dương là biểu lư, nên khí của Thái dương cũng sẽ đầy đủ, biểu chứng thân thể đau nhức có thể được giải trừ.
“Hậu thân đông thống, thanh tiện tự điều giả” (后身疼痛,清便自调者) Sau khi uống thang Tứ nghịch, tuy chứng hạ lợi thanh cốc đă khỏi, nhưng cũng có thể biểu chứng là thân thể đau nhức chưa khỏi, biểu chứng liền tăng lên là mâu thuẫn (đối lập) chủ yếu. V́ sao lại có thêm câu “Cấp đương cứu biểu”? (急当救表) là nên cấp thời cứu biểu. Đây là bệnh có biểu chứng và lư chứng, dương hư mà có hàn, biểu tà không giải. Tuy hiện tại bệnh nhân đại tiện đă điều hoà, nhưng chung quy bệnh đă phát sinh vấn đề dương của Thiếu âm bị hư tổn, nếu không chú trọng đến biểu chứng, tà khí sẽ truyền vào bên trong (lư). “Cứu biểu nghi Quế chi thang” Nên dùng thang Quế chi, tuy thân thể bị đau nhức, cũng không thể dùng thang Ma hoàng, V́ sau khi tả hạ nhầm, dương khí vừa khôi phục không chịu nổi thuốc có tính công kích mạnh như thang Ma hoàng, chỉ có thể dùng thang Quế chi để giải cơ hoà biểu.
92病发热,头痛,脉反沉,若不差,身体疼痛,当救其里,宜四逆汤。C96
92 Bệnh phát nhiệt, đầu thống, mạch phản trầm, nhược bất sai, thân thể đông thống, đương cứu kỳ lư, nghi tứ nghịch thang C96
Dịch: Bệnh phát sốt, đau đầu, mạch lại trầm, nếu không tệ, thân thể đau nhức, nên cứu lư, nên uống thang Tứ nghịch.
Đây là đoạn văn tŕnh bày biến pháp cứu lư hàng đầu của chứng biểu lư đồng bệnh, ư nghĩa tương tự như điều 91, nhưng cụ thể hơn.
“Bệnh phát nhiệt, đầu thống” (病发热,头痛) Phát sốt đau đầu, đây là bệnh ở Thái dương, đúng ra phải thấy mạch phù, hiện tại là mạch không phù “Mạch phản trầm” . Trầm là mạch của Thiếu âm, chủ về Thiếu âm dương hư có hàn, mạch và chứng không phù hợp, vậy nên theo chứng hay theo mạch, hay theo cả mạch và chứng? Nếu theo chứng, phải dùng phép phát hăn, nhưng mạch lại không cho phép phát hăn. Căn cứ vào quan hệ biểu lư của Thái dương và Thiếu âm, th́ nhất định phải chú trọng vào mạch trầm của Thiếu âm, đă là Thái dương Thiếu âm đồng bệnh, có thể dùng Ma hoàng Phụ tử Tế tân thang hoặc Ma hoàng Phụ tử Cam thảo thang để ôn kinh tán hàn, chính là bên ngoài tán hàn của Thái dương, bên trong làm ấm hàn của Thiếu âm.
Sau khi dùng phương pháp ôn kinh tán hàn, “Nhược bất sai” (若不差)nếu không tệ, tuy c̣n biểu chứng “thân thể đông thống” (thân thể đau nhức), vẫn tiếp tục “当救其里”(Đương cứu kỳ lư) điều trị lư chứng mà không cần nghĩ đến biểu chứng nữa. V́ phương pháp ôn kinh tán hàn đều không giải quyết được vấn đề, cho thấy dương khí của Thiếu âm hư suy quá nặng, nếu không dốc sức bồi bổ thiếu âm th́ khó đạt được hiệu quả, v́ thế không thể gia thêm Ma hoàng Tế tân, phát tán dương khí của Thiếu âm. Cũng có nghĩa là, dương khí của Thiếu âm không đầy đủ là vấn đề chủ yếu, Thái dương biểu chứng là vấn đề thứ yếu. Cần phải bỏ chứng để theo mạch, dùng Tứ nghịch thang để hồi dương cứu nghịch, bồi bổ dương khí cho Thiếu âm.
Mùa đông năm trước, người viết khám cho một bệnh nhân sơ gan bụng có nước, theo lời bệnh nhân v́ bụng có nước rất khó chịu, bệnh nhân sắc mặt xanh đen, mạch huyền nhuyễn vô lực, tay chân mát lạnh. Bệnh nhân có cảm giác lạnh toát ở lưng. Một loạt các chứng trạng dương hư, v́ thế người viết không dùng phương pháp lợi thuỷ, bắt đầu dùng các vị thuốc ôn bổ như Phụ tử, Can khương, Nhân sâm, Hoàng kỳ. Chứng bụng có nước của bệnh nhân giảm dần, đă có thể đi lên lầu, hiện tại bệnh nhân vẫn c̣n sống.
Hy vọng mọi người lĩnh hội thật tốt ba điều trên, tuy các bài nói về Thái dương bệnh chính là để giải quyết vấn đề biểu chứng, nhưng biểu chứng cũng luôn luôn có liên hệ với lư chứng. Sau khi lại nói về quy tắc phương pháp phát hăn của Thái dương biểu chứng. Trương Trọng Cảnh Tiên sinh lại tiếp tục đề xuất vấn đề biểu lư hoăn cấp (thong thả cấp bách), chính là có ư nghĩa sâu xa.
93太阳病,先下之而不愈,因复发汗,以此表
里俱虚,其人因致冒,冒家汗出自愈。所以然者,汗出表和故也。里未和,然后复下之。C97
93 Thái dương bệnh, tiên hạ chi nhi bất dũ, nhân phục phát hăn, dĩ thử biểu lư câu hư, kỳ nhân chí mạo, mạo gia hăn xuất tự dũ, sở dĩ nhiên giả, hăn xuất biểu hoà cố dă. Lư vị hoà, nhiên hậu phục hạ chi. C97
Dịch: Thái dương bệnh, trước tiên công hạ không khỏi bệnh, lại phát hăn, nên biểu và lư đều bị hư tổn, người bệnh chỉ có các biểu chứng nhẹ như váng đầu hoa mắt (mạo gia) nên chỉ cần xuất hăn là khỏi bệnh. Sở dĩ như vậy v́ hăn xuất th́ biểu hoà. Lư chưa hoà, sau đó lại dùng phép công hạ.
Đoạn văn này đề cập đến trị pháp của chứng váng đầu hoa mắt do dùng phép phát hăn và phép hạ không đúng thứ tự.
“太阳病,先下之而不愈,因复发汗” (Thái dương bệnh, tiên hạ chi nhi bất dũ, nhân phục phát hăn) Thái dương bệnh cần phải phát hăn trước, nhưng lại dùng phép tả hạ, đương nhiên không trị được bệnh. “因复发汗” (Nhân phục phát hăn) V́ lại phát hăn, sau đó lại dùng phép phát hăn. Phép hăn phép hạ đảo điên khiến “表里俱虚” (Biểu lư câu hư) Biểu lư đều hư, tả hạ tổn thương ở trong (lư), phát hăn gây tổn thương ở ngoài (biểu). Phàm khi biểu lư đều hư, biểu tà thái dương thường không giải trừ, “冒者,有所遮蔽” (bị che chắn) do khí thanh dương bị tà khí che chắn gây nên. Không có chứng trạng đau đầu cứng cổ, chỉ váng đầu hoa mắt (mạo gia), cho thấy tà khí không nặng, v́ thế không cần phát hăn, sẽ hồi phục sau vài ngày, âm dương tự điều hoà, có cơ hội khỏi bệnh khi xuất hăn, “所以然者,汗出表和故也” (Sở dĩ nhiên giả, hăn xuất biểu hoà cố dă) Sở dĩ như vậy, v́ hăn xuất th́ biểu hoà. “得里未和” (đắc lư vị hoà), ‘Đắc” có ư tŕ hoăn, chứng huyễn mạo (huyễn vựng) tuy đă biến chuyển tốt, nếu như c̣n các chứng trạng như đại tiện không thông hoặc tâm phiền, là biểu hiện của dương minh vị khí bất hoà, “然后复下之”Nhiên hậu phục hạ chi) Sau đó lại dùng phép tả hạ, có thể dùng loại thang dược hạ nhẹ nhàng như Điều vị thừa khí thang để hoà vị.
Thái dương bệnh biểu tà không giải, không những đau đầu, mà c̣n huyễn mạo (huyễn vựng). Đây là một điều bổ sung đối với hội chứng Thái dương bệnh. Dùng chứng để suy đoán nguyên nhân, vựng đầu hoa mắt thiên về phong tà, cái gọi là “无痰不作眩” (Vô đàm bất tác huyễn), “无风不作眩” (Vô phong bất tác huyễn). (không đàm không chóng mặt váng đầu), ( Không có phong không chóng mặt váng đầu) . Trên lâm sàng có một số bệnh nhân huyễn mạo, tỉ như hội chứng Meniere, chóng mặt rất tệ hại, khi xuất được mồ hôi chứng trạng liền giảm nhẹ.
 
Reply with a quote
Replied by Trường Xuân (Hội Viên)
on 2023-12-01 00:41:07
Từ điều 94 đến 97
94太阳病未解,脉阴阳俱停,必先振慄,汗出而解。但阳脉微者,先汗出而解;但阴脉微者,下之而解。若欲下之,宜调胃承气汤主之。C98
Điều 94
Thái dương bệnh vị giải, mạch âm dương câu đ́nh, tất tiên chấn lật, hăn xuất nhi giải. Đăn dương mạch vi giả, tiên hăn xuất nhi giải; Đăn âm mạch vi giả, hạ chi nhi giải. Nhược dục hạ chi, nghi Điều vị thừa khí thang chủ chi. C98
Dịch: Bệnh ở Thái dương chưa khỏi, mạch âm dương đều ngừng, đầu tiên bệnh nhân rét run, xuất mồ hôi và khỏi bệnh. Nếu dương mạch vi (nhỏ yếu), xuất mồ hôi th́ khỏi bệnh, nhưng nếu âm mạch vi th́ công hạ để giải bệnh. Nếu muốn công hạ, nên dùng thang Điều vị thừa khí.
Đoạn văn tŕnh bày cơ chế điều trị chứng chiến hăn (Ngoại cảm nhiệt bệnh, rét run rồi xuất hăn).
Trong quá tŕnh bệnh của kinh Thái dương, đột nhiên thấy “Mạch âm dương câu đ́nh” (Mạch âm dương cùng ngừng). đối với chữ “Đ́nh”, có nhà chú thích cho rằng có ư nghĩa đ́nh chỉ, cũng có nghĩa là mạch ngừng đập. Cũng có nhà chú thích cho rằng đây là điều đ́nh, cũng có ư là mạch điều hoà, cả hai ư kiến đều có tính gán ghép khiên cưỡng. Trong bản của họ Triệu ghi “Nhất tác vi”, cũng chính là mạch âm dương cùng nhỏ yếu (vi), hoặc là mạch âm dương đều trầm. Trước khi xuất mồ hôi giải bệnh phần nhiều đều xuất hiện mạch trầm, thậm chí tựa như có mạch tựa như không, huyết áp cũng theo đó mà hạ thấp. Tại sao mạch âm dương đều vi hoặc đều trầm? V́ bệnh cơ là dương khí bị ảnh hưởng bởi tà khí, chính khí chống lại tà bên ngoài, sẽ trải qua quá tŕnh “Tiên khuất hậu thân” (先屈而后伸) trước khó khăn sau thuận lợi. Giống như kỹ thuật đánh quyền lúc đầu thu quyền lại để súc tích sức mạnh, sau đó đánh ra sẽ có nhiều tác dụng hơn.
“Tất tiên chấn lật”. “Chấn” , “Lật” là hai chứng trạng. “Chấn” là toàn thân run rẩy, “Lật” là lạnh từ trong tim, tương tự như sốt rét. Rét, run, sợ, chính là sự miêu tả của cơn ớn lạnh rùng ḿnh. Loại lạnh rùng minh này mạnh hơn so với hội chứng của thang Chân vơ “Chấn chấn dao dục tị địa” (Run rẩy như muốn ngă ra). Tại sao xuất hiện “Chấn lật” (run sợ)? Cơ chế tương tự như “Mạch âm dương câu đ́nh” (脉阴阳俱停), cũng như chính khí khi tích luỹ lực lượng, sau khi rét run sẽ phát nhiệt đồng thời “Xuất hăn giải bệnh”, cũng chính là “chiến hăn”(rét run xuất mồ hôi). Lúc này mạch tượng không c̣n Trầm. Thời gian rét run dài hay ngắn có liên quan với t́nh trạng mạnh yếu của chính khí, thời gian ngắn chỉ khoảng 10 phút.
Chiến hăn giải bệnh, là chính tà tương tranh, là chính thắng tà, {Y Tôn Kim Giám} “Chính thắng tà khước chiến hăn b́nh” (正胜邪却战汗平) Chính thắng tà lui chiến hăn dẹp yên (bệnh tật). Cũng có trường hợp hàn chiến mà không xuất hăn, Nguyên nhân v́ chính khí không thể thắng tà, sẽ cần dùng một số thuốc để phụ trợ chính khí. Hoàn cảnh cũng là yếu tố quan trọng đối với “Chiến hăn”, nhiệt độ trong pḥng bệnh nhân quá lạnh hoặc quá nóng đều bất lợi cho chứng hăn chiến. Nếu như thời gian lên cơn rét mà xuất hiện khát nước, hoặc cảm thấy trống vắng có thể cho bệnh nhân ăn một chút ǵ đó. Trương Cảnh Nhạc tiên sinh đă ghi lại trong y án, Bệnh nhân rét run mà không xuất hăn, có thể dùng thịt dê thái nhỏ như hạt đào, nấu chín nhừ cho bệnh nhân ăn có tác dụng bổ ích khí huyết, bệnh nhân sẽ xuất hăn. C̣n có thể uống nước, uống rượu nho, ăn cháo nóng, để tăng hăn nguyên (nguồn mồ hôi). Ngoài ra Ôn bệnh cũng có chiến hăn, ôn dịch cũng có chiến hăn, trong Ôn dịch chiến hăn càng nhiều hơn, v́ thế ngoại cảm nhiệt bệnh đều có vấn đề chiến hăn. Chiến hăn c̣n có thể xuất hiện sau khi uống thuốc, như sau khi uống thang Tiểu sài hồ sẽ xuất hiện chiến hăn, cơ chế chung chính là chính thắng tà lui.
Khi người viết c̣n trẻ khám điều trị cho một bệnh nhân tại Đại Liên, là vợ của người đàn ông họ Khương, sau khi sanh con th́ sốt cao không hạ, đó là giữa mùa hè, để tránh gió sau sinh, mẹ già của anh chặn cửa ra vào và cửa sổ, và yêu cầu con dâu mặc quần cotton, áo khoác bông nên rất nóng. Người viết khám lần 1, bệnh nhân sốt cao, mạch hồng đại, rêu lưỡi vàng. Kể lại là khát nước nhưng mẹ chồng không cho uống. Người viết cho phép bệnh nhân uống nước, đồng thời mở cửa sổ thông khí. Không lâu sau, bệnh nhân xuất hiện cơn rét run (hàn chiến), mạch chuyển sang trầm, sau đó xuất hăn toàn thân, thân nhiệt hạ. Đây là do tân dịch không đủ, chiến hăn không có nguồn, khi được uống nước bổ sung hăn nguyên (nguồn mồ hôi) là có thể chiến hăn để giải bệnh.
95 太阳病,发热汗出者,此为荣弱卫强,故使汗出,欲救邪风者,宜桂枝汤。C99
Điều 95
Thái dương bệnh, phát nhiệt hăn xuất giả, thử vi vinh nhược vệ cường, cố sử hăn xuất, dục cứu tà phong giả, nghi Quế chi thang. C99
Dịch: Thái dương bị bệnh, phát sốt xuất mồ hôi, đó là vinh yếu vệ mạnh, nên xuất mồ hôi, nếu muốn ngăn chặn phong tà, nên dùng thang Quế chi
Đoạn văn này bổ sung bệnh cơ của Thái dương trúng phong vệ cường doanh nhược.
“Vinh nhược vệ cường, cố sử hăn xuất”, vinh nhược vệ cường, vệ có phong tà gọi là vệ cường, vệ bị bệnh nên doanh không cẩn mật vững vàng, doanh sẽ yếu, v́ thế phát nhiệt, xuất mồ hôi. Điều trị nên giải cơ khứ phong, dùng Quế chi thang. Thiên Thái dương bệnh đă có đầy đủ về điều này, liên quan đến thương hàn trúng phong, 5 phương pháp phát hăn như Ma hoàng, Quế chi, Đại Tiểu thanh long, Cát căn, Trương Trọng Cảnh Tiên sinh đă nói rơ về các vấn đề như biểu lư hoăn cấp, phép cấm hăn và phép phát hăn. Trừ chứng phủ súc huyết sẽ được đề cập ở phần sau, biểu chứng cũng đă tŕnh bày hoàn tất. Phần sau sẽ giảng về tà khí từ Thái dương biểu truyền đến bán biểu bán lư, hội chứng thang Tiểu sài hồ. Đây là đoạn văn tổng kết ở phần trước, và chỉ đạo phần sau.
96 伤寒五六日,中风,往来寒热,胸胁苦满,默默不欲饮食,心烦喜呕,或胸中烦而不呕,或渴,或腹中痛,或胁下痞硬,或心下悸,小便不利,或不渴,身有微热,或咳者,与小柴胡汤主之。C100
Điều 96
Thương hàn ngũ lục nhật, trúng phong, văng lai hàn nhiệt, hung hiếp khổ măn, mặc mặc bất dục ẩm thực, tâm phiền hỉ ẩu, hoặc hung trung phiền nhi bất ẩu, hoặc khát, hoặc phúc trung thống, hoặc hiếp hạ bĩ ngạnh, hoặc tâm hạ quư, tiểu tiện bất lợi, hoặc bất khát, thân hữu vi nhiệt, hoặc khái giả, dữ Tiểu sài hồ thang chủ chi. C100
Dịch: Thương hàn 5,6 ngày, trúng phong, văng lai hàn nhiệt (nóng lạnh thay nhau xuất hiện), ngực sườn trướng đầy, yên lặng không muốn ăn uống, bực bôi muốn nôn, hoặc bực bộ trong ngực mà không nôn, hoặc khát nước, hoặc đau bụng, hoặc bĩ cứng ở dưới cạnh sườn, hoặc hồi hộp dướn tim, tiểu tiện không thuận lợi, hoặc không khát, sốt nhẹ, hoặc ho, với thang Tiểu sài hồ trị bệnh này.
Phương thang Tiểu sài hồ
Sài hồ nửa cân Hoàng cầm 3 lạng Nhân sâm 3 lạng Cam thảo 3 lạng Bán hạ nửa thăng rửa sinh khương 3 lạng thái mỏng Đại táo 13 quả bổ
Bảy vị trên, dùng 1 đấu 2 thăng nước, nấu c̣n 6 thăng, bỏ bă, tiếp tục nấu, c̣n 3 thăng, uống ấm 1 thăng, ngày uống 3 lần.
Gia giảm: Nếu trong ngực phiền muộn mà không ẩu thổ, khứ Bán hạ, Nhân sâm, gia Quát lâu thực 1 quả.
Khát nước, khứ Bán hạ, gia Nhân sâm, hợp với trước thành 4 lạng rưỡi, Quát lâu căn 4 lạng.
Nếu đau bụng, khứ Hoàng cầm, gia Thược dược 3 lạng.
Nếu có khối cứng dưới sườn, khứ Đại táo, gia Mẫu lệ 4 lạng.
Nếu hồi hộp dưới tim, tiểu tiện không thuận lợi, khứ Hoàng cầm, gia Phục linh 4 lạng.
Nếu không khát, bên ngoài nóng nhẹ, khứ Nhân sâm, gia Quế 3 lạng, uống ấm xuất hăn nhẹ th́ khỏi bệnh.
Nếu ho, khứ Nhân sâm, Đại táo, Sinh khương, gia Ngũ vị tử nửa thăng, can khương 2 lạng.
Đây là đoạn văn tŕnh bày bệnh chứng và trị liệu bệnh ở kinh Thiếu dương.
“Thương hàn 5,6 ngày trúng phong”, là một câu tu từ để nhấn mạnh, là bút pháp thời nhà Hán. Có ư ǵ? Nó có nghĩa là sốt thương hàn hoặc trúng phong được đề cập ở trên, đều là bệnh ở Thái dương, là tổng kết của phần trên. Bệnh 5,6 ngày, bệnh tà không giải là sẽ có vấn đề về truyền biến của bệnh, tại sao nói thời gian 5,6 ngày, cũng có ư nghĩa của nó, là chỉ về thời gian chính và tà đấu tranh, tà khí có một quá tŕnh phát triển. “Văng lai hàn nhiệt, hung hiếp khổ măn” (Lạnh nóng qua lại, ngực cạnh sườn buồn bực khó chịu); “Mặc mặc bất dục thực....” (Không cảm thấy muốn ăn uống, tim phiền muộn hay nôn, hoặc phiền muộn trong ngực nhưng không nôn, hoặc khát, hoặc đau bụng, hoặc nổi cục cứng dưới cạnh sườn, hoặc hồi hộp dưới tim (tâm hạ quư), tiểu tiện bất lợi, hoặc không khát, sốt nhẹ, hoặc ho, thang tiểu sài hồ trị bệnh này.)
Trúng phong cũng được, thương hàn cũng được, tà khí đă qua 5,6 ngày chưa giải, từ kinh Thái dương sẽ truyền nhập vào Thiếu dương, đặc điểm nhiệt h́nh của kinh Thiếu dương không giống như hấp hấp phát nhiệt (sốt nhẹ ở phần da lông) của kinh Thái dương, cũng không giống như “chưng chưng phát nhiệt” (nóng từ trong bốc ra ngoài) của kinh Dương minh, mà là “văng lai hàn nhiệt” là một loại nhiệt h́nh lạnh nóng thay nhau xuất hiện. Tại sao xuất hiện văng lai hàn nhiệt? Điều này không thể tách rời với vị trí của kinh Thiếu dương. Thái dương chứng gọi là biểu chứng (chứng ở ngoài), kinh Thái dương tuần hành ở lưng; Kinh dương minh gọi là lư chứng (chứng ở trong), kinh dương minh tuần hành ở bụng, lưng là dương, bụng là âm, nhất biểu nhất lư (một ngoài một trong); Kinh Thiếu dương tuần hành ở cạnh bên của cơ thể, ở giữa hai kinh Thái dương và Dương minh, v́ thế người xưa gọi là địa vị giáp giới. Câu ca viết : “Túc mạch Thiếu dương đảm chi kinh, thuỷ ṭng lưỡng mục duệ tí sinh, để đầu tuần giác hạ nhĩ hậu, Năo không Phong tŕ thứ đệ hành, giao thiếu dương hữu thượng Khuyết bồn.”( 足脉少阳胆之经,始从两目锐眦生,抵头循角下耳后,脑空风池次第行,手少阳前至肩上,交少阳右上缺盆)Mạch Túc Thiếu dương bắt đầu từ huyệt Đồng tử liêu ở đuôi mắt, chạy lên góc trán rồi ṿng ra phía sau tai, qua hai huyệt Năo không và Phong tŕ, xuống huyệt Khuyến bồn trên vai, đi xuống dưới theo lồng ngực vào cạnh sườn. Kinh Thiếu dương tuần hành ở phần bên cạnh của cơ thể, Thiếu dương đảm phủ phụ vào Can, cũng ở cạnh sườn. V́ thế người xưa gọi nó là bán biểu bán lư chứng (nửa ngoài nửa trong). Đây chính là vị trí bệnh của Túc Thiếu dương.
Bán biểu bán lư là chỗ nào? Là nơi chính tà tương tranh (tranh giành). Nói theo sinh lư (hoạt động của sự sống và cơ năng các khí quan trong cơ thể), Thiếu dương chủ Xu (xoay chuyển), Thái dương chủ về mở (Khai), Dương minh chủ đóng (Hạp). Khí Thái dương tuần hành ở thể biểu (phần ngoài cùng của cơ thể như da lông, cơ bắp) hướng lên trên, hướng ra ngoài bảo hộ toàn thân, hướng mở ra ngoài v́ thế Thái dương chủ mở ( Khai); Dương minh chủ ở tràng vị (ruột, dạ dày), khí của nó hướng vào trong và xuống dưới lục phủ với Thông Giáng (thông và đi xuống) là thuận, v́ thế dương minh chủ lư ở trong, chủ ở tràng vị (ruột, dạ dày); Kinh Thiếu dương ở giữa hai kinh Thái dương và Dương minh thuộc kinh Đảm, Đảm và Can là tạng phủ có tương quan biểu lư, v́ thế, sẽ theo Thái dương bên ngoài để khai (mở), theo Dương minh bên trong để hạp (đóng), phân li ra vào ở giữa Thái dương và Dương minh là Thiếu dương chủ xu (là phụ trách trụ quay, bản lề), nó ở giữa biểu và lư, có nhiệm vụ xoay chuyển. Có khả năng mở lại có thể đóng, khí của Thiếu dương thuận lợi có ích lợi đối với khí của Thái dương và Dương minh. Khí của Thiếu dương bất lợi cũng có trở ngại đối với khí của Thái dương và Dương minh, phong hàn ở Thái dương không được giải trừ truyền vào Thiếu dương, chính tà phân tranh ở dưới cạnh sườn (hiếp hạ), không thuận lợi cho cơ quan chủ quản (xu cơ). Nếu tà khí chiếm ưu thế, tà khí sẽ tiến vào trong (lư), từ dương nhập vào âm, khi tiến công từ bên ngoài, bệnh nhân sẽ sợ lạnh. V́ thế cảm giác sợ lạnh là phản ảnh của tà khí hướng vào bên trong (lư). Khí Thiếu dương hướng ra ngoài đề kháng bệnh tà nên sẽ phát sốt. Chính tà tiến thoái ở giữa bán biểu bán lư, khiến cho mấu chốt (xu cơ) của âm dương bất lợi, xu cơ của biểu lư bất lợi, v́ thế sẽ có một trận sợ lạnh rồi đến một trận phát nhiệt, gọi là văng lai hàn nhiệt. Đây chính là một chủ chứng của Thiếu dương bệnh.
“Hung hiếp khổ măn”, tuy nhiên ngực và sườn thường luận chung, nhưng chủ yếu là sườn. V́ kinh Thiếu dương tuần hành ở ngực và sườn, khi kinh khí của Thiếu dương không thuận lợi, ngực sườn sẽ khó chịu. Cảm giác khó chịu không b́nh thường mà là khó chịu khá nghiêm trọng, v́ thế nên không viết là “Măn” (măn là khó chịu) mà viết là “khổ măn”.
“Măc mặc bất dục ẩm thực”, “Mặc mặc” chính là tĩnh mặc (yên lặng). Bệnh ở ba kinh dương luôn luôn có một chút khó chịu, bực bội (phiền táo), Thiếu dương bị bệnh, khí cơ Thiếu dương bất lợi nên khí Can Đảm sẽ uất ức, khí Can Đảm uất ức, biểu cảm trên mặt sẽ rất tĩnh lặng, mặc mặc là từ láy, đây cũng là một loại văn pháp, để tăng cường mô tả các đặc điểm của triệu chứng, ư tứ chính là biểu cảm trên mặt của người này rất tĩnh mặc, cũng không cao hứng, phản ảnh khí sắc của can đảm khí uất. Khi Can Đảm khí uất, công năng sơ tiết không thuận lợi v́ thế “Bất dục ẩm thực” (不欲饮食)không muốn ăn uống. “Tâm phiền, hỉ ẩu” (心烦喜呕) Phiền muộn muốn nôn nhiều, thiếu dương chính là Đảm mộc, trữ tàng tướng hoả, khi khí uất tướng hoả sẽ uất mà hoá nhiệt, v́ thế tâm phiền. “Hỉ”, là nói về chữ nhiều, “hỉ ẩu” là nôn nhiều, hoặc giả nói là hỉ ẩu, đây chính là chứng trạng chủ yếu hàng đầu của Thiếu dương chứng, số lần ẩu nghịch dồn dập. Thiếu dương bệnh chính là bệnh ở phủ liên luỵ đến tạng (cập), “Tạng phủ tương liên, kỳ thống tất hạ, tà cao thống hạ, cố sử ẩu dă” (脏腑相连,其痛必下,邪高痛下,故使呕也), bệnh ở kinh thiếu dương ảnh hưởng đến vị khí, vị khí thượng nghịch (trào ngược), v́ thế ẩu thổ. Thiếu dương bệnh “Hỉ ẩu” chính là ẩu thổ nhiều. Ẩu (nôn) chính là chủ chứng của hội chứng Thiếu dương, trong tương lai khí giảng đến thiên ẩu thổ (nôn oẹ) trong {Kim Quỹ Yếu lược} sẽ nói về vấn đề trị chứng ẩu thổ của thang Tiểu sài hồ.
V́ sao trong Thiếu dương bệnh hoặc thấy các chứng trạng như thế là nhiều? “hoặc” là một từ chưa xác định, không thể nói là sự xuất hiện tất nhiên. Thiếu dương thuộc bán biểu bán lư, lục kinh là 12 kinh, kinh túc thiếu dương đảm và kinh thủ thiếu dương tam tiêu đều có những liên hệ, v́ thế khi đảm khí uất, khí bán biểu bán lư cũng bất hoà, tà khí sẽ có cơ hội lúc tiến lúc thoái, thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu sẽ xuất hiện t́nh huống bất lợi lúc ở trên, lúc ở dưới, do đó, hội chứng của chúng có thể khác nhau một cách tự nhiên hoặc không tự nhiên. Hoặc đă xuất hiện tim hồi hộp, hoặc tiểu tiện khó khăn, tiểu ít, những điều này đều có quan hệ với tam tiêu, và quan hệ với khí cơ của biểu lư.
Điều trị bệnh này phải dùng phương pháp ǵ? Bệnh tà ở bán biểu bán lư, chính tà phân tranh tiến thoái ở giữa bán biểu bán lư, phát hăn được không? Phát hăn có thể giải biểu của Thái dương nhưng không thể giải quyết bệnh tà ở Thiếu dương. Dùng phép tả hạ hoặc thanh pháp có được hay không? Cũng không được; Phép hạ, phép thanh có thể giải quyết lư (bên trong) của kinh dương minh nhưng cũng không thể giải quyết bệnh tà ở kinh Thiếu dương. Là bệnh tà ở bán biểu bán lư, giáp giới của Thái dương và Dương minh, muốn giải trừ tà khí ở kinh Thiếu dương, cần phải giải quyết tà khí của bán biểu bán lư. V́ bệnh này cũng phát nhiệt, phát ở dương, chính là bệnh ở kinh dương, v́ thế cổ nhân phân biệt bệnh này không thể phát hăn, tả hạ hoặc dùng thổ pháp, đồng thời cũng có thể giải trừ vấn đề phát nhiệt, dùng thang Tiểu sài hồ gọi là phép hoà giải, tức là không thông qua các phương pháp phát hăn hay tả hạ, mà đạt được mục đích thanh nhiệt, khiến cho khí cơ Thiếu dương thông suốt, khí của bán biểu bán lư điều hoà thông sướng. Đồng thời xem xét từ thành phần của thang Tiểu sài hồ, gồm có các vị thuốc khứ tà thanh nhiệt, cũng có các vị thuốc phù chính bổ hư, tập trung hàn nhiệt bổ tả vào một khối.
Thành phần thang Tiểu sài hồ gồm 7 vị thuốc, bao gồm Sài hồ, Hoàng cầm, Nhân sâm, chích Cam thảo, Bán hạ, Sinh khương, Đại táo. Ở phương diện lượng thuốc sử dụng, “Sài hồ bát lạng Thiếu dương bằng, Táo thập nhị mai Hạ bán thăng, tam lạng Khương Sâm Cầm dữ Thảo, khứ tra trùng tiễn hữu kỳ năng”. Hoàng cầm, Nhân sâm, cam thảo, Bán hạ, Sinh khương lượng bằng nhau, đều có thể dùng khoảng 3 tiền, hiện tại bằng khoảng 10g. Duy có vị Sài hồ dùng lượng nhiều hơn, Sài hồ nửa cân, Sài hồ dùng 3 lạng sẽ không gọi là Tiểu sài hồ thang nữa.
V́ sao gọi là Tiểu sài hồ mà không gọi là Sài hồ thang? V́ c̣n có Đại sài hồ thang. Tiểu thanh long, Đại thanh long, Tiểu thừa khí, Đại thừa khí, có phân thành đại tiểu, đại có lực lượng lớn, tiểu có lực lượng nhỏ. Chủ dược trong thang Tiểu sài hồ chính là Sài hồ, v́ thế trọng lượng Sài hồ sử dụng rất quan trọng. Có người cho rằng trên lâm sàng dùng thang Tiểu sài hồ hiệu quả không rơ ràng, thậm chí không có hiệu quả, trên thực tế điều này có quan hệ rất lớn với lượng Sài hồ sử dụng có thoả đáng, có đầy đủ hay không. V́ thế cần phải nhớ kỹ tễ lượng. Lư pháp phương dược cũng bao gồm tễ lượng. Sài hồ là chủ dược, tất nhiên phải trọng dụng, nhất là với Thiếu dương chứng cần sử dụng nhiều. Có rất nhiều y gia đề cập đến vấn đề Sài hồ có ảnh hưởng đến Can âm, nhất là một số y gia phương nam không dám mạnh dạn sử dụng vị Sài hồ. Làm sao để lư giải vấn đề này một cách chính xác? Chúng ta đă xem Hồng lâu mộng, khi Lâm Đại Ngọc bị bệnh, thân thể gầy yếu, g̣ má hồng, lúc lạnh lúc nóng, ho, ngực sườn khó chịu, cũng chính là yên lặng không muốn ăn uống, Vương thái y chẩn bệnh, mạch rất nhỏ rất nhanh, can khí c̣n ức uất, phải làm ǵ? Dùng Tiêu dao tán, trong phương cũng có Sài hồ, Miết giáp sao Sài hồ gọi là Hắc tiêu dao. Cần dùng 8 tiền Sài hồ, Lâm Đại Ngọc chịu được không? Hiện tại nói đích thị là Thiếu dương chứng, văng lai hàn nhiệt, ngực sườn đầy ứ, rêu lưỡi vàng trắng, đó là đan điền có nhiệt, trong ngực có hàn, cũng không nói là chất lưỡi hồng, miệng lưỡi khô khan, tại sao không dám sử dụng Sài hồ? E ngại hại can âm th́ cần phải có dấu hiệu của can âm hư. Không thể v́ ngại Sài hồ ảnh hưởng can âm mà không dám dùng Sài hồ, Nếu như chúng ta dùng Sài hồ 3 tiền, bằng với lượng Cam thảo và Nhân sâm, th́ thang Tiểu sài hồ sẽ thất bại rồi. V́ Sài hồ (Vị đắng tính b́nh, chủ trị khí kết trong tâm phúc tràng vị, ẩm thực tích tụ, hàn nhiệt tà khí, thôi trần trí tân (bài trừ cái cũ, sinh ra cái mới), đây là nguyên văn trong {Thần nông bản thảo kinh}. Trên phương diện thôi trần trí tân (thay cũ đổi mới), một là vị Đại hoàng, một là vị Sài hồ, vị trước nói theo huyết phận, vị sau nói theo khí phận. Dùng 3 tiền Sài hồ, c̣n phối với 3 tiền Nhân sâm, 3 tiền chích Cam thảo, th́ Sài hồ không thể thôi trần trí tân (thay cũ đổi mới), sơ thông uất kết, thẩm thấu nhiệt ra ngoài. Tỉ như một nhóm người trẻ tuổi khoẻ mạnh, bị trói chân tay, sau đó bảo họ phát huy sức mạnh, và như vậy là không thể. V́ thế thang tiểu sài hồ sẽ vô hiệu, sau khi uống xong sẽ không hạ sốt.
7 vị thuốc này đối với ba phương diện, c̣n có liên hệ hữu cơ (Mối quan hệ ảnh hưởng và tương tác lẫn nhau gọi là liên hệ hữu cơ), v́ thế gọi là phép hoà giải. Thứ nhất là vị Sài hồ phối hợp với vị Hoàng cầm; Thứ hai là Nhân sâm, Cam thảo phối Đại táo; Thứ ba là Sinh khương phối Bán hạ. Đầu tiên trị Đảm, với Sài hồ phối Hoàng cầm. Xét theo quân thần tá sứ, thuộc về quân thần, không phải tá sứ. Sài hồ có nhiều khả năng sơ thông giải trừ tà nhiệt trong kinh Thiếu dương, Hoàng cầm thanh tà nhiệt trong đảm kinh, đảm phủ. Nhưng tác dụng của Sài hồ không chỉ là đơn thuần giải nhiệt, mà c̣n có tác dụng sơ lợi can đảm (điều tiết và lợi gan mật). V́ Thiếu dương bệnh tuy là nhiệt tà truyền nhập Thiếu dương, Thiếu dương gọi là dương khí thứ nhất trong tam dương, cũng chính là khí sơ sinh. Bây giờ là mùa xuân, xa hơn một chút là khí Thiếu dương ngày giáp tư, Thiếu dương bắt đầu vào nửa đêm, dương bắt đầu sinh gọi là Thiếu dương, dương khí khởi đầu rồi, Thiếu dương chủ thăng phát. Cho nên khí thiếu dương này chính là tiểu dương, là dương non nớt, chỉ mới phát động, c̣n chưa mạnh. Lúc này, đă bị tà khí ngăn cản rồi, khả năng thăng phát điều đạt của dương khí bị trở ngại. V́ thế, chỉ dùng thuốc đắng lạnh đơn thuần thanh nhiệt ở thiếu dương th́ không hiệu quả. Tại sao vậy? V́ trong bệnh cơ c̣n có tà nhiệt khiến cho khí cơ của Thiếu dương không thông suốt, đây là vấn đề bất lợi then chốt (xu cơ) của Thiếu dương. Sài hồ có tác dụng thanh nhiệt, cũng có tác dụng khai uất khiến cho khí cơ của can đảm thư sướng điều đạt (không bị g̣ bó). {Thương hàn luận} có bảy phương thuốc sử dụng vị Sài hồ, chúng tôi chỉ thừa nhận 6 phương thuốc thuộc nhóm Sài hồ, loại bỏ Tứ nghịch tán khỏi nhóm Sài hồ v́ thang Tứ nghịch chỉ có vị Sài hồ mà không có vị Hoàng cầm.
Tiếp theo là điều trị bệnh ở vị phủ, Thiếu dương bệnh có vị khí nghịch, hỉ ẩu (nôn nhiều) “Ẩu nhi phát nhiệt giả Sài hồ thang chủ chi” (Sài hồ thang chủ trị chứng ẩu thổ mà phát sốt), v́ thế dùng Bán hạ phối Sinh khương có tác dụng kiện vị trị ẩu thổ. Bán hạ, Sinh khương gọi là thang Tiểu bán hạ “Chỉ ẩu chi thánh dược mạc qua vu Bán hạ, Sinh khương dă” (止呕之圣药莫过于半夏、生姜也)thánh dược trị ẩu thổ không ǵ hơn Bán hạ, Sinh khương, Bán hạ, Sinh khương là thánh dược trị ẩu thổ, có thể kiện vị, lại có nhiều khả năng hạ khí, tán ẩm khứ đàm. Thiếu dương bệnh sẽ ảnh hưởng tỳ vị, vị khí bất hoà sẽ ẩu thổ. Xem xét so sánh Bán hạ , Sinh khương với Sài hồ, Hoàng cầm, Sài hồ Hoàng cầm là khổ dược (thuốc đắng), mà Bán hạ, Sinh khương là tân dược (vị thuốc cay). “Khổ dĩ tiết chi, tân dĩ tán chi” (苦以泄之,辛以散之)Đắng có tác dụng tiết nhiệt thanh nhiệt, vị cay có tác dụng tán kết, v́ thế Bán hạ Sinh khương không những có nhiều khả năng điều trị bệnh ở dạ dày, ngừng ẩu thổ, đồng thời đối với chứng ngực sườn đầy trướng, vị khí bất hoà, đều có tác dụng tốt.
Cuối cùng là trị bệnh ở tạng tỳ, Nhân sâm, chích Cam thảo, Đại táo là những vị thuốc cam ôn, đều là những vị thuốc bổ trung ích khí. Tại sao trong thang Tiểu sài hồ lại gia thêm các vị thuốc bổ trung ích khí? Thông thường trong thang thuốc trị tà khí đều không sử dụng Nhân sâm, nếu gia Nhân sâm cần phải đắn đo cân nhắc. Nhân sâm là thuốc bổ khí, có tác dụng liễm tà, sử dụng không thích đáng sẽ giữ tà khí lại, gọi là đóng cửa giữ trộm. May mắn là Nhân sâm dùng trong thang Tiểu sài hồ, hiện tại trong đơn thuốc thường dùng Đảng sâm, Đảng sâm có hiệu lực kém hơn một chút. V́ sao? Thang Tiểu sài hồ gọi là phép hoà giải, dùng 8 lạng Sài hồ, 3 lạng Hoàng cầm, giải nhiệt khứ tà. Đồng thời gia thêm phép phù trợ chính khí, bảo dưỡng tỳ vị, cam ôn ích tỳ. Gia thêm các vị thuốc này, một là v́ Thiếu dương là Tiểu dương, không giống như Dương minh và Thái dương, hai dương hoà hợp với nhau, minh là phát dương quang đại, dương khí hưng thịnh gọi là dương minh; Thái dương là cự dương (dương to lớn), chủ dương khí toàn thân, vững vàng chặt chẽ ở thể biểu. Năng lực đề kháng bệnh tà của Thiếu dương không đủ, tại bán biểu bán lư, là vị trí bất lợi. Thiếu dương là trụ xoay giữa Thái dương và Dương minh, cũng chính là trục xoay âm dương từ tam dương đến tam âm. Cũng có nghĩa là, tà khí của Thiếu dương tiếp tục vào trong sẽ nhập vào tạng, và tạng đầu tiên trong ngũ tạng bị xâm nhập là túc Thái âm tỳ ở trung châu. Đồng thời, người lặng lẽ không muốn ăn uống (Mặc mặc bất dục ẩm thực), là xác định công năng kiện vận của tạng tỳ đă không tốt.
Thấy bệnh ở tạng can, biết bệnh (ở can) sẽ truyền đến Tỳ, nên bổ tỳ (thực tỳ) “Kiến can chi bệnh, tri can truyền tỳ, đương tiên thực tỳ” (见肝之病,知肝传脾,当先实脾)Bệnh truyền theo tương khắc), tà khí ở can đảm ảnh hưởng tạng tỳ, mộc luôn khắc thổ. Để khí Thiếu dương mạnh mẽ và đấu tranh với tà khí, v́ thế cần gia thêm Nhân sâm, Cam thảo, Đại táo để phù chính khứ tà. Thang Tiểu sài hồ nếu không gia thêm các vị thuốc cam ôn bổ khí, sợ rằng khí Thiếu dương không đủ lực kháng tà để xuất bệnh tà ra ngoài được. Ngoài ra, bổ tỳ cũng là một cách dự pḥng, “Kiến can chi bệnh, tri can truyền tỳ” (见肝之病,知肝传脾)thấy gan bị bệnh, biết gan sẽ truyền bệnh cho tỳ, can đảm liên quan với nhau, đầu tiên việc bồi bổ cho tạng tỳ mạnh mẽ cường tráng, chính là ngăn chặn con đường xâm nhập của bệnh tà từ Thiếu dương truyền vào Thái âm tỳ.
Phương thang này có thuyết “khứ chỉ trùng tiễn”( 去滓重煎)bỏ bă nấu lại, khi dùng phép hoà giải th́ sau khi sắc thuốc xong đều phải bỏ bă cô lại là cô nước thuốc lại thành cao lỏng, sau khi bỏ bă. “Dùng nước 1 đấu 2 thăng, nấu c̣n 6 thăng, bỏ bă nấu lại, lấy 3 thăng”, 6 thăng nước thuốc nấu lại (cô lại) c̣n 3 thăng. V́ sao phải bỏ bă nấu lại? Đây là kinh nghiệm của người xưa, khi dùng phép hoà giải đều bỏ bă nấu lại. Thang Tiểu sài hồ là thuốc hoà giải, bảy vị thuốc có khí riêng, có vị riêng, có vị ngọt, có vị đắng, có vị cay, nếu sắc thuốc theo phương pháp thông thường, tác dụng của thuốc sẽ có vị có tác dụng trước, có vị có tác dụng sau, có vị có tác dụng nhiều, có vị ít, có vị nồng hậu có vị nhạt, có vị bổ, có vị tả, v́ thế không đạt đến tác dụng hoà giải, nên việc bỏ bă cô đặc nước thuốc lại, khiến cho nước thuốc không thiên về nhiệt, không thiên về hàn, để đạt được mục đích hoà giải.
Nói chung, thang Tiểu sài hồ có thể sử dụng điều trị bệnh thương hàn ngoại cảm nhiệt bệnh, cũng có thể dùng trị tạp bệnh, v́ là thang dược hoà giải biểu lư, điều hoà âm dương, v́ thế phạm vị trị liệu của thang Tiểu sài hồ rất rộng, gia giảm hoá tài (cắt giảm theo biến hoá của sự vật) cũng rất nhiều loại dạng. Mẹ một đồng chí trong nhóm chúng tôi, trước đây mấy ngày đến chỗ người viết để khám bệnh, trước đây bà ta có tiền sử viêm gan, đă hơn 50 tuổi. Chứng viêm gan tựa như đă khỏi hẳn, gần đây bị bệnh tiểu đường, đường niệu cao, đường huyết cũng cao, toàn thân không có sức, khát nước, trướng bụng, đại tiện không điều hoà. Khám lần 1, thấy mạch Huyền, là có vấn đề về gan mật; Tiểu tiện không thông sướng, lại có vấn đề về công năng khí hoá không tôt, là gan mật bị nhiệt, tỳ và tam tiêu hư hàn, v́ thế người viết dùng sài hồ Quế chi Can khương thang. Sau khi uống thuốc đường huyết và đường niệu đều hạ xuống, tinh thần cũng tốt hơn.
Thang Tiểu sài hồ giải nhiệt hiệu quả rất tốt. Đời nhà Tống có {Tô Thẩm Lương Phương} rất coi trọng tác dụng giải nhiệt của thang Tiểu sài hồ, ông ta nói rằng thang Tiểu sài hồ có thể trị 5 loại nhiệt, văng lai hàn nhiệt, triều nhiệt, sái hậu nhiệt (sốt sau khi khỏi bệnh). Phát sốt bệnh cấp tính, một vài loại sốt nhẹ không hạ của bệnh mạn tính, đôi khi sử dụng nó cũng rất hiệu quả. Trong {Y tôn Kim Giám} có một phương gọi là Sài hồ thanh cốt tán, trị chứng sốt nhẹ không lui hiệu quả rất tốt. Lâm sàng hiện đại có một số vô danh nhiệt (nóng không tên), chỉ cần có hội chứng can đảm thiếu dương, dùng thang Tiểu sài hồ sẽ thu được hiệu quả phi thường. Ngoài ra, thang Tiểu sài hồ trị chứng sốt nhẹ do t́nh chí uất ức cũng thu được hiệu quả rất tốt.
97 血弱气尽,腠理开,邪气因入,与正气相搏,结于胁下,正邪分争,往来寒热,休作有时,默默不欲饮食。藏府相连,其痛必下,邪高痛下,故使呕也。小柴胡汤主之。C101
Điều 97
Huyết nhược khí tận, thấu lư khai, tà khí nhân nhập, dữ chính khí tương bác, kết vu hiếp hạ, chính tà phân tranh, văng lai hàn nhiệt, hưu tác hữu thời, mặc mặc bất dục ẩm thực, tàng phủ tương liên, kỳ thống tất hạ, tà cao thống hạ, cố sử ẩu dă. Tiểu sài hồ thang chủ chi. C101
Dịch: Huyết yếu nhược khí hết, da thịt lỏng lẻo, tà khí nhân cơ hội xâm nhập, tranh đấu với chính khí, kết ở dưới sườn, chính tà phân tranh, lạnh nóng thay đổi, lúc phát bệnh lúc không, có khi yên lặng không thiết ăn uống. Tạng phủ nối liền. tạng phủ cao ảnh hưởng đến thấp (tạng phủ tương khắc), nên khiến ẩu thổ. Thang Tiểu sài hồ chủ trị bệnh này.
Huyết nhược khí tận thấu lư khai Tà khí nhân nhập tiến hung hoài
Dữ chính tương bác kết hiếp hạ Chính tà phân tranh nhiệt văng lai
Hưu tác hữu thời bất dục ẩm Tạng phủ tương liên tống hạ bài
Tà cao thống hạ cố sử ẩu Tiểu sài hồ thang dụng chi sai
Đoạn văn này bổ sung cho đoạn văn trên (96), phân tích bệnh ở kinh Thiếu dương, đặc biệt là nguyên nhân bệnh và cơ chế bệnh của hội chứng thang Tiểu sài hồ.
“Huyết nhược khí tận, thấu lư khai, tà khí nhân nhập”( 血弱气尽,腠理开,邪气因入)Khí huyết suy nhược, thở thịt lỏng lẻo, tà khí nhân cơ hội xâm nhập, đây là nói về nguyên nhân bệnh. V́ sao tà khí trực trúng Thiếu dương? Người này khí huyết hư suy, thớ thịt không chặt chẽ. “Thấu lư khai” là thớ thịt không vững vàng chặt chẽ, không có nhiều khả năng đề kháng tà khí, tà khí nhân cơ hội xâm nhập. “Nhập” là đi đến, tà khí sẽ xâm nhập. Tà khí tiến đến địa phương nào? Tại kinh nào, vị trí ở đâu? “dữ chính tà tương bác, kết vu hiếp hạ” (与正气相搏,结于胁下) chính tà giao tranh, kết ở dưới sườn, đây là nói về vị trí bệnh. Biện chứng lục kinh có phạm vi, có giới hạn, hạ sườn thuộc khu vực của Thiếu dương, do kinh Thiếu dương cai quản, vị trí của bệnh ở Thiếu dương.
Phần dưới sẽ nói về bệnh cơ (Cơ lư của sự phát sinh , phát triển, biến hoá và kết cục của bệnh), chứng trạng và ảnh hưởng của chúng. “Chính tà phân tranh, văng lai hàn nhiệt, hưu tác hữu thời”, Chính khí và tà khí phân tranh ở hạ sườn, có lúc chính khí chiếm ưu thế, tà khí thoái lui, có lúc tà khí chiếm thượng phong, chính khí thoái lui. Hai phương chính tà đấu tranh thay đổi nhau tiến thoái, đây gọi là “chính tà phân tranh”. Khi tiến tới nhập vào âm, cho nên người bệnh sợ lạnh, tà khí thoái lui, chính khí hướng ra ngoài, cho nên bệnh nhân sẽ phát nhiệt, hàn nhiệt này gọi là “Văng lai hàn nhiệt” (往来寒热); Chúng không kéo dài một mạch, sẽ hàn một trận, nhiệt một trận, chính là hàn nhiệt có tính luân phiên. “Hưu”(nghỉ) là hưu chỉ (ngừng lại), “Tác” (làm) là phát tác, hưu chỉ và phát tác là nói về sự xuất hiện khác nhau của hàn nhiệt. Bệnh này có điểm giống bệnh sốt rét. V́ hạ sườn là vị trí của Thiếu dương, tà khí tồn tại ở Thiếu dương, Thiếu dương kinh khí bất lợi, khí cơ uất trệ, ảnh hưởng tỳ vị, sẽ xuất hiện trạng thái lặng lẽ không muốn ăn uống.
“Tạng phủ tương liên, kỳ thống tất hạ, tà cao thống hạ, cố sử ẩu dă” (脏腑相连,其痛必下,邪高痛下,故使呕也), tuy là bệnh của Đảm, Đảm thuộc về Can, lại nối liền với Can, Can Đảm là biểu lư. “Kỳ thống tất hạ”, “Thống” (đau) có ư nghĩa tương đương với “Bệnh” để t́m hiểu, tương đương với vị trí phát tác của bệnh để lư giải. Cũng chính là Đảm bị bệnh ảnh hưởng đến Can, khí của Can Đảm đă không thuận lợi. Bệnh không thể giới hạn ở một tạng phủ, nó sẽ ảnh hưởng, tạng phủ nào sẽ bị ảnh hưởng? Ảnh hưởng Phế? Không phải, nó sẽ ảnh hưởng đến tạng phủ mà nó khắc. Can đảm bị bệnh sẽ ảnh hưởng tỳ vị, căn cứ theo học thuyết ngũ hành, đây là mộc khắc thổ. “Tà cao thống hạ, cố sử ẩu dă”, “cao” là chỉ về bệnh của đảm, “thống hạ” là ảnh hưởng đến vị, vị khí bất hoà. Tà ở đảm lại ảnh hưởng đến vị khí bất hoà, hoặc can có bệnh ảnh hưởng tỳ khí bất hoà, đây đều gọi là “tà cao thống hạ”. Chiếu theo học thuyết ngũ hành, một cái khắc, một cái bị khắc. Can đảm bị bệnh, sẽ phạm tỳ vị, thế lực của nó sẽ ảnh hưởng đến tỳ vị, v́ thế gọi là tà cao thống hạ. Tỳ vị chính là bị can đảm khắc chế, “tà cao thống hạ”(邪高痛下), vị khí bất hoà, tỳ khí cũng bất hoà, vị khí bất hoà cho nên khiến ẩu thổ, tỳ khí bất hoà nên không muốn ăn uống. Nguyên nhân bệnh, vị trí bệnh, biến hoá bệnh lư và chứng trạng đều có, tạng phủ bị nó ảnh hưởng cũng đă có, sự phát triển và ảnh hưởng của bệnh cũng đă được tŕnh bày, cuối cùng là phương pháp trị liệu cụ thể, “Tiểu sài hồ thang chủ chi”., thang Tiểu sài hồ chủ trị bệnh này.
97 服柴胡汤已,渴者,属阳明也,以法治之。
C102
Điều 97
Phục sài hồ thang dĩ, khát giả, thuộc dương minh dă, dĩ pháp trị chi. C102
Uống thang Sài hồ, khát nước, thuộc Dương minh, dùng phép để trị.
Đây là điều kế tục 2 điều trên, thảo luận về khi tà khí ở thiếu dương không được giải trừ, tà khí có thể truyền vào kinh dương minh.
Điều này giải quyết được vấn đề ǵ? Một là thiếu dương có thể truyền dương minh, truyền vào dương minh rồi sẽ xuất hiện chứng khát, sau khi xuất hiện chứng khát, là biết tà của thiếu dương đă truyền vào dương minh rồi, ở đây có quan điểm biện chứng; Ngoài một vấn đề khác, liên quan với Thái dương, dương minh, thiếu dương, ấn tượng của các bạn là bệnh tà từ thái dương truyền dương minh, tà từ dương minh truyền thiếu dương, chính là thứ tự thuận, thực tế không bị ràng buộc bởi sự sắc xếp của thái dương, dương minh, thiếu dương, bệnh của thái dương có thể truyền thiếu dương, bệnh của thiếu dương có thể truyền dương minh. Ở điểm này có sự tranh luận, có người cho rằng thiếu dương chủ bán biểu bán lư, nên để thiếu dương ở trước dương minh, tại sao bây giờ dương minh lại đặt trước thiếu dương? Điều này mang lại một câu hỏi. Trên thực tế sắp xếp trong {Thương hàn luận} là như thế, khi phát bệnh, thái dương bệnh có khả năng truyền đến thiếu dương mà xuất hiện thiếu dương bệnh, thiếu dương bệnh cũng có thể truyền đến dương minh mà xuất hiện dương minh bệnh, không bị ảnh hưởng của sự sắp xếp(theo thứ tự). Chủ yếu là nói về biện chứng (phân biệt chứng).
“Phục sài hồ thang dĩ”, “dĩ” chính là bệnh khỏi rồi, uống thuốc rồi, thiếu dương chứng đă được giải trừ. Nếu tà khí của thiếu dương đă hoàn toàn giải trừ, tam tiêu thông sướng, tân dịch trải đều, sẽ không xuất hiện chứng trạng khát nước; Kiêm chứng hoặc chứng của thiếu dương bệnh, “hoặc khát giả, khứ bán hạ gia quát lâu căn”, có phải là khát nước? Không phải, tại sao không phải, v́ là “phục sài hồ thang dĩ”(đă uống thang sài hồ), thiếu dương chứng đă được giải trừ, thời điểm này xuất hiện khát nước, th́ chứng trạng khát không phải là kiêm chứng của thang sài hồ, mà chính là một vấn đề mới. “Thuộc dương minh dă” (属阳明也), đây là bệnh tà của thiếu dương không được giải trừ đă chuyển về dương minh, v́ dương minh có nhiệt, tân dịch thụ thương, cho nên khát nước, đây chính là phản ảnh của nhiệt chứng ở dương minh. Từ thiếu dương truyền đến dương minh, ở giai đoạn chuyển tiếp, gọi là “thuộc”(属). Đă thuộc về dương minh rồi, không c̣n là vấn đề của thiếu dương nữa.
“Dĩ pháp trị chi” (以法治之)Điều trị theo phép, dùng lại thang sài hồ cũng giải quyết không hết vấn đề, nên dùng phép trị dương minh để trị liệu. Đây là điều tổng kết cho hai điều bên trên, nếu như uống thang tiểu sài hồ mà không giải trừ hoàn toàn tà khí, sẽ có vấn đề chuyển thuộc (chuyển về) dương minh, chứng cứ của bệnh đă chuyển về kinh dương minh là chứng trạng khát nước.
 
Reply with a quote
Replied by Trường Xuân (Hội Viên)
on 2023-12-01 19:29:32
Từ Điều 98 đến điều 101
98 得病六七日,脉迟浮弱,恶风寒,手足温,医二三下之,不能食,而胁下满痛,面目及身黄,颈项强,小便难者,与柴胡汤。后必下重,本渴,而饮水呕者,柴胡汤不中与也。食谷者哕。C103
Điều 98
Đắc bệnh lục thất nhật, mạch tŕ phù nhược, ố phong hàn, thủ túc ôn, y nhị tam hạ chi, bất năng thực, nhi hiếp hạ măn thống, diện mục cập thân hoàng, cảnh hạng cường, tiểu tiện nan giả, dữ sài hồ thang. Hậu tất hạ trọng, bản khát, nhi ẩm thuỷ ẩu giả, sài hồ thang bất trung dữ dă. Thực cốc giả uế.C103
Dịch: Bệnh 6,7 ngày, mạch tŕ phù nhược, ghét gió lạnh, tay chân ấm, thày thuốc công hạ 2,3 lần, không thể ăn, hạ sườn trướng đầy và đau, mặt mắt và thân thể phát vàng, cứng cổ gáy, khó tiểu tiện. Với thang Sài hồ, hậu tất hạ trọng (đại tiện khó khăn), bản khát (khát từ đầu) mà uống nước th́ nôn, Không dùng thang Sài hồ, ăn ngũ cốc th́ nôn oẹ.
Điều này tŕnh bày các chứng cấm kỵ của thang tiểu sài hồ.
Tiểu sài hồ thang trị thiếu dương bệnh có hai chứng cứ, một là ngực sườn đầy trướng, hai là ẩu thổ nhiều. Nhưng cũng có hai loại bệnh giống như điều vừa nói đến, chính là chứng thấp nhiệt đau đầy trướng dưới sườn, hoặc giả chính là chứng ẩu thổ v́ trong dạ dày có nước, hai loại bệnh này tuy cũng đau đầy trướng dưới sườn, tuy cũng ẩu thổ, nhưng đều không thuộc phạm vi trị liệu của thang tiểu sài hồ. Một là thấp nhiệt, một là thuỷ ẩm, nếu biện chứng không rơ ràng, nhận nhầm là thiếu dương chứng, c̣n cho bệnh nhân uống thang tiểu sài hồ, là ngộ trị (điều trị sai lầm) .
“Bị bệnh 6,7 ngày”, “Mạch tŕ phù nhược”; “Sợ gió lạnh”. Mạch phù mà nhược, có điểm giống với mạch của thái dương trúng phong; Mạch tŕ, có điểm giống chứng hư hàn. Vẫn c̣n biểu chứng, v́ thế c̣n sợ gió lạnh, mạch phù mà nhược. Nếu như nói rằng mạch tŕ trong trường hợp này thuộc dương hư, thuộc trúng hàn, th́ chân tay bệnh nhân phải hơi lạnh, hiện tại chân tay bệnh nhân ấm áp, cho thấy mạch tŕ này cũng không thuộc chứng dương hư hàn chứng.
“Y nhị, tam hạ chi”( 医二三下之)Thày thuốc công hạ 2,3 lần), thày thuốc đối với bệnh nhân “mạch tŕ phù nhược, ố phong hàn”, không dùng các phương pháp giải biểu, bởi v́ ở đây có biểu chứng. Mạch phù chính là chủ về biểu, sợ gió lạnh là có tà khí ở thái dương, có thể phát hăn giải biểu, nhưng ông ta đă dùng hạ pháp, và không chỉ một lần “y nhị tam hạ chi”, đến những 2,3 lần, tả hạ nhiều lần cho bn này. Tại sao thày thuốc cần tả hạ cho bn này? Thày thuốc có bị hồ đồ? Bệnh nhân mạch tŕ phù nhược, sợ gió lạnh, chân tay ấm, chỉ dựa vào những chứng trạng trên mà sử dụng phép tả hạ? Cũng phải có nguyên nhân, trên sách không đề cập đến, chúng ta cùng suy nghĩ t́m hiểu tại sao thày thuốc lại dùng phép tả hạ đến 2,3 lần, cũng có thể người bệnh thời đó bị táo bón không đại tiện được, mà không phải v́ phân bị khô, cũng không v́ trong cơ thể bị nóng, có thể do tà khí ở biểu làm cho khí bên trong không thuận lợi nên đại tiện không thông. Tả hạ sẽ gây tổn hại cho khí của tỳ vị, tà khí của biểu theo tả hạ, sẽ hoá nhiệt nhập lư. Biểu tà thừa cơ hội tả hạ truyền vào lư, khí của tỳ vị v́ ngộ hạ (hạ nhầm) mà suy yếu, sẽ h́nh thành chứng tỳ hư. {Nội kinh} viết: “Tỳ mạch giả thổ dă, cô tạng dĩ quán tứ bàng giả dă” (脾脉者土也,孤脏以灌四傍者也(Ư nói tỳ thổ ở trung ương, kư vượng cả 4 mùa). Hiện tại tạng tỳ đă hư tổn, không thể tưới rót ra bốn bên (chung quanh), lại không thể vận hoá thuỷ thấp, thấp tà ủng tắc uất trệ ở bên trong, tà khí của ngộ hạ biến thành nhiệt, sẽ h́nh thành thấp nhiệt. Thấp và nhiệt hợp lại, cộng thêm tỳ khí không thể kiện vận, v́ thế hạ sườn đau và đầy. Đồng thời c̣n có chứng trạng tiểu tiện khó khăn v́ thấp và nhiệt kết hợp, tam tiêu không thuận lợi. Thấp tà không có đường ra, uất lại phát hoàng, v́ thế “diện mục cập thân hoàng” (mặt mắt và thân thể có màu vàng), đây là chứng phát vàng do thấp nhiệt. Thấp tà không những ủng tắc ở trong, đồng thời đi lên bế uất kinh thái dương, v́ thế xuất hiện chứng trạng “cảnh hạng cường” (cứng cổ gáy). Chứng cứng cổ gáy này có quan hệ với thấp nhiệt, mà không phải là vấn đề của chứng ngoại cảm. “Trị thấp bất lợi tiểu tiện, phi kỳ trị dă”( 治湿不利小便,非其治也)Trị chứng thấp mà không lợi tiểu th́ không phải là trị thấp, đă là vấn đề của thấp nhiệt th́ cần phải thanh lợi thấp nhiệt, khiến thấp nhiệt theo tiểu tiện mà giải trừ. Nếu như thày thuốc cho rằng chứng cứng cổ gáy là thái dương bệnh, hạ sườn trướng đầy là thiếu dương bệnh, cho đây chính là hợp bệnh, thái dương và thiếu dương cùng bị bệnh (tính bệnh), dùng thang tiểu sài hồ để giải trừ mà không xét đến các vấn đề như thấp nhiệt phát hoàng, tiểu tiện bất lợi, “hậu tất hạ trọng”. “Hậu” là chỉ về đại tiện, “hạ trọng” là chỉ về t́nh trạng khó thông. Khi đại tiện, phía trên hậu môn nặng nề khó thông, lư cấp hậu trọng (cảm giác rất muốn mà khó đại tiện), đại tiện không thuận lợi, cách thức giống như chứng kiết lỵ. Đây là hiện tượng thấp nhiệt gây tắc nghẽn khí cơ, bởi v́ “nhị tam hạ chi”(tả hạ 2,3 lần), người bệnh đương nhiên bị chứng đi tả, lại uống thang tiểu sài hồ, trong thang có Nhân sâm, Cam thảo, Đại táo, là các vị thuốc hỗ trợ thấp nhiệt, Sài hồ, Hoàng cầm là thuốc khổ hàn (đắng lạnh), có ảnh hưởng với tỳ khí, như vậy hỗ trợ tăng thêm thấp tà, v́ thế “hậu tất hạ trọng” (Đại tiện khó khăn) .
“Bản khát” chứng trạng ban đầu là khát; “Nhi ẩm thuỷ thổ giả”(而饮水呕者)mà uống nước th́ ẩu thổ, sau khi uống nước, vị không có nhiều tinh khí du dật (du: bất định, dật: nhiều là dật), không thể tán tinh đầy đủ cho tạng tỳ, v́ thế trong vị có thuỷ ẩm; Có thuỷ ẩm th́ khát, tân dịch không hoá, uống nước liền ẩu thổ, loại uống này gọi là ẩm gia. Thuỷ ẩm gây ẩu thổ chủ yếu do khát rồi uống nước, ẩu thổ sau khi uống nước, bệnh cơ của nó và thang Tiểu sài hồ “Tâm phiền hỉ ẩu” (buồn bực hay nôn) chứng trạng hoàn toàn khác biệt, nếu ngộ nhận chứng ẩu thổ của bệnh thuỷ ẩm ở trung tiêu là chứng ẩu thổ nhiều của thang Tiểu sài mà dùng thang Tiểu sài hồ, là phạm sai lầm, v́ thế “sài hồ thang bất trung dữ chi” (柴胡汤不中与之)không dùng sài hồ. Loại ẩu thổ này nên dùng Bán hạ Phục linh thang để điều trị.
(Định nghĩa chứng thuỷ ẩm: Chứng thuỷ ẩm là chỉ về chứng trạng nước đ́nh tụ trong những khoang trong cơ thể như (khoang bụng, lồng ngực) như vị tràng, tâm phế, lồng ngực, sườn. Biểu hiện lâm sàng: Huyễn vựng, nực ức bế tắc phiền muộn, nôn ra nước trong, dăi dịch, rêu lưỡi trơn, mạch huyền.
Bệnh cơ của thuỷ ẩm là vị khí bất trị, vị dương bị thuỷ ẩm gây nghẹt tắc, lại uống thang sài hồ, Sài hồ, Hoàng cầm gây tổn hại vị khí, cho nên “thực cốc tắc uế” (食谷则哕)ăn ngũ cốc sẽ oẹ. “Uế” không phải là ợ hơi thông thường, gọi là ách thắc (nấc), ách thắc cấp là khi cách mô co thắt. Căn cứ vào nhận thức của một số nhà chú thích, ở đây có khuyết văn (thiêu sót), sau câu “thực dục tắc uế” đă thị thiếu sót văn tự. THL là bộ sách c̣n sót lại sau chiến tranh, sau khi được Vương Thúc Hoà chỉnh lư (sửa sang sắp xếp), ở đây sợ rằng có thiếu sót. V́ các câu văn rất không ăn khớp, đột nhiên có "ăn ngũ cốc sẽ oẹ", một số từ trên đó đă bị mất, và bây giờ chúng tôi hiểu nó như thế này, chứng thuỷ ẩm ở trung tiêu gây ẩu thổ không thể sử dụng thang sài hồ để điều trị, “tiểu sài hồ thang bất trúng dữ dă”. Nếu như sau khi dùng nhầm thang Tiểu sài hồ, khiến cho dương khí của trung tiêu càng bị tổn thương, ẩm khí càng nghịch, sau khi ăn sẽ bị nấc, hoành cách mô bị co thắt, gọi là uế.
Đoạn văn này tŕnh bày chứng cấm kỵ của thang tiểu sài hồ, không thể dựa nhiều vào hiện tượng để xét vấn đề, cần dựa theo cơ chế bệnh để xét vấn đề. Theo hiện tượng để xét vấn đề, đều có các chứng trạng như đầy trướng ở hạ sườn, ẩu thổ, đều tựa như sài hồ thang chứng. Xem xét dựa theo bệnh cơ th́ đây là chứng thấp nhiệt, tiểu tiện bất lợi, mặt, mắt và thân thể có sắc vàng, nếu uống thang tiểu sài hồ sẽ trợ thấp, “hậu tất hạ trọng” (后必下重) đại tiện khó khăn. “Bản khát, nhi ẩm thuỷ ẩu” (本渴,而饮水呕)chứng trạng ban đầu là khát, mà uống nước vào th́ ẩu thổ, đây chính là thuỷ ẩm chưa hoá, loại ẩu thổ này là thuỷ ẩm nghịch lên, cần phải trị thuỷ ẩm, nếu như sử dụng sai thang Tiểu sài hồ, sẽ gây tổn thương vị dương, khiến cho ẩm khí càng nghịch, phát sinh vấn đề nôn oẹ thực phẩm.
99 伤寒四五日,身热恶风,颈项强,胁下满,手足温而渴者,小柴胡汤主之。C104
Điều 99
Thương hàn tứ ngũ nhật, thân nhiệt ố phong, cảnh hạng cường, hiếp hạ măn, thủ túc ôn nhi khát giả, tiểu sài hồ thang chủ chi. C104
Dịch : Thương hàn 4,5 ngày, thân thể nóng ghét gió, cứng cổ gáy, đầy cứng ở hạ sườn, chân tay ấm và khát, thang Tiểu sài hồ chủ trị bệnh này.
Điều này tŕnh bày tam dương hợp bệnh, trị theo thiếu dương.
Trong điều này cũng có “Cảnh hạng cường” (cứng cổ gáy), “Hiếp hạ măn” (trướng đầy hạ sườn), “thủ túc ôn” (tay chân ấm), không khác nhiều so với tiết ở trên, nhưng lại có thể uống thang tiểu sài hồ, là v́ sao? V́ không có chứng trạng tiểu tiện khó khăn, không bị vàng mặt, mắt và cơ thể, không có vấn đề về thấp nhiệt. “Thân nhiệt ố phong, cảnh hạng cường” (thân thể nóng, sợ gió, cứng cổ gáy) chính là thái dương biểu không giải, kinh chứng của thái dương; “Hiếp hạ măn”(đầy trướng hạ sườn) chính là thiếu dương xu cơ bất lợi (trục xoay Thiếu dương không thuận lợi), thiếu dương thụ tà; “Thủ túc ôn nhi khát”(tay chân ấm mà khát nước), đây là biểu hiện của kinh dương minh có nhiệt. Bên ngoài có biểu chứng thái dương (sốt, sợ gió, cứng cổ gáy), bên trong có chân tay ấm và khát, dương minh có nhiệt, đồng thời c̣n xuất hiện chứng trạng đầy trướng ở hạ sườn là vấn đề của thiếu dương xu cơ bất lợi, bệnh này điều trị như thế nào? V́ đạo lư trị bệnh chính là giải biểu trước trị lư sau, có thể hay không thể phát hăn? Không được phát hăn. V́ sao? V́ ở đây có liên quan đến vấn đề thiếu dương bệnh, thiếu dương có ba điều cấm “cấm phát hăn, cấm thổ, cấm công hạ” . Thiếu dương là bệnh tà ở bán biểu bán lư, phát hăn không giải quyết được vấn đề của thiếu dương, đă không giải quyết được vấn đề thiếu dương lại gây tổn thương tân dịch. Tuy có thái dương biểu chứng, nhưng lại kèm theo chứng trạng hiếp hạ măn (đầy trướng hạ sườn) của thiếu dương, v́ thế không thể phát hăn. Không thể phát hăn, tay chân ấm mà khát nước, có sử dụng thang Bạch hổ được không? Trước tiên thanh nhiệt ở dương minh có được không? Cũng không được. V́ sao không được? V́ khi tam dương hợp bệnh mà chỉ giải quyết dương minh (độc thủ dương minh), là trong trường hợp nhiệt thịnh (nhiều) mà có rất ít biểu tà. Hiện tại, đă có chứng trạng thân nhiệt sợ gió lạnh, lại có thái dương biểu tà, nhiệt tà ở dương minh không quá nghiêm trọng, dùng thang Bạch hổ sợ rằng làm cho phong hàn ở thái dương bế uất không được giải khai. Phát hăn th́ ngại thiếu dương, thanh nhiệt cho dương minh lại ngại Thái dương, lúc này chỉ có thể dùng thang Tiểu sài hồ hoà giải Thiếu dương, Thiếu dương xu cơ thuận lợi, tà ở biểu lư sẽ được hoà giải. Bên ngoài khai mở theo Thái dương, bên trong đóng theo dương minh. Nhưng bệnh này c̣n có chứng trạng tay chân ấm mà khát nước, thang Tiểu sài hồ có cần tiến hành gia giảm? Phép gia giảm ở đây chính là khứ Bán hạ gia Quát lâu căn (thiên hoa phấn), tuy là dùng thang Tiểu sài hồ, nhưng bệnh nhân khát nước, khát nước là tân dịch bị tổn thương, v́ thế nên khứ Bán hạ là vị thuốc có tính khô khan (can táo), gia thêm Thiên hoa phấn để sinh tân dịch trị chứng khát nước.
So sánh hỗ tương điều thứ C104 và điều C103 có ư nghĩa tăng cường biện chứng. Điều C103 tŕnh bày các chứng cấm kỵ của Thiếu dương, điều C104 tŕnh bày cách sử dụng Thiếu dương trị tam dương hợp bệnh, có thể dùng thang tiểu sài hồ, cần phân tích, so sánh hai điều để suy xét.
100 伤寒,阳脉涩,阴脉弦,法当腹中急痛者,先与小建中汤;不差者,与小柴胡汤主之。C105
Điều 100
Thương hàn, dương mạch sáp, âm mạch huyền, pháp đương phúc trung cấp thống giả, tiên dữ Tiểu kiến trung thang; Bất sai giả, dữ Tiểu sài hồ thang chủ chi. C105
Dịch: Thương hàn, dương mạch sáp, âm mạch huyền, đau bụng cấp bách, đầu tiên dùng thang Tiểu kiến trung; Không tệ, dùng thang Tiểu Sài hồ chủ trị bệnh này.
Phương thang tiểu kiến trung
Hư nhân thương hàn tâm quư phiền
Quế chi bội thược di nhất thăng
Dương sáp âm huyềnphúc cấp thống
Hoăn thống thu chính Tiểu kiến trung
Quế chi 3 lạng, bỏ vỏ Cam thảo 3 lạng, nướng Đại táo 12 quả, bổ ra Thược dược 6 lạng Sinh khương 3 lạng, thái mỏng Giao di (kẹo mạch nha)1 thăng
Sáu vị thuốc trên, dùng 7 thăng nước, sức c̣n lại 3 thăng, bỏ bă, cho giao di vào đun nhỏ lửa, tan ra, uống ấm 1 thăng, ngày uống ba lần. Ẩu gia (bệnh nhân bị nôn không được uống), thuốc rất ngọt.
Điều này chủ yếu tŕnh bày hội chứng và điều trị của thiếu dương bệnh kiêm hư chứng. chính là Tiểu sài hồ thang chứng kiêm trung khí bất túc.
Khí can đảm của kinh Thiếu dương ảnh hưởng rất nhiều đến tỳ vị, nếu như một người bên trong đă hư tổn, nhất là tỳ hư, mà bệnh tà của Thiếu dương c̣n tồn tại, như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự bất hoà của tỳ khí, phát sinh chứng đau bụng cấp. Như vậy sẽ có một phương án phù trợ chính khí trước rồi sau khu trừ tà khí, phương án là điều trị tạng tỳ trước rồi sau đó hoà giải can đảm.
Công thức “Tiên dữ”( 先与)đầu tiên với này, có ư chỉ về việc dùng thử, dùng tuỳ cơ ứng biến. Công thức trước sử dụng thang Tiểu kiến trung “Tiên dữ tiểu kiến trung thang” (先与小建中汤), cũng giống như người b́nh thường nói chuyện, chúng ta nên làm ǵ về điều này? Nó có hai vấn đề, chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này trước, và sau đó xem xét công việc. Ở đây có giọng điệu thương lượng, thăm ḍ. Đó là hai chữ “tiên dữ” là đầu tiên với. Chứng này có thể dùng thang Tiểu sài hồ, lại có thể dùng thang Tiểu kiến trung, thang nào dùng trước thang nào dùng sau? Có nên cho uống thang Tiểu kiến trung trước không? Là ư của hai chữ“tiên dữ” (đầu tiên với) này. “dương mạch sáp, âm mạch huyền”, huyền là mạch của Thiếu dương, Thiếu dương bệnh thấy mạch huyền, giống như Thái dương bệnh thấy mạch phù, mạch huyền là chủ mạch của Thiếu dương bệnh. Mạch phù thủ (nhẹ tay) mạch đập rất Sáp (rít), trầm thủ (mạnh tay)lại rất Huyền, như vậy đă phản ảnh một vấn đề. Là vấn đề ǵ? Thiếu dương đảm kinh có bệnh tà, khí thiếu dương bất lợi, thấy chủ mạch của Thiếu dương, chuyện này không thành vấn đề, nhưng vấn đề chính là mạch Sáp, mạch sáp là hiện tượng chủ huyết hư, lại chủ về khí huyết hư hàn và khí huyết bất túc, cho nên người này xen lẫn hư chứng. “Dương mạch Sáp, âm mạch Huyền” đă cho thấy bệnh nhân này tuy có Thiếu dương chứng, nhưng chính là xen lẫn hư chứng, khí huyết có điểm không đầy đủ.
“Pháp đương phúc trung cấp thống” (法当腹中急痛), “pháp” (法) là dựa theo quy luật của bệnh, người này bị đau bụng cấp. Cấp là ǵ? Là cấp bách, thống là đau, cấp thống là đau tệ hại. Tạng tỳ chủ về bụng, v́ người này có chứng tỳ khí hư. Thiếu dương bệnh lại gia thêm chứng tỳ hư, tà của Thiếu dương ảnh hưởng đến tạng tỳ, làm cho tỳ càng hư tổn thêm, v́ thế đau tệ hại. Vậy phải làm sao? Là trước tiên dùng thang Tiểu sài hồ, hay cái ǵ đó? Giống như Thái dương bệnh, nếu xích mạch Tŕ, trước tiên cho uống thang Tiểu kiến trung, sau khi xích mạch b́nh thường, chúng ta cho uống Ma hoàng, Quế chi được không? ở đây cũng như vậy, chính là đầu tiên cho uống thang Tiểu kiến trung, kiện tỳ, hoăn giải đau bụng. Kiến trung, như tên cho thấy, có thể bổ trung tiêu, kiến trung bổ hư hoăn giải đau đớn cấp bách. Trong thang Tiểu kiến trung có kẹo mạch nha, là vị thuốc ngọt, là đường mạch nha, dùng thuốc này có tác dụng bổ huyết bổ hư, v́ là thuốc có vị ngọt, lại có thể hoăn giải cân mạch co thắt, v́ thế có thể trị chứng đau bụng. Đồng thời, trong phương có 6 chỉ Thược dược, Thược dược có thể b́nh can đảm, ở trong thổ mà phạt mộc, ở trong tỳ mà làm cho mộc khí của can đảm b́nh yên, đây chính là một điểm tốt. V́ thế trước tiên cho uống thang Tiểu kiến trung. Sau khi uống, tỳ khí đă đầy đủ, khí can đảm b́nh hoà rồi th́ tất cả đều tốt. Đó là một phương diện.
Nếu như “bất sai giả”(不差者)không tệ, uống thang Tiểu kiến trung mà bụng c̣n đau, diễn biến không tốt, như vậy là tác dụng kiện tỳ không được việc, c̣n cần phải dùng thang Tiểu sài hồ để hoà giải Thiếu dương. Lúc này cần phải gia giảm, thang tiểu sài hồ khứ Hoàng cầm gia Thược dược, v́ trong phép gia giảm, Thiếu dương chứng khi xuất hiện chứng đau bụng, cần giảm khứ Hoàng cầm, gia Thược dược. So sánh với phía dưới, một là phù chính, một là hoà giải thiếu dương, hai vấn đề khác nhau. Đầu tiên dùng phù chính, phù chính không hiệu quả, sau đó dùng thang Tiểu sài hồ.
Liên quan đến điều này, người viết có một số quan điểm cá nhân, đề xuất ở đây để được cùng các vị thương thảo. Người viết gặp bệnh này trên lâm sàng, hai t́nh huống này đều có, có chứng đau bụng cấp bách, cũng đau cấp bách ở hạ sườn. Nh́n theo cách này trên lâm sàng, “Dương mạch sáp âm mạch huyền, pháp đương phúc trung cấp thống”( 阳脉涩阴脉弦,法当腹中急痛) Dương mạch sáp, âm mạch huyền, theo diễn biến (pháp đương) của bệnh th́ người này bị đau bụng cấp , điểm này cần được xác nhận, thang Tiểu kiến trung chính là thang dược trị chứng đau bụng, “Hư lao phúc thống Tiểu kiến trung”; Cũng có chứng đau hạ sườn, ta không nên chỉ xem xét khía cạnh bụng của bệnh nhân, chứng đau sườn cũng có thể dùng thang Tiểu kiến trung trước, sau đó tiếp tục dùng thang Tiểu sài hồ.
Trong thời gian này, người viết cùng thực tập (Thương Hàn Luận) với một bạn đồng học, khám cho một bn viêm gan, anh ta bị đau ở sườn, đă uống một số thang Tiểu sài hồ mà vẫn chưa giải quyết được chứng đau sườn, người cũng không thấy khoẻ, không muốn ăn. Mạch Huyền và nhuyễn, mạch đập không có lực, sau đó người viết nghĩ đến điều này, chính là trước dùng thang Tiểu kiến trung, sau dùng thang Tiểu sài hồ, đây là nói về chứng đau bụng, đau bụng và đau sườn chỉ khác nhau một điểm nhỏ, dù thế nào cũng là hư chứng. {Nội Kinh} “Cam dĩ hoăn chi” (甘以缓之) Vị ngọt để hoà hoăn, “Tân dĩ tán chi” (辛以散之) vị cay để phân tán, điều trị bệnh gan có hai phép, tạng can hư là huyết trong can không đầy đủ, can cấp là huyết không nuôi gan, “cấp thực cam dĩ hoăn chi” (急食甘以缓之)ăn vị ngọt để hoà hoăn, uống thuốc ngọt; Quan trọng là khi can khí uất tích, cần phải uống thuốc có vị cay, “tân dĩ tán chi” (cay th́ phân tán). Vị ngọt th́ hoà hoăn, cay th́ phân tán. Một cái trị khí, một cái trị huyết. Người viết cho bn uống thang Tiểu kiến trung. Sau khi uống bệnh biến chuyển tốt, cạnh sườn không đau, sau đó uống hết 30 thang, bệnh biến chuyển đặc biệt tốt. Không chỉ thế, xét nghiệm công năng gan đều có những biến chuyển tích cực.
Phương thang Tiểu kiến trung này, các vị đại gia đều hiểu rất rơ, không cần phải bàn thêm.
Phương này trên cơ sở thang Quế chi bội vị Thược dược và gia thêm kẹo mạch nha, là gia thêm 1 thăng đường mạch nha mà thành thang Tiểu kiến trung. Thang Quế chi bên ngoài điều hoà doanh vệ, bên trong điều hoà tỳ vị, điều hoà tỳ vị là điều hoà âm dương, khí huyết của tỳ vị, đây chính là đặc điểm của thang Quế chi. Người tỳ hư, trong bụng co thắt đau đớn, đây là điều cần nói. Đau bụng cấp bách là ǵ? Có hai điểm đặc biệt, một là sử dụng phúc chẩn, là sờ nắn bụng, cơ bụng của bệnh nhân, nó giống như một dải, co cứng, co giật, từng cái một, đây là một đặc trưng. Ngoài ra, lúc anh ta cảm thấy đau bụng, các cơ trong bụng co giật và đau bụng như thế, hết cơn này đến cơn khác, đó là điểm đặc trưng thứ hai. V́ sao như thế? V́ hư tổn, huyết cũng không đủ để tưới nhuần, nuôi dưỡng cơ nhục cân mạch. Lại thêm can khí uất kết, nên trong bụng co thắt đau đớn. v́ thế trong thang Quế chi gia thêm thược dược, đường mạch nha, đường mạch nha chính là thuốc hoăn trung bổ hư, có thể hoăn giải chứng bụng co thắt, bổ tỳ khí hư tổn, v́ thế gọi là kiến trung. Gia vị thược dược, vị chua ngọt hoá âm (toan cam hoá âm) ở trong thổ mà b́nh mộc (làm cho mộc b́nh an), có khả năng hoăn giải co thắt, có thể trị huyết mạch co cứng, phương thang này cho hiệu quả rất tốt. Thang Tiểu kiến trung c̣n có nhiều khả năng điều hoà bệnh tỳ vị mà xuất hiện âm dương bất hoà, cái ǵ là di tinh, cái ǵ là phát nhiệt, tương lai sẽ đề cập đến trong Kim Quỹ, không giảng ở đây.
Chúng ta từ mỗi điều cần nhận ra một đạo lư. {Thương Hàn Luận} có 397 điều, đúng là 397 phép, phép là quy luật, đều có ư nghĩa chỉ đạo, đều phản ảnh quy luật khách quan. Tỉ như Tiểu thanh long thang chứng, chúng ta đă nói về “Thanh long ngại thận hư”, khi sử dụng Tiểu thanh long thang, bệnh nhân thận hư cần cẩn thận. Thang Tiểu sài hồ đối với bệnh nhân tỳ hư, tạng tỳ quá hư tổn, không thể cho rằng thang Tiểu sài hồ có nhân sâm, Đại táo, Cam thảo mà có thể ỷ lại không sợ, giống như thang Tiểu thanh long, thang Tiểu thanh long có Bạch thược, Ngũ vị tử, khi sử dụng cũng có chút e ngại, bên trong có vị bảo vệ thận, có vị thuốc bảo vệ gan, thược dược có thể dưỡng can âm, Ngũ vị tử có thể bảo vệ thận âm, sử dụng một ít Tiểu thanh long th́ có ǵ không thể? Nhưng nếu thận khí hư th́ cũng không thể sử dụng thang Tiểu thanh long, Ngũ vị và Bạch thược không thể bảo vệ được thận. Thang Tiểu sài hồ tuy có Nhân sâm, Đại táo, Cam thảo, nếu tỳ khí hư cũng không thể sử dụng, không thể dựa vào các vị thuốc nêu trên mà không e ngại. V́ sao? Thang Tiểu sài hồ gồm chủ dược là Sài hồ phối Hoàng cầm, lượng Sài hồ trong phương thang lại nhiều, thuốc khổ hàn chính là lợi hại, đối với tỳ khí hư và tỳ dương hư có hàn, th́ việc sử dụng thang Tiểu sài hồ cần phải suy xét cẩn trọng. Sau này chúng ta có thang Sài hồ Quế chi Can khương, là được gia thêm vị Can khương. Điều này chính là nói về việc sử dụng thang Tiểu kiến trung trước, sử dụng thang Tiểu sài hồ sau. Tại sao không sử dụng thang Tiểu sài hồ trước? Nguyên nhân là có vấn đề tạng tỳ hư tổn. Nếu như tạng tỳ hư tổn quá độ mà c̣n sử dụng thang Tiểu sài hồ th́ hậu quả không thể tưởng tượng được. V́ thế, phải “Tiên dữ Tiểu kiến trung thang” (先与小建中汤) Uống thang Tiểu kiến trung trước.
101 伤寒中风,有柴胡证,但见一证便是,不必悉具。C106
Điều 101
Thương hàn trúng phong, hữu sài hồ chứng, đăn kiến nhất chứng tiện thị, bất tất tất cụ. C106
Dịch: Thương hàn trúng phong, có hội chứng Sài hồ, nhưng thấy một chứng là được, không cần phải có đủ tất cả.
Đây là điều nhắc nhở chúng ta, lâm sàng sử dụng thang Tiểu sài hồ cần phải nắm vững chủ chứng, cần nắm vững chủ chứng của Thiếu dương, thấy chủ chứng là có thể dùng thang Tiểu sài hồ.
Tại đây, “nhất chứng” (一证) của “đăn kiến nhất chứng” (但见一证)và “tất cụ”
(悉具) , là một cách nói của biện chứng. Ư tứ chính là có rất nhiều sài hồ chứng như: Văng lai hàn nhiệt (nóng lạnh thay phiên nhau), ngực sườn đầy trướng, tâm phiền muốn nôn, miệng đắng, họng khô, hoa mắt, trên lâm sàng có phải là những chứng trạng này đều phải xuất hiện rồi mới sử dụng thang Tiểu sài hồ? Đây là một việc không thể. V́ thế Trương Trọng Cảnh tiên sinh đă nói trúng phong cũng được, thương hàn cũng được, chỉ cần đă xuất hiện sài hồ chứng, “đăn kiến nhất chứng tiện thị” (chỉ cần thấy một chứng là được) chỉ cần thấy chủ chứng của sài hồ thang, một chứng trạng, hai chứng trạng, đủ để phản ảnh vấn đề của Thiếu dương, đúng là Sài hồ thang chứng. Với tinh thần này th́ một chứng không quá rộng, hai chứng không quá hẹp. Tại sao lại gọi là quá rộng, v́ sao gọi là quá hẹp? Điều đó có nghĩa là Thiếu dương bệnh đă xuất hiện, từng chứng trạng một đều xuất hiện đầy đủ, lúc này sẽ sử dụng thang Tiểu sài hồ, như vậy là quá rộng và điều này là không thể. Cũng không thể quá hẹp, chỉ với một chứng trạng đăng miệng , chỉ với một chứng trạng khô họng, “Thiếu dương chi vi bệnh, khẩu khổ , yết can, mục huyễn dă” (少阳之为病,口苦,咽干,目眩也) Thiếu dương bệnh, miệng đắng, họng khô, hoa mắt, “đăn kiến nhất chứng tiện thị” (但见一证便是) chính là cách nói của biện chứng. “Đăn kiến nhất chứng tiện thị”, tôi bị chứng khô họng th́ có thể uống thang Tiểu sài hồ? Ai dám làm như thế? Là điều không thể. V́ thế “nhất chứng” và “tất cụ” (đủ tất cả) là một cách nói biện chứng. “Đăn kiến nhất chứng tiện thị”(thấy một chứng là được) c̣n “bất tất tất cụ”(không cần đầy đủ), câu này, nói một cách biện chứng, miễn là bạn thấy một hoặc hai chứng trạng có thể phản ánh vấn đề Thiếu dương và có thể chứng minh rằng đó chắc chắn là Thiếu dương bệnh , th́ có thể sử dụng thang Tiểu sài hồ.
Tóm lại, khi lâm sàng, chứng trạng phản ảnh Thiếu dương chứng không thể xuất hiện đầy đủ mọi chứng trạng, v́ đ̣i hỏi như vậy là không thực tế. Tuy nhiên, nếu có một hoặc hai hội chứng chính có thể phản ánh thật sự thuộc về Thiếu dương bệnh, th́ có thể sử dụng thang Tiểu sài hồ. Đương nhiên là ở đây có vấn đề về biện chứng, là biện chứng cần được chính xác. Khi có năng lực nhận biết chính xác là Sài hồ chứng, là có thể sử dụng thang Tiểu sài hồ. Thang Tiểu sài hồ là như vậy, các chứng khác có như vậy không? Dù là Dương minh chứng, dù là Thái dương chứng, chắc chắn không phải lúc nào cũng xuất hiện đầy đủ 100% chứng trạng? Và cũng không nhất thiết phải như vậy, ở đây cũng có cùng một ư như đă viết ở kinh Thiếu dương. Thái dương bệnh thấy mạch phù, mạch phù chính là chứng trạng của Thái dương, bằng không th́ thấy sợ lạnh, sợ lạnh là chứng trạng của thái dương bệnh, không nhất thiết phải có chứng trạng đau đầu, đau người hay toàn bộ chứng trạng của Thái dương biểu chứng, mới có thể chẩn đoán là Thái dương biểu chứng. Chủ yếu là nhận ra chủ chứng, chứng trạng chủ yếu đă xuất hiện trong đề cương, phản ảnh đúng là Thái dương bệnh, là đă đủ để xác định mà không cần toàn bộ (bất tất tất cụ) chứng trạng của Thái dương bệnh. V́ thế, đoạn văn của Trương Trọng Cảnh tiên sinh viết về kinh Thiếu dương, trong thực tế, nó có ư nghĩa thiết thực đối với bệnh của các kinh khác.
101 凡柴胡汤病证而下之,若柴胡证不罢者,复与柴胡汤,必蒸蒸而振,却发热汗出而解。C107
101 Phàm Sài hồ thang bệnh chứng nhi hạ chi, nhược Sài hồ chứng bất băi giả, phục dữ Sài hồ thang, tất chưng chưng nhi chấn, khước phát nhiệt hăn xuất nhi giải. C107
Dịch: Sài hồ bệnh chứng mà công hạ, nếu sài hồ chứng không hết, lại uống thang Sài hồ thang, bứt rứt rét run, lại phát sốt xuất hăn mà khỏi bệnh.
Điều này tŕnh bày một số vấn đề của Tiểu sài hồ thang chứng sau khi trải qua ngộ trị (điều trị sai). “phàm”, là nói một cách khái quát, cấu thành tiền đề của hội chứng Tiểu sài hồ thang, đường đến th́ rất nhiều, tự phát có, từ kinh Thái dương truyền vào cũng có, hoặc do Dương minh truyền đến, điều này không thể quản được; Phàm là hội chứng sài hồ thang, đây là nghĩa rộng. Là hội chứng thang Sài hồ đúng là không thể sử dụng phép tả hạ, hội chứng Sài hồ thang chính là dùng phép hoà giải, dùng thang tiểu sài hồ, hội chứng thang Tiểu sài hồ trên thực tế chính là hội chứng Thiếu dương. Hội chứng Thiếu dương là cấm hăn, cấm thổ, cấm hạ, “Thiếu dương tam cấm yếu tường minh, hăn thiềm thổ hạ quư nhi kinh” (少阳三禁要详明,汗谵吐下悸而惊)Ba điều cấm của Thiếu dương bệnh nên nắm vững, phát hăn sẽ khiến bệnh nhân nói sàm, thổ và hạ khiến bệnh nhân kinh hăi, hoảng sợ, v́ thế không thể phát hăn, không thể dùng phép thổ và phép hạ, là v́ sao? V́ không giải quyết được bệnh biến và tà khí của Thiếu dương. Nếu như ngộ trị, “nhi hạ chi” (而下之) dùng thuốc tả hạ, hội chứng Tiểu sài hồ thang rất dễ mắc sai lầm, v́ hội chứng Tiểu sài hồ thang thường hay ảnh hưởng tam tiêu không thuận lợi. Tam tiêu bất lợi, tân dịch sẽ không thông đạt (thông suốt), v́ tam tiêu là đường giao thông của tân dịch, Thiếu dương bị bệnh, khí của tam tiêu sẽ bất lợi, khi khí tam tiêu bất lợi, tân dịch không thông sướng, thượng tiêu không thông, tân dịch không đi xuống được. Khi tân dịch không đi xuống, khí vị tràng sẽ bất hoà, có những lúc sẽ xuất hiện t́nh huống phân không thể xuống. Loại t́nh huống này chính là do khí cơ bất lợi của Thiếu dương bệnh, vấn đề tam tiêu bất lợi, dùng thang Tiểu sài hồ, “Tam tiêu đắc thông, tân dịch đắc hạ, vị khí nhân ḥa” (三焦得通,津液得下,胃气因和)Tam tiêu được thông suốt, tân dịch được đi xuống, vị khí v́ thế được hoà. Tại biểu, chính là hăn xuất mà giải bệnh, tại lư, phân đă xuống được. V́ những điều nêu trên không nên cho bn dùng thuốc tả hạ. Nếu như uống thuốc tả hạ, là sai lầm, gọi là ngộ hạ Thiếu dương. Sau khi ngộ hạ, cũng có vấn đề của hai phương diện. Một phương diện là ngộ hạ Thiếu dương, y sinh làm cho bệnh thành tệ hơn. Ngộ hạ thiếu dương, “thậm tắc thổ hạ lợi bất chỉ, thuỷ tương nan nhập mệnh nan sinh” (甚则吐下利不止,水浆难入命难生) Trường hợp nặng sẽ gây thổ tả không ngừng, ăn uống khó vào mệnh khó giữ, sau khi ngộ hạ bệnh nhân sẽ bị tiêu chảy, tiêu chảy kết thúc bệnh nhân không thể uống được nước hay dịch thể đậm đặc như sữa cháo, đúng là khát mà không thể uống, kết quả thật là nguy hiểm, tiên lượng rất xấu. Bệnh tà của Thiếu dương sau khi ngộ hạ cũng có thể truyền vào Dương minh, biến hoá rất nhiều. Ở một phương diện khác, cũng có những thân thể khoẻ mạnh, không bị ảnh hưởng nhiều bởi ngộ hạ, tà khí không phát sinh biến hoá, cho nên “nhược Sài hồ chứng bất băi giả” (若柴胡证不罢者)Nếu hội chứng sài hồ không ngừng lại, th́ sau khi ngộ hạ không phát hiện vấn đề mới, hội chứng sài hồ vẫn tiếp tục tồn tại, Tương tự như thiên Thái dương, “Thái dương bệnh hạ chi hậu, kỳ khí thượng xung giả, khả dữ Quế chi thang, như tiền pháp” (Bệnh ở kinh Thái dương sau khi dùng phép hạ, khí xung lên trên, có thể dùng thang Quế chi, như phép ở trên), v́ bệnh tà của Thái dương không hạ hăm, c̣n xông lên trên. Thiếu dương sau khi ngộ hạ, “Sài hồ chứng bất băi giả” (hội chứng Sài hồ không ngừng lại), tà khí của Thiếu dương c̣n ở bán biểu bán lư, không có ǵ thay đổi. Đây là hiện tượng tốt, ngộ hạ không phát sinh hậu quả xấu. Như vậy, sẽ “phục dữ Sài hồ thang”(lại dùng thang Sài hồ), là lại sử dụng thang Tiểu sài hồ mà không nên dùng thuốc khác.
Tại sao như vậy? “Sài hồ thang chứng bất băi giả”(Hội chứng Sài hồ thang không ngừng lại), th́ cho bệnh nhân sử dụng thang Tiểu sài hồ là điều tất nhiên rồi.
Cho bn uống thang Sài hồ, “tất chưng chưng nhi chấn” chữ “tất” cần xét một cách linh hoạt, theo ư của người viết th́ không cần khẳng định việc cho bệnh nhân uống (Tiểu sài hồ) là “tất nhiên”, tất nhiên chưng chưng nhi chấn, lại phát nhiệt hăn xuất nhi giải (lại phát nhiệt xuất hăn mà giải trừ bệnh), nên không cần phải nói như vậy. Có bn sau khi ngộ hạ Thiếu dương, tuy tà khí không phát sinh biến hoá, vẫn c̣n ở Thiếu dương, nhưng khí của tỳ vị đă bị tổn thương, khí huyết có biểu hiện không đầy đủ, khí huyết đă hư suy. Lúc này uống thang Tiểu sài hồ sẽ hiện rơ bệnh tà của Thiếu dương, và phải có một phản ứng, phản ứng như thế nào? Đây là chính khí từ bên trong nếu đi ra ngoài để kháng bệnh tà, t́nh huống bệnh cơ này gọi là chưng chưng. Kháng tà đương nhiên là có tà khí, chính khí đi ra gặp tà khí, chính tà đấu tranh, sẽ xuất hiện chứng trạng sợ lạnh, toàn thân tựa như sốt rét, không những thân thể lạnh, run rẩy, răng va vào nhau. Lúc chưng chưng và run là phải có chứng trạng sợ lạnh.
Chiến hăn, chính là run rẩy sau đó đổ mồ hôi, tà và chính giao tranh gọi là chiến, chiến là toàn thân dao động, v́ thế bn sợ lạnh. Lúc này khí huyết toàn thân, lực lượng toàn thân, điều động sức mạnh chỉnh thể quyết một trận tử chiến với tà khí, cơn lạnh rét run đến rồi đi, sau đó phát nhiệt.
“Khước phát nhiệt” (却发热)lại phát nhiệt, sau khi sợ lạnh, sẽ phát sốt. Cơn sốt này là chính khí xuất ra biểu và tà khí rút lui để giải bệnh. V́ thế bn cần phải xuất hăn, thời điểm này sẽ xuất hăn, chiến hăn (rét run rồi xuất hăn). “Khước phát nhiệt hăn xuất nhi giải”(Lại phát nhiệt xuất hăn để giải trừ bệnh), từ chưng chưng (bứt rứt) đến phát nhiệt là một quá tŕnh.
Chưng chưng (cảm giác nóng bứt rứt) và phát nhiệt, cần kết nối với nhau. V́ khi chưng chưng (nóng bứt rứt) th́ không thể phát nhiệt, nếu không để tích lực này, làm sao có thể phát nhiệt? Và đó là sự kết hợp của chấn động, toàn thân dao động, và sợ lạnh. Đây là phản ảnh miêu tả cụ thể của chính tà đấu tranh, chiến hăn để giải trừ bệnh. Là một tŕnh bày cụ thể. Tại sao sau khi ngộ hạ uống thang Tiểu sài hồ cần phải “chưng chưng nhi chấn” (cảm giác nóng bứt rứt mà lại rùng ḿnh), sau đó phát nhiệt, xuất hăn và bệnh được giải? Đây chính là mô tả, tuy rằng sau khi ngộ hạ chứng trạng không biến, tà khí vẫn c̣n ở bán biểu bán lư, đây là chuyện tốt, tuy nhiên cuối cùng khí của tỳ vị cũng bị tổn thương ở mức độ nhất định, khí huyết không được đầy đủ, tà khí được giải trừ trong t́nh huống như vậy, chính khí xuất ra, sẽ có h́nh thức chiến hăn (rét run mà xuất hăn). T́nh trạng run mà xuất hăn để giải bệnh có tính miễn cưỡng nhất định, tuy nhiên cũng chính là giải trừ bệnh, nhưng cũng phí nhiều công sức. Sau khi ngộ hạ, phàm uống thang Tiểu sài hồ rồi, tất cả đều nóng bứt rứt mà run, lại phát nhiệt, xuất mồ hôi mà giải trừ bệnh? Không phải tất cả đều như vậy. Có trường hợp như vậy, có trường hợp không như vậy, nó phụ thuộc vào t́nh huống cụ thể.
Ngoài ra, mở rộng tầm nh́n, không trải qua ngộ hạ, nó có nghĩa là hội chứng Thiếu dương mất nhiều thời gian hơn một chút, có năm hoặc sáu ngày, bảy hoặc tám ngày, uống thang Tiểu sài hồ có hay không nóng bứt rứt mà run, có t́nh huống lại phát nhiệt xuất mồ hôi mà giải trừ bệnh hay không? Cũng có những trường hợp như vậy. Đúng là không trải qua ngộ hạ, uống thang Tiểu sài hồ, cũng có chứng trạng nóng bứt rứt mà run, phát nhiệt xuất mồ hôi mà giải trừ bệnh. Tại sao như vậy? Bởi nói theo sinh bệnh học, chiến hăn (rét run xuất mồ hôi) là một một h́nh thức giải trừ bệnh của chính khí. Chỉ cần thời gian bị bệnh dài hơn, bệnh tà sẽ xâm nhập sâu hơn, sau khi uống thang Tiểu sài hồ, phù hợp với một sinh bệnh học, sẽ xuất hiện chiến hăn. Trường hợp này không dùng sau khi trải qua dùng nhầm phép công hạ, có những trường hợp b́nh thường khi uống thang Tiểu sài hồ cũng phát sinh chiến hăn. Điều này người viết từng gặp trên lâm sàng. Thày hướng dẫn nghiên cứu Thương hàn Trần Thận Ngô từng nói với người viết: Độ Châu, điều này thật là kỳ quái, ta cho bệnh nhân uống thang Tiểu hăm hung, uống xong thang Tiểu hăm hung c̣n xuất hiện chưng chưng nhi chấn, lại phát nhiệt xuất mồ hôi mà khỏi bệnh. V́ thế khi tiến hành điều trị đối với bệnh, khi chính khí khu trừ bệnh tà ra ngoài có thể xuất hiện t́nh huống này. {Ôn dịch luận} của Ngô Hựu Khả có rất nhiều trường hợp chiến hăn giải trừ bệnh, như sau khi uống vị Đại hoàng, trong Đạt nguyên ẩm gia Đại hoàng, sau đó khiến bệnh tà thoái lui. Tiết này là nói về uống thang Tiểu sài hồ xuất hiện chiến hăn giải trừ bệnh.
 
Reply with a quote
Replied by Trường Xuân (Hội Viên)
on 2023-12-03 22:18:04
Từ điều 102 đến 105
102 伤寒二三日,心中悸而烦者,小建中汤主之。C108
Điều 102
Thương hàn nhị tam nhật, tâm trung quư nhi phiền giả, Tiểu kiến trung thang chủ chi. C108
Dịch: Thương hàn 2,3 ngày, tim hồi hộp bực bội, thang Tiểu kiến trung trị bệnh này.
Điều văn tŕnh bày chứng trạng và trị liệu chứng thương hàn xen lẫn hư chứng. Chiến hăn giải bệnh của tiết trên có kèm theo chút ít chính khí hư nhược, c̣n có tà khí, cần phải chiến hăn để giải trừ bệnh, tiết này là nói về thương hàn xen lẫn hư chứng. “Tâm trung quư nhi phiền”( 心中悸而烦者) Trong ḷng hồi hộp phiền muộn, bệnh thương hàn mới 2,3 ngày không phải là quá dài, cũng không dùng các phương pháp hăn, hạ thổ để trị liệu, chính khí tổn thương cũng không quá nghiêm trọng. Theo lư thuyết không cần phải đặt một số vấn đề về hư nhược bất túc, vừa xuất hiện “tâm quư nhi phiền giả” tim hoảng hốt, tim đập nhanh gọi là quư; “nhi phiền” , tim phiền muộn, tim hoảng hốt tim đập nhanh là tim rất phiền muộn. “Khí hư tắc quư, huyết hư tắc phiền” (气虚则悸,血虚则烦) khí hư th́ quư (hoảng hốt), huyết hư th́ phiền muộn, đây là người chính khí không đầy đủ, khí huyết của tâm không đủ không thể nuôi dưỡng tâm, v́ thế tâm quư (hoảng hốt đập nhanh) mà phiền. Bên ngoài có bệnh tà thương hàn, bên trong chấn động cung thành, chấn động tạng tâm, v́ thế tâm hoảng, tâm khiêu (đập nhanh) tâm phiền.
Đây là chính khí đă không đầy đủ, cho nên như thế, nên “Tiểu kiến trung thang chủ chi” (Thang Tiểu kiến trung trị bệnh này). Thang Tiểu kiến trung bổ hư phù hư, bên trong phù hư bổ khí bổ huyết, bên ngoài có thể điều hoà doanh vệ trị chứng thương hàn tại biểu. Kinh Thái dương ở biểu giống như canh giữ biên pḥng, tạng tâm trong ngũ tạng giống một vị vua, {Nội Kinh} viết “Tâm vi quân chủ chi quan” tâm là vua, hiện tại biên pḥng có bệnh tà, thái dương biểu cùng có bệnh tà, cự ly của quân chủ tâm c̣n rất xa. Tâm chính là thủ thiếu âm tâm, lúc này bệnh c̣n ở kinh dương, khoảng cách với âm kinh c̣n rất xa, thế nhưng, biên pḥng báo khẩn, chấn động cung thành. Nói lên điều ǵ?
Khí huyết của tạng tâm ở người này thường không đầy đủ, có cảm giác hồi hộp khó chịu, “Khí hư nhi quư, huyết hư nhi phiền” (Khí hư th́ hồi hộp, huyết hư th́ khó chịu), hồi hộp khó chịu là phản ảnh của khí huyết bị hư tổn, tiết trên không nói về trường hợp sau khi phát hăn hoặc tả hạ, thân thể nặng nề hồi hộp của khí huyết bị tổn thương, cần phải kết hợp để xem xét. Tim hồi hộp khó chịu là trạng thái của hư tổn, đây chính là phản ảnh của chính khí không đầy đủ, mà khi phản ảnh đến tạng tâm, là bệnh đă nghiêm trọng, không thể chần chừ. V́ tâm là chủ của ngũ tạng lục phủ, tâm đă hoảng hốt, hồi hộp, hồi hộp khó chịu, chính khí không thể chống đỡ, nói cách khác là tà khí tại biểu rất mạnh và nguy hiểm. Thái dương và Thiếu dương là biểu lư, thông thường chúng ta đều nói chính là Túc thái dương và Túc thiếu âm là biểu lư, cách nói này phổ biến hơn một chút, thí dụ như vậy cũng nhiều hơn, c̣n vấn đề của Thủ thiếu âm tâm thường ít hơn một chút, trên thực tế {Thương Hàn Luận} đă đặt ra vấn đề này. “Thương hàn nhị tam nhật, tâm trung quư nhi phiền giả”(Thương hàn 2,3 ngày, tim hồi hộp bực bội) hoặc “Thương hàn, mạch kết đại, tâm trung quư, chích cam thảo thang chủ chi”(Thương hàn, mạch kết đại, tim hồi hộp, dùng thang Chích cam thảo), là tiết cuối cùng của thiên Thái dương, nói đến tim hoảng hốt, tim đập nhanh, mạch kết đại, những phương pháp được đề cập đến đều là những vấn đề quan hệ giữa kinh thái dương và thủ túc thiếu âm. Thái dương bệnh túc thiếu âm thận khí đă bị hư tổn, sẽ xuất hiện hội chứng Tứ nghịch thang; Có hay không có Thái dương bệnh xuất hiện vấn đề của vấn đề của Thủ thiếu âm tâm? Có, làm ǵ để thấy nó? Đây chính là câu nói về bệnh của tạng tâm, “Thương hàn nhị tam nhật, tâm trung quư nhi phiền giả” (Thương hàn 2,3 ngày, trong tim hồi hộp bực bội). Như vậy, không cần trừ khứ bệnh tà, đây là người hư yếu bị thương hàn, nội khí hư tổn không c̣n đầy đủ, cho nên xuất hiện tim hồi hộp bực bội, v́ thế, “Tiểu kiến trung thang chủ chi”(thang Tiểu kiến trung trị bệnh này). Trong quá khứ chúng ta đă chẳng từng đề cập đến biến chứng của Thái dương bệnh? “Thái dương bệnh phát hăn hậu, kỳ nhân thoa thủ tự mạo tâm, tâm hạ quư, dục đắc án dă” (Thái dương bệnh sau khi phát hăn, bệnh nhân, hai tay giao nhau ôm lấy tim, tim hồi hộp, muốn được đè ấn), phương thang nào chủ trị bệnh này? “Quế chi Cam thảo thang chủ chi”. Đó đúng là hồi hộp, sau khi điều trị sai lầm bằng hăn pháp; Đây không phải là trị liệu căn bản, không được phát hăn, không được dùng phép thổ hạ, v́ thế bệnh nhân xem ra càng tệ hơn, hồi hộp bực bội, v́ thế nên dùng thang Tiểu kiến trung.
Thang Tiểu kiến trung là thang thuốc có vị ngọt, chính là thuốc cam hoăn (vị ngọt hoà hoăn), “lao giả ôn chi, tổn giả ôn chi” (劳者温之,损者温之) dùng thuốc ấm áp (ôn) để trị lao tổn, chính là thuốc cam ôn phù tŕ chính khí, đồng thời trong thang thuốc có một lượng lớn đường mạch nha. Đường có thể bổ sung cho mọi người, hiện tại mọi người đều ư thức, khi bị hạ đường huyết, đầu óc choáng váng, thân thể ră rời không c̣n chút sức lực, tim hoảng hốt, đau bụng, tuy vậy chỉ cần ăn một chút đường th́ mọi chuyện đều tốt. Theo y học cổ truyền là trung tiêu thủ trấp (nước lấy từ ngũ cốc), biến hoá thành màu đỏ, đưa lên tim là máu, v́ thế đường dịch này có thể dưỡng trung bổ huyết, có thể tư dưỡng tâm huyết, lại có thể bổ dưỡng vị khí. Tóm lại trong y học Trung quốc, phàm các vị thuốc ngọt đều là thuốc bổ, cam ôn bổ hư (thuốc ngọt ấm có tác dụng bồi bổ hư tổn). V́ thế thang Tiểu kiến trung bên trong có thể bổ khí huyết hư tổn, bổ tâm tỳ hư tổn, bên ngoài, v́ bên ngoài vẫn c̣n vấn đề thương hàn, có thể tăng cường tác dụng đề kháng bệnh tà của doanh vệ, bên trong là khí huyết, bên ngoài là doanh vệ, chính là nhất cử lưỡng đắc. Đây chính là phương pháp ổn định bên trong trừ bệnh bên ngoài. Là hội chứng thang Tiểu kiến trung. Một t́nh huống gặp trên lâm sàng là bị cảm lạnh, c̣n ngoài ra không có ǵ khác, chỉ cảm thấy hoảng hốt, tim đập mạnh. May mắn là bệnh nhân không đề cập đến mạch, mạch không thấy kết đại, hoặc nếu thấy mạch kết đại, th́ đây chính là vấn đề của thang Chích cam thảo. Điều này và điều C105 “Thương hàn, dương mạch sáp. Âm mạch huyền, pháp đương phúc trung cấp thống giả, tiên dữ Tiểu kiến trung thang” hăy cùng tham khảo hỗ tương. Thang Tiểu kiến trung trị bệnh ǵ? Có thể trị “Tâm quư nhi phiền” (hồi hộp bực bội). C̣n trị bệnh ǵ nữa? Có thể trị “pháp đương phúc trung cấp thống” (đau bụng cấp). Người xưa khi biên soạn ca quyết khái quát về thang Tiểu kiến trung đă viết từ ngoài vào trong: “Hư lao phúc thống Tiểu kiến trung, quư nục vong huyết mộng thất tinh”. (虚劳腹痛小建中,悸衄亡血梦失精)Hư lao đau bụng dùng Tiểu kiến trung, hồi hộp nục huyết và mộng tinh.
*Xu là trục xoay là bản lề, Xu cơ: Bộ phận then chốt của sự vật 夫耳目,心之枢机也 (tai mắt là xu cơ (then chốt) của trái tim)
103 太阳病,过经十余日,反二三下之,后四五日,柴胡证仍在者,先与小柴胡汤。呕不止,心下急,郁郁微烦者,为未解也,与大柴胡汤下之,则愈。C109
Điều 103
Thái dương bệnh, kinh qua thập dư nhật, phản nhị tam hạ chi, hậu tứ ngũ nhật, Sài hồ chứng nhưng tại giả, tiên dữ Tiểu sài hồ thang. Ẩu bất chỉ, tâm hạ cấp, uất uất vi phiền giả, vi vị giải dă, dữ Đại sài hồ thang hạ chi, tắc dũ. C109
Dịch: Thái dương bệnh, đă trải qua hơn 10 ngày, lại công hạ 2,3 lần, sau 4,5 ngày, hội chứng Sài hồ vẫn tồn tại, trước tiên uống thang Tiểu sài hồ. Ẩu thổ không ngừng, tâm hạ bức bách, ưu uất hơi bực bội, là bệnh chưa giải, dùng thang Đại sài hồ để công hạ, liền khỏi bệnh. C109
Đoạn văn tŕnh bày hội chứng và trị liệu của thang Đại sài hồ thuộc Thiếu dương kèm theo dương minh lư thực chứng.
“Thái dương bệnh” là đường đi của bệnh, “Qua kinh thập dư nhật” (过经十余日)là tà khí đă vượt qua kinh Thái dương, cũng là có thể nói là Thái dương biểu chứng không c̣n tồn tại. Qua kinh chính là có ư nói tà khí của kinh này đă qua rồi, nhưng v́ bệnh không khỏi, nên tà khí sẽ đến một kinh khác, từ chỗ này sang chỗ kia, từ Thái dương đến một kinh khác. Không phải là “Hành kỳ kinh tận cố dă” (行其经尽故也) có ư nghĩa là tà khí đi hết đường kinh như chúng ta đă nói về Thái dương bệnh “Đầu thống chí thất bát nhật dĩ thượng tự dũ giả, dĩ hành kỳ kinh tận cố dă” (头痛至七八日以上自愈者,以行其经尽故也) chứng đau đầu tự khỏi sau 7,8 ngày trở lên là bệnh đi hết một ṿng kinh mạch, ư tứ ở điều này không giống như vậy, ở đây gọi là quá kinh, Trong {Thương hàn luận} có ba điều giảng về quá kinh. Quá kinh là về đâu? Ở đây là kinh Thái dương và vấn đề được giải thích ở phần sau.
Bệnh truyền đến Thiếu dương, nên sử dụng phép hoà giải, dùng thang Tiểu sài hồ, “Phản nhị tam hạ chi” (反二三下之) chữ “Phản” chính là điều trị sai, không nên điều trị theo cách đó (công hạ 2,3 lần). “Hậu tứ ngũ nhật” sau khi công hạ nhầm lại trải qua 4,5 ngày, “Hội chứng Sài hồ vẫn tồn tại”, tuy chính là ngộ hạ, là trị pháp sai lầm, nhưng v́ sau khi ngộ hạ vẫn tồn tại hội chứng Sài hồ, nên “Tiên dữ Tiểu sài hồ thang” trước tiên vẫn uống thang Tiểu sài hồ, mà không thể sử dụng phương dược nào khác.
Uống thang Tiểu sài hồ, nếu thang dược phát sinh tác dụng, chính thắng tà lui, khí Thiếu dương khu trừ tà khí xuất ra ngoài, là có khả năng khỏi bệnh. Trước đây chúng ta đă có dịp nói về vấn đề này, “凡柴胡汤证而下之,若柴胡汤证不罢者,复与柴胡汤,必蒸蒸而振,却发热汗出而解”( Phàm Sài hồ thang chứng nhi hạ chi, nhược Sài hồ thang chứng bất băi, phục dữ Sài hồ thang, tất chưng chưng nhi chấn, khước phát nhiệt hăn xuất nhi giải) Hội chứng sài hồ dùng phép công hạ, nếu hội chứng Sài hồ không hết, uống trở lại thang Sài hồ, bệnh nhân bứt rứt rùng ḿnh, phát nhiệt xuất mồ hôi mà khỏi bệnh; Có thể có một khía cạnh tốt, có thể phát sinh t́nh huống chiến hăn để giải bệnh, hiện tượng này đă được đề cập ở phần trên. Nhưng ngoài ra cũng có một t́nh huống khác, “Ẩu bất chỉ” ẩu thổ không ngừng, sau khi uống thang Tiểu sài hồ, người bệnh này xuất hiện ẩu thổ không ngừng, chứng ẩu thổ không ngừng (ẩu bất chỉ), nguyên lai v́ hội chứng Tiểu sài hồ có chứng hỉ ẩu (hay nôn), hiện tại là ẩu thổ kịch liệt, nghiêm trọng là mức độ “Ẩu bất chỉ” ẩu thổ không ngừng.
V́ sao lại ẩu thổ không ngừng? V́ dạ dày bị nóng, là hội chứng thang Đại sài hồ. Dạ dày nóng v́ sau khi công hạ nhầm, tà nhiệt không chỉ ở Thiếu dương, mà c̣n đồng thời ở Dương minh, dương minh vị đă rất nóng, khí kết nên không thư thái, v́ thế bn ẩu thổ không ngừng, là biểu hiện của vị khí thượng nghịch (dạ dày trào ngược).
“Tâm hạ cấp”, “Tâm hạ” (dưới tim) là bộ phận vị quản (khoang dạ dày), “Cấp” , cấp giả cực dă, là nói về t́nh trạng trướng đầy phiền muộn của vị quản (khoang dạ dày), đă lên đến cực điểm, chịu không nổi, hoặc giả đau ở tâm hạ, đau đến cực độ. “Tâm hạ cấp”, “Cấp” ở đây có nghĩa là trướng đầy bực bội, hoặc là xuất hiện cơn đau đớn, dù sao th́ ở nơi này (vị quản) cũng rất khó chịu, khó chịu đến cực điểm, không thể chịu được. Đây là hư tà hay là thực tà? Đương nhiên đây là thực tà. Một cái là ẩu thổ không ngừng, một cái là tâm hạ cấp, một cái là vị khí thượng nghịch, một cái là vị khí ngưng kết. Vị khí ngưng kết nên trướng đầy và đau, mà đau đă đến mức không chịu được.
“Uất uất vi phiền giả”, “Uất uất” và hội chứng của kinh Thiếu dương “Mặc mặc bất dục ẩm thực” (Lặng lẽ không thiết ăn uống) đều là khắc hoạ, phản ảnh đặc điểm của hội chứng Thiếu dương. “Mặc mặc bất dục ẩm thực” (lặng lẽ không muốn ăn uống), là ư tứ của vắng lặng, an tĩnh, trên mặt biểu lộ sự không vui, không ham thích, rất tĩnh lặng, trên thực tế là uất ức, là phản ảnh của Thiếu dương đảm khí ức uất. Hiện tại là đă uất ở trong lư, không phải trên nét mặt, mà ở trong tim, v́ thế cũng chính là dùng điệp tự (chữ lặp lại) gọi là “Uất uất”, uất mà lại uất, khí cơ không thể thư sướng được, tỉ như “Mặc mặc” là đă tăng nặng lên rồi.
“Phiền” chính là uất uất vi phiền, trên thực tế gọi là uất phiền, khí uất gây phiền (khí uất gây bực bội), khí uất ở bên trong, v́ thế phát phiền (bực bội). Chứng vi phiền này không có nghĩa là phiền nhẹ, mà là phiền ở bên trong, không lộ rơ ra ngoài mặt, v́ thế gọi là uất uất vi phiền, chứng khí uất ở bên trong gây phiền muộn, chính là hội chứng này.
Đại tiện tuy trước đó đă tả hạ rồi, “Hậu tứ ngũ nhật”, sau 4,5 ngày cũng không đại tiện. Rêu lưỡi thường có màu vàng, miệng rất đắng, không những chỉ dưới tim phiền muộn trướng đầy, ngực sườn trướng đầy cũng rất nghiêm trọng
Bệnh này có Thiếu dương bệnh chưa giải, lại xuất hiện t́nh trạng ngưng kết của dương minh vị khí, phải làm thế nào? Có c̣n cần uống thang Tiểu sài hồ không? Thang tiểu sài không có năng lực đó, Tiểu sài hồ chỉ có thể điều trị bệnh của Thiếu dương, không có khả năng giải quyết vấn đề của Dương minh vị thực, cho nên dùng thang Đại sài hồ công hạ th́ sẽ khỏi bệnh, cho bn uống thang Đại sài hồ để tả hạ, phân được đưa ra ngoài, bệnh tà của hai kinh Thiếu dương và dương minh đều được giải trừ, và bệnh được chữa khỏi.
Ba điều cấm của Thiếu dương: Là cấm phát hăn, cấm thổ, cấm hạ, đây là nói về phép thông thường. Hiện tại, lại có thể dùng phép công hạ “Hạ chi tắc dũ” (下之则愈) công hạ sẽ khỏi bệnh, như thế chẳng phải là tự mâu thuẫn sao? Đây chính là một biến pháp, “tri thường năng cú đạt biến” (知常能够达变) kiên tŕ nguyên tắc nhưng cũng phải tuỳ cơ ứng biến. Điều quan trọng là bệnh của bản thân kinh Thiếu dương, đương nhiên là không thể dùng phép công hạ, cũng không thể dùng phép phát hăn, đây chính là nguyên tắc. Sử dụng phép phát hăn, phép tả hạ cho bản thân người bệnh Thiếu dương là sai. Vấn đề hiện tại chính là bệnh tà của Thiếu dương đồng thời ở Dương minh, Dương minh và Thiếu dương cùng bị bệnh, có các chứng như tâm hạ cấp (bực bội trong ḷng), ẩu thổ không ngừng, uất uất vi phiền, c̣n có đại tiện bí kết, lúc này sẽ dùng một chút phép công hạ, không sử dụng hạ pháp th́ không thể giải quyết vấn đề (Đại tiện bí kết). Trên cơ sở thang Sài hồ, không sử dụng thang Thừa khí, ở đây có một điểm cần các bạn hiểu rơ, thang Đại sài hồ không thể so sánh với thang Đại thừa khí. Tại sao? V́ thang Đại sài hồ, là thang dược với Sài hồ là cơ sở, chính là phép gia giảm của thang Tiểu sài hồ, có vị Sài hồ, có Hoàng cầm, c̣n có vị Bán hạ, Sinh khương, Đại táo, chỉ là khứ bỏ Nhân sâm, Cam thảo, v́ thế thang Đại sài hồ có cơ sở là thang Tiểu sài hồ, gia thêm Đại hoàng, Thược dược, Chỉ thực, khứ bỏ vị Cam thảo, v́ vậy thang Đại sài hồ và thang Đại thừa khí là khác nhau. “Hạ chi tắc dũ” (下之则愈) Công hạ là khỏi bệnh, có một phương pháp điều trị nào vừa hoà giải Thiếu dương lại kiêm công hạ Dương minh, và một phép tả hạ đơn thuần, hoặc là đơn thuần dùng thang Tiểu sài hồ để hoà giải, tất cả đều có sự khác biệt. V́ thế, cuốn sách {Thương Hàn Luận} này, phương pháp cũng tốt, biện chứng tốt, không cô lập, phiến diện, là một điều ǵ đó của biện chứng, có thường pháp (phép thông thường), có biến pháp (tuỳ cơ ứng biến), như vậy có thể nói là {Thương Hàn Luận} không có tính chất giáo điều.
Phương thang Đại sài hồ được sử dụng rộng răi trên lâm sàng, được các y gia hiện nay coi trọng, chúng ta cùng xem, đầu tiên là kinh Thiếu dương ở giữa hai kinh Thái dương và Dương minh, Thiếu dương là kinh thuộc giáp giới, v́ thế bên ngoài hợp với Thái dương (biểu), và bên trong lại hợp với Dương minh (lư), cho nên trong nhóm thảo mộc Sài hồ, ở đầu ngoài là hai kinh Thái dương và Thiếu dương cùng bị bệnh, liền có thang Sài hồ Quế chi, nếu như bên trong có Thiếu dương Dương minh cùng bị bệnh, liền có thang Đại sài hồ. V́ kinh Thiếu dương chủ xu (trục xoay, bản lề), kinh này chính là bán biểu bán lư (nửa ngoài nửa trong), bên ngoài là hàng xóm (lân) của Thái dương, bên trong th́ kế (cận) Dương minh. Thang Đại sài hồ là thang Tiểu sài hồ giảm khứ Nhân sâm, Cam thảo là giảm bỏ thuốc bổ, thuốc có vị ngọt, tại sao vậy? Nguyên nhân v́ “ Tâm hạ cấp, ẩu thổ bất chỉ, uất uất vi phiền” (Dạ dày khó chịu, nôn không ngừng, ức uất bực bội), cho thấy vị khí ngưng kết, vị khí thực, lại dùng một số vị thuốc bổ vị ngọt là không đúng, v́ thế mà phải giảm bỏ các vị thuốc bổ như Nhân sâm, Cam thảo, tái bổ bệnh sẽ càng tệ hơn, v́ thế cần phải khứ bỏ các vị thuốc này.
Tại sao nên gia thêm các vị Đại hoàng, Chỉ thực, Thược dược? V́ Dương minh vị đă có thực (chứng), Dương minh thành thực (chứng), v́ thế vị Đại hoàng phối với vị Chỉ thực chính là một nửa thang Thừa khí, thang Đại thừa khí gồm 4 vị: Đại hoàng, Mang tiêu, Hậu phác, Chỉ thực, hiện tại vị Đại hoàng phối với vị Chỉ thực chính là nửa thang Thừa khí, Nó có tác dụng tả (loại bỏ) nhiệt của kinh Dương minh, Loại bỏ t́nh trạng ngưng trệ trong kinh Dương minh, Chỉ thực có tác dụng lợi khí tiêu bĩ tắc, v́ thế thang dược có tác dụng tả hạ, “Hạ chi tắc dũ” (công hạ th́ khỏi bệnh). Thược dược là một vị thuốc chua, phối với Đại hoàng vị đắng chính là toan khổ dũng tiết vi âm (chua đắng hoá âm, có tác dụng bài tiết mạnh mẽ), Thược dược cũng có thể Thổ trung phạt Mộc (ở trong Thổ mà phạt Mộc), có thể trị chứng khí can đảm nghịch lên, v́ thế nên gia vị Thược dược, phương này cũng có vị Sinh khương (gừng tươi). Thang Tiểu sài hồ có vị Sinh khương, thang Đại sài hồ cũng có vị này, nhưng lượng Sinh khương trong thang Đại sài hồ nhiều hơn nhiều so với thang Tiểu sài hồ, 5 lạng Sinh khương, và 3 lượng Sinh khương của thang Tiểu sài hồ. Tại sao phải tăng lượng Sinh khương của thang Đại sài hồ? Có hai ư nghĩa sau: Một là Sinh khương là vị thuốc tân tán (cay phát tán), “Tâm hạ cấp, ẩu bất chỉ” (心下急,呕不止) dưới tim cấp bách, nôn không ngừng, đă có ẩm khí thượng nghịch, lại có vị khí ngưng kết, v́ thế dùng Sinh khương để tán kết trị ẩu thổ, c̣n có thể trừ khứ bệnh tà thuỷ ẩm; Ngoài ra, tác dụng của Sinh khương c̣n thiên lên trên, v́ vị trị ngưng kết là ở tâm hạ, không phải ở bụng, không phải ở dưới rốn, vị thuốc Đại hoàng trong thang Đại sài hồ tẩy rửa dạ dày và ruột, thay cũ đổi mới, tẩu nhi bất thủ (đi khắp cơ thể không cố thủ một nơi nào), hiện tại dùng 5 lạng Sinh khương, có tác dụng kiện vị (mạnh dạ dày), vị cay lại có một chút tác dụng thăng tuyên (thăng phát lan toả), khiến cho tác dụng tả hạ của Đại hoàng không tác động quá trực tiếp đến các vật ngưng kết trong dạ dày. Có ư nói, Sinh khương có tác dụng thăng lên và lan toả, tác dụng này của Sinh khương hỗ trợ đại hoàng có thể điều trị chứng ngưng tụ ở dạ dày phát huy vai tṛ trị liệu, để không vội vàng đến mức tả hạ tức thời, có thể đưa đến t́nh trạng chưa hết bệnh mà dược lực của vị Đại hoàng đă hết, là vấn đề có thể tránh được nhờ tác dụng thăng tuyên của Sinh khương. Tỉ như hiện tại chúng ta sử dụng vị Cát cánh, khi một số vị thuốc cần đưa lên trên, Cát cánh được dùng để làm công việc này, để có lực lượng tác dụng ở thượng tiêu, mọi người đều biết như vậy, vị Cát cánh được ví như vị quan coi về thuyền bè chuyên chở. Vị Sinh khương đối với Đại hoàng cũng có ư nghĩa như vậy, nó khiến cho tác dụng của Đại hoàng điều trị bệnh ở dạ dày có thể kéo dài, và không phát sinh tác dụng có tính đột ngột, tạm thời.
Đây là những điểm xảo diệu trong việc sử dụng thuốc.
Bên trong phương thang Đại sài hồ cũng có tranh luận, mấu chốt của tranh luận là vấn đề của vị Đại hoàng, có người nói là có Đại hoàng, có người nói là không có vị Đại hoàng. Trần Tu Viên nói “Chước Đại hoàng”, “Chước” chính là chước của châm chước, “Bát Sài tứ Chỉ ngũ Sinh khương, Cầm Thược tam lạng nhị Đại hoàng”, Đại hoàng cần châm chước châm chước, khi có thể dùng th́ dùng, khi không thể dùng th́ không dùng, nếu như xét theo nguyên văn, “Dữ Đại sài hồ thang hạ chi, tắc dũ” (Dùng thang Đại sài hồ để công hạ, th́ khỏi bệnh), viết như vậy, là phương thang này nên có vị Đại hoàng, không có vị Đại hoàng th́ làm thế nào để “Hạ chi, tắc dũ” (công hạ th́ khỏi bệnh)? Thang Đại sài hồ nhất định cần dùng Đại hoàng, để xác định vấn đề này. Phương pháp sắc, uống thuốc viết: {一方,加大黄二两。若不加大黄,恐不为大柴胡汤也}“Nhất phương, gia Đại hoàng nhị lạng. Nhược bất gia Đại hoàng, khủng bất vi Đại sài hồ thang dă” (Một phương, gia Đại hoàng 2 lạng, nếu không gia Đại hoàng, sợ là không phải thang Đại sài hồ) Đúng như vậy.
Phương thang Đại sài hồ rất tốt, phạm vi sử dụng trên lâm sàng rất rộng, hiện nay trung tây y kết hợp, các đồng chí tây y rất vui khi dùng phương này, Điều trị các chứng đau bụng cấp (cấp phúc chứng), đều cần dùng phương thang Đại sài hồ gia giảm. Ở đó, bản thân người viết cảm nhận, phàm là các chứng đau, đau dạ dày mà có những điểm đau ở sát bên, một số điểm đau nhẹ ở phía trên th́ phương thang này đều có hiệu quả. Quan sát trên lâm sàng, điểm khó chịu ở tâm hạ (dạ dày) mà lại lan lên trên, đến cạnh sườn hoặc ở phía trước cạnh sườn, hoặc sát bên cạnh, hoặc những điểm gần sát dạ dày, th́ đều có hiệu quả.
Tại sao như vậy? Trong thang Đại sài hồ có kèm theo Thiếu dương, Thiếu dương là kinh giáp giới biểu lư, là dựa vào một bên, dựa vào bên cạnh, với những điểm đau nhất định ở bên cạnh (trắc diện), bụng trên hoặc bụng dưới đau, th́ phương thang này đều hữu hiệu. Thuộc thực chứng, khí hoả giao uất, đối với một số chứng đau có tính thực, phương này chính là có thể sử dụng. Nắm vững một tiền đề như vậy là kinh nghiệm cá nhân của người viết. Nay dùng chữa viêm túi mật cấp, hiệu quả rất tốt; Tiết tả có tính nhiệt, tiết tả hồng bạch (máu và chất nhầy), niêm dịch, đại tiện có lúc khó thông, lư cấp hậu trọng, đau bụng, mạch huyền hữu lực, dùng phương này cũng hữu hiệu, v́ thế cũng được dùng để điều trị bệnh kiết lỵ; Phương này dùng điều trị chứng viêm ruột thừa cũng hiệu nghiệm, cần gia thêm Đào nhân, Kê huyết đằng, hiệu quả cũng rất tốt; Chứng loét dạ dày xuất huyết, phân có màu đen, hoặc thổ ra vật có màu cà phê, bực bội miệng đắng, mạch huyền hoạt, phương này cũng hiệu nghiệm.
Thang Đại sài hồ là phương thang sử dụng rất tốt, với một số bệnh như viêm tuỵ cấp, viêm túi mật, viêm ruột thừa, dưới th́ đau bụng rất nghiêm trọng, bên trên lại ẩu thổ, dùng phương này cũng hiệu nghiệm. Phương thang Đại sài hồ có thể thanh can đảm (làm sạch gan mật), lại có thể tẩy rửa dạ dày và ruột, trị khí lại trị huyết, tác dụng của thang Đại sài hồ rất rộng, Trên cơ sở bài thuốc này, thêm một số vị thuốc hoạt huyết, thêm một số vị thuốc điều khí, cộng thêm một số vị thuốc thanh nhiệt, giải độc, quả nhiên có tác dụng chữa một số chứng đau cấp, tiêu viêm.
Thang Đại sài hồ là một phương thang thông thường hay là một phương thang khá mạnh? Có người cho rằng, thang Đại sài hồ so với thang Đại thừa khí th́ tác dụng tả hạ của nó hoà hoăn hơn, thang Đại thừa khí rất mạnh, v́ gọi là Đại thừa khí. Nhận thức như vậy có chính xác? Đương nhiên là đúng, trong thang Đại sài hồ có Đại táo, trong Đại thừa khí có Hậu phác gia Chỉ thực c̣n gia Mang tiêu, nhưng chính là phương thang Đại sài hồ cũng đă đủ mạnh. Căn cứ vào kinh nghiệm của người viết, một là vị Sài hồ và một là vị Đại hoàng, hăy bắt đầu với hai loại thảo mộc này. Vị Đại hoàng như mọi người đều biết, có tác dụng thay cũ đổi mới (Thôi trần chí tân), làm sạch dạ dày, nói rằng Đại hoàng phá kết tụ, tiền đề của việc dùng Đại hoàng là phải có ngưng kết, khi không có ngưng kết th́ nói chung là không được dùng. V́ vậy cổ nhân gọi là “Thôi trần chí tân” (thay cũ đổi mới), đó là tác dụng của nó. Vị thuốc Sài hồ, tuy nh́n giống như một vị thuốc về khí (khí phận dược), trong {Thần Nông Bản Thảo Kinh} viết về vị Sài hồ như sau: “Chủ trị tâm phúc tràng vị trung kết khí, ẩm thực tíc tụ, hàn nhiệt tà khí, thôi trần chí tân” (主治心腹肠胃中结气,饮食积聚,寒热邪气,推陈致新)Chủ trị kết khí trong tâm phúc tràng vị (tim bụng ruột, dạ dày), ẩm thực tích tụ, tà khí hàn nhiệt, thay cũ đổi mới, chủ trị “khí kết trong tràng vị”, một cái là “Kết”; “Ẩm thực tích tụ”, c̣n chính là kết; “Hàn nhiệt tà khí”, phát rét phát sốt; C̣n có thể “Thôi trần chí tân”, cũng có thay cũ đổi mới, Thay cũ đổi mới của vị Đại hoàng lại gia thêm thay cũ đổi mới của vị Sài hồ, khi kết hợp hai vị thuốc này, tác dụng của chúng chính là rất khả quan, v́ thế khi sử dụng mọi người c̣n cần phải chú ư, tác dụng tả hạ của thang Đại sài hồ là cực kỳ lợi hại.
Thang Đại sài hồ và thang Tiểu sài hồ, thường có một số bệnh trước đó là hội chứng thang Tiểu sài hồ tái phát triển thành hội chứng Đại sài hồ, như vậy không thể không sử dụng thang Đại sài hồ, Như trên lâm sàng cho thấy ngực sườn rất trướng đầy, hoặc đau ở khoang dạ dày, khí uất kết đến một mực độ nhất định sẽ phát sốt, không chỉ là khí gan mật uất kết, mà vị khí cũng đă ngưng kết, hoá nhiệt hoá táo, trên đầu lưỡi có màu vàng, mọi người đều biết khi thấy màu vàng ở đầu lưỡi là phải dùng thang Đại sài hồ. Nếu như rêu lưỡi c̣n màu trắng, th́ c̣n có thể dùng thang Tiểu sài hồ. Cần phải nh́n rơ rêu lưỡi là màu trắng hay vàng. Ngoài ra, khi đến hội chứng Đại sài hồ, sẽ có một số vấn đề khó chịu, v́ thế gia thêm chữ “Cấp” (bức bách), uất uất vi phiền, tâm hạ cấp, đau cũng được, bực bội cũng được, trướng cũng được, đều là rất nghiêm trọng, rất khó chịu đựng, lúc này dùng thang Tiểu sài hồ là không phù hợp.
104 伤寒十三日不解,胸胁满而呕,日晡所发潮热,已而微利。此本柴胡证,下之而不得利,今
反利者,知医以丸药下之,非其治也。潮热者实也,先宜小柴胡汤以解外,后以柴胡加芒消汤主之。C110
Điều 104
Thương hàn thập tam nhật bất giải, hung hiếp măn nhi ẩu, nhật bô sở phát triều nhiệt, dĩ nhi vi lợi. Thử bản Sài hồ chứng, hạ chi nhi bất đắc lợi, kim phản lợi giả, tri y dĩ hoàn dược hạ chi, phi kỳ trị dă, triều nhiệt giả thực dă, tiên nghi Tiểu sài hồ thang dĩ giải ngoại, hậu dĩ Sài hồ gia Mang tiêu thang chủ chi. C110
Thang Sài hồ gia Mang tiêu:
Tiểu sài hồ thang chiếu nguyên phương
Nhị lượng Mang tiêu gia nhập lương
Ngộ hạ nhiệt lai nhật bô sở
Bổ kiêm đăng điều hữu kư trường
Thang Tiểu sài hồ , gia 6 lạng Mang tiêu, c̣n lại theo phép như trước. Uông không khỏi, uống thêm.
Dịch: Thương hàn 13 ngày không khỏi, ngực sườn trướng đầy mà ẩu thổ, Nhật bô sở (khoảng giờ thân 15h-17h sốt nhẹ) triều nhiệt, đă hạ lợi nhẹ. Là hội chứng Sài hồ, công hạ mà không hạ lợi, nay lại hạ lợi, biết thày thuốc công hạ bằng thuốc hoàn, không phải là điều trị bệnh, triều nhiệt là thực, trước tiên dùng thang Tiểu sài hồ giải bệnh bên ngoài, sau đó dùng Sài hồ gia Máng tiêu trị bệnh này.
Điều văn này tŕnh bày ngộ trị Thiếu dương dẫn đến hội chứng thang Sài hồ gia Mang tiêu.
Thương hàn 13 ngày c̣n chưa giải trừ, xuất hiện, ngực sườn trướng đầy mà ẩu thổ, khoảng giờ thân phát sốt nhẹ. “Nhật bô” (日晡) sau trưa khoảng hơn 3 giờ th́ phát sốt. Tại sao lại gọi là “Nhật bô sở”( 日晡所)? Chữ “Sở” (所)hiện nay gọi là trước sau (tiền hậu), là trước sau nhật bô, chính là một hoạt ngữ. {Kinh Thư} có một câu “Đa lịch niên sở”( 多历年所) “Sở” là một từ bất định, là vào khoảng trước hay sau thời gian đó, có thể sớm hoặc trễ hơn 3 giờ một chút, gọi là “Nhật bô sở” “Triều nhiệt”, là phát sốt, thời gian đó sẽ phát sốt. Phát sốt v́ sao lại gọi là “Triều nhiệt”?, v́ mỗi ngày đều phát tác vào giờ đó, theo giờ mà đến, giống như thuỷ triều, v́ thế gọi là triều nhiệt.
V́ sao vào giờ đó lại phát triều nhiệt? Căn cứ theo học thuyết truyền thống của Trung y, nguyên nhân là Dương minh là vị (dạ dày), vị chủ về táo (khô ráo), “Tỳ chủ thấp, vị chủ táo” (脾主湿,胃主燥), từ 3 đến 4 giờ sau buổi trưa là giờ Thân, là thời gian dương minh táo khí vượng thịnh, táo khí trong tự nhiên và dương minh táo khí trên cơ thể tương hô ứng (phối hợp với nhau), v́ thế công năng Dương minh kháng bệnh tà sẽ lớn mạnh một chút, lúc này bệnh nhân sẽ phát sốt. Đó là phản Dương minh táo nhiệt đă thành thực (chứng?) rồi. “Hung hiếp măn nhi ẩu” (胸胁满而呕) Ngực sườn trướng đầy mà ẩu thổ, đó là vấn đề của kinh Thiếu dương; “Nhật bô sở phát triều nhiệt” (日晡所发潮热) phát sốt vào khoảng giờ tân (15~17h), đây chính là vấn đề kinh Dương minh có táo nhiệt. Dương minh có táo nhiệt nên đại tiện táo kết, thông thường nếu nhật bô sở (khoảng giờ thân) phát triều nhiệt th́ đều là có chứng đại tiện táo bón. “Dĩ nhi vi lợi” (已而微利), sau khi phát triều nhiệt, c̣n xuất hiện chứng tiết tả nhẹ. Đó là sự việc ǵ? Đúng ra là đại tiện táo bón, nhật bô triều nhiệt, chính là dương minh vị gia thực (thực chứng ở dạ dày và ruột) , mà hiện tại sao sau khi phát nhiệt lại tiết tả nhẹ? Trương Trọng Cảnh sẽ giải thích ở phần sau, “Thử bản Sài hồ chứng, hạ chi nhi bất đắc lợi” (此本柴胡证,下之而不得利) Hội chứng sài hồ này, dùng phép hạ không thu được hiệu quả, nói đến chứng bệnh này, “Hung hiếp măn nhi ẩu, nhật bô sở phát triều nhiệt” (胸胁满而呕,日晡所发潮热) ngực sườn trướng đầy mà ẩu thổ, vào khoảng giờ thân phát triều nhiệt, ban đầu bệnh thuộc hội chứng thang Đại sài hồ, đúng ra đại tiện phải táo bón, thế nhưng, “Kim phản lợi giả” (今反利者) ngược lại lại thấy bệnh nhân tiết tả, c̣n không dùng thang Đại sài hồ, mà đă tiết tả, giờ thân c̣n triều nhiệt. Chứng hạ lợi này ở đâu đến? Nếu như Dương minh táo nhiệt, th́ đại tiện sẽ không thuận lợi, v́ sao c̣n có chứng trạng “Dĩ nhi vi lợi” (已而微利) đă tiết tả nhẹ này? Qua điều tra ban đầu là có thày thuốc cho bệnh nhân uống thuốc hoàn (Tri y dĩ hoàn dược hạ chi). Thuốc hoàn là thành dược, có tác dụng tả hạ đại tiện, có thể thấy bệnh này đă trải qua đại tiện táo bón, người này phát sốt vào khoảng giờ thân (nhật bô sở triều nhiệt), c̣n có chứng táo bón, những chứng trạng này đều đúng, trước mắt người thày thuốc là chứng táo bón, liền cho bệnh nhân uống 1 viên thuốc hoàn. Thời nhà Hán khi chế thành thuốc hoàn, chính là thuốc tả hạ đại tiện, thường dùng vị Ba đậu hoặc Cam toại để chế thành thuốc hoàn, tác dụng tả hạ của thuốc hoàn cực kỳ mănh liệt. “Phi kỳ trị dă” (非其治也)Không phải là trị bệnh, điều trị như thế là sai, tuy là đă tả hạ đại tiện, có thể là trị liệu nhưng không phải là trị bệnh.
Tại sao lại nói “phi kỳ trị” (非其治)? (không trị bệnh) V́ bệnh này phải sử dụng thang Đại sài hồ, “Hung hiếp măn nhi ẩu, nhật bô sở phát triều nhiệt” (胸胁满而呕,日晡所发潮热)Ngực sườn trướng đầy mà ẩu thổ, khoảng giờ thân phát triều nhiệt, giải được bệnh tà ở hai kinh Thiếu dương Dương minh, hiện tại chỉ dùng thuốc hoàn là thuốc tả hạ, thuốc tả hạ này không giải quyết được vấn đề của kinh Dương minh, cũng không giải quyết được vấn đề của kinh Thiếu dương. V́ thuốc hoàn này thường dùng vị Ba đậu, Ba đậu là vị thuốc táo nhiệt (khô nóng), tuy hạ được đại tiện rồi, nhưng vẫn không giải quyết được táo nhiệt (khô nóng).
“Triều nhiệt giả thực dă” (Triều nhiệt là thực chứng), người này hiện tại vẫn c̣n chứng trạng phát sốt sau buổi trưa (ngọ hậu triều nhiệt), là c̣n thuộc chứng vị gia thực (thực chứng của dạ dày và ruột). “Tiên nghi Tiểu sài hồ thang dĩ ngoại giải, hậu dĩ Sài hồ thang gia Mang tiêu chủ chi” (先宜小柴胡汤以解外,后以柴胡加芒硝汤主之)Trước tiên dùng thang Tiểu sài hồ giải trừ bệnh ở bên ngoài, sau đó dùng thang Sài hồ gia vị Mang tiêu chủ trị bệnh này).
Trương Trọng Cảnh cho chúng ta biết cách điều trị, có nên cho bệnh nhân dùng thang Tiểu sài hồ trước không? V́ có tức ngực và ẩu thổ, và chứng phát sốt vào khoảng giờ thân, ở đây Thiếu dương Dương có phân ra trong ngoài, Dương minh như là ở bên trong, Thiếu dương giống như ở bên ngoài, trước tiên dùng thang Tiểu sài hồ để giải quyết vấn đề của trụ xoay (mấu chốt vận động) Thiếu dương không thuận lợi, sau đó dùng Sài hồ gia Mang tiêu để điều hoà vị khí, trị vị táo (dạ dày khô). Đây có phải là cách điều trị bệnh này?, điều trị như vậy rất rắc rối, đầu tiên cho bệnh nhân uống thang Tiểu sài hồ, sau đó lại uống Sài hồ gia Mang tiêu, như vậy rất rắc rối. V́ vậy, thông thường chúng ta điều trị nó trên lâm sàng như thế nào? Chúng ta sẽ làm như sau, đầu tiên cho bệnh nhân sắc thang Tiểu sài hồ, sau đó gia thêm vị Mang tiêu, 2 tiền hoặc 3 tiền (8g hoặc 12g) gói riêng, dặn bệnh nhân sắc thang Tiểu sài hồ trước, thang thuốc sắc xong chia ba lần uống, sau khi uống 2 lần, đến lần thứ ba th́ pha Mang tiêu (một loại muối) vào uống chung với nước thuốc, cũng có thể uống v́ Mang tiêu ở lần uống thuốc thứ hai. Như vậy là uống thang Tiểu sài hồ một lần hoặc 2 lần, sau đó là đến lần thứ ba gia thêm vị Mang tiêu để điều hoà vị (dạ dày), như thế có giản tiện hơn không? Đương nhiên, phép sắc thuốc như trên vẫn phải dựa theo phép sắc thuốc theo phương pháp cổ truyền.
Thang Tiểu sài hồ gia Mang tiêu so với thang Đại sài hồ là không giống nhau. Tác dụng công hạ của thang Đại sài hồ rất mănh liệt, lực công hạ của thang Tiểu sài hồ gia Mang tiêu rất nhỏ yếu. Tại sao? V́ thang Đại sài hồ khứ bỏ hai vị Nhân sâm Cam thảo, mà gia thêm vị Đại hoàng, Chỉ thực, Thược dược, v́ thế nên có tác dụng công hạ mănh liệt, thang Sài hồ gia Mang tiêu chính là nguyên phương thang Sài hồ không thay đổi, chỉ gia thêm 1 vị Mang tiêu, trong phương c̣n có Nhân sâm, c̣n có Cam thảo, v́ thế tác dụng công hạ của thang dược bị kiềm chế, lực lượng công hạ của nó không mănh liệt như thang Đại sài hồ. Nhưng chính là có tác dụng hoà vị, lực công hạ tuy yếu, nhưng hoà vị nhuận táo (trị khô ráo), điều hoà táo nhiệt của vị khí. V́ Mang tiêu là vị thuốc vị mặn tính lạnh, là thuốc hàn nhuận (lạnh ướt), trị chứng vị gia (dạ dày và ruột) khô, vị khí khô nóng, giải trừ chứng phát sốt vào giờ thân, lại so sánh với thang Đại sài hồ với tác dụng đặc thù của nó. Tại v́ sao không sử dụng thang Đại sài hồ? Không thể, v́ bệnh nhân đă dùng thuốc hoàn công hạ rồi, “Dĩ nhi vi lợi” (sau đó tiết tả nhẹ) lại uống thang Đại sài hồ thang có tác dụng tả hạ, lực lượng tả hạ lại quá lớn, e rằng sẽ tổn thương chính khí. V́ thế thang Đại sài hồ có tác dụng chủ yếu là tả hạ, c̣n tác dụng chủ yếu của thang Tiểu sài hồ gia Mang tiêu chính là hoà vị, điều cần ở đây không phải là công hạ, mà là hoà vị. Hai t́nh huống này cần phải phân tích rơ ràng, minh bạch.
105 伤寒十三日不解,过经,谵语者,以有热也,当以汤下之。若小便利者,大便当硬,而反下利,脉调和者,知医以丸药下之,非其治也。若自下利者,脉当微厥,今反和者,此为内实也,调胃承气汤主之。C111
Điều 105
Thương hàn thập tam nhật bất giải, qua kinh, thiềm ngữ giả, dĩ hữu nhiệt dă, Đương dĩ thang hạ chi. Nhược tiểu tiện lợi giả, đại tiện đương ngạnh, nhi phản hạ lợi, mạch điều hoà giả, tri y dĩ hoàn dược hạ chi, phi kỳ trị dă. Nhược tự hạ lợi giả, mạch đương vi quyết, kim phản hoà giả, thử vi nội thực dă, Điều vị thừa khí thang chủ chi.
Dịch: Thương hàn 13 ngày chưa giải, qua kinh, nói nhảm, là có nhiệt, với thang dược công hạ. Nếu tiểu tiện thuận lợi, đại tiện phân cứng, mà lại tiết tả, mạch điều hoà, biết thày thuốc đă dùng thuốc hoàn để công hạ, không phải là điều trị bệnh. Nếu tự nhiên hạ lợi (tiết tả), mạch đang vi quyết, nay phản hoà hoăn, đó là chứng nội thực, thang Điều vị thừa khí trị bệnh này.
Điều này là ngộ trị (điều trị sai) ở kinh Dương minh, điều bên trên là ngộ trị ở kinh Thiếu dương. Hai điều này được dùng để so sánh.
Hai điều đều là “Thương hàn thập tam nhật bất giải” Thương hàn 13 ngày không giải.
Điều C110 là, ngực sườn trướng đầy mà ẩu thổ.
Điều này là “ quá kinh, chiêm ngữ giả” (过经,谵语者) bệnh qua kinh, nói nhảm, bệnh tà kinh Thái dương đă ngừng, tà khí của Thái dương lúc đầu chưa giải được, “Quá kinh” qua kinh Thái dương mà đến kinh Dương minh, v́ bệnh của kinh Dương minh chiêm ngữ (nói nhảm), kinh Dương minh bị nóng, lạc của vị (dạ dày) thông với tâm nên thấy là v́ vị có táo nhiệt. . “Đương dĩ thang hạ chi” (当以汤下之) Dùng thang dược để công hạ), trong dạ dày có táo nhiệt, được dùng thang Thừa khí, dùng thang ǵ? Dùng thang Điều vị thừa khí.
“Nhược tiểu tiện thuận lợi, đại tiện đương ngạnh” (若小便利者,大便当硬)Nếu tiểu tiện dễ dàng, đại tiện phân cứng, đây là một suy luận. Nếu như cá nhân này c̣n tiểu tiện dễ dàng “Tiểu tiện lợi” tiểu tiện hơi nhiều, kinh Dương minh có nhiệt tiểu tiện hơi nhiều, có tân dịch thấm xuống, v́ trong vị tràng có táo nhiệt, bức bách tân dịch xuống dưới, v́ thế nên tiểu tiện dễ dàng và nhiều hơn, như vậy “Đại tiện đương ngạnh” (phân cứng). V́ tân dịch thấm ra ngoài, không thể ở trong ruột, không thể giải toả được t́nh trạng ruột bị khô táo, v́ thế nên phân bị cứng, tiểu tiện càng nhiều, phân lại càng cứng, đây là phép biện chứng, Cứng là ǵ? Là phân đă khô cứng, cứng và khô không giống nhau, cứng là thời kỳ đầu của khô, khô là kết quả cuối cùng của cứng, hai cái này khác nhau. Đại tiện phân cứng thường là hội chứng thang Tiểu thừa khí, đại tiện phân khô chính là hội chứng thang Đại thừa khí. V́ thế chúng ta không thể xem nhẹ biện chứng Trung y, nhờ sự tinh tế xảo diệu của nó mà chúng ta có rất nhiều khả năng nhận ra được những vấn đề bên trong.
Nói là phân cứng, qua vật ngăn cách là dạ dày và ruột, mà có thể nhận ra phân cứng được ư?
Có thể biết, vậy làm thế nào để biết? Bệnh ở kinh dương minh, bệnh nhân nói mê sảng, hoặc là có triều nhiệt (nóng vào giờ thân), nước tiểu có màu đỏ, tiểu tiện nhiều lên th́ biết là có phân cứng. Đây không phải là khoa học? Một số người nói rằng có điều ǵ đó tuyệt vời về y học Trung Quốc, tôi nghĩ điều này rất vĩ đại. Từ mối quan hệ giữa tiểu tiện và đại tiện, th́ biết rằng “Tiểu tiện lợi giả, đại tiện đương ngạnh” (小便利者,大便当硬)tiểu tiện dễ dàng th́ đại tiện (phân) cứng tương xứng(với mức tiểu tiện)) ở đây có tư tưởng của phép biện chứng. “Đại tiện đương ngạnh, tựu ứng cai đại tiện ngạnh liễu” (Phân cứng tương xứng là phân phải cứng rồi, “Nhi phản hạ lợi” (而反下利), mà phân lại lỏng nát, thêm chữ “phản” là có lư do ǵ? Được chẩn mạch. Không biết tại sao như vậy, nên tương xứng (ứng đương) chính là phân cứng tương xứng, “Đương” chính là ư ngĩa của “Ứng đương”, cần cứng tương xứng, hiện tại, lại là chứng tiêu chảy. Lư do là ǵ? Việc này nên chẩn mạch, “Mạch điều hoà giả”(Mạch b́nh thường), v́ sao gọi là mạch điều hoà?, mạch điều hoà không phải là không có bệnh, mà có ư nói là mạch không tương ứng với chứng tiêu chảy. Thí dụ là chứng tiêu chảy, hàn chứng hoặc hư hàn, mạch tương ứng là mạch vi, mạch trầm, hoặc là mạch vô lực (trầm án không thấy mạch), đây gọi là ứng, chứng tiêu chảy và mạch tương ứng. Hiện tại với mạch này, không phải là mạch hư hàn, c̣n có ư chỉ kinh Dương minh bị nóng. Như vậy th́ biết người thày thuốc trước đă “ Y dĩ hoàn dược hạ chi, phi kỳ trị dă” (医以丸药下之,非其治也)Thày thuốc đă dùng thuốc hoàn để công hạ, không phải là điều trị bệnh, t́m hiểu sự việc đă qua, vị thày thuốc trước đó đă dùng qua thuốc hoàn công hạ, cho bệnh nhân uống thuốc hoàn để tả hạ, phân tuy được đẩy ra ngoài, nhưng khô nóng trong dạ dày và ruột vẫn không được giải quyết, v́ thế gọi là “Phi kỳ trị dă” (非其治也)Không phải là trị bệnh, cách điều trị bệnh như trên là không đúng.
Cuối câu vẫn c̣n đắn đo cân nhắc nguyên lư này. “Nhược tự hạ lợi giả, mạch đương vi quyết ” Là nói về chứng tiết tả, nếu là chứng tiết tả tự phát, không dùng thuốc hoàn để công hạ, mà thuộc chứng tiết tả do tỳ vị hư hàn, “Mạch đương vi quyết” (脉当微厥), mạch tương ứng là mach vi, là mạch trầm vô lực. “Quyết” có ư là rất nhỏ yếu, mạch này cần phải rất vi (rất nhỏ). “Mạch đương vi quyết” có tranh luận ở 4 chữ này, người viết cho rằng, “Mạch đương vi quyết”, mạch vi (nhỏ yếu) rất tệ hại th́ gọi là quyết, quyết là cực độ, chính là mạch cực nhỏ yếu. Với câu “Mạch đương vi kết” (脉当微结), có người giảng là mạch vi mà tay chân quyết lănh; Có người giảng là khi đang chẩn mạch th́ chân tay bệnh nhân co giật, có rât nhiều cách hiểu, ư của người viết là cực vi (nhỏ yếu tệ hại). “Kim phản hoà giả” (今反和者) hiện tại mạch không vi, không thấy mạch hàn, mạch hư hàn, vẫn c̣n duy tŕ mạch nguyên bảo chứng táo nhiệt ở kinh Dương minh, “Thử vi nội thực dă” (此为内实也) , đây vẫn c̣n là chứng nội thực ở kinh Dương minh, phải làm thế nào? “Điều vị thừa khí thang chủ chi” thang Điều vị thừa khí chủ trị bệnh này, không thể dùng thang Tiểu thừa khí, v́ đă sử dụng thuốc hoàn công hạ rồi, v́ vậy nên sử dụng thang Điều vị thừa khí có tác dụng công hạ hoà hoăn và có thêm tính chất điều hoà vị khí.
Có thể các bạn sẽ nghĩ rằng, việc chúng ta học hai điều này là vô ích, hiện nay đă không c̣n sử dụng thuốc hoàn đă nêu trong bài này để công hạ, thuốc này có từ thời nhà Hán, hiện tại đă không c̣n, thế th́ học điều này có hữu dụng không? , cũng không thấy không hữu dụng. Tỉ như ở nông thôn hoặc ở những địa phương nhỏ thậm chí cả ở Bắc Kinh, khi bị táo bón, một số người t́m đến các biện pháp khắc phục, ra hiệu thuốc mua một số lá Phan tả diệp, uống cho thông đại tiện. Sau khi uống, phân sẽ được đẩy xuống, mặc dù chỉ uống Phan tả diệp và không uống thuốc Ba đậu nhưng nó thực sự có ư nghĩa tương tự. Vị gia thực cũng thế, hội chứng thang Đại sài hồ cũng vậy, dù đại tiện phân lỏng, vẫn c̣n phát sốt vào giờ thân (triều nhiệt), bạn sẽ điều trị như thế nào? Nếu như hiểu rơ rằng, tuy rằng đă đại tiện, nhưng t́nh trạng táo nhiệt (khô nóng) trong vị tràng không được giải trừ, th́ vị Phan tả diệp không giải quyết được vấn đề này.
Tôi cũng từng gặp một bệnh nhân bị di chứng viêm màng năo ở Hồ Bắc, âm bị tổn thương, gan thận âm không nuôi dưỡng bên trên được, hai mắt mờ mờ, âm hư hữu nhiệt đại tiện phân khô táo, người viết cho uống thang Tăng dịch thừa khí, chủ yếu để dưỡng âm tăng tân dịch, người bệnh đại tiện rất chậm, và các vị thuốc Sinh địa, Mạch đông, Huyền sâm được bổ sung, và chuyển động của ruột tất nhiên chậm hơn. Một ngày nọ tôi không ở trong pḥng bệnh, một đồng chí tây y khám bệnh, than rằng ông Lưu này chậm quá, liền cho bệnh nhân dùng tả lợi diêm, bệnh nhân nhanh chóng đại tiện, sau khi đại tiện, mắt bệnh nhân không c̣n nh́n thấy, tả lợi diêm cũng giống như vị Mang tiêu, có thể gây tổn thương chân âm, cho dù đạt được hiệu quả nhanh nhưng kết quả th́ thật đáng tiếc. V́ vậy c̣n nhiều nơi vẫn cần những ư gợi mở ở hai điều này, có phải không?
 
Reply with a quote
Replied by Trường Xuân (Hội Viên)
on 2023-12-04 23:51:30
Từ điều 106 đến 109
106 太阳病不解,热结膀胱,其人如狂,血自下,下者愈。其外不解者,尚未可攻,当先解外。外解已,但少腹急结者,乃可攻之,宜桃核承气汤。C112
Điều 106
Thái dương bệnh bất giải, nhiệt kết bàng quang, kỳ nhân như cuồng, huyết tự hạ, hạ giả dũ. Kỳ ngoại bất giải giả, thượng vị khả công, đương tiên giải ngoại. Ngoại giải dĩ, đăn thiểu phúc cấp kết giả, năi khả công chi, nghi Đào nhân thừa khí thang.
C112
Phương thang Đào nhân thừa khí
Thái dương bất giải nhiệt kết bàng
Ứ kết khinh thiển nhiệt khí thịnh
Thiểu phúc cấp kết nhân như cuồng
Đào hạch thừa khí ngoại giải công
Ngũ thập Đào nhân tứ lượng đại
Quế Tiêu chích Cam nhị lượng đồng
Đào nhân 50 hạt, bỏ đầu nhọn và vỏ
Quế chi 2 lạng, bỏ vỏ Đại hoàng 2 lạng Mang tiêu 2 lạng Cam thảo 2 lạng, chích
Năm vị trên, dùng 7 thăng nước, sắc c̣n 2,5 thăng, bỏ bă, cho Mang tiêu vào, đun sôi nhẹ. Tắt lửa, uống trước khi ăn 5 hợp, ngày uống 3 lần, hạ lợi nhẹ.
Phần trên liên quan đến 2 vấn đề ngộ hạ, điều này giảng về phủ chứng của kinh Thái dương bị tích tụ huyết. Chứng Thái dương tích huyết có ba loại, một là hội chứng Đào hạch thừa khí thang, hai là hội chứng Để đương thang, và ba là hội chứng Để đương hoàn. Đây là loại đầu tiên; Hội chứng Đào hạch thừa khí thang.
“Thái dương bệnh bất giải” (太阳病不解) bệnh ở kinh Thái dương không được giải, đây là kinh chứng không giải của Thái dương; “Nhiệt kết bàng quang” (热结膀胱), đă là lư chứng của nó, là biểu tà đă nhập lư, nhiệt và huyết đă kết tụ. Kết tụ như thế, chính là bắt đầu kết tụ, v́ thế gọi là sơ kết. “Thái dương bệnh bất giải, nhiệt kết bàng quang”, nhiệt đă kết ở trong (lư), hiện tại chúng ta nói đến bàng quang chính là đề cập đến thủ thái dương tiểu tràng. Nhiệt và ứ huyết sơ kết, nói theo bệnh lư th́ thế lực của nó không lớn mạnh. Ngoài ra, nhiệt và huyết kết, chính là nhiệt khứ trừ kết huyết, lực lượng của nhiệt so ra mạnh hơn một chút, tŕnh độ ứ huyết yếu hơn một chút, chính là nhiệt nặng mà ứ nhẹ.
Các triệu chứng như thế nào? “Kỳ nhân như cuồng” (其人如狂), ngữ ngôn động tĩnh hoặc đúng hoặc sai, ngôn ngữ hành vi có lúc chính xác, có lúc rất ly kỳ, có chút cuồng ngạo không dừng lại được, nhưng không phải phát cuồng, mà là như cuồng. Vẫn c̣n một chút lư trí, không đánh người, phá huỷ đồ vật, không tránh thân sơ. V́ sao nhiệt với huyết ứ, sẽ xuất hiện chứng trạng như cuồng?
V́ thứ nhất, nhiệt với huyết kết chính là thực chứng, không phải là hư chứng; Thứ hai, v́ có nhiệt, thực chứng mà c̣n có nhiệt, tuy kết ở hạ tiêu, nhưng nhiệt và huyết kết sẽ ảnh hưởng đến tâm, trọc tà trọc nhiệt gây nhiễu loạn tâm, sẽ xuất hiện hội chứng như cuồng.
V́ huyết mạch đều thuộc tạng tâm, nhiệt và huyết kết lại sẽ ảnh hưởng đến tạng tâm, tâm thần bị nhiễu loạn, sẽ thành tự cao tự đại, nóng nảy cuồng loạn, nên nói người này như là cuồng. Dưới góc độ sinh bệnh học, v́ nhiệt và huyết sơ kết (mới kết), thế lực vẫn chưa thành thục, v́ thế “huyết tự hạ, hạ giả dũ” (血自下,下者愈). Huyết tự xuống, chính khí kháng tà, nhiệt theo huyết giảm, bệnh sẽ khỏi. Huyết hạ ở đâu? V́ bệnh ở hạ tiêu, nên thường theo đại tiện hạ huyết, phụ nữ có thể theo kinh nguyệt, nam giới thường tả hạ theo đại tiện, “hạ giả dũ”(hạ th́ khỏi bệnh).
Nếu như không hạ, nhiệt và huyết kết không có cơ hội tự giải, sẽ cần dùng thuốc công hạ. Khi sử dụng thuốc công hạ. Trương Trọng Cảnh Tiên sinh nhắc nhở chúng ta phải chú ư một vấn đề, “Kỳ ngoại bất giải giả, thượng vị khả công, đương tiên giải ngoại” (其外不解者,尚未可攻,当先解外)Bên ngoài không giải, chưa nên công hạ, trước tiên phải giải trừ bệnh bên ngoài , bệnh này theo kinh chứng của Thái dương bệnh mà vào, khi tả hạ cần chú ư, bệnh tà ở kinh biểu đă được giải trừ hoàn toàn chưa, nếu như c̣n một chút sợ lạnh, th́ c̣n một chút biểu chứng chưa được giải trừ, như vậy là“thượng vị khả công”(尚未可攻) chưa thể công hạ, “đương tiên giải ngoại” (当先解外)nên giải bệnh tà bên ngoài trước, trước tiên nên dùng thuốc giải trừ bệnh tà ở ngoài, phát hăn để giải biểu tà ở kinh Thái dương. “Ngoại giải dĩ” (外解已)bên ngoài đă giải, bệnh tà của Thái dương đă giải hoàn toàn, “đăn thiểu phúc cấp kết giả ” (但少腹急结者) chữ “đăn”(nhưng) có tính giới hạn, có ư là chỉ, là vỏn vẹn, bệnh ở nơi khác đều không có, là thiểu phúc (bụng dưới) thiểu phúc là tiểu phúc (bụng nhỏ). Cơ thể có phần trên gọi là đại phúc (bụng lớn), phía dưới đại phúc là tiểu phúc, cũng có y gia cho rằng hai bên của bụng dưới là thiểu phúc, cũng có thuyết cho là như vậy. Trên thực tế “thiểu phúc” bao quát cả bụng dưới. “Cấp kết” (急结) phản ảnh hai vấn đề, kết là phản ảnh bệnh lư, cấp là phản ảnh chứng trạng, v́ nhiệt kết với huyết (huyết nhiệt), khí huyết ngưng tụ, v́ thế không thông sướng, không thông nên đau, đau không chịu nổi, đau đến cực độ, v́ thế gọi là cấp (cấp là cực).
Cấp là không thể chịu được, bụng dưới đặc biệt khó chịu, hoặc là trướng muộn, hoặc là bĩ ngạnh (cứng bế tắc), hoặc là đau, dù như thế nào cũng rất khó chịu, thường gọi chung là đau, thang Đào hạch thừa khí thường bắt đầu với chứng trạng đau đớn là chủ yếu. Như vậy “năi khả công chi” (乃可攻之)có thể công hạ, biểu chứng đă được giải, không có vấn đề ǵ khác, chính là thiểu phúc cấp kết, bệnh nhân như cuồng, “năi khả công chi” có thể dùng thuốc công hạ. “Nghi Đào nhân thừa khí thang” là dùng thang Đào nhân thừa khí để công hạ.
Điều này giảng về bệnh tà ở kinh Thái dương không được giải mà theo kinh nhập lư, nhiệt và huyết kết lại. So sánh hội chứng Đào hạch thừa khí và hội chứng Ngũ linh tán, cả hai đều theo kinh nhập lư, nhưng hội chứng Ngũ linh tán ở khí phận, công năng khí hoá không tốt, v́ thế bệnh nhân tiêu khát, tiểu tiện không thuận lợi, phần trước là Ngũ linh tán; Phần này là nhiệt kết với huyết, tiểu tiện tự lợi, không liên quan đến khí phận, nhưng là bụng cấp kết, bụng đau không chịu nổi, dùng thang Đào hạch thừa khí. V́ vậy, theo quan điểm này, “Thương hàn luận” nói về tạng phủ, kinh lạc, đây là những sự việc khách quan, không phải do ai đó áp đặt.
Thang Đào nhân thừa khí là một thang thuốc tốt, là thang Điều vị thừa khí, v́ ba vị Đại hoàng, Mang tiêu và Cam thảo chính là thang Điều vị thừa khí, gia thêm hai vị Đào nhân và Quế chi. Khi uống thuốc này, nên uống lúc bụng trống, nên ghi nhớ điều này, đây chính là vấn đề then chốt. “Tiên thực ôn phục ngũ hợp, nhật tam phục, đương vi lợi” (先食温服五合,日三服,当微利) Tại sao gọi là tiên thực (trước ăn) chính là uống lúc bụng trống, không ăn trước khi uống. Đời sau dùng thuốc hoạt huyết để trục ứ đều căn cứ theo phép này, cũng có khi uống thuốc vào sáng sớm hôm sau, vào khoảng 5 giờ, lúc chưa uống nước và ăn sáng, như thế sẽ làm cho tác dụng hoạt huyết hoá ứ có lực mạnh mẽ hơn. Uống thang Đào hạch thừa khí sau khi ăn no sẽ làm cho tác dụng của thang dược không tốt. Hội chứng thang Đào hạch thừa khí là ngoại chứng của thương hàn đă giải, xuất hiện bụng dưới cấp kết (đau không chịu nổi), phân có khi có màu đen, giống như sơn đen, bệnh nhân như phát cuồng, đây gọi là nhiệt kết với huyết. Nhiệt từ đâu đến? Chính là nhiệt kết không giải từ Thái dương bệnh kết ở dưới, kết ở đâu? Kết ở hạ tiêu, nhiệt và huyết kết ở hạ tiêu, có thể là ở tiểu tràng. Có hai chứng trạng chủ yếu, một là bệnh nhân như phát cuồng, hai là đau bụng dưới. V́ nhiệt và huyết mới kết nên không kiên cố, v́ thế nên “huyết tự hạ, hạ giả dũ” (血自下,下者愈)huyết tự hạ, hạ là khỏi bệnh, có cơ hội như vậy. Nếu như không thể tự hạ, sẽ dùng thang Đào hạch thừa khí. Thang Đào hạch thừa khí là phương thang Điều vị thừa khí gồm Đại hoàng, Cam thảo, Mang tiêu, gia thêm hai vị Đào nhân và Quế chi.
Ư nghĩa thật sự của phương thang là ǵ? V́ bệnh là nhiệt kết, nhiệt mạnh hơn so với ứ huyết, v́ thế cần tả nhiệt phá kết. thang Điều vị thừa khí có Đại hoàng, Mang tiêu hai vị thuốc khổ hàn (đắng lạnh) và hàm hàn (mặn lạnh), có thể tả nhiệt, phá kết, có thể trị chứng cuồng. Bản thân vị Đại hoàng tuy có thể hoạt huyết hoá ứ, nhưng lực của nó không mạnh, v́ thế nên phải gia thêm Đào nhân, Đào nhân là vị thuốc có tính hoạt lợi, có thể hành huyết, như chúng ta thường nói Đào nhân có tác dụng hành huyết hoá ứ, tác dụng hành huyết hoá ứ của Đào nhân không quá mạnh, yếu hơn so với Manh Trùng, Thuỷ điệt của Để đương thang, nhưng khi phối hợp với Đại hoàng th́ có tác dụng rất khả quan, v́ thế Đào nhân được gọi là thuốc hành huyết trục ứ. Tại sao phương này lại có vị Quế chi? Có phải là có vấn đề về biểu tà?, chúng ta biết là không phải, v́ trong sách đă nói rất rơ, biểu đă được giải trừ rồi, việc sử dụng thang Đào nhân thừa khí, v́ thế không có vấn đề về biểu chứng.
Không có vấn đề biểu chứng th́ tại sao lại cần vị Quế chi? Học “Thương Hàn Luận” trên thực tế cũng là học về tác dụng trị liệu của thuốc, thông qua một số phương thuốc trong “Thương Hàn Luận”, đối với mỗi vị thuốc có một cách nh́n toàn diện hơn. Quế chi là một vị thuốc cay ấm, chính là thuốc thông dương, lư khí, giảm đau. V́ thuốc trong thang Đào hạch thừa khí thiên về hàn lương (lạnh, mát), cũng thiên về huyết phận, Đại hoàng, Mang tiêu, Đào nhân đều là thuốc về huyết phận, đều là thuốc hàn lương, v́ thế Trọng Cảnh tiên sinh ở đây đă sử dụng Quế chi một cách rất xảo diệu, Quế chi thông dương lư khí, thuốc thông dương đều có tác dụng lư khí. Thông dương lư khí và hoạt huyết hoá ứ tương phụ tương thành (tạo điều kiện cho nhau), để hoạt huyết hoá ứ, phải lư khí, khí được thuận lợi, huyết sẽ hoạt, đây là vấn đề quan hệ của khí huyết. V́ thế gia thêm vị Quế chi, tạo thuận lợi cho khí cơ, có lợi cho hoạt huyết hoá ứ; Ngoài ra, v́ Quế chi là thuốc ôn nhiệt (ấm nóng), thuốc thông dương, với một lượng lớn thuốc tả nhiệt phá kết khổ hàn, hàm hàn (đắng lạnh mặn), gia một chút thuốc cay ấm thông dương, khiến cho tác dụng hoạt huyết tả nhiệt phá kết của Đại hoàng, Mang tiêu, Đào nhân càng được phát huy tốt hơn.
Thang Đào hạch thừa khí là một phương thang rất tốt, phạm vi sử dụng trên lâm sàng rất rộng.
Chúng ta học “Thương Hàn Luận” cần có điều văn, cần có tư tưởng chỉ đạo, đây chính là “Nguyên” (Nguồn), giống như đầu nguồn nước. Điều này ở “Thương Hàn Luận”, là nước có nguồn, cây có gốc. Nhưng, có nguồn th́ sẽ có (ḍng )chảy, chảy chính là sự phát triển, minh bạch đạo lư này, chúng ta cần bổ sung cho nó, cần phát huy nó, không giới hạn trong các câu văn. V́ vậy, việc sử dụng thang Đào hạch thừa khí của các thế hệ sau, bao gồm cả những y gia lâm sàng hiện nay, sẽ không chỉ giới hạn ở vấn đề nhiệt kết tại bàng quang.
Nói chung, chúng ta điều trị những bệnh ǵ với nó? Một, hăy nghĩ về các bệnh của phụ nữ, v́ bệnh của phụ nữ thường do các vấn đề sinh lư, kinh nguyệt, một số bệnh kinh nguyệt của phụ nữ, tỉ như “bế kinh”, không hành kinh, nhất định là có nguyên nhân, nếu như thuộc về nhiệt chứng, cơ chế bệnh này cần kết hợp với “Thương Hàn Luận” , nhiệt và huyết ngưng kết (kết tụ), chúng không hạ xuống; Huyết bị nhiệt gây ứ, huyết ứ nên bụng đau, đây gọi là thống kinh (kinh hành đau bụng), nhiệt và huyết kết lại nên không hành kinh, sẽ bực bội, trường hợp nghiêm trọng sẽ làm bệnh nhân như phát cuồng. Trên lâm sàng nên chú ư, phụ nữ nhất là tuổi thanh niên; 20. 30 tuổi, thường không hành kinh, hoặc trễ kinh, sau đó bụng dưới rất đau, bực bội khó chịu, có lúc như phát cuồng, thậm chí nói năng với mẹ cũng không lễ phép, phương thang này rất hiệu quả. Trong phụ khoa có thang Ngọc Chúc, chính là thang Tứ vật gia Đại hoàng, trên thực tế chỉ nên dùng thang Đào hạch thừa khí v́ có tác dụng tốt hơn Ngọc chúc thang. Ngoài ra, người này có tiền sử ngoại thương, té ngă, va đập, đă trải qua những tổn thương như vừa nêu, lúc b́nh thường th́ không có vấn đề mọi việc đều tốt. Sau đó th́ phát hiện, hoặc ở ngực, hoặc ở bụng, hoặc ở sườn đều có cảm giác đau, mỗi khi trở trời, trời âm u, mưa, lạnh th́ đau rất nghiêm trọng. Lúc này nên suy nghĩ đến khả năng người này bị ứ huyết bên trong, do té ngă, ngoại thương dẫn đến ứ huyết. Điều trị như thế nào? Trong trường hợp này hiệu quả của Đào hạch thừa khí thang là cực kỳ tốt. Chúng tôi đă từng điều trị những trường hợp như trên tại y viện Đông Trực môn, chính là ứ huyết, thuộc về chứng đau do ứ huyết.
Tại sao thang Đào hạch thừa khí và thang Đại sài hồ lại kết nối với nhau? V́ một thang thuộc khí, một thang thuộc huyết. V́ thế, chúng ta thường cần phải kết hợp hai phương này lại, là thang Đào hạch thừa khí hợp với thang Đại sài hồ để sử dụng cùng nhau. Hợp hai phương lại so với đơn thuần sử dụng một phương th́ có những khác biệt nào. Dùng để trị bệnh ǵ? Đây là một phạm vi rất rộng, chủ yếu là chứng đau. Đau có rất nhiều, thực tính, thuộc khí huyết ngưng kết, mà c̣n chỉ đau ở một bên, phương thang này đều có hiệu quả. V́ sao gọi là một bên? Mặc dù có những vùng đau ở giữa nhưng cũng có những vùng đau ở bên, như ở háng, sườn là ǵ, là một bên của ngực, hoặc một bên của bụng, tất cả những chứng đau một bên phương thang này đều có hiệu quả. Ở y viện Đông Trực môn có một lăo đại phu Hồ Hi Thứ, rất giỏi sử dụng phương thang này. Thậm chí bệnh mạch vành, viêm ruột thừa cấp tính, đều có thể sử dụng. Thang Đại sài hồ kết hợp với thang Đào hạch thừa khí điều trị chứng viêm ruột thừa cấp có hiệu quả đặc biệt tốt. V́ khi kết hợp hai phương thang trên, các vấn đề về huyết, khí, can, vị, tam tiêu, tính thực chất của các vấn đề thuộc về thực tính đều có thể giải quyết. V́ thế chúng ta cần nắm vững bệnh cơ bệnh lư của thang Đào hạch thừa khí và thành phần dược vật của nó, hiểu rơ ư nghĩa của nó, việc điều trị trên lâm sàng không chỉ giới hạn trong điều này, mà c̣n có thể suy rộng ra để điều trị rất nhiều loại bệnh.
Khi uống thang thuốc này, cần phải chú ư, người viết đă nói nhiều lần, cần phải uống thuốc c̣n ấm trước khi ăn 5 hợp, ngày uống ba lần, uống thang Đào hạch thừa khí phải uống lúc bụng trống (đói). Tại sao như vậy? V́ đó là kinh nghiệm được người xưa tổng kết, là “Bệnh từ ngực trở lên” th́ ăn trước rồi uống thuốc sau. Bệnh từ tâm phúc (tim bụng) trở xuống, như thang Đào hạch thừa khí thiểu phúc cấp kết, đau bụng dưới, đau không chịu nổi th́ nên uống thuốc trước và ăn sau. Ở đây có ư nghĩa khoa học, nếu ăn trước, bụng đă no, sau đó uống thang Đào hạch thừa khí, thang dược bị ảnh hưởng bởi thực phẩm đă ăn trước đó, nó có khả năng xuống đến bụng dưới để trị chứng cấp kết không? Dược lực đă bị tiêu háo và như vậy là không đúng. Những y gia sau này càng cần nghiêm ngặt hơn, tỉ như có thang trị chứng ứ huyết, có Đào nhân, Đại hoàng, Manh trùng trong {Y tôn kim giám} Viết là “Rạng sáng”, dậy sớm uống thuốc khi chưa ăn uống ǵ. Bạn cần phải uống Mông thạch cổn đàm hoàn như thế nào? Sau khi uống thuốc phải nằm chờ cho ra đàm, là những yêu cầu bắt buộc khi dùng thuốc, không thể uống thuốc một cách tuỳ tiện. Những nguyên tắc này, là những kinh nghiệm được tổng kết trên lâm sàng của các y gia cổ đại, v́ thế chúng ta cần phải ghi nhớ.
107 伤寒八九日,下之,胸满烦惊,小便不利,谵语,一身尽重,不可转侧者,柴胡加龙骨牡蛎汤主之。C113
Điều 107
Thương hàn bát cửu nhật, hạ chi, hung măn phiền kinh, tiểu tiện bất lợi, thiềm ngữ, nhất thân tận trọng, bất khả chuyển trắc giả, Sài hồ gia long cốt mẫu lệ thang chủ chi. C113.
Phương thang Sài hồ gia Long cốt Mẫu lệ
Thương hàn hạ hậu măn phiền kinh
Tiểu tiện bất lợi thiềm ngữ sinh
Nhất thân tận trọng nan chuyển trắc
Sài hồ long mẫu dụng hậu khinh.
Quế linh khương nhân nhất lượng bán
Diên long mẫu lệ nhất dạng trùng
Nhị đại lục táo nhị hợp hạ
Sài hồ tứ lạng thiếu dương thông
Bán hạ nhị hợp, rửa Đại táo 6 quả
Sài hồ 4 lạng Sinh khương 1,5 lạng
Nhân sâm 1,5 lạng Long cốt 1,5 lạng diên đan 1,5 lạng Quế chi 1,5 lạng, bỏ vỏ
Phục linh1,5 lạng Đại hoàng 2 lạng
Mẫu lệ 1,5 lạng, nung
11 vị trên, dùng 8 thăng nước, sắc c̣n 4 thăng, thái vị Đại hoàng bằng cỡ con cờ, đun sôi lên 1,2 lần, bỏ bă, uống lúc thuốc c̣n ấm 1 thăng.
Điều 107 tŕnh bày chứng trạng và trị liệu của Thiếu dương kèm theo biểu lư tam tiêu đều bị bệnh.
“Thương Hàn Luận” có tung có hoành (có ngang có dọc). Sau thang Đại sài hồ, rồi nói đến thang Đào hạch thừa khí; Sau thang Đào hạch thừa khí, là đến thang Sài hồ gia Long cốt Mẫu lệ. Tại sao thang Sài hồ gia Long cốt Mẫu lệ và thang Đào hạch thừa khí lại được xếp liền nhau? Việc sắp xếp hai điều này với nhau, là có lư do. Giải thích nội dung trước rồi nói đến lư do v́ sao sắp xếp như vậy, sắp xếp và kết hợp sao cho hợp lư. Bệnh này chính là “Thương hàn bát cửu thiên” Thương hàn 8,9 ngày đă dùng phép tả hạ, trong quá tŕnh trị liệu đă trải qua tả hạ. 8,9 ngày là quá tŕnh bị bệnh, tả hạ khiến cho tà khí phạm vào Thiếu dương, chẳng những phạm vào Thiếu dương, mà c̣n ảnh hưởng đến chính khí. Thiếu dương là trục quay, giá trị ở bán biểu bán lư, v́ thế nếu trục quay của Thiếu dương không thuận lợi, biểu lư cũng đều bất hoà, chứng trạng của nó sẽ trở nên phức tạp.
“Hung măn” (Ngực trướng đầy) đây là “măn” đọc là “muộn”, “Hung măn phiền kinh”, “phiền kinh” với kinh là chủ, v́ thế có y gia nói “phiền kinh” là kinh tệ hại, chứng trạng kinh của người này rất nặng, kinh thậm gọi là phiền kinh, phiền kinh là một đại biểu cho ư tăng nặng, tựa như xương khớp trên thân thể chúng ta đau nhức tệ hại th́ gọi là phiền đông; Cũng có nhà chú thích cá biệt nói, phiền là tâm phiền, kinh là kinh khiếp sợ hăi, lấy cả hai chứng trạng để giải thích. Ư của cá nhân người viết là, chủ yếu là kinh (kinh sợ), có phiền cũng tốt, v́ bệnh lư Thiếu dương cũng có phiền, nhưng, nổi bật là kinh sợ. Kinh sợ là một chứng trạng của tinh thần, luôn luôn khiếp sợ bất an. Biến hoá của thất t́nh không tách rời công năng của ngũ tạng. Kinh sợ không thể tách rời đảm khí, đảm có bệnh th́ sẽ kinh sợ, can có bệnh sẽ dễ giận dữ. Người này ngực trướng đầy, tinh thần lại sợ hăi bất an, mà lại thấy sau khi tả hạ, v́ thế điều này thuộc về Thiếu dương. Người trưởng thành bị bệnh tương đối ít, chỉ có thang Sài hồ gia Long cốt Mẫu lệ mới có bệnh này, đây là bệnh thường gặp ở khoa nhi, như mụn nhọt, sợ hăi, kinh phong. V́ thế khi trẻ em bị bệnh, giấc ngủ không ổn định, lúc thức giấc, lúc khóc, lúc th́ giật ḿnh, lúc th́ la hét và thức giấc, nh́n là biết chứng sợ hăi. Một là thấy gân xanh ở ấn đường, là hay sợ hăi; thứ hai là xem hổ khẩu, xuất hiện một đường vân màu xanh, có thể cho trẻ uống ǵ? Trẻ em không thể uống thang dược, dùng một chút Hổ phách để trấn áp sợ hăi, uống rồi cũng sẽ tốt. Kinh sợ v́ sao thấy sắc xanh, v́ sắc xanh thuộc mộc, đây là bệnh ở gan mật, đây là lư luận của Trung y. Là phản ảnh của khí Thiếu dương bất lợi, v́ bệnh này là vấn đề then chốt trong Thiếu dương bệnh, các bệnh khác chỉ là vấn đề ảnh hưởng, v́ thế “hung măn phiền kinh” được đặt ở vị trí số 1.
“Tiểu tiện bất lợi” chính là phủ khí của bàng quang bất lợi. Vừa rồi là vấn đề của Thiếu dương, bàng quang là vấn đề của Thái dương. “Chiêm ngữ”(nói mê sảng) nói chuyện vô nghĩa, là vị nhiệt (dạ dày nóng), đây là vấn đề của Dương minh vị gia. Khí của bàng quang bất hoà nên tiểu tiện bất lợi, khí dương minh bất hoà nên nói nhảm, khí Thiếu dương bị bệnh nên hung măn phiền kinh. Khí của ba kinh dương đều bất lợi, thái dương chủ khai (mở), dương minh chủ hạp (đóng), thiếu dương chủ xu (xoay) khí của biểu lư trong ngoài đều chịu ảnh hưởng, nên “Nhất thân tận trọng, bất khả chuyển trắc” (一身尽重,不可转侧者)toàn thân nặng nề, không thể xoay người. Người này toàn thân nặng nề, không thể trở ḿnh, quay qua quay lại gọi là chuyển trắc (xoay người). Bệnh tại Thiếu dương, mà ảnh hưởng của nó lại có vấn đề của Thái dương, lại có vấn đề của Dương minh, v́ sao như vậy? “Sài hồ gia long cốt mẫu lệ chủ chi”, dùng thang Sài hồ gia long cốt mẫu lệ để điều trị bệnh này. Bây giờ chúng ta xem xét thành phần của thang Sài hồ gia Long cốt Mẫu lệ, trong thành phần căn bản không có Hoàng cầm, mà chính là phải có vị Hoàng cầm, v́ thế nên bổ sung Hoàng cầm. “Sâm cầm long mẫu quế đan diên, linh hạ sài hoàng khương táo toàn” (参芩龙牡桂丹铅,苓夏柴黄姜枣全), phải có Hoàng cầm mới là thang Sài hồ, trong bản của họ Triệu có vị Hoàng cầm. Ư nghĩa thành phần của nó không ngoài một số vấn đề. Một là, phương thang này là thang Tiểu sài hồ khứ Cam thảo, thang Tiểu sài hồ v́ sao cần khứ Cam thảo? Dùng thang Tiểu sài hồ để hoà giải bệnh tà hỗn loạn biểu lư của Thiếu dương, hỗ trợ công năng vận chuyển của Thiếu dương (xu cơ), để hoà giải biểu lư (trong ngoài). V́ thế cần dùng thang Tiểu sài hồ. Bệnh này có hội chứng tam dương, nhưng mấu chốt ở tại Thiếu dương, c̣n dùng thang Tiểu sài hồ, bỏ vị Cam thảo để hoà giải Thiếu dương, hoà giải biểu lư, để giải trừ bệnh tà hỗn loạn. Tiểu tiện bất lợi, v́ thế gia Quế chi, Phục linh. Hai vị thuốc này có tác dụng lợi tiểu.
Gia Đại hoàng, v́ bệnh nhân nói nhảm, v́ thế cần tả lư nhiệt của Dương minh. Tả lư nhiệt chính là để hoà vị khí, vị không nhiệt, chứng nói nhảm sẽ hết. Bệnh nhân c̣n bị chứng kinh hăi, kinh hăi tệ hại, v́ thế gia Long cốt, Mẫu lệ, Diên đan để trị chứng kinh hăi, trị chứng khiếp sợ của Đảm.
Tại sao điều này và thang Đào hạch thừa khí lại tŕnh bày hỗ tương liên tiếp nhau? Theo cảm nhận của người viết th́ những bệnh này đều có vấn đề về tinh thần, Đào hạch thừa khí thang nói về chứng cuồng, c̣n điều này nói về chứng kinh hăi, cuồng và kinh hăi là hai chứng trạng khác nhau, nhưng đều là vấn đề về tinh thần, ở đây có ư nghĩa hỗ tương phân biệt và hỗ tương phân chia, đây là điểm thứ nhất; Điểm thứ hai, thang Đào hạch thừa khí trị chứng đau ở bụng dưới, điều này trị chứng đầy trướng ở ngực, có ư nghĩa so sánh trên và dưới; Điểm thứ 3, thang Đào hạch thừa khí là tiểu tiện tự lợi, c̣n điều này là tiểu tiện bất lợi. Biện chứng là ǵ? Đối với phép biện chứng này, Trương trọng Cảnh thường áp dụng phương pháp so sánh lẫn nhau, tương phản hàn và nhiệt, tương phản hư và thực, tương phản trên và dưới, sử dụng nhiều phương pháp tương phản, để bạn có thể phân biệt đặc điểm và phân loại của một hội chứng nhất định, và có ư nghĩa biện chứng trong đó. Thí dụ như biểu chứng, có mồ hôi th́ thuộc về biểu hư sẽ dùng thang Quế chi, không có mồ hôi th́ thuộc về biểu thực sẽ dùng thang Ma hoàng.
Ở đây cũng như vậy; Đều là bệnh tinh thần, người th́ nói năng hồ đồ mà rất sợ hăi; Người khác th́ như cuồng, trợn mắt nắm tay như muốn đánh người, một lát lại thôi. Chỗ kia đau bụng, chỗ này trướng tức ngực ở bên trên. Người kia tiểu tiện tự lợi, người này tiểu tiện bất lợi, “tiểu tiện bất lợi”. Có sự so sánh không? Từ phương diện tinh thần, từ phương diện vị trí bệnh, từ phương diện triệu chứng, đều có một số ư tương phản. Quan trọng hơn, một là bệnh ở huyết phận, nhiệt và huyết kết, hai là khí của Thiếu Dương không thuận, nhưng khi khí phận có bệnh th́ khí và huyết vẫn liên hệ với nhau.
Trong thang Sài hồ gia Long cốt Mẫu lệ có Diên đan là thuốc độc, hiện tại phải chú ư khi sử dụng, có người thay đổi không sử dụng Diên đan, thay thế bằng vị Sinh thiết lạc. Khi dùng phương này, nên dùng vải gói vị Diên đan lại cột chặt bằng sợi chỉ. Tại sao? Nếu bỏ Diên đan (thuốc ch́) vào thuốc, trộn đều, uống ch́ vào có khi xảy ra sự cố. V́ thế phải gói nó lại, gói thật kỹ. Đây là một yêu cầu, v́ đă có những báo cáo về ngộ độc ch́ khi dùng thang Sài hồ gia Long cốt Mẫu lệ, lời giáo huấn nhắc nhở này, phải nhớ thật kỹ.
Thứ hai, lượng thuốc sử dụng không được quá nhiều, phương này ghi là 1,5 lạng, chính là 1,5 tiền, v́ thế không nên dùng 3 tiền, không thể dùng với lượng thuốc là 3 tiền, dùng lượng nhỏ hơn, khoảng 1 tiền và nhiều nhất là 1,5 tiền. không được dùng nhiều hơn.
Thứ ba, không nên uống thuốc này liên tục, uống liên tục sẽ dễ bị ngộ độc ch́. Ngoài ra trong phương thang này vị Đại hoàng phải bỏ vào sau (hậu hạ là bỏ vị Đại hoàng vào khi chỉ c̣n đun khoảng 5 đến 10 phút).
Đơn thuốc này cũng được một số nhà y học sử dụng trên lâm sàng.
Hiệu quả lâm sàng của thang Sài hồ gia Long cốt Mẫu lệ là rất tốt, trên phương diện y án có rất nhiều trường hợp, v́ thời gian hạn chế nên không thể giải thích từng trường hợp một. Phương thang này có thể điều trị bệnh ǵ trên lâm sàng? Một là có thể điều trị bệnh động kinh, lại có thể điều trị chứng tinh thần phân liệt, chứng múa giật ở trẻ. Trên lâm sàng người viết đă từng điều trị, xác thực là có hiệu quả. Xin đề cử một trường hợp, con một đồng chí ở tỉnh Cam túc, khoảng 11, 12 tuổi, bị vũ đạo bệnh, luôn nhảy nhót múa may. Đây là một căn bệnh lâu đời và khó chữa, nghe nói có đoàn y tế đến Bắc Kinh, Trường Trung cấp Y học cổ truyền Trung Quốc Bắc Kinh đă đặc biệt yêu cầu chúng tôi đi khám. Tổ chức nói rằng chúng tôi sẽ đi khám, chúng tôi có ba người cùng tiến hành hội chẩn bệnh. Bắt đầu là thang Sài hồ gia Long cốt Mẫu lệ. Sau đó có một lăo sư ư kiến gia thêm thuốc trừ đàm, bệnh nhân xác thực là có chút đàm, nên gia thêm thuốc khứ đàm Đảm nam tinh. Qua ba ngày sau, tổ chúng tôi phải đi, đợi về Bắc kinh lại qua Trương Dịch, đồng chí này hướng về chúng tôi nói lời cám ơn, cho biết con ông ta đă tốt lên rất nhiều. V́ thế cho thấy thang Sài hồ gia Long cốt Mẫu lệ trị chúng Vũ đạo bệnh ở trẻ xác thực là có hiệu quả.
108 伤寒腹满谵语,寸口脉浮而紧,此肝乘脾也,名曰纵,刺期门。C114
109 伤寒发热,啬啬恶寒,大渴欲饮水,其腹必满,自汗出,小便利,其病欲解,此肝乘肺也,名曰横,刺期门。C115
Điều 108
Thương hàn phúc măn chiêm ngữ, thốn khẩu mạch phù nhi khẩn, thử can thừa tỳ dă, danh viết tung, thích Kỳ môn. C114
Điều 109
Thương hàn phát nhiệt, sắc sắc ố hàn, đại khát dục ẩm thuỷ, kỳ phúc tất măn, tự hăn xuất, tiểu tiện lợi, kỳ bệnh dục giải, thử can thừa phế dă, danh viết hoành, thích Kỳ môn. C115
Thương hàn phát nhiệt sắc sắc hàn
Đại khát ẩm thuỷ phúc tất măn
Tự hăn nhi xuất tiểu tiện lợi
Kỳ bệnh dũ giải phế bị can
Can lai thừa phế danh viết hoành
Kim thích Kỳ môn bệnh nhân an
Điều C114 giảng về vấn đề của vùng bụng, giảng về quan hệ giữa can và tỳ vị, điều C115 giảng về quan hệ giữa can đảm và phế.
Hai điều này nói về quan hệ giữa Can Đảm và Tỳ, quan hệ giữa Can Đảm và Phế. Một gọi là tung (dọc), một gọi là hoành (ngang). Mộc khí phạm kim, gọi là kẻ nhỏ phạm người trên, v́ thế gọi là hoành (ngang). Bệnh này bắt nguồn từ thương hàn, xuất hiện bụng trướng đầy, nói năng hồ đồ, “Phúc măn chiêm ngữ” (腹满谵语) đầy bụng nói nhảm chính là Dương minh lư thực, có biểu hiện khô nóng (táo nhiệt), mạch nên trầm thực hữu lực, là bệnh ở Dương minh, nhưng ở điều này, ở thốn khẩu mạch phù mà khẩn, thốn khẩu bao gồm Thốn Quan Xích, “Mạch phù nhi khẩn” chính là mạch Huyền, v́ khẩn có h́nh tượng của Huyền, mạch phù nhi Huyền, chính là thấy mạch Huyền. Đầy bụng, nói nhảm là của Vị, xuất hiện mạch Huyền của Thiếu dương can đảm. “Thử can thừa tỳ dă” (此肝乘脾也), bệnh này gọi là can thừa tỳ, tỳ ở đây bao gồm cả tỳ vị. Căn cứ học thuyết ngũ hành, Can thuộc mộc, tỳ thuộc Thổ, đây là Mộc khắc Thổ, chính là bệnh tà của Can Mộc chèn ép Tỳ Vị. Xét từ góc độ mối quan hệ giữa hai bên, mộc có thể khắc thổ. Chúng ta nói về “tà cao thống hạ” (邪高痛下), và bệnh tà của Can phải đến Tỳ Vị. Dưới góc độ quy luật phát triển, nó có quy luật như vậy. “Viết tên là tung”. “Tung” là phóng túng, Can phóng túng sức mạnh của nó để chèn ép tỳ vị (can mộc khắc tỳ thổ), chính là vấn đề Can khí thịnh ảnh hưởng vào Tỳ Vị. V́ thế, không nên chỉ chú tâm vào Dương minh là đầy bụng nói sàm, vấn đề của trung tiêu, nên xét đến ảnh hưởng của can, v́ thế, khi điều trị cần châm huyệt Kỳ môn, Kỳ môn là mộ huyệt của tạng Can, châm thích huyệt Kỳ môn bỏ bớt dư thừa ở Can Đảm, là để giải cứu ảnh hưởng của Can đảm đối với Tỳ Vị. đây là một vấn đề. “Thương Hàn Luận” có một chút về học thuyết ngũ hành, nhưng rơ ràng hơn trong hai điều này, giảng về tương sinh tương khắc, giảng về tung hoành. Nhưng rất nhiều nhà chú thích cho rằng có thiếu sót, không đầy đủ và không toàn diện.
Hiểu theo ư này, chính là trong thương hàn đă xuất hiện trung tiêu táo nhiệt nhiệt thực mà lại thấy mạch của tạng Can, chính là Can chèn ép Tỳ, mộc của Can Đảm mạnh nên chèn ép xâm phạm tỳ, trong Tỳ Vị có nhiệt nên thành thực chứng, chính là do Can Đảm phóng túng mà thêm vào Tỳ Vị, cần phải châm thích Kỳ môn, để tả (bỏ bớt) khí của Can Đảm, khiến nó không chèn ép Tỳ Vị, như vậy bệnh sẽ tốt.
Điều C115, “Thương hàn phát nhiệt, sắc sắc ố hàn”, đây chính là vấn đề của Phế, Phế hợp với da, “Phát nhiệt, sắc sắc ố hàn” chính là bệnh tà trên ngọn da lông, cũng có thể nói bệnh tà ở biểu, phế khí thụ tà. Phế c̣n có chức năng điều tiết đường nước (thông điều thuỷ đạo), phế có thể điều tiết và điều tiết thuỷ đạo để có tác dụng lợi cho tam tiêu. Phế bị bệnh, tác dụng thông điều thuỷ đạo để điều tiết sẽ bị ảnh hưởng, có thể xuất hiện tiểu tiện bất lợi, khiến tân dịch phát sinh ngưng tụ, không thể vận hoá, như vậy sẽ xuất hiện các vấn đề như bên ngoài sẽ sợ lạnh, bên trong khát nước, tiểu tiện bất lợi. “kỳ phúc tất măn”(其腹必满)bụng trướng đầy, rất khát nước, công năng điều tiết của Phế không vận hành, tân dịch không phân bố, đồng thời Can khí trung tiêu, tỳ khí cũng không vận hoá, v́ thế bụng phát sinh đầy trướng. Tóm lại, khi có vấn đề về Phế, cũng sẽ có vấn đề về Tỳ. Nguyên nhân Phế bị bệnh và Can khí thịnh xâm phạm Phế, để ảnh hưởng Phế chính là có quan hệ với nhau, v́ thế, gọi là Mộc tà vũ nhục Phế kim. Kim có thể khắc mộc, hiện tại Mộc lại vũ nhục Phế kim, đây gọi là tiểu phạm thượng (nhỏ phạm bên trên), khí tất hoành (ngang), không tiết chế được, thậm chí nó c̣n dám xâm phạm cả phế bộ, v́ thế khí này ngận hoành (rất ngang). Phương pháp điều trị chính là châm huyệt Kỳ môn, để tả hoành khí của Can, khiến Phế khí không bị ảnh hưởng của Can khí, khi Phế khí thuận lợi, bên ngoài xuất hăn, bên trong tiểu tiện thuận lợi “kỳ bệnh dục giải” (bệnh sẽ được giải trừ), và sẽ khỏi bệnh. Đây là ư của toàn câu văn. Ở đây phải nói về mạch, trong tiết trên có đề cập đến mạch “mạch phù nhi khẩn, thử Can thừa Tỳ dă” (mạch phù khẩn, là Can chèn ép Tỳ), ở tiết này không đề cập đến mạch, v́ thế ở tiết này chỉ có thể nói đến ư tứ cơ bản của nó, c̣n chứng trạng cụ thể có khả năng đă bị thất lạc, nên không thể t́m hiểu nó một cách có hệ thống. Bên dưới hội chứng Sài hồ, nói về hai vấn đề của bệnh gan, v́ chúng ta nói về đảm, thang Tiểu sài hồ thiếu dương chứng, Can chèn ép Tỳ là tung (Mộc khắc thổ), Can chèn ép Phế là hoành (Kim khắc Mộc) là hoành, viết tung, viết hoành, là nói Can Đảm nối liền với nhau. Can chính là Quyết âm bệnh, không đề cập đến Quyết âm bệnh th́ tại sao lại đề xuất bệnh tạng Can? V́ Can và Đảm tương liên (nối tiếp nhau), cho nên khi phát bệnh có những điểm chung, có tác dụng hỗ tương, v́ thế đây là vấn đề thứ nhất. Vấn đề thứ hai là khi tạng can bị bệnh, không thể tĩnh chỉ (ngừng lại), giới hạn ở tạng Can, mà bệnh đă ảnh hưởng đến tỳ vị, lại có thể ảnh hưởng đến tạng Phế, cũng có thể khiến tam tiêu không thuận lợi, bên ngoài có biểu tà, bên trong có thể xuất hiện ẩm thuỷ, tiểu tiện bất lợi, là nói về vấn đề thứ hai. Chúng ta cần nắm vững tinh thần này, chứng trạng cụ thể, mạch, rêu lưỡi của bệnh nhân, cần phân tích cụ thể, nếu chỉ chiếu theo nội dung của một đoạn văn là không đủ, không toàn diện.
 
Reply with a quote
Replied by Trường Xuân (Hội Viên)
on 2023-12-06 13:28:49
Từ điều 110 đến 115
110太阳病二日,反躁,反熨其背,而大汗出, 大热入胃,胃中水竭,躁烦,必发谵语,十余日, 振栗、自下利者,此为欲解也。故其汗,从腰已下 不得汗,欲小便不得,反呕,欲失溲,足下恶风, 大便硬,小便当数而反不数及不多,大便已,头卓然而痛,其人足心必热,谷气下流故也。C116
Điều 110
Thái dương bệnh nhị nhật, phản táo, phản uất kỳ bối, nhi đại hăn xuất, đại nhiệt nhập vị, vị trung thuỷ kiệt, táo phiền, tất phát thiềm ngữ, thập dư nhật, chấn lật, tự hạ lợi giả, thử vi dục giải dă. Cố kỳ hăn, ṭng yêu dĩ hạ bất đắc hăn, dục tiểu tiện bất đắc, phản ẩu, dục thất sưu, túc hạ ố phong, đại tiện ngạnh, tiểu tiện đương sác nhi phản bất sác cập bất đa, đại tiện dĩ, đầu trác nhiên nhi thống, kỳ nhân túc tâm tất nhiệt, cốc khí hạ lưu cố dă. C116
12 điều tiếp theo có liên quan đến vấn đề hoả liệu, thời kỳ hậu Hán có các phép trị liệu bằng nước, bằng lửa (gọi là thuỷ liệu, hoả liệu), 12 điều này giảng về việc điều trị sai lầm bằng hoả liệu dẫn đến các biến chứng. Đầu tiên là chúng ta cùng t́m hiểu để nâng cao nhận thức, hiện nay không có phương pháp trị liệu nào như vậy(hoả liệu). chúng ta học tiết này để làm ǵ, và có nên học những tiết này không? Trương Trọng Cảnh sống ở thời kỳ hậu Hán, thời kỳ đó người ta thường sử dụng một số hoả liệu, hoả liệu có tác dụng xuất hăn, dùng để điều trị một số bệnh thương hàn, hiện nay chúng ta không có hoả liệu pháp. Hiện tại không c̣n sử dụng những phương pháp trị liệu này, như vậy có cần phải học những thứ này không? Người viết cho rằng việc học những điều này là cần thiết, không phải học để sửa sai và cứu cấp ngộ trị, mà học những điều này để nắm được những biến hoá bệnh lư trong đó. Hoả tà cũng là một nhân tố gây bệnh, là một loại nhiệt tà sau khi ảnh hưởng đến cơ thể sẽ xuất hiện các biến hoá bệnh lư như tổn thương âm, tổn thương dương, động huyết, những biến hoá bệnh lư này có ư nghĩa định hướng điều trị đối với một số bệnh.
Phần sau bắt đầu từ tiết C116, “Thái dương bệnh nhị nhật, phản táo, phản uất kỳ bối, nhi đại hăn xuất, đại nhiệt nhập vị, vị trung thuỷ kiệt, táo phiền, tất phát thiềm ngữ, thập dư nhật, chấn lật, tự hạ lợi giả, thử vi dục giải dă.” Là một đoạn. Phần dưới là bắt đầu một đoạn văn khác “Cố kỳ hăn, ṭng yêu dĩ hạ bất đắc hăn, dục tiểu tiện bất đắc, phản ẩu, dục thất sưu, túc hạ ố phong, đại tiện ngạnh, tiểu tiện đương sác nhi phản bất sác cập bất đa, đại tiện dĩ, đầu trác nhiên nhi thống, kỳ nhân túc tâm tất nhiệt, cốc khí hạ lưu cố dă.”Đây là đoạn văn có nhiều ư tứ, trên lâm sàng rất có ư nghĩa chỉ đạo, đồng thời, nó cũng mở rộng tầm nh́n và mở rộng phạm vi suy nghĩ của chúng ta. “Thái dương bệnh nhị nhật, phản táo” Thái dương bệnh ngày thứ nhất, sang đến ngày thứ hai bệnh nhân phiền táo nóng nảy, diễn biến như vậy là không đúng, táo là phiền táo, thái dương bệnh tà ở biểu, tà ở ngoài biểu sao lại phiền táo? Chúng ta đă từng học về thương hàn “Thương hàn nhất nhật, thái dương thụ chi, mạch nhược tĩnh giả, vi bất truyền; Pha dục thổ, trứớc phiền táo, mạch sác cấp giả, vi truyền dă”( 伤寒一日,太阳受之,脉若静者,为不传;颇欲吐,著躁烦,脉数急 者,为传也) ngày thứ nhất thái dương bị bệnh, nếu mạch yên tĩnh là bệnh không truyền; Buồn nôn, táo phiền, mạch sác cấp là bệnh truyền biến. “Thương hàn nhị tam nhật, dương minh thiếu dương chứng bất kiến giả, vi bất truyền dă” (伤寒二三日,阳明少阳证不见者,为不传也)Thương hàn 2,3 ngày, không xuất hiện chứng trạng Dương minh Thiếu dương, là bệnh cũng không truyền, Những điều này chúng ta đă đọc qua, thái dương bệnh 2 ngày, lại nóng nảy vội vă“Thái dương bệnh nhị nhật, phản táo” (反躁), một là khi xuất hiện nóng nảy vội vă, chính là biểu hiện của dương nhiệt có thừa, tà khí đă xâm nhập vào trong, có khuynh hướng vào kinh dương minh. Trong t́nh huống này, “Phản uất kỳ bối nhi đại hăn xuất” (反熨其背而大汗出)chườm nóng lưng để xuất hăn, y sinh lúc này thường dùng hoả pháp, dùng phép chườm nóng ở lưng, thời xưa thường dùng viên ngói. Ngói đời nhà Hán rất đặc biệt, khi cho viên ngói vào lửa để nung cho nóng, rồi dùng khăn bao lại cẩn thận, sau đó áp vào da thịt bệnh nhân, ngói toả nhiệt rất chậm, như vậy sau lưng bệnh nhân thuộc dương, lại được chườm nóng, bệnh nhân liền xuất mồ hôi, đây gọi là chườm ngói hay nướng ngói. Chính là dùng một hoặc 2 viên ngói, điều này chúng ta cũng không biết, chỉ biết rằng bệnh nhân chườm ngói nóng xuất rất nhiều mồ hôi, không phải là xuất mồ hôi b́nh thường. Xuất mồ hôi sẽ tổn thương tân dịch, v́ vậy chỉ cần “đại nhiệt nhập vị, vị trung thuỷ kiệt” (đại nhiệt nhập vào vị th́ tân dịch trong vị sẽ khô kiệt), chính là bức bách hăn xuất, phần dưới gọi loại mồ hôi này là “kiếp hăn”(劫汗)mồ hôi bị đánh cắp, phương cách phát hăn loại này có tính chất cưỡng bức, bạn xuất hăn th́ được xuất, không xuất hăn cũng phải xuất, không xuất không được. Xuất đại hăn một lần, trong vị ( dạ dày) sẽ khô ráo, phiền táo là bệnh có khuynh hướng về kinh dương minh, một lần như vậy càng làm cho đại nhiệt nhập vị, khi thuỷ trong vị đă suy kiệt, v́ vậy sẽ phiền táo, “tất phát thiềm ngữ” (必发谵语)bực bội nói mê sảng. Đây chính là phương pháp điều trị sai lầm, tạo thành vấn đề táo nhiệt của dương minh vị. Trong t́nh huống như vậy “thập dư nhật”(hơn 10 ngày) kinh qua hơn 10 ngày, nếu như hoả nhiệt suy thoái dần, mà tân dịch trong dạ dày được cải thiện do ẩm thực trong hơn 10 ngày qua, âm khí và tân dịch từ đó được khôi phục. Như vậy, chính khí khu trừ bệnh tà ra ngoài, liền “chấn lật, tự lợi giả, thử vi dục giải dă”( 振 慄,自下利者,此为欲解也)Rét run, tiết tả, là bệnh muốn giải trừ. Cũng chính là chiến lật (rét run), chấn lật, chấn là rét run, toàn thân run rẩy, trong tim phát lănh gọi là lật, sau đó đại tiện tự hạ lợi (tự tiết tả). V́ sao như vậy? V́ hoả tà không giải theo chiến hăn (là rét run và xuất hăn) mà giải theo chiến lật (là rét run, toàn thân run rẩy, lạnh từ trong ruột). Như vậy cũng giống như một con đường khu trừ bệnh tà ra ngoài. Đây là một tiết có tính khai mở tầm nh́n, bệnh có chiến hăn để giải trừ, cũng có thể thông qua đại tiện để bài xuất tà khí ra ngoài. Xú uế của tỳ gia thực đang tự trừ khứ, “Tuy bạo phiền hạ lợi nhật thập dư hành, tất tự chỉ, dĩ tỳ gia thực, xú uế đương khứ cố dă” (虽暴烦下利日十余行,必自止,以脾家实,腐秽当去故也)Tuy rất phiền v́ tiết tả một ngày hơn 10 lần, tự cầm, là chứng tỳ gia thực trừ khứ xú uế . Cũng chính là ư này, là tà ở tràng vị theo đường hạ lợi (tiết tả) bài tiết ra ngoài. Cung cấp cho chúng ta thêm nhận biết, tà khí khi giải trừ, điều cần là xuất ra ngoài cơ thể, thậm chí là chứng bán biểu bán lư, giải theo mồ hôi, bằng chiến hăn (rét run mà xuất mồ hôi); Nếu như bệnh tà ở tràng vị, tân dịch trong vị khôi phục, nhiệt tà thoái khứ, bệnh nhân cũng sẽ run rẩy, tiết tả để giải bệnh tà ra ngoài. Đó là dấu hiệu tốt, khi hạ lợi là bệnh được giải trừ, “Thử vi dục giải dă” (此为欲解也)Là bệnh muốn giải trừ. Và như vậy không cần cho rằng khi hạ lợi phải uống thuốc ǵ để trị chứng hạ lợi tiết tả, thuốc ǵ để chữa bệnh ở vị, tất cả đều không cần thiết. Ư nghĩa này vẫn chưa kết thúc, v́ vậy tôi sẽ bắt đầu một đoạn khác bên dưới. “Cố kỳ hăn ṭng yêu dĩ hạ bất đắc hăn”(故其汗从腰以下不得汗)Từ eo xuống dưới không có mồ hôi, khi không có các động thái giải bệnh như chấn lật, xuất hăn, tự lợi, chỉ thấy thân trên xuất hăn, thân dưới không xuất hăn, cho nên “cố kỳ hăn ṭng yêu dĩ hạ bất đắc hăn”. Tại sao vậy? Do hoả bức bách, thế lực của dương nhiệt thiên lên trên, chính khí, dương khí chân chính không thể xuống đến dưới, tạo thành một trạng thái ngăn cách. V́ thế hăn xuất ở bên trên, phần cổ và đầu cũng xuất hăn với lượng ít, khi dương khí không xuống dưới, cho nên “ṭng yêu dĩ hạ tựu bất đắc hăn”, duy chỉ có từ eo trở xuống là không xuất hăn. Dương khí không xuống dưới, mà bị hoả tà tích tụ ở trên, dương khí nghịch lên, v́ thế “phản ẩu” (lại ẩu thổ). Dương khí không xuống dưới, ở phần dưới sẽ xuất hiện “thất sấu” (失溲)đại tiểu tiện không tự chủ, thất sấu, bao gồm đại tiện và tiểu tiện, chúng ta hiện nay giải thích đại tiện, giải thích tiểu tiện đều chính là chứng sấu này; Thất sấu là không khống chế được đại tiểu tiện, hoặc là chân sợ gió, bàn chân sợ lạnh. Đây là nói về dương khí. Sau đó là nói đến tân dịch. Dương uất ở trên, tân dịch không thể xuống dưới, v́ thế phân cứng, điều này không nói cũng biết, sẽ xuất hiện bực bội, nói mê sảng; Mà “tiểu tiện đương sác nhi phản bất sác cập bất đa” (小便当数而 反不数及不多)tiểu tiện đang nhiều lần lại ít đi tiểu và tiểu không nhiều, phân cứng chính là tân dịch không c̣n ở trong vị, khi nước tiểu rỉ ra, đi tiểu nhiều hơn, dạ dày và ruột nóng hơn. Bệnh dương minh là bệnh khô nóng, ép âm dịch ra ngoài và làm mất dịch trong cơ thể. Mất chất lỏng trong cơ thể, một trong số đó được gọi là thoát mạch (thấm ra ngoài), “Dương minh bệnh pháp đa hăn” (阳明病,法多汗). Là xuất hăn toàn thân, hoặc xuất hăn ở nách, càng nhiều hăn, tân dịch càng khô; C̣n có cái gọi là thiên về thoát mạch, chính là tiểu tiện nhiều, tiểu tiện càng nhiều th́ tân dịch không thể c̣n trong tràng vị, phân lại khô; Lại gọi là thấm xuống dưới, là đại tiện ra nước trong, là đi ngoài không ra phân, phân khô ở bên trong không ra được. Là một loạt dịch thể bài tiết ra ngoài. Nếu như lúc này “nhi phản bất sác cập bất đa” (而反不数及不多), tiểu tiện không nhiều lần, lượng nước tiểu cũng không nhiều, loại t́nh huống này cho thấy tân dịch có nhiều khả năng c̣n ở trong vị, điều hoà t́nh trạng khô táo của tràng vị, như vậy cũng có thể đi đại tiện. “Đại tiện dĩ” (大便已)đă đại tiện, có thể đi đại tiện trên một phương diện là tân dịch đă truyền xuống dưới, một phương diện khác là dương khí cũng đă truyền xuống dưới, tân dịch và dương khí chính là song hành không thể tách rời. Tân dịch xuống dưới, dương khí xuống dưới, vị khí cũng sẽ xuống, những điều này đều là thống nhất. “đại tiện dĩ, đầu trác nhiên nhi thống, kỳ nhân túc tâm tất nhiệt, cốc khí hạ lưu cố dă” (大便已,头卓然而痛,其人足心必热,谷气下流故也) đă đại tiện đột nhiên đau đầu, người này ḷng bàn chân tất nóng, là cốc khí chảy xuống dưới, sau khi đại tiện, tân dịch dương khí truyền xuống dưới, dương khí cũng xuống dưới. Sau khi dương khí xuống dưới, có một vấn đề không thích ứng, trước đó dương khí uất ở trên, hiện tại dương khí đang hạ xuống, đầu là nơi tụ hội của dương, dương khí đi xuống, lúc này đầu “đột nhiên” tức là không b́nh thường, không thông thường, khá là rơ rệt, “đầu trác nhiên nhi thống” (头卓然而痛)đột nhiên đau đầu, đột nhiên đau đầu. Lúc này ḷng bàn chân người bệnh nóng, chân không sợ gió, trước đó chân sợ gió sợ lạnh, hiện tại ḷng bàn chân đă nóng, không tiểu tiện được, hoặc lại ẩu thổ, hoặc không đại tiểu tiện được (thất sấu), một loạt các vấn đề này đều có thể giải quyết. Tại sao? “Cốc khí hạ lưu cố dă” (谷气下流故也) Cốc khí của dương minh có thể chảy xuống dưới, không giống như trước đây, dương khí uất kết ở trên, cốc khí không thể chảy xuống. Nơi đây có nhiều điểm hiện tại có thể chỉ đạo lâm sàng. Người viết khám qua môt bệnh chăn cừu, anh ta là một người đàn ông to lớn, lúc đó thời tiết đă rất ấm áp, anh ta mặc áo khoác đệm bông và quần vải bông. Mọi người cảm thấy kỳ lạ, người này vóc dáng rất cao lớn, ngày nắng ấm thế này mà vẫn mặc áo bông? Anh ta kể lại t́nh trạng của ḿnh, người anh luôn sợ lạnh và phải mặc quần áo đệm bông vào mùa hè. Thày thuốc khám và xác định là do hư yếu, hư yếu th́ dùng bổ pháp, nhưng càng bổ th́ cơ thể càng yếu, không thể dùng sức để làm việc, v́ vậy sau này tôi để anh ta nghỉ ngơi, và một người lớn tuổi cho anh ta chăn thả một số cừu non. Nguyên là phương thang cho anh ta dùng đến 1 lạng phụ tử, đều không giải quyết được vấn đề, người viết thấy hai mắt anh ta linh hoạt có thần, sắc mặt đen, không phải dạng người hư nhược, mạch trầm mà huyền, hữu lực, nước tiểu vàng, đại tiện có điểm không thoải mái, rêu lưỡi màu vàng, hay bực bội và cáu giận. Căn cứ các điều vừa nêu có thể phán đoán đây là do dương uất ở trong, liền dùng thang Đại sài hồ. Sau khi uống hết 2 thang, trước mắt thấy đă cởi bỏ áo khoác, chỉ c̣n mặc quần bông. Mọi người hỏi tại sao lại cởi áo khoác, anh ta nói v́ không c̣n lạnh nữa. Sau đó lại uống thêm 3 thang, th́ cởi bỏ quần bông. Lúc này dương khí đă thông đạt. V́ vậy, hiện tượng dương khí bị tắc nghẽn từ bên trên và từ bên trong là điều thường gặp trên lâm sàng. Nếu chỉ căn cứ vào hiện tượng sợ lạnh mà dùng Phụ tử là không thoả đáng. Điều này mang lại cho chúng ta rất nhiều gợi ư về bệnh học.
111 太阳病中风,以火劫发汗,邪风被火热, 血气流溢,失其常度,两阳相熏灼,其身发黄。阳盛则欲衄,阴虚则小便,阴阳俱虚竭,身体则枯 燥。但头汗出,剂颈而还,腹满微喘,口干咽烂, 或不大便,久则谵语,甚者至哕,手足躁扰,捻衣摸床,小便利者,其人可治。C117
Điều 111
Thái dương bệnh trúng phong, dĩ hoả kiếp phát hăn, tà phong bị hoả nhiệt, huyết khí lưu dật, thất kỳ thường độ, lưỡng dương tương huân chước, kỳ thân phát hoàng, Dương thịnh tắc dục nục, âm hư tắc tiểu tiện nan, âm dương câu hư kiệt, thân thể tắc khô táo. Đăn đầu hăn xuất, tễ cảnh nhi hoàn, phúc măn vi suyễn, khẩu can yết lan, hoặc bất đại tiện, cửu tắc thiềm ngữ, thậm giả chí uế, thủ túc táo nhiễu, niệp y mạc sàng, tiểu tiện lợi giả, kỳ nhân khả trị. C117
Điều này cũng tŕnh bày về hoả bức bách xuất hăn, cấu thành một chứng hoả nghịch rất nặng, có liên quan đến vấn đề tiên lượng sự sống chết. Thái dương bệnh trúng phong, phong là dương tà, cần phải dùng thang Quế chi để giải cơ phát hăn, đây là phép trị liệu đúng. Thày thuốc dùng hoả để bức bách bệnh nhân xuất hăn (xuất mồ hôi), dùng các phương pháp hoả liệu bức bách phát hăn, loại phương pháp phát hăn này gọi là kiếp hăn pháp (phương pháp bức bách xuất hăn), ư tại ngôn ngoại, hăn xuất rất nhiều. Hậu quả là “tà phong bị hoả nhiệt” (邪风被火热), xuất hăn như vậy chính là không giải quyết được vấn đề của Thái dương trúng phong, phong tà lại gia thêm nhiệt của hoả,
“Bị” (被) là thêm vào. “Huyết khí lưu dật, thất kỳ thường độ” (血气流溢,失其常度) khiến khí và huyết của cơ thể tràn lan, khí huyết vận hành không b́nh thường, nên gọi là lưu dật (tràn lan), phong tà lại gia thêm hoả nhiệt, khiến khí huyết của cơ thể tràn lan, vận hành không b́nh thường, v́ thế gọi là lưu dật “Thất kỳ thường độ” (失其常度) Mất độ b́nh thường của sinh lư.
Đây là nói về sau khi bị hoả bức bách, khí huyết thụ thương, khí huyết vận hành không b́nh thường. “Lưỡng dương tương huân chước, kỳ thân phát hoàng”, hai dương là phong dương và hoả dương, thiêu đốt nhau, thân thể sẽ phát sắc vàng. Tại sao lại xuất hiện sắc vàng, chúng ta chẳng phải đă học qua ôn bệnh? “Thái dương bệnh, phát nhiệt nhi khát, bất ố hàn giả, vi ôn bệnh. Nhược phát hăn dĩ, thân chước nhiệt giả, danh phong ôn”( Bệnh ở kinh Thái dương, phát sốt và khát, không sợ lạnh, là bệnh ôn. Nếu đă phát hăn, thân thể nóng rát, gọi là phong ôn), nếu gia thêm hoả tà, sẽ xuất hiện sắc vàng nhẹ, bệnh nặng sẽ lên cơn co giật như động kinh; Nếu dùng phép hun xông, “Nhất nghịch thượng khả dẫn nhật, tái nghịch súc mệnh kỳ” (一逆尚引日,再逆促命期) sai một lần vẫn có thể kéo dài thời gian, tái phạm sai lầm sẽ rút ngắn thời gian sống. Ư tưởng này và ư tưởng đó tương đồng với nhau, v́ sốt cao lại gia thêm tà nhiệt hun xông, huyết tràn lan, huyết dịch bị phá hoại, v́ thế nên thân thể phát ra sắc vàng. “Dương thịnh tắc dục nục, âm hư tiểu tiện nan” (阳盛则欲衄,阴虚小便难), dương thịnh là nói về bệnh tà, bên trong hoả nhiệt rất mạnh, dương tà gây tổn thương dương lạc, dương lạc bị tổn thương sẽ nục huyết, mũi sẽ xuất huyết. “Âm hư tiểu tiện nan”, âm là nói về chính khí, âm khí đă hư, tân dịch sẽ ít, v́ thế tiểu tiện sẽ khó khăn. “Âm dương câu hư kiệt” (阴阳俱虚竭) âm dương cùng hư kiệt, đây cũng chính là nói về chính khí, dương và dương thịnh ở trên là khác nhau, dương đó là dương tà, đây chính là âm dương, là khí huyết.
Âm dương khí huyết đều đă hư kiệt rồi, không đầy đủ, khí huyết nuôi dưỡng thân thể da thịt không đủ, v́ thế thân thể khô khan, khô khan chính là một trạng thái bệnh, da thịt khô khan, thậm chí cơ nhục cũng gầy c̣m. Tà dương nhiệt ở trên, tà dương nhiệt muốn theo hăn (mồ hôi) để giải bệnh. Nếu như theo hăn để giải bệnh tà, gọi là nhiệt vượt, hiện tại nhiệt khí mạnh, âm khí hư yếu, nhiệt việt (vượt) không ra ngoài, v́ thế chính là “Đăn đầu hăn xuất, tễ cảnh nhi hoàn”. “Đăn” (但)là chỉ có ư chỉ cục bộ, chỉ xuất hăn ở đầu, trên đầu xuất hăn, hăn xuất giới hạn chỉ đến cổ là hết, phía dưới cổ không xuất hăn, tất cả đều khô ráo. Nhiệt tà không xuất ra ở trong cơ thể nội công nội phạt, ảnh hưởng đến trung tiêu, tổn thương đến âm của tỳ vị th́ gây đầy bụng, ảnh hưởng đến phế th́ gây suyễn nhẹ, ảnh hưởng thượng tiêu gây chứng miệng khô họng loét, ảnh hường đến tân dịch của đại tràng gây chứng táo bón. Táo bón lâu ngày, bệnh nhân sẽ nói năng hồ đồ, nói nhảm, “thậm giả chí uế” (甚者至哕), bệnh này khi tăng nặng th́ nôn oẹ. Vị nhiệt không chỉ là nói nhảm, uế là nấc nhiều, vị âm đă hư, người này sẽ xuất hiện nấc nhiều. Bức hoả là chứng chúng ta chưa từng gặp, nó thuộc thời kỳ cuối của bệnh ôn nhiệt, tục ngữ gọi là uế thắc ôn, tiếng nấc có âm thanh lớn. Bệnh này khá nghiêm trọng. “Thủ túc táo nhiễu, niệp y mạc sàng”, bệnh nhân hỗn loạn, chân tay hỗn loạn bất an, lần áo sờ giường, chính là phản ảnh của bệnh tà dương nhiệt. Tứ chi là căn bản của chư dương, bệnh tà dương nhiệt quá mạnh, chân tay hỗn loạn bất an, mà xuất hiện động tác lần áo sờ giường, tinh thần có điểm hỗn loạn, như trong tiềm thức, như ngốc nghếch, lần áo sờ giường, se những sợi chỉ tưởng tượng. Đây không chỉ là vấn đề về thể chất mà c̣n là bất thường về tinh thần. Là phản ảnh của tà dương nhiệt quá mạnh, chính khí, cũng là âm phận quá yếu, bệnh này rất nguy hiểm. Vị là bể chứa thuỷ cốc, vị khí có dấu hiệu suy bại, tân dịch trong vị đă khô, nặng đến nỗi phát oẹ, chân tay hỗn loạn, vê áo sờ giường, hỗn loạn như vậy, tiên lượng tốt hay không, có nguy hiểm không, chữa được hay không, điều này phụ thuộc vào nguồn của nó, nguồn của Âm Dương, nguồn của dịch cơ thể. “Tiểu tiện lợi giả, kỳ nhân khả trị” Nếu như người này tiểu tiện c̣n thuận lợi, tiểu tiện không khó khăn, điều này cho thấy âm khí chưa kiệt, nguồn sinh hoá của dương khí c̣n tồn tại, như thế chính “kỳ nhân khả trị.” (其人可治)Bệnh nhân này có thể điều trị. Mặt khác, tiểu tiện không thông, nghĩa là bệnh nguy hiểm, tiên lượng xấu.
“Thương Hàn Luận” chủ yếu bàn về dương khí, hàn tà gây tổn thương dương khí, v́ thế thang Tứ nghịch, thang Chân vơ, thang Phụ tử, đến ba kinh âm để chủ yếu phù dương. Ôn bệnh gây tổn thương âm, đến thời kỳ cuối chính là để phù âm. Những điều này đều đúng, nhưng trong
“Thương Hàn Luận” cũng bàn về vấn đề vong âm (mất âm), lấy điều này làm thí dụ, đoạn văn thật sống động. Những nhà ôn bệnh học hậu thế nói về se chỉ tưởng tượng, lần áo sờ giường, những điều này đều có trong “Thương Hàn Luận” của Trương Trọng Cảnh. “Lưỡng dương tương huân chước, kỳ thân phát hoàng, dương thịnh tắc dục nục, âm hư tiểu tiện nan” (ảnh hưởng của hai dương nóng nhiệt nên thân thể có sắc vàng, dương thịnh th́ nục huyết, âm hư th́ tiểu tiện khó khăn), trước tiên có chứng trạng tiểu tiện khó khăn, “âm dương câu hư kiệt, thân thể tắc khô táo. Đăn đầu hăn xuất, tễ cảnh nhi hoàn”( 阴阳俱虚竭,身体则枯燥。但头汗出, 剂颈而还), âm dương đều bị hư kiệt, thân thể th́ khô khan, nhưng trên đầu xuất hăn, chỉ xuất hăn đến ngang cổ, bên dưới “phúc măn vi suyễn, khẩu can nhiết lan” (腹满微喘,口干咽烂)đầy bụng suyễn nhẹ, miệng khô họng loét, từng lớp từng lớp giải thích sự phát triển của tà khí, tác hại của tà khí đối với chính khí dịch thể, tác hại đối với khí huyết, cuối cùng tà nhiệt không thoát ra được, nhiệt không thoát ra được th́ phân giải bằng xuất hăn, chỉ có đầu xuất hăn, toàn thân không xuất hăn, mồ hôi chỉ đến ngang cổ, sau đó là “phúc măn vi suyễn, khẩu can yết lan, hoặc bất đại tiện, cửu tắc thiềm ngữ, thậm giả chí uế” (đầy bụng suyễn nhẹ, miệng khô họng loét, hoặc bí đại tiện, bệnh kéo dài bệnh nhân nói mê sảng, thậm chí nôn oẹ), từng lớp từng lớp ngũ tạng lục phủ, thuyết minh hoả nhiệt gây tổn thương âm, thương âm động huyết, miêu tả rất tinh tế. Khi chúng ta học tiết này, không nên có tư tưởng cố định bởi tà hoả, phàm là dương nhiệt gây tổn thương âm phận, cũng bao gồm cả bệnh tà ôn nhiệt, giống như vậy cũng có thể phát triển t́nh huống của bệnh lư này để phân tích. Trên phương diện âm bị tổn thương, có một số lăo đại phu đề xuất quan niệm cho rằng trị thương hàn mà dùng lửa đốt th́ đây chính là vấn đề; Nếu như ôn bệnh mà sử dụng nhầm thang Ma quế, cũng nghiêm trọng như chứng thương hàn dùng kiếp hoả để điều trị. Như vậy phải thật linh hoạt khi học “Thương Hàn Luận”.
112伤寒脉浮,医以火迫劫之,亡阳,必惊狂, 起卧不安者,桂枝去芍药加蜀漆牡蛎龙骨救逆汤主 之。C118
112 Thương hàn mạch phù, y dĩ hoả bách kiếp chi, vong dương, tất kinh cuồng, khởi ngoạ bất an giả, Quế chi khứ Thược dược gia Độc tất Mẫu lệ Long cốt cứu nghịch thang chủ chi. C118
Quế chi khứ Thược dĩ danh thang
Độc tất hoàn gia Long Mẫu tàng
Ngũ Mẫu tứ Long tam lạng Tất
Năng trị hoả kiếp bệnh kinh cuồng
Quế chi 3 lạng, bỏ vỏ Cam thảo 2 lạng, Sinh khương (gừng) nướng 3 lạng, thái mỏng Mẫu lệ 5 lạng, nướng Long cốt 4 lạng Đại táo 12 quả, bổ Độc tất 3 lạng, rửa cho hết mùi tanh
Tất cả tán nhỏ, dùng 1 đấu 2 thăng nước, trước tiên sắc vị Độc tất cạn bớt 2 thăng nước, cho tất cả thuốc c̣n lại vào, sắc c̣n 3 thăng, bỏ bă, uống thuốc lúc c̣n ấm 1 thăng.
Điều này bàn về chứng trạng và trị liệu bệnh thương hàn ngộ dụng (dùng nhầm) hoả kiếp dẫn đến chứng vong dương sợ hăi điên cuồng. Thương hàn mạch phù, đây là biểu chứng chưa giải trừ, nên dùng phép phát hăn, mà thày thuốc lại dùng hoả liệu phát hăn kịch liệt, dẫn đến vong dương. Vong dương đây chính là chỉ về tâm dương, không giống như thang Ma hoàng hăn xuất quá nhiều, hoặc sau khi tả hạ vong thận dương, ở đây là nói về tâm dương. Do phát hăn quá nhiều, hăn là dịch của tâm, cộng thêm hoả tà bức bách, dẫn đến vong tâm dương, vong giải thích là mất, khiến mất tâm dương. Tâm thuộc hoả, hoả của tâm có ư là chiếu sáng, tâm là thái dương trong dương, một là trái tim luôn phải hoạt động, tâm chủ về huyết mạch, bất động th́ làm sao có thể hoạt động; Ngoài ra tâm chủ thần trí, thần chính là sự linh hoạt của tâm, cũng là phản ảnh của dương khí. Người xưa có hai thí dụ về thuỷ hoả, nói rằng hoả có thể hỗ trợ vật, cái ǵ gọi là trợ vật, tỉ như trong pḥng tối, có một điểm hoả là có thể trợ vật, có thể chiếu sáng, hoả có ánh lửa, có ánh sáng, có thể chiếu sáng vạn vật; Thuỷ có thể giám (định) vật, chính là thuỷ có thể làm một dạng gương soi, thuỷ có thể xem xét giám định mọi vật. Tinh thần của con người, một là tinh, một là thần, tinh của thận và thần của tâm cần phải hợp tác, bên ngoài có thể hỗ trợ, bên trong có thể giám định xem xét, bên ngoài có thể chiếu sáng, v́ thế nói rằng hoả là sáng bên ngoài, thuỷ là sáng bên trong. “Sở dĩ nhậm vật giả vị chi tâm” (所以任物者谓之心 Nhận thức và xử lư sự vật là trái tim. Mỗi ngày chúng xem rất nhiều tài liệu, đây đều là tác dụng của tâm thần, sau đó xếp thứ tự chúng từng cái từng cái, ghi nhớ nó, phản ảnh nó, điểm này đă có tác dụng của tâm, cũng có tác dụng của thận. Đây là nói về sinh lư của tim, sinh lư của thận. Người viết khi ở Đại liên gặp một bệnh nhân, khoảng trên 50 tuổi, thân thể to béo, một ngày kia ông ta đi đại tiện trong nhà vệ sinh, sau khi đại xong đứng dậy thị chóng mặt và bị ngă, sau đó người nhà biết và d́u ông ta về nhà. Đến nhà, dù là con cháu, vợ và người nhà đều không nhận ra ai. Người này như một người ngây ngô đần độn. Đây là bệnh ǵ? Chính là do tinh huyết của tâm thận đại suy. Sau đó sử dụng một số thuốc bổ tâm, bổ thận, bổ tâm chính là bổ thần, bổ thận chính là bổ tinh, hoả để trợ vật, thuỷ để kiến vật. Thời gian sau bệnh nhân tốt lên, có thể nhận ra người thân. Hiện tại, tâm dương đă mất, tâm sẽ không thể chủ thần, lại thêm hoả tà nhiễu loạn, v́ thế “tất kinh cuồng” (必惊狂) sẽ sợ hăi điên khùng. Sợ hăi điên khùng là bệnh tinh thần, sợ hăi mà điên cuồng. Do tâm thần sợ hăi điên cuồng, thần khí không liễm, tinh thần bất an, v́ thế “Khởi ngoạ bất an”, bản của Thành Vô Kỷ là Khởi ngoạ, các bản khác đều viết “ Ngoạ khởi”. T́m trong văn hiến cổ đại th́ đều ghi là “Ngoạ khởi bất an”( 卧起不安)Nằm, dậy gường không an, Chi tử thị thang chứng, Chi tử hậu phác thị thang chứng cũng ghi là ngoạ khởi bất an. V́ quá hoảng loạn mà hàng loạt vấn đề xuất hiện, không chỉ về tinh thần mà cả thể chất, liệu có thể ngủ ngon? Đương nhiên là không, điều này có thể suy ra. Sợ hăi mà lại cuồng loạn, nằm, dậy giường không yên, tứ chi hỗn loạn, không ngủ là vấn đề tồn tại. Điều trị bệnh này như thế nào? Bệnh này do hoả nghịch, nghịch là không thuận, trị liệu nên dùng Quế chi khứ Thược dược gia Độc tất Mẫu lệ Long cốt cứu nghịch thang, hậu thế gọi là thang Cứu nghịch.
Chứng vong dương khác với chứng vong thận dương của thiếu âm, vong thận dương cần dùng thang Tứ nghịch, dùng Phụ tử, Can khương, ở đây không thể dùng, v́ vong dương ở đây là vong tâm dương, tâm dương vong, v́ thế thần của tâm biến hoá, thần không yên, thần li khai thân thể, đồng thời xuất hiện những chứng trạng tinh thần. Ở đây có một số vấn đề tranh luận, khi phát hiện sợ hăi cuồng loạn, chính là biểu hiện của vong dương, đây là vấn đề cần thừa nhận, vong ở đây là vong tâm dương, điều này không cần tranh luận. Điều tranh luận là tại sao trong phương thang điều trị lại gia vị Độc tất. Thang Quế chi khứ Thược dược dễ giải thích, “Thái dương bệnh hạ chi hậu, mạch xúc hung măn giả, Quế chi khứ Thược dược thang chủ chi” (太阳病下之后,脉促胸满者,桂枝去芍 药汤主之), thang Quế chi khứ thược dược lại chính là thang Quế chi Cam thảo, đây lại chính là phương thang dùng để bổ tâm dương, gia Khương, táo để điều hoà doanh vệ, chính là trị chứng hung măn (chứng đầy ngực). Phương thang này cũng giống như vậy, v́ tâm dương đă bị hư tổn, Dùng Quế chi Cam thảo bổ tâm dương, Khương Táo điều hoà doanh vệ, gia Long cốt Mẫu lệ để liễm thần. Đây là một phương diện. Tại sao lại gia thêm Độc tất? Vị Độc tất là vị thuốc có tác dụng trừ đàm, trừ ẩm, dược tính khá mạnh, dùng điều trị bệnh sốt rét, dược tính gần giống vị Thường sơn. Thường sơn và Độc tất đều có tác dụng trừ đàm, khứ thuỷ, khứ ẩm, trị chứng sốt rét, tại sao lại dùng Độc tất mà không dùng Thường sơn? Có nhà chú thích cho rằng là v́ chứng hoả nghịch, chính là để tán hoả tà; Cũng có nhà chú thích nói rằng chính là mục đích trừ đàm lợi thuỷ. Không ngoài hai loại ư kiến này. Người viết cho rằng, phương thang này gia vị Độc tất là rất có đạo lư. Bệnh này, vong dương nên sợ hăi cuồng loạn, nằm ngồi không yên, trên thực tế có điểm giống chứng tâm thần phân liệt. Tâm dương hư tổn, chính khí của tâm không đầy đủ, trong ngực dễ sản sinh đàm ẩm. Hiện nay thường nói đến đàm mê tâm khiếu, trong tạp bệnh cũng có chứng đàm mê tâm khiếu, trong ôn bệnh cũng đề cập đến các vị thuốc phương hương khai khiếu để khai mở tâm khiếu. Tâm dương đă bị hư tổn, âm khí nắm quyền, như vậy sẽ sinh đàm ẩm, đàm ẩm này tất nhiên sẽ ảnh hưởng tâm thần, v́ thế mà phát sinh kinh cuồng. Như vậy để thấy rằng, bệnh này thuộc chứng vong dương đồng thời xen lẫn đàm, v́ thế thang Quế chi khứ Thược dược gia Độc tất Mẫu lệ Long cốt, một mặt bổ tâm thần, một mặt trấn tĩnh an thần, một phương diện chính là trừ đàm, sau khi trừ khứ được đàm ẩm, tâm thần không bị ảnh hưởng, bệnh sẽ có những biến chuyển tốt. Người viết có một phương thang dùng điều trị chứng tinh thần phân liệt, trong đó có vị Độc tất trụng nước sôi khoảng từ 4 đến 6gram, trong thang c̣n có các vị Đại hoàng, Hoàng liên, Viễn chí, Xương bồ. Phương dược này trị chứng tinh thần phân liệt kèm theo nhiệt tính, nhiệt đàm, hiệu quả rất tốt. Sau khi uống thuốc này có hai vấn đề cần chú ư, một vấn đề là nôn, một vấn đề là đi tả, có trường hợp là thượng thổ hạ tả, thổ ra đàm, đi tả ra chất dính như dạng hồ, một lúc sau mọi chuyện sẽ tốt. Phương này thu được hiệu quả tuyệt vời. Vị thuốc Độc tất trụng trong nước nóng, căn cứ theo t́nh huống của cơ thể bệnh nhân mà dùng từ 4 đến 6 gram, để có hiệu quả, sau khi uống thuốc tinh thần của bệnh nhân sảng khoái, có khi đêm không ngủ ngon, mất ngủ, nhiều khi đánh chửi người ta rồi vứt đồ đạc, uống thuốc xong thấy ổn định hơn.V́ vậy không nên cho rằng vị Độc tất chỉ có tác dụng tả hoả, mà c̣n là vị thuốc trừ đàm, dùng điều trị chứng đàm mê tâm khiếu, v́ đàm mà tạo thành chứng sợ hăi cuồng loạn của tâm, vị thuốc này là một vị thuốc tốt. Căn cứ theo nhận xét của Trần Tu Viên, hai vị thuốc Long cốt và Mẫu lệ đều có tác dụng hoá thuỷ, cũng không phải hoàn toàn là thuốc thu liễm, là thuốc trấn kinh an thần, phải chú ư đến tác dụng hoá thuỷ của nó, tuy tác dụng hoá thuỷ lợi ẩm của nó không quá lư tưởng, nhưng cũng chính là điểm cần phải nói đến. Nếu dựa theo quan điểm của Trần Tu Viên, ba vị thuốc Long cốt, Mẫu lệ và Độc tất, Long cốt, Mẫu lệ không những trấn kinh an thần, tiềm tàng thu liễm thần khí, mà c̣n giúp Độc tất khứ đàm hoá thuỷ, ư kiến này thật là hoàn chỉnh. Do đó, thang Cứu nghịch chính là bổ tâm dương, là thang thuốc bổ hư tổn, ngoài ra thang dược c̣n có tác dụng trấn kinh an thần, trừ khứ đàm thuỷ, đây chính là chứng trong hư có xen lẫn thực. Phương thang này trước tiên sắc vị Độc tất giảm đi 2 thăng nước, nhất định phải sắc vị Độc tất trước, không được sắc chung tất cả các vị thuốc cùng lúc. Ở đây sử dụng Độc tất là 3 lạng, lượng sử dụng khá lớn, nhưng chính là, “sắc c̣n 3 thăng, uống lúc thuốc c̣n ấm 1 thăng”, v́ thế 3 chỉ Độc tất mỗi lần uống 1 thăng thuốc , cũng là mỗi lần uống 1 chỉ Độc tất, theo cách sắc thuốc hiện nay, 1 thang thuốc sắc 2 lần, đầu tiên uống nước sắc lần thứ nhất, sắc lần thứ hai, lúc này lượng Độc tất khi sử dụng nên giảm đi một phần, cho nên người viết cho rằng lượng Độc tất sử dụng vào khoảng từ 1 tiền đến 1 tiền bán (khoảng từ 4 đến 6 gram). Khi dùng cần dùng nước nóng để trụng vị Độc tất (gọi là chần qua nước nóng).
113 形作伤寒,其脉不弦紧而弱。弱者必渴, 被火者必谵语。弱者发热、脉浮,解之当汗出。愈。 C119
113 H́nh tác thương hàn, kỳ mạch bất huyền khẩn nhi nhược. Nhược giả tất khát, bị hoả giả tất chiêm ngữ. Nhược giả phát nhiệt, mạch phù, giải chi đương hăn xuất. Dũ. C119
Điều này giảng về ôn bệnh không thể dùng hoả kiếp hăn (dùng lửa bức bách xuất mồ hôi). “H́nh tác thương hàn”, là biểu hiện của chứng trạng tựa như thương hàn, trên thực tế không phải là chứng thương hàn. Không phải là thương hàn mà lại giống thương hàn, đây là chứng gần giống thương hàn, trước đây chúng ta đă nói đến thương hàn theo nghĩa hẹp, hiện tại bệnh này giống chứng thương hàn, trên thực tế là không phải. Vậy là bệnh ǵ? Như ôn bệnh lúc sơ khởi, có phát sốt, đau đầu, thậm chí ớn lạnh nhẹ, những chứng trạng nêu trên rất giống thương hàn, nhưng không phải là chứng thương hàn, chính là bệnh ôn. “Kỳ mạch bất huyền khẩn nhi nhược” (其脉不弦紧而弱), thương hàn mạch chính là huyền khẩn, mạch của bệnh ôn tương đối là mạch nhược, không huyền khẩn mà mạch nhược, nhược chính là từ đối chiếu so sánh của huyền khẩn. Không phải là chứng thương hàn nên mạch không khẩn, Quế chi nhị gia Việt t́ nhất thang không giống như là một tài liệu để tham khảo ư, phát sốt sợ lạnh, nóng nhiều lạnh ít, mạch vi nhược, là không có dương nên không thể phát hăn. “Nhược giả tất khát” (弱者必渴) mạch nhược tất khát nước, “Nhược giả phát nhiệt” (弱者发热), mạch nhược th́ khát và phát sốt và đây chính là bệnh ôn. Bệnh ôn th́ phải chiếu theo phép trị liệu của bệnh ôn, dùng thuốc ngọt lạnh hay cay mát (Cam hàn hay tân lương), cần phải chiếu cố âm khí. “Bị hoả giả tất chiêm ngữ” (被火者必谵语) thêm hoả (vào ôn bệnh) tất nói nhảm, Nếu như dùng một số phương pháp điều trị bằng lửa, không phù hợp với phương pháp điều trị bệnh ôn, nếu bệnh tà ôn nhiệt gia thêm hoả liệu (liệu pháp bằng lửa), hoả có thể hỗ trợ dương, đều là bức bách xuất hăn (kiếp hăn), đă tổn thương âm lại tổn hại dương, bệnh nhân tất sẽ nói mê sảng, v́ thuỷ trong vị bị suy kiệt, v́ thế nên nói nhảm. Vừa rồi có một đồng chí đặt câu hỏi, những phương pháp trị liệu bằng lửa rất lợi hại, chẳng lẽ lại không có bệnh nào được dùng lửa để trị bệnh sao? Hoả liệu là liệu pháp vật lư, những phương pháp như đốt kim, nung ngói, hơ bằng ngải diệp, những thứ này không phải không sử dụng. Chúng ta nói không sử dụng , chính là đối với thương hàn hoặc biểu tà ôn bệnh, không nên sử dụng các phương pháp phát hăn này. Đối với các chứng hàn lănh, lưng đùi đau v́ lạnh, hoặc đau bụng tiêu chảy v́ lạnh, dùng lửa hơ nóng, chườm nóng đều là những điều có thể làm, không sai, v́ thế cần phải phân biệt để xử lư.
114 太阳病,以火熏之,不得汗,其人必躁, 到经不解,必清血,名为火邪。C120
115 脉浮热甚,反灸之,此为实。实以虚治, 因火而动,必咽燥唾血。C121
114 Thái dương bệnh, dĩ hoả huân chi, bất đắc hăn, kỳ nhân tất táo, đáo kinh bất giải, tất thanh huyết, danh vi hoả tà. C120
115 Mạch phù nhiệt thậm, phản cứu chi, thử vi thực. Thực dĩ hư trị, nhân hoả nhi động, tất yết táo thoá huyết. C121
Hai điều này tŕnh bày về hoả tà có thể động huyết, hai điều này chính là đối nhau, một điều tŕnh bày nhiệt gây tổn thương âm lạc, một điều tŕnh bày nhiệt gây tổn thương dương lạc. Nhiệt gây tổn thương âm lạc, th́ cần thanh huyết, đại tiện ra máu; Nhiệt gây tổn thương dương lạc, “tất yết táo thoá huyết” (必咽燥唾血) tất họng khô ọc ra máu, máu ra từ trên. V́ thế hoả tà thương nhân động huyết, động huyết ở âm lạc và động huyết ở dương lạc khác nhau. “Thái dương bệnh, dĩ hoả huân chi” (太阳病,以火熏之), thái dương bệnh là biểu chứng, dĩ hoả huân chi (dùng lửa hun xông), chính là để phát hăn (xuất mồ hôi). Một lần hun xông có thể xuất hăn, ở đây lại có t́nh huống “bất đắc hăn”, không xuất hăn, uất nhiệt của dương không xuất ra, lại tăng thêm sức mạnh của dương nhiệt. Kiếp hoả có thể khiến người ta xuất hăn (mồ hôi), có thể khiến xuất rất nhiều hăn, không phải đă được nói rơ ở tiết trước? “Thái dương bệnh nhị nhật, phản táo, phản uất kỳ bối, nhi đại hăn xuất” (太阳病二日,反躁,反熨其背,而大汗出), v́ thế hoả kiếp khiến cho xuất đại hăn (nhiều mồ hôi). Nhưng ở tiết này lại hoàn toàn tương phản, “dĩ hoả huân chi, bất đắc hăn” (以火熏之,不得汗)dùng lửa hun xông, không xuất mồ hôi, xuất đại hăn (rất nhiều mồ hôi) là một loại h́nh thức, không xuất mồ hôi lại là một loại t́nh huống. Không xuất mồ hôi, nhiệt tà không thể thoát ra, nóng của lửa hun xông, lại hỗ trợ sức mạnh của dương tà, dương uất không tuyên phát, v́ thế “kỳ nhân tất táo” (其人必躁)làm cho bệnh nhân nóng vội, nóng vội bất an. “Đáo kinh bất giải” (到经不解) đến ṿng kinh không giải, v́ là Thái dương bệnh, Thái dương bệnh khi đă dùng hoả hun xông, lại không xuất mồ hôi, đă qua 7 ngày, gọi là bảy ngày hết một ṿng, “Thái dương bệnh, đầu thống chí thất nhật dĩ thượng tự dũ giả, dĩ hành kỳ kinh tận cố dă”( 太阳病,头痛至七日已上自愈者,以行其经尽故也)Thái dương bệnh, chứng đau đầu sau bảy ngày là tự khỏi, là do bệnh đi hết một ṿng kinh mạch , sau 7 ngày lại trở lại thái dương kinh, là bệnh tà đi hết một ṿng kinh, chính khí hồi phục, tà khí thoái lui, bệnh đă được giải trừ, hiện tại đă đến ngày thứ 7, v́ tà khí không thể đi hết kinh mạch, cho nên các chứng trạng phát sốt, đau đầu, bực bội bất an không hết. Nhiệt không có đường ra, hoả nhiệt gây bệnh, gây tổn thương âm lạc ở dưới, “tất thanh huyết” (必清血), thanh cũng cùng ư là thanh “圊” là nhà vệ sinh, chính là đi đại tiện. Đại tiện ra máu, chứng đại tiện ra máu này, theo ư của Trương Trọng Cảnh là thày thuốc không cần điều trị, nên biết rằng “danh vi hoả tà” (名为火邪), tên của bệnh này là hoả tà; Do hun xông, khiến dương nhiệt bế uất, mồ hôi không xuất được, dương nhiệt không tuyên tán mà đi vào trong công lư (công kích vào trong), gây tổn thương âm lạc ở dưới, nhiệt bức bách huyết, khiến đại tiện ra máu. Đại tiện ra máu cũng là một bệnh, nguyên nhân ở đây là do hoả gây ra, ư tại ngôn ngoại (ẩn ư), chúng ta xử lư vấn đề này c̣n cần trị hoả tà, và cần phân biệt với chứng đại tiện ra máu. Đây chính là hoả nhiệt đă gây tổn thương âm lạc. Điều C121, “Mạch phù nhiệt thậm, thử vi thực” (脉浮热甚,此为实), mạch phù, c̣n phát nhiệt nhiều, là biểu hiện của chứng biểu thực, v́ không xuất mồ hôi, là biểu tà thực của kinh thái dương. Biểu tà chống cự, dương khí không tuyên phát, v́ thế bệnh nhân phát sốt mạch phù, nếu như, “thực dĩ hư trị” (实以虚治) Dùng phép bổ hư để điều trị thực chứng, là chứng biểu thực, dương khí uất kết, c̣n dùng phương pháp trị dương hư để trị liệu, “nhi phản cứu chi”
(而反灸之). Bản của họ Triệu có chữ “Nhi” (而), Bản của họ Thành th́ mkhoong có chữ này (nhi) Khi cứu dùng ngải trụ, ngải là thuốc thông dương, khi hăm hạ th́ dùng phép cứu, khi dương khí hư dùng phép cứu, cứu có thể sinh dương, thông dương. Hơ nóng (cứu), “Nhân hoả nhi động” (因火而动), v́ hoả của ngải cứu mà động huyết, “tất yết táo thoá huyết” (必咽燥唾血), tất nhiên sẽ phát sinh họng khô, khạc huyết, đây chính là biểu hiện của dương lạc bị tổn thương.
Chúng ta kết luận. “H́nh tác thương hàn, kỳ mạch bất huyền khẩn nhi nhược”, (形作伤寒,其脉不弦紧而弱)sốt thương hàn, mạch không huyền khẩn mà nhược, đây chính là ôn bệnh tựa như thương hàn, không thể dùng lửa để điều trị. Như vậy, Ma hoàng Quế chi những vị thuốc ôn nhiệt này có thể dùng hay không? Cũng không thể dùng, dùng Ma hoàng, Quế chi điều trị chứng phát sốt mà khát nước cũng giống như ngộ hoả (dùng nhầm hoả pháp). Hai tiết dưới đây, một tiết không xuất hăn, tiết thứ hai cũng không đề cập đến phát hăn, trong hai tiết có một tiết nói về tổn thương âm lạc, một tiết nói về tổn thương dương lạc, trọng điểm là tại động huyết, động huyết do ngộ hoả.
 
Reply with a quote
Replied by Trường Xuân (Hội Viên)
on 2023-12-06 21:52:41
Từ Điều 116 đến điều 120
116 微数之脉,慎不可灸,因火为邪,则为烦逆,追虚逐实,血散脉中,火气虽微,内攻有力,焦骨伤筋,血难复也。C122
Điều 116. Vi sác chi mạch, thận bất khả cứu, nhân hoả vi tà, tắc vi phiền nghịch, truy hư trục thực, huyết tán mạch trung, hoả khí tuy vi, nội công hữu lực, tiêu cốt thương cân, huyết nan phục dă. C122
Điều này giảng về chứng hư nhiệt ngộ dụng (dùng nhầm) phép cứu mà gây ra biến chứng động huyết.
Các y gia hậu thế gọi điều này là tứ tự chân ngôn (Thần chú 4 kư tự)). “Vi sác chi mạch, thận bất khả cứu”, mạch sác chủ về nhiệt, “Sác mạch vi dương nhiệt khả tri, trực tướng quân tướng hoả lai y ” (数脉为阳热可知,直将君相火来医) Mạch sác là thuộc dương nhiệt... nhưng ở đây lại thấy mạch vi, là mạch sác mà vô lực, đây gọi là mạch vi sác. Loại mạch này chính là do hư nhiệt, và thường thuộc nội thương, chính khí không đầy đủ. V́ thế “thận bất khả cứu” (cẩn thận không được dùng phép cứu), câu này nhắc nhở người thày thuốc phải cẩn thận, không thể dùng phép cứu cho những bệnh nhân có mạch vi sác. Tại sao? Những người bệnh này nguyên là chính khí hư nhược, không có uất khí, chứng trạng phát sốt chính là vấn đề của tự thân âm dương bất hoà, không phải do ngoại tà. Dùng phép cứu là trợ dương, có thể động dương, bệnh đă là hư nhiệt, chính khí hư hoặc âm hư hữu nhiệt, lại sử dụng phép cứu, “nhân hoả vi tà, tắc vi phiền nghịch” (因火为邪,则为烦逆), dùng phép cứu chẳng những không trừ được bệnh, mà lại tạo thành một nhân tố gây bệnh (hoả tà). Phiền nghịch, ư của người viết không cần nói quá cụ thể, phiền là tâm phiền, nghịch là ẩu nghịch, là nói theo ư hẹp, ư của người viết là, “Nhân hoả vi tà, tắc vi phiền nghịch” phiền là có nghĩa là nhiệt, nghịch có nghĩa là hoả nghịch.
V́ hoả tà dẫn đến chứng hoả nghịch, cũng không nên giới hạn ở chứng trạng trên. Mà cần t́m hiểu “truy hư trục thực” (追虚逐实) truy hư chính là truy t́m diễn biến của hư chứng, trục thực là truy t́m diễn biến của thực chứng. Mạch vi sác vốn là mạch của hư chứng, nguyên bản thuộc âm hư hữu nhiệt, hiện tại dùng ngải hoả để cứu, là tăng thêm hư, làm cho âm phận càng hư thêm, truy trục có nghĩa là tăng thêm. Tuy là nhiệt chứng, nhưng nhiệt ở đây căn bản là hư nhiệt, không phải là thực nhiệt, nay lại dùng phép cứu là tăng thêm thực, hư nhiệt đă biến thành thực nhiệt. Ở đây nói lên hai vấn đề, một là tăng thêm hư, hai là tăng thêm thực, đây được gọi là, “nhân hoả vi tà” (因火为邪)do cứu sai nên hoả là bệnh tà. Theo cách này, tổn hại chính khí của bệnh nhân là rất nghiêm trọng, quả thật chính là “huyết tán mạch trung” (血散脉中), tán là tiêu tán, tiêu tan trong mạch, ở phần trên nói đến đại tiện hạ huyết, khác huyết (khạc ra máu), chính là nói đến xuất huyết, ở đây tuy không thấy xuất huyết, nhưng huyết đă bị tiêu tán trong mạch, huyết cũng chịu ảnh hưởng như đại tiện hạ huyết và khạc nhổ huyết như ở phần trên, cũng bị ảnh hưởng tương đương (như tiện huyết, thoá huyết), nên huyết cũng đă bị tổn thương.
Phần dưới nhấn mạnh “Nhân hoả vi tà”
( 因火为邪) v́ hoả (do cứu) là hoả tà khiến mọi người chú ư đến vấn đề này.
“Hoả khí tuy vi, nội công hữu lực”( 火气虽微,内攻有力) có ư nói lực của hoả khi dùng phép cứu tuy nhỏ yếu, nhưng lực công phạt của nó đối với huyết dịch, âm khí, tân dịch trong cơ thể rất mạnh. Có thể đạt đến mức độ nào? “Tiêu cốt thương cân, huyết nan phục dă” (焦骨伤筋,血难复也) Ở đây có điểm nói quá (khoa trương) khô xương, gân thụ thương. Tại sao như vậy? “huyết nan phục dă” (血难复也) huyết dịch khó khôi phục. Gân xương là tầng trong cùng của ngũ thể (gân, mạch, b́, nhục cốt) là kết cấu chủ yếu của hệ vận động, hoả tà gây tổn thương huyết dịch, huyết bị tiêu tán trong mạch, đương nhiên v́ thế huyết không c̣n đầy đủ, huyết chủ về tưới nhuần chất dinh dưỡng, hiện tại huyết bị tiêu tán, tác dụng tưới nhuần chất dinh dưỡng không c̣n, v́ thế nên gọi hoả này là “tiêu cốt thương cân”.
“Tiêu cốt thương cân” là một cách nói khoa trương, chính là có ư nói đây là một bệnh tệ hại, rất khó khôi phục. Văn pháp cổ đại có một câu 4 chữ, tức là có 4 từ trong một câu, trong b́nh mạch biện mạch lư, c̣n có mỗi câu 4 từ. Căn cứ theo khảo chứng của một số học giả. Cho rằng loại cổ văn 4 chữ một câu nguyên là lời thoại của Trương Trọng Cảnh, có nơi lại cho rằng của Vương Thúc Hoà biên tập, điều này vẫn c̣n tranh luận.
Như mọi người đều biết Trương Trọng Cảnh rất chú trọng đến việc bảo vệ dương khí, nhưng thật ra không tuyệt đối là như vậy, Trương Trọng Cảnh cũng rất coi trọng huyết dịch. Hăy xem trong tiết này, đối với việc coi trọng huyết dịch, đă nhắc nhở nhiều lần và nói về những nguy hại của nó “Hoả khí tuy vi, nội công hữu lực, tiêu cốt thương cân, huyết nan phục dă” Câu văn này rất hữu ích, do đó không được làm tổn thương âm, khi dùng thuốc không được gây tổn thương huyết dịch. Ư nghĩa này cần được phát huy, không chỉ có việc dùng ngải hoả gây tổn thương âm là vấn đề, dùng thuốc cũng như vậy, các vị thuốc táo nhiệt như Phụ tử, Can khương, Xuyên ô cũng có ư nghĩa có hoả, (khi sử dụng sai) cũng gây động huyết, tổn thương huyết dịch, chỉ khác là không thấy ra máu. Ba điều gồm có: Một là đại tiện hạ huyết, hai là khạc huyết, ba là huyết tiêu tán trong mạch. Loại thứ ba là loại tệ hại nhất, huyết tiêu tán trong mạch, là loại tổn thương huyết dịch cực kỳ nghiêm trọng.
116 脉浮,宜以汗解,用火灸之,邪无从出,因火而盛,病从腰以下必重而痹,名火逆也。C123
116 Mạch phù, nghi dĩ hăn giải, dụng hoả cứu chi, tà vô ṭng xuất, nhân hoả nhi thịnh, bệnh ṭng yêu dĩ hạ tất trọng nhi tí, danh hoả nghịch dă. C123
Điều này tŕnh bày sự h́nh thành và biểu hiện lâm sàng của chứng hoả tí.
Mạch phù, là bệnh ở biểu. Bệnh ở biểu cần phải phát hăn để giải trừ biểu tà, “dụng hoả cứu chi”( 用火灸之) dùng lửa để cứu (hơ nóng), chính là điều trị sai lầm, “tà vô ṭng xuất” (邪无从出)bệnh tà không theo xuất ra ngoài, v́ cứu là hỗ trợ dương, v́ thế tà không xuất ra được, chẳng những tà không xuất ra, mà dương khí càng mạnh hơn, “nhân hoả nhi thịnh” (因火而盛)v́ hoả mạnh, nên biểu tà che phủ (uất bế) dương khí. Một là không xuất hăn, hai là biểu dương thịnh, dương thịnh sẽ không truyền xuống dưới, v́ sao không thể hạ đạt (truyền xuống dưới), v́ dương khí đều ở trên, bên trên là dương, bên dưới là âm. Dương quá nhiều che lấp ở trên (ủng thịnh), bên dưới không được dương khí sưởi ấm, như vậy “bệnh ṭng yêu dĩ hạ tất trọng nhi tí” (病从腰以下必重而痹), là từ eo lưng trở xuống, tứ chi trầm trọng mà tí, tí nghĩa là tê liệt mất cảm giác.
Tiết này phù hợp với tiết C116, “cố kỳ hăn, ṭng yêu dĩ hạ bất đắc hăn” (từ eo trở xuống không xuất hăn) v́ sao tiểu tiện không tự chủ, tiểu tiện bất lợi, chân sợ gió, các chứng trạng này cần liên kết lại để xem xét, chính là chúng có ư nghĩa tương đồng. Dương khí ủng thịnh ở bên trên, không thể truyền xuống dưới, h́nh thành âm dương không thể cấu thông (nối liền) âm dương trên dưới không thể nối tiếp nhau, bên dưới không được dương khí ôn thông, sưởi ấm, v́ thế nên “tất trọng nhi tí”(nặng nề tê liệt).
Điều bên trên nói về huyết, điều này nói về khí, dương thuộc khí, dương khí ủng thịnh ở trên, cơ chế bệnh là không thể truyền xuống dưới. Chẳng những dụng hoả trị liệu dẫn đến như vậy mà dùng thuốc trợ dương cũng sẽ xuất hiện vấn đề này. Người viết có dịp thăm khám cho một bệnh nhân nam, bị bệnh liệt dương, thày thuốc trước đó cho rằng dương nuy là dương hư, v́ thế trị liệu chủ yếu là trợ dương, dùng các vị thuốc như Phụ tử, Lưu hoàng, bệnh nhân càng uống càng liệt, đó là phép bổ không trị được bệnh liệt trong trường hợp này. Sau khi thăm khám, thực tế bệnh là chứng dương uất không phải dương hư, dương khí quá mạnh, không truyền xuống dưới. Dùng Long đảm tả can, Đại sài hồ, khai thông dương khí, mọi việc dần dần tốt đẹp. Tương tự như tiết này, “bệnh ṭng yêu dĩ hạ tất trọng nhi tí” (Bệnh từ eo trở xuống nặng nề tê liệt), nguyên tắc là giống nhau. Chúng ta đă học qua 《Nội kinh》 “Nuy luận” (Liệt dương trong nội kinh) Trị chứng nuy cần phải làm ǵ? “诸痿皆因肺热生,阳明无病不能成”“Chư nuy giai nhân phế nhiệt sinh, dương minh vô bệnh bất năng thành”, (Mọi chứng liệt đều do phế nhiệt, dương minh không bệnh th́ không thành chứng liệt) v́ dương minh là bể chứa thuỷ cốc, bệnh ở dưới mà cầu ở trên. V́ thế chứng liệt dương, hạ chi ma tí bất nhân (tê liệt hạ chi) thường do nóng ở trên, doanh vệ khí huyết tân dịch không thể truyền xuống dưới, xuất hiện chứng hạ nuy (liệt phần dưới). v́ thế không nên chỉ chú trọng vào chứng nuy ở dưới, mà cần chú ư bên trên (bệnh hạ cầu thượng), xem bên trên dương khí có ủng thịnh (tắc nghẽn), phế khí có truyền đạt xuống dưới, doanh vệ tân dịch có thể truyền xuống dưới hay không. Phải dựa theo những lư luận này để tiến hành phân tích, không nên chỉ thấy bên dưới mát lạnh, mà cho là chứng hư hàn để rồi nhanh chóng dùng Phụ tử, Can khương. Không nên coi điều này chỉ là vấn đề của hoả cứu, là vấn đề của hoả nghịch, trên thực tế, từ quan điểm bệnh lư, điều này có tính phổ quát rất cao.
116 欲自解者,必当先烦,乃有汗而解。何以知之?脉浮,故知汗出解也。C124
116 Dục tự giải giả, tất đương tiên phiền, năi hữu hăn nhi giải. Hà dĩ tri chi? Mạch phù, cố tri hăn xuất giải dă. C124
Điều này tiếp nối điều trên tŕnh bày cơ hội tự giải của bệnh.
Tật bệnh có cơ hội xoay chuyển tự giải trừ bệnh “Dục tự giải giả”, nhưng muốn giải trừ bệnh cần phải có điều kiện, có phản ảnh của mạch và chứng. Nếu hoả tà đang suy, chính khí có dấu hiệu khôi phục, có thể khiến tà khí xuất ra biểu, v́ thế “tất đương tiên phiền” (必当先烦), trước tiên có cảm giác tim phiền nóng, sau đó là xuất hăn (mồ hôi), hăn xuất là bệnh được giải trừ. “何以知之?” “Hà dĩ tri chi”? Làm sao để biết người đó đă khỏi bệnh?, “Mạch phù, cố tri hăn xuất giải”, mạch lại phù, mạch phù là chủ về tà khí c̣n ở biểu, chính khí kháng cự bệnh tà ở biểu, đă xuất hăn để có cơ hội tự giải trừ bệnh. Tự ḿnh xuất hăn, cũng có điểm giống như chiến hăn (rùng ḿnh xuất hăn), nhưng không có cảm giác lạnh, đầu tiên là phiền nóng (nóng khó chịu), sau đó xuất hăn và tự giải trừ bệnh. Điều này nói về chứng hoả nghịch tuy thành chứng tí (tê liệt), nếu trong một thời gian tương đối dài, chính khí tự khôi phục, hoả tà tự giảm nhẹ, chính khí trục (xua đuổi) tà ở biểu, xuất hăn để giải trừ bệnh.
117 烧针令其汗,针处被寒,核起而赤者,必发奔豚。气从少腹上冲心者,灸其核上各一壮,与桂枝加桂汤,更加桂二两也。C125
117 Thiêu châm lệnh kỳ hăn, châm xử bị hàn, hạch khởi nhi xích giả, tất phát bôn đồn. Khí ṭng thiểu phúc thượng xung tâm giả, cứu kỳ hạch thượng các nhất tráng, dữ Quế chi gia Quế thang, canh gia Quế nhị lạng dă. C125
Phương thang Quế chi gia quế
Khí ṭng tề nghịch hiệu bôn đồn
Thiêu châm lệnh hăn khải bệnh nguyên
Chỉ thủ Quế chi thang bản vị
Tái gia nhị lạng quế chi toàn
Trong thang Quế chi, gia Quế 2 lạng. cộng là 5 lạng, c̣n lại theo như phương pháp sắc uống của thang Quế chi.
Điều này tŕnh bày chứng trạng và trị liệu chứng bôn đồn do phương pháp thiêu châm để xuất hăn gây ra.
Thiêu châm là đốt kim, đốt cho kim đỏ lên rồi sau đó châm vào người, chỉ để khiến người đó đổ mồ hôi. Phần sau có một tiết, thái dương thương hàn gia ôn châm, ôn châm cũng là một loại, cả hai đều làm người ta sợ hăi. Tôi không biết bạn đă bao giờ điều trị bằng phương pháp đốt kim chưa. Tôi đă từng trải qua, thật là đáng sợ, châm kim hơi sợ, nhất là đối với trẻ em. Kim đốt đỏ và châm vào huyệt. Người lớn cũng sợ nhưng thực sự là không đau. Tôi bị châm hai kim, thời gian ở nông thôn, lúc đó đùi tôi bị mụn nhọt, thiêu châm hai kim bây giờ vẫn c̣n dấu vết, tôi nghĩ cũng đau, thực ra không quá đau nhưng tôi rất hoảng sợ. Thời cổ đại phương pháp trị liệu này được sử dụng rất phổ biến, Trương Trọng Cảnh cũng mô tả việc này trong “Thương Hàn Luận”, không phải là vấn đề ngẫu nhiên mà là thấy khá nhiều lần.
“Thiêu châm lệnh kỳ hăn, châm xử bị hàn, hạch khởi nhi xích giả”, ở điểm thiêu châm, có cảm giác rất nóng, sau khi châm lại cảm thụ một chút hàn tà, như vậy lỗ châm kim nổi lên một hạch mầu đỏ. Quá tŕnh này cần phải nắm vững, thày thuốc dùng thiêu châm, mục đích là để bệnh nhân xuất hăn, đây cũng có thể là thương hàn hay ngoại cảm, sau khi thiêu châm, nơi châm lại bị lạnh, làm sao biết là bị lạnh, bởi v́ “hạch khởi nhi xích” lỗ kim có hạch đỏ nổi lên.. Như vậy sẽ phát chứng bôn đồn. Bôn đồn là tên một chứng của thời cổ đại, đó là, “khí ṭng thiểu phúc thượng xung tâm”,khí từ bụng dưới xông lên đến tâm. Từ đầu, người bệnh không có bệnh này, từ khi thiêu châm nổi hạch đỏ th́ phát chứng bôn đồn, xuất hiện “khí ṭng thiểu phúc thượng xung tâm” (气从少腹上冲心)Khí từ bụng dưới xung lên tim. Điều trị chứng này như thế nào? “Cứu kỳ hạch thượng các nhất tráng”, dùng lá ngải hơ nóng trên hạch đỏ, hơ nóng mỗi hạch một tráng, tại sao lại là mỗi hạch một tráng? V́ khi châm không phải chỉ châm một chỗ, cũng có thể châm 3 kim hoặc nhiều hơn, không phải chỉ có một lỗ kim, mỗi lỗ kim đều cần được cứu (hơ nóng), mỗi hạch cứu 1 tráng, thế nào gọi là một tráng, thời gian cứu là bao lâu? Thời gian hơ nóng là một tráng, một tráng là một lần, khi cứu bệnh nhân có cảm giác rất đau, khi có cảm giác đau tệ hại là được, cứu hết một điếu lá ngải là có thể được. Sau đó cần phải uống thuốc, dùng thang quế chi gia quế, trên cơ sở thang Quế chi gia thêm Quế chi 2 lạng.
Bây giờ nói về Bôn đồn là ǵ, tại sao sau khi thiêu châm lại phát sinh chứng bôn đồn? Phát sinh hội chứng bôn đồn có hai phương diện. Một là như trong 《Kim quỹ yếu lược》: “bệnh hữu bôn đồn ……ṭng kinh phát đắc chi” (病有奔豚……从惊发得之), một là gặp sợ hăi dễ bị bệnh bôn đồn. Khi thiêu châm để xuất hăn, người bị châm rất dễ hoảng sợ, khi sợ hăi, khí không đầy đủ, khí sẽ loạn, “Nộ tắc khí thượng, hỉ tắc khí hoăn, bi tắc khí tiêu, khủng tắc khí hạ, kinh tắc khí loạn” (怒则气上,喜则气缓,悲则气诮,恐则气下,惊则气乱)Giận th́ khí thượng(lên) , vui th́ khí hoà hoăn (chậm) buồn th́ khí tiêu tán, sợ th́ khí hạ, hăi th́ khí loạn, ưu tư th́ khí kết, loạn là tán loạn, v́ thế khi con người sợ hăi tâm khí sẽ tán loạn. V́ tâm thuộc hoả, trấn giữ ở bên trên, khi tán loạn th́ lục thần vô chủ, khí lạnh ở hạ tiêu, chính là khí bôn đồn, cũng chính là khí của thận, thừa dịp hư tổn mà xông lên trên, bệnh này từ dưới đáy hướng lên trên. Phương diện thứ hai là dựa trên những chứng trạng cụ thể, nổi hạch đỏ, lỗ châm kim bị lạnh, với các chứng trạng hiện tại, có thể có cảm nhiễm nhẹ. Tà khí đă theo lỗ châm kim xâm nhập, khiến cho thận khí phát động. Người xưa cho rằng, lỗ châm kim thụ hàn, hàn là hàn tà, hàn khí này cấu kết với hàn của cơ thể chính là âm hàn ở hạ tiêu. Cho nên chúng phát động khí bôn đồn thượng xung. Nơi châm bị lạnh kết hợp với sợ hăi, nên đă đủ để phát sinh bệnh cơ bôn đồn.
Bôn đồn có ư nghĩa như thế nào? Căn cứ theo Sào Nguyên Phương trong 《Chư bệnh nguyên hậu luận》 “Bôn đồn giả, thị khí hạ thượng du tẩu, như bồn chi bôn, cố viết đôn bồn.”( 奔豚者,是气下上游走,如豚之奔,故曰奔豚。) Bệnh bôn đồn, khí từ dưới đáy đi lên rồi lại xuống, như con lợn chạy, giống một con lợn nhỏ, đồn là con lợn nhỏ, chạy như con lợn nhỏ là chạy rất nhanh.
Bệnh biểu hiện trên lâm sàng, và không phải là một bệnh quá hiếm. Khí này đi qua đâu th́ nơi đó khó chịu, phàm khí đó đi tới đâu th́ nơi đó không thoải mái, nhưng khi đến bụng th́ nơi này chịu được, có cảm giác vấn đề không lớn lắm, một khi khí đến tâm khẩu th́ mệt mỏi và khó thở. Xung lên ngực, xung lên tim, đến khi xung lên ngực, ngực đầy trướng, thở ngắn, hoảng hốt, khó thở, đến khi xung lên họng th́ cổ họng như bị bít kín, lúc này bệnh nhân có cảm giác “ngă hoàn liểu”, “ngă tử liễu” (我完了‛,‚我死了)tôi hết rồi, tôi chết mất, một cảm giác khủng bố sát kề với cái chết.
Người viết đă chứng kiến một trường hợp bệnh hăn hữu, lúc đang thực tập với các bạn đồng học ở y học Đông Trực môn, có một phụ nữ họ Thôi, người phụ nữ này cảm thấy có một luồng khí từ phía trong hai đùi xông lên trên, xung lên bụng gây trướng bụng, khi lên đến lồng ngực, làm tức ngực khó thở, khi luồng khí lên đến cổ họng th́ có cảm giác như cổ họng bị bít lại. Sau đó, cô vô t́nh uống một loại thuốc tây có tên là viên giảm đau, sau khi uống th́ thấy đỡ đau nên trong túi của cô có nhiều viên giảm đau, khi bệnh phát tác th́ uống thuốc giảm đau sẽ tốt hơn.
Bắt đầu từ bên trong mắt cá của bàn chân và đi lên trên, không có tài liệu nào ghi chép điều này, tôi đă t́m thấy một trường hợp như vậy trong thực tế lâm sàng. Các bạn cùng lớp hỏi đây có được coi là bôn đồn không, tôi nói có. Theo sự thật, dù sao nó cũng phải coi như bôn đồn, nó từ dưới lên trên.
Trương Trọng Cảnh nói là từ bụng xung lên tâm, tại sao ở người phụ nữ này lại từ chân xung lên? Theo ư người viết th́ chân cũng thuộc kinh mạch của Thiếu âm, bên cạnh và bên cạnh phía trong cũng thuộc kinh Thiếu âm, trường hợp này chúng ta cũng điều trị theo chứng bôn đồn.
Người viết dùng thang Quế chi gia Quế, lại cho cô uống 1,2 tiền Hắc tích đan, sau đó là 3 thang thuốc. Sau 1 tuần lễ, người nhà bệnh nhân báo cho biết uống thuốc có hiệu quả tốt. Tại sao cho bệnh nhân uống Hắc tích đan? Có hai mục đích, một là Hắc tích đan có thể nạp khí ở trên, nạp khí quy nguyên; Hai là người bệnh có rất nhiều huyết trắng, lại có điểm giống nước trắng, Hắc tích đan trị chứng huyết trắng do thận khí không kiên cố, gọi là bạch ẩm, bạch trọc.
Tại sao thang thuốc lại gọi là thang Quế chi gia Quế? Thang Quế chi như mọi người đều biết, thang Quế chi có tác dụng bên ngoài điều hoà doanh vệ, giải cơ khứ phong, bên trong điều hoà khí huyết, điều hoà khí huyết cũng chính là điều hoà tỳ vị, điều hoà tỳ vị là điều hoà âm dương. Việc gia thêm Quế chi có hai ư kiến, Phương Hữu Chấp trong 《Thương hàn luận điều biện》viết: gia Quế thị, “phi chi dă” (非枝也) gia quế là đúng, không phải gia Quế chi. Người viết cho rằng ư kiến này không đúng, v́ đề pháp (thay thế sự vật) tŕnh bày rất đúng mực, “cứu kỳ hạch thượng các nhất tráng, dữ Quế chi gia quế thang cánh gia Quế nhị lạng dă” Nếu như đúng là gia Nhục quế, th́ sẽ viết là gia Quế, gia Quế nhị lạng, phải không? Cho nên chính là, “cánh gia Quế nhị lạng”, dựa theo câu này “cánh gia quế nhị lạng” là bắt nguồn từ quế chi gia thêm 2 lạng. Nhưng trên lâm sàng khi gia quế chi có hiệu quả, gia Nhục quế cũng có hiệu quả, điều này cũng nên nói ra. Xét theo nguyên văn chính là gia quế chi, ba lạng quế chi gia thêm hai lạng, thành 5 lạng quế chi, không phải là gia Nhục quế. Bệnh này tại sao nên gia Quế chi? Tại sao Quế chi có thể trị chứng khí bôn đồn? V́ thế hy vọng mọi người xem qua 《Thần nông bản thảo kinh》, vị Quế chi có thể trị 3 khí, một là thượng khái nghịch, phàm những ǵ hướng lên trên, như khái nghịch, hồi hộp, tim đập nhanh, chỉ cần là khí từ dưới đi lên, như thượng khí khái nghịch, quế chi đều có tác dụng hạ khí. Căn cứ theo ư kiến của Trần Tu Viên, Trương Lệnh Thiều, quế chi có thể sơ tiết can, Linh quế truật cam thang, Hậu khương bán can sâm thang, Quế chi cam thảo thang, c̣n có Ma hạnh cam cao thang, c̣n có Can khương phụ tử thang, kỳ thực chính là ngũ tạng biện chứng, tạng can có vấn đề th́ tâm tỳ thận cũng đều có, vậy tạng can là ǵ? Linh quế truật cam thang, làm sao biết can khí thượng nghịch?, thuỷ tà thượng xung, thuỷ tà không lên trên được v́ tính của thuỷ là nhuận hạ (thấm nhuần ở dưới), tính của hoả là viêm thượng (nóng bốc lên), đây là đặc tính của ngũ hành, v́ thế thuỷ có thể đi lên, là phải có ǵ kích phát nó, vậy kích phát nó là ǵ? Thường là có quan hệ với tạng can. Trần Tu Viên chú giải “Thương Hàn Luận”, ông ta giải thích là do can, v́ thế quế chi có tác dụng sơ tiết can và hạ khí. Chúng tôi cho rằng Trần Thận Ngô Trần lăo sư đă dùng Tiêu dao tán, khứ Bạc hà gia Quế chi là căn cứ theo lư luận này. Quế chi có thể hạ khí, điều trị chứng khí thượng xung. Khí thượng xung dùng Quế chi. Một số nhà y học Nhật bản đă sử dụng điều này, khí thượng xung dùng Quế chi, “Thái dương bệnh, hạ chi hậu, kỳ khí thượng xung giả dữ Quế chi thang” (太阳病,下之后,其气上冲者与桂枝汤) hiểu là khí thượng xung (tràn lên) là khí văng thượng xung (đă tràn lên), kết hợp với điều văn này cho thấy Quế chi có tác dụng hạ khí, phàm khí của hạ tiêu đă lên đến đỉnh đầu, đă thượng nghịch th́ đều dùng Quế chi. Điều này là một bằng chứng rất xác thực, rất đáng tin tưởng không nghi ngờ. Thứ hai là Quế chi có thể khai mở khí kết, khí kết hầu tí (họng bị viêm đỏ đau hoặc ngứa hoặc như có dị vật), kết là ngưng kết, khí đă ngưng kết lại, tại sao trong thang Đào hạch thừa khí có Quế chi, v́ Quế chi có thể thông dương khai kết. Nó đủ khả năng khai mở khí đă kết, đủ khả năng hạ khí khi khí đă ở trên, đây chính là khí thứ hai. Thứ ba là Quế chi c̣n có tác dụng bổ trung ích khí.
Thang quế chi có tác dụng cường kiện tỳ vị, thang Quế chi Cam thảo trị chứng tim hoảng hốt, đều chính là tác dụng ích khí, ích tâm khí của Quế chi, đây là ba tác dụng về khí, v́ thế khi âm khí của hạ tiêu thượng nghịch, thượng xung, âm xâm phạm dương, dùng vị thuốc Quế chi có ư nghĩa rất lớn. Một vị thuốc khả năng bổ tâm dương. Thang Quế chi Cam thảo có thể bổ tâm dương, lần này liều lượng đă được tăng lên, 3 lạng thành 5 lạng, gần như tăng gấp đôi so với vị Thược dược, v́ thế có tác dụng hạ khí, tác dụng bổ tâm vượt trội, những vị thuốc này c̣n điều hoà tỳ vị, điều hoà âm dương, nhấn mạnh tác dụng hạ khí, tác dụng thông dương, tác dụng bổ tâm nổi bật của vị Quế chi, v́ thế nó có thể điều trị bệnh này. Cho nên, lần trước khi đề cập đến chứng Mai hạch khí. Cổ họng như bị tắc nghẽn, nôn không ra, nuốt không xuống, như có vật ǵ nghẹn trong cổ họng, ngăn cách mà không thể hạ xuống, ngay cả khi dùng các vị thuốc như Tử tô, Hậu phác, Bán hạ, Phục linh, uống vào cũng không có tác dụng, sau khi gia thêm Quế chi, Linh quế truật cam, uống xong liền hạ, V́ sao như vậy? V́ Quế chi có thể hạ khí, c̣n có thể khai kết khí, trị chứng kết khí hầu tí.
Bệnh nhân tạng tâm trên lâm sàng, tim bị loạn nhịp, đột nhiên bị nghẹn cổ họng, vị quế chi chính là thuốc đặc hiệu.
Tại sao phải cứu trên mỗi hạch một tráng? Không phải đă nói đây là hoả nghịch sao?
Chứng hoả nghịch không được tái dùng lửa, nay tiếp tục dùng lửa, không phải là mâu thuẫn sao? Chúng ta biết cứu là một phương pháp trị bệnh, bản thân phương pháp cứu không có vấn đề, mấu chốt là việc bạn sử dụng có đúng hay không. Hiện tại điểm châm kim bị lạnh, hạch đỏ nổi lên, Người xưa cho rằng đây chính là do ngoại cảm thụ hàn tà dụ phát hàn khí bên trong, hàn khí ở hạ tiêu thượng xung, bệnh này gọi là bệnh bôn đồn, dùng phép cứu để tán hàn tà ở lỗ kim châm, khiến lỗ kim không bị hàn tà quấy nhiễu, bên trong uống thang Quế chi gia quế. Thời cổ đại có phương pháp đại cứu, yêu cầu phải cứu đến bỏng da mới ngừng, cứu 5, 60 tráng để điều trị âm hàn, âm độc, cứu các vị trí huyệt như Đan điền, khí hải, Quan nguyên. Chỉ cần cứu một tráng nhẹ nhàng là được. Hiện nay chúng ta đă có một số thuốc tiêu viêm giải độc có tác dụng dự pḥng.
118 火逆,下之,因烧针烦躁者,桂枝甘草龙骨牡蛎汤主之。C126
118 Hoả nghịch, hạ chi, nhân thiêu châm phiền táo giả, Quế chi cam thảo long cốt mẫu lệ thang chủ chi. C126
Phương thang Quế chi cam thảo long cốt mẫu lệ
Nhất Quế nhị Cam bất lôi đồng
Long Mẫu quân hành nhị lạng thông
Hoả nghịch hạ chi phiền táo khởi
Giao thông thượng hạ thủ chi trung
Quế chi 1 lạng Can thảo 2 lạng Mẫu lệ 2 lạng nấu Long cốt 2 lạng
Tất cả tán nhỏ, dùng 5 thăng nước, sắc c̣n 2,5 thăng, bỏ bă, uống ấm 8 hợp, ngày uống 3 lần.
Điều này tŕnh bày chứng trạng và phép trị liệu chứng tâm dương hư phiền táo do chứng hoả nghịch gây ra.
“Hoả nghịch, hạ chi”, “hạ chi” hai chữ này không dễ lư giải, có nhà chú giải cho rằng đây là hai chữ thừa, có thể cắt bỏ. Có nhà chú giải lại cho rằng đây là hai chữ hăn chi viết nhầm thành hạ chi, v́ thế đổi hai chữ này thành chữ “hăn”.
“Nhân thiêu châm phiền táo giả”, thiêu châm chính là hoả nghịch, phiền táo (bực bội khó chịu) là giai đoạn nhẹ của kinh cuồng (sợ hăi, cuồng dại). “Y dĩ hoả bách kiếp chi, vong dương, tất kinh cuồng”(医以火迫劫之,亡阳,必惊狂) thày thuốc dùng hoả để bức bách áp đặt, vong dương, tất gây sợ hăi, ở tiết này không đạt đến mức độ kinh cuồng, v́ tâm dương bị tổn thương, tà nhiễu tâm thần, v́ thế phiền táo bất an. Cũng chính là sau khi tâm dương thương vong, tâm thần không tiềm liễm (ẩn giấu thu liễm), v́ thế mà phiền táo, chứng trạng nhẹ, không đến mức kinh cuồng, dùng thang Quế chi Cam thảo Long cốt Mẫu lệ để điều trị. Quế chi Cam thảo bổ tâm dương, Long cốt Mẫu lệ tiềm liễm thần khí, trấn tĩnh an thần để trị chứng phiền táo.
Đây chính là chứng nhẹ của thang Quế chi khứ Thược dược gia Thục tất Long cốt Mẫu lệ cứu nghịch. Căn cứ đạo lư này, trên lâm sàng trị liệu một số bệnh tâm dương hư mà thấy chứng trạng phiền táo, th́ có thể điều trị bằng thang Quế chi Cam thảo Long cốt Mẫu lệ.
119太阳伤寒者,加温针,必惊也。C127
119 Thái dương thương hàn giả, gia ôn châm, tất kinh dă. C127
Điều này tŕnh bày bệnh thái dương thương hàn dùng thiêu châm để xuất hăn, dẫn đến chứng kinh hăi hoảng sợ.
Ôn châm cũng chính là thiêu châm, thuộc vào một loại thiêu châm.
Bệnh thái dương thương hàn, không phát hăn giải biểu, lại dùng ôn châm để thủ hăn (để lấy mồ hôi), bệnh nhân nhất định sẽ hoảng sợ. Tại sao như vậy? V́ loại trị liệu bằng thiêu châm sẽ khiến người bệnh sợ hăi. Đồng thời thiêu châm không sử dụng kim nhỏ, thiêu châm dùng kim khá dài. Khi trị liệu, đốt cho đỏ kim, châm vào thân thể bệnh nhân, bệnh nhân nhất định sẽ sợ hăi, “tất kinh dă” (必惊也), ở đây “kinh” (惊) chưa hẳn là một chứng trạng, mà đúng là bệnh nhân khiếp sợ, khiếp sợ th́ tâm khí bất túc; Kinh sợ th́ khí loạn, doanh vệ khí huyết đều loạn, tâm sợ hăi sẽ dễ phát sinh một số bệnh, rất nhiều tật bệnh xuất hiện trong thời điểm này.
Một người Nhật tên là Sơn Điền Chính Chân có ư kiến nên để tiết này lên trên cùng để làm cương lĩnh (nguyên tắc chỉ đạo), bên dưới th́ nói về chứng bôn đồn, tất kinh cuồng, tất phiền táo ǵ ǵ đó chẳng hạn. Anh ta có ư kiến như vậy, và người viết nghĩ rằng ư kiến này cũng có thể tham khảo.
Mười hai tiết liên quan đến phương pháp trị liệu chứng hoả nghịch đă được giới thiệu đầy đủ. Hoả liệu là một liệu pháp vật lư cổ đại, bản thân liệu pháp này cũng không phải là vô nghĩa, nó có đủ khả năng trừ khứ hàn tí (chứng tê liệt có tính lạnh), có thể trị một số chứng đau đớn. Vấn đề là bệnh ở đâu? Và c̣n tuỳ theo bệnh, việc dùng hoả liệu chữa các bệnh trong 12 tiết vừa nêu là ngộ trị (điều trị sai). V́ thế Trương Trọng Cảnh tổng kết các bài học về vấn đề này, bộ sách “Thương Hàn Luận” có mặt tích cực và mặt tiêu cực, vấn đề của hai phương diện đó đều hiện hữu. Chúng ta học 12 tiết này, không nên học một cách tiêu cực, hăy suy nghĩ ra ngoài các câu chữ, mở rộng nó, rút ra các suy luận và mở rộng các nguyên tắc, đây chính là ư nghĩa căn bản của 12 tiết chúng ta học tập hôm nay.
120 太阳病,当恶寒发热,今自汗出,不恶寒发热,关上脉细数者,以医吐之过也。一二日吐之者,腹中饥,口不能食;三四日吐之者,不喜糜粥,欲食冷食,朝食暮吐,以医吐之所致也,此为小逆。C128
120 Thái dương bệnh, đương ố hàn phát nhiệt, kim tự hăn xuất, bất ố hàn phát nhiệt, quan thượng mạch tế sác giả, dĩ y thổ chi quá dă. Nhất nhị nhật thổ chi giả, phúc trung cơ, khẩu bất năng thực; Tam tứ nhật thổ chi giả, bất hỉ mi chúc, dục thực lănh thực, triêu thực mộ thổ, dĩ y thổ chi trí dă, thử vi tiểu nghịch. C128
Điều này tŕnh bày hội chứng của vị khí hư hàn v́ ngộ thổ (dùng phép thổ sai lầm)
Thái dương bệnh, là phải sợ lạnh phát sốt, hiện tại đă tự xuất hăn, cũng không sợ lạnh, phát sốt, biểu chứng không c̣n. V́ biểu chứng đă hết, cho nên có mồ hôi, biểu tà đă giải trừ nên không sợ lạnh phát sốt. Nhưng quan thượng mạch tế sác, nên hiểu câu này một cách linh động, không nên quá cứng nhắc. Người này dạ dày (vị) có vấn đề, bộ quan là bộ vị mạch để xem về tỳ vị, mạch quan bộ tế sác, sác mà vô lực, sác chủ về có nhiệt, mạch tế sác là thuộc hư nhiệt, không phải là nhiệt chân chính, thực tế là vấn đề của vị khí hư. “Dĩ y giả thổ chi quá dă” (以医吐之过也), chính là thày thuốc dùng thổ pháp quá sai, thế nào là quá sai? V́ bệnh nhân mạch bộ quan tế sác, mạch bộ quan tế sác là biểu hiện của vị khí thụ thương.
“Nhất nhị nhật thổ chi giả, phúc trung cơ, khẩu bất năng thực, tam tứ nhật thổ chi giả, bất hỉ mi chúc, dục thực lănh thực, triêu thực mộ thổ” (一二日吐之者,腹中饥,口不能食,三四日吐之者,不喜糜粥,欲食冷食,朝食暮吐), không đếm ngày một cách máy móc một hai ngày hay ba bốn ngày. Làm sao để hiểu? Có nghĩa là sau khi ngộ thổ (dùng phép thổ nhầm) t́nh trạng bệnh có nhẹ có nặng, một hai ngày là bệnh nhẹ, bụng đói mà không thể ăn, ba bốn ngày là bệnh nặng hơn một chút, không thích ăn cháo nhừ, thích ăn đồ lạnh, sáng ăn chiểu thổ. “Dĩ y thổ chi quá dă” (以医吐之过也)quá là quá sai, chính là sai lầm. Sai lầm có thể tạo thành chứng hậu ǵ? Rất nhỏ, rất nhanh nói là mạch tế sác, tế sác là bệnh mạch, không phải là mạch b́nh thường; Mạch đập rất nhanh và không có lực, chính là vị khí hư. “Nhất nhị nhật thổ chi giả” (ẩu thổ 1,2 ngày), vị bị tổn thương tương đối nhẹ, v́ thế bệnh nhân c̣n cảm giác đói, (phúc trung cơ, đỗ tử lư nga) đều có nghĩa là có cảm giác đói bụng, nhưng miệng không thể ăn, không thể nuốt, không muốn ăn. Đây là biểu hiện của sau khi ngộ thổ vị khí bị tổn thương, tổn thương của vị khí tương đối nhẹ, nên bụng c̣n cảm giác đói, nhưng miệng không thể ăn. Loại mạch tế sác này sẽ c̣n đề cập đến ở phần sau, “sác vi khách nhiệt bất năng tiêu cốc” (数为客热不能消谷)mạch sác ở đây là khách nhiệt nên không có khả năng tiêu hoá ngũ cốc, phần sau sẽ tổng kết. V́ thế loại mạch sác này không phải là vị nhiệt thực sự, chính là hư tính hưng phấn của vị khí sau khi bị tổn thương, cho nên Trương Trọng Cảnh gọi đây là khách nhiệt, trên thực tế chính là dương khí hư. Loại sác mà tế, sác mà vô lực “sác” là giả tượng, hàm ư là vị khí đă hư tổn, v́ thế không thể ăn. Tóm lại. Trong bụng c̣n biết đói, cho nên vị khí tuy đă thụ thương, nhưng tổn thương không quá nặng.
“Tam tứ nhật thổ chi giả” (Ẩu thổ 3,4 ngày), bệnh đă nặng hơn rồi, bệnh nhân này sẽ không thích cháo nhừ. Cháo nhừ chính là cháo nóng, ngay cả cháo lỏng mà nóng cũng không muốn uống, anh ta bị khô? “dục thực lănh thực” (muốn ăn thực phẩm lạnh), có ư muốn một chút ǵ mát lạnh. ăn thực phẩm lạnh rồi, có ư vui và muốn ăn thêm, sáng ăn th́ chiều thổ ra, thực phẩm chưa tiêu hoá nhiều. Tại sao bệnh nhân không thích cháo nhừ lại thích thực phẩm lạnh? V́ vị hư nhiệt nên thích ăn thực phẩm mát lạnh, nhưng sau khi ăn dương khí thực sự của anh ta, dương của vị quản là hư, không thể tiêu hoá, v́ thế cuối cùng lại thổ ra, buổi sáng ăn buổi tối thổ. Sáng ăn tối thổ là biểu hiện của hàn, ăn vào thổ ngay là biểu hiện của nhiệt. Trên thực tế, phần trước giảng về vị (dạ dày) hư hàn, phần này nặng hơn so với phần trước. ở phần trước bụng biết đói mà miệng không thể ăn, không thổ, trường hợp này tuy thích ăn một chút thực phẩm mát lạnh nhưng sáng ăn chiều lại nôn ra, c̣n ăn vào và c̣n thổ ra, “dĩ y thổ chi sở trí dă” (以医吐之所致也) Do thày thuốc thổ nhầm mà thành bệnh, trường hợp này là do thày thuốc dùng nhầm phép thổ gây tổn thương vị khí, chính khí của vị đă tổn thương và chính là nguyên nhân h́nh thành bệnh. Đây là điều trị ngược, là điều trị sai lầm.
Tại sao lại gọi là tiểu nghịch, trường hợp này gọi là tiểu nghịch không gọi là đại nghịch, gọi là tiểu nghịch, hoả nghịch sao không thêm chữ tiểu? V́ tính chất tốt của phép thổ, tính chất của khí là hướng thượng, hướng ra ngoài, v́ thế nó có tác dụng giải biểu. Tại sao thổ lại có thể giải biểu? V́ khi bệnh nhân thổ, là vị khí hướng lên trên, hướng ra ngoài mà thổ, khi thổ bệnh nhân cũng rất tự nhiên mà xuất một chút hăn, đây chính là biểu hiện hướng ra ngoài của khí, v́ vậy nó (thổ pháp) đă giải được biểu tà (do xuất hăn). Nhưng bên trong đă thụ thương, chính là biểu (bên ngoài) đă hoà mà lư (bên trong) chưa hoà, biểu tuy đă giải, nhưng vị mạch tế sác, quan thượng mạch tế sác, trong bụng đói mà không muốn ăn, sáng ăn chiều thổ, ở đây khí của vị khí bất hoà, gọi là tiểu nghịch. Trên thực tế đây là chứng trạng của vị hư hàn, sau khi ngộ thổ vị khí hư hàn rồi, đừng xét đến mạch sác của nó, mạch sác cũng chính là hư hàn.
 
Reply with a quote
Replied by Trường Xuân (Hội Viên)
on 2023-12-08 21:10:26
Từ điều 121 đến điều 125
121 太阳病吐之,但太阳病当恶寒,今反不恶寒,不欲近衣,此为吐之内烦也。C129
121 Thái dương bệnh thổ chi, đăn Thái dương bệnh đương ố hàn, kim phản bất ố hàn, bất dục cận y, thử vi thổ chi nội phiền dă. C129
Điều này tiếp nối điều trên, giảng về Thái dương bệnh sau khi ngộ thổ (dùng nhầm thổ pháp) xuất hiện hội chứng táo nhiệt của dương minh vị bất hoà.
Thái dương bệnh đă ngộ thổ, thổ đúng là ngộ thổ (v́ Thái dương bệnh phải dùng hăn pháp). Đương nhiên Thái dương bệnh đang sợ lạnh, “kim phản bất ố hàn” (今反不恶寒)Bây giờ lại không sợ lạnh, sau khi thổ bệnh nhân không c̣n sợ lạnh, không sợ lạnh là biểu tà đă được giải trừ.
Biểu tà đă giải th́ bệnh đă hoàn toàn khỏi chưa? Chưa khỏi. Không muốn mặc nhiều quần áo, chính là biểu hiện của sợ nóng, bệnh nhân không những không sợ lạnh, ngược lại c̣n sợ nóng. Đây là biểu hiện của lư nhiệt (nóng ở trong), v́ “thổ chi nội phiền dă” (吐之内烦也), là sau khi thổ, tân dịch trong vị (dạ dày) bị tổn thương, vị khô táo sẽ phát sinh nội phiền, đây chính là dương minh đă có vấn đề.
Điều này và điều C71 “Phát hăn hậu, ố hàn giả, hư cố dă; Bất ố hàn, đăn nhiệt giả, thực dă. Đương hoà vị khí, dữ Điều vị thừa khí thang”
(发汗后,恶寒者,虚故也;不恶寒,但热者,实也。当和胃气,与调胃承气汤)Sau khi phát hăn, ghét lạnh, là hư chứng; Không ghét lạnh, là thực chứng, nên hoà vị khí với thang Điều vị thừa khí, hai điều này có điểm chung.
Sự t́nh chính là mọi việc đều phân thành hai, “phát hăn hậu, ố hàn giả, hư cố dă”, sau khi phát hăn có hư, có dương hư; “Dă hữu, bất ố hàn, đăn nhiệt giả, thực dă” (也有‚不恶寒,但热者,实也) Cũng có, không sợ lạnh, nhưng nóng, là thực chứng, thuộc về vị táo nhiệt thành thực chứng. V́ thế chứng thổ này cũng có hai phương diện. Chứng thổ của điều C128 là vị hàn (dạ dày bị lạnh). Vị hàn cũng có giả tượng, giả nhiệt, thích ăn thực phẩm mát lạnh. Nhưng sau khi ăn, buổi sáng ăn th́ đến tối thổ ra. Đây là biểu hiện của vị yếu nhược, vị yếu nhược đă thành nhiệt. Biểu tà giải rồi, cũng giống như thế, thổ có tác dụng giải biểu. Nhưng sau khi thổ th́ vị dịch bị tổn hại, vị dịch bị khô, người bệnh này không muốn mặc nhiều quần áo, anh ta sợ nóng. V́ thế gọi biểu hiện này là nội phiền, nội là chỉ về kinh dương minh, dương minh vị khí đă khô nóng (táo nhiệt). Đây là một loại phiền nhiệt, không phải hư chứng, trên danh tự cũng là đồng dạng. Có được dùng Điều vị thừa khí để hoà vị khí không, có thể dùng. V́ thế, điều 128 và điều 129 chính là hai điều tương phản, một là hư hàn, một là nhiệt.
122 病人脉数,数为热,当消谷引食,而反吐者,此以发汗,令阳气微,隔气虚,脉乃数也。数为客热,不能消谷,以胃中虚冷,故吐也。C130
122 Bệnh nhân mạch sác, sác vi nhiệt, đương tiêu cốc dẫn thực, nhi phản thổ giả, thử dĩ phát hăn, lịnh dương khí vi, cách khí hư, mạch năi sác dă. Sác vi khách nhiệt, bất năng tiêu cốc, dĩ vị trung hư lănh, cố thổ dă. C130
Điều này là tổng kết, giải thích bệnh cơ sáng ăn chiều thổ, mạch sác.
“Bệnh nhân mạch sác, sác vi nhiệt”(病人脉数,数为热),bệnh nhân mạch sác, mạch sác là nhiệt, nhiệt có thể thay đổi biến hoá vật, “đương tiêu cốc dẫn thực”(当消谷引食), có thể tiêu hoá ngũ côc, dẫn là tiến, Có thể uống thực phẩm và ăn nhiều hơn, nhưng hiện tại, “nhi phản thổ giả” (而反吐者)mà lại ẩu thổ, tại sao lại thổ? “Thử dĩ phát hăn, lịnh dương khí vi” (此以发汗,令阳气微。) Là do sau khi phát hăn “dương khí vi, cách khí hư”(阳气微,膈气虚) , cách bao gồm lồng ngực và hoành cách mô, vị quản (khoang dạ dày) nên dương khí suy vi, khí của hoành cách mô đă hư tổn th́ thấy mạch sác, đây là mạch sác sau khi dương khí hư.
Mạch sác ở đây không phải là thực nhiệt. mà chính là một hiện tượng của hư chứng. Chính khí đă hư tổn, có khi cũng xuất hiện mạch sác, mạch đập nhanh. Loại mạch sác này thường là có các đặc điểm là mạch tế mà sác, mạch vi mà sác, mạch sác vô lực , không phải mạch sác hữu lực, và đều là mạch sác mà vô lực, mạch “sác” ở đây là hiện tượng giả nhiệt, sản sinh theo tiền đề dương khí vi, (hung) cách khí suy. Nhiệt này không thực sự là nhiệt, chính là khách nhiệt, khách nhiệt chính là giả nhiệt, không có khả năng tiêu hoá ngũ cốc. V́ thế “vị trung hư lănh, cố thổ dă” (胃中虚冷,故吐也), bản chất chính là trong dạ dày hư lănh (hư yếu và lạnh). V́ thế nên phát sinh ẩu thổ.
Mặc dù điều này đề cập đến việc đổ mồ hôi, “Thử dĩ phát hăn, lịnh dương khí vi, cách khí hư” (此以发汗,令阳气微,膈气虚) phát hăn khiến dương khí suy vi, khí của hung cách hư tổn, sau khi ngộ thổ dương khí của vị đă hư, mạch lúc này cũng thấy sác.
Đây là bệnh có tính chất hư tổn, tâm tạng đă hư, đă hư rồi đúng ra tim phải đập chậm, nhưng có lúc nhịp đập lại nhanh; Vị đă bị hư tổn, có lúc mạch đập cũng nhanh. loại mạch nay không có ḱnh lực. V́ thế Trương trọng Cảnh là người đầu tiên cho rằng mạch tế sác ở quan thượng là mạch vô lực, tế mà có lực sao? Mạch tế sác vô lực. Khách nhiệt là giả nhiệt, nó không phải là nhiệt chân chính, v́ thế không thể tiêu hoá ngũ cốc, trên thực tế đây là vị hàn (dạ dày lạnh).
123 太阳病,过经十余日,心下温温欲吐,而胸中痛,大便反溏,腹微满,郁郁微烦。先此时,自极吐下者,与调胃承气汤。若不尔者,不可与。但欲呕,胸中痛,微溏者,此非柴胡证,以呕故知极吐下也。C131
123 Thái dương bệnh, quá kinh thập dư nhật, tâm hạ ôn ôn dục thổ, nhi hung trung thống, đại tiện phản đường, phúc vi măn, uất uất vi phiền. Tiên thử thời, tự cực thổ hạ giả, dữ Điều vị thừa khí thang. Nhược bất nhĩ giả, bất khả dữ. Đăn dục ẩu, hung trung thống, vi đường giả, thử phi sài hồ chứng, dĩ ẩu cố tri cực thổ hạ dă. C131
Điều này giảng về chứng trạng và điều trị Thái dương bệnh quá kinh truyền biến dẫn đến biến chứng do ngộ thổ hạ (dùng nhầm phép thổ hạ), và giám định phân biệt với chứng Tiểu sài hồ thang. Đoạn văn này sẽ phân thành 3 đoạn nhỏ để giải thích.
Đoạn thứ nhất miêu tả bệnh tà của Thái dương truyền vào bên trong (lư), đoạn thứ hai phản ảnh một số biểu hiện khi thổ hạ mạnh (cực độ), đoạn thứ ba là bệnh này có nhiều điểm tương tự như Thiếu dương chứng, nhưng không phải Thiếu dương chứng, v́ thế không thể dùng thang Sài hồ. Nhưng điều này không dễ giải thích, nhiều nhà chú giải đều công nhận như vậy. Tiền Thiên Lai giải thích khá tốt điều này trong 《Thương hàn tố nguyên tập》các bạn có thể xem qua sách này.
Thái dương bệnh đă qua hơn mười ngày, chính là biểu chứng đă ngừng, đă đi qua kinh Thái dương, truyền đến kinh khác. Xuất hiện tâm hạ uẩn uẩn (uẩn: giận) (ôn giống uẩn) có chứng trạng muốn thổ, uẩn uẩn, là diện mạo hối hận, là tâm lư phiền loạn. Đầu tiên truyền đến đâu? V́ lồng ngực là phần của Thái dương, ở gần Thái dương, nên vị trí tà khí nhập lư đầu tiên là lồng ngực. Tà khí ở lồng ngực sẽ ảnh hưởng cơ thể, xuất hiện tâm lư phát phiền, hoảng hốt, như là một triệu chứng khi buồn nôn. Đồng thời tà khí khiến lồng ngực không thuận lợi, lồng ngực cũng bị đau.
“腹微满,郁郁微烦” (Phúc vi măn, uất uất vi phiền) Bụng trướng nhẹ, bực bội khó chịu, tà khí vào trong, khí bên trong bất hoà, cho nên xuất hiện bụng trướng nhẹ, c̣n u ám khó chịu, đây là hiện tượng nhiệt. Nếu như đă kết lại thành thực chứng th́ phân sẽ khô. Tuy bụng hơi trướng đầy, khó chịu, chỉ là nhiệt tà ngưng kết, nhưng phân lại nát, đúng là thực tế phân lại lỏng mà không khô, vậy điều này phản ảnh vấn đề ǵ? Vấn đề ở đây là tà khí chưa luyện kết lại thành thực chứng, chưa đến mức độ dương minh vị gia thực (thực chứng ở dạ dày và ruột). Và như vậy, không cần dùng đến thang Điều vị thừa khí.
Đoạn thứ hai, “nhược bất nhĩ giả” (若不尔者) nếu không như thế, tức là không phát hiện chứng h́nh nêu trên (loại h́nh chứng trạng) có liên quan đến bệnh tà Thái dương nhập lư, lúc này bệnh nhân sẽ nôn dữ dội, v́ trước khi có bệnh chứng này đă dùng phép thổ hạ, phép thổ hạ có nhẹ có nặng, chữ"cực" này nên giảng là từ "tận", cái thứ muốn nôn đến tột cùng tức là không dùng phép thổ thông thường, ngược lại c̣n rất mạnh. Như thế, bệnh nhân này vị khí đă thụ thương. Không những vị khí thụ thương, quan trọng hơn nữa là tân dịch trong vị (dạ dày) cũng đă bị tổn hại, dẫn đến tâm hạ có cảm giác buồn nôn, nhưng phân lại c̣n nát. Đúng là trong vị có nhiệt, phân lại c̣n nát. Trong vị dù nhiệt nhưng không thành táo nhiệt, tà khí thừa hư nhập lư, có thể xuất hiện đau trong ngực, cũng có thể xuất hiện bụng trướng đầy nhẹ. Vị khí bất hoà, tân dịch trong vị bị hư tổn, tân dịch không thể điều tiết vị khí, vị khí bị táo (khô táo), có lúc buồn bực phiền muộn. Như vậy phải làm ǵ? Khác với thực tà truyền nhập của Thái dương, chứng trạng có thể có điểm tương đồng, nhưng bản chất bất đồng, một là chưa thổ ra, là tà truyền nhập; Một là đă thổ ra. Phải làm thế nào? Trương Trọng Cảnh nói “与调胃承气汤” (Dữ điều vị thừa khí thang). Cho bệnh nhân uống một chút thang Điều vị thừa khí, uống ít một, thang Điều vị thừa khí chính là điều hoà vị, không phải là thang tả hạ phân khô cứng. Cho bệnh nhân uống một chút thang Điều vị thừa khí, điều hoà vị khí, để giải quyết chứng buồn bực phiền muộn, muốn nôn ở tâm hạ (vị). “Nhược bất nhĩ giả, bất khả dữ” (若不尔者,不可与) nếu không như thế, th́ không dùng (Điều vị thừa khí) , là nói về phần phía trên khi chưa nôn hạ th́ không cần dùng thang Điều vị thừa khí. Đây chính là ư nghĩa của đoạn thứ hai.
Đoạn thứ ba, “Đăn dục ẩu, hung trung thống, vi đường giả, thử phi Sài hồ chứng, dĩ ẩu cố tri cực thổ hạ dă” (但欲呕, 胸中痛,微溏者,此非柴胡证,以呕故知极吐下也) Đây là đoạn văn do Trương Trọng Cảnh tự ghi lại. Phần trên là hai phương diện, một là bệnh tà của Thái dương truyền nhập, hai là sau khi ẩu thổ tạo thành, cuối cùng nói, “Đăn dục ẩu, hung trung thống, vi đường giả” (但欲呕, 胸中痛,微溏者), là tổng hợp các hội chứng ở phần trước, cho biết người này luôn nghĩ đến việc nôn mửa, ngực vẫn đau và phân vẫn hơi lỏng, khá giống với hội chứng buồn nôn và nôn mửa của Sài hồ thang chứng ở bệnh Thiếu Dương, “Thử phi Sài hồ chứng”(此非柴胡证) nhưng đó không phải là Sài hồ chứng. Từ Thái dương truyền vào cũng được, từ sau khi ẩu thổ cũng được, nếu không phải Sài hồ chứng th́ không được dùng thang Tiểu sài hồ. Thang Tiểu sài hồ không thể giải quyết vấn đề này, v́ tà khí không truyền đến kinh Thiếu dương dưới cạnh sườn, mà chính là ở lồng ngực và bụng.
Bên dưới “Dĩ ẩu cố tri cực thổ hạ dă” (以呕故知极吐下也) Do ẩu thổ mà biết là nôn nhiều, đồng thời v́ có chứng ẩu thổ mà biết vị khí thụ thương. Bởi v́ sau khi ẩu thổ nhiều th́ vị khí thụ thương; Hoặc là bệnh tà của Thái dương truyền vào, vị khí bị thương. Nếu như vị khí thụ thương do ngộ thổ ngộ hạ, từ đó suy ra, biết bệnh nhân này đă thổ hạ nhiều, trước đây đă thổ tệ hại, đă tả hạ nghiêm trọng, vị khí đă thụ thương, tạo thành chứng trạng ẩu thổ do vị khí bất hoà.
Điều này được phân thành 3 đoạn để giải thích, một là bệnh tà của Thái dương truyền nhập vào, hai là ngộ trị (điều trị nhầm), thổ hạ quá mạnh, dẫn đến một số t́nh huống tà khí truyền vào trong, vị khí bất hoà do ngộ thổ ngộ hạ có thể dùng thang Điều vị thừa khí. Bệnh tà quá kinh của Thái dương truyền vào trong th́ không sử dụng thang Điều vị thừa khí. Đồng thời cũng không cần uống thang Tiểu sài hồ. Chứng ngộ thổ này, cũng chính là kết hợp với phần trên. Ngộ thổ, chính là cực thổ, nghiêm trọng hơn một chút so với chứng thổ b́nh thường.
124 太阳病六七日,表证仍在,脉微而沉,反不结胸,其人发狂者,以热在下焦,少腹当硬满,小便自利者,下血乃愈,所以然者,以太阳随经,瘀热在里故也。抵当汤主之。C132
124 Thái dương lục thất nhật, biểu chứng nhưng tại, mạch vi nhi trầm, phản bất kết hung, kỳ nhân phát cuồng giả, dĩ nhiệt tại hạ tiêu, thiểu phúc đương ngạnh măn, tiểu tiện tự lợi giả, hạ huyết năi dũ, sở dĩ nhiên giả, dĩ Thái dương tuỳ kinh, ứ nhiệt tại lư cố dă. Để đương thang chủ chi. C132
Phương thang Để đương
Đại hoàng tam lạng Để đương thang
Lư chỉ nhâm xung bất chỉ quang
Manh điệt Đào nhân các tam thập
Công kỳ huyết hạ định kỳ cuồng
Thuỷ điệt 30 con, nấu Manh trùng 30 con, nấu bỏ chân cánh Đào nhân 20 hạt, bỏ vỏ và đầu nhọn Đại hoàng 3 lạng, tẩm rượu
4 vị trên tán mạt vụn, dùng 5 thăng nước, nấu c̣n 3 thăng, bỏ bă uống ấm 1 thăng, nếu không hạ uống tiếp.
125 太阳病,身黄脉沉结,少腹硬,小便不利者,为无血也;小便自利,其人如狂者,血证谛也,抵当汤主之。C133
125 Thái dương bệnh, thân hoàng mạch trầm kết, thiểu phúc ngạnh, tiểu tiện bất lợi giả, vi vô huyết dă; Tiểu tiện tự lợi, kỳ nhân như cuồng giả, huyết chứng đế dă, Để đương thang chủ chi. C133
Hai tiết này thảo luận về biện chứng luận trị chứng súc huyết (ứ huyết tích tụ) nặng và giám định phân biệt với chứng thấp nhiệt phát hoàng (vàng da).
Đây là bút pháp đâu đầu thời nhà Hán. “Sở dĩ nhiên giả, dĩ Thái dương tuỳ kinh, ứ nhiệt tại lư cố dă” (所以然者,以太阳随经,瘀热在里故也), đây là một câu trong ngoặc, một câu do Trương Trọng Cảnh ghi lại. Đây là nguồn gốc của bệnh “Thái dương bệnh lục thất nhật” (太阳病六七日) lúc này biểu chứng vẫn tồn tại, biểu chứng c̣n , tại sao mạch vi mà trầm, lại không kết hung? Kết nối này có vẻ đột ngột, theo nhận định của những người nổi tiếng trong quá khứ, th́ ở chỗ này phải có một quá tŕnh ngộ hạ, bên dưới “Phản bất kết hung” (反不结胸) lại không kết hung, kết nối với bên trên. Bởi v́ “Bệnh phát vu dương, nhi phản hạ chi, nhiệt nhập nhân tác kết hung” (病发于阳,而反下之,热入因作结胸). Bệnh phát Thái dương biểu, nếu lại tả hạ, thường h́nh thành thuỷ và nhiệt kết lại với nhau thành chứng kết hung, hiện tại ngược lại không kết hung, tà khí tuy đă từ biểu nhập lư, nhưng chính là chúng không kết lại thành chứng kết hung. Vậy th́ đă biến thành bệnh ǵ? Điều này tiếp tục ở hạ tiêu, nói rằng “Mạch vi nhi trầm” (脉微而沉) là mạch không phù, từ mạch phù biến thành mạch trầm, mạch trầm chủ bệnh ở lư, như vậy bệnh đă ở bên trong.
“Kỳ nhân phát cuồng” (其人发狂者)bệnh nhân đă phát cuồng, là không kiềm chế, tinh thần hưng phấn. Những hành động la hét, đánh người, phá phách, bỏ chạy, hú hét, không biết thân sơ, những hành động này gọi là phát cuồng.
Nhiệt kết ở hạ tiêu, chính là biểu tà của Thái dương với nhiệt truyền nhập uất kết với nhau ở hạ tiêu, v́ thế bụng dưới ngạnh măn là bụng dưới cứng và trướng đầy.
Làm sao để biết bụng bệnh nhân cứng? Thày thuốc phải dùng tay khám bụng, đầy bụng là trướng đầy, như thế nào là tâm hạ măn, đau bụng, đau cứng bụng dưới, tất cả đều phải dùng tay khám bụng. T́m hiểu tính chất của trướng đầy, cơ bụng mềm hay cứng, thích ấn nắn hay không thích ấn nắn. Bụng dưới cứng đầy, mạch trầm, phát cuồng, đây là vấn đề thực chứng ở hạ tiêu, không phải là vấn đề của hư chứng. Thực chứng của hạ tiêu không ngoài hai loại, một là ngưng kết của thuỷ, hai là sự ngưng kết của huyết. Lúc này cần chẩn đoán phân biệt. “Tiểu tiện tự lợi giả” (小便自利者), nếu tiểu tiện không có vấn đề, chứng đầy cứng bụng dưới này không do súc thuỷ, mà là do ngưng tụ của huyết.
“Hạ huyết năi dũ” (下血乃愈), phải dùng thuốc công hạ tụ huyết th́ bệnh sẽ khỏi. Trường hợp này không thể dùng thang Đào hạch thừa khí. Chứng trạng chủ yếu của thang Đào hạch thừa khí là bụng dưới ngưng kết cấp tính, huyết tự hạ, sau khi hạ sẽ khỏi bệnh, và c̣n có cơ hội tự giải. V́ nhiệt và huyết kết lại với nhau, nhiệt nhiều hơn huyết, tuy bụng dưới trướng kết, rất khó chịu, nhưng thế bệnh c̣n nhẹ chưa kiên cố vững chắc (thâm căn cố đế), nên không h́nh thành như mô tả ở điều này.
Bụng dưới đang cứng đầy, bụng dưới vừa cứng lại trướng đầy, cứng biểu hiện điều ǵ? Chính là có vật. Là đă h́nh thành ứ huyết, đă ngưng kết, nếu không dùng phép hạ th́ không thể giải quyết bệnh.
Để đương thang chứng chủ yếu là trục huyết, Đào hạch thừa khí thang chủ yếu là trục (đuổi) nhiệt, cả hai nặng nhẹ khác nhau. Điểm giám định phân biệt hai phương này trên lâm sàng chính là: Nhiệt nặng, nhiệt kết với huyết mà nghiêng nặng về nhiệt th́ dùng thang Đào hạch thừa khí; Nhiệt kết với huyết mà nghiêng nặng về ứ huyết, bụng dưới cứng đầy, bệnh nhân như phát cuồng th́ dùng thang Để đương. “Sở dĩ nhiên giả, dĩ Thái dương tuỳ kinh, ứ nhiệt tại lư cố dă”( 所以然者,以太阳随经,瘀热在里故也) Sở dĩ như vậy là do bệnh tà Thái dương theo kinh, h́nh thành ứ nhiệt bên trong. “Sở dĩ nhiên giả” (所以然者)Mặc dù là vậy, cũng cần biết tại sao như vậy, nguyên nhân của bệnh là ǵ? Tại sao mạch lại trầm, bụng dưới cứng đầy, bệnh nhân như cuồng? Biết là như vậy, nhưng cũng cần biết tại sao như vậy. Nguyên nhân của bệnh chính là do nhiệt của Thái dương theo kinh nhập lư, nhiệt kết với huyết, là nguyên do ứ nhiệt ở hạ tiêu. V́ thế, chính Trương Trọng Cảnh nói về kinh, một số người không thừa nhận kinh (mạch), làm sao có thể không thừa nhận kinh, điều đó là không thể.
Tiết 133 đă bổ sung một vấn đề, là ứ huyết c̣n làm cho thân thể có sắc vàng. Mạch ǵ? Ở trên mạch trầm mà vi, mạch ở đây trầm mà kết, mạch kết là mạch đang đập có lúc ngừng lại, mạch trầm kết là loại mạch biểu hiện của khí huyết ngưng trệ không thuận lợi.
Thân thể hiện ra sắc vàng có hai khả năng, một là do thấp nhiệt gây ra, hai là do ứ huyết. Hai loại này đều có thể xuất hiện chứng trạng bụng dưới bị cứng, mà điểm phân biệt của chứng vàng da do thấp nhiệt ngưng kết là tiểu tiện không thuận lợi, Thành Vô Kỷ chủ trương dùng thang Nhân trần hao, các y gia sau này chủ trương dùng Nhân trần ngũ linh tán. Cả hai đều có thể dùng được. Tiểu tiện bất lợi, bụng dưới cứng, thanh lợi thấp nhiệt, chứng vàng da sẽ giảm. Nếu tiểu tiện tự lợi, c̣n có thêm chứng trạng như cuồng, theo ư của Kha Cầm, chữ như trong như cuồng, không được coi như một từ xác định, nên đừng nghĩ nó thực sự là cuồng, nó chỉ có nghĩa giống như cuồng mà không phải cuồng.
Tiểu tiện tự lợi th́ không thuộc thấp nhiệt, chỉ cần loại trừ hội chứng Nhân trần hao thang, Nhân trần ngũ linh tán. Như thế điều duy nhất c̣n lại là nhiệt với ứ huyết, nhiệt với huyết kết lại. Đồng thời chứng thấp nhiệt gây vàng da chỉ có thể làm cho bệnh nhân bực bội phát phiền, không thể gây chứng phát cuồng. V́ thế khi nói tiểu tiện tự lợi, người này như phát cuồng, lúc này, chính xác là huyết chứng, đó là sự thực không sai, là hiện thực tồn tại thuộc về huyết chứng và không là ǵ khác.
Cần phải làm ǵ? Nên dùng thang Để đương để điều trị bệnh, chứng vàng da do ứ huyết khác với chứng vàng da do thấp nhiệt, vàng da do ứ huyết có màu vàng tối, ảm đạm, không tươi. Chứng vàng da do thấp nhiệt là dương hoàng, thân thể có sắc vàng của quả quất, có màu vàng sáng.
Người xưa không không mô tả quá nhiều về bệnh cơ của chứng vàng da do ứ huyết. Tại sao ứ huyết lại gây vàng da? Không thể nói chính xác như y học hiện đại, nhưng dù sao cũng biết bệnh nhân ứ huyết xuất hiện chứng hoàng đản (vàng da), không cần dùng thang Nhân trần hao, thang Chi tử bá b́, chúng đều vô hiệu, nên hạ ứ huyết, khi ứ huyết đă hạ, chứng cuồng cũng hết, bụng dưới không cứng, chứng vàng da cũng thoái lui.
Phương thang này gọi là thang Để đương, có rất nhiều phương pháp giải thích, tại sao lại gọi là Để đương? Có y gia cho rằng huyết ứ ở hạ tiêu như vậy, không có nhiều vị thuốc có thể điều trị, duy chỉ có Thủy điệt, Đại hoàng, Đào nhân, Manh trùng là những vị thuốc có thể ngăn chặn bệnh. Cũng có những y gia phản đối ư kiến này, họ cho rằng như vậy là không đúng, họ đề ra các phương như Thập táo thang, Đại kích, Nguyên hoa, Cam toại, tác dụng cũng khá mạnh, có thể so sánh với lực tiết thủy không? Tại sao họ không gọi là Để đương thang, họ gọi là Thập táo thang. Đại hăm hung thang, Đại hoàng phối Cam toại sức mạnh cũng không kém, tại sao không gọi là Để đương thang mà gọi là Đại hăm hung thang. Cuối cùng tại sao Trương Trọng Cảnh lại gọi phương này là Để đương thang? Nghiên cứu văn bản, nghiên cứu nhiều lần, thấy rằng vị Thủy điệt, Đào Hoằng Cảnh gọi nó là Chí chưởng, nó c̣n được gọi là Chí đáng. V́ Thủy điệt chính là vị Chí đáng, chí cũng chính là để, v́ thế gọi là Điệt đáng thang, trong thang này vị Thủy điệt là chủ dược, v́ thế có y gia lại goi nó là Điệt đáng thang, hiện nay nếu nói là Điệt đáng thang th́ ít người biết, mọi người do tập quán đều gọi là Để đương thang.
Bài thuốc này rất có công dụng, bài thuốc cổ phương thông kinh hoạt huyết hóa ứ, phá huyết giải ứ có thể nói là tuyệt phẩm, quan trọng hơn là có sử dụng một số vị thuốc sinh học.
Các vị thuốc sinh vật đều không phải là thuốc thực vật, như Thủy điệt, Manh trùng, là những vị thuốc sinh vật (gốc động vật). Lực phá huyết của chúng rất mạnh, mạnh hơn rất nhiều so với các vị thuốc như Đào nhân, Hồng hoa, Tam lăng, Nga truật. Ở đây cũng có một điển cố nhỏ là Thủy điệt được phát hiện khá sớm, theo “Tân tự” của Lưu Hướng, có một người tên là Chu Huệ Vương đă ăn món rau trộn, món rau trộn này không sạch sẽ. Trong món rau trộn có thủy điệt nó cong người rồi duỗi ra ḅ trong món rau trộn, người đông bắc gọi nó là con đỉa. Vua Chu Huệ thấy trong thức ăn có một con đỉa, nếu công khai chuyện này th́ người đầu bếp, sẽ bị giết. V́ vậy, ông ta cảm thấy không thể chịu nổi, ông ta c̣n ăn cả đỉa cùng rau. Sau khi ăn xong, nhà vua không nói ǵ, đến khi trời tối, vua Chu Huệ muốn đi đại tiện và bài xuất con đỉa ra ngoài.Vua Chu Huệ có bệnh đă lâu, là bệnh trong tâm phúc tức là đau dạ dày, sau khi đi tiêu ra con đỉa th́ khỏi bệnh. Theo Vương Xung viết trong “Luận hành” cho rằng con đỉa thích máu, bệnh của Chu Hồi l;à bệnh do ứ huyết huyết ứ nên khi con đỉa hút máu, bệnh tích huyết chữa khỏi. Sau khi ăn đỉa mà có thể trị được bệnh, đó là chứng ứ huyết. Từ ghi chép này, người xưa đă biết đỉa có thể hoạt huyết, khử ứ huyết.
Vị thuốc Thủy điệt có vị mặn nhẹ, vị mặn có tác dụng phá huyết. Manh trùng có vị đắng, vị khổ mà phá huyết, mặn đắng phối hợp để hoạt huyết trục ứ, lại gia thêm Đại hoàng, Đào nhân, Đại hoàng có thể gột rửa, thay cũ đổi mới phá huyết kết, vị Đào nhân hoạt lợi, có thể hành huyết khứ ứ trệ. 4 vị thuốc hợp lại có tác dụng phá huyết trục ứ rất mạnh. Khi dùng Thủy điệt phải chú ư đến vấn đề này.
Thủy điệt 30 con, sao. Manh trùng 30 con cũng sao, bỏ chân, bỏ gai. Đây là thành phần của phương thang. Dùng 5 thăng nước, sắc c̣n 3 thăng, bỏ bă uống ấm 1 thăng. “bất hạ tái phục” (不下再服) có ư là sau khi uống mà đi tả th́ không cần uống nữa. Căn cứ theo đoạn văn này, nói về hiệu quả lâm sàng của phương thang này.
Để đương thang là phương thuốc cổ, truyền lại từ thời hậu Hán. Cổ vi kim dụng, hiện tại phương thang này rất thường được sử dụng trên lâm sàng, điều trị rất nhiều bệnh do ứ tích, đồng thời c̣n có thể điều trị các bệnh đặc biệt, khiến cho mọi người kinh ngạc.
Phần dưới, người viết sẽ giới thiệu 2 trường hợp bệnh. Có một bệnh nhân họ Ngụy, người Hà nam, nữ, 30 tuổi, năm 1969 bị bệnh tâm thần phân liệt, không thể ở nhà, phải nhập viện. Bệnh viện dùng trị pháp điện và Di đảo tố (insulin), bệnh biến chuyển tốt. Nhưng không hoàn toàn khỏi bệnh, sau khi xuất viện, có cảm giác như da đầu bị căng ra như có một lớp bằng sắt. Đây là một chứng trạng đặc thù, thêm nữa lại hay quên, trí nhớ kém. Nghe thấy, nh́n thấy nhưng quên ngay. Biểu hiện của bệnh nhân là hai mắt đờ đẫn, tinh thần hờ hững, chu kỳ kinh nguyệt c̣n chuẩn xác, 28 ngày, nhưng khi hành kinh bệnh nhân đau bụng, mạch trầm hoạt, rêu lưỡi nhờn, sắc lưỡi hơi tối. ⸨Nội kinh⸩ viết: “Ứ huyết tại hạ sử nhân phát cuồng; Ứ huyết tại thượng sử nhân kiện vong” (ứ huyết ở dưới làm cho bệnh nhân phát cuồng; Ứ huyết ở trên làm cho bệnh nhân hay quên). Đồng thời bệnh nhân đau bụng khi hành kinh, mạch trầm hoạt, Lư Tần Hồ viết “Hoạt mạch vi nguyên dương khí suy, đàm sinh bách bệnh thực sinh tai. Thượng vi thổ nghịch hạ súc huyết, nữ mạch điều thời định hữu thai” (滑脉为阳元气衰,痰生百病食生灾。上为吐逆下蓄血,女脉调时定有胎。)(Mạch hoạt chủ về các chứng như khí nguyên dương suy yếu, ứ huyết gây cuồng, chủ về đàm, thực, thổ nghịch, súc huyết và là mạch có thai), căn cứ theo những t́nh huống vừa nêu, người viết cho rằng bệnh nhân có ứ huyết. Liền dùng Đại hoàng 3 chỉ, Đào nhân 4 chỉ, Thủy điệt 2 chỉ (sao), Manh trùng 2 chỉ (sao), c̣n có Bán hạ, Sài hồ, phối Sài hồ, Bán hạ để thư can trừ đàm. Sau khi uống 2 thang bệnh nhân đi tả nhẹ, đi tả không quá tệ hại, giống như có biến chuyển tốt, nhưng không rơ rệt, tả hạ cũng không quá mạnh. Sau đó, người viết chuyển phương, dùng phương bao gồm ư của thang Đào hạch thừa khí, có ư tứ của thang Quế chi phục linh hoàn, một phần có ư tứ của Thất tiếu tán, cả ba phương hợp lại. Chính là gồm các vị thuốc như Quế chi 2 chỉ, Đào nhân 4 chỉ, Đại hoàng 3 chỉ, Đan b́ 3 chỉ, Phục linh 8 chỉ, Bồ hoàng 2 chỉ, Ngũ linh chi 2 chỉ, Xích thược 2 chỉ. Chủ yếu chính là hoạt huyết. V́ sao lại dùng đến 8 chỉ Phục linh, v́ lưỡi của bệnh nhân có chất nhờn, đồng thời Phục linh có thể điều trị một số bệnh tâm thần, có thể lư khí an định tinh thần. Uống 2 thang có các vị thuốc kể trên, cộng với tác dụng có thể có của hai thang trước, (không nên chỉ xét đến tác dụng của 2 thang sau), bệnh nhân tả hạ ra phân lỏng rất hôi hám, sau khi tả hạ, chứng da đầu căng cứng như có lớp sắt được giải trừ, chứng hay quên giảm rất nhiều, lần sau gặp lại, th́ thấy thần thái, sắc mặt của bệnh nhân so với lần trước như là hai người khác nhau.Hỏi bệnh nhân, bệnh nhân cho biết sau khí uống thuốc chứng hay quên biến chuyển rất tốt, tôi hỏi tiếp là tốt như thế nào? Bệnh nhân cho rằng chứng hay quên đa hồi phục được 7,8 phần 10. Lúc này bệnh nhân nói muốn về Hà nam, người viết liền cho bệnh nhân toa thuốc Đào nhân thừa khí gia Xương bồ, Uất kim.
Trường hợp thứ hai, cũng là một bệnh nhân nữ, họ Lưu, 37 tuổi, kể rằng hai năm trước sau khi sanh bị cảm mạo, xuất hiện đau mắt, đau con ngươi mắt, mất ngủ. Ngay từ đầu đă bị bệnh đau mắt, mất ngủ. Sau đó, vấn đề không chỉ là đau mắt, xuất hiện thị lực của bệnh nhân hạ thấp, bắt đầu từ mắt phải, từ 1.2 xuống c̣n 0.1, kiểm tra ở khoa mắt được chẩn đoán là viêm thị vơng mạc loại h́nh trung tâm, tiến hành điều trị, có hiệu quả. Thị lực mắt bên phải khôi phục đến 1.0, mà mắt trái ngược lại từ 1.5 hạ xuống 0.01, là mắt trái không tốt. Kiễm tra đáy mắt, đáy mắt bị thủy thũng (phù nề).
Lúc này, bệnh nhân không đến khám bệnh ở pḥng khám tây y, cô ta t́m đến một lăo trung y, thày thuốc cho uống Thạch hộc dạ quang hoàn, sau khi uống, thị lực hạ thấp được khống chế, thị lực mắt trái thăng đến 0.08, thị lực mắt phải khôi phục đến 1.2. Nhưng lúc này lại xuất hiện một số chứng trạng, là đau ở sau lưng, bên phải bụng dưới cũng đau, khi đến kỳ hành kinh th́ hai đùi tức trướng. Đồng thời tinh thần căng thẳng.
Bệnh nhân lục (6) mạch trầm huyền, trầm hoạt, chất lưỡi đỏ thẫm ảm đạm, cạnh lưỡi phía trên có ban ứ huyết, cạnh đầu lưỡi có ban ứ huyết màu lam to bằng hạt đậu, biện chứng chính là khí huyết ứ trệ, gây nhiễu loạn tạng tâm, v́ thế tâm thần bị ứ trở mà nhiễu loạn, kinh sợ hay quên; Khí huyết ứ trệ, bất thông tắc thống, v́ thế bệnh nhân xuất hiện một số chứng trạng như đau eo lưng, đau lưng, đau bụng, đùi tức trướng. Lúc này không suy xét đến vấn đề thị lực, v́ mắt của chị ta đă tốt hơn so với trước; V́ thế đă cho bệnh nhân uống phương thang: Đào nhân 5 chỉ, Đại hoàng 3 chỉ, Đan b́ 3 chỉ, Manh trùng 2 chỉ, sao Thủy điệt 2 chỉ, Bạch thược 2 chỉ, cũng chính là thang Để đương thang gia Bạch thược, Đan b́ hai vị gia thêm để thông can. Bệnh nhân này lần thứ hai trở lại cho biết, sau khi uống thuốc khoảng 6,7 giờ, xuất hiện một cảm giác đặc thù là vùng đầu phía sau khiêu động, đồng thời xuất hiện cảm giác đau, vừa khiêu động lại vừa đau.
Ngoài ra lúc này bụng dưới cũng đau, bụng dưới đau không chịu nổi, đó là một cảm giác, đồng thời bệnh nhân đại tiện rất nhiều, nước tiểu có màu như máu, như máu lỏng (huyết trấp), từ đó về sau, bệnh nhân có cảm giác toàn thân rất thoải mái nhẹ nhàng, các loại đau đớn đều biến chuyển tốt, và điều ngạc nhiên hơn nữa là thị lực của bệnh nhân đă chuyển biến rất tốt. Trước đó không dùng thuốc điều trị thị lực cho bệnh nhân, nhưng uống vào thị lực lại tốt hơn, v́ thế bệnh nhân rất vui, thấy bệnh nhân như vậy, cho nên lần thứ hai người viết không dám dùng Để đương thang, bệnh nhân đă đại tiện phân lỏng, nước tiểu có màu như máu, th́ không dám dùng lại Để đương thang, lần thứ hai người viết dùng huyết phủ trục ứ thang gia Sung úy tử, Quyết minh tử để chiếu cố mắt của bệnh nhân. Sau khi uống hết 6 thang, bệnh nhân đến khoa mắt để kiểm tra, Vậy tại sao? Mắt chị cảm thấy rất tốt, chị sẽ t́m các chỉ số Tây y để xét nghiệm xem bệnh có đỡ không. Chỉ có những triệu chứng chủ quan không tốt, c̣n một số dấu hiệu khách quan. Khi cô ấy đến bệnh viện nơi cô ấy từng khám mắt, bác sĩ nhăn khoa biết cô ấy và nói với cô ấy rằng các vết rám ở vùng điểm vàng (hoàng ban khu) của bạn hiện đă nhẹ hơn và nhỏ hơn. Bác sĩ nhăn khoa cũng cảm thấy kỳ lạ, tại sao những vết rám lại đột nhiên mờ đi và nhỏ lại? Thị lực của cô ta khôi phục, biến chuyển tốt có quan hệ với những điều này, v́ thế cô ta nh́n mọi vật rơ ràng hơn, thị lực biến chuyển rất tốt. Sau đó cô ta lại đến, đến để kể lại t́nh h́nh của bệnh, sau cùng người viết dùng Huyết phủ trục ứ thang gia vị Tề tào, Tề tào là một loại trùng, có tác dụng sáng mắt, gia thêm Thổ miết trùng, Kê huyết đằng, Sung úy tử, sau đó, bệnh nhân uống theo đơn thuốc này vài lần và khỏi bệnh. Trong đơn thuốc này, tôi có một thu hoạch ngoài mong đợi, đó là dù là Để đương thang hay Huyết phủ trục ứ thang đều có thể chữa được bệnh viêm mắt, chữa được bệnh thị vơng mạc viêm vơng mạc trung tâm, và đây thực sự cũng không phải là chuyện lạ, v́ Nội kinh viết: “Cố nhân ngọa, huyết quy vu can” (故人卧,血归于肝)bệnh nhân nằm, máu về gan, can khai khiếu vu mục, mục đắc huyết nhi năng thị, thủ đắc huyết nhi năng nhiếp (can khai khiếu ra mắt, mắt có huyết có thể nh́n, tay có đầy đủ máu có thể cầm nắm) bệnh nhân này sau khi sanh bị cảm mạo có ứ huyết, ứ huyết không trừ khứ sẽ không sinh được máu mới,và ảnh hưởng đến mắt của bệnh nhân, v́ thế, sau khi uống thuốc hoạt huyết hóa ứ, ứ huyết được giải quyết, khi ứ huyết được giải quyết th́ huyết mới có thể nuôi mắt, can khai khiếu ra mắt, người viết cũng không biết hoàng ban khu là ở đâu, dù sao bệnh cũng đă tốt hơn, đây chính là một y án, mong cùng các vị tham khảo.
 
Reply with a quote
Replied by Trường Xuân (Hội Viên)
on 2023-12-09 19:54:00
Từ điều 126 đến điều 131
126 伤寒有热,少腹满,应小便不利;今反利者,为有血也,当下之,不可余药,宜抵当丸。C134
126 Thương hàn hữu nhiệt, thiểu phúc măn, ứng tiểu tiện bất lợi; Kim phản lợi giả, vi hữu huyết dă, đương hạ chi, bất khả dư dược, nghi Để đương hoàn. C134
Để đương hoàn phương
Trập ngũ Đào nhân tam lượng đại
Manh trùng Thủy điệt trập mai tường
Đảo phân tứ hoàn tiễn nghi nhất
Hữu nhiệt niệu trường phúc măn thường
Thủy điệt 20 con Manh trùng 25 con Đào nhân 20 hạt, bỏ vỏ và phần đầu nhọn Đại hoàng 3 lạng, 4 vị trên giă nát phân thành 4 hoàn, dùng 1 thăng nước, nấu 1 hoàn, nấu c̣n 7 hợp để uống, sau một ngày đêm đi đại tiện ra máu, nếu không, tiếp tục uống.
Điều này tiếp nối điều trên, chỉ khác là chứng trạng ở đây nhẹ hơn.
Tái thảo luận về trị pháp hoà hoăn của chứng tích ứ huyết và giám định phân biệt với chứng tích ứ nước. Thương hàn chính là nguyên nhân bệnh, có nhiệt, kế tiếp bụng dưới trướng đầy. Bụng dưới trướng đầy, nếu thuộc tích ứ nước, th́ tiểu tiện bất lợi; “Kim phản lợi giả”(nay tiểu tiện lại thuận lợi), th́ không phải do nước, “Vi hữu huyết dă” là do huyết ứ, nên dùng phép hạ “Bất khả dư dược, nghi Để đương hoàn”. Nhiệt và ứ huyết hai phương diện ngưng kết đều nhẹ, thế lực của nhiệt không bằng Đào hạch thừa khí thang, thế lực của ứ huyết không bằng Để đương thang, v́ thế biện pháp trị liệu là nên dùng Để đương hoàn công hạ một cách ḥa hoăn. Các vị trong Để đương hoàn rất mănh liệt gồm các vị thuốc như Đại hoàng, Đào nhân, Thủy điệt, Manh trùng, v́ thế khi dùng thuốc hoàn, bệnh nhân uống một lượng thuốc ít hơn, chỉ bằng một phần tư thang thuốc, đồng thời khi uống là uống cả bă thuốc, tác dụng hoạt huyết hóa ứ so với thuốc thang, có tác dụng lâu dài hơn một chút. Phương thuốc này vẫn đủ 4 vị thuốc, nhưng lượng thuốc ít hơn, “Thượng tứ vị, chử phân vi tứ hoàn” (Giă nát 4 vị thuốc phân thành 4 hoàn), trong đó có vị Đào nhân, nặn một khối giống như một hoàn thuốc, không dùng mật ong, thuốc có h́nh tṛn là được. Khi uống, dùng 1 thăng nước nấu một hoàn, là nấu một phần tư , nấu c̣n 7 hợp để uống, không cần uống hết một lần, uống cả nước thuốc và bă, đây gọi là chử hoàn pháp, cũng có điểm tương tự như chử tán pháp, ở phần sau chúng ta học Đại hăm hung hoàn, cũng có phép uống thuốc như vậy. Sau khi uống thuốc một ngày một đêm, Đào Hoằng Cảnh viết “晬时者,周时也”(Tối thời giả, chu thời dă) đủ thời gian là một ṿng. Ṿng thời gian, là một ngày một đêm. Thí dụ như, uống thuốc vào lúc sáng sớm hôm nay, đến sáng sớm ngày thứ hai gọi là đủ thời gian, đă qua một ngày một đêm, gọi là tối thời (đủ thời gian), Đủ thời gian phải hạ huyết (đại tiện ra máu), trải qua một thời gian đối đầu là một ngày một đêm, dược lực đă phát huy, đại tiện có thể ra máu; “Nhược bất hạ giả, tái canh phục” (若不下者,再更服) nếu không tả hạ th́ tiếp tục uống, v́ thế lực công hạ của phương này khá ḥa hoăn. Để đương thang không như vậy, mà “Dĩ thủy ngũ thăng, chử thủ tam thăng, khứ chỉ ôn phục nhất thăng, bất hạ tái phục” (以水五升,煮取三升, 去滓温服一升,不下再服)Dùng 5 thăng nước (5 lít) nấu c̣n 3 thăng, bỏ bă uống 1 thăng thuốc c̣n ấm, nếu không hạ lợi th́ tiếp tục uống, chính là nói nó có tác dụng tả hạ, tả hạ vào lúc nào? Phương Để đương thang không nói đến đủ thời gian sẽ tả hạ, mà là sau khi uống một thời gian không lâu là có thể tả hạ, đó là một cái nhanh (Để đương thang), một cái chậm (Để đương hoàn), nhưng lực của Để đương hoàn th́ kéo dài, v́ uống thuốc có kèm theo bă. Hiện tại dùng Để đương hoàn, trị liệu chứng bướu cơ tử cung, có phép tiêu và có phép công hạ, vẫn thu được hiệu quả. Bệnh ứ huyết bế kinh, có một phương thang tên là Hạ ứ huyết thang, trong thang không có Thủy điệt, gồm Đại hoàng, Đào nhân và 䗪虫(chưa có nghĩa của chữ này) là vị Thổ miết trùng, uống thuốc vào buổi sáng bụng đói, sau khi uống xong “hạ như đồn can” (下如豚肝) đi đại tiện phân giống như gan lợn, và khỏi bệnh. Phần trên thuyết minh chứng hạ tiêu ứ huyết do t́nh trạng nặng nhẹ mà có đến 3 phương thuốc khác nhau, nhiệt nặng hơn ứ th́ dùng Đào hạch thừa khí thang, ứ nặng hơn nhiệt th́ dùng Để đương thang, ứ và nhiệt đều nhẹ, bụng đầy mà không cứng th́ dùng Để đương hoàn, v́ thế Để đương hoàn chứng không nói đến các triệu chứng như phát cuồng.
127太阳病,小便利者,以饮水多,必心下悸。 小便少者,必苦里急也。C135
127 Thái dương bệnh, tiểu tiện lợi giả, dĩ ẩm thủy đa, tất tâm hạ quư, tiểu tiện thiểu giả, tất khổ lư cấp dă. C135
Điều này tiếp tục giảng về Thái dương súc thủy (tích ứ nước), đồng thời thảo luận về huyết chứng, có ư nghĩa giám định phân biệt. Trong khi Thái dương phát bệnh, nếu tiểu tiện thuận lợi, uống nước nhiều nhất định sẽ tổn thương v́ nước, người uống nước nhiều sẽ bị tổn thương do nước, ăn nhiều sẽ bị tổn thương do thực phẩm. Tổn thương do nước, nước sẽ biến thành thủy tà, uống quá nhiều, tỳ vị vận hóa liên miên sẽ bị tổn thương do nước, nước đ́nh trệ ở tâm hạ (dạ dày), trong vị, tất nhiên tâm hạ hồi hộp, tâm hạ sẽ đập mạnh (động mạch trong dạ dày khiêu động), biểu hiện lúc này là ǵ? Đó là chứng Phục linh Cam thảo thang, phát nhiệt và khát chính là dùng Ngũ linh tán, nếu không khát th́ dùng Phục linh Cam thảo thang, chứng Phục linh Cam thảo thang hồi hộp dưới tim (vị), sôi bụng, tiểu tiện lợi, uống nhiều nước, thủy c̣n đường đi ra, v́ thế chỉ đ́nh trệ ở trung tiêu, khoang dạ dày có nước, thủy khí giao tranh, (tâm hạ khiêu động) mạch trong dạ dày đập mạnh, lo sợ bất an, tâm hạ kinh hăi không yên, tâm hạ là vị quản (khoang dạ dày). Nếu tiểu tiện ít, chứng trạng nặng hơn so với tiểu tiện bất lợi, và nước sẽ đ́nh trệ ở hạ tiêu, khí hóa không thuận lợi th́ tiểu tiện không thể xuất ra, v́ thế bụng dưới trướng đầy, khó chịu, gọi là “tất khổ lư cấp” (đau và khó chịu trong bụng). Chứng tất khổ lư cấp này có chứng trạng tiểu tiện ít, không giống chứng bụng dưới cứng đầy do ứ huyết, chứng này gọi là súc thủy (tích ứ nước). V́ thế chứng súc thủy có hai lối vào, một là nhiệt theo kinh Thái dương xâm nhập, khí hóa bất lợi, tiểu tiện bất lợi; C̣n một lối là do uống nước quá nhiều, bị tổn thương do nước khiến tiểu tiện bất lợi nên đau và khó chịu trong bụng.
Phần trung thiên (giữa) của thiên Thái dương đến đây là hoàn tất, và sẽ có phần tóm tắt ở dưới. Căn cứ theo sách của Thành Vô Kỷ, Thái dương trung thiên gồm 103 điều. Thượng thiên (phần đầu) từ điều C32 đến điều C58 là hết, chủ yếu luận về chứng Cát căn thang, chứng Cát căn thang gia giảm, chứng Ma hoàng thang, chứng Ma hoàng thang gia giảm, vậy nên gọi là ngoại chứng Thái dương bệnh chưa giải, mạch phù nhược, hoặc là chứng Quế chi thang sau khi hạ mà ngoại tà chưa giải, hoặc là chứng Quế chi thang gia giảm, cho đến ư nghĩa sử dụng Quế chi thang thay thế Ma hoàng thang, đều là phương pháp phát hăn thứ hai. Kế tiếp lại nói đến bệnh tự khỏi sau khi phát hăn lại tác nục (chảy máu mũi), nục thay thế cho hăn, sau khi phát hăn c̣n chảy máu mũi, máu mũi thay thế mồ hôi, bệnh đă được giải trừ, hoặc sau khi nục huyết nhưng cần phát hăn dùng Ma hoàng thang, hoặc nục huyết để giải bệnh dùng Ma hoàng thang, huyết và hăn cùng nguồn, cũng chính là để giải quyết vấn đề biểu tà của Thái dương. Đồng thời thảo luận đến trường hợp cấm hăn của chứng biểu thực kèm theo lư hư, mạch xích tŕ, mạch xích vi nên không thể phát hăn. Lại thảo luận về doanh vệ bất hoà, khi phát nhiệt tự hăn chính là hội chứng của thang Quế chi. Đó là những nội dung thảo luận từ điều 32 đến điều 58, trọng điểm vẫn là giải quyết vấn đề biểu tà của Thái dương. Từ điều C59 đến điều C71 là thảo luận trị bệnh và nguyên tắc cứu nghịch, điều trị sửa chữa những sai lầm gọi là cứu nghịch, nguyên tắc của cứu nghịch là “Âm dương tự hoà tất bệnh tự dũ” (阴阳自和者病必自愈)Âm dương hoà th́ bệnh tự khỏi, phải khiến cho âm dương tự hoà, âm dương bất hoà phải được điều hoà, đó chính là mục đích trị liệu của thày thuốc, là tiền đề (điều kiện đầu tiên) của điều trị bệnh, và đây chính là nguyên tắc. Sau đó thảo luận các loại biến chứng của Phế, Tâm, Can, Tỳ, Thận và các loại biến chứng như biến hàn, biến nhiệt, biến hư, biến thực, gọi là biến chứng của Thái dương bệnh và phương pháp cứu trị của nó. Nội dung này rất hữu ích cho những thiếu sót của biện chứng lục kinh, bao gồm một số thành phần trị liệu tạp bệnh nhất định, trọng điểm chính là nhằm vào biểu chứng sau đó lại thảo luận kèm theo phương pháp biện chứng tạp bệnh, v́ thế biện chứng và phần trước của thang Quế chi, thang Ma hoàng, thang Cát căn chính là tương đối (đối lập nhau), chủ yếu chính là trị Thái dương phát hăn, là điều trị bệnh của ngũ tạng, hàm chứa nội dung tạp bệnh, đây cũng chính là trọng điểm của nó. Từ điều C72 đến điều C75 thảo luận về chứng Ngũ linh tán do kinh bệnh của Thái dương không được giải trừ mà ảnh hưởng đến bàng quang khí hoá bất lợi.
Từ điều C79 đến điều C85 thảo luận chứng phiền muộn do bệnh tà của Thái dương xâm phạm gây uất hoả trong lồng ngực mà tạo thành bệnh, cũng chính là chứng Chi tử thị thang, phía sau Thái dương súc thuỷ (tích ứ nước) là lập tức đến chứng Chi tử thị thang, chứng hoả uất, tích ứ nước (thuỷ súc) ở dưới, hoả uất ở trên, có ư nghĩa so sánh thuỷ hoả và trên dưới, cũng thuyết minh biểu tà Thái dương truyền vào trong cũng có khác biệt là truyền vào bụng hay truyền vào ngực. Từ điều 87 đến điều 93 thảo luận về chính khí là bản (là gốc), tà khí là tiêu (là ngọn). Có tà khí th́ nên phát hăn, nếu chính khí hư lại không nên phát hăn, thể hiện ư nghĩa toàn diện sự liên hệ giữa trường hợp có thể dùng phép phát hăn và trường hợp cấm dùng phép phát hăn. Từ điều C94 đến điều C96 thảo luận về nguyên tắc trị liệu biểu lư trước sau, biểu lư hoăn cấp (nhanh chậm), với biểu lư th́ nguyên tắc là điều trị biểu trước, điều trị lư sau (tiên trị biểu hậu trị lư), với hoăn cấp th́ nguyên tắc là cấp nên trị lư, hoăn nên trị biểu. Từ điều C97 đến C99 thảo luận về ba loại h́nh thức xuất hăn khác nhau, một là vệ cường doanh nhược, một là chiến hăn, một là huyễn mạo hăn. Từ điều C100 đến C110, là biểu chứng của kinh Thái dương đă kết thúc, chuyển sang mô tả bệnh tà truyền vào kinh Thiếu dương là thuộc về Tiểu sài hồ thang và phép gia giảm của nó, đây cũng chính là giảng về chứng Thiếu dương. Tại sao? V́ biểu chứng của kinh Thái dương đă nói xong, trị pháp cũng đă bàn giao, bệnh từ kinh Thái dương đă truyền đến kinh Thiếu dương rồi. Từ điều C112 đến C115 thảo luận chứng bụng dưới cấp kết, bệnh nhân như cuồng, tiểu tiện tự lợi thuộc chứng huyết bị tích ứ, đồng thời lại cùng với ngực trướng tức phiền muộn, nói sàm, tiểu tiện không thuận lợi so sánh với 3 chứng trạng trướng ngực, nói sàm và tiểu tiện thuận lợi. Một là do cấp kết ở bụng dưới, hai là ngực trướng đầy phiền muộn sợ hăi và ba là đầy bụng nói sàm, phân thành thượng trung và hạ, chính là ngực, bụng và bụng dưới, chính là khó chịu, như điên cuồng hay mê sảng, ba hội chứng này đều được thảo luận cùng nhau, từ tâm trí, triệu chứng cho đến vị trí của bệnh và chúng chứng thực lẫn nhau. Giữa khí bệnh và huyết bệnh cũng có mối quan hệ nội tại. Mọi người nhận thấy ngay là, Đào hạch thừa khí thang là ở bụng dưới, Sài hồ gia Long cốt Mẫu lệ là ở ngực, ngực trướng đầy phiền muộn, can thừa tỳ, bụng trướng đầy, nói sàm, dù bệnh ở trên, ở giữa và ở dưới, đồng thời đều có chứng trạng tinh thần, và tiến hành so sánh 3 điều này. Đồng thời Sài hồ và Đào hạch thừa khí thang cũng có quan hệ như vậy ở khí phận và huyết phận. Từ điều C116 đến C127 thảo luận về hoả nghịch và biến chứng, nội dung cụ thể của 12 điều, đều là mở rộng ư nghĩa thích hợp trị liệu cho những bệnh nhân ôn nhiệt và âm hư đă sử dụng nhầm thuốc ôn táo, v́ thế chúng ta nên khái quát nó để suy ra những thứ khác (từ một việc suy ra nhiều việc khác)(cử nhất phản tam) . Từ điều C128 đến điều C131 thảo luận về chứng tiểu nghịch và nội phiền sau khi dùng nhầm phép thổ và chứng vị hư lănh gây ẩu thổ, trước là điều trị các chứng trạng tệ hại sau khi dùng nhầm phép thổ hạ và các chứng chống chỉ định của thang Sài hồ, các điều này chủ yếu nói về chứng thổ. Từ điều C132 đến C135 thảo luận về Thái dương phủ chứng và trị pháp của nhiệt và huyết ứ, chính là Để đương thang chứng và Để đương hoàn chứng, kèm theo chứng tâm hạ quư sau khi bị tổn thương do nước và chứng thiểu phúc lư cấp do tích ứ nước. Đây là nội dung của thiên Thái dương từ góc nh́n ngang, nó có sự liên quan của nó, đây là một sự khái quát, chúng ta hăy nói về nó theo thứ tự này, trọng điểm được giới thiệu dưới đây.
[Tóm tắt] Chương thứ ba (hạ thiên) của Thái dương bệnh có nguồn gốc từ chương đầu tiên (thượng thiên) và chương thứ hai (trung thiên), và có liên quan đến chương thứ hai (trung thiên). Chương thứ hai nói về hội chứng Thái dương phủ, hội chứng Thái dương bệnh truyền vào kinh Thiếu dương, chương thứ ba bệnh tà của Thái dương sẽ truyền đi đâu? Vấn đề biểu chứng đă được giải quyết, vấn đề của phủ chứng cũng đă giải quyết, như vậy chúng c̣n đi đâu? Tà khí c̣n đến kinh nào, phát triển ở đâu? Nội dung thứ nhất của chương ba (hạ thiên) đề xuất đến vấn đề kết hung. Chi tử thị thang chứng chính là bệnh tà từ biểu xâm nhập vào lồng ngực (hăm hung), từ biểu nhập lư đầu tiên là lồng ngực, nhiệt tà uất kết, nhưng tà khí không có thực chất như một loại đàm thuỷ, chỉ là hoả nhiệt và v́ thế gọi là hư phiền. Trị liệu chứng hư phiền dùng Chi tử thị thang, ở đây giới thiệu chứng kết hung, cũng chính là sau khi ngộ hạ Thái dương biểu chứng, hoặc không phải ngộ hạ, mà tà nhiệt đă uất vào lồng ngực, từ lồng ngực phát triển xuống tâm hạ (dạ dày), nhưng nhiệt và thuỷ dịch hỗ tương ngưng kết, trở thành một loại vật chất thực (thực tính). Vật chất thực tính là ǵ? Là nước, là nhiệt kết với nước, bệnh này cổ nhân gọi là chứng kết hung. Chứng kết hung này có các loại h́nh khác nhau, có chứng ở trên, có chứng ở giữa và có chứng nối với phía dưới, lại có chứng đại kết hung, tiểu kết hung, chứng hàn thực kết hung.
Nội dung thứ hai chủ yếu giới thiệu các chứng tương tự như chứng kết hung, là chứng giống như kết hung nhưng không phải chứng kết hung, như chứng tạng kết, chứng Thái dương Thiếu dương cùng bị bệnh, chứng nhiệt nhập huyết thất v.v…Chứng trạng của các chứng này có những đặc điểm giống như chứng kết hung, v́ thế Trương Trọng Cảnh xếp nội dung này liền sau chứng kết hung để so sánh, phân biệt, phát huy và nâng cao hiệu suất biện chứng luận trị.
Nội dung thứ ba kế tiếp theo chứng kết hung, do ngộ hạ đă gây tổn thương khí trung tiêu của tỳ vị, sau khi khí trung tiêu bị tổn thương, âm dương thăng giáng sẽ bị rối loạn, xuất hiện chứng tâm hạ bĩ.
Nội dung thứ tư chính là bệnh tà của Thái dương truyền vào Dương minh, nhiệt tà bao phủ, tràn ngập biểu lư, c̣n chưa luyện kết thành Bạch hổ thang chứng, Bạch hổ gia nhân sâm thang chứng. Chương hai nối Thiếu dương, chương ba nối Dương minh, là phản ảnh có sự liên hệ giữa Thái dương biểu chứng và Thiếu dương, Dương minh. Chương ba với hơn 50 điều, chủ yếu thảo luận vấn đề của 4 phương diện, hy vọng mọi người nắm vững các điểm chính yếu, sẽ tŕnh bày rơ ở phần dưới. Phân thành 4 trọng điểm. Một là giảng về chứng kết hung, hai là đề cập đến các chứng tương tự, ba là thảo luận chứng tâm hạ bĩ, bốn là giảng về Bạch hổ thang chứng của bệnh tà truyền vào kinh dương minh, Tất nhiên c̣n một số điều văn khác, nói một cách khái quát là không thể nói một cách chung chung về mọi điều.
128 问曰:病有结胸,有藏结,其状何如?答 曰:按之痛,寸脉浮,关脉沉,名曰结胸也。C136
129 何谓藏结?答曰:如结胸状,饮食如故, 时时下利,寸脉浮,关脉小细沉紧,名曰藏结。舌 上白胎滑者,难治。C136
128 Vấn viết: Bệnh hữu kết hung, hữu tạng kết, kỳ trạng hà như? Đáp viết: Án chi thống, thốn mạch phù, quan mạch trầm, danh viết kết hung dă. C136
129 Hà vị tạng kết? Đáp viết: Như kết hung trạng, ẩm thực như cố, thời thời hạ lợi, thốn mạch phù, quan mạch tiểu tế trầm khẩn, danh viết tàng kết, thiệt thượng bạch đài hoạt giả, nan trị. C136
Văn pháp của Trọng Cảnh trong câu này dùng h́nh thức vấn đáp, dùng h́nh thức so sánh giữa kết hung và tạng kết để làm sáng tỏ đặc điểm của kết hung, tạng kết và những điểm phân biệt chính yếu của hai loại. Kết ở đây, tạng kết cũng được, kết hung cũng được, chính là ngưng kết. Nói về chứng kết hung, hung (ngực) là dương, bệnh tà Thái dương truyền vào ngực, từ ngực đi xuống tâm hạ (dưới tim), v́ bệnh tà đi từ ngực. Ngực giống như cửa ngơ, v́ thế bệnh tà dương nhiệt gặp thuỷ ngưng kết lại, sẽ xuất hiện đau đớn, chính là thực chứng. Ấn vào th́ có cảm giác đau, tại sao lại đau? V́ nó là thực chứng. Tạng kết, là chỉ về ngũ tạng, tạng thuộc âm, không giống như ngực, ngực ở trên, tạng ở bên trong, tạng ở lư nên tạng thuộc âm. Nếu hàn tà, hàn khí và khí của nội tạng hỗ tương ngưng kết, hàn tà không phải là nhiệt tà, kết hung chính là nhiệt tà, tạng kết chính là hàn tà. Kết hung là nhiệt kết với thuỷ, tạng kết là hàn tà ngưng kết với khí quan nội tạng (脏器), v́ thế mà có cảm giác đau. “Hà vị tạng kết? Đáp viết: Như kết hung trạng” (何谓脏结?答曰:如结胸状) , cũng có cảm giác đau, như chứng trạng của chứng kết hung, trên thực tế nó không phải là chứng kết hung. Hai cơ chế bệnh khác nhau, kết hung là do tà khí từ ngực xuống tâm hạ, đều không tiến đến tạng phủ. Mà chứng tạng kết là phần trong của tạng khí ngưng kết với hàn tà, đương nhiên chính là do tạng khí dương hư mà bị hàn tà ngưng kết. Một là chứng thực nhiệt, một là chứng hư hàn. Một là ở tạng, một là dương của ngực (hung chi dương), đây là điều khác biệt của hai chứng tạng kết và kết hung). Nhưng cả hai chứng trạng đều bị đau, tạng kết cũng có những chứng trạng giống như chứng kết hung. Xét theo mạch, thốn bộ mạch phù, quan bộ mạch trầm gọi là chứng kết hung. Tà khí đi qua ngực nhập lư, mạch ở bộ thốn phù, phù ở đây là nói về đường vào; Mạch bộ quan trầm, trầm chính là thuỷ.Người xưa khi nói về mạch chính là dùng mạch thay cho bệnh lư, thay cho cơ chế bệnh. Như dương phù mà âm nhược, dương phù là nhiệt tự phát, mạch thay cho cơ chế bệnh. Trong 《Thương hàn luận》, 《Kim quỹ yếu lược》 khi luận về mạch đều dùng cách thức như vậy. Tóm lại, mạch trầm là mạch của chứng kết hung, phần dưới sẽ tŕnh bày rất cụ thể về điều này, v́ sao lại thêm mạch phù ở bộ thốn? Bộ thốn chủ hung (ngực), bệnh tà từ ngực phát triển hướng vào trong, nhiệt kết với thuỷ nên gia thêm mạch phù ở bộ thốn. Chủ yếu chính là mạch trầm ở bộ quan, mạch trầm mà khẩn, đây chính là thực chứng nhiệt thuỷ kết (ngưng tụ). Ở điều C143 trong phần dưới thảo luận về ba chứng kết hung (kết hung tam chứng), mạch trầm nhi khẩn, tâm hạ thống, ấn vào cứng như đá, sẽ được tŕnh bày một cách cụ thể. Mở đầu nói về tà khí từ ngực đến, v́ thế mà thấy mạch phù. Sao lại gọi là tạng kết? Mạch của chứng tạng kết là mạch ǵ? Mạch của tạng kết, v́ bệnh tà ở kinh Thái dương sau khi ngộ hạ, tà khí từ biểu nhập lư, v́ thế cũng xuất hiện mạch phù ở bộ thốn, mạch phù ở bộ thốn chính là nói về đường đến của bệnh tà. Bản chất của nó là ǵ? Mạch bộ quan tiểu tế trầm khẩn, khẩn chủ hàn kết (ngưng tụ), tiểu tế là biểu hiện t́nh trạng không đầy đủ của tạng khí, chính khí hư suy. Mạch bộ quan của chứng kết hung là trầm khẩn, là thực chứng nhiệt và thuỷ kết (ngưng tụ của nhiệt và nước), chứng tạng kết có mạch tế tiểu mà trầm khẩn, là biểu hiện của chính khí không đầy đủ, tạng khí (脏器cơ quan nội tạng) hư hàn. Bộ thốn mạch phù là nói về đường đến của bệnh, đều do sau khi ngộ hạ, hàn tà nội kết, một là nhiệt, một là hàn, chính là sự khác biệt của hai mạch chứng. C̣n có khác biệt ǵ không? Vẫn c̣n những điểm khác biệt như: Kết hung là thực chứng, kết cứng trong ngực, bệnh nhân thường ăn uống kém; Mà chứng tạng kết thuộc hư hàn, v́ thế bệnh nhân ăn uống b́nh thường, không bị ảnh hưởng quá nhiều đến ẩm thực. Chứng kết hung ẩm thực không tốt, v́ là nhiệt chứng, ngực và hoành cách nóng, nóng ở trên nên ảnh hưởng đến ẩm thực. Chứng kết hung có phần nào bí kết (táo bón nhẹ), mà chứng tạng kết thuộc hư hàn, v́ thế phân luôn lỏng nát. Phản ảnh một là chứng ngưng kết hư hàn, một là chứng ngưng kết thực nhiệt, có sự khác biệt hàn nhiệt hư thực. Trên phương diện rêu lưỡi, nếu rêu lưỡi trắng trơn là bệnh khó điều trị. Chứng kết hung đầu lưỡi thường có sắc vàng, nhiệt kết với thuỷ thường có sắc vàng và nhiệt; Chứng tạng kết rêu lưỡi có màu trắng, rất nhờn, là biểu hiện của dương khí hư và âm hàn ngưng kết bất hoá. Hàn tà ngưng kết th́ rêu lưỡi trắng, đây là lần đầu tiên Trương Trọng Cảnh luận về rêu lưỡi. Ngược lại, chứng kết hung rêu lưỡi có màu trắng và trơn không? Không phải, mà chính là rêu lưỡi có màu vàng và khô. Đây là bênh khó trị, v́ sao khó trị? Khó trị không phải là bất trị, bệnh này c̣n có thể điều trị, nhưng chính là khó khăn, tốn nhiều công sức nên gọi là nan trị (gian nan trong điều trị). V́ dương bên trong không mạnh (thịnh vượng) lại thêm bệnh tà đă vào quá sâu, sâu đến mức độ nào? Gọi là tạng kết, là hàn tà uất kết ở ngũ tạng. Như vậy, một là dương khí không thịnh vượng, một là hàn tà ngưng kết lại sâu, tà đă kết nếu không công phạt th́ bệnh tà không lui, mà ngũ tạng lại hư suy nên không thể công phạt v́ thế gọi là nan trị (bệnh khó điều trị).
Điều này sử dụng bút pháp chủ khách, kỳ thực chính là thảo luận chứng kết hung. Phải làm sao để xem nó? V́ trong phần dưới có phương pháp trị liệu chứng kết hung, gồm các trị pháp như Đại hăm hung thang, đại hăm hung hoàn, v́ thế trọng điểm thảo luận trong điều văn này là chứng kết hung, không đề cập đến chứng tạng kết và cũng không có phương pháp điều trị. V́ thế trọng điểm của điều văn này là thảo luận về chứng kết hung
Tại sao thảo luận về chứng kết hung lại nói đến tạng kết? Đây là một cách làm rất tốt, viết theo cách này nêu rơ được vấn đề hơn là chỉ đơn thuần nói về chứng kết hung, quan điểm biện chứng rơ ràng hơn, khi có sự so sánh sẽ dễ nhận ra các đặc điểm hàn nhiệt, hư, thực. Đây được gọi là phương pháp xác định đối tượng giả, sử dụng đối tượng này để làm nổi bật ư tưởng của chủ đề là một phương pháp viết bài thời xưa, viết dưới dạng vấn đáp. Hiện nay khi chúng ta học Thương hàn luận, được viết bằng ba phương pháp: Một là loại viết từng câu (Điều văn thức); Hai là tứ ngôn liên câu, một câu 4 từ, thành ngữ 4 chữ; và lại thêm một phép viết bằng h́nh thức vấn đáp.
130 藏结无阳证,不往来寒热,一云寒而不热, 其人反静,舌上胎滑者,不可攻也。C137
130 Tàng kết vô dương chứng, bất văng lai hàn nhiệt, nhất vân hàn nhi bất nhiệt, kỳ nhân phản tĩnh, thiệt thượng thai hoạt giả, bất khả công dă. C137
Điều này tiếp nối điều trên, nói thêm về chứng trạng và trị liệu cấm kỵ của chứng tạng kết. Chứng tạng kết và chứng kết hung không giống nhau. Chứng tạng kết không có dương chứng, tại sao lại gọi là vô dương? “脉微弱者, 此无阳也,不可发汗,宜桂枝二越婢汤。” (Mạch vi nhược giả, thử vô dương dă, bất khả phát hăn, nghi quế chi thang nhị việt tỳ thang), mạch vi nhược chính là vô dương, không thể phát hăn, nên dùng Quế chi nhị việt tỳ thang. “Thử vô dương” là không phải Ma hoàng thang biểu thực chứng của kinh Thái dương. Địa phương nào th́ tinh thần nấy. Chứng tạng kết cần loại bỏ các vấn đề: Một là vô dương. Tại sao vô dương? Không phải là dương hư, dương hư không gọi là vô dương, vô dương là chỉ về việc không có Thái dương biểu chứng, chính là nói bệnh này không phát nhiệt cũng không sợ lạnh, và không liên quan đến Thái dương, “bất văng lai hàn nhiệt” (不往来寒热), lại gia thêm chữ “bất”, bất văng lai hàn nhiệt cũng không có quan hệ với Thiếu dương, không phải bệnh của lục phủ. “Kỳ nhân phản tĩnh” (其人反静), tà khí ở bên trong, thông thường bệnh nhân rất bực bội, v́ bên trong ngưng kết nên bệnh nhân cũng ngưng kết, “phản tĩnh”, người này thần khí rất an tĩnh, không có ư muốn hoạt động, không bực bội, bệnh này cũng không có Dương minh chứng. Không có vấn đề ở kinh dương, đă loại trừ ba kinh dương, giống như Can khương phụ tử thang, không ẩu thổ , không khát, không có biểu chứng, trừ ba kinh dương ra, c̣n lại bệnh ǵ? Dương chứng của lục phủ đă loại trừ, bệnh này chính là tạng kết, không có quan hệ với phủ, chính là bệnh phát ở âm, mà không phát ở dương, dương khí của tạng hư tổn mà hàn khí ngưng kết. Căn cứ theo rêu lưỡi trơn, như đă viết ở phần trên, rêu lưỡi trắng trơn, chính là biểu hiện của dương hư mà hàn tà ngưng kết bất hoá, v́ thế tân dịch bị ngưng kết, rêu lưỡi trắng trơn. “Bất khả công dă” (不可攻也) Chính là nan trị (khó chữa), ở phần trên viết, rêu lưỡi trắng trơn khó trị (đài bạch hoạt nan trị), hiện tại nói. “Bất khả công dă” viết tiếp đoạn văn trên. Tuy là chứng tạng kết, bụng đau đớn tệ hại, chính là khí của ngũ tạng hư hàn, âm hàn ngưng trệ, lại không thể dùng phép công hạ, thật là rất khó. Hàn tà ngưng kết, không hạ không trừ dược, mà dương khí không vững vàng, tạng khí hư suy, chính hư tà thực, v́ thế không thể công hạ. Không thể dùng thuốc công hạ, phải làm ǵ?Trương Trọng Cảnh cũng không đề xuất phương thang nào. Người viết tra xét một số tư liệu, có một số nhà chú giải đề xuất một phương dược, chính là thang Lư trung gia Chỉ thực. Có chứng trạng thường xuyên tiết tả, chán ăn, tạng khí ngưng kết, v́ thế dùng thang Lư trung trước để bồi bổ dương khí trung tiêu của Thái âm, củng cố dương khí hậu thiên, gia Chỉ thực tán kết, đó là ư kiến của y gia đời sau, nêu lên để các vị cùng tham khảo. Tạng kết là một bệnh rất nghiêm trọng, có khi gây co giật, nguyên nhân bệnh “Hiếp hạ tố hữu bĩ, liên đới tề bàng”
(胁下素有痞,连带脐旁) có khối cứng ở dưới cạnh sườn gồ lên, đến cạnh rốn, cơn đau khiến dương vật của nam giới co lại, bệnh khá nghiêm trọng v́ hàn tà ngưng kết. Hai điều trên giải thích các chứng trạng khác nhau, t́nh trạng mạch và trị liệu của chứng kết hung và chứng tạng kết. Chứng tạng kết không thể công hạ, chứng kết hung th́ phải công hạ (phi công hạ bất khả).
131 病发于阳而反下之,热入,因作结胸;病 发于阴而反下之,一作汗出,因作痞。所以成结胸 者,以下之太早故也。C138
131 Bệnh phát vu dương nhi phản hạ chi, nhiệt nhập, nhân tác kết hung; Bệnh phát vu âm nhi phản hạ chi, nhất tác hăn xuất, nhân tác bĩ. Sở dĩ thành kết hung giả, dĩ hạ chi thái tảo cố dă. C138
Đoạn văn này giới thiệu nguyên nhân tạo thành chứng kết hung và chứng kết khối dưới tim (tâm hạ bĩ), cũng có ư so sánh giữ chứng kết hung và tâm hạ bĩ. “所以成结胸 者,以下之太早故也.” (Sở dĩ thành kết hung giả, dĩ hạ chi thái tảo cố dă.) tạo thành chứng kết hung là do dùng phép công hạ quá sớm. Chính là một câu trong ngoặc, do Trương Trọng Cảnh tự ghi chú. “Bệnh phát vu dương”, phát ở kinh dương, “Dương”là ǵ?, “Phát nhiệt ố hàn, phát vu dương dă” (发热恶寒,发于阳也), tỉ như Thái dương bệnh tại biểu, chính là bệnh phát ở dương. “Nhi phản hạ chi” (而反下之), v́ sao lại thêm chữ phản? Không nên dùng hạ pháp, “Bệnh phát vu dương”, bệnh tại biểu, lại dùng phép tả hạ, đây chính là sai lầm (nên gọi là phản), tạo thành vấn đề ǵ?, “nhiệt nhập” (热入), bệnh tà trong kinh dương đă hoá nhiệt và nhập vào trong (nhập lư). Làm sao bệnh tà lại nhập vào trong được?, “Nhi phản hạ chi” (而反下之), là do tả hạ, dẫn giặc vào nhà, dẫn tà nhập lư, “Nhân tác kết hung” (因作结胸)là nguyên nhân của chứng kết hung). Tạo thành nguyên nhân của chứng kết hung, luôn luôn là do ngộ hạ (hạ nhầm), v́ sau khi ngộ hạ, tà nhiệt tại biểu nhân ngộ hạ mà nhập lư, nhiệt và thuỷ hỗ tương ngưng kết, cấu thành chứng kết hung. Phần dưới sẽ giảng thêm về chứng tâm hạ bĩ, không chỉ có chứng kết hung. Chứng kết hung là thực chứng, chứng tâm hạ bĩ là hư chứng. “Bệnh phát vu âm, nhi phản hạ chi, nhân tác bĩ”, “Bệnh phát vu âm” chính là bệnh phát ở lư (ở bên trong). “âm” tiêu biểu cho lư, không phải tại dương, tại biểu, mà là tại lư. Tại lư có thể dùng phép hạ hay không? Cần phải phân tích cụ thể, bệnh tại lư có thể hạ và có trường hợp không thể sử dụng phép hạ. Kinh dương minh táo nhiệt khi thành thực chứng th́ có thể hạ. Nếu không táo nhiệt thành thực chứng, thậm chí tạng tỳ hư tổn, hư hàn th́ không thể dùng phép tả hạ. Nếu dùng phép tả hạ là phạm sai lầm gây tổn thương khí của tỳ vị, “Nhân tác bĩ” (因作痞), “nhân” (因) nguyên nhân là bởi v́ hạ nhầm tỳ vị đă bị hư tổn, khiến cho tỳ vị thăng giáng không điều hoà, sẽ xuất hiện bệnh tâm hạ bĩ tắc. Bĩ là khí tắc, không có ǵ khác chính là khí bị tắc nghẽn. Cũng có thể nói “bĩ giả kết dă” (痞者结也), khí đă ngưng kết, “Bĩ giả tắc dă, kết dă” (痞者塞也,结也)bĩ là tắc là kết, khí bị chặn lại rồi. Bĩ chính là khí bĩ, không giống chứng kết hung. Chứng kết hung là do nhiệt kết với thuỷ; Chứng bĩ là do ngộ hạ, tỳ vị hư nhược, thăng giáng không điều hoà, khí ở tâm hạ bế tắc. “Bệnh phát vu âm, nhi phản hạ chi”, có thể biện minh và đưa ra một số chứng cứ? Đoạn văn nào “bệnh phát vu âm, nhi phản hạ chi” (病 发于阴,而反下之)? Mọi người đều đă trải qua, cũng có những nhà chú giải đă đề xuất. viết “Thái âm chi vi bệnh, phúc măn nhi thổ” (太阴之为病,肚子胀满 而吐), Thái âm chi vi bệnh, bụng trướng đầy ẩu thổ, “thực bất hạ”, ăn uống không xuống, “tự lợi ích thậm” (đi tả ngày càng tệ), “thời phúc tự thống”, có lúc c̣n đau bụng, chính là chứng trạng của thái âm tỳ vị hư hàn, chính là bệnh phát ở lư (bên trong), là bệnh phát ở âm. Nếu như “nhi phản hạ chi, tất hung hạ kết ngạnh”, cục cứng trong ngực (hung hạ kết ngạnh) chính là tâm hạ bĩ, có khối cứng dưới tim (tâm hạ bĩ ngạnh). Đây chính là điểm thứ nhất. Thứ hai là Thiếu dương Tiểu sài hồ thang chứng. Tiểu sài hồ thang chứng tuy là bệnh ở kinh dương, nhưng đă vào bán biểu bán lư. Thiếu dương bệnh sau khi ngộ hạ sẽ xuất hiện Bán hạ tả tâm thang chứng, tâm hạ bĩ là Bán hạ tả tâm thang chứng, v́ thế bệnh này phát từ dương, “nhi phản hạ chi, nhiệt nhập”, có hai chữ “nhiệt nhập”, là biểu nhiệt đă nhập vào. Ban đầu bệnh này thuộc lư chứng, th́ tại sao “nhiệt nhập”, cho nên không có hai từ “nhiệt nhập”, mà là khí âm dương của tỳ vị mất điều hoà, v́ thế “nhân tác bĩ dă” (nguyên nhân gây bĩ). Không phải vấn đề ngoại tà, chính là khí của tỳ vị bị tổn thương, v́ thế không có hai từ “nhiệt nhập”. “kỳ sở dĩ thành kết hung giả, dĩ hạ chi thái tảo cố dă”, v́ sao cấu thành bệnh kết hung, là do dùng phép công hạ quá sớm. Bệnh kết hung không được dùng phép công hạ, “Nhất tiền Cam toại nhất thăng Tiêu, lục lượng Đại hoàng lập pha liệu”, Cam toại, Mang tiêu, Đại hoàng đều là thuốc tả hạ, không hạ không được, không hạ không thể tốt cho bệnh. Vấn đề ở đây là “dĩ hạ chi thái tảo cố dă” (vấn đề là dùng phép công hạ quá sớm) chứng đại kết hung chính là nên dùng phép tả hạ, nhưng nguyên nhân chính là hạ sớm, sẽ tạo thành chứng kết hung, nguyên nhân v́ vẫn c̣n “bệnh tại dương”, chưa hoàn toàn tách rời khỏi ngực (hung trung), khỏi tâm hạ, nếu dùng phép hạ sẽ là quá sớm, th́ tà khí sẽ không nhập vào được sao? Chính là “nhiệt nhập”, thành “nhân tác kết hung” rồi. (đă tạo thành nguyên nhân kết hung). Như vậy chính là cấu thành “kế phát tính đích kết hung chứng”( 继发性的结胸证)chứng kết hung kế phát. Ba điều phía trước gồm: Một là vấn đáp, hai là chứng tạng kết, ba là chứng kết hung và tâm hạ bĩ, là lời giới thiệu chung cho bài tiếp theo.
 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 3 4 5 6 7 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2024 yhoccotruyen.org