Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Ban Miêu (Mylabris) 斑蝥

Vị thuốc: Ban Miêu
Tên Latin: Mylabris
Tên Pinyin: Bianmao
Tên tiếng Hoa: 斑蝥

Tính vị: Vị cay, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh đại trường, tiểu trường

Dược năng: Trị tràng nhạc, sang lở làm thuốc phỏng rạ

Liều Dùng: 1 - 2 con/ngày

Chủ trị:
Theo Trung y: Ban miêu là thứ sâu trên cây đậu đen, mình dài độ 2 cm, có từng sọc vàng hoặc sọc đen, mõm nhọn, thân thể có mùi hôi.

- Lấy gạo nếp và mè tẩm nước, trộn lẫn với ban miêu, mang sao cho vàng cháy, lấy ra, ngắt bỏ đầu chân và hai cánh lấy tóc rồi treo lên góc hiên phía đông một đêm rồi dùng thì hết độc (Lôi Công).

- Dùng Ban miêu thì bỏ cánh, trộn với gạo nếp sao nhín. Nếu dùng sống thì bị thổ tả.

- Trộn lẫn với cám sao qua rồi nấu với giấm. Tán hột với thuốc mà rắc ngoài.

Theo kinh nghiệm Việt Nam: Bỏ đầu, chân và cánh (vì có cạnh sắc), chỉ dùng thân. Lấy gạo nếp tẩm ướt trộn với thân ban miêu, sao lên cho vàng là được. Khi dùng có thể dùng ban miêu bỏ gạo nếp, hoặc dùng gạo nếp bỏ ban miêu (bệnh nhẹ), rồi tán bột trộn với các thuốc bột khác. Dùng để bôi ngoài.

- Có người chỉ bỏ đầu và bỏ ruột (bấu đốt sau cùng rồi rút ra, ruột sẽ ra theo). Khi dùng, sao với gạo nếp 1 - 2 lần để giảm ngộ độc.

Độc tính:
Độc tính cao, dùng với sự chỉ dẫn của thầy thuốc

Kiêng kỵ:
Phụ nữ có thai cấm dùng

<< Bản Để In >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2024 yhoccotruyen.org