Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Hắc Phụ Tử (Radix Aconiti Lateralis Preparata) 黑附子

 

Vị thuốc: Hắc Phụ Tử
Tên khác: Phụ tử, Hắc Phụ tử
Tên Latin: Radix Aconiti Lateralis Preparata
Tên Pinyin: Heifuzi
Tên tiếng Hoa: 黑附子
Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo Kinh

Tính vị: Vị cay, hơi kèm ngọt, đắng, đại nhiệt
Quy kinh: Vào kinh tâm, thận, tỳ

Hoạt chất: Coryneine, Atisines, Aminophenols, Isodephinine, Aconitine, Salsolinol, Benzoylmesaconine, Neoline, Fuziline, 15-a-Hydroxyneoline

Dược năng: Ôn thận, hồi dương cứu ngịch, tán hàn, hành thủy, chỉ thống, thông hành 12 kinh

Liều Dùng: 3 - 15g

Chủ trị:
Hắc phụ tử có tính đại nhiệt và có tác dụng chậm nhưng bền dùng để trị các chứng mạn tính như vong dương, dương hư, thủy thủng, phong thấp đau nhức khớp xương

Độc tính:
Phụ tử có độc tính cao nhưng chỉ gây phản ứng phụ (nếu thuốc chế chưa kỹ hoắc thời gian sắc chưa đủ) chứ không nguy hiểm và không gây tử vong. Thường chỉ dùng loại đă bào chế gọi là Phụ tử chế, cần phải sắc ít nhất là 2 tiếng (tính từ lúc thuốc bắt đầu sôi). Khi dùng thuốc nếu có phản ứng phụ của Phụ tử th́ khi sắc cần cho Phụ tử vào trước, sắc khoảng 30 phút mới bỏ các vị khác vào, sắc thêm 2 tiếng nữa. Loại chưa bào chế gọi là Sinh Phụ tử thường ít khi được dùng trong thuốc uống. Một số lương y cho rằng Phụ tử chế không độc và có thể dùng tới 50g hoặc hơn trong một thang thuốc và có thể dùng trong nhiều ngày. Khi bị ngộ độc Phụ tử, Ô đầu thường có những triệu chứng sau: sùi bọt mép, buồn nôn, nôn, miệng khô, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, chân tay và cơ thể có cảm giác tê, tim hồi hộp, thân nhiệt giảm, huyết áp tụt, mạch chậm, khó thở, chân tay co giật, bất tỉnh, tiêu tiểu không tự chủ. Dùng các bài thuốc sau có thể giải độc:

- Hăm 5 đến 10g Nhục quế cho uống. Nếu sau 15 phút không thấy bớt, cho uống thêm liều nữa.

- Kim ngân hoa 80g, Đậu xanh 80g, Cam thảo 20g, Sinh khương 20g. sắc, pha thêm đường uống.

- Nếu có triệu chứng tim đập loạn, sắc Khổ sâm 20g, Cam thảo 10g uống.

- Nếu có triệu chứng lạnh run, mạch yếu, khó thở, dùng Nhân sâm, Cam thảo và Can khương sắc uống.

Kiêng kỵ:
- Tất cả các chứng dương, chứng hỏa, chứng nhiệt, âm hư nội nhiệt, huyết dịch suy đều không nên dùng.
- Phụ nữ có thai, đang cho con bú không dùng.
- Một số tài liệu y học cổ cho rằng Phụ tử khắc với Bối mẫu, Bán hạ, Qua lâu, Bạch cập, bạch liễm.
- Không uống rượu trước hoặc sau khi dùng Phụ tử

<< Bản Để In >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2024 yhoccotruyen.org