|
Nhân Sâm (Panax Ginseng) 人参
Cát Lâm Sâm | Sâm Cao Ly nguyên củ | Nhân sâm | Bạch sâm | Sâm Cao Ly phiến | Dã Sơn Sâm (Sâm núi) |
Vị thuốc: Nhân Sâm
Tên khác: Dã sơn sâm, Dã nhân sâm, Viên sâm, Sâm cao ly, hồng sâm, Cát lâm sâm
Tên Latin: Panax Ginseng
Tên Pinyin: Renshen
Tên tiếng Hoa: 人参
Xuất xứ: Bản kinh
Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn
Quy kinh: vào kinh phế, tỳ, thông 12 kinh lạc
Hoạt chất: Thân rể và củ chứa 32 hợp chất soponin triterpen, trong đó có 30 chất là saponin dammaran, là thành phần hoạt chất có tác dụng sinh học chủ yếu của sâm. Hàm lượng saponin toàn phần rất cao đến 10,75% ở thân rể cây mọc hoang. Còn có 7 hợp chất polyacetylen, 17 acid béo trong đó có acid palnitic, stearic, oleic, linoleic và linolenic, 17 acid amin trong đó có đủự 8 loại acid amin cần thiết cho cơ thể, 20 nguyên tố di lượng trong đó có Fe, Mn, Co, Se, K. các thành phần khác là glucid, tinh dầu. Trong thân rể tươi có daucosterol.
Dược năng: Đại bổ ích nguyên khí, bổ phế, kiện tỳ vị, sinh tân, chỉ khát, an thần
Liều Dùng: 1 - 12g
Chủ trị: Đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí. Các chứng hư nhược, âm dương khí huyết bất túc đều có thể dùng Nhân sâm.
- Nguyên khí hư thoát do chính khí quá hư suy, âm huyết bất túc, sắc mặt trắng bệch, nôn mửa hoặc ỉa chảy nặng, tự hãn, chân tay lạnh, hơi thở ngắn, mạch trầm vi dùng Nhân sâm độc vị hoặc phối hợp với Phụ tử trong bài Sâm Phụ Thang.
- Tỳ, vị kém biểu hiện như kém ăn, mệt mỏi, đầy thượng vị và bụng, phân lỏng: Dùng Nhân sâm với Bạch truật, Phục linh và Cam thảo trong bài Tứ Quân Tử Thang.
- Thiếu khí ở phế biểu hiện như thở nông, ra mồ hôi trộm và mệt mỏi: Dùng Nhân sâm với Cáp giới (Tắc kè) trong bài Nhân Sâm Cáp Giới Tán.
- Tiểuđường hoặc kiệt khí và dịch cơ thể do bệnh do sốt gây ra biểu hiện như khát, ra mồ hôi, kích thích thở nông và mạch yếu: Dùng Nhân sâm với Mạch đông và Ngũ vị tử trong bài Sinh Mạch Tán. Nếu kèm với sốt, dùng Nhân sâm với Thạch cao và Tri mẫu trong bài Bạch Hổ Gia Nhân Sâm Thang.
- Kích thích tâm thần biểu hiện như trống ngực, lo lắng, mất ngủ mơ ngủ và quên: Dùng phối hợp nhân sâm với toan táo nhân và đương qui dưới dạng qui tì thang.
- Bất lực và ở đàn ông hoặc ở phụ nữ dùng một mình nhân sâm hoặc phối hợp với Lộc nhung và Tử hà xa.
Ghi chú: Nhân sâm là tên gọi chung cho nhiều loại sâm có hình dáng tựa như hình người như Sâm Cao Ly, Cát Lâm sâm, Dã sơn sâm, Tây dương sâm, Bạch sâm. Dã sơn sâm và Nhân sâm Trung Quốc được coi là có chất lượng tốt nhất và có dược tính đúng theo như Nhân sâm trong các tài liệu cổ và đắt hơn các loại sâm khác rất nhiều.
Độc tính: - Sâm có tác dụng làm hưng phấn hệ thần kinh và tăng nhịp tim, không nên dùng quá liều.
Kiêng kỵ: - Phụ nữ mới sanh huyết xông lên, bệnh sơ cảm mới phát, mới thổ huyết đều không nên dùng.
- Nhân sâm phản tác dụng của Ngũ linh chi, kỵ Lilu
- Khi dùng Nhân sâm, không nên uống Trà hoặc ăn Củ cải.
- Phúc thống phục Nhân sâm tắc tử
|