|
Xuyên Khung (Rhizoma Chuanxiong) 川芎
Vị thuốc: Xuyên Khung
Tên khác: Khung cung, Khung cùng
Tên Latin: Rhizoma Chuanxiong
Tên Pinyin: chuanxiong
Tên tiếng Hoa: 川芎
Tính vị: Vị cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh can, đởm, tâm bào
Hoạt chất: Tetramethylpyrazine, perlolyrine, ferulic acid, chrysophanol, sedanoic acid, 4-hydroxy-3-brtyphthalide
Dược năng: Hoạt huyết, khu phong, chỉ thống
Liều Dùng: 3 - 9g
Chủ trị: - Dùng sống: tán ứ, trừ phong thấp, kinh bế. Sao thơm: bổ huyết, hành huyết, tán ứ. Tẩm sao: trị đau đầu, chóng mặt.
- Rối loạn kinh nguyệt, ít kinh và vô kinh: Dùng xuyên khung với Đương qui, Xích thược, Hương phụ và Ích mẫu thảo.
- Khó sanh: Dùng Xuyên khung với Ngưu tất, Quy bản.
- Đau bụng sau khi sanh do ứ huyết dùng Xuyên khung với Ích mẫu thảo, Đào nhân và Hồng hoa.
- Đau hạ sườn khí trệ dùng Xuyên khung với Sài hồ, Hương phụ và Uất kim
- Tê cứng chân tay dùng Xuyên khung với Xích thược, Địa long và Kê huyết đằng.
- Đau đầu do phong hàn: Dùng Xuyên khung với Bạch chỉ và Tế tân trong bài Xuyên Khung Trà Điều Tán
- Đau đầu do phong nhiệt: Dùng Xuyên khung với Cúc hoa, Thạch cao và Bạch cương tàm trong bài Xuyên Khung Tán.
- Đau đầu do phong thấp: Dùng Xuyên khung với Khương hoạt, Cảo bản và Pḥng phong trong bài Khương Hoạt Thắng Thấp Thang
- Đau đầu do ứ huyết: Dùng Xuyên khung kết hợp với Xích thược, Đan sâm và Hồng hoa
- Đau đầu do thiếu máu: Dùng Xuyên khung với Đương qui và Bạch thược.
- Hội chứng phong thấp ngưng trệ (đau các khớp): dùng Xuyên khung với Khương hoạt, Độc hoạt, Pḥng phong, và Tang chi.
Độc tính: Dùng quá liều có thể gây ói mửa, chóng mặt
Kiêng kỵ: - Theo một số tài liệu cổ, Xuyên khung phản tác dụng của Hoàng kỳ, Hoàng liên, Hoạt thạch, Sơn thù du
- Xuyên khung kỵ Lê lô
- Âm hư nội nhiệt không dùng, nhức đầu do can hỏa vượng không dùng
|